Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời mở đầu
Bước vào thế kỉ XXI, khi mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ
đang phát triển như vũ bão, cùng với vấn đề hòa bình độc, độc lập dân tộc,
chủ quyền quốc gia, toàn cầu hóa, bảo vệ môi trường, bùng nổ dân sô,... Ở
khắp nơi trên thế giới đang nổi lên vấn đề con người, tâm lí con người, nhân
cách con người, trí tuệ con người, nguồn lực con người. Con người đang là
yếu tố trực tiếp của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và kế hoạch
phat triền lực lượng lao động nói riêng. Trong những năm đầu của thế kỉ mới
này, ở nước ta trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể con người cũng được
thể hiện trong chương trình cụ thể :” Con người là mục tiêu là động lực phát
triển kinh tế xã hội.” Nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất, lâu
bền nhất trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Bởi lẽ “ cho dù đủ các nguồn
lực mà không có môi trường chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lí và dư luận thuận
lợi cho con người hoạt động thì vị tất đã có thể đạt được sự phát triển như
mong muốn”. Chính vì vậy, để có thể cân đối và “bôi trơn bánh xe” thị trường
lao động thì cần phải có quản lí kế hoạch nhằm hoạch định những chính sách
tác động của Chính Phủ. Nhận thức được tầm quan trọng và vị thế của vấn đề
lao động – việc làm đối với phát triển kinh tế xã hội, là lí do tôi chọn đè tài :
“Tìm hiểu và đánh giá Kế hoạch hóa lao động – việc làm của Việt Nam
giai đoạn 2006 – 2010.”
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phần I. Lý luận chung
I.Lý luận chung về kế hoạch hoá lao động - việc làm.
1. Các khái niệm cơ bản về kế hoạch hoá lao động - việc làm.
1.1. Dân số.
Dân số là cơ sở hình thành lực lượng lao động. Sự biến động của dân số
là kết quả của quá trình nhân khẩu học và tác động trực tiếp hoạc gián tiếp
đến qui mô, cơ cấu cũng như sự phân bố theo không gian của dân số trong độ
tuổi lao động. Sự biến động của dân số thường được nghiên cứu qua sự biến
động tự nhiên và biến động cơ học.
*Biến động dân số tự nhiên
Biến động dân số tự nhiên là do biến động tác động của sinh đẻ và tử
vong. Tỷ lệ sinh đẻ và tử vong phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và
mức độ thành công của chính sách kiểm soát dân số( hạn chế sinh đẻ…).
Dân số tăng nhanh trong khi kinh tế tăng chậm được cải thiện đã làm cho
mức sống dân cư ở các nước đang phát triển chậm được cải thiện và tạo ra áp
lực lớn trong giải quyết việc làm. Do đó kế hoạch hoá dân số đi đôi với phát
triển kinh tế là vấn đề quan tâm đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Cũng cần chú ý là các yếu tố sinh đẻ và tử vong cá tác động đến qui mô
dân số trong độ tuổi lao động song có tác động trễ( sau 15 năm). Do vậy cần
cố chính sách kiểm soát dân số có hiệu quả trong thời kì trước đó nhằm hạn
chế tốc độ tăng dân số.
*Biến động cơ học
Biến động cơ học là do tác động của di dân ( di cư). Ở các nước đang
phát triển, di dân là một trong những yếu tố tác động đến qui mô và cơ cấu lao
động, đặc biệt là cơ cấu lao động thành thị và nông thôn. Vì dân số và lao
động chuyển từ nông thôn ra thành thị là biểu hiện chính của xu hướng di dân
trong nước.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Theo Todaro( 1970), dựa vào mô hình di dân bao gồm hai giả thiêt sau:
- Thứ nhất, di dân chủ yếu là một hiện tượng kinh tế mà với cá nhân
người di cư có thể là một quyết định hoàn toàn hợp lí cho dù có tình trạng thất
nghiệp ở thành thị.
- Thứ hai, quyết định di cư phụ thuộc vào chênh lệch thu nhập “ dự kiến”
sẽ có được chứ không phải là thu nhập thu nhập thực tế giữa nông thôn và
thành thị.
Nghiên cứu sự di dân của các nước đang phát triển, các nhà kinh tế đã
rút ra nhận xet:
- Người di cư chủ yếu là thanh niên(ở dộ tuổi 15 – 24) và có trình độ học
vấn nhất định.
- Người nghèo thường chiếm tỉ lệ cao trong số người di cư.
Việc phân tích xem xét ai là người di cư là cơ sở quan trọng để Chính
phủ lựa chọn chính sách về vấn đề giải quyết việc làm và chống thất nghiệp.
1.2.Nguồn lao động.
Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý nghĩa
quan trọng làm cơ sở cho việc cân đối lao động - việc làm trong xã hội.
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo qui định của
pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những
người ngoài độ tuổi lao động ( trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các
ngành kinh tế quốc dân.
Việc qui định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau ở các nước, thậm
chí khác nhau ở các giai đoạn của mỗi nước. Điều đó phụ thuộc vào trình độ
phát triển của nền kinh tế. Đa số các nước qui định cận dưới ( tuổi tối thiểu )
của độ tuổi lao động là 15 tuổi còn cận trên ( tuổi tối đa) có sự khác nhau. Trị
số tối đa về tuổi lao động là trùng với tuổi nghỉ hưu. Ở nước ta qui định tuổi
của Bộ Luật lao động ( 2002), độ tuổi lao động đối với nam từ 15 tuổi đến 60
tuổi và nữ là từ 15 tuổi đến 55 tuổi. Nguồn lao động luôn được xem xét trên
hai mặt biểu hiện đó là chất lượng và số lượng.
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm:
- Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm.
- Và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất
nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu
cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác ( bao gồm cả những người
nghỉ hưu trước tuổi qui định).
Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ
chuyên môn, tay nghề( trí lực) và sức khoẻ( thể lực) của người lao động.
Lực lượng lao động hteo quan niệm của Tổ chức lao dộng quốc tế ( ILO
– International Labỏu Organization) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động.
Theo qui định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Còn ở
nước ta hiện nay, khái niệm lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi
trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Khái niệm như trên là đồng
nghĩa với dân số hoạt động kinh tế ( tích cực) và phản ánh khả năng thực tế về
cung ứng nguồn lao động của xã hội.
1.3. Việc làm.
Việc làm là tiền đề cơ bản giúp chúng ta nhận định một cách chính xác
và thống nhất về mối quan hệ giữa lao động và việc làm trong nền kinh tế thị
trường.
Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được biêt hiệnlà sự kết
hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động
theo mục đích của con người.
Theo Bộ luật lao động ở nước ta khái niệm việc làm được xác định là:”
Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là việc làm.”
Từ đó cho thấy khái niệm việc làm bao gồm những nội dung sau:
- là hoạt động lao động của con người.
- Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập.
- Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Số lượng việc làm trong nền kinh tế phản ánh cầu lao động. Cầu lao
động cho thấy số lượng lao động mà các tổ chức (đơn vị) kinh tế sẵn sàng
thuê( sử dụng) để tiến hành các hoạt động kinh tế với mức tiền lương nhất
định. Cầu lao động phụ thuộc vào qui mô sản lượng hệ số co giãn việc làm
đối với sản lượng(đầu ra).
1.4.Thất nghiệp.
Theo khái niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế(ILO), thất nghiệp theo
nghĩa chung nhất là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động
muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất
định. Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao độngcó khả năng lao động,
không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm.
Tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế được đánh giá bằng chỉ tiêu “ tỉ lệ
thất nghiệp”. Nó đước xác định bằng tỉ lệ phầm trăm số người thất nghiệp và
lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.
2. Vai trò của vấn đề lao động - việc làm trong tăng trưởng và phát triển
kinh tế ở các nước đang phát triển.
2.1.Vai trò hai mặt.
Lao động có vai trò đặc biệt hơn các yếu tố khác vì lao động có vai trò
hai mặt:
Lao động là nguồn sản xuất chính và không thêr thiếu được trong các
hoạt động kinh tế. Với vai trò này, lao động được xem xét ở hai khía cạnh đó
là chi phí và lợi ích. Lao động là yếu tố đầu vào, nó ảnh hưởng đến chi phí
như các yếu tố sản xuất khác. Lao động cũng bao hàm ý nghĩa tiềm tàng: góp
phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống và giảm nghèo đói thông qua chính
sách( tạo việc làm, tổ chức lao động có hiệu quả,…). Vai trò của lao động
cũng thể hiện ở khía cạnh thứ hai đó là lao động - một bộ phận của dân số, là
người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Mọi quốc gia đều nhấn
mạnh đến mục tiêu “ phát triển vì con người và coi đó là động lực của quá
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trình phát triển”. Hầu hết các nước đều đặt trọng tâm vào phát triển con
người.
Việc nâng cao năng lực cơ bản của các cá nhân, của người lao động sẽ
giúp họ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Khi thu nhập từ việc làm tăng, họ sẽ có
điều kiện cải thiện đới sống, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kế quả là tăng
nhu cầu xã hội, đồng thời tác động đến hiệu quả sản xuất trong điều kiện năng
suất lao động xã hội tăng.
Qua đó ta nhận thấy lao động có vai trò quan trọng trong tăng trưởng và
phát triển kinh tế.
2.2. Vai trò của lao động ở các nước đang phát triển.
Như chúng ta đã biết một trong những lợi thế của các nước đang phát
triển là lao động nhiều, giá lao động rẻ. Tuy nhiên ở các nước này lao động lại
chưa phải là động lực mạnh cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhất là các
nước lao động nông nghiệp – nông thôn còn chiếm tỉ trọng cao trong tổng số
lực lượng lao động. Bởi vì lao động nhiều nhưng lại có dấu hiệu của sự dư
thừa hay tình trạng thiếu việc làm. Lao động với năng suất thấp, phần đóng
góp của lao động trong tổng thu nhậpcòn hạn chế, nguyên nhân chủ yếu là do
kinh tế chậm phát triển, các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng
việc làm chậm được cải thiện, bổ sung thậm chí còn suy giảm
3. Kế hoạch hoá lao động - việc làm và ý nghĩa trong hệ thống kế hoạch
hoá phát triển kinh tế - xã hội.
Kế hoạch hoá lao động - việc làm là bộ phận trong hệ thống kế hoạch
hoá phát triển, nhằm xác định qui mô, cơ cấu, chất lượng cảu bộ phận dân số
tham gia hoạt động kinh tế cần huy động cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế,
các chỉ tiêu về nhu cầu việc làm mới, nhiệm vụ giải quyết việc làm trong kì kế
hoạch, đồng thời đưa ra các chính sách và giải pháp quan trọng nhằm thu hút
và sử dụng hiệu quả nguồn lao động.
Ý nghĩa của kế hoạch hoá lao động - việc làm trong hệ thống kế hoạch
hoá phát triển là kế hoạch hoá có ý nghĩa đặc biệt, nó bao hàm cả ý nghĩ kế
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hoạch mục tiêu và kế hoạch biện pháp. Là kế hoạch mục tiêu vì kế hoạch lao
động biện pháp,ké hoạch hoá lao động nhằm vào mục tiêu của kế hoạch tăng
trưởng, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch phát triển vùng kinh tế,
tạo ra điều kiện lao động để thực hiện kế hoạch này. Là kế hoạch mục tiêu vì
kế hoạch lao động bao hàm một số các chỉ tiêu nằm trong hệ thống mục tiêu
phát triển xã hội như: giải quyết lao động, khống chế thất nghiệp hay các chỉ
tiêu sức khoẻ và giáo dục…
II. Nội dung của kế hoạch hoá lao động - việc làm.
Các nước đang phát triển do thiếu hụt sức lao động đã có thể gây ra
những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế và xã hội. tình trạng
mất cân bằng do quá dư thừa về lao động vì lực lượng lao động tăng trưởng
nhanh vượt mức tăng trưởng việc làm đã gây ra gánh nặng trong quá trình
phát triển đất nước. Bởi vậy quản lí kê hoạch để cân đối quan hệ cung - cầu
sức lao độngtrở thành nội dung quan trọng của kế hoạch lao động - việc làm
và là phương pháp hợp lí nhất trong kế hoạch lực lượng lao động.
Nhiệm vụ của kế hoạch lao động - việc làm là xác định cung - cầu về lao
động sẽ xác định các chính sách tác động của Chính Phủ nhằm hoàn thiện sự
vận động của thị trường lao động.
1. Đánh giá các yếu tố tác động đến lao động việc làm kì kế hoạch.
1.1.Tác động của yếu dân số.
*Qui mô và tốc độ tăng trưởng dân số: Qui mô dân số mở rộng hay thu
hẹp, tăng trưởng dân số nhanh hay chậm chi phối sự biến động của bộ phận
dân số trong độ tuổi lao động. Bởi vậy thông qua điêu tiết có kế hoạch sự tăng
trưởng dân số để điều tiết tài nguyên sức lao động – xã hội.
*Tình hình cấu tạo tuổi tác của dân số: Cùng một tổng lượng dân số có
thể hình thành lươngj tài nguyêu sức lao động khác nhau, nguyên nhân là do
cấu tạo tuổi tác lao động của dân số, cho nên mức độ ăn khớp giữa cấu tạo
tuổi tác của dân sốvới qui định tuổi sẽ qui định tài nguyên sức lao động trong
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tổng lượng dân số nhất định. Đó cũng là con đường điều chỉnh lưc lượng lao
động xã hội.
*Qui định tuổi lao động: Khung tuổi lao động được xác định trên cơ sở
khách quan nhất định. Giới hạn trên, dưới của lao động được qui định khác
nhau, trực tiếp đưa bộ phận dân số vào hoạc loại ra khỏi phạm vi tài nguyên
sức lao động mở rộng hoạch thu hẹp, bao gồm: tình hình thể chất của con
người, mức sống, điều kiện lao động, tình hình lao động,…
1.2.Tác động của tăng trưởng kinh tế.
Sự tăng trưởng của nền kinh tế nếu coi các yếu tố khác không đổi thì nó
phụ thuộc vào số lượng sức lao động và năng suất lao động. Tăng trưởng dân
số tạo ra những biến đổi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một số ngành kinh
tế trước đây bị mất đi, một số ngành mới phát triển, làm nảy sinh về nhu cầu
di chuyển lao động, đoà tạo kĩ năng mới. Điều đó, đến lượt mình lại đòi hỏi
phải có các dịch vụ mới như dịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo và đào tạo lại
nghề nghiệp,… Các hoạt động này đã đánh dấu sự hình thành một thị trương
lao động mới, tuy còn ở bước sơ khai.
1.3.Tác động của công nghiệp hoá, hiện đai hoá.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hướng phát triển tất yếu của đất
nước ta hiện nay để đi tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ là công cuộc xây dựng
kinh tế mà là quá trình biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, nhằm làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất. Chính vì
vậy, nó đòi hỏi phải có nguồn lựcđủ về số lượng, mạnh về chất lượng, thực sự
là động lực của sự phát triển. Bên cạnh đó công nghiệp hoá, hiện đại hoá kéo
theo cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đang làm thay đổi hệ thống giá trị
đời sống xã hội dẫn đến đổi mới ý thức xã hội. Con người trong xã hội hiện
đại đều mong muốn được tự khẳng định và tự thực hiện nhân cách. Yêu cầu
của công nghiệp hoa hiện đại hoá, phát huy nguồn lực con người Việt Nam
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đang đòi hỏi phải cải thiện cả về mặt trí lực lẫn thể lựccho người lao động
hiện tại và tương lai.
1.4. Tác động của quá trình toàn cầu hóa.
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ mà trước hết
là những thành tựu của cuôc cách mạng thông tin thế giới dường như đã được
thu nhỏ lại. Một số sự kiện xảy ra ở bất kì một điểm nào trên thế giới người ta
cũng nhận được thông tin trong giây lát và có thể phối hợp xử lý nhanh. Cuộc
cách mạng khoa học công nghệ hiện đạimà trước hết là cách mạng thông tin
đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Trí thức và thông tin đã mở ra
khr năng mới làm cho hoạt động kinh tế vượt biên giới quốc gia. Trong thập
kỉ vừa qua, người ta đã chứng kiến những diễn biến đó với những biểu hiện
sinh động:
Thứ nhất, sự phát triển của phân công lao động quốc tế và sự bành
chướng của công ty xuyên quốc gia.
Thứ hai, sự tăng lên mạnh mẽ về qui mô, nhịp độ của thương mại quốc
tế và mở rộng thị trường nhanh chóng cả về bề rộng và bề sâu.
Thứ ba, sự lưu chuyển với nhịp độ nhanh, qui mô lớn của luồng vốn
quôcs tế.
Thư tư,cùng với sự tự do hoá thương mại tài chính, chuyên môn hoá sản
xuất, quá trình tự do hoá về di chuyển từng bước phát triển.
Thứ năm, đi hteo quá trình tưk do hoá kinh tế, nhiều khu vực triển khai
việc liên kết quá trình này và đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Nói tóm lại, toàn cầu hoá trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, có rất
nhiều hình thức hợp tác quốc tế được đề ra với sự cam kết thực hiện của các
quốc gia, của các tổ chức quốc tế. Một số hình thức hợp tác phát triển nguồn
lao động đẽ được triển khai và thực hiện như: hỗ trợ phát triển giáo dục và kỹ
thuật, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, bảo vệ môi trường sống, ngăn chặn nạn
chảy máy chất xám…Trên thực tế di chuyển nhân lực giữa giữa các nước trở
thành hiện tượng phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội quốc tế. Phổ biến hơn
9