Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn tài chính ngân hàng giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 103 trang )

MỤC LỤC


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Tính mới của đề tài 3
1.6 Nội dung nghiên cứu 4
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 4
CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI
NHTM 5
2.1 Tổng quan về quản trị rủi ro tại ngân hàng thƣơng mại 5
2.1.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 5
2.1.1.1 Khái niệm rủi ro 5
2.1.1.2 Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 5
2.1.2 Các hình thức rủi ro của NHTM 5
2.1.2.1 Rủi ro thanh khoản 5
2.1.2.2 Rủi ro lãi suất 6
2.1.2.3 Rủi ro tỷ giá 6
2.1.2.4 Rủi ro tín dụng 6
2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH 6
2.1.3.1 Nguyên nhân thuộc về khách hàng 6
2.1.3.2 Nguyên nhân thuộc về năng lực quản lý của ngân hàng 7
2.1.3.3 Nhóm kinh doanh khách quan về môi trƣờng ảnh hƣởng đến hoạt động
kinh doanh của ngân hàng 7
2.1.4 Hậu quả của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của NHTM 8
2.1.4.1 Đối với Ngân Hàng 8
2.1.4.2 Đối với nền kinh tế xã hội 8
2.1.5 Nguyên tắc quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH 9


2.1.5.1 Xây dựng quy trình kiểm soát rủi ro 9
2.1.5.2 Nhận diện rủi ro 9
2.1.5.3 Phân tích và phân loại rủi ro 9
2.1.5.4 Kiểm soát rủi ro 10
2.2 Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM 11
2.2.1 Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản 11
2.2.1.1 Khái niệm thanh khoản 11
2.2.1.2 Khái niệm rủi ro thanh khoản 11
2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của NHTM 12
2.2.2.1 Nguyên nhân thứ nhất 12
2.2.2.2 Nguyên nhân thứ hai 12
2.2.2.3 Nguyên nhân thứ ba 13
2.2.2.4 Nguyên nhân thứ tƣ 13
2.2.3 Bản chất và sự cần thiết của quản trị rủi ro thanh khoản 14
2.2.3.1 Về bản chất của quản trị rủi ro thanh khoản 14
2.2.3.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro thanh khoản 14
2.2.4 Đánh giá trạng thái thanh khoản 15
2.2.5 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM 16
2.2.5.1 Dấu hiệu thị trƣờng để nhận biết rủi ro thanh khoản 16
2.2.5.2 Những phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản 18
2.2.6 Những biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản 24
2.2.6.1 Biện pháp cụ thể 24
2.2.6.2 Biện pháp chung đối với NHTM Việt Nam 26
2.3 Một số bài học kinh nghiệm từ các nƣớc lớn trên thế giới 26
2.3.1 Ngân hàng Deustche Bank – Đức 26
2.3.1.1 Cơ cấu và quyền hạn quản trị rủi ro thanh khoản 27
2.3.1.2 Một số chiến lƣợc, biện pháp và công cụ cụ thể 27
2.3.2 Tập đoàn tài chính Lloyds Banking Group – Anh 28
2.3.2.1 Cơ cấu và quyền hạn 28
2.3.2.2 Các chiến lƣợc, biện pháp và công cụ cụ thể 29

2.4 Mô hình kinh tế lƣợng 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 32
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu 33
3.1.1 Phƣơng pháp định tính 33
3.1.2 Phƣơng pháp định lƣợng 33
3.2 Cơ sở dữ liệu 34
3.2.1 Dữ liệu thứ cấp 34
3.2.2 Dữ liệu sơ cấp 35
3.3 Đề xuất mô hình 35
3.4 Kiểm định các giả thiết và ý nghĩa của các hệ số hồi quy 38
3.4.1 Thống kê mô tả 38
3.4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 39
3.4.3 Kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình 39
3.4.4 Kiểm định về ý nghĩa của các hệ số hồi quy 40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 41
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
BIÊN HÒA 42
4.1 Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hòa . 42
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 42
4.1.2 Mạng lƣới hoạt động và mô hình tổ chức của NHNo & PTNT Biên Hòa 43
4.1.2.1 Mạng lƣới hoạt động của ngân hàng 43
4.1.2.2 Sơ đồ tổ chức của NHNo & PTNT Biên Hòa 44
4.1.3 Hoạt động chủ yếu tại NHNo & PTNT chi nhánh Biên Hòa 45
4.1.3.1 Huy động vốn 45
4.1.3.2 Tín dụng 45
4.1.3.3 Bảo lãnh 45
4.1.3.4 Thanh toán trong nƣớc và thanh toán quốc tế 45
4.1.3.5 Các dịch vụ ngân hàng khác 46

4.1.4 Đánh giá hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Biên Hòa 46
4.1.4.1 Hoạt động huy động vốn và cho vay của NHNo & PTNT Biên Hòa 46
4.1.4.2 Tình hình lợi nhuận 49
4.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo & PTNT Biên Hòa 49
4.2.1 Cơ cấu tổ chức và thực hiện các chính sách QTRRTK 49
4.2.1.1 Tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản 49
4.2.1.2 Tuân thủ các quy định của NHNN liên quan đến RRTK 50
4.2.1.3 Quản trị rủi ro thanh khoản theo kịch bản 50
4.2.1.4 Tự đảm bảo các nguồn thanh khoản cho bản thân 50
4.2.2 Đánh giá rủi ro thanh khoản của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2011- 2011 51
4.2.2.1 Phân tích trạng thái thanh khoản ròng của Agribank Biên Hòa 51
4.2.2.2 Sử dụng phƣơng pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản 53
4.2.3 Nhận định công tác quản trị rủi ro thanh khoản của NHNo & PTNT Biên Hòa . 59
4.2.3.1 Những mặt tích cực 59
4.2.3.2 Hạn chế còn tồn tại 64
4.2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế nói trên 65
4.3 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế 67
4.3.1 Kiểm định bằng một vài thống kê mô tả 67
4.3.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach Anphal lần 1 68
4.3.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá 70
4.3.4 Đánh giá lại độ tin cậy Cronbach Anphal sau khi hiệu chỉnh thang đo 71
4.3.5 Kết quả phân tích hồi quy bội 72
4.3.5.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình 72
4.3.5.2 Kiểm định về độ phù hợp của mô hình 73
4.3.5.3 Kiểm định các giả thiết về các hệ số của mô hình hồi quy mẫu 73
4.3.5.4 Ý nghĩa của các hệ số hồi quy 76
4.4 Đánh giá chung về thành tựu và hạn chế trong phân tích 79
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 80
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN HÒA 81

5.1 Định hƣớng và mục tiêu hoạt động của NHNo & PTNT Biên Hòa 81
5.1.1 Mục tiêu phấn đấu năm 2012 81
5.1.2 Phƣơng hƣớng hoạt động năm 2010 81
5.2 Những giải pháp và kiến nghị nhằm quản trị rủi ro thanh khoản tại NHNo &
PTNT chi nhánh Biên Hòa 83
5.2.1 Nhóm giải pháp về quản trị thanh khoản hỗn hợp 83
5.2.1.1 Chú trọng đầu tƣ vào các tài sản có tính thanh khoản cao 83
5.2.1.2 Tiếp tục nâng cao chất lƣợng tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài 84
5.2.2 Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản 85
5.2.3 Nhóm các giải pháp hỗ trợ 85
5.2.3.1 Giải pháp về chính sách 85
5.2.3.2 Thực hiện phân tích hành vi của tài sản và nợ 86
5.2.3.3 Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát 87
5.2.3.4 Nhóm giải pháp về nhân sự 88
5.2.3.5 Thắt chặt mối quan hệ tƣơng tác giữa NH và khách hàng 88
5.2.3.6 Xây dựng môi trƣờng kinh doanh lành mạnh và đẩy mạnh phối kết hợp
với các NH khác trên thị trƣờng 89
5.3 Những kiến nghị với chính Phủ và NHNN 89
5.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ 89
5.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý và ổn định nền kinh tế vĩ mô 89
5.3.1.2 Hƣớng đến cổ phần hóa NHTM nhà nƣớc 90
5.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nƣớc 90
5.3.2.1 Tăng cƣờng thanh tra, đảm bảo hoạt động lành mạnh, tuân thủ pháp luật 90
5.3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện các quy chế và văn bản quy định về QTRR mà cụ thể
là QTRRTK 91
5.3.2.3 Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt 92
5.3.2.4 Có các chính sách khuyến khích huy động vốn và các chính sách đảm
bảo hoạt động trung thực và an toàn trong hoạt động này 92
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 93
KẾT LUẬN 94


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1: Tóm tắt những nghiệp vụ tiêu biểu cấu thành cung và cầu thanh khoản . 15
Bảng 3.1: Diễn giả các biến độc lập trong mô hình hồi quy tổng thể 37
Bảng 3.2: Thang đo biến độc lập 38
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2009-2011 46
Bảng 4.2: Tình hình dư nợ cho vay của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2009-2011 . 48
Bảng 4.3: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2009 – 2011 48
Bảng 4.4: Lợi nhuận thực tế của Agribank Biên Hòa trong giai đoạn 2009 – 2011 49
Bảng 4.5: Các chỉ tiêu trạng thái thanh khoản ròng của Agribank Biên Hòa giai
đoạn 2010 – 2011 51
Bảng 4.6: Bảng số liệu để tính toán các chỉ số thanh toán của Agribank Biên Hòa . 54
Bảng 4.7: Các chỉ số thanh toán của Agribank Biên Hòa 54
Bảng 4.8: Tình hình huy động vốn và dư nợ cho vay của NHNo & PTNT Biên Hòa59
Bảng 4.9: Vốn tiền gửi và cho vay khách hàng giai đoạn 2009 – 2011 60
Bảng 4.10: Cấu trúc huy động vốn giai đoạn 2009 – 2011 của Agribank Biên Hòa 61
Bảng 4.11: Cấu trúc tiền gửi theo khách hàng và theo loại hình tiền gửi của ngân
hàng giai đoạn 2009 – 2011 62
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Cronbach Anphal cho các thang đo biến độc lập 69
Bảng 4.13: Kiểm định hệ số KOM 70
Bảng 4.14: Đánh giá lại độ tin cậy Cronbach Anphal cho các thang đo độc lập 71
Bảng 4.15: Tóm tắt mô hình 72
Bảng 4.16: Bảng ANOVA
a
73
Bảng 4.17: Bảng hệ số tương quan 74
Bảng 5.1: Mục tiêu hoạt động NHNo & PTNT Biên Hòa trong năm 2012 80



DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 4.1: Trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng Agribank Biên Hòa giai
đoạn 2010 – 2011 52
Biểu đồ 4.2: Biến động tổng cung và tổng cầu thanh khoản của Agribank Biên Hòa
giai đoạn 2010 – 2011 53
Biểu đồ 4.3: Biến động chỉ tiêu trạng thái tiền mặt H3 của Agribank Biên Hòa giai
đoạn 2010 – 2011 55
Biểu đồ 4.4: Biến động chỉ tiêu năng lực cho vay H4 của Agribank Biên Hòa giai
đoạn 2010 – 2011 56
Biểu đồ 4.5: Biến động chỉ tiêu tỷ số thành phần tiền biến động H6 của Agribank
Biên Hòa giai đoạn 2010 – 2011 57
Biểu đồ 4.6: Tỷ số tài sản có sinh lời của Agribank Biên Hòa giai đoạn 2010-2011 . 58
Biểu đồ 4.7: Cấu trúc huy động vốn giai đoạn 2009 – 2011 của Agribank Biên Hòa 61
Biểu đồ 4.8: Cấu trúc tiền gửi theo khách hàng và theo loại hình tiền gửi giai đoạn
2010 – 2011 62
Biểu đồ 4.9: Đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong
việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình 68






1
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài

Trong hơn một thập kỉ qua, sự phát triển của thị trường tài chính cũng như sự
bùng nổ của thị trường xuyên quốc gia đã dần làm chuyển hóa bản chất của rủi ro
thanh khoản trong ngành ngân hàng với xu hướng ngày càng phức tạp và nguy
hiểm. Khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại nhiều nước
trên thế giới bắt nguồn từ sự gia tăng nợ xấu trong các khoản cho vay thế chấp dưới
chuẩn tại Mỹ 2007-2008 đã dóng lên hồi chuông báo động cho cơ chế quản lý rủi ro
thanh khoản còn bị xem nhẹ. Từ đó đến nay, một loạt các chính sách, các quy chuẩn
mới được ban hành nhằm đổi mới và thắt chặt an toàn công tác quản trị rủi ro thanh
khoản ở các ngân hàng trên toàn thế giới.
Còn tại Việt Nam, căng thẳng thanh khoản năm 2008, cùng với diễn biến trên
thị trường nửa cuối 2011 cho đến nay đã cho thấy tầm quan trọng của QTRRTK
trong các NHTM. Việc tăng cường nhận thức, đổi mới và phát triển hệ thống quản
trị rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng đã trở nên vô cùng cấp bách.
“ Thanh khoản chính là dầu bôi trơn các bánh răng trong cỗ máy tài chính”
(Malcolm D Knight, Tổng giám đốc công ty BIS). Thanh khoản đóng vai trò quan
trọng đảm bảo sự trơn chu trong hoạt động của ngân hàng. Một khi rủi ro thanh
khoản xảy ra, tùy vào mức độ và sự lan truyền, có thể làm ngưng trệ hoạt động của
một hay nhiều ngân hàng, kéo theo cả bộ máy tài chính tại một hay nhiều nước.
Chính vì ảnh hưởng lớn, vừa mang tính cục bộ, vừa mang tính toàn cầu của loại rủi
ro này, quản trị rủi ro thanh khoản trở thành một vấn đề thường trực mang tính sống
còn cho nghành ngân hàng cũng như cả nền kinh tế.
NHNo & PTNT là một trong những ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam và
cũng là một trong những ngân hàng có định hướng triển khai quản trị rủi ro theo
chuẩn quốc tế sớm nhất. Trong xu thế chung của thế giới và của Việt Nam, với định
hướng của mình, đánh giá và củng cố lại công tác quản trị rủi ro thanh khoản là một
việc nên làm và cần làm đối với NHNo & PTNT hiện nay.
2

Với thực tế trên, dựa vào cơ sở học thuyết và các phương pháp luận đã được học
tại trường đại học, em đã chọn và viết đề tài nghiên cứu “ GIẢI PHÁP QUẢN

TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN HÒA ”, để làm rõ những
thành tựu cũng như những hạn chế còn tồn tại, đồng thời đưa ra một số biện pháp,
đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình QTRRTK của ngân hàng theo
hướng phù hợp với các yêu cầu của NHNN Việt Nam và hướng tới đáp ứng các
chuẩn mực quốc tế.
1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài
Tính thanh khoản, một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ mà một tài sản
bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá
trị thị trường của tài sản đó. Cách gọi thay thế cho tính thanh khoản là: tính lỏng,
tính lưu động. Rủi ro thanh khoản là tình trạng Ngân Hàng không đáp ứng được nhu
cầu sử dụng vốn khả dụng (Nhu cầu thanh khoản ). Tình trạng này nhẹ thì gây thua
lỗ, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến
Ngân Hàng phá sản.
Với tình hình đó, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh
khoản là đề tài được nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Theo em được biết, thì
đề tài về quản trị rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng đã được nhiều tác giả nghiên
cứu ở nhiều cấp độ khác nhau như: luận văn thạc sĩ, nghiên cứu khoa học, báo cáo
tốt nghiệp…Sau đây là một số đề tài nghiên cứu khoa học của một số tác giả như:
1. Nguyễn Cẩm Hà – Chuyên đề tốt nghiệp, khoa ngân hàng, Học viện Ngân
hàng – Nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng
TMCP Quân Đội.
2. Nguyễn Thị Minh Ngà, Vũ Thị Hƣơng Thảo, Bùi Thị Yên – Chuyên đề tốt
nghiệp, Trường đại học ngân hàng – Thực trạng thanh khoản của các ngân hàng
thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 đến nay.
Và đây là môt số đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải tương tự như các đề tài
trên, tại trường Đại học Lạc Hồng:
3

3. Trần Thị Phƣơng Thi - nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại

ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Đồng Nai.
Tuy nhiên, tỷ lệ thừa và thiếu thanh khoản tại ngân hàng vẫn có chiều hướng gia
tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của ngân hàng,
trên cơ sở nâng cao và hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Do đó, cần
có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân Hàng
Thương Mại Việt Nam .
- Số hóa, phân tích và đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản đồng thời đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản đối với Ngân Hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Biên Hòa.
- Phân tích thực trạng về việc quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân Hàng Nông
Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, chi nhánh Biên Hòa.
- Đưa ra kết luận về khả năng ứng dụng thực tiễn về quản trị rủi ro thanh khoản
trong hệ thống NHTM tại Việt Nam.
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân Hàng
Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, chi nhánh Biên Hòa.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Thời gian nghiên cứu : Từ (15/01/2012 – 15/05/2012 )
+ Không gian nghiên cứu : Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông
Thôn chi nhánh Biên Hòa.
1.5 Tính mới của đề tài
Qua việc nêu lên cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản đề tài đã đưa ra một số kết
luận và khuyến nghị cho vấn đề thanh khoản của các ngân hàng thương mại hoạt
động ở Việt Nam. Qua đó rút ra được rằng kinh doanh ngân hàng đóng vai trò rất
quan trọng trong việc phát triển một nền kinh tế vững mạnh.
4


Phân tích đánh giá tình hình thanh khoản của ngân hàng cho thấy đây là một
hoạt động mang lại lợi nhuận cao đồng thời rủi ro cũng rất lớn, bởi sự sụp đổ của
một ngân hàng không những có thể kéo theo sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng,
mà còn có thể khiến cho các tổ chức kinh doanh khác trong nền kinh tế đi đến bờ
vực phá sản.
Vì vậy, quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng
cần phải được quan tâm hợp lý và đúng mức hơn nữa, để hướng tới mục đích đảm
bảo sự an toàn và phát triển cho nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
1.6 Nội dung nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu khoa học gồm những chương sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chƣơng 2: Lý luận cơ sở về quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM
Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4:Thực trạng về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn, chi nhánh Biên Hòa.
Chƣơng 5: Giải pháp về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn, chi nhánh Biên Hòa.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 tác giả đã nêu rõ lý do chọn đề tài, tổng quan về đề tài, mục tiêu
nghiên cứu của đề tài là gì và làm rõ được tính mới của đề tài. Từ đó thấy được tầm
quan trọng của vấn đề thanh khoản trong xu thế ngày nay, đồng thời có được những
khuynh hướng để tiếp tục phân tích đề tài vào các chương sau.





5


CHƢƠNG 2
LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1 Tổng quan về quản trị rủi ro tại Ngân Hàng Thƣơng Mại
2.1.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH[12]
2.1.1.1 Khái niệm rủi ro[12]
Rủi ro theo một số tài liệu nghiên cứu là một khái niệm trừu tượng. Nhưng
chung quy lại rủi ro được định nghĩa theo hai trường phái sau:
Theo trường phái truyền thống: rủi ro là những thiệt hại mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn.
Theo trường phái trung hòa: rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro
vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn
thất, nguy hiểm…Cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội.
2.1.1.2 Khái niệm rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng[12]
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro là những biến cố không mong đợi
mà khi xảy ra sẽ dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực
tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được
một nghiệp vụ tài chính nhất định.
2.1.2 Các hình thức rủi ro của NHTM[9]
2.1.2.1 Rủi ro thanh khoản[9]
Rủi ro thanh khoản xảy ra khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền, rủi ro thanh khoản
liên quan tới khả năng chuyển các tài sản chính thành tiền một cách nhanh chóng
mà không bị thất thoát về giá cả. Hay nói cách khác rủi ro thanh khoản là rủi ro khi
ngân hàng không đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc vì
một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt.



6


2.1.2.2 Rủi ro lãi suất[9]
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra. Loại rủi ro này
phát sinh trong quan hệ tín dụng của tổ chức tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng có
những khoản đi vay theo lãi suất thả nổi.
Rủi ro lãi suất phát sinh không khớp được giữa lãi suất thu được từ tài sản và lãi
suất chi ra cho nguồn vốn phải trả lãi. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi ngân
hàng huy động vốn thông qua trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính khá lớn và theo lãi
suất thị trường.
2.1.2.3 Rủi ro tỷ giá[9]
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến
giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động
khác nhau của ngân hàng cũng như của khách hàng.
2.1.2.4 Rủi ro tín dụng[9]
Rủi ro tín dụng (credit card) là loại rủi ro phát sinh khi khách hàng không còn
khả năng chi trả. Trong hoạt động của ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách
hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó.
2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH

Rủi ro trong NHTM luôn tiềm ẩn lớn gây ra những tổn thất xảy ra ngoài ý muốn
và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bất cứ hoạt động kinh
doanh nào trong nền kinh tế thị trường đều gặp rủi ro. Đặc biệt hoạt động kinh
doanh của ngân hàng lại là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm càng không tránh
được những rủi ro. Hơn thế nữa, rủi ro luôn tiềm ẩn gây ra những tổn thất xảy ra
ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vậy
nguyên nhân chính nào dẫn đến rủi ro?
2.1.3.1 Nguyên nhân thuộc về khách hàng
Rủi ro xảy ra do các nguyên nhân từ phía khách hàng đi vay dẫn đến tình trạng
nợ xấu trong ngân hàng. Chủ yếu là sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí
trong việc trả nợ vay. Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có
phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai

7

mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên
những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ,
làm ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp khác.
2.1.3.2 Nguyên nhân thuộc về năng lực quản lý của ngân hàng.
 Yếu kém về chế độ kế toán, cơ chế công khai thông tin và khuôn khổ
pháp lý
Hệ thống kế toán, cơ chế công khai thông tin gây trở ngại không nhỏ việc thực
hiện kỷ cương thị trường và thực thi hoạt động giám sát hiệu quả sẽ gây ra ảnh
hưởng bất lợi đến hoạt động cũng như gây tổn hại lợi nhuận của ngân hàng.
Cơ sở pháp lý cùng với thẩm quyền theo luật định của thanh tra ngân hàng cũng
là một vấn đề cần quan tâm. Nếu hệ thống pháp lý không tạo điều kiện cho hoạt
động thanh tra và ngân hàng có nhiều thời gian, để nắm được rõ hoặc chuyển tài sản
thế chấp của những khoản vay không trả nợ đúng hạn cho người vay thế chấp hoặc
công ty hoặc cá nhân bị phá sản gây ra tổn thất tín dụng và chi phí khoản vay sẽ cao
bất thường. Bên cạnh đó, cơ chế khuyến khích hạn chế hoạt động rủi ro đối với các
ngân hàng, chủ sở hữu ngân hàng, các nhà quản lý ngân hàng và người gửi tiền
cũng chưa được quan tâm đúng mức cũng gián tiếp góp phần gây ra khủng hoảng
ngân hàng hoặc làm trầm trọng hơn các cuộc khủng hoảng ngân hàng.
 Quy định chọn lọc trong quá trình hội nhập
Tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế mang lại không ít lợi ích. Tuy nhiên quá
trình này lại tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt và điều đó khiến hầu hết các
khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc
khắc nghiệt của thị trường. Đó là lý do mà các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn
sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút nhiều hơn.
2.1.3.3 Nhóm nguyên nhân khách quan về môi trƣờng ảnh hƣởng đến
hoạt động kinh doanh ngân hàng
Có rất nhiều những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến quá trình hoạt động
kinh doanh của ngân hàng như hỏa hoạn thiên tai, an ninh chính trị trong nước và

khu vực không ổn định. Tình hình khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát gia tăng
8

dẫn đến mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, rồi tỷ giá hối đoái biến động thất
thường…cũng là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro trong hoạt động
kinh doanh ngân hàng.
Tóm lại, rủi ro có thể phát sinh bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Các biện
pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có
thể có biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn
đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát
triển ở Việt Nam. Sự tiếp cận các yếu tố, nguyên nhân gây rủi ro trên đây giúp
chúng ta nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan hơn, từ đó sẽ đưa ra
được những đề xuất phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của NHTM
một cách hữu ích, thiết thực hơn.
2.1.4 Hậu quả của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của NHTM
2.1.4.1 Đối với Ngân Hàng
Rủi ro tác động trực tiếp lên hoạt động của NHTM, làm cho NHTM mất đi khả
năng thực hiên các nghiệp vụ kinh doanh của mình.
Rủi ro sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm sút, thiệt hại đến tài sản đồng
thời làm giảm lòng tin của công chúng, tạo dư luận không tốt, và khi đó công chúng
có thể kéo đến rút tiền hàng loạt đưa tới nguy cơ làm phá sản ngân hàng.[8]
2.1.4.2 Đối với nền kinh tế - xã hội[8]
Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm tiền
cho nền kinh tế. Vì vậy rủi ro gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ làm cho nền
kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan
hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị
bất ổn…
Tóm lại, rủi ro của một ngân hàng xảy ra sẽ tạo ra nhiều mức độ ảnh hưởng
khác nhau: nếu ở mức độ nhẹ thì ngân hàng bị giảm lợi nhuận, nặng thì nợ thất thu
với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị thua lỗ và phá sản. Nếu tình trạng này xảy ra sẽ

gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và toàn bộ hệ thống ngân hàng
nói riêng. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có
9

những biện pháp thích hợp, nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
2.1.5 Nguyên tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH[22]

2.1.5.1 Xây dựng quy trình kiểm soát rủi ro[22]




Xác suất xảy ra rủi ro
Ảnh hưởng của rủi ro
Thời điểm xảy ra
Phân loại rủi ro

Sắp xếp rủi ro
theo độ ưu tiên

Sơ đồ 2.1 : Mỗi quan hệ và trình tự các bước trong quy trình kiểm soát rủi ro
Từ đó ta mới kiểm soát đươc rủi ro và bắt đầu xây dựng các chiến lược đối phó
rủi ro, kiểm soát và đo lường rủi ro đó.
2.1.5.2 Nhận diện rủi ro[22]

Với nhiều kỹ thuật được áp dụng ngân hàng có thể nhận diện được rủi ro. Các
kỹ thuật này giúp cho mục tiêu “khoanh vùng” và xác định dấu hiệu xuất hiện rủi
ro, đồng thời tránh bỏ sót các dấu hiệu, làm tăng kết quả và độ tin cậy của việc nhận
diện các rủi ro. Các kỹ thuật được sử dụng phổ biến gồm: Xem xét tài liệu, Bảng

câu hỏi, Phiếu kiểm tra, Kỹ thuật Delphi, Dữ liệu quá khứ, Ý kiến chuyên gia, Sử
dụng biểu đồ.
2.1.5.3 Phân tích và phân loại rủi ro[22]

Người ta thường dùng nhiều kỹ thuật để phân tích rủi ro, kỹ thuật phân tích
thường được sử dụng gồm các phân tích chính sau:
Suy nghĩ
Bảng câu hỏi
Phiếu kiểm tra
Dữ liệu quá khứ
Ý kiến chuyên gia
Các Yếu Tố Đầu Vào
Khảo sát rủi ro
Nhận diện rủi ro
Phân tích rủi ro
Xác định rủi ro
Kiểm soát rủi ro
Các chiến lược
đối phó rủi ro
Kiểm soát
và đo lường rủi
ro
10

- Phân tích khả năng xuất hiện của rủi ro
- Phân tích mức tác động của rủi ro
- Phân tích thời điểm xuất hiện rủi ro
- Ước lượng và phân hạng các rủi ro
2.1.5.4 Kiểm soát rủi ro[22]


Công việc này được thực hiện bắt đầu với việc chọn lựa chiến lược và phương
pháp đối phó rủi ro. Tùy theo tình huống dự án, môi trường và đặc thù của từng rủi
ro mà có nhiều chiến lược và phương pháp đối phó khác nhau.
a. Tránh né
Để tránh né rủi ro dùng “ đường đi khác”, đường đi mới có thể có ít rủi ro, hoặc
rủi ro nhẹ hơn, hoặc chi phí rủi ro thấp. Ví dụ :
- Thay đổi phương pháp, công cụ thực hiện, thay đổi con người.
- Để thay đổi mục tiêu có thể thương lượng với khách hàng (hoặc nội bộ)
b. Chuyển giao
Chia sẻ tác hại khi có rủi ro xảy ra là cách để giảm thiểu rủi ro. Cụ thể như:
- Đề nghị với khách hàng chia sẻ và chấp nhận rủi ro (tăng thời gian, chi
phí…)
- Thường xuyên báo cáo ban lãnh đạo để chấp nhận tác động và chi phí đối
phó rủi ro.
- Mua bảo hiểm để phòng ngừa khi rủi ro xảy ra.
c. Giảm nhẹ
Để giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro hoặc giảm thiểu tác động và chi phí khắc
phục rủi ro, phải thực thi các biện pháp như:
- Cảnh báo và cố gắng triệt tiêu các yếu tố làm xuất hiện rủi ro.
- Để rủi ro xảy ra ít tác động thì điều chỉnh các yếu tố có liên quan theo dây
chuyền.
d. Chấp nhận
11

Trong mọi trường hợp đành chấp nhận “ sống chung” với rủi ro như chi phí loại
bỏ, phòng tránh, làm nhẹ rủi ro quá lớn, hoặc nếu rủi ro xảy ra với tác hại là nhỏ
hay cực kỳ thấp.
- Mua thông tin và thu thập để có kế hoạch kiểm soát tốt hơn
- Lên kế hoạch khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra.
2.2 Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân Hàng Thƣơng Mại.


2.2.1 Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản

2.2.1.1 Khái niệm thanh khoản[14]

Theo nghĩa hẹp, thanh khoản là khả năng biến đổi một tài sản nào đó ra tiền mặt
một cách nhanh chóng, với một chi phi thấp nhất có thể. Một cách đầy đủ hơn, dựa
vào cả hai tiếp cận từ tài sản và nguồn vốn, thanh khoản là khả năng tiếp cận các
tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác
nhau của ngân hàng. Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi
thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh, trong khi đó, nguồn vốn
có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh.
Trong tài chính thuật ngữ “thanh khoản” được sử dụng trong nhiều phạm vi
khác nhau. Dưới góc độ tài sản, thanh khoản là khả năng chuyển đổi tài sản thành
tiền mặt một cách dễ dàng và nhanh chóng với chi phí hợp lý. Dưới góc độ doanh
nghiệp nói chung, thanh khoản là lượng tiền và tương đương tiền mà doanh nghiệp
sở hữu. Nhưng thuật ngữ này khi được sử dụng dưới góc độ quản trị ngân hàng lại
được hiểu là “khả năng của ngân hàng tìm kiếm, sử dụng các nguồn tiền để đáp ứng
các nhu cầu thanh toán, chi trả hoặc cấp tín dụng cho khách hàng trong thời kỳ cụ
thể.”
2.2.1.2 Khái niệm rủi ro thanh khoản[14],[17]

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro đặc trưng và phổ biến trong hoạt động ngân
hàng thương mại. Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà ngân hàng thiếu khả năng thanh
toán, do không có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, hoặc không có khả năng
huy động, vay mượn để đáp ứng các hợp đồng đã cam kết trước đó.[14]
12

Rủi ro thanh khoản không phải là rủi ro đơn lẻ (isolated risk) như rủi ro thị
trường hay rủi ro tín dụng mà là loại rủi ro mang tín hệ quả (consequentail risk), bởi

lẽ ngoài các nguyên nhân mang tính đặc thù, RRTK còn có thể bắt nguồn và chuyển
biến xấu dưới tác động của các rủi ro phi tài chính và rủi ro tài chính khác trong
hoạt động của ngân hàng.[17]

Sơ đồ 2.2 : Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và các rủi ro điển hình khác
(Nguồn: Which Lessons from Recent Market Turmoil - Journal of Money (2009),
Bank Liquidity Risk Management and Supervision, Investment and Banking - Issue
10, tr.89. )[17]
2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của NHTM[8]

Rủi ro thanh khoản bao gồm những nguyên nhân sau:
2.2.2.1 Nguyên nhân thứ nhất[8]
Là do kì hạn của TSC và TSN có sự bất cân xứng, bắt nguồn từ chính chức năng
chuyển hóa kì hạn của NH: huy động các khoản tiền gửi ngắn hạn từ dân chúng để
cho vay các khoản tín dụng dài hạn. Như vậy kì hạn của TSC dài hơn kì hạn của
TSN khiến dòng tiền của TSC không cân xứng với dòng tiền cần để đáp ứng việc
thanh toán khi đến hạn của các TSN, gây khó khăn cho NH phải lo tìm nguồn bù
đắp.
2.2.2.2 Nguyên nhân thứ hai[8]
Là do các tài sản tài chính có tính nhạy cảm với sự biến động của lãi suất. Lãi
suất thay đổi ảnh hưởng lớn tới tâm lý của người gửi tiền, họ ưa thích lãi suất cao,
và đồng thời tác động đến quyết định của những con nợ, những người muốn lãi suất
thấp. Trường hợp lãi suất tăng, khách hàng sẽ có nhu cầu rút tiền để gửi vào nơi có
lãi suất cao hơn còn các con nợ sẽ rút hết hạn mức tín dụng với lãi suất thấp đã thỏa
Rủi ro thanh khoản

Rủi ro tín dụng

Rủi ro nội nhật


Rủi ro tập trung

Rủi ro danh tiếng

Rủi ro thị trường

Rủi ro hoạt động

13

thuận và giảm tối đa việc vay mới để tránh trả lãi nhiều hơn. Khi lãi suất giảm thì
phản ứng ngược lại. Trong cả hai trường hợp, biến động lãi suất ảnh hưởng đến cả
dòng tiền gửi lẫn cho vay, cuối cùng đến thanh khoản NH. Ngoài ra, việc lãi suất
tăng cũng làm tăng thị giá của tài sản tài chính đem bán và tăng chi phí đi vay trên
thị trường tiền tệ.
2.2.2.3 Nguyên nhân thứ ba[8]
Là do yêu cầu đối với NHTM phải thường xuyên đáp ứng nhu cầu thanh khoản
một cách hoàn hảo. Không đáp ứng được yêu cầu thanh khoản thì đầu tiên ngân
hàng sẽ làm xói mòn lòng tin của khách hàng, sau đó là tự đưa mình vào vị trí nguy
hiểm về tài chính. Vì vậy, để có thể hoạt động lâu dài và phát triển bền vững thì vấn
đề đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng phải được ưu tiên đặc biệt.
2.2.2.4 Nguyên nhân thứ tƣ
Diễn biến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro
thanh khoản như chỉ số lạm phát, lãi suất thị trường tiền tệ, lãi suất huy động vốn
tăng liên tục… Một khi lạm phát tăng cao, một bộ phận người dân rút tiền gửi,
không gửi tiền vào ngân hàng mà dùng tiền để mua vàng, ngoại tệ được cất giữ…
thì càng tác động đến thanh khoản của ngân hàng.
Nguyên nhân về rủi ro chính sách: các chính sách vĩ mô thay đổi đột ngột, như
đóng cửa rừng, nguồn guyên liệu gỗ thiếu hụt và tăng giá, các hợp đồng xuất khẩu,
hợp đồng tiêu thụ,… không thực hiện đúng như cam kết hoặc thua lỗ,… dẫn đến

khó khăn trong trả nợ ngân hàng.
Rủi ro bởi thiên tai, rủi ro bất khả kháng của người vay, từ đó tác động đến rủi
ro của NHTM.
Rủi ro danh tiếng, rủi ro đạo đức, rủi ro công nghệ thông tin,…cũng tác động
đến rủi ro thanh khoản của NHTM.
Như vậy, để quản trị rủi ro có hiệu quả thì cần phân tích và xử lý tốt các vấn đề
nói trên.


14

2.2.3 Bản chất và sự cần thiết của quản trị rủi ro thanh khoản[21]

2.2.3.1 Về bản chất của quản trị rủi ro thanh khoản[21]

Các dòng tiền vào và ra liên tục không bao giờ hoàn toàn cân bằng nhau nên
ngân hàng luôn luôn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt hoặc thặng dư thanh
khoản => QTRRTK là đảm bảo sự cân đối của các dòng tiền.
Để có thể duy trì được trạng thái thanh khoản an toàn, ngân hàng phải chịu một
chi phí cơ hội lớn và chi phí này được quản lý tốt để đảm bảo lợi nhuận thu về là
lớn nhất có thể. Khi khách hàng muốn rút vốn ngay lập tức, ngân hàng phải tìm
cách huy động các nguồn vốn bổ sung hoặc tìm cách bán hay chuyển các tài sản
thành tiền mặt. Thế nhưng, các ngân hàng thường tìm cách tối thiểu hóa các khoản
dự trữ tiền mặt vì chúng không sinh lợi. Để có được thu nhập lãi, các ngân hàng
thường giữ các tài sản kém thanh khoản hoặc có thời gian đáo hạn dài hơn. Trong
khi một số tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh ra tiền mặt với một chi phí giao
dịch hợp lý. Nhưng lại có một số tài sản khác chỉ có thể chuyển đổi nhanh ra tiền
mặt với chi phí cao. => QTRRTK là quản lý chi phí, lợi nhuận trong ngân hàng tốt
hơn.
Một trong những bản chất của ngân hàng là trung gian chu chuyển vốn trong

nền kinh tế, do đó việc đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý nhằm duy trì hoạt
động liên tục của ngân hàng cũng như nền kinh tế, là vấn đề không bao giờ kết thúc
của công tác quản trị ngân hàng => QTRRTK là đảm bảo an toàn hoạt động ngân
hàng cũng như nền kinh tế xã hội, đóng vai trò quan trọng giúp đưa kinh tế của đất
nước phát triển, sẵn sàng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
2.2.3.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro thanh khoản[21]
Quản trị rủi ro thanh khoản mang tầm quan trọng nhất định trong hoạt động
ngân hàng nói chung và của cả hệ thống nói riêng. Với các lý do sau:
Thứ nhất, tồn tại sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời. Điều này
có nghĩa là ngân hàng chọn mục tiêu thanh khoản bằng cách duy trì trạng thái thanh
khoản thặng dư, tức là một lượng vốn không được đưa vào đầu tư sinh lời, lượng
vốn này càng lớn thì lợi nhuận tiềm năng càng giảm. Ngược lại, nếu ngân hàng
15

chọn mục tiêu lợi nhuân cao bằng cách sử dụng tối đa các nguồn vốn có được vào
đầu tư kiếm lời, khiến thanh khoản thâm hụt sẽ đẩy ngân hàng vào tình trạng RRTK
gây bất lợi cho hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, khi RRTK xảy ra, ngân hàng phải chịu nhiều tổn thất lớn tùy theo mức
độ rủi ro. Đầu tiên, là thiệt hại do chi phí chuyển hóa tài sản thành tiền cao hoặc chi
phí và điều kiện vay vốn trên thị trường tiền tệ trở nên khắc nghiệt hơn làm giảm tài
sản cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Với rủi ro ở mức cao, ngân hàng còn có thể
đối mặt với việc đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập. Hơn nữa, RRTK làm
giảm uy tín đối với khách hàng dẫn đến việc mất khách hàng, đặc biệt là cả khách
hàng truyền thống, và có nguy cơ bị các cơ quan quản lý báo động, kiểm soát chặt
chẽ. Tất cả các biểu hiện trên đều đẩy ngân hàng tới gần hơn bờ vực rủi ro mất khả
năng thanh toán và đi đến nguy cơ phá sản.
Cuối cùng, trong một số trường hợp đặc biệt, rủi ro thanh khoản trở nên vô cùng
trầm trọng vượt khỏi khả năng của ngân hàng, ngân hàng có thể rơi vào tình trạng
mất khả năng thanh toán và nếu không được trợ giúp từ phía NHNN thì sẽ đi đến
phá sản. Sự phá sản của một ngân hàng do thiếu thanh khoản sẽ trở thành hiệu ứng

ảnh hưởng lớn tới sự ổn định của cả hệ thống ngân hàng.
2.2.4 Đánh giá trạng thái thanh khoản[15]

 Trạng thái thanh khoản ròng (Net liquidity position – NLP)[15]
Trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, với các
chi tiết về nguồn và sử dụng nguồn thanh khoản có thể được các nhà quản trị thiết
lập để phục vụ nhu cầu quản trị thanh khoản. Nguồn và sử dụng thanh khoản, hay
nói một cách khác, cung và cầu thanh khoản, bao gồm:
- Cung thanh khoản: là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm
các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng.
- Cầu thanh khoản: là các khoản vốn làm giảm ngân quỹ của ngân hàng, là các
nhu cầu vốn cho các hoạt động khác nhau của ngân hàng.

16

Bảng 2.1: Tóm tắt những nghiệp vụ tiêu biểu cấu thành cung và cầu thanh
khoản[15]

Cung S
t

Cầu D
t
1.Các khoản tiền ký thác S1
2.Các khoản thu từ dịch vụ S2
3.Các khoản tín dụng hoàn trả S3
4.Các khoản vay từ thị trường tiền tệ S4
5.Các khoản bán tài sản S5
1.Chi trả tiền gửi cho khách hàng D1
2.Cấp tín dụng cho khách hàng D2

3.Hoàn trả các khoản vay từ thị trường
tiền tệ D3
4.Chi phí quản lý, chi phí dịch vụ D4
5.Chi trả cổ tức D5
Trong bất kỳ một giai đoạn nào, thông qua thiết lập bảng cung cầu thanh khoản,
chúng ta có thể tính ra trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng.
Trạng thái thanh khoản ròng (NLP) = cung thanh khoản – cầu thanh khoản
Khe hở thanh khoản = Nguồn cung TK - Nhu cầu TK = Δ(tiền gửi) - Δ(cho vay)
Như vậy trạng thái thanh khoản ròng là chênh lệch giữa tổng cung và tổng cầu
thanh khoản tại một thời điểm.
Căn cứ vào những dữ kiện đã trình bày trong bảng trên ta có:
Trạng thái thanh khoản ròng = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản
( NLP) = ( S1 + S2 +S3 +S4 +S5) – ( D1 +D2 +D3 +D4 +D5)

Như vậy, có thể xảy ra ba trường hợp sau đây:
 Khe hở thanh khoản > 0 => ngân hàng thặng dư thanh khoản
 Thặng dư thanh khoản là khi cung về tiền lớn hơn cầu về tiền. Trường hợp
thặng dư thanh khoản thường xảy ra khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, thiếu
những cơ hội đầu tư và kinh doanh. Thặng dư thanh khoản cũng xảy ra khi một
ngân hàng thiếu những phương pháp và khả năng tiếp cận thị trường, khách hàng.
Các nguyên nhân khác gây ra thặng dư còn có: Ngân hàng không khai thác hết
những tài sản có khả năng sinh lời, hoặc nguồn vốn tăng trưởng khá nhanh so với
quy mô hoạt động và khả năng quản lý. Các giải pháp, dù là mang tính chất tình thế
17

để giải tỏa tình trạng thặng dư thanh khoản bao gồm: mua các chứng khoán (chính
phủ) làm dự trữ thứ cấp, cho vay trên thị trường liên ngân hàng.
 Khe hở thanh khoản < 0 => ngân hàng thâm hụt thanh khoản.
 Ngược lại thanh khoản thiếu hụt khi cung về tiền ít hơn cầu về tiền. Thiếu
hụt thanh khoản là việc ngân hàng không có đủ vốn để hoạt động. Các hậu quả của

thiếu hụt thanh khoản có thể gây ra những vấn đề trầm trọng hơn cho sự phát triển
và tồn tại của ngân hàng như việc mất đi những cơ hội kinh doanh, mất khách hàng,
mất thị trường, làm sụt giảm lòng tin của công chúng… Các biện pháp bù đắp mang
tính chất tình thế bao gồm: bán dự trữ thứ cấp, vay qua đêm trên thị trường liên
ngân hàng, vay tái chiết khấu từ ngân hàng trung ương…
 Khe hở thanh khoản = 0 => ngân hàng có trạng thái thanh khoản lí tưởng,
tuy nhiên đây là trường hợp hiếm khi xảy ra trên thực tế.
Thặng dư hay thiếu hụt đều diễn tả tình trạng mất cân bằng của ngân hàng. Ngân
hàng sẽ rơi vào tình trạng kinh doanh không hiệu quả.
2.2.5 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống Ngân Hàng
Thƣơng Mại[21]
2.2.5.1 Dấu hiệu thị trƣờng để nhận biết rủi ro thanh khoản[21]

Trong hoạt động kinh doanh thường nhật ẩn chứa các dấu hiệu về tính thanh
khoản của ngân hàng. Bằng cách thu thập thông tin, nhận xét và đánh giá tình hình,
các nhà quản lý có thể nắm bắt kịp thời các tín hiệu sớm về khả năng xảy ra RRTK.
Dấu hiệu thị trường là vấn đề cơ bản để nhận biết rủi ro thanh khoản trong ngân
hàng bao gồm:
Thứ nhất là uy tín trong dân cư. Một khi uy tín sụt giảm, khả năng khách hàng
rút tiền với số lượng lớn là rất cao, dễ đẩy ngân hàng vào tình trạng RRTK cao. Do
đó, ngân hàng cần nắm được các thông tin về mức độ tin cậy của các cá nhân và tổ
chức, đặc biệt là khách gửi tiền, đánh giá mức độ này có giảm sút do họ mất lòng
tin vào khả năng thanh toán các khoản tiền gửi đến hạn của ngân hàng, hoặc nghi
ngờ ngân hàng thiếu tiền mặt hay không.
18

Thứ hai là giá trị cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường. Vì tâm lý nhà đầu tư
trước mỗi biến động của thị trường đều được phản ánh qua thị giá cổ phiếu của
ngân hàng giảm, thường ám chỉ niềm tin của các nhà đầu tư giảm sút. Từ đó cần
phải tìm hiểu xem liệu có phải họ lo ngại về tình hình hoạt động không khả quan

của ngân hàng và nguy cơ khủng hoảng thanh khoản trong tương lai hay không.
Thứ ba là các mức lãi suất ngân hàng đang sử dụng. Nếu mức lãi suất huy động
ngân hàng áp dụng hoặc mức lãi suất đi vay ngân hàng chấp nhận cao hơn mức lãi
suất chung của thị trường một cách bất thường, thì đó rất có thể là dấu hiệu cho thấy
ngân hàng đang thiếu vốn và phải huy động với chi phí cao. Tình trạng này báo hiệu
việc thiếu cung thanh khoản dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thanh khoản trước mắt.
Thứ tƣ là giá tài sản ngân hàng bán ra. Việc ngân hàng phải chấp nhận bán tài
sản vội vàng và với giá thấp mặc dù phải chịu lỗ lớn, để có thể bù đắp vào cung
thanh khoản, là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản. Dựa vào
tần suất bán tài sản theo phương thức này suy đoán tính trầm trọng của tình hình
thanh khoản.
Thứ năm là khả năng đáp ứng nhu cầu vốn từ phía khách hàng. Ngân hàng cần
nắm rõ tình hình cấp tín dụng để kịp thời phát hiện những trường hợp không thể
giải quyết cấp tín dụng, hoặc giải ngân cho khách hàng, mặc dù đáp ứng đủ các điều
kiện và có hệ số tín nhiệm cao. Điều này xảy ra có thể là do ngân hàng đang phải
chịu áp lực về thanh khoản.
Thứ sáu là tần suất và khối lượng vay từ NHNN. Ngân hàng phải thường xuyên
vay NHNN với khối lượng lớn, để đáp ứng hoạt động kinh doanh sẽ tạo nghi ngờ từ
phía NHNN cũng như từ chính ban quản trị của ngân hàng về khả năng thanh khoản
của ngân hàng đó.
2.2.5.2 Những phƣơng pháp quản trị rủi ro thanh khoản[21]
Công việc lượng hóa RRTK một cách chính xác là một thử thách lớn với các
nhà quản trị. Tuy vậy, dựa vào một số các giả thuyết, các nhà quản trị có thể ước
lượng gần đúng mức độ rủi ro tại thời điểm nhất định bằng nhiều công cụ khác

×