Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

nghiên cứu kiến thức, hành vi nguy cơ và tìm kiếm dịch vụ y tế của bệnh nhân mắc sti đến khám tại bệnh viện da liễu trung uơng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.53 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
HỒ THỊ THANH THỦY
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, HÀNH VI NGUY CƠ
VÀ TÌM KIẾM DỊCH VỤ Y TẾ CỦA BỆNH NHÂN MẮC STI
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
HỒ THỊ THANH THỦY
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, HÀNH VI NGUY CƠ
VÀ TÌM KIẾM DỊCH VỤ Y TẾ CỦA BỆNH NHÂN MẮC STI
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG
Chuyên ngành : Da Liễu
Mã số: 60720152
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM THỊ LAN
HÀ NỘI – 2014
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS Acquired Immunodeficiency Syndrome – Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải
ELISA Enzyme-linked immunosorbent assays – Xét nghiệm miễn
dịch liên kết enzyme
FSW Female Sex Worker – Gái mại dâm
HbsAg Hepatitis B surface antigen – Kháng nguyên bề mặt viêm gan
siêu vi B
HIV Human Immunodeficiency Virus – Virus gây suy giảm miễn
dịch ở người
IDU Injecting Drug User – Người tiêm chích ma túy
MOH Ministry of Health – Bộ Y tế


MSM Men who have Sex with Men – Người đồng giới nam
RTI(s) Reproductive Tract Infections – Nhiễm khuẩn đường sinh sản
STI(s) Sexually Transmitted Infections –Các nhiễm khuẩn lây truyền
qua đường tình dục
WHO World Health Organization – Tổ chứcY tế Thế giới
BVDLTW Bệnh viện Da liễu Trung ương
LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục
PID Pelvis inflammation diseases - Viêm hố chậu
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Các thuật ngữ liên quan 3
1.2. Tình hình các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục 3
1.2.1.Tình hình STI trên thế giới 3
1.2.2. Tình hình STI tại Việt Nam 6
1.3. Căn nguyên các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục 8
1.4. Cách lây truyền 9
1.5. Các hành vi có nguy cơ lây truyền STI [16] 9
1.6. Hành vi bảo vệ làm giảm nguy cơ lây truyền STI [16] 10
1.7. Các nhóm người dễ bị mắc STI [16] 10
1.8. Biến chứng chủ yếu của STI [16] 10
1.8.1. Biến chứng thường gặp ở phụ nữ: 10
1.8.2. Biến chứng thường gặp ở trẻ em 11
1.8.3. Biến chứng thường gặp ở nam giới 11
1.8.4. Biến chứng thường gặp ở hai giới 11
1.9. Đặc điểm lâm sàng một số bệnh LTQĐTD thường gặp 11
1.9.1. Bệnh giang mai 11
1.8.2. Bệnh lậu [16] 13
1.9.3. Trùng roi âm đạo 14

1.9.4. Nhiễm Chlamydia trachomatis đường sinh dục 15
1.9.5. Bệnh Herpes sinh dục 16
1.9.6. Bệnh sùi mào gà 17
1.9.7. Nhiễm HIV/AIDS [21] 17
CHƯƠNG 2 21
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
Chọn những bệnh nhân được chẩn đoán STI tại khoa khám bệnh của BVDLTW. Những
bệnh nhân này được các bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán xác định theo căn nguyên dựa
vào lâm sàng và cận lâm sàng 21
- Tiêu chuẩn chọn mẫu 21
-Tiêu chuẩn loại trừ 21
+ Bệnh nhân dưới 16 và trên 60 tuổi 21
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 21
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 21
2.3. Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu 22
2.3.1. Nhóm biến số thông tin chung 23
2.3.2. Nhóm biến số về kiến thức STI 23
2.3.3. Nhóm biến số về hành vi nguy cơ mắc STI 23
2.3.4. Nhóm biến số về các hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế: Biến nhị phân gồm hai
giá trị là có tìm kiếm dịch vụ y tế và không tìm kiếm dịch vụ y tế; Biến rời rạc gồm
các dịch vụ y tế mà bệnh nhân lựa chọn 23
2.4. Các sai số có thể mắc trong nghiên cứu 23
2.5. Các biện pháp khống chế sai số 24
2.6. Xử lý số liệu 24
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 24
- Sự tham gia của tất cả các đối tượng vào nghiên cứu này hoàn toàn mang tính tự

nguyện và mọi thông tin về đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật 25
- Tuân thủ nguyên tắc và các bước thực hiện của hội đồng đạo đức nghiên cứu 25
2.8. Hạn chế của nghiên cứu và các biện pháp khắc phục 25
CHƯƠNG 3 26
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tham gia nghiên cứu 26
3.1. Tỷ lệ các STI ở đối tượng nghiên cứu 26
Các STI 26
Số bệnh nhân (n) 26
Tỷ lệ % 26
Lậu 26
Giang mai 26
Chlamydia tracomatis 26
Trùng roi âm đạo 26
Sùi mào gà 26
HIV 26
Khác 26
Tổng 26
3.2. Các hành vi nguy cơ mắc STI 28
Bảng 3.14. Sử dụng dụng cụ bi, nhẫn xâu vào cơ quan sinh dục 30
Sử dụng bi nhẫn 30
Số bệnh nhân 30
Tỷ lệ (%) 30
Có 30
Không 30
Tổng 30
Bảng 3.15. Tiền sử truyền máu 30
Tiền sử truyền máu 30
Số bệnh nhân 30
Tỷ lệ (%) 30

Có 30
Không 30
Tổng 30
Bảng 3.16. Hành vi nguy cơ của bạn tình 31
Hành vi nguy cơ của bạn tình 31
Số bệnh nhân 31
Tỷ lệ (%) 31
Nhiều bạn tình 31
Có 31
Không 31
Không rõ 31
Tiêm chích ma túy 31
Có 31
Không 31
Không rõ 31
Tổng 31
3.3. Kiến thức về STI 31
Bảng 3.17. Tỷ lệ trả lời đúng các bệnh STI 31
Các bệnh STI 31
Số người (n) 31
Tỷ lệ (%) 31
Lậu 31
Giang mai 31
Sùi mào gà 31
HIV/AIDS 31
Bệnh khác 31
Tổng 31
3.4. Thói quen tìm kiếm dịch vụ y tế 35
CHƯƠNG 4 38
DỰ KIẾN BÀN LUẬN 38

DỰ KIẾN KẾT LUẬN 39
KHUYẾN NGHỊ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted
Infections – STI) hiện nay đang là vấn đề y tế đáng quan tâm của nhiều quốc
gia trên thế giới. STI gây ảnh hưởng đến bệnh nhân, gia đình và cộng đồng
[1]. STI có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả hai giới như viêm nhiễm cơ
quan sinh sản, vô sinh. Đối với phụ nữ STI có thể gây sảy thai, thai chết lưu,
đẻ non, chửa ngoài tử cung, viêm tiểu khung mạn tính. Đối với trẻ sơ sinh STI
có thể gây tử vong chu sinh, lậu mắt bẩm sinh, giang mai bẩm sinh, viêm phổi
. Ở các nước đang phát triển, STI là nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng đến sức
khỏe của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sau các nguyên nhân gây bệnh và tử
vong mẹ có liên quan đến thai sản, và là nguyên nhân phổ biến khiến người
trưởng thành sử dụng dịch vụ y tế [1]. Các hậu quả về y tế và xã hội do STI
gây ra đã trở thành gánh nặng cho ngành y tế và cho cộng đồng. Ngoài ra, STI
là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy việc nhiễm và lây truyền HIV, đặc
biệt là các STI có loét [1].
Việt nam là nước có tỷ lệ nhiễm HIV thấp (khoảng 0,53% dân số),
nhưng lại có nguy cơ tiềm ẩn về sự bùng nổ HIV và STI do tình trạng đô thị
hóa và những thay đổi về kinh tế xã hội trong thời kì kinh tế thị trường. Phần
lớn các trường hợp mới nhiễm HIV ở nước ta hiện nay là do lây truyền qua
quan hệ tình dục [2].
Thực tế cho thấy rất nhiều người dân có những hiểu biết sai lầm về STI
dẫn đến những hành vi nguy cơ mắc STI và truyền bệnh cho người khác, khi
đã bị bệnh rồi thì họ lại lúng túng trong việc tìm kiếm dịch vụ y tế để điều trị.
Hàng năm có rất nhiều bệnh nhân mắc STI đến khám ở BVDLTW đã từng đi
khám ở nhiều tuyến y tế, điều trị đông y, phòng khám tư, thậm chí tự mua
thuốc điều trị. Thực tế cho thấy rất nhiều người dân thiếu kiến thức và có

1
những hiểu biết sai lầm về STI, dẫn đến những hành vi nguy cơ mắc STI, khi
đã bị bệnh rồi thì họ lại lúng túng trong việc tìm kiếm dịch vụ y tế để điều trị.
Việc tìm hiểu kiến thức về STI, hành vi nguy cơ mắc STI, hành vi tìm kiếm
dịch vụ y tế của bệnh nhân mắc STI sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho
các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch và đưa ra các hoạt động can thiệp
thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình phòng chống
STI/HIV/AIDS. Tuy nhiên, ở nước ta có rất ít nghiên cứu đề cập đến các vấn
đề này. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài“Nghiên cứu kiến thức,
hành vi nguy cơ và tìm kiếm dịch vụ y tế của bệnh nhân mắc STI đến
khám tại bệnh viện Da Liễu Trung Uơng” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát kiến thức về STI của bệnh nhân mắc STI.
2. Mô tả hành vi nguy cơ và tìm kiếm dịch vụ y tế của bệnh nhân
mắc STI.
3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, hành vi nguy cơ và
tìm kiếm dịch vụ y tế của bệnh nhân mắc STI.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các thuật ngữ liên quan
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) là bệnh gây nên do các vi
sinh vật lây truyền từ người này qua người khác chủ yếu qua quan hệ tình dục.
Từ trước tới nay có khá nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ nhóm bệnh
này. Đầu tiên thuật ngữ được sử dụng để chỉ các bệnh hoa liễu cổ điển bao
gồm giang mai, lậu, hạ cam, hột xoài và u hạt bẹn hoa liễu.
Trong những năm 70 của thế kỷ 20, ngoài các bệnh cổ điển trên nhiều
bệnh LTQĐTD mới được phát hiện nên thuật ngữ hoa liễu được thay bằng
các bệnh LTQĐTD (Sexually Transmitted Diseases- STD)
Ngày nay, nhờ các tiến bộ về kỹ thuật xét nghiệm nên người ta đã phát
hiện được các tác nhân mới mà trước đây không thể phát hiện được như virus

viêm gan B, HIV…Vì vậy đến năm 1979 tổ chức y tế thế giới đã thống nhất
gọi là các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted
Infections – STI).
Như vậy các STI bao gồm các bệnh LTQĐTD có biểu hiện lâm sàng và
cả các nhiễm khuan LTQĐTD không có biểu hiện lâm sàng.
1.2. Tình hình các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục
1.2.1.Tình hình STI trên thế giới
Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STI) khá phổ biến trên thế
giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Có khoảng 30 tác nhân khác nhau
gây ra STI, đó là các vi khuẩn, virus, nguyên sinh động vật và ký sinh trùng.
3
Một số STI có thể chữa khỏi, một số thì không nhưng nhìn chung STI là mối
quan tâm lớn của y tế cộng đồng ở tất cả các nước dù giàu hay nghèo do tính
phổ biến của bệnh, khả năng chữa khỏi cũng như khả năng phòng tránh. Do
vậy, đứng về khía cạnh cộng đồng, bệnh giang mai, bệnh lậu, chlamydia và
trichomonasis có tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược phòng chống STI
[2]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng ngoài AIDS, nếu chỉ tính 4
bệnh có thể chữa khỏi được là trichomonasis, Chlamydia, lậu và giang mai thì
mỗi năm trên toàn thế giới có hơn 340 triệu trường hợp mới mắc ở độ tuổi từ
15-49 [1]. Ngoài ra, hàng triệu trường hợp mắc STI do virus cũng xảy ra hàng
năm, chủ yếu là do lây nhiễm HIV, herpes sinh dục, sùi mào gà và viêm gan
virus B [1].
STI có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở phụ nữ,
chẳng hạn như bệnh viêm tiểu khung mạn tính, vô sinh, thai ngoài tử cung,
ung thư cổ tử cung, nhiễm khuẩn bà mẹ, tử vong chu sinh, và các nhiễm
khuẩn mắt có khả năng làm mù ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng và dấu hiệu
của nhiễm khuẩn nhiều khi rất kín đáo và chỉ được nhận biết khi đã quá
muộn với các biến chứng và tổn thương cho cơ quan sinh sản. Ngoài ra,
STI là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy việc nhiễm và lây truyền HIV.
Các STI có loét làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục một

cách đáng kể bởi vì các vết loét và tổn thương ở sinh dục cho phép các tác
nhân gây bệnh xâm nhập dễ dàng vào cơ thể người bệnh. Ngoài ra, các
viêm nhiễm ở niệu đạo và cổ tử cung cho phép trao đổi hiệu quả hơn các
chất tiết có chứa HIV, làm tăng khả năng lây truyền.
Trên toàn cầu, STI gây ra gánh nặng rất lớn cho nền kinh tế ở các
nước đang phát triển. Mắc STI cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động và
chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Ở hầu hết các
nước đang phát triển, chi phí kinh tế xã hội do STI gây ra là khá lớn và
4
được xếp vào một trong mười nguyên nhân hàng đầu khiến người dân đi
khám tại các cơ sở y tế chưa kể việc rất nhiều bệnh nhân STI không đi
khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế. Điều đó gây thiệt hại cho ngân sách y tế
quốc gia và kinh tế của hộ gia đình. Ngoài ra STI còn có thể gây ra các tổn
hại khác về mặt xã hội và bạo lực gia đình [1].
STI là nguyên nhân chính gây vô sinh nhưng có thể ngăn ngừa được, đặc
biệt là ở phụ nữ. Có khoảng 10% đến 40% phụ nữ bị nhiễm chlamydia không
được điều trị gây viêm hố chậu (PID). Tổn thương ống dẫn trứng sau viêm
nhiễm gây vô sinh cho 30-40% các trường hợp vô sinh nữ. Hơn nữa, phụ nữ
mắc PID có nguy cơ chửa ngoài tử cung cao hơn 6 đến 10 lần so với những
người không có PID, và có tới 50% chửa ngoài tử cung được quy cho là do
mắc PID trước đó [1]. Phòng chống PID, sẽ ngăn chặn được phần lớn các
trường hợp tử vong liên quan đến chửa ngoài tử cung. Phòng chống nhiễm
HPV sẽ giảm số lượng phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung, một bệnh ung thư
phổ biến thứ hai ở phụ nữ sau ung thư vú [1].
Ở phụ nữ mang thai, mắc bệnh giang mai sớm không được điều trị thì có
25% thai bị chết lưu và 14% trẻ sơ sinh tử vong. Bệnh lậu không được điều trị
ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, và có thể có 10% tử
vong chu sinh. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị lậu và / hoặc nhiễm Chlamydia sẽ
bị viêm mắt, có thể dẫn đến mù lòa ở khoảng 4.000 trẻ sơ sinh hàng năm trên
toàn thế giới [1]. Tóm lại, khả năng phòng ngừa, giảm tỷ lệ mắc và tử vong

liên quan đến STI là rất cao, điều đó làm cho việc phòng chống và kiểm soát
STI trở thành vấn đề ưu tiên của y tế cộng đồng [2].
5
1.2.2. Tình hình STI tại Việt Nam
Cũng giống như ở các nước khác ở châu Á, Việt Nam đang phải đối mặt
với sự gia tăng nhanh chóng của HIV. Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được
báo cáo trong tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1992,
chỉ có 11 trường hợp đã được báo cáo. Ước tính số người sống với HIV, tăng
hơn gấp đôi từ năm 2000 và 2006, từ khoảng 122.000 đến 280,000 [4]. Nhiễm
HIV chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành trẻ tuổi từ 20 đến 39. Dịch HIV ở
Việt Nam vẫn còn được phân loại là giai đoạn tập trung với tỷ lệ cao trong số
các nhóm nguy cơ cao, người tiêm chích ma túy (intravenous drug user -
IDU), gái mại dâm (female sex worker -FSW), và những người đàn ông có
quan hệ tình dục đồng giới nam (men who have sex with men - MSM). Phần
lớn các ca nhiễm HIV mới ở Việt Nam hiện nay là do quan hệ tình dục [4].
Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ STI chiếm khoảng 33% đến 50% ở FSW.
Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su đúng cách với khách hàng trong
số gái mại dâm là dưới 40% [5] và đặc biệt thấp khi quan hệ với chồng/bạn
tình thường xuyên [5]. Có tới 18% đến 59% người nghiện chích ma túy
thường có quan hệ tình dục với gái mại dâm [6, 7], đồng thời họ cũng thường
có quan hệ tình dục với bạn tình [5] (vợ hoặc bạn gái). Trong khi đó chỉ có
16-36% số người này sử dụng bao cao su thường xuyên. 30% trong số người
nghiện chích ma túy mắc STI (trừ HIV) [7], có 66% - 74% nhiễm HIV [8]. Tỷ
lệ STI / HIV cao và các hành vi nguy cơ cao trong nhóm IDU cho thấy khả
năng tiềm tàng lây truyền STI/HIV cho cộng đồng nói chung [7] và nhóm này
có vai trò chính trong việc lây truyền HIV tại Việt Nam.
Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy nhóm đồng giới nam (MSM) có
tỷ lệ mắc STI cao và sử dụng bao cao su thấp, thường xuyên thay đổi bạn tình
[9][10]. Nhiễm HIV trong nhóm này lên đến 9%, và STI là 16-22%. Nhiều
6

người trong số họ bán dâm cho nam và mua dâm nữ trong khi chỉ có 51% sử
dụng bao cao su [9].
Đô thị hoá và sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tại Việt Nam đã
có tác động đến di cư và lối sống của người dân, bao gồm tăng nguy cơ
STI/HIV. Có một số lượng đáng kể nam giới di cư từ nông thôn để tìm việc
làm tại các khu vực đô thị, họ có thể trở thành khách hàng của FSW, nghiện
chích ma túy hoặc đồng giới nam. Trong khi chỉ có 8% luôn sử dụng bao cao
su khi quan hệ với FSW [11]. Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ
với bệnh lây truyền qua đường tình dục từ các vùng nông thôn hoặc vùng sâu
vùng xa thường đi khám chữa bệnh muộn. Như vậy, tiềm ẩn nguy cơ cao lây
lan STI/HIV từ các nhóm nguy cơ cao ra cộng đồng.
Ở nước ta, theo số liệu báo cáo thống kê của BVDLTW về tình hình STI
của tất cả các tỉnh thành trong cả nước thì số bệnh nhân ngày càng tăng. Cụ
thể là, nếu chỉ tính trong 3 năm từ 2006 đến 2008, số bệnh nhân STI tăng từ
202.856 lên tới 297.897. Nhóm tuổi từ 14 - 49 là chủ yếu.
Tuy nhiên, có không ít bệnh nhân STI tự điều trị [12] hoặc tìm đến các cơ
sở y tế tư nhân, hoặc nhà thuốc mà ta không thống kê được [13]. Vì vậy, số
lượng bệnh nhân mắc STI thực sự là cao hơn số đã được thống kê từ các cơ sở
y tế nhà nước. Theo ước tính thì ở Việt Nam hàng năm có khoảng 1 triệu
người mới mắc STI.
Khảo sát tình hình các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Bệnh Viện
Da Liễu Trung Ương từ năm 2006 đến năm 2010 có 20.260 bệnh nhân mắc
các BLTQĐTD chiếm 2,5% tổng số bệnh nhân tại khoa khám bệnh. Trong đó
có 3,5% bệnh nhân mắc bệnh Giang Mai, 6,2% bệnh nhân mắc bệnh Lậu,
18,1% BN bị viêm niệu đạo, 13,7% BN bị viêm âm đạo, 55,2% bệnh nhân bị
sùi mào gà, 2,4% bệnh nhân mắc herpes sinh dục, 0,3% bệnh nhân có viêm
tiểu khung, 0,4% bệnh nhân nhiễm HIV [14].
7
1.3. Căn nguyên các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
Căn nguyên của các STI là vi khuẩn, virus, đơn bào, nấm, ký sinh

trùng. Các tác nhân này chủ yếu lây truyền qua đường quan hệ tình dục
không được bảo vệ. Có thể tổng quát về căn nguyên và các hội chứng
LTQĐTD như sau [15].
Bảng 1.1. Căn nguyên của các hội chứng/bệnh nhiễm trùng LTQĐTD
Căn nguyên Bệnh/ Hội chứng
1. Vi khuẩn
Neisseria gonorrhoeae (lậu
cầu)
Viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn, viêm cổ
tử cung, viêm vòi trứng, viêm khớp cấp,
viêm trực tràng, viêm kết mạc
Chlamydia trachomatis
Viêm niệu đạo, viêm mào tinh hoàn - viêm
cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm âm đạo,
viêm kết mạc, mắt hột, viêm phổi
Mycoplasma hominis Viêm âm đạo, viêm niệu đạo (ở nam giới)
Ureaplasma urealyticum Viêm âm đạo, viêm vòi trứng, viêm niệu đạo
Treponema pallidum (xoắn
khuẩn giang mai)
Giang mai
Haemophilus ducreyi Hạ cam
Klebsiella granulomatis,
Gardenerella vaginalis
Donovan (bệnh u hạt bẹn)
Viêm âm đạo
Streptococcus agalasctiae Viêm âm đạo – viêm niệu đạo
Vi khuẩn kỵ khí âm đạo Viêm âm đạo – viêm niệu đạo
2. Virus
Herpes simplex virus (HSV) Herpes simplex ở da hoặc bộ phận sinh dục
Virus viêm gan B (HBV) Viêm gan B

Human papilloma virus
(HPV)
Sùi mào gà, ung thư bộ phận sinh dục
Molluscum contagiosum
virus (MCV)
U mềm lây vùng sinh dục
Human immuno-deficiency Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
8
Căn nguyên Bệnh/ Hội chứng
virus (HIV) (AIDS)
3. Các tác nhân khác
Trichomonas vaginalis
Viêm bao qui đầu, viêm âm đạo, niệu đạo,
viêm âm hộ
Cái ghẻ Ghẻ
Rận mu Rận mu sinh dục
1.4. Cách lây truyền
Các STI có thể lây qua các phương thức sau [16]: quan hệ tình dục
không bảo vệ; lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ thai nghén, khi chuyển
dạ, sau khi đẻ, qua sữa mẹ (chỉ đối với HIV); truyền máu hoặc tiếp xúc với
máu và các sản phẩm của máu, tiêm chích và các thủ thuật đâm xuyên qua da
không vô khuẩn.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp giao hợp không được bảo
vệ đều dẫn đến hậu quả lây nhiễm STI từ người bệnh sang bạn tình của họ. Sự
nhiễm bệnh còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sinh học và hành vi.
1.5. Các hành vi có nguy cơ lây truyền STI [16]
- Hành vi của bệnh nhân:
+ Thường xuyên thay đổi bạn tình hoặc có nhiều bạn tình.
+ Quan hệ tình dục với các bạn tình ngẫu nhiên, với gái mại dâm hoặc
khách làng chơi.

+ Đã mắc STI trước đó.
- Các hành vi nguy cơ khác của bệnh nhân:
+ Dùng dụng cụ bi, nhẫn xâu vào cơ quan sinh dục.
+ Uống rượu hoặc dùng ma tuý trước hoặc trong khi quan hệ tình dục.
+ Truyền máu.
9
- Hành vi của bạn tình:
+ Có quan hệ tình dục với bạn tình khác.
+ Tiêm chích ma tuý.
1.6. Hành vi bảo vệ làm giảm nguy cơ lây truyền STI [16]
- Sử dụng bao cao su đúng cách (BCS).
- Giảm số bạn tình, chung thuỷ với một bạn tình.
- Các hành vi tình dục ít nguy cơ như chỉ có kích thích tình dục
1.7. Các nhóm người dễ bị mắc STI [16]
- Gái mại dâm và khách làng chơi.
- Người có nhiều bạn tình.
- Người phải đi công tác xa vợ hoặc chồng trong thời gian dài.
- Đồng giới nam
- Nghiện /chích ma túy
1.8. Biến chứng chủ yếu của STI [16]
Tất cả các STI nếu không được phát hiện và sử lý kịp thời có thể gây
ra các biến chứng sau đây:
1.8.1. Biến chứng thường gặp ở phụ nữ:
- Đau bụng dưới mạn tính.
- Viêm hố chậu (tiểu khung).
- Vô sinh.
- Sảy thai, thai chết lưu.
- Tử vong do nhiễm trùng máu, chửa ngoài tử cung.
10
1.8.2. Biến chứng thường gặp ở trẻ em

- Giang mai bẩm sinh sớm
- Giang mai bẩm sinh muộn
- Viêm kết mạc do lậu, mù mắt.
- Viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
1.8.3. Biến chứng thường gặp ở nam giới
- Viêm tinh hoàn.
- Viêm mào tinh hoàn.
- Chít hẹp niệu đạo.
- Vô sinh.
1.8.4. Biến chứng thường gặp ở hai giới
- Viêm quanh gan
- Hội chứng Reiter.
1.9. Đặc điểm lâm sàng một số bệnh LTQĐTD thường gặp
1.9.1. Bệnh giang mai
Là bệnh do xoắn khuẩnTreponema pallidum gây nên, được nhà khoa học
Đức Fritz Schaudinn với cộng sự Ehrich Hoffman tìm ra năm 1905.
Theo thống kê của BVDLTW, từ năm 1976 - 1998 hàng năm trên toàn
quốc có khoảng 10.000 – 15.000 bệnh nhân giang mai được điều trị ở các cơ
sở y tế chuyên khoa. Trong những năm gần đây, bệnh giang mai có chiều
hướng giảm xuống, khoảng 3.000 bệnh nhân/năm.
11
-Biểu hiện lâm sàng: giai đoạn sớm, biểu hiện là loét sinh dục (săng
giang mai). Săng giang mai là vết trợt nông, đỏ như màu thịt tươi, không đau,
không ngứa, không có bờ, giới hạn rõ, đáy rắn, sạch, hình tròn hoặc bầu dục.
Số lượng thường là một chiếc. Vị trí thường ở cơ quan sinh dục, có thể ở
miệng, họng, hậu môn, nơi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh. Bao giờ
cũng có viêm hạch kèm theo, hạch ở vùng lân cận, hạch rắn, không đau, di
động, không có mủ, thường có một hạch to hơn hẳn các hạch khác (hạch
chúa).
Giai đoạn muộn hơn tổn thương da có nhiều loại tổn thương, không

ngứa, không đau, lan toả, đối xứng, đa dạng. Các biểu hiện: đào ban rải rác
toàn thân nhưng thường ở vùng thân mình. Sẩn có nhiều hình thái. Sẩn hay
gặp ở lòng bàn tay, bàn chân, khi có vảy xung quanh thì gọi là viền vảy Biett.
Sẩn phì đại hay gặp ở vùng sinh dục, hậu môn.
Mảng niêm mạc: tổn thương ở niêm mạc sinh dục, hậu môn, miệng, họng.
Rụng tóc kiểu rừng thưa.
Toàn thân: có thể sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, đau xương khớp.
+ Giang mai kín: không có biểu hiện lâm sàng mà chỉ có xét nghiệm
huyết thanh dương tính.
+ Giang mai bẩm sinh: Xoắn khuẩn lây truyền từ mẹ sang bào thai từ
tuần thứ 8, đặc biệt là từ tháng thứ 5 trở đi thì sự lây truyền mới trở nên ồ ạt.
Hậu quả có thể gây sẩy thai liên tiếp ở người mẹ, thai chết lưu, hoặc trẻ được
đẻ ra nhưng bị mắc giang mai bẩm sinh sớm (< 2 năm) hoặc giang mai bẩm
sinh muộn (> 2 năm) với các dị tật như trán dô, mũi tẹt hình yên ngựa, xương
chày cong hình lưỡi kiếm, có thể kèm theo viêm khớp, viêm màng não, liệt
Tablet, tai điếc, viêm giác mạc kẽ, teo tinh hoàn, rối loạn tuyến giáp trạng
hoặc thượng thận…
12
-Chẩn đoán bệnh giang mai dựa theo các tiêu chuẩn sau:
+ Có tiền sử quan hệ tình dục có nguy cơ
+ Dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân
+ Xét nghiệm: Các xét nghiệm RPR, VDRL, TPHA định tính và định
lượng. Đây là tiêu chuẩn quyết định trong chẩn đoán giang mai.
Xét nghiệm tìm xoắn khuẩn giang mai khó thực hiện do thương tổn lâm
sàngcó thể không có hoặc bệnh nhân đã tự điều trị nên không tìm thấy xoắn
khuẩn.
1.8.2. Bệnh lậu [16]
Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp gây nên do
song cầu Neisseria gonorrhoea được Neisser tìm ra năm 1879. Vi khuẩn lậu
là song cầu Gram âm, hình hạt cà phê, quay hai mặt lõm vào nhau, không di

động, không sinh nha bào. Vi khuẩn lậu thường thấy trong bạch cầu đa nhân
trung tính (gặp trong bệnh lậu cấp) hoặc ngoài bạch cầu đa nhân trung tính
(lậu mạn). Lậu cầu chỉ có một vật chủ là người và lây truyền chủ yếu qua
quan hệ tình dục.
- Biểu hiện lâm sàng bệnh lậu: ở nam và nữ khác nhau
+ Bệnh lậu ở nam giới: Viêm niệu đạo do lậu có thể biểu hiện lâm sàng
cấp tính hoặc mạn tính. Thời gian ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày [17]. Mủ
chảy từ trong niệu đạo số lượng nhiều, màu trắng hay vàng xanh, đặc quánh.
Kèm theo bệnh nhân có đái buốt, đái dắt, phù nề và đỏ miệng sáo. Tuy nhiên
có những bệnh nhân biểu hiện lâm sàng không điển hình như ở trên.
+ Bệnh lậu ở nữ giới: Thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng mà
kín đáo, thậm chí không có triệu chứng (50% số trường hợp). Đa số người
bệnh không biết mình bị bệnh nên dễ là nguồn lây cho người khác.
13
Biểu hiện cấp tính ở nữ giới: Có mủ vàng đặc hoặc xanh từ cổ tử cung
chảy ra, cổ tử cung phù nề. Niệu đạo viêm đỏ, có mủ hoặc dịch chảy ra.
Tuy nhiên đa số phụ nữ thường không biểu hiện triệu chứng hoặc triệu
chứng nghèo nàn, có thể đái buốt, tiết dịch âm đạo, khí hư vàng sẫm, đau tức
bụng dưới, đau khi giao hợp.
Biến chứng: Viêm tuyến Skene, tuyến Bartholin, viêm vòi trứng, buồng
trứng và vi hố chậu, có thể gây chửa ngoài tử cung, vô sinh.
+ Lậu mắt ở trẻ sơ sinh do mẹ bị bệnh lậu truyền cho con trong quá trình
sinh đẻ đường dưới. Bệnh thường phát ra 1-3 ngày sau sinh. Kết mạc đỏ, có
mủ vàng đặc, mi mắt sưng nề, dắm vào nhau không mở được. Nếu không
chữa kịp thời sẽ gây mù.
+ Lậu ở các vị trí khác: Có thể gặp lậu ở họng, hậu môn lây truyền do
quan hệ tình dục miệng- sinh dục, sinh dục- hậu môn.
- Chẩn đoán :Bệnh phẩm ở nam giới lấy từ mủ trong niệu đạo, ở nữ giới lấy
từ niệu đạo, cổ tử cung, 2 tuyến Skene, 2 tuyến Bartholin.
+Chẩn đoán bệnh lậu ở nam thường không khó nếu bệnh nhân trong giai

đoạn cấp tính. Nhuộm Gram trực tiếp thấy song cầu khuẩn lậu hình hạt cà phê
bắt màu Gram (-) nằm ở trong và ngoài bạch cầu đa nhân đang thoái hóa.
+ Chẩn đoán bệnh lậu ở nữ rất khó do biểu hiện lâm sàng không rõ hoặc
không có triệu chứng và thường phải nuôi cấy. Nuôi cấy trên môi trường
Thayer- Martin để xác định lậu cầu và làm kháng sinh đồ. Xét nghiệm bằng
kỹ thuật PCR có độ nhạy và đặc hiệu rất cao
1.9.3. Trùng roi âm đạo
Trùng roi Trichomonas vaginalis là một đơn bào hình quả mơ, chuyên
sống ở âm đạo, đôi khi ở niệu đạo nam, bàng quang. Trùng roi sinh dục lây
14
truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục, ngoài ra còn có thể lây qua bồn tắm,
khăn tắm ẩm ướt bị nhiễm kí sinh vật [3].
- Biểu hiện lâm sàng:
Thời gian ủ bệnh từ 1- 4 tuần. Khoảng 1/4 các trường hợp không có biểu
hiện lâm sàng.
Ở phụ nữ: trên 1/2 các trường hợp phụ nữ nhiễm trùng roi âm đạo không
có triệu chứng. Các trường hợp có triệu chứng có thể thấy:
- Khí hư nhiều, loãng, có bọt màu vàng xanh, mùi hôi kèm theo ngứa,
đi tiểu khó và đau khi giao hợp.
- Khám thấy âm đạo viêm, cổ tử cung đỏ, phù nề, có nhiều khí hư màu
vàng xanh loãng, có bọt ở cùng đồ.
Ở nam giới: hầu hết các trường hợp không có triệu chứng. Khoảng 5%
-10% các trường hợp có biểu hiện viêm niệu đạo không đặc hiệu.
- Xét nghiệm tìm trùng roi: Bệnh phẩm là dịch lấy từ cùng đồ sau âm đạo,nhỏ
nước muối sinh lý soi tươi thấy có trùng roi hình hạt chanh di động mạnh.
1.9.4. Nhiễm Chlamydia trachomatis đường sinh dục
Chlamydia trachomatis là loại vi khuẩn có khả năng gâybệnh mắt hột và
bệnh viêm đường sinh dục tiết niệu [18]. Có nhiều týp gây bệnh khác nhau,
trong đó có:
Chlamydia trachomatis týp L1, L2, L3 gây bệnh hột xoài.

Chlamydia trachomatis týp A, B, Ba, C gây bệnh mắt hột.
Chlamydia trachomatis týp D, E, F, G, H, I, J, K gây viêm niệu đạo,
viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm trực tràng, viêm mào tinh hoàn.
-Biểu hiện lâm sàng [19]:
15
* Ở nam giới: Viêm niệu đạo do C.trachomatis gần giống như bệnh
lậu. Thời gian ủ bệnh từ 7– 21 ngày, bệnh nhân thường có triệu chứng đi tiểu
khó, đái buốt, đái dắt, đau khi đi tiểu nhưng không rầm rộ như lầu. Dịch niệu
đạo màu trắng đục hay màu trong, số lượng vừa phải. Nhiều trường hợp không
có triệu chứng rõ ràng, chỉ thấy tiết ít dịch niệu đạo.
* Ở nữ giới: biểu hiện lâm sàng không rõ ràng, thường là viêm cổ tử
cung và viêm niệu đạo không điển hình (70%), có thể ngứa âm đạo, đi tiểu
khó, có dịch cổ tử cung màu vàng, hoặc xanh, số lượng không nhiều, cổ tử
cung đỏ, phù nề và chạm vào dễ chảy máu.
- Xét nghiệm chẩn đoán C.trachomatis.
Chẩn đoán xác định nhiễm C.trachomatis bằng test nhanh phát hiện
kháng nguyên LPS hoặc PCR.
1.9.5. Bệnh Herpes sinh dục
Herpes sinh dục là một trong những STD, căn nguyên do Herpes
simplex virus(HSV), đa số thuộc týp 2.
- Biểu hiện lâm sàng: Khoảng trên một nửa số bệnh nhân không có triệu
chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ.
Khởi đầu bệnh nhân thường cảm thấy đau rát vùng sinh dục sau đó xuất
hiện các mụn nước. Mụn nước nhanh chóng vỡ ra để lại các vết loét nông,
đau và có thể liên kết với nhau thành vết loét lớn, có bờ hình vòng cung. Nếu
bội nhiễm vi khuẩn thì dễ nhầm với vết loét hạ cam.
Hầu hết bệnh nhân có tổn thương ở sinh dục ngoài, đôi khi tổn thương ở
trong niệu đạo gây tiểu khó, đau và có dịch trong, nhầy giống như viêm niệu
đạo không đặc hiệu. Bệnh thường tái phát nhiều lần, liên quan đến chu kỳ
kinh nguyệt, giao hợp, sang chấn tinh thần

Chẩn đoán Herpes sinh dục dựa vào tiền sử quan hệ, thời gian ủ bệnh, lâm
16
sàng và PCR.
1.9.6. Bệnh sùi mào gà
Bệnh do HPV (Human Papilloma Virus) gây nên. Thương tổn thường
gặp ở bộ phận sinh dục, hậu môn. Tuy nhiên ở những người có hệ thống miễn
dịch bị suy giảm hay tùy đường quan hệ tình dục mà thương tổn sùi mào gà
có thể xuất hiện ở da, miệng, mắt, nách, vú [20]. Có hơn 100 týp HPV khác
nhau, trong đó có 30 týp gây bệnh vùng sinh dục. Bệnh sùi mào gà thông
thường là do HPV týp 6,11 gây nên. Nếu phụ nữ bị sùi mào gà do týp 16, 18
gây nên thì có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng và miệng.
- Biểu hiện lâm sàng: là các u nhú màu hồng tươi, mềm có chân hoặc có
cuống, không đau, dễ chảy máu. Ở nam giới, sùi hay thấy ở rãnh quy đầu, bao
da quy đầu và thân dương vật, có khi ở miệng sáo. Phụ nữ hay gặp sùi ở âm
vật, môi nhỏ, quanh lỗ niệu đạo, tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung.
- Chẩn đoán:
Tổn thương sùi mào gà rất đặc hiệu vì vậy chẩn đoán chủ yếu dựa vào
lâm sàng. Người bệnh bị sùi mào gà cổ tử cung cần làm phiến đồ cổ tử cung
định kỳ hàng năm để phát hiện sớm ung thư.
1.9.7. Nhiễm HIV/AIDS [21]
HIV là bệnh lây truyền qua đường tình dục gây tử vong.
Có hai loại HIV: HlV 1 và HIV 2
- HIV 1 có 9 nhóm nhỏ khác nhau, mỗi nhóm chiếm ưu thế trên những
vùng khác nhau của thế giới. HIV 1 là nguyên nhân phổ biến gây suy giảm
miễn dịch mắc phải. HIV 2 ít khả năng gây bệnh, tiến triển chậm.
Có ba đường lây truyền HIV:
- Theo đường tình dục.
17
-Theo đường máu.
+ Dùng chung bơm tiêm không tiệt trùng.

+ Sản phẩm của máu hoặc máu toàn phần của người nhiễm HIV.
+ Các dịch tiết, dịch viêm của người nhiễm HIV, qua xây xước da.
-Mẹ sang con:
+ Trong bào thai.
+ Trong thời kỳ chu sinh.
+ Trong thời kỳ cho con bú.
Khi vào cơ thể, HIV làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể không còn
khả năng bảo vệ trước những bệnh mà bình thường không mắc, hoặc có mắc
cũng không nguy hiểm đến tính mạng. Chúng tấn công chủ yếu vào nhóm tế
bào miễn dịch TCD4, một số lượng nhỏ đại thực bào. Trong cơ thể sẽ xảy ra
cuộc chiến ác liệt giữa HIV và hệ thống miễn dịch. Cuộc chiến này chia làm
bốn giai đoạn.
•Giai đoạn I: kéo dài từ 1 đến 3 tuần sau khi HIV đột nhập vào cơ thể.
Đây là giai đoạn nhiễm trùng tiên phát. Trên lâm sàng biểu hiện bằng hội
chứng giả cúm. Trong máu ngoại vi TCD4 giảm về số lượng rất nhanh. Sau 3
tuần các triệu chứng lâm sàng biến mất, số lượng tế bào TCD4 dần trở lại
bình thường.
•Giai đoạn II: đây là giai đoạn không triệu chứng: giai đoạn này chiếm
80% tổng số thời gian kể từ khi nhiễm HIV đến lúc tử vong, ở những nước
đang phát triển giai đoạn này thường là 5 năm, ở những nước phát triển giai
đoạn này là 10 năm (Mulder 1996).
18
Trên lâm sàng không có biểu hiện gì, nhưng trong cơ thể xảy ra cuộc
chiến khốc liệt giữa hệ thống miễn dịch và HIV. Mỗi ngày HIV tiêu diệt một
số lượng tế bào TCD4. Mỗi năm khoảng 50 - 80 tế bào TCD4 bị tiêu diệt. Tới
khi số lượng TCD4 chỉ còn 200 là lúc BN bị AIDS thật sự (Kitahata 1996).
•Giai đoan III:
- Hạch dai dẳng toàn thân; vị trí hạch: vùng cổ, nách.
- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.
- Thể trạng bị ảnh hưởng: một ngày BN phải nằm nghỉ tại giường nhưng

không quá nửa ngày/24h. Cân nặng giảm 10% trọng lượng cơ thể.
•Giai đoạn IV: kéo dài từ 6-14-24 tháng. Đây là giai đoạn BN bị AIDS
thật sự. Một người đã có biểu hiện AIDS chắc chắn sẽ tử vong. Thời gian từ
lúc bị nhiễm HIV đến lúc tử vong phụ thuộc vào:
- Chủng và dòng virus (độc lực).
- Tình trạng sức khoẻ chung của người bệnh.
- Khả năng điều trị bằng thuốc kháng HIV và chống nhiễm trùng cơ hội.
Ở những nước phát triển một người từ khi nhiễm HIV đến khi tử vong là
12 năm, ở những nước nghèo chỉ 5 - 7 năm. Tuy nhiên có những BN từ lúc bị
nhiễm HIV đến khi tử vong tới 15 năm.
Mối quan hệ giữa nhiễm HIV và STI [16]
19
Tổn thương hệ miễn dịch
Quan hệ tình dục không bảo vệ
STI
HIV

×