Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài 2 lớp sơ cấp lý luận chính trị (nguồn gốc và cơ sở của thế giới xung quanh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.26 KB, 10 trang )

LỚP SƠ CẤP LLCT
BÀI 2: NGUỒN GỐC VÀ CƠ SỞ CỦA THẾ GIỚI XUNG QUANH
I. VẬT CHẤT VÀ CÁC THUỘC TÍNH CỦA VẬT CHẤT.
* Khái lược về Triết học nói chung:
- Triết học ra đời từ thế kỷ thứ 8 > thế kỷ thứ 6 (TCN) đồng thời ở cả 3 nền
văn minh: Ấn độ cổ đại, Trung Hoa cổ đại, Hy Lạp cổ đại (ở cả phương Đông &
phương Tây). Đây là những điểm khởi đầu, xuất phát và cũng là nơi có nền triết học
phát triển rực rỡ nhất.
+ Ở Ấn Độ cổ đại người ta quan niệm Triết học (TH) đồng nghĩa với từ
"chiêm ngưỡng". Theo ngôn ngữ Việt Nam, ta hiểu từ chiêm ngưỡng như là sự ngắm
nhìn một cách ngưỡng mộ, thán phục. Nhưng ở Ấn Độ, thì "chiêm ngưỡng" có nghĩa
là con đường đưa con người đạt đến chân lý, là cây cầu đưa con người đến sự thật, lẽ
phải trong cuộc sống.
VD: Cô-béc-níc đề ra thuyết "nhật tâm" thay cho thuyết "địa tâm" thời Trung cổ.
Chính vì vậy mà ông bị XH đương thời phản đối và cuối cùng ông bị thiêu trên dàn
hỏa thiêu vì phát kiến của mình. Mặc dù, khoa học bây giờ đã chứng minh phát kiến
của ông là hoàn toàn đúng.
+ Ở Trung Hoa cổ đại: con người quan niệm TH đồng nghĩa với từ "Trí", tức
là trí tuệ, sự hiểu biết. Đó phương tiện đưa con người đến lẽ phải.
Như vậy, Trung Hoa và Ấn Độ cổ đại có quan niệm tương đương nhau về định
nghĩa TH là con đường đi tới sự đúng đắn, chân lý.
+ Ở Hy lạp cổ đại: TH đồng nghĩa với từ "Philosophia" (philo:yêu mến;
sophia: sự thông thái) > TH là sự uyên thâm, uyên bác của con người.
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về
vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
- Lịch sử TH là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm.Vấn đề cơ bản của TH chính là chuẩn mực để phân biệt CNDV & CNDT. Thế
giới xung quanh ta có vô vàn các sự vật hiện tượng, nhưng chung quy lại thì nó chia
ra thành 2 loại: hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần, ý thức. 2 hiện tượng này
có mqh với nhau. Giải quyết mqh giữa vật chất và ý thức là giải quyết vấn đề cơ bản
của Triết học: Vấn đề này có 2 mặt:


Mặt I: trả lời câu hỏi giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước? cái nào quyết
định cái nào? Tùy thuộc vào lời giải đáp này mà các học thuyết triết học khác nhau
đã chia thành 2 trường phái cơ bản là THDV và THDT.
Mặt II: con người có khả năng nhận biết thế giới này hay ko?
1
 Nội dung bài "nguồn gốc và cơ sở của thế giới xung quanh" sẽ giải quyết
vấn đề này.
1/ Vấn đề nguồn gốc và cơ sở của thế giới xung quanh:
- Loài người muốn tồn tại trên thế giới này đâu tiên là phải ăn. Cái ăn này lúc
đầu là săn bắt, hái lượm những thứ có sẵn trong tự nhiên. Qua quá trình tác động vào
thiên nhiên, bàn tay của vượn người biến đổi và có thể sử dụng những công cụ có
sẵn. Sau đó, nhờ sáng tạo ra công cụ, laoif vượn người tách khỏi loài vật. Khi con
người xuất hiện thì hành động chế tạo công cụ đã trở thành phổ biến, hai chi trước đã
hoàn toàn được giải phóng, con người biến đổi và tìm cahcs thống trị tự nhiên.
Những thức ăn kiếm thêm được, việc tìm ra lửa và sau đó là biết nướng chín thức ăn
đã làm phát triển bộ óc
- Như vậy, để tồn tại trong tự nhiên loài người phải thích nghi với thế giới
xung quanh, nhưng con người luôn chủ động tìm cách biến đổi thế giới theo những
yêu cầu cuộc sống của mình. Nên bản thân con người chúng ta luôn cố gắng tìm hiểu
về thế giới tự nhiên và chính bản thân mình. Hàng loạt câu hỏi đặt ra: Thế giới quanh
ta là gì? Nó bắt đầu từ đâu? sức mạnh nào chi phối sự tồn tại và biến đổi của nó?
quan hệ của con người và thế giới bên ngoài ra sao? cuộc sống con người có ý nghĩa
gì? Những câu hỏi này đặt ra với những mức độ khác nhau mà từ thời nguyên thủy
cho đến ngày hôm nay chúng ta vẫn đang tìm câu trả lời, và chắc chắn cả mai sau này
chúng ta vẫn mai miết tìm kiếm câu trả lời đó.
Chính những câu trả lời cho những câu hỏi đó, tức là những quan niệm về thế
giới, về vị trí của con người trong thế giới đó, về chính bản thân và cuộc sống của
con người hợp thành Thế giới quan của 1 cộng đồng người trong mỗi thời đại nhất
định. Thế giới quan bao hàm cả Nhân sinh quan, tức là những q/niệm về cuộc sống
của con người.

- Thế giới xung quanh ta (Tự nhiên &XH) có vô vàn các sự vật, hiện tượng
phong phú, đa dạng. Nhưng dù phong phú đến đâu chăng nữa, thì tất cả cũng thuộc 1
trong 2 lĩnh vực: vật chất hay ý thức. Vậy bản chất cảu thế giới là gì? là vật chất hay
ý thức? Trong lịch sử TH có 2 q/niệm trái ngược nhau:
+ Q/niệm duy tâm cho rằng bản chất của thế giới là ý thức, ý thức có trước và
quyết định sự ra đời của vật chất; ý thức là cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại,
vận động , phát triển của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Chủ nghĩa duy tâm
chia ra làm 2 loại: CNDT khách quan, CNDT chủ quan. CNDT khách quan cho rằng
ý thức, tinh thần nói chung(được gọi là ý niệm, "ý niệm tuyệt đối", "tinh thần thế
giới" ) là cái có trước, tồn tại khách quan bên ngoài con người, nó vận động và sinh
ra thế giới. Đại diện cho quan điểm này là Platôn (nhà TH Hy lạp cổ đại) và Hêghen
(nhà TH cổ điển Đức). CNDT chủ quan cho rằng, ý thức - cảm giác của con người là
cơ sở quyết định sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trên thế giới. Họ cho rằng “sự
2
vật chỉ là tổng hợp của các cảm giác”, “xóa bỏ cảm giác là xóa bỏ sự vật”. Đại diện
cho quản điểm này là hai nhà TH người Anh thế kỷ 18 là Béc-cơ-li và Hium.
+ Quan điểm duy vật khẳng định rằng: bản chất thế giới là vật chất, thế giới
thống nhất ở tính vật chất của nó. Điều đó được thể hiện ở chỗ chỉ có một thế giới
duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Mỗi sự vật đều là những dạng tồn tại cụ
thể của vật chất mà thôi. Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái
có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết địnhý thức. Ý thức chỉ là sự phản ánh
thế giới vật chất vào đầu óc con người. Điều này đã được chứng minh trong quá trình
phát triển của nhiều ngành khoa học và thực tiễn. Trong quá trình phát triển chủ
nghĩa duy vật biểu hiện dưới những hình thức: chủ nghĩa duy vật cổ đại thô sơ chất
phác, gắn với phép biện chứng sơ khai tự phát; chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ 17,
18; đỉnh cao trong sự phát triển chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng do
Mác và Ăng ghen xây dựng, Lê nin phát triển. Quan điểm duy vật khẳng định rằng:
bản chất của thế giới là vật chất. Đó là quan điểm đúng đắn, khoa học đem lại cho
con người niềm tin và sức mạnh trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.
Thực tiễn khoa học và cuộc sống cũng chứng minh rằng có vô số các sự vật

hiện tượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ chuyển hóa
từ dạng này sang dạng khác (theo tinh thần của định luật bảo toàn và chuyển hóa
năng lượng). Tức là có vô số những sự vật hiện tượng dù đặt trong điều kiện hoàn
cảnh nào cũng không bị mất đi mà chỉ là chuyển hóa sang dạng khác. Những sự vật
hiện tượng tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào việc ý thức hay nhận
thức chủ quan của chúng ta như thế được gọi là sự vật hiện tượng vật chất và cái cấu
tạo nên chúng không mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác chính là
vật chất.
Vậy vật chất là gì? Vật chất là cái cấu tạo nên mọi sự vật hiện tượng; nó
không mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác trong các điều kiện
khác nhau. Một số quan niệm về vật chất trong lịch sử:
+ Triết học ra đời từ thời cổ đại, những nhà triết học trong thời kỳ này cho
rằng vật chất được cấu tạo thành từ nước, lửa, không khí, đất đây là quan niệm của
chủ nghĩa duy vật chất phác (họ giải thích từ những hiện tượng cụ thể mà con người
có thể quan sát được mà thôi).
+ Quan niệm của phương Đông tiêu biểu Trung Hoa cổ đại: vật chất được cấu
tạo bởi âm dương ngũ hành, trời là dương, đất là âm. Hai cái này kết hợp tạo nên
muôn loài, con người gồm đàn ông là dương, đàn bà là âm giao cảm với nhau tạo ra
giống nòi; ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tạo ra vật chất; trong ngũ hành có
luật tương sinh và tương khắc có thể vừa làm cho vật chất tốt lên hay triệt tiêu lẫn
nhau.
+ Lơ-sip, Đê-mô-crit là những nhà triết học Hi Lạp là những người đầu tiên
đưa ra thuyết nguyên tử, thế giới vật chất được tạo ra từ những hạt vô cùng bé được
3
gọi là nguyên tử.
+ Đến thế kỷ 17, 18 các nhà duy vật siêu hình đã khẳng định nguyên tử là
những hạt nhỏ nhất cuối cùng không thể phân chia được kết hợp với nhau tạo ra thế
giới vật chất.
+ Đầu thế kỷ 20 trong khoa học tự nhiên, đặc biệt trong vật lý học đã phát hiện
ra một loạt kết cấu vật chất mới như điện tử (hạt an-pha, gam-ma ) so với nguyên

tử thì chúng nhỏ hơn rất nhiều lần. Nguyên tử không phải là hạt duy nhất, nhỏ nhất
mà trong nguyên tử còn có hạt nhân mang điện tích dương. Với việc phát hiện ra
hàng loạt các hạt vật chất này đã làm cho các nhà triết học duy vật không giải thích
được, gây ra cuộc khủng hoảng vật lý học. Triết học duy tâm vùng dậy cho rằng thế
giới vật chất đã biến mất, tuy nhiên cái mất đi chính là giới hạn nhận thức. Hạn chế
lớn nhất của các nhà triết học duy vật đó là đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể
của nó.
+ Định nghĩa của Lê-nin: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực
tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Phương pháp định nghĩa của Lê - nin rất đặc biệt khi ông mang vật chất đối
lập với ý thức để định nghĩa vật chất ta nói “vật chất là một phạm trù triết học” vì đay
là phạm trù rộng nhất, khái quát nhất dùng để chỉ thực tại khách quan, tức là chỉ
những gì đang tồn tại trong thực tế. “Đem lại cho con người cảm giác” tức là tất cả
những gì tác động vào giác quan của con người thì con người sẽ ghi vào bộ nhớ, còn
những gì chưa tác động vào con người thì nó vẫn tồn tại và không lệ thuộc vào cảm
giác con người. Điều này chứng tỏ vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.
Quan điểm này có ý nghĩa rất lớn đối với giáo dục đào tạo: người học được tiếp xúc
với sự vật, hiện tượng càng nhiều thì sự hiểu biết của người học về sự vật hiện tượng
đó càng lớn > phát triển phương pháp dạy học trực quan.
- Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng sự sống chỉ xuất hiện trong điều kiện
nhất định và đỉnh cao sự phát triển của sự sóng chính là con người và xã hội loài
người. Con người là loại động vật cao cấp có ý thức phát triển cao. Con người cùng
với sự phát triển của khả năng nhận thức quay trở lại nhận thức về thế giới xung
quanh và về chính bản thân mình. Từ đó xuất hiện một thế giới thứ hai phái sinh từ
thế giới vật chất xung quanh và bản thân con người, đó là thế giới hình ảnh về thế
giới xung quanh trong bộ óc con người, thế giới hình ảnh gọi là ý thức. Ý thức là
phạm trù đối lập với phạm trù vật chất dùng để định nghĩa phạm trù vật chất nhưng
bản thân ý thức cũng chỉ là một thuộc tính của dạng vật chất phát triển cao là con
người mà thôi.

2. Vật chất và vận động:
- Theo Ăng ghen, vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm mọi sự thay
đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, từ sự thay đổi vị trí đơn giản tới sự thay đổi
4
trong tư duy. Hay nói ngắn gọn: vận động là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật,
hiện tượng trong thế giới.
- Vận động là "thuộc tính cố hữu của vật chất", là phương thức tồn tại của vật
chất, vật chất chỉ tồn tại thông qua vận động. Điều này có nghĩa là vật chất tồn tại
bằng vận động, chỉ trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất thể
hiện đặc tính của mình. Sự vận động của ý thức, tư duy trên thực tế cũng là sản phẩm
của sự vận động của vật chất. Trong quá trình khám phá thế giới khách quan, việc
nhận thức sự vận động của vật chất trong các dạng khác nhau của nó, về thực chất là
đồng nghĩa với nhận thức bản thân vật chất.
VD: Một cây xanh bị chết khi nó không còn vận động sống.
- Nguồn gốc của vận động là do sự tự giải quyết những mâu thuẫn trong sự vật
gây nên hay còn gọi là vật chất tự thân vận động. Trong thế giới vật chất, từ các hạt
cơ bản trong thế giới vi mô đến các hệ thống hành tinh khổng lồ trong thế giới vĩ mô,
từ giới vô cơ đến giới hữu cơ, đến xã hội loài người, tất cả đều luôn luôn ở trạng thái
vận động. Bất cứ một dạng vật chất nào cũng là một thể thống nhất có một kết cấu
xác định gồm những nhân tố, những bộ phận, những xu hướng khác nhau, cùng tồn
tại, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Sự tác động qua lại đó gây ra biến đổi. Nguồn
gốc của vận động là do những nguyên nhân bên trong, vận động của vật chất là tự
thân vận động. Điều này khác với quan điểm duy tâm và siêu hình cho rằng vũ trụ sở
dĩ vận động được là nhờ cú hích đầu tiên của Thượng đế. Khoa học đã thông qua vận
động mà nhận thức các dạng vật chất, đồng thời cũng nhờ khoa học mà con người
ngày càng mở rộng hiểu biết của mình về các hình thức vận động của vật chất.
Vd: Khi gieo hạt cây > sau một time sẽ nảy mầm, yếu tố quan trọng nhất
chính là hạt cây tốt hay xâu, với những điều kiện ngoại cảnh thuận lợi. Yếu tố nội lực
rất quan trọng.
- Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, không thể có hoạt động bên

ngoài vật chất. Vận động ko do ai sáng tạo ra và ko thể tiêu diệt được, do đó vận
động được bảo toàn cả về số lượng và chất lượng. Khoa học đã chứng mình rằng, nếu
một hình thức vận động nào đó của sự vật nhất định mất đi thì tất yếu sẽ nảy sinh
một hình thức vận động khác thay thế nó. Các hình thức vận động chuyển hóa lẫn
nhau, còn vận động của vật chất nói chung thì vĩnh viễn tồn tại cùng với sự tồn tại
vĩnh viễn của vật chất.
- Các hình thức vận động cơ bản: Mác đã đề ra 5 hình thức.
+ Vận động cơ học: sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian (như
đi xe buýt )
+ vận động vật lý: vận động của các phân tử , các hạt cơ bản, vận động điện tử,
các quá trình nhiệt điện (như là bật bóng đèn )
+ vận động hóa học: vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và
phân giải các chất (ví dụ: sự phân giải của các vật chất hữu cơ )
5
+ vận động sinh học: trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường (ví dụ: đấu
tranh sinh tồn loài lớn tiêu diệt loài nhỏ, quá trình trao đổi chất )
+ vận động xã hội: sự thay đổi, thay thế của các quá trình xã hội, của các hình
thái kinh tế xã hội
Các hình thức vận động có hình thức và vai trò khác nhau nên không thể quy
các hình thức vận động với nhau (Hit-le)
- Thế giới vật chất bao giờ cũng ở trong quá trình vận động không ngừng,
nhưng điều đó không loại trừ mà còn bao hàm hiện tượng đứng im tương đối. Không
có hiện tượng đứng im tương đối thì không có sự phân hóa thế giới vật chất thành
các sự vật hiện tượng phong phú và đa dạng. Nếu vận động là sự biến đổi của các sự
vật hiện tượng thì đứng im là sự ổn định là sự bảo toàn tính qui định của các sự vật
hiện tượng. Sự đứng im tương đối hay trạng thái cân bằng tạm thời của sự vật trong
quá trình vận động của nó trên thực tế chỉ xảy ra khi sự vật được xem xét trong một
quan hệ xác định nào đó.
Đứng im chỉ là tương đối và tạm thời, vận động là tuyệt đối. Đứng im là tương
đối vì: hiện tượng đứng im là không vận động đối với một hình thức vận động trong

một lúc nào đó, trong một quan hệ nhất định. Đứng im chỉ là biểu hiện của trạng
thái vận động: vận động trong cân bằng, trong sự ổn định tương đối. Trạng thái
đứng im còn được biểu hiện như là một quá trình vận động trong phạm vi chất của
sự vật còn ổn định chưa biến đổi. Đứng im là tạm thời vì nó chỉ xảy ra trong một
thời gian nhất định. Vận động riêng biệt có xu hướng chuyển thành cân bằng nhưng
vận động toàn thể lại phá hoại sự cân bằng riêng biệt làm cho các sự vật hiện tượng
luôn luôn thay đổi chuyển hóa cho nhau.
3. Vật chất và không gian, thời gian
II. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1. Nguồn gốc của ý thức
- Quan niệm về ý thức: Ngay từ thời cổ xưa, khi con người hoàn toàn chưa biết
gì về cấu tạo của bản thân họ, do chư giải thích được giấc mơ là gì nên họ đi đến
quan niệm rằng có một linh hồn nào đó cư trú trong cơ thể và có thể rời bỏ cơ thể.
Linh hồn này không những điều khiển tình cảm, suy nghĩ của con người mà còn điều
khiển toàn bộ hoạt động của con người và nếu linh hồn rời khỏi cơ thể thì con
nguwoif sẽ trở thành cơ thể chết.
Tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm khách quan đã phát triển quan niệm linh hồn của
người nguyên thủy thành quan niệm về vai trò sáng tạo của linh hồn đối với thế giới,
quan niệm về hồi tưởng của linh hồn bất tử và quan niệm về một linh hồn phổ biến
không chỉ có ở trong con người mà còn có ở cả các sự vật hiện tượng trong thế giới
cõi người và cõi thần, quan niệm về ý niệm về ý niệm tuyệt đối. Còn chủ nghĩa duy
6
tâm chủ quan thì đồng nhất ý thức với cảm giác và cho rằng cảm giác của con người
chi phối thế giới. Như vậy, dù quan niệm ý thức là linh hồn, cảm giác hoặc quan
niệm ý thức là hoạt động của linh hồn, cảm giác thì cả tôn giáo lẫn chủ nghĩa duy
tâm đều đi đến quan niệm cho rằng ý thức tồn tại độc lập đối với thế giới bên ngoài
và là tính thứ nhất sáng tạo ra thế giới vật chất.
Chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại đã chống lại quan điểm của tôn giáo và chủ
nghĩa duy tâm bằng cách cho rằng linh hồn không thể tách rời cơ thể và cũng chết
khi cơ thể chết, rằng linh hồn cũng do những hạt nhỏ vật chất cấu tạo thành. Chẳng

hạn, Đê-mô-crit cho rằng linh hồn là do những nguyên tử hình cầu nóng nhẹ tạo ra.
Khi khoa học tự nhiên phát triển, con người đã chứng minh được sự phị thuộc của
các hiện tượng tinh thần, ý thức vào bộ óc người thì một bộ phận các nhà duy vật
theo chủ nghĩa duy vật máy móc đã cho rằng óc trực tiếp tiết ra ý thức như gan tiết ra
mật. Chủ nghĩa duy vật thế kỷ 17, 18 và chủ nghĩa duy vật Phơ-bách đã có quan
niệm về kết cấu ý thức bao gồm cả tâm lý tình cẩm, trí tuệ, tri thức, tự ý thức và định
nghĩa ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan, cảm giác giác là hình ảnh chủ quan
của thế khách quan, song họ chưa thấy rõ nguồn gốc xã hội và vai trò xã hội của ý
thức.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: ý thức là đặc tính và là sản phẩm
của vật chất, ý thức là sự phản ánh thế giới khách quann vào bộ óc con người thông
qua lao động và ngôn ngữ. Ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức
tạp, bao gồm: tự ý thức, tri thức, tình cảm, ý chí. Trong đó tri thức là quan trọng nhất
và là phương thức tồn tại của ý thức.
- Nguồn gốc tự nhiên: ý thức ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của giới
tự nhiên cho tới khi xuất hiện con người và bộ óc người. Khoa học đã chứng minh
rằng thế giới vật chất nói chung và trái đất nói riêng đã từng tồn tại rất lâu trước khi
xuất hiện con người, rằng hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt
động sinh lý thần kinh của bộ não người. Bộ não người bao gồm 15 đến 17 tỉ tế bào
thần kinh, các tế bào này tạo nên vô số các mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý, truyền
dẫn và điều khiển toàn bộ các hoạt động của cơ thê trong quan hệ đối với thế giới bên
ngoài qua cơ chế phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Không thể tách rời ý thức ra khỏi sự hoạt động của bộ não vì ý thức là chức năng
của bộ não, bộ não là khí quan của ý thức, sự phụ thuộc của ý thức vào sự hoạt động
của bộ não thể hiện chỗ khi bộ não bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn
vì vậy quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức là thực thể độc lập rõ ràng
là phản khoa học.
Nguồn gốc của ý thức bắt nguồn từ đặc tính phản ánh của vật chất. Trong đó,
phản ánh tức là sự tác động của vật chất này lên vật chất khác gây ra những biến đổi
nhất định. Một số dạng phản ánh vật lý như: sự khúc xạ ánh sáng trên mặt biển lúc

hoàng hôn, xe đạp đi lâu ngày bị rỉ Trong sinh vật thì bao gồm: tính cảm ứng, tức là
sự lựa chọn của sinh vật trước sự tác động của môi trường (ví dụ: khi trồng cây
xuống dưới đất nhổ cây lên thấy rễ cây mọc không đồng đều, sợi dài sợi ngắn để
7
thích nghi với môi trường sống ); tính phản xạ không điều kiện và có điều kiện (ví
dụ: đập vào chân thì cơ chân bị giật ); phản ánh tâm lý: có ở những động vật có hệ
thần kinh phát triển, là loại phản ánh ý thức, phản ánh này chỉ có ở con người. Sự
phản ánh không chi thể hiện ở cấp độ cảm tính (cảm giác, tri giác, biểu tượng) nhờ hệ
thống tín hiệu thứ nhất mà còn thể hiện ở cấp độ lý tính (khái niệm, phán đoán, suy
lý); nhờ hệ thống tín hiệu thứ hai là ngôn ngữ. Sự phản ánh ý thức là sự phản ánh có
mục đích, có kế hoạch, tự giác, chủ động và sáng tạo. Sự phản ánh ý thức luôn gắn
liền với việc làm cho tự nhiên thích nghi với nhu cầu phát triển của xã hội. Ý thức có
nguồn gốc từ vật chất nhưng không phải ở mọi dạng vật chất mà chỉ có ở một dạng
vật chất có tổ chức đặc biệt đó là bộ não con người.
- Nguồn gốc xã hội: sự ra đời của ý thức gắn liền với quá trình hình thành và
phát triển của bộ óc người dưới ảnh hưởng của lao động, của giao tiếp và của các
quan hệ xã hội.
Lao động của con người là hoạt động vật chất có tính xã hội nhằm cải tạo tự
nhiên, thỏa mãn nhu cầu và phục vụ mục đích của bản thân con người. Chính nhờ lao
động, con người và xã hội loài người mới hình thành và phát triển. Khoa học đã
chứng minh rằng tổ tiên của loài người là vượn người sống thành bầy đàn. Qua quá
trình tác động vào thiên nhiên, bàn tay của vượn người biến đổi và có thể sử dụng
các công cụ có sẵn. Sau đó nhờ sáng tạo ra công cụ, loài vượn người đã tách khỏi
loài vật. Khi con người xuất hiện thì hành động chế tạo công cụ đã trở nên phổ biến,
hai chi trước đã hoàn toàn được giải phóng, con người biến đổi và tìm cách thống trị
tự nhiên. Những thức ăn kiếm thêm được, vì tìm ra lửa và sau đó là biết nướng chín
thức ăn đã làm phát triển bộ óc. Mặt khác, do lao động là hoạt động có tính toán, có
phương pháp, chủ động hướng vào các mục đích đã đề ra từ trước nên làm phát triển
đặc tính phản ánh của bộ óc. Qua trình lao động còn là quá trình tác động lặp lại hàng
triệu làn những phương pháp giống nhau và chính nhờ vậy làm phát triển năng lực tư

duy trừu tượng của con người.
Là phương thức tồn tại cơ bản đầu tiên, ngay từ đầu lao động đã liên kết những
con người với nhau trong mối quan hệ liên quan tất yếu. Mối quan hệ này đến lượt
nó lại làm nảy sinh nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lao động, nhu cầu cần
phải nói với nhau một cái gì đó. Kết quả là ngôn ngữ ra đời và phát triển. Với sự xuất
hiện ngôn ngữ, tư tưởng của con người có khả năng biểu hiện thành hiện thực trực
tiếp trở thành tín hiệu vật chất tác động đến giác quan con người. Nhờ có ngôn ngữ
con người có thể giao tiếp trao đổi tư tưởng, tình cảm, truyền đạt kinh nghiệm, thông
qua đó ý thức cá nhân trở thành ý thức xã hội và ngược lại Ngôn ngữ là yếu tố quan
trọng để phát triển tâm lý, tư duy, văn hóa của con người và xã hội loài người.
2. Bản chất của ý thức:
- Từ việc xem xét nguồn gốc của ý thức, có thể thấy rõ ý thức có bản tính phản
ánh, bản tính sáng tạo và bản tính xã hội. Nhưng ở nội dung Sơ cấp LLCT chúng ta
chỉ phân tích 2 bản chất đầu mà thôi.
8
- ý thức có bản tính phản ánh: Nội dung của nó là thông tin về thế giới bên
ngoài, là biểu thị nội dung nhận được từ vật gây tác động và được truyền đi trong quá
trình phản ánh. Ngay cả hình tượng của các vị thần linh, thế giới thần linh, cuộc
chiến tranh của các vị thần (thần thoại Hy Lạp) cũng chỉ là sự phản ánh xuyên tạc, hư
ảo thế giới hiện thực vào trong ý thức. Bản tính phản ánh quy định mặt khách quan
của ý thức, tức là ý thức phải lấy cái khách quan làm tiền đề, bị cái khách quan quy
định và có nội dung phản ánh là thế giới khách quan. \
- ý thức có bản tính sáng tạo: Ý thức ngay từ đầu đã gắn liền với lao động, với
hoạt động sáng tạo cải biến và thống trị tự nhiên của con người và đã trở thành mặt
ko thể thiếu đc của hoạt động đó. Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ở chỗ, nó ko chụp
lại 1 cách thụ động, nguyên si sự vật mà phản ánh gắn liền với cải biến, qua trình thu
thập thông tin gắn liền với quá trình xử lý thông tin.
Tính sáng tạo của ý thức còn thể hiện ở khả năng phản ánh gián tiếp khái quát
thế giới khách quan, ở quá trình chủ động tác động vào thế giới để phản ánh thế giới
đó. Bản tính sáng tạo quy định mặt chủ quan của ý thức, tức là ý thức chỉ có thể xuất

hiện ở trong bộ óc người, gắn liền với hoạt động khái quát hóa, trừu tượng hóa, có
định hướng, có lựa chọn, tồn tại dưới hình thức hiện thực chủ quan, là hình ảnh chủ
quan phân biệt về nguyên tắc với hình ảnh khách quan và sự vật, hiện tượng vật chất,
cảm tính.
Ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tượng tưởng ra cái ko có
trong thực tế. Ý thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng,
những huyền thoại, những giả thuyết Một số người còn có khả năng đặc biệt nhu
tiên tri, thôi miên, ngoại cảm, thấu thị (tiên tri Van ga, ngoại cảm Bích Hằng )
> Phản ánh và sáng tạo có liên quan chặt chẽ với nhau, ko thể tách rời. ko có phản
ánh thì ko có sáng tạo vì phản ánh là điểm xuất phát, là cơ sơ của sáng tạo. Ngược
lại, ko có sáng tạo thì ko phải là sự phản ánh ý thức. Đó là mối quan hệ biện chứng
giữa 2 quá trình thu nhận và xử lý thông tin, là sự thống nhất giữa mặt khách quan và
chủ quan trong ý thức. Chính vì vậy, Mác gọi ý thức, ý niệm là hiện thực khách quan
đã đc di chuyển vào bộ não của con người và đc cải biến đi ở trong đó.
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thể hiện ở hai phương diện cơ bản là:
- Vật chất quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức. Vật chất là cái có
trước, nó sinh ra và quyết định ý thức. Nguồn gốc của ý thức chính là vật chất: bộ
não người - cơ quan phản ánh thế giới xung quanh, sự tác động của thế giới vật chất
vào bộ não người tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Lao động và ngôn ngữ
(tiếng nói và chữ viết) trong hoạt động thực tiễn cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết
định sự hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức. Mặt khác, ý thức là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Vật chất là đối tượng khách thể của ý thức quy định
nội dung, hình thức, khả năng và quá trình vận động của ý thức.
- Ý thức tác động trở lại vật chất: ý thức do vật chất sinh ra và quy định, nhưng ý
9
thức có tính độc lập tương đối của nó, hơn nữa sự phản ánh của ý thức đối với vật
chất là sự phản ánh tinh thần, phản ánh sáng tạo và chủ động chứ không thụ động,
máy móc. Vì vậy, ý thức có tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn của con người.

Dựa trên các tri thức về quy luật khách quan, con người đề ra mục tiêu, phương
hướng, xác định phương pháp, dùng ý chí để thực hiện mục tiêu ấy. Vì vậy ý thức tác
động đến vật chất theo hai hướng: nếu ý thức phản ánh đúng đắn điều kiện vật chất,
hoàn cảnh khách quan thì sẽ thúc đẩy tao sự thuận lợi cho sự phát triển của đối tượng
vật chất theo mục tiêu đề ra. Ngược lại, nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực sẽ làm
cho hoạt động của con người không phù hợp với quy luật khách quan, do đó sẽ thúc
đẩy sự phát triển của đối tượng vật chất theo hướng sai lệch so với mục tiêu đề ra.
Tuy vậy, sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ ở một mức độ nhất định
chứ không thể sinh ra hoặc tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất được. Suy
cho cùng dù ở mức độ nào ý thức cũng phải dựa trên cơ sở sự phản ánh thế giới vật
chất.
Biểu hiện mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội,
đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội (lý
luận - thực tiễn, khách thể - chủ thể )
10

×