Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Một số biện pháp nâng cap hiệu quả hoạt động truyền thông tiếp thị của công ty cổ phần bất động sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.35 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN NAM VIỆT
SVTH: Nguyễn Thùy Mỹ Anh
MSSV: 1054011035
GVHD: PGS. TS Phạm Xuân Lan
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 03, năm 2014
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TIẾP THỊ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN NAM VIỆT
SVTH: Nguyễn Thùy Mỹ Anh
MSSV: 1054011035
GVHD: PGS. TS Phạm Xuân Lan
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 03, năm 2014
2
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn là thầy Phạm Xuân Lan đã giúp
đỡ em hoàn thành chuyên đềthực tập này cũng như chuyên viên hướng dẫn là
chịPhạm Thị Thu Hằng – Giám đốc đào tạo, marketing và các anh, chị trong các
phòng ban của Công ty Nam Việt.
Báo cáo chuyên đề thực tập này được viết sau quá trình được học hỏi, tiếp cận thực


tế từ phía doanh nghiệp và hỗ trợ từ phía nhà trường. Mặc dù vậy, với thời gian ít
ỏi cũng như kiến thức chưa được hoàn thiện, báo cáo này không thể tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được phản hồi và đánh giá quý báu từ phía thầy.
3
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
Nhận xét của đơn vị thực tập
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………….
4
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………….
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
……………………………….
5
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
MỤC LỤC
6
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐS: Bất động sản
TB: Trung bình
PN: Phòng ngủ
NT: Nội thất
DV: Dịch vụ
TĐV: Thẩm định viên
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
7
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Phân tích SWOT 12
Bảng 1.2 Cơ sở và tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường 13

Bảng 3.1 Mục đính và lợi ích tìm kiếm của khách hàng 55
Bảng 2.1 Phân tích SWOT cho dịch vụ BĐS tại Nam Việt 54
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 45
Hình 2.4 Dự án căn hộ Hưng Phát 47
Hình 2.5 Dự án căn hộ Hoa Sen 49
Hình 2.6 Dự án đất nền Tăng Phú 50
Hình 2.7 Dự án đất nền Nhân Phú 51
8
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Bất động sản là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, đòi hỏi những điều kiện đặc biệt
như nguồn tài chính vững mạnh, khả năng huy động vốn, mối quan hệ tốt với các
cơ quan chức năng quản lý chuyên ngành, định hướng cũng như tầm nhìn dài hạn
của lãnh đạo doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh bất động sản mang tính chu kỳ,
nên rủi ro rất lớn, tuy nhiên lợi nhuận lại rất hấp dẫn do đó lĩnh vực kinh doanh
này ngày càng thu hút các doanh nghiệp tham gia.
Nhưng để khách hàng có thể tiếp cận và hiểu được những sản phẩm bất động sản
một cách dễ dàng thì không thể thiếu hoạt động tư vấn khách hàng, môi giới bất
động sản… Để xác định được những nhu cầu của khách hàng đã là khó, để đáp ứng
những nhu cầu đó sao cho phù hợp lại là điều khó hơn. Mặt khác, công ty BĐS còn
phải có những chiến lược truyền thông, tiếp thị sản phẩm sao cho phù hợp để
khách hàng có thể tin tưởng và lựa chọn nhu cầu phù hợp cho cá nhân, tổ chức của
mình.
Cũng chính vì nhu cầu cấp thiết đó, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp để nâng
cao hiệu quả hoạt động truyền thông tiếp thị tại Công ty Cổ Phần Bất động sản
Nam Việt” cho đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Hướng nghiên cứu của luận văn nhằm hướng đến các mục tiêu sau:

- Tổng hợp cơ sở lí thuyết về hoạt động truyền thông, chiêu thị
- Đánh giá thực trạng của hoạt động truyền thông tìm kiếm khách hàng tại
công ty BĐS Nam Việt
- Đưa ra giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cho hoạt động truyền
thông, tiếp thị của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu hiện trạng hoạt động truyền thông, chiêu thị tại công ty BĐS Nam Việt
9
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
- Phạm vi không gian:
Nghiên cứu được thực hiện trong nội bộ công ty tại phòng kinh doanh và các phòng
ban hỗ trợ.
- Phạm vi thời gian:
Đề tài nghiên cứu được bắt đầu từ ngày 17/02/2014 đến ngày 30/03/2014.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp định tính: thảo luận với các trưởng phòng kinh doanh, các bạn
sinh viên thực tập sales để thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh kết hợp với quan sát thực tiễn để
đánh giá tình hình chung của việc hoạt động chiêu thị đang thực hiện.
Kết cấu bài được chia làm 4 phần chính:
- Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần BĐS Nam Việt. Trong
phần giới thiệu này bao gồm lịch sử hình thành, tầm nhìn, sứ mạng, cơ cấu
tổ chức của công ty và kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần
đây. Bên cạnh đó, chương này còn nêu ra những yếu tố về môi trường ảnh
hưởng, tác động đến các hoạt động của công ty.
- Chương 2: Các cơ sở lí thuyết có liên quan đến hoạt động truyền thông, tiếp
thị, bao gồm định nghĩa, vai trò của chiêu thị cũng như các bước thực hiện
hoạt động truyền thông một cách hiệu quả.
- Chương 3: Nêu rõ và đánh giá thực trạng của hoạt động truyền thông tiếp

thị đang thực hiện tại công ty BĐS Nam Việt. Trong chương này, các sản
phẩm công ty đang chào bán cũng như quy trình thực hiện tiếp thị sẽ được
nêu rõ. Từ đó, đánh giá những điểm mạnh và các điểm yếu cần khắc phục.
- Chương 4: Kết hợp giữa cơ sở lí thuyết và thực trạng đang diễn ra tại công
ty để đưa ra những giải pháp, đề xuất hợp lí, khả quan mà công ty có thể áp
dụng được để nâng cao hiệu quả làm việc trong tương lai.
10
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu tổng quan về công ty:
4.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty Cổ phần BĐS Nam Việt là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tư
vấn, quản lí và phân phối dự án bất động sản. Công ty là đối tác chiến lược của các
chủ đầu tư có uy tín và năng lực cao như: Công ty cổ phần Savimex một thương
hiệu hàng đầu trong ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam; Công ty TNHH XD & SX
Hưng Lộc Phát là doanh nghiệp uy tín nhiều năm tại Việt Nam trong ngành vật liệu
xây dựng; Tổng công ty CP Phong Phú một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành
hùng mạnh hàng đầu Việt Nam; Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn là một doanh
nghiệp nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân TP. HCM đã có hơn 15 năm kinh
nghiệm…
Tên Công ty: công ty Cổ Phần Bất Động Sản Nam Việt
Trụ sở chính công ty: Tòa nhà Mỹ Vinh, 250 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (08) 62911629
Fax: (08) 62911630
Địa chỉ Email:
Website: www.navireal.com
Lĩnh vực hoạt động: Đầu tư, Thiết kế, Xây dựng, Tư vấn, và Dịch vụ BĐS
Sản phẩm và dịch vụ: Phân phối dự án, Nghiên cứu, Tư vấn, Tiếp thị, Quản lý bất
động sản
Năm thành lập: 2008

Tầm nhìn:
11
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
- Là nhà tư vấn và phát triển dự án chuyên nghiệp hàng đầu đối với chủ đầu

- Là nhà tiếp thị và phân phối BĐS với dịch vụ và sản phẩm tốt nhất cho khách
hàng
Sứ mạng:
- Tạo giá trị gia tăng cho khách hàng.
- Làm thay đổi cách nhìn của xã hội về nghề môi giới BĐS.
Gíá trị cốt lõi:
Góp phần đưa hoạt động lĩnh vực BĐS Việt Nam lên một tầm mới.
4.2. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Sơ đồ tổ chức:
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
Quản trị tổng thể tất cả các hoạt động của công ty, bao gồm tài chính, nhân sự,
kinh doanh và các hoạt động hằng ngày của công ty, chỉ đạo, điều hành các bộ
phận liên kết thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ kinh doanh theo quy chế quản lý, hoạt
động nội bộ. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công
ty. Triển khai các quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Bảo toàn và phát huy
12
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của công ty.
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc hỗ trợ Tổng Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm
trước Tổng Giám đốc về các nội dung công việc được phân công và những công việc
được Tổng Giám đốc ủy quyền.
Phòng Kinh doanh
Làm dịch vụ môi giới BĐS và phụ trách các Văn phòng giao dịch BĐS về nghiệp vụ.
Dịch vụ tiếp thị và phân phối độc quyền cho các nhà đầu tư dự án BĐS như căn hộ

chung cư, căn hộ cao cấp cho thuê tại các trung tâm đô thị.
Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ giao dịch mua bán, chuyển nhượng, thuê BĐS.
Phòng hành chính nhân sự
Phát triển thực hiện các chính sách nhân sự (tuyển dụng, đào tạo, phát triển, lương,
thưởng, phúc lợi…), nội quy, quy định của công ty. Xây dựng các tiêu chuẩn, hệ
thống đánh giá nhân sự về các vấn đề liên quan như: năng lực, kết quả thực hiện
công việc.
Kiểm tra, giám sát việc sử dụng quyền hạn, chấp hành các chính sách, chỉ thị và
quyết định liên quan đến nhân sự của công ty. Tổ chức đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ,
đánh giá trình độ năng lực cho cán bộ nhân viên công ty.
Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân viên của công ty, thực hiện các chức năng quản
lý và đào tạo nguồn nhân lực và phụ trách công tác hành chính văn thư của công
ty.
Phòng kế toán
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tài chính kế toán của công ty. Phân tích,
đánh giá hiệu quả tài chính của công ty theo từng thời kỳ, kiểm soát và thực hiện
các biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong quản lý thu chi và sử dụng
13
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
tài chính của công ty.
Tìm kiếm các nguồn vốn với chi phí sử dụng vốn tốt nhất, nhằm phục vụ nhu cầu
tài chính ngắn hạn và chiến lược phát triển trung và dài hạn của công ty.
4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:
Theo số liệu từ phòng kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ khi
thành lập cho đến nay như sau:
4.3.1. Doanh thu:
Bảng 1.1: Doanh thu Công ty
(Đơn vị: tỷ đồng)
Tháng
10/2012

Tháng
11/2012
Tháng
12/2012
Tháng
1/2013
Tháng
2/2013
Doanh thu 1,632 1,894 2,133 2,583 2,822
Tốc độ
tăng
trưởng
16% 13% 21% 9%
(Nguồn: Phòng kế toán)
Biểu đồ 1.1: Tình hình doanh thu công ty Nam Việt
(Đơn vị: tỷ đồng)
14
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
Nhận xét:
Doanh thu công ty tăng dần qua các tháng. Tốc độ tăng trưởng của doanh thu tốt
mặc dù trong những năm gần đây, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, đó
là nhờ vào nhiều yếu tố các chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing phù hợp
4.3.2. Chi phí:
Bảng 1.2: Tình hình thực hiện chi phí tại công ty Nam Việt
(Đơn vị: tỷ đồng)
Tháng
10/2012
Tháng
11/2012
Tháng

12/2012
Tháng
1/2013
Tháng
2/2013
Chi phí 1,202 1,417 1,615 1,974 2,198
Tốc độ
tăng
trưởng
18% 14% 22% 11%
(Nguồn: Phòng kế toán)
Biểu đồ 1.2: Tình hình chi phí công ty
(Đơn vị: tỷ đồng)
15
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
Nhận xét: Từ khi thành lập đến nay, chi phí liên tục tăng qua các tháng. Năm 2011,
tốc độ tăng của chi phí là 30% so với chi phí năm 2010. Tốc độ tăng chi phí vào đầu
năm 2013 là cao nhất, tăng 22%. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế ngày nay, vật
giá leo thang cũng vì thế mà các chi phí như tiền thuê văn phòng, tiền điện, v.v…
cũng vì vậy mà tăng đáng kể. Tuy nhiên, đến tháng 2 năm 2013 tốc độ tăng trưởng
giảm, chỉ còn 11%. Chi phí vật giá leo thang nhưng mức tăng chi phí không cao cho
thấy các chi phí quản lý doanh nghiệp và các chi phí khác đã được công ty kiểm
soát tốt hơn.
4.3.3. Lợi nhuận:
Bảng 1.3 Lợi nhuận công ty Nam Việt
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Tháng
10/2012
Tháng
11/2012

Tháng
12/2012
Tháng
1/2013
Tháng
2/2013
Lợi nhuận 431,074 477,378 518,284 609,617 623,593
Tốc độ tăng
trưởng
11% 9% 18% 2%
(Nguồn: Phòng kế toán)
16
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
Biểu đồ 1.3: Tình hình lợi nhuận công ty BĐS Nam Việt
(Đơn vị: triệu đồng)
Nhận xét: Nhìn chung, lợi nhuận đạt được có xu hướng tăng dần qua các tháng từ
khi thành lập đến giờ. Mặc dù mức tăng không cao nhưng cho thấy tình hình kinh
doanh của công ty đang có bước phát triển tốt, trong thời điểm nền kinh tế có
nhiều khó khăn và thị trường BĐS gần như “đóng băng” như hiện nay thì đây là
một dấu hiệu khả quan cho sự phát triển của công ty trong tương lai
4.3.4. Các tỷ suất tài chính:
Bảng 1.4 Tình hình tỷ suất tài chính của công ty
Các tỷ suất Tháng
10/2012
Tháng
11/2012
Tháng
12/2012
Tháng
1/2013

Tháng
2/2013
Lợi nhuận / Doanh
thu
0.264 0.252 0.243 0.236 0.221
17
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
Lợi nhuận / Chi
phí
0.359 0.337 0.321 0.309 0.284
Chi phí / Doanh
thu
0.736 0.748 0.757 0.764 0.779
Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu qua các năm có xu hướng giảm dần, nghĩa là khi thu
về 1 đồng doanh thu thì số đồng lợi nhuận thu được ngày càng giảm qua các tháng.
Tháng 10 năm 2012, tỷ suất này là cao nhất đạt 0,264 cho thấy thu 1 đồng doanh
thu thì nhận được 0,264 đồng lợi nhuận. Đến tháng 2 năm 2013, tỷ suất này là
0,221 thấp nhất trong các tháng từ khi công ty thành lập cho đến hiện nay, cho
thấy thu 1 đồng doanh thu nhận được 0,221 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận / chi phí qua các tháng cho thấy tình hình thực hiện chi phí của
công ty đang ở chiều hướng tốt khi mà bỏ ra 1 đồng chi phí thì lợi nhuận thu được
có xu hướng ngày càng tăng.
Tỷ suất chi phí / doanh thu tăng dần qua các tháng cho thấy công ty chi trả cho các
khoản chi phí ngày càng nhiều. Tháng 10 năm 2012, tỷ suất chi phí / doanh thu là
0,736 thấp nhất trong các tháng. Đến tháng 2 năm 2013, tỷ suất này tăng lên đến
0,779.
4.4. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của công ty
Thuận lợi
Công ty hoạt động có uy tín, có thương hiệu trong lòng khách hàng.
Sản phẩm phân khúc bình dân, đáp ứng nhiều đối tượng của khách hàng.

Nhân viên nhiều, chất lượng, được đào tạo trước khi làm việc.
Công ty có mục tiêu rõ ràng, có chiến lược bán hàng thích hợp trong từng giai
đoạn.
Có nhiều giải pháp của chính phủ và hiệp hội bất động sản để tháo dỡ khó khăn cho
thị trường bất động sản trong năm 2013 và thời gian tới.
18
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
Khó khăn
Khủng hoảng kinh tế, các ngành nghề đều gặp khó khăn, nguồn vốn đầu tư cho BĐS
ngày càng giảm.
Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, sự thay đổi nhu cầu khách hàng từng
bước nâng lên rõ rệt.
Công tác đào tạo nhân sự cần chú trọng nhiều hơn. Kỹ năng nhân viên có được đa
phần từ cấp cơ sở nên chưa chuyên sâu.
1. Các yếu tố môi trường tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty:
4.5. Phân tích môi trường vĩ mô:
4.5.1. Dân số:
Quy mô và mật độ dân số:
Quy mô dân số Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Dân số trung bình cả
nước năm 2011 ước tính 87.84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010, bao gồm:
Dân số nam 43,47 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số cả nước, tăng 1,1%; dân số
nữ 44,37 triệu người, chiếm 50,5%, tăng 0,99%. Dân số khu vực thành thị là 26,88
triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số cả nước, tăng 2,5% so với năm 2012; dân số
khi vực nông thôn 60,96 triệu người, chiếm 69,4%, tăng 0,41%. Đó là số liệu mà
Tổng cục Thống kê vừa công bố.Dự báo trong năm 2012, dân số Việt Nam sẽ vượt
ngưỡng 88 triệu người.
Cũng theo Tổng cục Thống kê: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 của
cả nước là 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010. Lực lượng lao động
trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12%. Tỷ trọng lao động khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,7% năm 2010 xuống 48,0% năm 2011;

khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,7% lên 22,4%; khu vực dịch vụ duy trì
ở mức 29,6%.
Cơ cấu dân số:
19
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
Tỷ lệ dân số thành thị của Việt Nam năm 1930 là 7,4% đến năm 1951 là 10,0% từ
năm 1976 đã vượt qua mốc 20% và đến năm 2008 mới đạt 27,9%, đứng thứ 8 và
thấp hơn tỷ lệ 39% ở khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 41 và thấp hơn tỷ lệ 41% ở
châu Á và đứng thứ 177 và thấp hơn tỷ lệ 49% trên thế giới.
Đến năm 2009 tỷ lệ dân thành thị được nâng lên đạt 25.436.896 người (chiếm
29.6% dân số cả nước), tăng bình quân 3,4%/năm; trong khi tỷ lệ tăng dân số ở
khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm.
Thời kỳ di cư mạnh nhất là giai đoạn 2004 – 2009 do lượng khu chế xuất, khu công
nghiệp được mở ra ở nhiều nơi. Trong khoản thời gian này, lượng di cư tới địa bàn
hành chính cùng cấp huyện tăng 275.000 người, di cư cùng tỉnh tăng 571.000
người, di cư khác tỉnh tăng 1,4 triệu người và di cư khác vùng tăng hơn 1 triệu
người.
Tổng số dân của Việt Nam tính đến ngày 1/4/2009 là 85.846.997 người, bao gồm
42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%). Kết quả điều tra
cũng phản ánh một thực tế, dân số thành thị đang tăng nhanh.
Nước ta cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số. Sau 10 năm, chỉ số già hóa
đã tăng từ 24,5% (năm 1999) lên 35,9% (năm 2009). Chỉ số già hóa của Việt Nam
hiện nay cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (30%). Tuổi thọ trung
bình của người Việt Nam tăng 3,7 tuổi lên 72,8 tuổi (nam 70,2 tuổi, nữ 75,6 tuổi).
4.5.2. Giáo dục:
Số lượng và tỷ lệ học sinh đi học các cấp ngày càng tăng. Tỷ lệ biết chữ của dân số
từ 15 tuổi trở lên tăng liên tục qua 3 cuộc tổng điều tra (năm 1989 là 88%, năm
1999 là 90% và 93,5% vào năm 2009). Đến nay chỉ còn 4 triệu người chưa đi học
chiếm 5% dân số từ 5 tuổi trở lên mà tập trung chủ yếu ở các độ tuổi già. Sự khác
biệt về tỷ lệ biết chữ giữa khu vực thành thị và nông thông cũng ngày càng được

thu hẹp. Phân bố tỷ lệ biết chữ theo nhóm tuổi cho thấy tình hình giáo dục của nước
ta đã được cải thiện 1 cách đáng kể qua từng giai đoạn. Tỷ lệ biết chữ của nhóm 50
20
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
tuổi trở lên là 87,2%. Tỷ lệ biết chữ của nhóm tuổi trẻ hơn được tăng dần cho đến
mức cao nhất là 98% ở nhóm tuổi 15 – 17 tuổi đối với cả nam và nữ.
Sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ của nông thôn và thành thị cũng rất thấp (97% ở
thành thị và 92% ở nông thôn).
Theo kết quả điều tra 2009 cho thấy, 8,6 triệu người đã được đào tạo, chiếm 13,4
dân số từ 15 tuổi trở lên. Trong đó 2,6% đã tốt nghiệp sơ cấp, 4,7% tốt nghiệp
trung cấp, 1,6% tốt nghiệp cao đẳng, 4,2% tốt nghiệp đại học và 0,2% trên đại học.
4.5.3. Kinh tế:
Sự chuyển đổi của Việt Nam – từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường và từ một đất nước rất nghèo trở thành một quốc gia có thu
nhập trung bình thấp trong vòng chưa đến 20 năm – đã trở thành một phần trong
các sách giáo khoa về phát triển. Nhưng một sự chuyển đổi khác của Việt Nam – để
trở thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại vào năm 2020 – hầu như mới chỉ
bắt đầu. Để đạt được mục tiêu này, theo Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội mới
nhất cho giai đoạn 2011 – 2020, Việt Nam cần phải bình ổn kinh tế vĩ mô, xây dựng
cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn thế giới, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng và
tăng cường các thể chế kinh tế thị trường của mình.
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã công bố Báo cáo điều tra kinh tế
- xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2012. Theo đó, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam được dự báo ở mức 5,8% trong năm 2012, thấp hơn so với
con số 5,9% của năm 2011 và giảm khá mạnh so với mức 6,8% của năm 2010.
Theo UNDP, mặc dù vẫn có mức tăng trưởng “vừa phải” nhưng tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam đang có dấu hiệu giảm sút do chính sách thắt chặt tiền tệ.
Kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã ổn định hơn nhưng vần còn mong manh, điều này
thể hiện ở tăng trưởng GDP quý I rất thấp (4%) – mức thấp nhất kể từ 2003 trở lại
đây.

Theo báo cáo của UNDP, tình hình lạm phát của Việt Nam đang có chiều hướng tích
cực, dự báo giảm từ mức 18,7% của năm 2011 xuống còn 9,8% trong năm 2012.
21
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
Mức lạm phát đó phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát xuống dưới một con số
mà Chính phủ Việt Nam đặt ra. Báo cáo cũng đánh giá cao sự cải thiện của chỉ số
thâm hụt thương mại của Việt Nam, thể hiện ở chỗ thâm hụt thương mại giảm
xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Theo báo cáo, mức thâm hụt từng đạt
đỉnh điểm 11,9% GDP trong năm 2008 đã giảm xuống còn 3,8% trong năm 2011
nhờ kim ngạch xuất khẩu dệt may và dầu thô tăng mạnh.
Đối với doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, đặc biệt kể từ
sau khi luật Doanh nghiệp ban hành.Quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp
nhà nước cũng đạt được những thành quả nhất định.Năm 2000, cả nước có 42.288
cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động thì đến năm 2007 con số đó là 183.920 (tăng
335%).Chỉ tính riêng năm 2007, cả nước đã có thêm 58.916 doanh nghiệp được
đăng ký mới (chiếm gần 1/3 tổng doanh nghiệp đang hoạt động). Đối với các
doanh nghiệp nhà nước, tính đến hết năm 2007, đã cổ phần hóa được 3.756 doanh
nghiệp và bộ phận doanh nghiệp nhà nước trong tổng số 5.366 doanh nghiệp được
sắp xếp lại. Trong đó có nhiều doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn (trên 1000 tỷ
đồng) như: Công ty Phân Đạm và Hóa chất dầu khí, Bảo Việt, Vietcombank, Nhiệt
Điệt Phả Lại, Sabeco,…
4.5.4. Công nghệ:
Sự thâm nhập điện thoại di động vào Việt Nam với tốc độ nhanh.Năm 2008 số thuế
đạt mức khoảng 48 triệu thuê bao đến 1/2010 số thuê bao di động lên mức 115/7
triệu thuê bao di động. Từ 1/2009 đến 1/2010 số thuê bao di động tăng 4,3 triệu
thuê bao tăng 168,6%. Với sự thâm nhập như vậy thì việc liên lạc cũng như sử dụng
các công nghệ kèm theo di động ngày càng phát triển.
Bên cạnh điện thoại di động, internet cũng ngày càng phổ biến với mọi
người.Internet gia nhập vào Việt Nam từ năm 2003, và không ngừng phát triển về
số lượng người dùng lẫn chất lượng mạng. Đặc biệt vào tháng 5 năm 2003 dịch vụ

internet băng thông rộng, gọi tắt là ADSL, ra đời khiến người sử dụng tăng vọt.
Nhận thức của người dân về internet ngày càng cao. Vào tháng 5 năm 2005 hạ
tầng internet Việt Nam kết nối với quốc tế đã phát triển đa hướng, hướng đi quốc
22
Giám đốc
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
tế lên đến 12 hướng qua 8 quốc gia và lãnh thổ có lưu lượng trao đổi internet lớn
gồm Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan và Malaysia.
Điện thoại di động và internet là nền tảng công nghệ từ phía khách hàng.Về các
công ty BĐS, các công nghệ của ngân hàng cũng ngày càng phát triển và hiện đại
để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho
BĐS.Những dịch vụ BĐS như tư vấn khách hàng, chào hàng, đăng tin trên mạng trở
nên tiện lợi hơn và nhanh chóng tiếp cận với khách hàng quan tâm và có nhu cầu.
Song song với việc phát triển đa dạng hóa các dịch vụ là phải nâng cao chất lượng
dịch vụ khách hàng chính vì vậy mà các công ty BĐS phải tiếp tục mở rộng phát
triển các ứng dụng tiên tiến, tăng cường khả năng quản lý qua việc cập nhật, cung
cấp những thông tin trực tuyến về BĐS, quản lý các thông tin khách hàng, quản lý
hạn mức,… một cách hữu hiệu.
4.5.5. Chính trị, pháp luật:
Nguyên tắc hoạt động môi giới bất động sản:
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 của Luật
này được kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân
môi giới bất động sản), làm trung gian trong việc đàm phán, ký hợp đồng kinh
doanh bất động sản và được hưởng thù lao, hoa hồng theo hợp đồng môi giới bất
động sản.
2. Hoạt động môi giới bất động sản phải công khai, trung thực và tuân thủ pháp
luật.

3. Tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi
giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động
sản.
Nội dung môi giới bất động sản
23
Giám đốc
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
1. Tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm phán,
ký hợp đồng.
2. Đại diện theo uỷ quyền để thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động kinh
doanh bất động sản.
3. Cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, ký hợp đồng mua
bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản.
Thù lao môi giới bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản được hưởng một khoản tiền thù lao môi
giới từ khách hàng không phụ thuộc vào kết quả giao dịch mua bán, chuyển
nhượng, thuê, thuê mua bất động sản giữa khách hàng và người thứ ba.
2. Mức thù lao môi giới bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng không
phụ thuộc vào giá của giao dịch được môi giới.
Hoa hồng môi giới bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản được hưởng một khoản tiền hoa hồng
môi giới theo hợp đồng môi giới khi bên được môi giới ký hợp đồng mua bán,
chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản.
2. Mức hoa hồng môi giới bất động sản do các bên thỏa thuận theo tỷ lệ phần trăm
của giá trị hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản hoặc
tỷ lệ phần trăm giá trị chênh lệch giữa giá bán bất động sản và giá của người được
môi giới đưa ra hoặc một số tiền cụ thể do các bên thỏa thuận trong hợp đồng môi

giới bất động sản.
Quyền của tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản
1. Thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản theo quy định của Luật này.
2. Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu liên quan đến bất động
sản.
3. Hưởng hoa hồng, thù lao môi giới theo thỏa thuận trong hợp đồng môi giới bất
động sản đã ký với khách hàng.
4. Thuê tổ chức, cá nhân môi giới khác thực hiện công việc môi giới bất động sản
trong phạm vi hợp đồng môi giới bất động sản với khách hàng nhưng phải chịu
trách nhiệm trước khách hàng về kết quả môi giới.
24
Báo cáo thực tập Nguyễn Thùy Mỹ Anh
5. Thu thập thông tin về chính sách, pháp luật về kinh doanh bất động sản.
6. Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng môi giới bất động sản khi khách
hàng vi phạm điều kiện để đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng do hai bên
thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
7. Lựa chọn tham gia sàn giao dịch bất động sản.
8. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động môi giới bất động
sản.
9. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản
1. Thực hiện đúng hợp đồng môi giới bất động sản đã ký.
2. Cung cấp thông tin về bất động sản được đưa vào kinh doanh và chịu trách
nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
3. Hỗ trợ các bên trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng,
thuê, thuê mua bất động sản.
4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh
tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
6. Thực hiện nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp

luật.
7. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Chứng chỉ môi giới bất động sản
1. Cá nhân được cấp chứng chỉ môi giới bất động sản khi có đủ các điều kiện sau
đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Đã được đào tạo về môi giới bất động sản;
c) Có hồ sơ xin cấp chứng chỉ môi giới bất động sản.
2. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ môi giới bất động sản bao gồm:
25

×