1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD) trên thế giới
ngày càng gia tăng cùng với sự bùng nổ của đại dịch HIV/AIDS. Theo ước
tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mỗi ngày có khoảng 1 triệu trường hợp
mắc mới các BLTQĐTD [23], trong đó C. trachomatis là một trong các
nguyên nhân thường gặp nhất gây hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo. Một
số nghiên cứu cho thấy nhiễm C. trachomatis chiếm 30-35% các BLTQĐTD.
Nhiễm C. trachomatis có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt ở
phụ nữ có thể gây nên viêm nhiễm vùng tiểu khung nam giới gây viêm niệu
đạo, tinh hoàn và đe dọa tới sức khỏe sinh sản [19].
Bệnh C. trachomatis đã trở thành một vấn đề y tế công cộng toàn cầu.
Thời gian ủ bệnh khoảng 10-15 ngày. Biểu hiện lâm sàng gồm: tiết dịch niệu
đạo, tiết dịch âm đạo, đái buốt, đái dắt và cảm giác ngứa dọc niệu đạo hoặc
không có triệu chứng, diễn biến âm thầm, đặc biệt ở nữ giới, khoảng 70% phụ
nữ và 50% nam giới nhiễm C. trachomatis không có biểu hiện lâm sàng. Nếu
không được điều trị, các trường hợp này sẽ là nguồn lây bệnh trong cộng đồng.
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và nhiễm HIV/AIDS có mối liên
quan mật thiết với nhau, nhiễm HIV sẽ làm suy giảm miễn dịch là điều kiện
thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục như vậy viêm niệu đạo,
cổ tử cung do C. trachomatis sẽ là cửa ngõ cho sự lây truyền HIV/AIDS.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở khu vực châu Á Thái Bình
Dương hàng năm có khoảng 90 triệu trường hợp mới nhiễm C. trachomatis. Tỷ lệ
nhiễm vi khuẩn này ở người lớn tại Nam Thái Bình Dương là 73%, Papua New
Guinea là 20%, Nhật Bản 7,0%, Việt Nam 2,3%, Senegan 7,0%.
Ở Việt Nam, theo báo cáo từ các đơn vị da liễu của các tỉnh mỗi năm có
khoảng 200.000 người bị mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
2
Một nghiên cứu tại Hà Nội năm 2003 về tỷ lệ nhiễm C. trachomatis cho kết
quả: tân binh 9%, phụ nữ có thai 1,5%, người khám STD 1,5%, gái mại dâm
5,0%. Tuy nhiên con số này thấp hơn nhiều so với thực tế, nguyên nhân cơ
bản là đa số các phòng khám tư nhân hoặc các cơ sở y tế khác mặc dù có
khám và điều trị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục song không báo
cáo hoặc báo cáo không đầy đủ.
Những nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm, những phương pháp chẩn đoán, điều
trị…C. trachomatis là rất cần thiết, như vậy mới có thể đóng góp hữu hiệu trong
chương trình phòng và chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung
và bệnh C. trachomatis nói riêng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm C. trachomatis trên bệnh nhân có hội
chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám từ tháng 1 năm 2012 đến
tháng 3 năm 2012 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương”
Nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm C.
trachomatis trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm
đạo đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
2. Xác định tỷ lệ nhiễm C. trachomatis bằng kỹ thuật test nhanh.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC
1.1.1. Định nghĩa
Viêm nhiễm đường sinh dục là bệnh lý chủ yếu lây truyền qua đường
tình dục, do nhiễm khuẩn đường sinh dục gây nên phản ứng viêm tại chỗ hoặc
toàn thân, ảnh hưởng tới sức khỏe và hoạt động sinh sản đặc biệt đối với phụ
nữ. Đây là bệnh lý đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý phụ khoa gây nhiều
biến chứng đáng tiếc [4].
1.1.2. Đặc điểm và yếu tố thuận lợi viêm nhiễm đường sinh dục [4]
- Bệnh phổ biến, hay tập trung trong độ tuổi hoạt động sinh dục.
- Có thể gặp hình thái cấp và mạn tính, nhưng hình thái mãn tính hay gặp
hơn, gây nhiều biến chứng (vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, ung thư…), chẩn
đoán và điều trị khó khăn.
- Tất cả các bộ phận của đường sinh dục đều có thể bị viêm nhiễm.
- Phát hiện sớm và điều trị có thể khỏi hẳn và tránh được biến chứng.
- Điều kiện thuận lợi viêm nhiễm đường sinh dục:
+ Do đặc điểm cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý của cơ quan sinh
sản giúp cho mầm bệnh phát triển: môi trường ẩm ướt, kinh nguyệt…
+ Vệ sinh kém khi giao hợp, kinh nguyệt
+ Quan hệ tình dục với nhiều đối tượng khác nhau
+ Thủ thuật sản phụ khoa không đảm bảo vô khuẩn
+ Do bản thân mắc các bệnh đái đường, có thai, dùng thuốc kháng sinh
kéo dài, dùng corticoid…
4
1.1.3. Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục rất đa dạng bao gồm:
vi khuẩn, vi rus, nấm, ký sinh trùng, đơn bào.
- Bệnh do vi khuẩn:
+ Hạ cam mềm (Heamophilus ducreyi)
+ Chlamydia (Chlamydia trachomatis)
+ U hạt bẹn (Klebsiella granulomatis)
+ Bệnh lậu (Neisseria gonorrhoeae)
+ Giang mai (Treponema pallidum)
- Bệnh do virus:
+ Viên gan siêu vi B
+ Herpes sinh dục
+ HIV/AIDS
+ Bệnh sùi mào gà
+ U mềm lây
- Bệnh do nấm: Nấm sợi và bào tử
- Bệnh do ký sinh trùng: Rận mu, bệnh ghẻ
- Bệnh do đơn bào: Trùng roi (Trichomonas vaginalis)
Trong giới hạn đề tài này tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một căn nguyên
là vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
1.1.4. Hội chứng tiết dịch niệu đạo
Hội chứng tiết dịch niệu đạo gồm có dịch/mủ chảy từ lỗ niệu đạo ở nam
giới kèm theo các triệu chứng khác như đái buốt, đái khó. Nếu không điều trị
kịp thời có thể lây cho bạn tình và để lại biến chứng như viêm mào tinh hoàn,
hẹp niệu đạo, vô sinh.
Căn nguyên chính gây hội chứng tiết dịch niệu đạo là lậu cầu khuẩn và
Chlamydia trachomatis. Nếu quản lý hội chứng, điều trị cho người bệnh bị
tiết dịch niệu đạo cần phải điều trị tích cực cả hai tác nhân này.
- Triệu chứng lâm sàng:
5
+ Ra mủ hoặc dịch nhầy ở lỗ niệu đạo, đái buốt, đái rắt, đái khó.
+ Cảm giác ngứa rấm rứt dọc theo niệu đạo.
Ngoài các triệu chứng trên, còn có thể có các dấu hiệu kèm theo:
+ Viêm kết mạc, viêm hầu họng.
+ Sưng, đau bìu.
1.1.5. Hội chứng tiết dịch âm đạo
Hội chứng tiết dịch âm đạo là một hội chứng lâm sàng thường gặp mà
người bệnh than phiền là có dịch âm đạo (khí hư) và kèm theo một số triệu
chứng khác như ngứa, đau rát ở vùng sinh dục, đái khó, đau khi giao hợp…và
nếu không điều trị có thể gây biến chứng như viêm tiểu khung, vô sinh, thai
ngoài tử cung, nhất là đối với bệnh Chlamydia và lậu. Mọi trường hợp viêm
âm hộ, viêm âm đạo, viêm âm hộ - viêm âm đạo và viêm cổ tử cung đều đưa
đến tiết dịch âm đạo.
- Căn nguyên thường gặp của viêm âm hộ, âm đạo và cổ tử cung:
+ Nấm men candida gây viêm âm hộ - âm đạo.
+ Trùng roi âm đạo gây viêm âm đạo.
+ Vi khuẩn gây viêm âm đạo do vi khuẩn.
+ Lậu cầu khuẩn gây viêm ống cổ tử cung và niệu đạo.
+ C. trachomatis gây viêm ống cổ tử cung và niệu đạo.
- Triệu chứng lâm sàng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của tiết dịch âm đạo bệnh lý (khí hư) : số
lượng ít hoặc nhiều, loãng hoặc đặc, màu trong, đục hoặc màu vàng, mùi hôi
hoặc không hôi. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác đi kèm:
+ Ngứa vùng âm hộ, âm đạo.
+ Cảm giác bỏng rát vùng âm hộ, âm đạo.
+ Viêm nề âm hộ.
+ Đau khi giao hợp.
+ Có thể kèm theo đái khó.
6
1.2. BỆNH CHLAMYDIA TRACHOMATIS
1.2.1. Lịch sử
Chlamydia lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1907, do Halberstacdter
và Prowacek mô tả những hạt vùi trong tế bào kết mạc bệnh nhân đau mắt hột,
chúng được đặt tên là Chlamydozoa. Năm 1945 Moskowsky gọi các vật thể này
là Mygagawanlla, Chlamydozoom mắt và sinh dục. Cùng với các phát hiện
tương tự, năm 1950 Zhdanov và Konerblit gọi chúng là rickettsia fomis, còn
Levaditi lại đặt tên chúng là Rakeria. Đến năm 1970 hội nghị quốc tế về mắt
hột ở Mỹ mới thống nhất gọi nhóm vi sinh vật này là Chlamydia theo nghĩa
tiếng la tinh là: “áo choàng”.
C. trachomatis là một vi khuẩn khá đặc biệt vì tương tự như siêu vi
trùng (virus). Nó không có khả năng phát trển bên ngoài tế bào sống. Nó là
một trong ba loài vi khuẩn trong chi Chlamydia, họ Chlamydiaceae, lớp
Chlamydiae, giới Bacteria. Trong đó ba loài trong chi Chlamydia gồm:
- Chlamydia psittasci: gây sốt vẹt.
- Chlamydia trachomatis: gây viêm kết mạc, viêm đường niệu sinh dục.
- Chlamydia pneumonia: gây viêm phổi.
Bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang, người ta đã chia C.
trachomatis thành 15 loại là:
- L1, L2, L3 gây bệnh hột xoài (Nicolai – favre).
- A, B, B1, C gây bệnh mắt hột.
- D, E, F, H, I, J, K gây viêm kết mạc, viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung,
viêm vòi trứng, viêm trực tràng, viêm mào tinh, viêm phổi sơ sinh.
1.2.2. Trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới ước tính, hàng năm trên thế giới có khoảng
90 triệu người nhiễm C. trachomatis. Trong số những người trên 15 tuổi, tỷ lệ
nhiễm C. trachomatis ở Nam Thái Bình Dương là 13%, Nhật bản 7%,
7
Philipin 6%, Việt Nam 2,3% [24]. Theo Lander DV và cộng sự năm 2004 khi
nghiên cứu trên 598 phụ nữ ở Mỹ có than phiền về đường sinh dục thu được
tỷ lệ viêm âm đạo do C. trachomatis là 11% [17].
Đối tượng gái mại dâm được quan tâm nghiên cứu vì đây là nhóm có
nguy cơ cao, tỷ lệ nhiễm C. trachomatis là rất cao vì là nguồn lây cho khách
mua dâm. Một nghiên cứu trên nhóm gái mại dâm ở Nhật Bản thấy tỷ lệ
nhiễm C. trachomatis 19,6%. Còn ở Dakar, Senegal tỷ lệ này là 28,5%. Số
lượng bạn tình tăng có liên quan tới tăng nhiễm Chlamydia trachomatis.
Nhiễm C. trachomatis chủ yếu ở lứa tuổi còn trẻ. Heal Clave và cộng sự
nghiên cứu ở các bệnh viện tại Mackay, bắc Queensland thấy trong số bệnh
nhân 18 – 24 tuổi có 5% nhiễm C. trachomatis và yếu tố nguy cơ là vấn đề
thay đổi bạn tình [14]. Một nghiên cứu trên 200 thanh thiếu niên ở trại cải tạo
bang Texas (Mỹ) thấy tỷ lệ nhiễm C. trachomatis là 22,2% ở nữ và 8,7% ở
nam. Hầu hết số đó đã sinh hoạt tình dục từ năm 13 tuổi.
Phụ nữ có thai là đối tượng quan trọng vì tình trạng nhiễm khuẩn của
người mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Theo Marai W.
tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ mang thai không triệu chứng từ 7 – 31%.
Nghiên cứu ở Nga tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ có thai là 5,1% [16].
Khi bà mẹ đang mang thai mà bị nhiễm C. trachomatis và không được
điều trị sẽ rất dễ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh. Trẻ có thể bị viêm kết mạc mắt với
tỷ lệ 15 – 50%. Trẻ cũng có thể bị viêm phổi sơ sinh do C. trachomatis với tỷ
lệ 11 - 20% [11]. Tại Mexico một nghiên cứu cho thấy trong 24 giờ đầu sau
đẻ, số trẻ sơ sinh bị suy hô hấp phát hiện nhiễm C. trachomatis bằng nuôi cấy
là 12,9% khi bà mẹ bị nhiễm C. trachomatis.
Nhiễm C. trachomatis mà không được điều trị kịp thời có thể gây hậu
quả nặng nề, đặc biệt đối với phụ nữ. Trong đó nguy hiểm nhất là biến chứng
chửa ngoài tử cung và vô sinh. Tại Bệnh viện bà mẹ trẻ em ở Singapore trong
8
số phụ nữ điều trị hiếm muộn thấy tỷ lệ nhiễm C. trachomatis là 8%, có
33,3% phụ nữ dưới 25 tuổi [25]. Tại Ấn Độ, làm xét nghiệm cho phụ nữ chửa
ngoài tử cung và phụ nữ vô sinh do yếu tố tắc ống dẫn trứng – vòi trứng thấy
tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở nhóm chửa ngoài tử cung là 56%, nhóm vô sinh
là 71%, đây là một tỷ lệ rất cao so với nhóm chứng.
Một báo cáo của Lewis và cộng sự năm 2012 về tỷ lệ nhiễm C.
trachomatis tại cộng đồng ở Úc, thì tỷ lệ nhiễm ở phụ nữ dưới 25 tuổi năm
2005 là 5,0%; Nam giới dưới 30 tuổi là 3,9%. Một thống kê khác tại phòng
khám sức khỏe tình dục gia đình ( phòng khám thanh niên) thì tỷ lệ nhiễm này
là 6,2% cho phụ nữ và 10,2% đối với nam giới [18].
1.2.3. Ở Việt Nam
Vấn đề nhiễm C. trachomatis gần đây đã trở thành vấn đề thời sự được
nhiều người quan tâm nghiên cứu.
Theo Dương Thị Cương, Phan Thị kim Anh, Trần Phương Mai và cộng
sự năm 1994 có 3,5% nhiễm C. trachomatis trên 363 phụ nữ đến khám phụ khoa
tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong đó nhóm có triệu chứng tỷ lệ nhiễm C.
trachomatis là 3,7%, nhóm không có triệu chứng tỷ lệ nhiễm là 3,4%.
Theo Diệp Xuân Thanh, từ năm 1997 đến năm 1998 tỷ lệ nhiễm C.
trachomatis trên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương là
10,98%, trong đó nam là 64%, nữ là 36% [7]. Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền
năm 2000 thấy tỷ lệ nhiễm C. trachomatis là 10,5 [2]. Năm 2001, cũng tại đây
Nguyễn Thị Ngọc Yến thấy tỷ lệ nhiễm C. trachomatis trong số các bệnh
nhân bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục là 9,5%, và số bệnh nhân
nữ cao hơn số bệnh nhân nam 2 lần [8].
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Ngọc Khanh năm 2000 trên 602 phụ
nữ có thai đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương tỷ lệ nhiễm C.
trachomatis là 8,1%.
9
Một số nghiên cứu khác về nhiễm C. trachomatis ở các đối tượng khác
cũng được tiến hành. Lê Hồng Cẩm và Lê Văn Điển trong nghiên cứu viêm
cổ tử cung do C. trachomatis ở phụ nữ tại huyện Hooc Môn Thành phố Hồ
Chí Minh thấy tỷ lệ nhiễm là 18,07% . Còn tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở phụ
nữ vô sinh do tắc ống dẫn trứng tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ
Chí Minh từ tháng 4/2000 đến tháng 7/2000 là 49,5%.
1.3. VI KHUẨN CHLAMYDIA TRACHOMATIS
1.3.1. Đặc điểm sinh học
1.3.1.1. Hình thái, cấu trúc và các loại kháng nguyên [5]
C. trachomatis có những đặc điểm vừa giống virus vừa giống vi khuẩn.
Đây là loại vi khuẩn có kích thước khác nhau, khoảng 350nm không qua lọc
vi khuẩn, có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục, có thể nhuộm bằng xanh
methylen hoặc Macchiavello và quan sát dưới kính hiển vi quang học. Trên
kính hiển vi điện tử, chúng biểu hiện là một vật thể nhân dày đặc với một
màng ranh giới. Chúng đứng riêng rẽ hoặc thành từng đôi, có khi xếp thành
chuỗi ngắn hoặc thành từng đám trong hoặc ngoài tế bào.
Cấu trúc C. trachomatis cũng giống như các vi khuẩn khác thuộc loại
vi sinh vật không có nhân (prokaryote), bao gồm 1 nhiễm sắc thể là 1 phân tử
AND đôi, chất nguyên sinh, màng nguyên sinh và vách. Thành phần hóa học
có glucid, lipid, protid và có đồng thời cả hai loại acid nucleic (AND và
ARN). Vách của chúng không có lớp peptidoglycan và acid muramic nên
chúng không chịu tác dụng của kháng sinh nhóm β-lactam, chỉ bao gồm lớp
màng liposaccarid, các protein chủ đạo (MOMP) và các protein giàu cystein
(CRP) ở lớp ngoài là những cấu trúc chính quyết định tính kháng nguyên của
C. trachomatis [3]. Chúng có điểm khác với các vi khuẩn khác là không có
khả năng tạo ATP bằng hiện tượng oxy hóa do hệ thống enzyme phân hủy
glucose và enzyme tham gia chu trình Krebs không hoàn chỉnh, vì lẽ đó
10
chúng phải sống ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, lệ thuộc vào hệ thống
năng lượng của tế bào vật chủ. Đây là đặc điểm giống virus của Chlamydia
trachomatis.
C. trachomatis có các loại kháng nguyên:
- Kháng nguyên giống (genus) là loại kháng nguyên chung của nhiều loại
Chlamydia khác nhau, bản chất là glucolipid, không chịu nhiệt, gắn liền với thân.
- Kháng nguyên loài bản chất là protein, không chịu nhiệt. Kháng thể
tương ứng với nó hiện nay được dùng để chẩn đoán loài, tức là xác định sự có
mặt của kháng thể kháng Chlamydia trachomatis, đây là phản ứng đặc hiệu.
- Ngoài ra còn có các kháng nguyên đặc trưng cho từng typ, bản chất là
protein.
1.3.1.2. Phương thức sinh sản, đặc điểm sống và nuôi cấy
C. trachomatis ký sinh nội bào bắt buộc, sinh sản vô tính bằng hình
thức nhân đôi. Chu kỳ phát triển của chúng qua hai hình thái:
- Thể căn bản (Elementary body – EB): có hình tròn, kích thước khoảng
300nm, hầu như không diễn ra quá trình trao đổi chất và có tính cảm nhiễm
cao, tồn tại được ngoài tế bào vật chủ. EB hoạt động chui qua màng tế bào
vào trong và phát triển, lúc này quá trình trao đổi chất bắt đầu diễn ra rất
mạnh, EB lớn lên chuyển thành các thể lưới (Reticulate Body – RB).
- Thể lưới (Reticulate Body – RB): có dạng hình cầu, đường kính khoảng
800 – 1000nm lớn hơn thể căn bản khoảng 2 – 3 lần, có màng mỏng rất dễ
thấm và cho các chất đi qua. RB nhân đôi liên tiếp trong vòng 24 giờ tạo
thành nhiều EB, mỗi chu kỳ 2 – 3 giờ và đến 48 – 72 giờ thì nguyên sinh chất
của tế bào vật chủ đã đầy ắp các EB, làm vỡ tế bào, giải phóng ra các EB tự
do tiếp tục xâm nhập vào các tế bào khác và bắt đầu một chu kỳ mới. Mỗi lần
giải phóng khoảng 100 – 1000 EB [3].
11
Chính vì những đặc điểm cấu tạo và sinh lý đã nêu ở trên nên C.
trachomatis không thể nuôi cấy trên các môi trường nhân tạo. Chúng chỉ có
thể nhân lên được trong tế bào sống của súc vật thí nghiệm như chuột nhắt
trắng, bào thai gà, màng niệu đệm nhất là ở túi noãn hoàng (Sac vitellin) trong
long đỏ trứng gà ấp… hoặc trên các tế bào nuôi (tế bào Hela), tế bào lấy từ tổ
chức ra (tế bào thận khỉ, tế bào bào thai người).
Hình 1.1. Chu kỳ phát triển của Chlamydia trachomatis
1.3.1.3. Khả năng đề kháng
C. trachomatis rất yếu, dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng, tia cực tím và các
chất sát khuẩn như cồn, ete…Glycerin cũng không bảo tồn được chúng, mà
chỉ có nhiệt độ lạnh trong máy đông lạnh chúng mới có khả năng tồn tại.
1.3.2. Khả năng gây bệnh, triệu chứng lâm sàng
Chlamydia trachonmatis có khả năng gây nên hai bệnh chính cho
người: bệnh mắt hột và bệnh nhiễm trùng đường sinh dục, tiết niệu. Ngoài ra
chúng còn gây nên một số hội chứng như hội chứng Fitz – Hugh – Curtis
12
(viêm quanh gan), hội chứng Reiter, viêm trực tràng (Chlamydia Protitis),
viêm tiền liệt tuyến… Tế bào đích của chúng là tế bào có các điểm thụ cảm
acid sialic, tại đây chúng nhân lên gây phá hủy tế bào tạo ra phản ứng viêm tại
chỗ bao gồm [3]:
- Biểu mô âm đạo, niệu đạo (kể cả phần ống dẫn của tuyến tiền liệt).
- Ống Fallop và vòi trứng, biểu mô trực tràng hậu môn, biểu mô đường
hô hấp, kết mạc, bao hoạt dịch khớp, bao gan Glisson ở phụ nữ.
1.3.2.1. Bệnh mắt hột [5]
Bệnh mắt hột là một bệnh làm mù hàng đầu trên thế giới nhưng ngừa
chữa được. Bệnh có nhiều tại các địa phương nghèo, chậm tiến tại Châu Phi,
Nam Á, Đông Nam Á và Trung Quốc. Một số cộng đồng thiếu điều kiện cũng
bị dịch về mắt này như thổ dân Úc, Nam Mỹ và một số dân đảo vùng Thái
Bình Dương.
Đây là một bệnh viêm kết mạc tiến triển qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: viêm kết mạc thể nang thường có kèm theo bội nhiễm vi
khuẩn khác.
- Giai đoạn 2: viêm kết mạc thể hạt.
- Giai đoạn 3: bắt đầu có biến chứng loét, bội nhiễm và sẹo.
- Giai đoạn 4: hồi phục kèm theo sẹo kết mạc, loét giác mạc hoặc mù nếu
không được điều trị tích cực.
1.3.2.2. Nhiễm trùng đường sinh dục, tiết niệu
- Tại đường niệu dục: có ít nhất 50% trường hợp không có biểu hiện gì
đặc biệt, đễ bỏ qua. Thời gian ủ bệnh khoảng 5 – 21 ngày. Có thể viêm do C.
trachomatis đơn thuần hoặc phối hợp với Lậu cầu.
- Biểu hiện ở nam:
Các biểu hiện có thể gặp là tiết dich niệu đạo màu trắng, trong, không
mùi, số lượng ít kèm theo có đái dắt, ngứa niệu đạo. Có thể gặp viêm tinh
13
hoàn, viêm mào tinh hoàn. C. trachomatis là tác nhân chính gây viêm niệu
đạo không do Lậu (Non gonococcal urethritis – N.G.U). 30 – 60% N.G.U là
do Chlamydia trachomatis. Viêm niệu đạo do Lậu thường có kèm theo
Chlamydia (35 – 90%). Viêm niệu đạo do C. trachomatis ở nam giới 75% số
ca có triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng thường gặp nhất là tiết dịch niệu
đạo, đái khó, dấu hiệu viêm mào tinh hoàn và viêm tiền liệt tuyến. Triệu
chứng lâm sàng tương tự như bệnh Lậu nhưng xuất hiện chậm hơn và triệu
chứng nhẹ hơn. Tùy từng bệnh cụ thể mà có biểu hiện lâm sàng khác nhau.
• Viêm niệu đạo (sau Lậu 70 – 80% là Chlamydia): thời gian ủ bệnh
thay đổi từ vài ngày đến vài tháng, trung bình khoảng 10 – 15 ngày. Biểu hiện
lâm sàng là tiểu khó, đái buốt, đái rắt, đau khi đi tiểu, có cảm giác rấm rứt dọc
niệu đạo hoặc cảm giác rát bỏng, ngứa dọc niệu đạo [6]. Có dịch niệu đạo
trắng đục (mủ) hoặc trong, 15 – 30% chảy mủ, 20 – 60% chảy dịch trong, số
lượng tùy trường hợp có thể ít hoặc nhiều.
• Viêm mào tinh hoàn: có nhiều nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn
cấp, mạn nhưng C. trachomatis là chủ yếu [6]. Một nghiên cứu tại Trường
Đại học Natal Durban (Nam Phi) cho thấy có tới 34% bệnh nhân viêm mào
tinh hoàn là do Chlamydia trachomatis. Nghiên cứu khác do Yamamoto – M
làm trên 15 thanh niên bị viêm mào tinh hoàn thì số người nhiễm C.
trachomatis là 13 người [1]. Biểu hiện lâm sàng là đau, phù nề một bên bìu,
sốt, kèm theo viêm niệu đạo hoặc chỉ viêm mào tinh hoàn đơn thuần. Thăm
khám thấy tinh hoàn nhạy cảm, mào tinh hoàn sưng to, nắn rất đau.
• Viêm tiền liệt tuyến: biểu hiện sốt vừa, nhẹ, mệt mỏi, buồn đi tiểu,
tiểu sót, có khi đái ra máu, đau vùng bẹn bìu. Thăm trực tràng thấy tuyến tiền
liệt sưng to. Chlamydia còn là nguyên nhân gây bệnh u hạch bạch huyết hoa
liễu, biểu hiện là phù nề các bộ phận sinh dục ngoài, sưng đau hạch bẹn.
14
Hình 1. 2. viêm niệu đạo ở nam do C. trachomatis
- Biểu hiện ở nữ:
Nhiễm C. trachomatis ở sinh dục tiết niệu ở nữ nói chung không có triệu
chứng (70%) ,thông thường được phát hiện khi bạn tình (là nam) có viêm niệu
đạo [5]. Biểu hiện gồm viêm cổ tử cung mủ nhày, tiết dịch mủ âm đạo, đau
bụng dưới, ra máu sau giao hợp hoặc giữa kỳ kinh nguyệt, đái buốt, đái khó,
và bệnh viêm chậu hông (Pelvic Inflammatory Disease – PID). Lâm sàng có
thể gặp là rối loạn kinh nguyệt, khí hư bẩn trắng đục, không mùi. Ngoài ra có
thể kèm đau bụng dưới rốn, đau lưng, sưng đau hạch bẹn rồi mủ hóa và vỡ. Ở
nữ, nhiễm C. trachomatis sinh dục gây ra những khó chịu, đau đớn, gây viêm
phần phụ, dẫn đến vô sinh, thai ngoài tử cung, đau vùng chậu mạn tính, trong
đó vô sinh là hậu quả xấu nhất. Nếu bị nhiễm trong thai kỳ có thể dẫn đến
sinh non, vỡ ối sớm, thai nhẹ cân, tử vong sơ sinh, viêm nội mạc tử cung sau
khi sinh, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và sinh sản. Nhiễm C. trachomatis
còn gây nhiễm cho con, gây ra các bệnh như viêm kết mạc, viêm mũi hầu,
viêm phổi.
•Viêm cổ tử cung (Cervicitis): 30 – 50% không có biểu hiện lâm sàng.
Các trường hợp có nhiễm lâm sàng thấy: cổ tử cung tiết dịch mủ nhầy màu
hơi đục hoặc dịch trong, số lượng không nhiều, ra máu sau giao hợp chảy máu
lốm đốm cả vùng xung quanh. Lộ tuyến phì đại phù nề xung huyết cổ tử cung,
15
chạm vào dễ chảy máu. Người bệnh có thể ngứa âm đạo, đi tiểu khó nếu có
viêm niệu đạo kèm theo. Swab test dương tính (test quệt) tăm bông quệt vào
cổ tử cung có dịch tiết màu vàng, nhuộm > 30 bạch cầu / vi trường dầu.
Nhuộm Gram dịch tiết cổ tử cung thấy > 10 bạch cầu / 1 vi trường [5].
• Viêm niệu đạo: biểu hiện tiết dịch niệu đạo, lỗ niệu đạo đỏ phù nề, đái
rắt, đái khó. Thường kèm theo có tiết dịch cổ tử cung, có viêm cổ tử cung gợi
ý là viêm niệu đạo do C. trachomatis.
• Viêm tuyến Bartholin: tuyến Bartholin có mủ, có khi kết hợp với Lậu –
C. trachomatis gây viêm xuất ống tuyến Bartholin. Tuyến Bartholin sưng đau,
có mủ.
• Viêm tiểu khung (Pelvic Inflamatory Disease – PID): bệnh thường do
viêm đường sinh dục trên và có thể cấp, bán cấp hoặc mạn tính. 80% PID ở
các nước phát triển là do STD, ở châu Âu khoảng 60% PID là do C.
trachomatis. 10 – 40% phụ nữ nhiễm C. trachomatis bị PID. Có rất nhiều
nghiên cứu đã cho thấy C. trachomatis là nguyên nhân hàng đầu gây nên PID.
Biểu hiện của PID là đau bụng dưới, tiết dịch âm đạo hoặc có thể chảy
máu, đau khi di động cổ tử cung, nhưng cũng có thể không có biểu hiện gì,
khiến chẩn đoán trên lâm sàng gặp nhiều khó khăn, phải dựa vào nội soi. Bệnh
nhân bị PID lâu có thể dẫn đến hậu quả như chửa ngoài tử cung, vô sinh…
• Viêm nội mạc tử cung: có tới gần một nửa số bệnh nhân viêm cổ tử
cung và hầu hết bệnh nhân viêm vòi trứng có kèm theo viêm nội mạc tử cung.
Triệu chứng có thể rất rầm rộ, bệnh nhân sốt, đau bụng dưới dữ dội, ra huyết,
rối loạn kinh nguyệt, dịch âm đạo ra hôi, có mủ…hoặc chỉ đau âm ỉ vùng
bụng dưới kèm rối loạn kinh nguyệt khiến bệnh nhân không chú ý.
• Viêm vòi trứng, buồng trứng: là biến chứng của viêm cổ tử cung do
Chlamydia trachomatis. Triệu chứng nghèo nàn hoặc không triệu chứng nên
khó phát hiện để đi khám kịp thời thường dễ dẫn đến biến chứng vô sinh do
tắc vòi trứng, xơ nang hóa buồng trứng.
16
Hình 1.3. Hình ảnh viêm cổ tử cung do C. trachomatis
1.3.2.3. Nhiễm C. trachomatis ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có khả năng bị nhiễm C. trachomatis khi bà mẹ bị nhiễm C.
trachomatis trong quá trình mang thai và sinh đẻ. Lây khi cuộc đẻ đi qua sinh
dục mẹ biểu hiện với các bệnh:
- Viêm kết mạc vùi: có thể gặp 15 – 50% trường hợp bà mẹ bị nhiễm C.
trachomatis. Thời gian ủ bệnh khoảng 5 – 21 ngày sau sinh và thường bị một
bên, bờ mi phù viêm có mủ, kết mạc đỏ tấy. Có xu hướng tự khỏi sau vài
tháng. Có khi bệnh tiến triển mạn tính và ảnh hưởng đến thị lực nếu không
được điều trị.
- Viêm phổi sơ sinh: 11 – 20% trường hợp bà mẹ bị nhiễm C.
trachomatis. Tiền triệu chứng là viêm mũi, nhịp thở nhanh, ho từng cơn,
thường tiến triển thành viêm đường hô hấp mạn tính. Viêm phổi do C.
trachomatis ở trẻ sơ sinh thường không sốt, ho giả ho gà và có đờm nhầy,
Xquang thấy thâm nhiễm kẽ đối xứng, xét nghiệm tăng bạch cầu ái toan, tăng
gamaglobulin huyết, kháng thể IgM với Chlamydia xuất hiện 1 – 3 tháng sau
khi chào đời, ho, thở nhanh, phổi có rales.
17
1.3.2.4. Các bệnh khác
- Viêm quanh gan (hội chứng Fitz – Hugh – Curtis): viêm quanh gan là
một trong những biểu hiện của hội chứng Fitz – Hugh – Curtis, thường xuất
hiện sau các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, ở phụ nữ trẻ đang độ tuổi
hoạt động sinh dục. Biểu hiện triệu chứng đau hạ sườn phải, sốt buồn nôn,
nôn. Bệnh có thể xảy ra sau hoặc cùng lúc với viêm vòi trứng, viêm tiểu
khung… Có khoảng 5 – 10% bệnh nhân viêm tiểu khung tiến triển thành
viêm quanh gan.
- Hội chứng Reiter: gồm ba triệu chứng chính là: viêm niệu đạo, viêm
kết mạc mắt, viêm khớp. Trên 80% bệnh nhân bị hội chứng Reiter xét nghiệm
có nhiễm Chlamydia trachomatis. Người ta cũng tìm thấy thể căn bản (EB)
trong dịch khớp các bệnh nhân bị hội chứng Reiter.
1.3.3. Phương thức lây truyền, cách phòng tránh và điều trị
Đối với bệnh lây truyền qua đường tình dục, C. trachomatis lây nhiễm từ
người bệnh sang người lành theo hai con đường chính là:
- Lây truyền qua sinh hoạt tình dục với người bị bệnh.
- Lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ.
Ngoài ra Chlamydia cũng có thể lây qua tiếp xúc của bộ phận sinh dục
với dịch tiết đường sinh dục của người bệnh.
Cách thức lây truyền C. trachomatis tương tự như bệnh Lậu, tức chỉ lây
truyền qua giao hợp không bảo vệ, theo mọi hình thức (âm đạo, hậu môn,
miệng). Đối với bệnh mắt hột chủ yếu sự lây truyền do tình trạng vệ sinh kém
của người dân.
Vậy để phòng tránh sự lây nhiễm trước hết phải tuyên truyền giáo dục
cho người dân các biện pháp vệ sinh như không dùng chung khăn mặt, chậu
rửa mặt, đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không quan hệ
18
tình dục bừa bãi, đảm bảo quan hệ tình dục an toàn, cần phát hiện sớm người
mắc bệnh để điều trị kịp thời, điều trị đồng thời cả vợ và chồng…
Phòng bệnh đặc hiệu đang được nghiên cứu. Trước đây Collier và cộng
sự đã nghiên cứu thành công một loại vacxin sống bằng cách dùng chủng đặc
hiệu MRC/4/ON tiêm cho khỉ đột Châu Phi gồm 2 mũi dưới da cách nhau một
tuần lễ và một mũi tiêm tĩnh mạch và thu được một loại kháng thể phức hợp
tồn tại trong vòng một năm. Nhưng vacxin vẫn chưa có tác dụng trên người.
Các loại vacxin chết bởi sức nóng, formalin hay tia cực tím đã nghiên cứu
cũng không có tác dụng gây miễn dịch. Vì vậy việc phòng bệnh bằng vacxin
vẫn đang tiếp tục nghiên cứu [5].
Vấn đề điều trị thì cho tới nay C. trachomatis vẫn rất nhạy cảm với các
loại kháng sinh sulfamid, penicillin, tetracyclin, erythromycin. Vì vậy việc
phát hiện sớm có ý nghĩa rất quan trọng có thể chữa khỏi hoàn toàn mà tránh
được nhiều biến chứng đáng tiếc.
Phác đồ điều trị C. trachomatis ở Việt Nam kết hợp đồng thời điều trị
Lậu. Có thể điều trị theo 1 trong 3 phác đồ sau [4]:
- Ceftriaxon 250mg, tiêm bắp liều duy nhất + doxycyclin 100mg uống
ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.
- Spectinomycin 2g, tiêm bắp liều duy nhất + doxycyclin 100mg uống
ngày 2 lần , mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.
- Cefotaxim 1g, tiêm bắp liều duy nhất + doxycyclin 100mg uống ngày 2
lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.
1.4. BIẾN CHỨNG DO CHLAMYDIA TRACHOMATIS [1]
C. trachomatis gây nhiều biến chứng có thể nguy hiểm tới tính mạng
hoặc ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống của con người đặc biệt ở
phụ nữ biến chứng thường hay gặp là:
- Tắc vòi trứng: nhiễm C. trachomatis nếu không được điều trị kịp thời
19
sẽ gây viêm, xơ hóa, hẹp vòi trứng, từ đó sẽ gây tắc vòi trứng.
- Chửa ngoài dạ con: khi ống dẫn trứng bị viêm tắc sẽ gây nên tình trạng
rối loạn nhu động bình thường của vòi trứng, cản trở sự di chuyển của trứng,
dẫn đến trứng làm tổ sai vị trí không ở trong thân tử cung mà có thể ở vòi
trứng, ổ bụng…, gây nên tình trạng chửa ngoài dạ con. Đây là biến chứng
nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân do mất máu dữ dội nếu không
xử lý kịp thời.
- Vô sinh: đây là hậu quả cuối cùng của các biến chứng ở trên. Tình
trạng viêm nhiễm tắc hẹp vòi trứng cản trở tinh trùng gặp trứng, từ đó dẫn đến
vô sinh. Đây là biến chứng để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh không
những về thể xác mà còn cả tinh thần.
Ngoài ra, nhiễm C. trachomatis còn gây mù mắt, mờ giác mạc… trong
bệnh mắt hột. Hiện nay biến chứng này ít gặp do người dân đã biết cách
phòng tránh, có kháng simh đặc hiệu chữa trị kịp thời.
1.5. CHẨN ĐOÁN NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS
Lâm sàng rất khó chẩn đoán xác định nhiễm C. trachomatis vì khoảng
50% bệnh nhân nhiễm C. trachomatis không có triệu chứng lâm sàng. Để
chẩn đoán ta làm các xét nghiệm sau.
1.5.1. Chẩn đoán trực tiếp
1.5.1.1. Phương pháp nhuộm soi trực tiếp
- Bệnh phẩm: đối với bệnh mắt hột, người ta lấy bệnh phẩm bằng cách
nạo nang. Đối với bệnh nhân viêm sinh dục tiết niệu thì lấy mủ chất tiết niệu
đạo đối với nam giới; chất tiết cổ tử cung, âm đạo đối với nữ giới.
- Nhuộm soi: có thể nhuộm Giemsa hoặc nhuộm iod. Kỹ thuật nhuộm
đơn giản, rẻ tiền nhưng phải xét nghiệm đúng thời kỳ, thận trọng khi nhận định
kết quả. Với kỹ thuật nhuộm bằng Giemsa kết quả phụ thuộc vào chất lượng
20
Giemsa, đòi hỏi luôn phải kiểm tra dung dịch đệm. Đối với phương pháp
nhuộm iod chỉ cần một kính hiển vi thông thường tuy nhiên độ nhạy lại kém.
Phương pháp nhuộm soi trực tiếp này ít được sử dụng vì hiệu quả thấp
do bệnh phẩm lấy được thường ít vi khuẩn, phương pháp lại có độ nhạy thấp
nên tỷ lệ âm tính giả cao.
Hình 1.4. Hình ảnh C. trachomatis trên kính hiển vi
1.5.1.2. Nuôi cấy phân lập
Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp nhuộm
soi trực tiếp.
- Đối với bệnh phẩm mắt hột: nuôi cấy vào tế bào thai người để phát hiện
các hạt vùi trong nguyên simh chất của tế bào.
- Đối với bệnh phẩm sinh dục tiết niệu: cấy vào tế bào McCoy hoặc
Hela 229.
Quan sát tính chất xâm nhiễm bằng cách sau 48h nuôi cấy bằng miễm
dịch huỳnh quang.
21
Phương pháp này đặc hiệu 100% nhưng phải thực hiện ở những labo
hiện đại, kỹ thuật cao. Tuy nhiên độ nhạy chỉ đạt 75 – 85%.
Hình 1.5. Thể vùi trong mẫu cấy tế bào McCoy
1.5.1.3. Các xét nghiệm miễn dịch xác định sự có mặt của kháng nguyên C.
trachomatis trong bệnh phẩm
- Phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp: các kháng thể đơn
dòng kháng kháng nguyên đặc hiệu của loài C. trachomatis được gắn huỳnh
quang. Phức hợp này sẽ kết hợp đặc hiệu với C. trachomatis có trong bệnh
phẩm. Kết quả được nhận định dưới kính hiển vi huỳnh quang, nếu có trên 10
hạt phát quang màu xanh lục trên cùng một tiêu bản là dương tính.
- Phương pháp ELISA phát hiện mầm bệnh: phát hiện kháng nguyên vỏ
bằng kháng thể dơn dòng và đa dòng đã được gắn enzym. Enzym làm thay
đổi màu, từ đó có thể xác định sự có mặt của C. trachomatis.
- Test chẩn đoán nhanh miễn dịch sắc ký: có nhiều loại như test
Hexagon (Đức), AmeriTek (Mỹ), SD Bioline Chlamydia (Hàn Quốc)…
Nguyên lý: sử dụng kết hợp kháng thể đơn dòng và kháng thể đa dòng
kháng kháng nguyên của C. trachomatis để xác định sự có mặt của C.
22
trachomatis trong bệnh phẩm lấy được. Kháng nguyên lipopolisaccharid
màng ngoài của C. trachomatis sẽ kết hợp đặc hiệu với kháng thể đơn dòng
kháng Chlamydia trachomatis. Khi trong bệnh phẩm có kháng nguyên thì trên
que thử thấy xuất hiện hai vạch màu, nếu không có kháng nguyên chỉ xuất
hiện một vạch màu. Đây là xét nghiệm có kết quả nhanh và dễ thực hiện.
1.5.1.4. Xét nghiệm lai acid nucleic (AND Probe)
Người ta sử dụng một ARN mồi đặc hiệu của C. trachomatis lai với
ARN trong bệnh phẩm. Nếu có sự thích hợp đặc hiệu thì ARN mồi sẽ kích
hoạt quá trình tổng hợp AND. Trong môi trường lai đã có sẵn nucleotid phát
quang. AND tổng hợp được sẽ phát hiện bằng quang kế. Phương pháp này có
độ đặc hiệu rất cao.
1.5.1.5. Xét nghiệm khuếch đại gen PCR
PCR là sự tổng hợp AND ngoài cơ thể, kỹ thuật này giúp nhân lên một
số lượng lớn đoạn AND đích mà ta muốn nhân lên từ đoạn gen ban đầu có
trong bệnh phẩm. Và với số lượng AND thu được sẽ dễ dàng phát hiện bằng
kỹ thuật thông thường, giúp ta chẩn đoán một cách chính xác sự có mặt của
C. trachomatis có trong bệnh phẩm.
1.5.2. Chẩn đoán gián tiếp
- Xác định kháng thể IgG kháng kháng nguyên giống Chlamydia có
bản chất là glycolipid trong huyết thanh người.
Các kháng nguyên vỏ bản chất là glycolipid của C. trachomatis đã
được gắn vào các giếng. Khi các kháng thể IgG kháng kháng nguyên này hiện
diện trong huyết thanh bệnh nhân chúng sẽ kết hợp đặc hiệu với kháng
nguyên, sau đó cho kháng kháng thể IgG lấy trong huyết thanh dê có gắn men
peroxidase kết hợp với chất tạo màu, nếu cho màu vàng là kết quả dương tính.
- Phản ứng vi lượng huỳnh quang xác định kháng thể chẩn đoán loài
Chlamydia trachomatis, đây là một phản ứng đặc hiệu.
23
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Bệnh nhân
Là 399 bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám tại
Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2012.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Tiêu chuẩn chọn lựa:
+ Bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, tiết dịch âm đạo.
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Bệnh nhân đang hành kinh, rong kinh, rong huyết, xuất huyết âm đạo.
+ Sử dụng kháng sinh trong vòng 10 ngày.
+ Đang đặt thuốc âm đạo, thụt rửa âm đạo.
2.1.3. Phân nhóm bệnh nhân
- Theo giới: 2 nhóm
+ Nam giới
+ Nữ giới
- Theo chỉ số BC (số bạch cầu/ 1 vi trường): 4 nhóm
+ Bạch cầu âm tính
+ Bạch cầu ≤ 5
+ Bạch cầu > 5
+ Bạch cầu > 10
- Theo tuổi: 6 nhóm
+ Nhóm ≤ 19 tuổi
+ Nhóm 20 – 24 tuổi
24
+ Nhóm 25 – 29 tuổi
+ Nhóm 30 – 34 tuổi
+ Nhóm 35 – 39 tuổi
+ Nhóm ≥ 40 tuổi
- Theo nghề nghiệp: 2 nhóm
+ Nhóm 1: là những người thuộc ngành nghề như cán bộ, bác sỹ, giáo viên…
+ Nhóm 2: là những người thuộc ngành nghề như nông dân, công nhân,
buôn bán nhỏ…
- Theo địa dư: 2 nhóm
+ Nhóm nông thôn
+ Nhóm thành thị
2.2. VẬT LIỆU
2.2.1. Bệnh nhân nam
- Ghế ngồi
- Que cấy, tăm bông…
- Khăn
- Bông
- Găng tay…
2.2.2. Bệnh nhân nữ
- Bàn phụ khoa
- Khăn trải
- Mỏ vịt
- Que cấy
- Tăm bông
- Găng tay…
25
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên tất cả những bệnh nhân
có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám từ tháng 1 đến tháng 3 năm
2012 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương với số mẫu 399 bệnh nhân, để chúng
tôi: xác định tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở đối tượng này, chúng tôi sử dụng
phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu dùng cho nghiên cứu được áp dụng công thức:
2
2
)2/(
)1.(
d
pp
Zn
−
=
α
Trong đó:
- p: tỷ lệ dương tính của kỹ thuật test nhanh là 17% (căn cứ vào kết quả
dương tính của khoa xét nghiệm Bệnh viện Da liễu Trung ương hàng năm).
Với ngưỡng xác suất 95% ; α = 0,05 ;
-
2
)2/(
2
96,1
=
α
Z
; sai số là 4%.
- d = 0,04.
Theo công thức trên cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi là:
2
2
04,0
83,0.17,0
.96,1
=
n
n = 339
Trong thực tế chúng tôi nghiên cứu 399 bệnh nhân.