Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA NGÀNH THỦY SẢN NĂM 2009 -2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.98 KB, 18 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA NGÀNH THỦY SẢN NĂM 2009 -2010
MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN......................................................................1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI............................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................2
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................................................................................2
Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU.....................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................3
1.1. CÁC KHÁI NIỆM..........................................................................................3
1.1.1. Khái niệm lợi nhuận.................................................................................3
1.1.2. Khái niệm chi phí sản xuất.......................................................................3
1.1.3. Khái niệm chi nguyên vật liệu trực tiếp...................................................3
1.1.4. Khái niệm chi phí nhân công trực tiếp.....................................................4
1.1.5. Khái niệm chi phí định mức.....................................................................4
1.1.6. Các loại định mức.....................................................................................4
1.2. VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG NGÀNH ..............................................................4
1.3. XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ..............................................................5
1.3.1. Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp.......................................................5
1.3.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp.........................................................5
1.3.3. Ý nghĩa của việc xây dựng định mức..........................................................6
1.4. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ.............................................................6
1.4.1. Biến động chi phí nguyên vật liệu............................................................7
1.4.2. Biến động chi phí nhân công trực tiếp......................................................8
1.4.3. Đánh giá chung biến động NVLTT và NCTT.........................................8
1.5. CÁC YẾU TỐ LÀM TĂNG CHI PHÍ...........................................................9
1.5.1. Chi phí NVLTT.........................................................................................9


1.5.2. Chi phí NCTT...........................................................................................9
1.5.3. Chi phí lãi vay...........................................................................................9
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN.......................................10
2.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TRÊN THỰC TẾ.......................10
2.1.1. Tăng doanh thu bằng cách tăng khối lượng...........................................10
2.1.2. Phấn đấu tiết kiệm chi phí......................................................................11
2.1.3. Đẩy mạnh công tác Marketing................................................................11
2.1.4. Đầu tư xây dựng đổi mới công nghệ......................................................11
2.1.5. Cải tiến và hoàn thiện cơ chế bộ máy quản lý.......................................11
2.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN..................................12
2.2.2. Tiết kiệm tiêu hao nguyên vật liệu.........................................................12
2.2.1. Nâng cao chất lượng lao động................................................................13
KIẾN NGHỊ........................................................................................................14
MSSV DKT083116 trang 1
Nguyễn Văn Đà
GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA NGÀNH THỦY SẢN NĂM 2009 -2010
KẾT LUẬN.........................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................15
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN
Lý do hình thành đề tài
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km. Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế
trên biển rộng hơn 1 triệu km2.Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng
hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
thuận lợi, giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công
nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy
sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở
thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế đem lại kim ngạch xuất khẩu cao
cho Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân 18%/năm( giai đoạn 2005- 2008).
Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng gặp phải không ít thách thức từ việc áp dụng các

qui định của quốc tế. Việc xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về phát triển và
tăng trưởng bền vững cho ngành thủy sản trong thời gian tới đang là việc làm rất
cần thiết.
Như chúng ta đã biết con người muốn tồn tại và phát triển thì cần đến rất
nhiều yếu tố như là: đất, nước, không khí, thức ăn…Nhưng mà trong các yếu tố đó
thì yếu tố nào cũng quan trọng và cần thiết, nhưng đặc biệt là nước và không khí là
hai yếu tố quan trong nhất của sự sống chúng ta. Cũng giống như sự sống của một
con người, thì trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thì người ta thường
đề cập đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, thông qua 2 yếu tố chính: doanh thu và
chi phí, mà cụ thể cuối cùng đó là lợi nhuận.
Ngày nay Việt Nam đã chính thức tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc
tế, nên các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có cơ hội thuận lợi để tiếp thu những
cái mới tiên tiến trên thế giới, để cải tiến kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất, cắt
giảm chi phí…Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi thì phải có những thách
thức mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý và thận trọng.
Mà WTO chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao uy tín của
mình trên trường quốc tế, có đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngoài. Để làm được điều đó thì các doanh nghiệp cần phải có một chiến lược cơ
cấu phù hợp với từng vùng, từng đặc trưng ngành. Mà trong quá trình sản xuất hiện
nay, thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt lớn nhất đó là, phải
làm thế nào kiểm soát tốt chi phí, hạn chế tối đa những rủi ro thường gặp, nhằm
mục đích tối đa hoá lợi nhuận.
Vì thế, từ những lý do trên nên em quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng
cao lợi nhuận của ngành thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2009 - 2010”.
MSSV DKT083116 trang 2
Nguyễn Văn Đà
GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA NGÀNH THỦY SẢN NĂM 2009 -2010
Mục tiêu nghiên cứu
 Làm thế nào để kiểm soát tốt khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và
nhân công trực tiếp.

 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.
 Đo lường các yếu tố tác động đến lợi nhuận và đề ra một số giải pháp để
nâng cao lợi nhuận cho ngành thuỷ sản Việt Nam.
 Tối đa hoá lợi nhuận.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu các khoản mục chi phí sản xuất, ảnh hưởng như thế nào đối với
lợi nhuận.
 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập chỉ tập trung chủ yếu phân tích sự biến động của chi phí nguyên
vật liệu và công nhân trực tiếp, ảnh hưởng như thế nào đối với lợi nhuận của
ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam giai đoạn 2009 - 2010.
Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê sơ lược từ nguồn dữ liệu thứ cấp
trên các bảng báo cáo, và một số nhận định trên báo chuyên ngành.
Phân loại các khoản chi phí có ảnh hưởng như thế nào đối với lợi nhuận.
Mô hình nghiên cứu
Mô hình chỉ chủ yếu phân tích sự biến động của chi phí nguyên vật liệu và công
nhân trực tiếp do nó chiếm tỷ trọng khoảng 70% - 80% trong giá thành sản phẩm.
Ý nghĩa nghiên cứu
Thông qua đề tài này giúp em có cái nhìn tổng quát, mở mang thêm hiểu
biết về những vấn đề đảm bảo sự sống còn của một doanh nghiệp.
Do đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về mặt lý thuyết, nên nó chỉ có thể là
nguồn tham khảo cơ bản cho doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam. Cần
có chiến lược cơ cấu phù hợp với quy mô của từng doanh nghiệp, tận dụng
MSSV DKT083116 trang 3
Nguyễn Văn Đà
PHÂN TÍCH
BIẾN ĐỘNG
CHI PHÍ

CÁC YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG
CHI PHÍ
TĂNG LỢI
NHUẬN
NVLTT
NCTT
LN = DT – CP
GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA NGÀNH THỦY SẢN NĂM 2009 -2010
tối đa lợi thế của doanh nghiệp để làm giảm chi phí đến mức tốt nhất để gia
tăng lợi nhuận.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm lợi nhuận:
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu với giá trị
vốn của hàng bán, chi phí lưu thông, chi phí quản lý. Nói cách khác lợi nhuận
là số chênh lệch giữa doanh thu với giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong
kỳ.
Công thức xác định lợi nhuận
(1) DT>CP: doanh nghiệp sản xuất có lãi.
(2) DT<CP: doanh nghiệp sản xuất bị lỗ.
(3) DT=CP: doanh nghiệp sản xuất hoà vốn.
Làm thế nào để sản xuất đạt mục tiêu như trường hợp (1)?
Cách 1: Tăng doanh thu bằng cách tăng khối lượng bán. Nhưng nếu tăng
doanh thu thì chi phí cũng tăng theo.
 Cách này sẽ dễ thực hiện, nhưng không có hiệu quả.
Cách 2: Giảm chí phí để tăng lợi nhuận.
 Cách này khó thực hiện, nhưng có hiệu quả.
1.1.2. Khái niệm về chi phí sản xuất:
(1)

Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
trong một thời kỳ nhất định.Hoạt động một doanh nghiệp sản xuất gắn liền
với sự chuyển biến của nguyên liệu thành phẩm thông qua sự nổ lực của
công nhân và thiết bị sản suất, do đó chi phí sản xuất được tạo thành từ ba
yếu tố cơ bản : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí
sản xuất chung
1.1.3. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(2)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật
liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: Sắt thép, gỗ, sợi…và
những loại nguyên vật liệu có tác dụng phụ, nó kết hợp với nguyên vật liệu
chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc
tạo ra màu sắc, mùi vị của sản phẩm, hoặc làm rút ngắn chu kỳ sản xuất của
sản phẩm.
MSSV DKT083116 trang 4
Nguyễn Văn Đà
GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA NGÀNH THỦY SẢN NĂM 2009 -2010
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính trực tiếp vào các đối tượng chịu
chi phí.
(,2)
Kế toán quản trị. Trường đại học kinh tế TP.HCM khoa kế toán – kiểm toán bộ môn
kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh. 2009. tr26
1.1.4. Chi phí nhân công trực tiếp
(3)
Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, lao
động của họ gắn liền với việc sản xuất ra sản phẩm, sức lao động của họ
được hao phí trực tiếp cho sản phẩm do họ sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng
của lao động trực tiếp ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương chính, phụ, các khoản trích theo
lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và các khoản

phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất.
1.1.5. Khái niệm định mức chi phí
(4)
Định mức chi phí được xem là một thang điểm để đo lường việc thực hiện
chi phí trong thực tế sản xuất kinh doanh.
 Định mức sẽ được xây dựng theo hai tiêu thức cơ bản:
- Lượng định mức: có bao nhiêu số lượng của loại chi phí được sử
dụng.
- Giá định mức: đơn giá của các khoản mục chi phí được sử dụng.
1.1.6. Các loại định mức
(5)
Định mức có khuynh hướng chia làm hai loại: định mức lý tưởng và định
mức thực tế.
- Định mức lý tưởng: là những định mức được xây dựng trong điều
kiện những giả định tối ưu.
- Định mức thực tế: được xây dựng trên cơ sở cho phép thời gian
ngừng nghỉ hợp lý của máy móc và công nhân sản xuất, công
nhân có trình độ tay nghề trung bình…
1.2. Vài nét đặc trưng sản xuất của ngành thủy sản.
• Nguyên vật liệu chủ yếu là tươi sống và chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm
• Phụ thuộc rất nhiều phần lớn vào điều kiện tự nhiên.
• Sản phẩm đa dạng, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn.
• Giá cả nguyên vật liệu đầu vào không ổn định.
• Khó bảo quản, chi phí hao tổn nhiều.
• Giá cả phụ thuộc nhiều bên đối tác nhập khẩu.
• Chịu rất nhiều sức ép về rào cản kinh tế.
MSSV DKT083116 trang 5
Nguyễn Văn Đà
GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA NGÀNH THỦY SẢN NĂM 2009 -2010
(3)

Kế toán quản trị. Trường đại học kinh tế TP.HCM khoa kế toán – kiểm toán bộ môn kế toán quản
trị và phân tích hoạt động kinh doanh. 2009. tr26
(4,5) )
Kế toán quản trị. Trường đại học kinh tế TP.HCM khoa kế toán – kiểm toán bộ môn kế toán quản
trị và phân tích hoạt động kinh doanh. 2009. tr162
1.3. Xây dựng định mức cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và
nhân công trực tiếp.
1.3.1. Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp
(6)
Định mức được xây dựng riêng biệt theo giá và lượng cho các yếu tố đầu
vào. Định mức nguyên liệu trực tiếp là sự tổng hợp của định mức giá và
lượng của nguyên liệu trực tiếp:
 Định mức giá: cho một đơn vị nguyên liệu trực tiếp phản ánh giá cuối cùng
của một đơn vị nguyên liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu.
 Định mức lượng: cho một đơn vị sản phẩm về nguyên liệu trực tiếp phản
ánh số lượng nguyên liệu tiêu hao trong một đơn vị thành phẩm, có cho
phép những hao hụt bình thường.
Định mức chi phí một sản phẩm được tổng hợp từ định mức giá và lượng
nguyên liệu trực tiếp, được xác định bằng công thức sau:
1.3.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp
Định mức chi phí lao động trực tiếp cũng bao gồm định mức về giá của
một đơn vị thời gian lao động trực tiếp với định mức lượng thời gian cần thiết
để hoàn thành một đơn vị sản phẩm.
 Định mức giá: của một giờ lao động trực tiếp bao gồm không chỉ mức
lương căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương và các khoản
khác….
 Định mức lượng: thời gian cho phép để hoàn thành một đơn vị sản phẩm là
loại định mức khó xác định nhất. Định mức này có thể được xác định bằng
cách đem chia công việc hoàn thành theo từng thao tác kỹ thuật, rồi kết hợp
với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật này để định thời

gian tiêu chuẩn cho phép từng công việc hoặc xác định bằng cách theo dõi
bấm giờ. Tuy nhiên, dù theo cách nào, nội dung của thời gian cho phép từng
đơn vị sản phẩm cũng phải có thêm thời gian nghỉ ngơi, thời gian giải quyết
các nhu cầu cá nhân, thời gian lau chùi máy (làm vệ sinh máy) và thời gian
máy nghỉ.
Định mức chi phí nhân công trực tiếp cho một sản phẩm được kết hợp từ
định mức giá và lượng thời gian lao động trực tiếp:
MSSV DKT083116 trang 6
Nguyễn Văn Đà
Định mức chi phí
nguyên liệu trực tiếp
=
Định mức giá
nguyên liệu
x
Định mức lượng
nguyên liệu
GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA NGÀNH THỦY SẢN NĂM 2009 -2010
1.3.3. Ý nghĩa của việc xây dựng định mức:
Nhằm đánh giá quá trình thực hiện chi phí so với dự toán nhằm đánh giá
biến động chi phí và hoàn thiện các định mức chi phí. Đối với các doanh
nghiệp chế biến thủy sản việc kiểm tra sự biến động về định mức chi phí
nguyên liệu và chi phí nhân công, để có biện pháp điều chỉnh kịp thời là vô
cùng quan trọng bởi vì nó chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm và
liên quan đến chất lượng nguyên liệu đầu vào, tay nghề công nhân, trách
nhiệm của bộ phận cung ứng nguyên liệu và bộ phận sản xuất.
1.4. Phân tích biến động chi phí ảnh hưởng lợi nhuận
(7)
1.4.1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật
Sơ đồ 1.4.1 : Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân tích theo hai loại biến
động: biến động giá nguyên vật liệu và biến động lượng nguyên vật liệu, cụ
thể như sau:
 Biến động giá nguyên vật liệu
Biến động giá nguyên vật liệu nêu lên sự khác nhau giữa số tiền đã trả cho
một lượng nguyên liệu nhất định với số tiền đáng lẽ phải trả theo định mức
cho số lượng nguyên liệu đó. Công thức như sau:
MSSV DKT083116 trang 7
Nguyễn Văn Đà
Định mức chi phí
nhân công trực tiếp
=
Định mức giá nhân
công trực tiếp
x
Định mức lượng thời
gian lao động trực tiếp
Biến động giá = (Giá thực tế - Giá định mức) x Lượng thực tế
Tổng biến động
Biến động giá Biến động lượng
Lượng thực tế x giá thực tế Lượng thực tế x giá định mức Lượng định mức x giá định mức

×