Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 119 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận văn
Phú Thọ là một tỉnh miền núi, thuộc miền đồi núi và trung du Bắc Bộ, nằm ở cửa ngõ
phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều
tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng nguồn vốn đầu tư hạn chế. Kể từ ngày tách tỉnh
(1/1/1997) đến nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá nền kinh tế của cả
nước, Phú Thọ đã và đang nỗ lực tìm ra các giải pháp để phát triển kinh tế tỉnh nhà; do
đó, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình
trạng thiếu vốn vẫn đang là một thách thức lớn đối với nền kinh tế, đi kèm theo đó là
công nghệ lạc hậu và năng suất lao động thấp, có nguyên nhân từ thực trạng tích lũy
thấp của nền kinh tế địa phương. Để phá vỡ “cái vòng luẩn quẩn” đó, trong những năm
vừa qua, tỉnh Phú Thọ đã chủ trương tận dụng “cú huých từ bên ngoài” là liên kết kinh
tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI. Tỉnh đã tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn FDI và hoàn
thiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy triển khai có hiệu quả các dự án. Bước đầu,
nguồn vốn FDI đã chứng tỏ vai trò của nó trong việc tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế
địa phương phát triển.
Đây cũng là đường lối phát triển hướng ngoại, con đường duy nhất dành cho các quốc
gia đang phát triển, mà sự thành công của Trung Quốc và các quốc gia Asean trong
những thập kỷ vừa qua là minh chứng. Nhu cầu về vốn của các quốc gia trên thế giới là
rất lớn, từ đó đã làm phát sinh dòng chảy của vốn từ khu vực các nước tư bản phát triển
sang các nước đang phát triển nhằm tận dụng các ưu thế về nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nguồn nhân công với giá rẻ, giảm độ rủi ro cho đồng vốn. Từ những năm 90, Việt
Nam cũng đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và điều đó cũng phù hợp
với xu thế chung của thế giới đang toàn cầu hóa, khi luồng tư bản luân chuyển giữa các
quốc gia ngày càng lớn mạnh. Thành tích tăng trưởng kinh tế liên tục 7-8%/ năm trong
nhiều năm của Việt Nam rõ ràng có sự đóng góp không thể phủ nhận của đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thiếu kinh nghiệm trong thu hút và
triển khai các dự án FDI, tỉnh Phú Thọ đã gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Mặt


Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
khác, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, các tỉnh thành trong cả nước nói
chung và các tỉnh lân cận nói riêng cũng đang tạo mọi điều kiện để thu hút nguồn vốn
FDI. Chẳng hạn như Vĩnh Phúc, một tỉnh được tách ra cùng với Phú Thọ từ tỉnh Vĩnh
Phú, đang là một trong những tỉnh dẫn đầu về thu hút FDI ở khu vực phía Bắc, đã và
đang tạo ra cho Phú Thọ không ít khó khăn thách thức trong quá trình cạnh tranh. Do
đó, vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài FDI của tỉnh Phú Thọ đang trở nên hết sức bức
thiết. Luận văn “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải
pháp” vì vậy mang tính cấp thiết cao.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Phú Thọ, tập trung chủ yếu vào thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai
đoạn 2001-2007 thể hiện qua quy mô, cơ cấu đầu tư, xem xét sơ qua thực trạng triển
khai các dự án FDI trên địa bàn tỉnh. Từ những nghiên cứu trên đưa ra các nhận xét về
ưu điểm, chỉ rõ các hạn chế và nguyên nhân trong thu hút và triển khai FDI, trên cơ sở
đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và thu hút triển khai các dự án FDI trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện một số những nhiệm vụ cơ bản như:
Thu thập các số liệu về FDI của Phú Thọ, áp dụng các phương pháp thống kê để phân
tích và đánh giá thực trạng quá trình thu hút và triển khai dự án FDI tại tỉnh Phú Thọ.
Trên cơ sở đó, tìm ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến những vấn đề còn tồn tại và đề ra
các giải pháp hữu hiệu giúp tỉnh Phú Thọ hoàn thành tốt các mục tiêu về thu hút và triển
khai các dự án FDI.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2001-2007, trong đó tập trung vào nghiên cứu thực trạng thu hút FDI qua
quy mô FDI qua từng năm và cả giai đoạn, sự chuyển biến trong cơ cấu FDI và ảnh
hưởng từ các chính sách của tỉnh đến thu hút cũng như triển khai FDI, đặt trong bối
cảnh thu hút FDI chung của cả nước.

Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
Phạm vi nghiên cứu là các dự án FDI của tỉnh đã và đang triển khai thời gian từ 2001-
2007, xem xét lượng vốn đăng ký, lượng vốn thực hiện và số lượng dự án bị rút giấy
phép, xem xét sơ qua về hiệu quả dự án và tình hình hoạt động doanh nghiệp FDI.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biên chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Marx-Leninism, được xây dựng một cách có hệ thống và logic nhờ các
phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu thông qua các công cụ thống kê toán. Luận
văn cũng sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh giữa chính sách thu hút FDI của tỉnh
với các vấn đề và số liệu thực tế.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có 2 chương:
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI TẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001-2007
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ
TRIỂN KHAI VỐN FDI TẠI TỈNH PHÚ THỌ
Em xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên bộ môn Kinh tế Đầu tư cùng các cán bộ
công tác tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Phú thọ đã tạo điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn em
hoàn thành luận văn này.
Do khả năng còn có hạn nên bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự góp ý và
bổ sung của các thầy cô và bạn đọc để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001-
2007
I. TỔNG QUAN VỀ TỈNH PHÚ THỌ
1. Môi trường đầu tư tỉnh Phú Thọ
1.1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển Kinh tế - Xã hội

 Vị trí địa lý
Phú Thọ có tọa độ địa lý 20
O
55’ - 21
O
43’ vĩ độ Bắc, 104
O
48’ - 105
O
27’ kinh độ Đông,
Bắc giáp Tuyên Quang, Nam giáp Hòa Bình, Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, Tây giáp
Sơn La và Yên Bái, nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, và Tây
Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Diện tích chiếm 1,2% diện tích cả nước và
chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc. Dân số chiếm 1,64% dân số cả nước,
chiếm 14,3% dân số vùng miền núi phía Bắc. Đó là những yếu tố quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội.
Với vị trí ở ngã ba sông, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội và địa bàn kinh tế trọng
điểm phía Bắc, Phú Thọ là cầu nối các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với các tỉnh miền núi
Tây Bắc và Đông Bắc, là nơi trung chuyển hàng hóa thiết yếu của các tỉnh miền núi phía
Bắc. Phú Thọ chỉ cách Hà Nội khoảng 80 km tính theo đường ô tô và cách các tỉnh xung
quanh từ 100km - 300km. Các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh
phía Tây Đông Bắc đều qui tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh,
thành phố khác trong cả nước...
Thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh đồng thời cũng là một trong 5 trung tâm lớn của
vùng miền núi phía Bắc, có các tuyến trục giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ
số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang - Hà Giang đặc biệt là tuyến đường
cao tốc Hà Nội – Việt Trì - Lào Cai sang Vân Nam - Trung Quốc. Đây là tuyến nằm
trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Dự
báo đoạn Hà Nội - Việt Trì sẽ có nhịp độ phát triển sớm nền kinh tế cao và đô thị hóa
nhanh nên đây là cơ hội cho Phú Thọ để phát triển kinh tế. Đường Hồ Chí Minh với cầu

Ngọc Tháp cũng tạo ra thuận lợi để Phú Thọ giao lưu kinh tế với bên ngoài.
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
Khi Sơn Tây, Hòa Lạc được xây dựng trở thành chuỗi đô thị có khoảng 30 - 50 vạn dân
cũng sẽ mở ra cơ hội mới cho Phú Thọ phát triển, nhất là các huyện phía hữu ngạn sông
Hồng như Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa có điều
kiện phát triển mạnh hơn. Ngoài ra Phú Thọ còn có đường sắt, đường sông chạy qua
cũng là thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn.
 Điều kiện khí hậu và địa hình
Đặc điểm địa hình
Điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phía cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi
chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam. Căn cứ vào địa hình, chia Phú Thọ thành 2 tiểu vùng sau:
a. Tiểu vùng miền núi gồm các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà và một phần của
huyện Cẩm Khê có diện tích tự nhiên khoảng 182.475,82 ha, dân số khoảng 418.266
người, mật độ dân số 228 người/km
2
; có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200-
500 m. Đây là tiểu vùng đang khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp lại nhiều dân
tộc nên việc khai thác tiềm năng nông lâm khoáng sản... để phát triển kinh tế - xã hội
còn hạn chế.
b. Tiểu vùng trung du đồng bằng gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện
Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Đoan Hùng và phần còn lại của huyện
Cẩm Khê, Hạ Hoà. Diện tích tự nhiên khoảng 169.489,50 ha, dân số khoảng 884.734
người, mật độ 519 người/ km
2
, có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 50 - 200m.
Đây đang là tiểu vùng có kinh tế - xã hội phát triển, tiềm năng nông lâm, khoáng sản
được khai thác tương đối triệt để, nơi sản xuất nhiều nông sản hàng hoá xuất khẩu như:
chè, đậu tương, lạc v.v... Nơi có nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp.... Nhưng đã xuất

hiện hiện tượng đất bị thoái hóa ở một vài nơi, còn dải đất ven sông lại màu mỡ. thuận
lợi cho phát triển chè, đậu tương, lạc, vừng, cây ăn quả, sản xuất lương thực, chăn nuôi
gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản... là tiểu vùng thuận lợi về điều kiện giao thông vận
tải, có đất đai phù hợp cho phát triển khu công nghiệp và đô thị.
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
Tóm lại, Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng
ven sông, đã tạo ra nguồn đất đai đa dạng, phong phú để phát triển nông lâm nghiệp
hàng hoá toàn diện với những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với thị
trường trong nước và thế giới. Tuy nhiên do địa hình chia cắt, mức độ cao thấp khác
nhau nên việc đầu tư khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng để phát
triển kinh tế - xã hội phải đầu tư tốn kém nhất là giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước
v.v...
Đặc điểm khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông không
lạnh lắm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23
o
C, tổng tích ôn năm khoảng 8.000
o
C,
lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 - 1800mm. Độ ẩm trung bình năm khoảng 85-
87%. Căn cứ vào địa hình Phú Thọ có 3 tiểu vùng khí hậu sau:
Tiểu vùng I: các huyện phía Bắc. Lượng mưa trung bình/năm là 1800mm, số ngày mưa
120-140 ngày/năm. Nhiệt độ trung bình 22 - 23
0
C. Là vùng đủ ẩm, mùa đông ít lạnh,
thuận lợi phát triển cây ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.
- Tiểu vùng II: các huyện phía Nam. Lượng mưa trung bình/năm 1400 - 1700mm.
Lượng mưa phân bố không đều chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa. Độ ẩm
không khí trung bình 82 - 84%, nhiệt độ trung bình 23,3

0
C. Tạo điều kiện cho các cây
trồng (nhất là cây trồng ngắn ngày) tăng khả năng quang hợp, tích lũy vật chất, cho năng
suất cây trồng cao.
- Tiểu vùng III: các huyện miền núi phía Tây. Lượng mưa trung bình/năm1900mm.
Phân bố mưa không đều, tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ trung bình 21 -22
0
C.
Là vùng có độ ẩm thấp, hệ số khô hạn cao hơn vùng khác, vì vậy cần chú ý giữ ấm cho
cây trồng vào mùa đông.
Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển đa dạng các
loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và chăn nuôi gia súc, khả năng cho năng suất và chất
lượng cao. Yếu tố hạn chế của khí hậu là dễ bị úng ngập vào mùa mưa và hạn vào mùa
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
khô. Khắc phục hạn chế này cần giải quyết tốt vấn đề thủy lợi và bố trí hệ thống cây
trồng phù hợp với từng vùng sinh thái.
 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Diện tích đất bằng và hơi bằng, chiếm 44,4%, diện tích đất dốc chiếm 51,6%. Do diện
tích đất dốc lớn đã gây cản trở trong việc bố trí sản xuất nông lâm nghiệp, đầu tư phát
triển hạ tầng giao thông, thuỷ lợi tốn kém, việc giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh hiện
tại còn gặp nhiều khó khăn.
Tài nguyên nước
a. Nguồn nước mặt
Với diện tích lưu vực của 3 sông lớn đã có 14.575 ha, chứa một dung lượng nước
mặt rất lớn. Sông Hồng có chiều dài qua tỉnh 96 km, lưu lượng nước cực đại, có thể đạt
18.000 m
3
/s ; sông Đà qua tỉnh 41,5 km, lưu lượng nước cực đại 8.800 m

3
/s

; sông Lô
qua tỉnh 76 km, lưu lượng nước cực đại 6.610 m
3
/s và 130 sông suối nhỏ cùng hàng
nghìn hồ, ao lớn, nhỏ phân bố đều khắp trên lãnh thổ đều chứa nguồn nước mặt dồi dào.
b. Nguồn nước ngầm
Có nước ngầm phân bố ở các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Đoan Hùng, thị xã
Phú Thọ và Hạ Hoà, nhưng có lưu lượng nước khác nhau. ở Lâm Thao, Nam Phù Ninh
có lưu lượng nước bình quân 30l/s. ở La Phù - Thanh Thuỷ có mỏ nước khoáng nóng,
chất lượng nước đạt tiêu chuẩn quốc tế mở ra triển vọng lớn cho phát triển ngành du
lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh với quy mô lớn.
Tóm lại, tài nguyên nước của Phú Thọ rất dồi dào đủ đáp ứng cho yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội với cường độ cao. Song cần có quy hoạch để bảo vệ và khai thác
hợp lý theo hướng bền vững.
Tài nguyên khoáng sản
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
Có 215 mỏ và điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 50 mỏ nhỏ và 143 điểm
quặng. Các khoáng sản có ý nghĩa nổi trội là: Cao lanh, Penpat, trữ lượng 30,6 triệu tấn,
chất lượng tốt; Pyrít, Quarit, đá xây dựng có ở 55 khu vực, trữ lượng 935 triệu tấn; cát,
sỏi khoảng 100 triệu m
3
và nước khoáng nóng.
Qua số liệu trên cho thấy Phú Thọ không giàu về khoáng sản, nhưng lại có Cao lanh,
penpát, đá vôi, nước khoáng nóng ý nghĩa cả nước sẽ là lợi thế để Phú Thọ phát triển
mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp giấy, công nghiệp
gốm sứ, công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng. Phú Thọ lại không xa các trung tâm

công nghiệp lớn Hà Nội, Hải phòng, Hải Dương nên việc mở rộng liên doanh liên kết
với các địa phương trên để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là
rất thuận lợi. Tuy nhiên phần lớn khoáng sản đều phân bổ ở khu vực phía Tây của tỉnh
(hữu ngạn sông Hồng) khu vực lãnh thổ đang có hạ tầng yếu kém, nhất là giao thông thì
việc đầu tư đẩy mạnh khai thác trước mắt sẽ còn gặp khó khăn.
Tài nguyên rừng
Tính đến năm 2007 toàn tỉnh có 148.885,67 ha đất lâm nghiệp, trong đó có rừng tự
nhiên 74.115,67 ha và 74.704,63 ha rừng trồng. Trữ lượng gỗ ước khoảng 3,5 triệu m
3
.
Rừng tự nhiên phần lớn là rừng non mới phục hồi, nhưng vẫn còn một số rừng tự nhiên
mang tính chất rừng quốc gia: Xuân Sơn - Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà với
diện tích khoảng 20.000 ha, trong đó còn có nhiều động, thực vật quý hiếm. Theo kết
quả điều tra hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, gỗ có từ nhóm 1 đến nhóm 8, động
vật có 150 loài, trong đó có 50 loài thú, 100 loài chim, các loài thú quý hiếm như gấu ,
hươu, vượn quần đùi, khỉ bạc má......vẫn còn, nhưng số lượng không nhiều. Hiện tại gỗ
làm nguyên liệu giấy có thể đáp ứng được 40 - 50% yêu cầu của nhà máy giấy Bãi
Bằng. Nghề rừng đã thu hút gần 5 vạn lao động và đang dần dần lấy lại vị trí quan trọng
trong nền kinh tế tỉnh.
Tài nguyên du lịch
Với 150 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được xếp hạng, trong đó có những di tích
nổi bật như: Đền Hùng, Đầm Ao Châu, khu Ao Trời - Suối Tiên, khu mỏ nước khoáng
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
nóng La Phù - Thanh Thuỷ... Các chiến khu Hiền Lương, Minh Hoà, chiến thắng Sông
Lô, Tu Vũ, di tích khảo cổ Sơn Vi, gò Mun, rừng quốc gia Xuân Sơn cùng các lễ hội
Đền Hùng, Bạch Hạc, Chu Hoá, đánh cá, mở của rừng, các di tích nghệ thuật: đình Hy
Cương; đình Hùng Lô; đền Mẫu Âu Cơ, đền Hiền Quan; đình Bảo Đà; đình Lâu
Thượng; đình Đào Xá... với 21 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có sắc tộc, có sắc thái văn
hoá riêng, nên rất độc đáo và phong phú là động lực thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh

phát triển nhanh trong những năm tới.
1.2. Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội của Phú Thọ
 Một số chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội cơ bản
Bảng I.1: Một số chỉ tiêu Kinh tế cơ bản (2005 – 2007) của Phú Thọ
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng sản phẩm trong tỉnh
Theo giá so sánh (năm 2000) Tỷ đồng 4.445 4.934 5.469
Nông lâm nghiệp, thủy sản ” 1.135 1.274 1.329
Công nghiệp, xây dựng ” 1.994 2.101 2.388
Dịch vụ ” 1.316 1.559 1.752
Theo giá thực tế Tỷ đồng 7.040 8.120 9.190
GDP bình quân đầu người Ng đồng 5.245 6.067 6.807
Cơ cấu GDP (giá thực tế)
Theo ngành kinh tế
Nông lâm nghiệp, thủy sản % 28,7 28,0 27,0
Công nghiệp, xây dựng ” 37,6 37,6 38,0
Dịch vụ ” 33,7 34,4 35,0
Theo thành phần kinh tế
Kinh tế quốc doanh % 38,8 34,9 34,6
Kinh tế ngoài quốc doanh ” 52,0 54,2 54,3
Kinh tế có vốn ĐTNN ” 9,2 10,9 11,0
Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Tăng trưởng kinh tế
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
Tổng GDP năm 2007 (giá 2000) đạt 5.469 tỷ đồng, tăng 10,84% so với thực hiện năm
2006 (cả nước tăng 8,5%), trong đó: Nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,3%, công
nghiệp, xây dựng tăng 13,7 % và dịch vụ tăng 12,4%. GDP bình quân đầu người đạt 6,8
triệu đồng (giá thực tế), tương đương 426 USD (năm 2006 đạt 377 USD).

Một số chỉ tiêu kinh tế khác: Năm 2007, giá trị hàng xuất khẩu đạt 180,5 triệu USD,
bằng 124,5% kê hoạch và tăng lên 36,5% so với năm 2006. Thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn đạt 852,8 tỷ đồng, tăng lên 12% so với dự toán Trung Ương giao và tăng
9% so với dự toán mà HĐND tỉnh giao. Huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt 5.142 tỷ
đồng, đạt kế hoạch và tăng 7,9% so với năm 2006.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhìn chung cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2005-2007 chuyển dịch theo hướng tiến bộ:
Tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, tuy nhiên tốc độ tăng
vẫn còn chậm. Nguyên nhân: Tốc độ tăng của ngành công nghiệp không đạt kế hoạch,
giá của hầu hết các vật tư và nguyên liệu đầu vào của sản xuất đều tăng cao làm cho chi
phí sản xuất tăng, trong khi đầu ra của sản phẩm không tăng, nên tỷ lệ đóng góp vào
GDP giảm. Do vậy, cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2007 là: Nông nghiệp 27%,
công nghiệp – xây dựng 38 % và dịch vụ 35% ( cơ cấu tương ứng năm 2006 là 28%,
37,6% và 34,4%). (Xem biểu I.1)
Biểu I.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế Phú Thọ năm 2007
Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Các hoạt động kinh tế
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
a. Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản:
Bảng I.2: Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản (2005 – 2007) của Phú Thọ
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Giá trị sản xuất (giá 1994) Tỷ đồng 2.123 2.289 2.363
1. Nông nghiệp ” 1.810 1.965 2.025
- Trồng trọt ” 1.199 1.320 1.358
- Chăn nuôi ” 611 645 667
2. Thủy sản ” 109 113 115.3
3. Lâm nghiệp ” 204 211 222
Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Năm 2007, tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản toàn tỉnh đạt 2.363 tỷ đồng,
tăng lên 3,23% so với năm 2006. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2.025 tỷ
đồng, chiếm 85,7%, giá trị sản xuất thủy sản đạt 115,3 tỷ đồng, chiếm 4,9% và giá trị
sản xuất lâm nghiệp là 222 tỷ đồng, chiếm 9,4%. Cơ cấu nông nghiệp của Phú Thọ là cơ
cấu thiên về trồng trọt với giá trị trồng trọt năm 2007 là 1.358 tỷ đồng, tương đương với
67,1% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Trong số các cây lương thực trên địa bàn tỉnh, lúa và ngô là hai loại cây chính. Năm
2007, cây lúa có tổng sản lượng là 323,8 nghìn tấn với diện tích gieo trồng 71,8 nghìn
ha. Cây ngô có sản lượng 82,1 nghìn tấn với diện tích gieo trồng là 21,6 nghìn ha. Các
cây lâu năm chính trên địa bàn tỉnh là chè, bưởi Đoan Hùng và hồng không hạt; trong đó
cây chè là cây quan trọng nhất với tổng diện tích trồng chè tính đến hết năm 2007 là
13.700 ha, lớn hơn gấp 10 lần diện tích trồng bưởi và hồng. Năm 2007, sản lượng chè là
82,2 nghìn tấn, đạt năng suất 71,5 tạ/ha.
Ngành chăn nuôi là ngành nông nghiệp phát triển thứ hai sau ngành trồng trọt. Tổng giá
trị sản xuất năm 2007 đạt 667 tỷ đồng, chiếm 32,9% giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong
đó, chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi lợn thịt là phát triển hơn cả.
b. Sản xuất công nghiệp:
Bảng I.3: Giá trị sản xuất công nghiệp (2005 – 2007) của Phú Thọ
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Giá trị sản xuất (giá 1994) Tỷ đồng 6.044 7.053 8.157
1. Quốc doanh ” 2.706 3.298 3.307
- Trung Ương ” 2.409 2.936 2.967
- Địa phương ” 297 363 341
2. Ngoài quốc doanh ” 1.528 1.812 2.583
3. Có vốn ĐTNN ” 1.810 1.943 2.266
Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Năm 2007, ngành công nghiệp tỉnh có tổng giá trị sản xuất là 8.157 tỷ đồng, tăng lên
15,6% so với năm 2006. Trong đó, công nghiệp quốc doanh có giá trị sản xuất 3.307 tỷ
đồng, chiếm 40,5%, công nghiệp ngoài quốc doanh tương ứng là 2.583 tỷ đồng, chiếm
31,7% và công nghiệp có vốn ĐTNN tương ứng là 2.266 tỷ đồng ,chiếm 27,8%. Trong
các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh thì quốc doanh trung ương có giá trị sản xuất
vượt trội với 2.967 tỷ đồng. chiếm 89,7% giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh. Lý
do là các doanh nghiệp quốc doanh mà trung ương quản lý đều là các doanh nghiệp lớn
như giấy Bãi Bằng, supe phốt phát Lâm Thao, hóa chất Việt Trì.
Từ năm 2001 đến hết năm 2007, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phát
triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 12,17%/năm (tính theo GDP). Khối
công nghiệp quốc doanh, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công nghiệp ngoài
quốc doanh đã có những đóng góp quan trọng về giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế,
góp phần làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp so với
tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh luôn vượt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng ngành công nghiệp vẫn thấp hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước,
tăng trưởng chưa thật sự đảm bảo ổn định và bền vững, hiệu quả sản xuất còn thấp, giá
trị gia tăng công nghiệp chưa cao và chưa chú ý vấn đề bảo vệ môi trường.
c. Các ngành dịch vụ:
Bảng I.4: Một số chỉ tiêu thương mại- dịch vụ (2006 – 2007) của Phú Thọ
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2006 Năm 2007
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
1 Giá trị sản xuất (giá 1994) Tỷ đồng 2.710 3.120
2 Tổng mức bán lẻ ” 3.799 4.878
3 Dịch vụ du lịch
- Doanh thu Tỷ đồng 32,2 37,9
- Tổng số lượt khách Nghìn lượt 3.300 3.600
- Khách lưu trú ” 260 290
4 Xuất nhập khẩu

- Xuất khẩu Triệu USD 132,2 180,5
- Nhập khẩu ” 173,6 215
Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Năm 2007, tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 3.120 tỷ đồng, tăng lên 15,1% so với
năm 2006; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 4.878 tỷ đồng, tăng
28,4% so với năm 2006. Doanh thu du lịch năm 2007 là 37,9 tỷ đồng, tăng 17,7% so với
năm 2006. Tuy nhiên đây mới chỉ là một con số rất khiêm tốn, chưa tương xứng với
tiềm năng về dịch vụ- du lịch to lớn của tỉnh.
Năm 2007, tỉnh ở trong tình trạng nhập siêu. Giá trị xuất khẩu là 180,5 triệu USD, thấp
hơn giá trị nhập khẩu là 215 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc,
thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Các mặt hàng xuất khẩu chính là chè khô,
hàng dệt may, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm bằng Plastic. Trong đó,
hàng dệt may và sản phẩm bằng Plastic là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh
trong thời gian qua, với giá trị xuất khẩu năm 2007 tương ứng là 99,6 triệu USD (chiếm
55,2% giá trị xuất khẩu) và 39,1 triệu USD (chiếm 21,7% giá trị xuất khẩu).
Ngành vận tải cũng đã đạt được những tiến bộ quan trọng. Năm 2007, khối lượng vận
tải hàng hóa đạt 14.131 nghìn tấn, tăng 9,03% so với năm 2006 và khối lượng vận tải
hành khách đạt 4.033 nghìn lượt hành khách, tăng 17.75% so với năm 2006.
Văn hóa – Xã hội
Bảng I.5: Một số chỉ tiêu Văn hóa – Xã hội cơ bản 2007 của Phú Thọ
Chỉ tiêu Đơn Năm Năm Năm
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
vị 2005 2006 2007
Dân số trung bình N.n
gườ
i
1.327 1.338 1.350
Tỷ lệ tăng tự nhiên % 0,995 0,990 1,009

Số trạm y tế có bác sĩ phục vụ Trạ
m
274 274 274
Số giường bệnh/1 vạn dân Giư
ờng
13,5 13,6 13
Số bác sĩ/ 1 vạn dân Bác

4.8 5,0 6,5
Tỷ lệ số hộ được xem truyền
hình
% 85,0 90,0 95,0
Tỷ lệ số hộ được dùng điện % 80,5 82,0 87,1
Số máy điện thoại/ 100 dân Máy 13,4 15,0 26
Tỷ lệ hộ nghèo % 28,9 26,6 22,0
Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch % 66,3 68,0 70,3
Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
 Nguồn nhân lực
Bảng I.6: Một số chỉ tiêu nguồn nhân lực 2007 của Phú Thọ
Chỉ tiêu Đơn
vị
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Số người trong độ tuổi lao
động có khả năng lao động

Ngh
ìn
ngư
ời
758,7 762,1 767,4
Số lao động được giới thiệu
việc làm trong năm
” 15,8 16,2 17,5
Xuất khẩu lao động ” 3,0 3,2 3,2
Tổng số lao động được dạy
nghề
” 18,3 20,0 20,8
Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 30,00 31,30 33,55
Tỷ lệ lao động qua đào tạo
nghề
% 17,85 18,00 20,00
Lao động chưa có việc làm ổn
định
Ngh
ìn
20,0 18,8 16,9
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
ngư
ời
Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ
Qua bảng số liệu trên (Bảng I.6), chúng ta thấy Phú Thọ là tỉnh có dân số trẻ, nguồn lao
động vô cùng dồi dào (Năm 2007 chiếm 58,84% dân số toàn tỉnh). Từ năm 2005 cho tới
năm 2007, số lượng lao động cũng như tỷ lệ lao động đã qua đào tạo liên tục tăng lên

qua các năm. Tuy nhiên đa phần lao động vẫn chưa qua đào tạo (Năm 2007 chiếm
66,45%). Chất lượng của nguồn lao động rõ ràng là một trở ngại lớn lao cho việc phát
triển kinh tế của địa phương. Ngoài ra công tác giới thiệu việc làm còn hạn chế, do đó
tỉnh chưa khai thác được hết tiềm năng của nguồn nhân lực.
Cơ cấu lao động: Giai đoạn 3 năm 2005-2007, dù còn tỷ lệ cao trong lao động nông
nghiệp, nhưng cơ cấu lao động tỉnh đã và đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến
bộ. Năm 2007, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm 71,7%, lao động trong công
nghiệp – xây dựng chiếm 14,8% và dịch vụ chiếm 13,5%. Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở
thành thị là 3,3%, sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 83%.
Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của dân cư Phú Thọ hiện nay vào loại khá so với
vùng Đông Bắc. Trong năm 2007, số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,5% so với tổng số
dân toàn Tỉnh, trong khi cả nước còn có tới 3,5% số người chưa biết chữ so với tổng số
dân cả nước. Tỉnh có 1 trường Đại học, 2 trường Cao đẳng, 4 trường trung học chuyên
nghiệp, 27 trường, trung tâm và cơ cở dạy nghề, 600 trường phổ thông các cấp, bình
quân 2.310 học sinh/vạn dân. Đặc điểm chung của lao động là cần cù, chịu khó, thông
minh, dề thích nghi với nghề nghiệp. Kết cấu hạ tầng
Hạ tầng giao thông
Hệ thống giao thông Phú Thọ có tổng chiều dài: 11.483km đường bộ, 248km đường
sông và 90km đường sắt. Đảm bảo 100% số xã có đường ôtô vào đến trung tâm xã.
Mạng lưới giao thông của tỉnh (đường bộ, đường sắt, đường thủy) phân bố tương đối
hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, hành khách nội, ngoại tỉnh.
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
Đường bộ: Quốc lộ số 2 nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Giang, qua Tuyên
Quang, Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội, nối với Quốc lộ 5 đi Hải
Phòng và Quốc lộ 18 đi Quảng Ninh, Quốc lộ 1 đi suốt chiều dài cả nước. Quốc lộ 32A
từ Hà Nội qua Phú Thọ đi Hòa Bình, Quốc lộ 32C từ Hà Nội qua Yên Bái, Lai Châu.
Đường Xuyên Á và đường Hồ Chí Minh cũng đi qua Phú Thọ.
Đường sắt: Tuyến đường sắt Xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy
qua Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng và Hà Nội

– Thành phố Hồ Chí Minh. Các khu công nghiệp ở thành phố Việt Trì đều có tuyến
đường sắt chạy qua.
Đường thủy: Việt Trì là điểm hợp lưu của ba con sông lớn nhất Miền Bắc. Cảng sông
Việt Trì là một trong 3 cảng sông lớn ở Miền Bắc có công suất 1 triệu tấn/năm.
Hạ tầng điện – nước
Hệ thống điện ở Phú Thọ rất ổn định và điện lưới quốc gia đã được đưa tới 100% xã
trong tỉnh, đảm bảo đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt.
70% dân số được dùng hệ thống nước sạch vệ sinh. Các thành phố, xã, thị trấn đều có
nhà máy cung cấp nước sạch công suất 70.000m3/ngày đêm. Hệ thống cấp, thoát nước
sạch thành phố Việt Trì được đầu tư bằng công nghệ của Cộng hòa liên bang Đức, công
suất 42.000 m3/ngày đêm, cung cấp đầy đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất của thành
phố Việt Trì cũng như các khu vực lân cận.
Hạ tầng bưu chính – viễn thông
Mạng lưới bưu chính, viễn thông tỉnh Phú Thọ khá phát triển, cơ bản có độ phủ tốt, chất lượng
cao, công nghệ hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới. 100% số xã có
máy điện thoại, điểm phục vụ bưu chính, viễn thông và có báo đến trong ngày.
Hạ tầng dịch vụ - du lịch
Toàn tỉnh có 69 cơ sở lưu trú, với 749 phòng; trong đó 13 khách sạn được xếp sao (1
khách sạn 3 sao với 75 phòng, 9 khách sạn 2 sao với 386 phòng, 3 khách sạn 1 sao với
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
117 phòng); 72 cơ sở dịch vụ ăn uống với 2.925 chỗ ngồi, 7 bể bơi, 7 sân tenis, 78
phòng massage. Phú Thọ cũng là trung tâm du lịch hấp dẫn với khu di tích lịch sử Đền
Hùng, khu nước khoáng nóng Thanh Thủy, Đầm Ao Châu, rừng quốc gia Xuân Sơn,...
Hạ tầng khu công nghiệp
Hiện nay Phú Thọ có 04 khu công nghiệp và 19 cụm công nghiệp (Xem bảng I.7).Thành
phố Việt Trì có nhiều KCN như Thụy Vân, Nam Việt Trì, Bạch Hạc,...Xung quanh các
KCN còn có các làng công nhân, các khu đô thị mới, các khu vui chơi giải trí, bệnh viện
đa khoa, trung tâm thương mại, cửa hàng, siêu thị. Bốn KCN là: Thụy Vân, Trung Hà,
Tam Nông, Phú Hà (Thị Xã Phú Thọ).

Bảng I.7: Tổng hợp các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Địa điểm Tên cụm CN
Tổng
Đã sử
dụng
(ha)
Chưa sử
dụng
(Ha)
1. Việt Trì
Cụm CN làng nghề Phượng
Lâu
80 80
Cụm làng nghề Vân Phú 14 14
Khu CN Bạch Hạc 30 5 25
2. Phù Ninh
Cụm CN Làng nghề TASCO 24 10 14
Cụm CN Phú Gia 60 60
Cụm CN Rừng Xanh 100 2 98
3. TX Phú Thọ Cụm CN Gò Gai 120 120
4. Lâm Thao Cụm CN Hợp Hải – Kinh Kệ 41 10 31
5. Tam Nông
Cụm CN Văn Lương 72 72
Cụm CN làng nghề Hưng Hoá 15 15
6. Thanh Thuỷ Cụm CN Yến Mao 30 30
7. Thanh Sơn Cụm CN Thanh Sơn 30 30
8. Yên Lập Cụm CN Yên Lập 15 15
9. Thanh Ba Cụm CN phía Nam 40 40
10. Hạ Hoà Cụm CN Vô Tranh 30 30
11. Cẩm Khê Cụm CN làng nghề Sông Thao 21 2 19

12. Đoan Hùng
Cụm CN Sóc Đăng 97 5 92
Cụm CN Ngọc Quan 15 15
Cụm CN Chân Mộng 15 15
Tổng cộng 849 34 815
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
Nguồn: Phú Thọ tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ 2007
1.3. Môi trường đầu tư tỉnh Phú Thọ
 Các yếu tố thuận lợi
(1) Phú Thọ nằm ở vị trí ngã ba sông, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng và miền núi, cửa ngõ
phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội -
Hải Phòng, các trục đường bộ, sắt, thuỷ quan trọng như cao tốc Hà Nội – Việt Trì - Lào
cai; đường Hồ Chí Minh; quốc lộ 2, quốc lộ 32A, 32C và quốc lộ 70, đường sắt Hà Nội
- Lào Cai, đường thuỷ sông Hồng nối Phú Thọ với các tỉnh Đồng bằng, các tỉnh vùng
Đông Bắc, Tây Bắc, cả nước và thế giới. Gần địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có quỹ
đất phát triển các khu công nghiệp và đô thị lớn dồi dào; tài nguyên du lịch phong phú,
đa dạng, nhiều danh thắng nổi tiếng để phát triển du lịch, có tài nguyên khoáng sản và
tài nguyên rừng giàu có.
(2) Phú Thọ có môi trường chính trị và xã hội ổn định, an ninh, trật tự xã hội được đảm
bảo. Chính quyền và nhân dân Phú Thọ thân thiện, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho
nhà đầu tư. Thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư và triển khai thực hiện dự án đầu
tư được thực hiện theo cơ chế một đầu mối, miễn phí, giảm phiền hà, thời gian cho nhà
đầu tư. Tỉnh cũng đã đưa công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền và quảng bá
đầu tư thông qua Website, cổng giao tiếp điện tử của tỉnh để lãnh đạo tỉnh trả lời và đối
thoại với doanh nghiệp.
(3) Phú Thọ hiện đã có một số cơ sở công nghiệp có ý nghĩa đối với cả nước như giấy,
phân bón, hoá chất... cùng với nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào từ nông nghiệp, lâm
nghiệp, khoáng sản để phát triển công nghiệp. Phú Thọ là một trong những tỉnh thừa

hưởng những cơ sở sản xuất công nghiệp lớn từ những năm 60 của thế kỷ XX.
(4) Phú Thọ có đội ngũ công nhân công nghiệp khá đông so với các tỉnh miền núi khác;
tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao, là một trong 10 tỉnh thuộc nhóm tỉnh thành phố có
giáo dục- đào tạo phát triển khá; trình độ dân trí cao; truyền thống văn hoá tốt; tỷ lệ lao
động xuất khẩu khá. Chi phí nhân công của Phú Thọ khá rẻ so với các tỉnh thành khác.
Lương bình quân của lao động trong doanh nghiệp hiện tại là 60 - 80 USD/người/ tháng;
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
chỉ bằng 65% so với Hà Nội và 40% so với thành phố Hồ Chí Minh là lợi thế đáng kể
của Phú Thọ.
(5) Phú Thọ có đất đai làm mặt bằng dồi dào, có 5 KCN và khu liên hợp được CP phê
duyệt với tổng diện tích 1.600 ha, quy hoạch mỗi KCN bình quân 30 ha trở lên, có 19
cụm công nghiệp do tỉnh thành lập tổng diện tích 850 ha ở 12 Huyện, thị trong tỉnh.
Tỉnh còn lập quỹ đất dự trù 3.000 ha để phát triển công nghiệp. Giá thuê đất ở các KCN
ưu đãi và thời gian thuê đất là 49 năm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều tiềm năng,
giá nguyên vật liệu, vật tư thấp hơn các khu vực liền kề cũng như Hà Nội.
 Các khó khăn tạm thời
(1) Đường bộ Hà Nội – Phú Thọ -Lào Cai đang trong quá trình cải tạo và nâng cấp,
đường sắt Hà Nội – Phú Thọ - Lào Cai cũng đang trong quá trình cải tạo. Tuy nhiên đến
năm 2010 sẽ thông tuyến đường Hồ Chí Minh qua Phú Thọ đến Cao Bằng. Đường Quốc
lộ 2 nâng cấp đến Vĩnh Yên hết năm 2008 sẽ hoàn thành nối tới Tuyên Quang, năm
2008 sẽ khởi công và 2012 thông tuyến đường Xuyên Á qua Phú Thọ.
(2) Điều kiện KT-XH, đời sống nhân dân trong tỉnh còn thấp, thu nhập bình quân chỉ
bằng 60% mức trung bình của cả nước. Tỉnh có 50 xã đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo
của Phú Thọ thường cao hơn mức chung của cả nước (năm 2007 là 22%). Tác động của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với tăng hiệu quả KT-XH, sản xuất và dịch vụ còn chưa
rõ nét; việc khai thác các tiềm năng, lợi thế và các nguồn nội lực chưa nhiều, nhưng lại
muốn giải quyết cùng một lúc hai vấn đề lớn là vừa đẩy nhanh phát triển kinh tế lại vừa
muốn giải quyết được về cơ bản các vấn đề xã hội, môi trường.
(3) Môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện, nhưng chưa đủ sức hấp dẫn trong cạnh

tranh thu hút đầu tư; khả năng huy động các nguồn lực nhất là nội lực cho đầu tư còn
hạn chế; chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, chưa đồng bộ,
chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Trong tỉnh tuy sớm có một số cơ sở
công nghiệp vào loại lớn nhất cả nước, nhưng được đầu tư từ những năm 60 - 70 của thế
kỷ trước, đến nay thiết bị hầu hết đã lạc hậu.
 Chế độ ưu đãi và khuyến khích của Tỉnh
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngoài các chế độ ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước, tỉnh Phú Thọ
còn có thêm một số chế độ ưu đãi như sau:
Các nhà đầu tư được hưởng giá thuê đất thấp nhất trong khung giá tiền thuê đất của
tỉnh và điều kiện miễn giảm do Bộ Tài Chính quy định. Các nhà đầu tư được nộp tiền
thuê đất chậm 5 năm kể từ khi phải nộp theo hợp đồng và giảm 50% trong 5 năm tiếp
theo. Nhà đầu tư được tỉnh trợ cấp hỗ trợ tiền lương tương đương số thuế thu nhập
doanh nghiệp thực nộp vào ngân sách trong 4 năm đầu và 50% trong 4 năm tiếp theo.
Được tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ
tầng không quá 3 tỷ đồng/ dự án. Các dự án sử dụng 300 lao động trở lên hoặc có tỷ lệ
sản phẩm xuất khẩu từ 80% trở lên hoặc dự án có tác dụng phát triển làng nghề trên địa
bàn tỉnh được hỗ trợ kinh phí đào tạo công nhân 500.000đ/người.
Các nhà đầu tư cũng được hưởng ưu đãi khi đầu tư vào các KCN như sau: Nhà đầu tư
được chọn hình thức giao đất và được giảm 10% tiền thuê đất. Tỉnh hỗ trợ 100% kinh
phí giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cung cấp các dịch vụ điện, nước và hỗ trợ đầu tư
đường giao thông đến 3km đến chân hàng rào KCN. Dự án đặc biệt khuyến khích đầu
tư vào KCN được miễn phí hạ tầng trong thời gian XDCB đến 3 năm. Dự án đầu tư
thuộc lĩnh vực công ích được miễn phí hạ tầng.
Thứ tự ưu tiên đầu tư như sau:
- Ưu tiên đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp và vùng sâu, vùng xa.
- Các lĩnh vực công nghệ cao.
- Sản xuất lắp ráp điện, điện tử.
- Sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo.

- Sản xuất các loại phần mềm.
- Đầu tư vào các lĩnh vực thu hút nhiều lao động.
- Nuôi trồng, chế biến lâm, thuỷ hải sản.
- Sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.
- Khai thác và chế biến khoáng sản.
- Đầu tư vào các dự án hoá chất, dược phẩm.
- Đầu tư vào các dự án khai thác tiềm năng du lịch.
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
- Trồng và chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản.
2. Vài nét về hoạt động đầu tư phát triển tại Phú Thọ giai đoạn 2001-2007
2.1. Bối cảnh chung
 Tình hình thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2001-2007
Quy mô thu hút vốn đầu tư
Muốn xem xét tình hình huy động vốn đầu tư tại tỉnh Phú Thọ thì chúng ta phải đặt
trong sự tương quan với tình hình thu hút vốn đầu tư chung của cả nước. Trong giai
đoạn 2001-2007, vốn đầu tư toàn xã hội mà cả nước thu hút được thực sự khởi sắc với
tốc độ tăng vốn đầu tư qua các năm đều trên 15%.
Bảng I.8: Vốn đầu tư toàn xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2007
STT Năm Đơn vị VĐT toàn XH Đơn vị Tốc độ tăng
1 2001 Nghìn tỷ 170,5 -
2 2002 ” 200,1 % 17,36
3 2003 ” 239,4 ” 19,64
4 2004 ” 290,9 ” 21,51
5 2005 ” 343,1 ” 17,94
6 2006 ” 398,9 ” 16,26
7 2007 ” 462,2 ” 15,87
Tổng số ” 2.105,1
Nguồn: Tổng hợp từ Website Tổng cục Thống Kê (www.gso.gov.vn);
Thông tinh Kinh tế- Xã hội, Website Đại học Kinh tế Quốc dân (www.neu.edu.vn)

Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2007 là 2.105,1 nghìn tỷ đồng (Tính
theo giá thực tế), đạt trung bình 300,73 nghìn tỷ đồng/năm. Lượng vốn đầu tư tăng lên
từ 170,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2001 lên tới 462,2 nghìn tỷ đồng trong năm 2007. Tốc
độ tăng vốn đầu tư qua các năm đều ở mức cao, trong đó cao nhất là năm 2004 với tỷ lệ
tăng là 21,51% (Xem bảng I.8). Tuy nhiên trong hai năm 2006 và 2007 thì tỷ lệ này
giảm xuống chỉ còn khoảng 16%. Mức tăng vốn đầu tư huy động qua các năm cao như
vậy là rất cần thiết để phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao (tỷ lệ tăng trưởng
GDP trên dưới 8%) của nước ta trong những năm vừa qua.
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
Biểu I.2: Vốn đầu tư toàn xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2007
(Đơn vị: Nghìn tỷ đồng, giá thực tế)
Nguồn: Tổng hợp từ Website Tổng cục Thống Kê (www.gso.gov.vn);
Thông tinh Kinh tế- Xã hội, Website Đại học Kinh tế Quốc dân (www.neu.edu.vn)
Để nhìn nhận trực quan hơn sự tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam giai
đoạn 2001-2007 chúng ta nghiên cứu biểu đồ I.2. Dễ dàng nhận thấy lượng vốn đầu tư
toàn xã hội thu hút được tăng đều qua các năm, trong đó đạt đỉnh điểm vào năm 2007
vừa qua với tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 462,2 nghìn tỷ đồng. Lượng vốn đầu tư này
tương đương với 40,5% GDP, tăng lên 2,3% so với kế hoạch và tăng thêm 15,9% so với
thực hiện năm 2006.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã duy trì được một tỷ lệ đầu tư rất cao, luôn đạt
mức >40% GDP, một tỷ lệ đầu tư gần như cao nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc với tỷ
lệ đầu tư khoảng 44% GDP, tỷ lệ đã làm nền kinh tế nước này tăng trưởng liên tục trong
nhiều năm với hai con số. Tỷ lệ đầu tư này sẽ vẫn được Việt Nam duy trì trong những
năm tiếp theo - cũng như các nước đã phát triển trên thế giới, khi ở trong giai đoạn nền
kinh tế phát triển “nóng” như Việt Nam hiện nay, họ cũng giữ một tỷ lệ vốn đầu tư toàn
xã hội/GDP cao như vậy.
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
Cơ cấu vốn đầu tư

Bên cạnh sự tăng lên liên tục của lượng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam
cũng biến đổi không ngừng qua các năm.
Bảng I.9: Cơ cấu vốn đầu tư Việt Nam (2001-2007) theo thành phần kinh tế
ST
T
Năm Kinh tế nhà
nước (%)
Kinh tế ngoài nhà
nước (%)
Kinh tế có vốn
đầu tư nước
ngoài (%)
1 2001 59,8 22,6 17,6
2 2002 57,3 25,3 17,4
3 2003 52,9 31,1 16,0
4 2004 48,1 37,7 14,2
5 2005 47,1 38,0 14,9
6 2006 46,4 37,7 15,9
7 2007 44,5 34,6 20,9
Nguồn: Tổng hợp từ Website Tổng cục Thống Kê (www.gso.gov.vn );
Thông tinh Kinh tế- Xã hội, Website Đại học Kinh tế Quốc dân (www.neu.edu.vn)
Qua bảng I.9 ta thấy: Khu vực kinh tế nhà nhà nước, với vai trò là thành phần kinh tế
chủ đạo, luôn đóng góp vốn đầu tư với tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn
giảm dần qua các năm, cùng với đó là sự tăng lên trong tỷ trọng từ đầu tư của khu vực
kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn ĐTNN. Riêng năm 2007, tỷ trọng vốn
đầu tư của kinh tế nhà nước đạt 44,5%, thấp nhất trong giai đoạn 7 năm 2001-2007,
đồng thời tỷ trọng của kinh tế có vốn ĐTNN đạt cao nhất trong 7 năm (20,9%).
Năm 2007, vốn đầu tư thuộc NSNN ước đạt khoảng 101,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so
với kế hoạch đề ra và tăng 17,5% so với thực hiện năm 2006. Nguồn vốn tín dụng đầu tư
phát triển của nhà nước ước đạt khoảng 40 nghìn tỷ đồng (đạt kế hoạch), trong đó

nguồn vốn vay trong nước đạt 97% kế hoạch. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp
nhà nước đạt 64 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% so với kế hoạch và tăng 3,9% so với ước thực
hiện năm 2006. Nguồn vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt
160 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% so với kế hoạch và tăng 19,5% so với ước thực hiện 2006.
Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đạt khoảng 74,5 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ tổng vốn đầu tư trên GDP ước đạt 40,5%. Trong năm 2007, nhờ duy trì một tỷ lệ
đầu tư cao như trên nên GDP cả nước tăng cao đạt 8,48%.
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
 Tình hình thu hút FDI ở Việt Nam giai đoạn 2001-2007
Quy mô thu hút FDI
Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu Á 1998-1999 đã phần nào ảnh hưởng
xấu đến quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam song từ năm 2001 cho tới nay, FDI của
Việt Nam đã không ngừng phục hồi và tăng cao, đặc biệt trong năm 2007 vừa qua.
Biểu I.3: Quy mô FDI của Việt Nam giai đoạn 2001-2007
(Đơn vị: Triệu USD)
Nguồn: Tổng hợp từ Website Tổng cục Thống Kê (www.gso.gov.vn );
Thông tinh Kinh tế- Xã hội, Website Đại học Kinh tế Quốc dân (www.neu.edu.vn)
Qua biểu đồ trên, ta thấy quá trình thu hút FDI vào Việt Nam thời kỳ 2001-2007 có thể
chia ra làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 2001-2005: FDI bắt đầu phục hồi và tăng tốc sau cuộc khủng hoảng tài
chính- tiền tệ Châu Á năm 1998 mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng phần nào. Trong giai
đoạn này, FDI cam kết tăng đều qua các năm với tỷ lệ tăng khoảng 18,8%/năm, FDI
thực hiện tăng khoảng 6,4%/năm. Kết thúc giai đoạn, tổng lượng FDI cam kết đạt
20.720,2 triệu USD, hơn 5 tỷ USD so với kế hoạch.
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B
Luận Văn Tốt Nghiệp
Giai đoạn 2006-2007: Đây là giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO. Lượng vốn FDI cam kết tăng vọt hơn hẳn so với giai đoạn trước. Chỉ
riêng năm 2007, lượng FDI cam kết đạt 20,3 tỷ USD, xấp xỉ với cả giai đoạn 5 năm

2001-2005, tăng 69,1% so với năm 2006; trong đó vốn cấp phép mới là 17.650 triệu
USD với 1.406 dự án, tăng 94% về vốn và tăng 68,8% về số dự án so với năm 2006;
vốn tăng thêm là 2.650 triệu USD với 361 dự án. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện ước
đạt 4.600 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2006.
FDI vào Việt Nam đã đóng góp cho nền kinh tế rất lớn. Hiện có trên 8.590 dự án của 81
nước và vùng lãnh thổ đang hoạt động có tổng vốn đầu tư trên 83,1 tỉ USD, trong đó
vốn thực hiện đạt 29,2 tỷ USD. Vốn FDI chiếm tỷ trọng 18% tổng vốn đầu tư xã hội,
đóng góp 16,2% GDP, chiếm 19,78% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu thô) và 37%
giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
Cơ cấu vốn FDI
Cơ cấu FDI theo đối tác
Hiện đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên
83 tỷ đô la Mỹ. Hàn Quốc là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.
Biểu I.4: Cơ cấu vốn FDI đăng ký của Việt Nam theo đối tác đến hết năm 2007
Nguồn: Website Cục Đầu tư nước ngoài (www.fia.mpi.gov.vn )
Theo biểu đồ, các nước Châu Á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng
vốn FDI đăng ký vào Việt Nam; các nước châu Âu chỉ chiếm 24%, trong đó EU chiếm
10%; các nước Châu Mỹ chiếm 5%, riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6%. Tuy nhiên, nếu tính cả
số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu tư
Phạm Minh Châu Kinh tế đầu tư 46B

×