Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

trang thiết bị điện tàu kiểm ngư – đi sâu nghiên cứu trạm phát điện chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.13 KB, 64 trang )

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong đề
tài là trung thực, chưa được đăng trên bất kỳ tài liệu nào.
Hải Phòng, ngày 9 tháng 02 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đoàn Tất Nghĩa
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………….
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀU KIỂM NGƯ………………….……………
PHẦN 1: TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU KIỂM NGƯ……….……….……
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia nằm ở ven biển, có lợi thế với bờ biển dài 3260 Km rất
thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa. Ngày nay vận tải biển đóng vai trò quan trọng
trong giao thông vận tải. Nó chiếm ưu thế về khối lượng hàng hoá và cả khoảng cách vận
chuyển, chính vì vậy mà trong công cuộc đổi mới, hội nhập và mở cửa thì vận tải đường
biển đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân, là động
lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển sâu rộng theo hướng hội nhập. Để đáp ứng tốt được
vai trò trên, chúng ta cần có một nền công nghiệp tàu thuỷ hiện đại để bắt kịp với trình
độ phát triển của thế giới, vì vậy cần phải đào tạo đội ngũ kỹ sư, thuyền viên và các
chuyên gia có trình độ kiến thức phù hợp với sự phát triển đó.
Là một sinh viên học tập tại khoa Điện - Điện Tử Tàu Biển của trường đại học
Hàng Hải Việt Nam. Sau 4,5 năm học tập và rèn luyện, em đã được trang bị tương đối
đầy đủ các kiến thức cơ bản về những hệ thống điện năng trên tàu thuỷ và còn được tiếp
cận với những trang thiết bị, công nghệ điều khiển hiện đại đã và đang được áp dụng trên
nhiều con tàu vận tải hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Sau khi thực tập tại
công ty đóng tàu Bạch Đằng. Được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa, em được giao đề
tài thiết kế tốt nghiệp:
“Trang thiết bị điện tàu Kiểm ngư- đi sâu nghiên cứu trạm phát điện chính”
Trong thời gian ba tháng làm đồ án, em luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình hướng
dẫn của Thầy Nguyễn Việt Tiến cùng nhiều thày cô trong khoa Điện- ĐTTB, với sự cố


gắng nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp một cách tốt nhất. Tuy nhiên
do còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế còn ít, nên đồ án của
em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của các thày cô
để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thày giáo Thầy Nguyễn Việt Tiến cùng nhiều thày cô
trong khoa Điện- ĐTTB và bạn bè đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
PHẦN I:
TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU
KIỂM NGƯ.
PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUNG
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀU KIỂM NGƯ
Tàu kiểm ngư là tàu có trọng tải vừa được đóng tại Việt Nam. Chức năng chính của
tàu là tuần tra ngoài khơi , chuyên phục vụ cho các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trong
vùng biển Việt Nam và quốc tế , giữ pháp luật và bảo vệ hàng hải vùng biển kinh tế của
Việt Nam . Tìm kiếm cứu nạn trong vùng biển Việt Nam và quốc tế (SAR) ; Dịch vụ
cứu hộ cho tàu lên tới 2.200 tấn, hậu cần ( thực phẩm , nhiên liệu, nước ) cung cấp cho
các đơn vị hoạt động ở nước ngoài ( hải quân , bảo vệ bờ biển , cảnh sát biên giới )
cũng như các đảo khoảng cách xa. Dịch vụ dân sự khác trên biển nếu cần thiết.
1.1. Hệ thống điện năng trên tàu Kiểm Ngư
1.1.1:Giới thiệu chung về tàu Kiểm Ngư
a. Kích thước chính.
- Chiều dài toàn tàu (Max) : 90 m.
- Chiều dài giữa 2 đường vuông góc : 83.65 m.
- Chiều rộng thiết kế : 14 m.
- Cao mạn đến boong chính : 7 m.
-Thiết kế dự thảo : 3.75 m.
- Mớn nước (tối đa) : 4.00m
b. Tải trọng của tàu.
Toàn bộ thông số tải trọng dưới đây được đo bằng đơn vị tấn (theo hệ mét) trong

nước biển với trọng lượng riêng là 1.025 t/m
3
- Tải trọng tương ứng : 2100 tấn.
c. Dung tích: Các khoang hàng (tính cả miệng khoang).
- Két dầu nhiên liệu : 270 m
3
- Két nước sạch : 50 m
3
- Két dầu bôi trơn : 12 m
3
- Két dầu bẩn : 8 m
3
- Két nước thải : 20 m
3
-Két ballast : 350 m
3

d. Tốc độ và công suất của tàu.
- Tốc độ khai thác bằng 5 % dung sai khai thác (Trạng thái dự phòng)
- Tốc độ khai thác tại mớn nước chở hàng nhẹ bằng 10% dung sai khai thác
(trạng thái dự phòng)
- Công suất máy tương ứng bằng 50 % dung sai khai thác
- Tốc độ tuần tra của EEZ 35% dung sai khai thác
1.1.2. Giới thiệu chung về hệ thống điện
a. Bảng điện chính.
Gồm 11 panel có các kích thước như sau.
- Chiều dài toàn bộ bảng điện chính : 5600 mm
- Chiều rộng : 765 mm
- Chiều cao : 2100 mm
b.Trạm phát chính.

Gồm có 3 máy phát điện chính, các thông số kĩ thuật của mỗi máy phát điện chính là:
- Điện áp định mức : 380V
- Dòng điện định mức : 32A
- Công suất định mức : 680KW
- Tần số định mức : 60Hz
- Số cặp cực : 10
- Hệ số công suất cos
ϕ
: 0.8
- Số pha : 3 pha
- TYPE : NTAKL
- Điện áp mạch kích từ : 100V
- Trọng lượng : 4250Kg
c. Trạm phát điện sự cố.
Gồm 1 máy phát sự cố, các thông số kĩ thuật như sau:
- Điện áp định mức : 450V
- Tần số định mức : 60Hz
- Công suất định mức : 320KW
- Hệ số công suất cos
ϕ
: 0.8
- Số pha : 3 pha
1.1.3. Giới thiệu về hệ thống động lực
a. Máy chính và thiết bị động lực của tàu.
Các thông số kỹ thuật của máy chính như sau:
- TYPE : 6S50 MCC
- Công suất : 9480 KW
- Tốc độ của máy chính : 127R.P.M
b. Các hệ động lực khác.
● Các thông số kỹ thuật của động cơ đóng mở nắp hầm hàng

- Điên áp định mức : 446 V
- Dòng điện định mức : 61 A
- Tần số định mức : 60Hz
- Công suất định mức : 36,6 KW
- Hệ số công suất cos
ϕ
: 0.84
● Các thông số kỹ thuật của động cơ via máy.
- Điên áp định mức Δ/Y : 230/440 V
- Dòng điện định mức Δ/Y : 8,6/5 A
- Tần số định mức : 60 Hz
- Công suất định mức : 2,6 KW
- Hệ số công suất cos
ϕ
: 0.78
CHƯƠNG 2:
MỘT SỐ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN MÁY PHỤ BUỒNG MÁY
2.1: Truyền động điện bơm và quạt gió.
2.1.1.: Tổng quan về hệ thống truyền động điện bơm và quạt gió tàu thủy.
a. Đặc điểm của hệ thống bơm và quạt gió.
Trên tàu thủy, truyền động điện thiết bị bơm quạt điện xếp vào nhóm máy phụ quan
trọng.
Ta đã biết, truyền động điện các máy phụ trên tàu tiêu thụ tới 90% tổng công suất toàn
trạm phát, trong đó nhóm máy phụ buồng máy chiếm tới 50%. Ở những tàu chuyên dụng
truyền động điện thiết bị bơm, quạt gió có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng và công suất
mà chúng tiêu thụ cũng khá lớn.
Truyền động điện thiết bị bơm quạt gió trên tàu thủy thực hiện các chức năng:
 Phục vụ cho hành trình của con tàu: Các loại bơm dầu đốt, dầu bôi trơn cho máy
chính, máy nén khí, các loại bơm nước làm mát…
 Đảm bảo an toàn khi chạy tàu: Các loại bơm chuyển dầu đốt, dầu nhờn, bơm la

canh, bơm ballast, bơm cứu hỏa…
 Đảm bảo sinh hoạt cho thuyền viên: Các quạt thong gió ở phòng ở, các nơi sinh
hoạt công cộng, các bơm nước sinh hoạt…
 Phục vụ cho khai thác: Các loại bơm thủy lực của thiết bị làm hang, các quạt
thong gió hầm hang…
Các loại bơm có hai thong số cơ bản: lưu lượng và chiều cao cột áp.
 Lưu lượng là lượng chất lỏng hoặc chất khí đi qua tiết diện của đường ống ra trong
một đơn vị thời gian. Thường lấy đơn vị là m
3
/h; m
3
/s…Trên tàu thủy thường sử
dụng nhóm bơm, quạt gió có lưu luongj thay đổitrong phạm vi từ vài m
3
/h đến
hang nghìn m
3
/h. Lưu luongj được kí hiệu là Q.
 Chiều cao cột áp: Kí hiệu là H- là năng lượng để chuyển tải một đơn vị trọng
lượng chất lỏng hoặc chất khí qua bơm quạt. H thường được đo bằng độ cao cột
chất lỏng hay chất khí được bơm. Năng lượng này nhằm đảm bảo tốc độ cần thiết
cho chất lỏng hoặc chất khí được bơm và thắng được sức cản trên đường ống. Đơn
vị đo chiều cao cột áp là met hoặc milimet cột nước tương ứng với kg/cm
2
hoặc
kg/m
2

Ở 0
o

C- Một mét chiều cao cột nước = 0,1 kg/cm
2
= 0,1 at.
1mm chiều cao cột nước= 1 kg/m
2
.
Ở 220
o
C- 10,3m chiều cao cột nước = 1 kg/cm
2
Chiều cao cột áp của các loại quạt thường nằm trong phạm vi từ ( 50÷ 300) mm chiều
cao cột áp.
b, Phân loại bơm quạt gió.
Để phân loại bơm, quạt gió chúng ta dựa vào nhiều cơ sở:
 Theo nguyên lý công tác: Có bơm quạt ly tâm, hướng tâm, bơm biến lượng, bơm
piston… Trên tàu thủy hầu như sử dụng đầy đủ các loại bơm này.
 Theo công dụng: Gồm các loại bơm phục vụ cho máy chính, các loại bơm quạt
phục vụ cho cá mục đích khác
 Theo công dụng: Gồm các loại bơm phục vụ cho máy chính, các loại bơm quạt
phục vụ cho mục đích khác (đảm bảo an toàn, phục vụ cho sinh hoạt của thuyền
viên…)
 Theo áp lực công tác.
Áp suất thấp: Nhỏ hơn 5kg/ cm
2
Áp suất trung bình: Trong khoảng (5÷50) kg/cm
2
Áp suất cao: Lớn hơn 50 kg/cm
2
 Theo lưu lượng
Bơm có lưu lượng thấp: Dưới 20 m

3
/h
Bơm có lưu lượng trung bình: Từ (20÷40) m
3
/h
Bơm có lưu lượng cao: Lớn hơn 40 m
3
/h
Tàu thủy thường có nhóm bơm có lưu lượng trong khoảng (20÷60) m
3
/h.
Các loại bơm có lưu lượng lớn thường được dung làm bơm lưu lượng tuần hoàn,
bơm chống thủng…. Loại này có thể có lưu lượng 10.000 m
3
/h. Ở các tàu chở dầu
để làm hang có lưu lượng đến (20.000÷ 25.000) m
3
/h. Quạt gió ở trên tàu thường
có lưu lượng trong khoảng (100÷ 10.000) m
3
/h.
Ngoài ra chúng ta còn có thể phân loại bơm, quạt gió theo loại dòng điện, theo
chiều lắp đặt.
2.1.2.Truyền động điện bơm và quạt gió tàu Kiểm Ngư
 Nhiệm vụ và chức năng.
Dùng để hút nước dằn tầu từ ngoài vào làm đầy các két ballast, rút nước ra khỏi các
két hoặc chuyển nước dằn từ két này sang két khác. Bơm ballast là loại bơm có lưu lượng
lớn lên thường dùng bơm ly tâm. Thông thường thì bơm ballast và bơm cứu hoả có thể
thay thế cho nhau được. Tức là bơm ballast có thể làm bơm cứu hoả được và ngược lại.
Một vài tầu khi bơm của hệ thống nước biển làm mát máy chính bị trục trặc thì có thể

dùng bơm ballast thay thế.
a. Bơm cứu hỏa/lacanh sự cố ( Bản vẽ =10P+01 page 22, 23, 24, 25)
 -Giới thiệu phần tử
10Q1: Aptomat cấp nguồn cho động cơ lai bơm
10T1: Biến dòng đo lường
A: Đồng hồ đo dòng điện
10FT1: Phần tử đốt nóng của rơle nhiệt
10U1: Bộ hút chân không cho bơm
10E1: Điện trở sấy
M3~: Động cơ điện 3 pha
10K4, 10K5: Các rơ le thời gian
10K9, 10K6, 10K7, 10K8: Các rơ le trung gian
10K1, 10K2, 10K3: Các công tắc tơ
10H1: Đèn báo chạy
10H2: Đèn báo quá tải
SH1: Nút ấn start
S1: Nút ấn dừng
10S3: Công tắc chọn chế độ: có 2 vị trí là tại chỗ và từ xa
S2: Nút dừng để kiểm tra động cơ
10SH1: Công tắc cấp nguồn sấy cho động cơ
 Nguyên lý hoạt động
Đóng aptomat Q1 cấp nguồn 400V cho mạch động lực, mạch điều khiển được cấp nguồn
230V thông qua biến áp T1 (bản vẽ =10P+01 Pag 10). Rơ le 10K4 có điện, tiếp điểm
10K4(15 – 18) đóng lại sau 8s cấp nguồn chờ sẵn.
+) Chế độ điều khiển tại chỗ
Đóng công tắc 10S3/24.1 sang vị trí 1 để điều khiển tại chỗ, tiếp điểm 10S3(3 – 4)/24.5
và 10S3(9 – 10)/24.4 đóng lại cấp nguồn cho mạch điều khiển tại chỗ. Ấn nút khởi động
SH1/24.1, đèn SH1/25.6 sáng lên, khi đó rơ le 10K6/25.1 có điện, tiếp điểm 10K6(31 –
34)/24.2 đóng lại duy trì cho nút ấn Start, tiếp điểm 10K6(11 – 14)/23.3 đóng lại cấp
nguồn cho 10K5/23.4 đồng thời bơm thực hiện quá trình hút chân không, tiếp điểm

10K6(41 – 42)/23.4 mở ra để ngắt nguồn vào đèn báo cháy 10SH1/23.4, khi hút chân
không xong trong vòng 5s thì tiếp điểm 10K5(15 – 18)/25.2 đóng lại cấp nguồn cho rơ le
10K1/25.2, các tiếp điểm 10K1(1 – 2), 10K1(3 – 4) , 10K1(5 – 6)/22.1 cấp nguồn cho
động cơ lai bơm, tiếp điểm 10K1(13 – 14)/25.3 đóng lại cấp nguồn cho rơ le 10K3/25.3,
các tiếp điểm 10K3(1 – 2), 10K3(3 – 4), 10K3(5 – 6)/22.3 đóng lại khi đó động cơ lai
bơm được khởi động ở chế độ hình sao, sau 2s thì tiếp điểm 10K1(55 – 56)25.3 mở ra,
tiếp điểm 10K1(67 – 68)/25.3 đóng lại cấp nguồn cho rơ le 10K2/25.3, các tiếp điểm
10K2(1 – 2), 10K2(3 – 4), 10K2(5 – 6)/22.2 đóng lại, khi đó động cơ lai bơm chuyển
sang hoạt động ở chế độ tam giác, tiếp điểm 10K3(21 – 22)/25.3 mở ra ngắt nguồn vào rơ
le 10K2/25.3. Đồng thời đèn 10H1/25.5 sáng báo động cơ hoạt động. Rơ le 10K8/25.7 có
điện, tiếp điểm 10K8(11 – 14)/25.6 đóng lại cấp nguồn cho đèn báo trên bảng điều khiển
bơm ở buồng lái, tiếp điểm 10K8(21 – 24)/22.5 đóng lại cấp nguồn cho đèn báo động cơ
chạy trên Panel báo động, tiếp điểm 10K8(31 – 34) đóng lại cấp nguồn cho đèn báo của
bộ khởi động bơm chất nhờn trong bộ điều khiển máy bay trực thăng
Khi các bơm khác đang chạy mà áp lực hoạt động không đủ thì tiếp điểm từ cảm biến áp
suất sẽ đóng lại cấp nguồn cho rơ le 10K9/23.7, tiếp điểm 10K9(11 – 14) đóng lại để khởi
động bơm tự động
+) Chế độ điều khiển từ xa
Chuyển công tắc 10S3/24.1 sang vị trí 2( Remote) khi đó tiếp điểm 10S3(1 – 2)/24.5 và
10S3(9 – 10)/24.4 đóng lại cấp nguồn cho mạch điều khiển từ xa. Quá trình hoạt động
cũng giống như điều khiển tại chỗ
 Báo động và bảo vệ của hệ thống
Khi động cơ lai bơm bị quá tải thì tiếp điểm 10FT1/25.9 đóng lại cấp nguồn cho đèn
10H2/25.9 sáng báo động cơ bị quá tải, rơ le 10K7 có điện, tiếp điểm 10K7(11 – 14)
đóng lại cấp nguồn cho đèn báo quá tải trên Panel điều khiển tại buồng lái, tiếp điểm
10K7(21 – 24) đóng lại cấp nguồn cho đèn báo quá tải trên Panel báo động
Khi đóng áp to mát 10Q1/22.1 thì tiếp điểm 10Q1(3 – 4)/22.1 đóng lại cấp nguồn cho
đèn báo có nguồn trên Panel báo động.
Bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển: Các cầu chì 10F1, 10F2, 10F3, 10F5
b. Quạt gió buồng máy

 Giới thiệu phần tử
2Q1, 2Q2: Các aptomat
A: Đồng hồ đo dòng điện
2T1: Biến dòng đo lường
2H1: Đèn báo quạt chạy ở tốc độ thấp
2H2: Đèn báo quạt chạy ở tốc độ cao
3SH1, 3SH2: Các nút khởi động và dừng tại buồng máy
SH3.1 và SH3.2: Các nút khởi động và dừng tại buồng máy
 Nguyên lý hoạt động
Mạch động lực được cấp nguồn 3×400V, mạch điều khiển(=10P+01 page 15) được cấp
nguồn 230V qua biến áp T1(=10P+01 page 10), mạch điều khiển (=10P+01 page 16)
được cấp nguồn 24VDC thông qua bộ chỉnh lưu G1(=10P+01 page10).
Khi bảng điện chính có điện thì rơ le 2K1/15.1 có điện, sau thời gian trễ 5s nó đóng tiếp
điểm 2K1(15 – 18)/16.2 để chờ sẵn cấp nguồn cho mạch điều khiển động cơ. Rơ le một
chiều K2/16.1 có điện, sau thời gian trễ 15s nó đóng tiếp điểm K2(15 – 18) cấp nguồn
cho mạch điều khiển động cơ. Có hai vị trí điều khiển đó là tại buồng máy và trên buồng
lái. Giả sử điều khiển tại buồng máy, ấn nút 3SH1/16.7 để khởi động động cơ, khi đó rơ
le 2K0/16.7 có điện, tiếp điểm 2K0(11 – 13)/16.7 đóng lại cấp nguồn chờ sẵn.
• Quạt hoạt động ở tốc độ thấp
Đóng Aptomat 2Q1/14.1 và 2Q2/14.3 cấp nguồn cho động cơ. Khi đó mạch điều khiển
hoạt động như sau:
Bật công tắc 2S2/16.2 sang vị trí 1(LOW SPEED) khi đó rơ le 2K5/16.2 được cấp nguồn,
tiếp điểm 2K5(65 – 66) mở ra để cắt nguồn vào mạch điều khiển tốc độ cao, tiếp điểm
2K5(13 – 14) đóng lại cấp nguồn đến bảng điều khiển dừng sự cố động cơ. Quạt được
khởi động và hoạt động ở tốc độ thấp( chế độ sao/sao). Đèn 2H1/16.4 sáng báo quạt chạy
ở tốc độ thấp
• Quạt hoạt động ở tốc độ cao
Đóng Aptomat 2Q1/14.1 và 2Q2/14.3 cấp nguồn cho động cơ. Khi đó mạch điều khiển
hoạt động như sau:
Bật công tắc 2S2/16.2 sang vị trí 2(HIGH SPEED) khi đó rơ le 2K2/16.5 được cấp

nguồn, các tiếp điểm 2K2(1 – 2), 2k2(3 – 4), 2K2(5 – 6) đóng lại, động cơ hoạt động ở
chế độ sao/sao kép, tiếp điểm 2K2(13 – 14) đóng lại cấp nguồn cho rơ le 2K4/16.6, tiếp
điểm 2K4(65 – 66) mở ra cắt nguồn vào mạch điều khiển tốc độ thấp, tiếp điểm 2K4(15 –
16) đóng lại cấp nguồn cho bảng điều khiển dừng sự cố động cơ. Quạt được khởi động và
hoạt động ở tốc độ cao, đèn 2H2/16.6 sáng báo quạt chạy ở tốc độ cao.
 Báo động và bảo vệ của hệ thống
- Khi động cơ bị quá tải ở tốc độ thấp thì tiếp điểm 2Q2(95 – 96)/16.2 mở ra, aptomat
2Q2 sẽ mở ra khi đó động cơ sẽ dừng lại.
- Khi động cơ bị quá tải ở tốc độ cao thì tiếp điểm 2Q1(95 – 96)/16.2 mở ra, aptomat 2Q1
mở ra ngắt nguồn vào động cơ, khi đó động cơ sẽ dừng lại.
Bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển bằng các cầu chì 2F1, 2F2, 2F3, 2F4
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG LÁI TÀU KIỂM NGƯ
3.1. Nguyên lý mạch lái đơn giản tại bảng điều khiển trên buồng lái
3.1.1.Nguyên lý hoạt động:
Bật công tắc S2 tại bộ điều khiển động cơ sang vị trí từ xa (REMOTE), khi đó rơ le K12
sẽ có điện, các tiếp điểm K12(13 – 14), K12(03 – 04) đóng lại chờ sẵn cấp tín hiệu cho
các chân Input Start và Input Rev của biến tần. Do bánh lái chưa hoạt động và không bẻ
quá góc giới hạn nên các rơ le K15 và K16 có điện, các tiếp điểm K15(11 – 14) và
K16(11 – 14) đóng lại chờ sẵn cấp tín hiệu cho các chân Input Start và Input Rev của
biến tần để điều khiển động cơ lai bơm quay theo chiều thuận hoặc chiều ngược (Bản vẽ
0000_0650)
Giả sử cần bẻ lái sang bên trái thì người điều khiển ấn nút PORT trên bảng điều khiển
chính tại trung tâm buồng lái, khi đó tín hiệu được gửi qua cáp 49.010113 tới chân 7 của
trụ -X5 trong vỉ +U1 của hệ thống điều khiển và được xử lý, sau đó tín hiệu ra được gửi
đến chân 3 của trụ -X4 của vỉ +U1 qua cáp 49.01017 đến chân 3 của trụ -X3 trong bộ
điều khiển động cơ lai bơm thủy lực, tín hiệu được gửi đến chân 7 của trụ -X9 trong bộ
điều khiển động cơ lai bơm, qua cáp 49.01013 rồi tín hiệu được gửi đến chân 18 (Input
start) của biến tần, khi đó biến tần sẽ đưa ra tín hiệu điều khiển cho động cơ lai bơm quay
theo chiểu thuận, bơm thủy lực hoạt động và quay theo chiều thuận, bánh lái được quay
sang trái, khi vẫn còn ấn nút PORT trên bảng điều khiển chính thì bánh lái vẫn quay trái,

người điều khiển phải thường xuyên quan sát hệ chỉ báo góc lái để biết được vị trí thực
của bánh lái, nếu muốn bánh lái dừng lại thì ta thôi tác động vào nút ấn PORT.
Khi muốn bẻ lái sang phải thì người điều khiển ấn nút STBD trên bảng điều khiển tại
buồng lái, khi đó tín hiệu sẽ được gửi từ chân 9 của của vỉ -U40 trong bảng điều khiển
chính đến chân số 9 của trụ -X5 trong vỉ +U1 của hệ thống điều khiển và được xử lý, sau
đó tín hiệu ra được gửi đến chân 5 của trụ -X4 của vỉ +U1 qua cáp 49.01017 đến chân 5
của trụ -X3 trong bộ điều khiển động cơ lai bơm thủy lực, tín hiệu được gửi đến chân 8
của trụ -X9 trong bộ điều khiển động cơ lai bơm, qua cáp 49.01013 rồi tín hiệu được gửi
đến chân 19 (Input Rev) của biến tần, khi đó biến tần sẽ đưa ra tín hiệu điều khiển cho
động cơ lai bơm quay theo chiểu ngược, bơm thủy lực hoạt động và quay theo chiều
ngược, bánh lái được quay sang phải, khi vẫn còn ấn nút STBD trên bảng điều khiển
chính thì bánh lái vẫn quay phải, người điều khiển phải thường xuyên quan sát đồng hồ
chỉ báo góc lái để biết được vị trí thực của bánh lái, nếu muốn bánh lái dừng lại thì ta thôi
tác động vào nút ấn STBD.
Ở chế độ này, do rơ le K13 không có điện (hoạt động ở chế độ lái lặp) nên tiếp điểm
K13(11 – 12) đóng lại, chân 53 của biến tần được nối với chân 50 của biến tần nên chân
53 luôn có tín hiệu 10V do đó tốc độ động cơ lai bơm thủy lực là lớn nhất nên tốc độ bẻ
lái là lớn nhất.
Sơ đồ mạch điều khiển lái đơn giản từ xa trên buồng lái được thể hiện trên Hình 3.10
Hình 3.10: Mạch lái đơn giản tại bảng điều khiển trên buồng lái
3.2. Nguyên lý của mạch lái lặp tại bảng điều khiển trung tâm buồng lái, bảng điều
khiển tại cánh gà trái và cánh gà phải
a) Nguyên lý của mạch lái lặp tại bảng điều khiển trung tâm buồng lái
Hình 3.12: Mạch lái lặp tại bảng điều khiển trung tâm buồng lái
Nguyên lý hoạt động:
Bật công tắc S2 tại bộ điều khiển động cơ sang vị trí từ xa (REMOTE), khi đó rơ le K12
sẽ có điện, các tiếp điểm K12(13 – 14), K12(03 – 04) đóng lại chờ sẵn cấp tín hiệu cho
các chân Input Start và Input Rev của biến tần. Do bánh lái chưa hoạt động và không bẻ
quá góc giới hạn nên các rơ le K15 và K16 có điện, các tiếp điểm K15(11 – 14) và
K16(11 – 14) đóng lại chờ sẵn cấp tín hiệu cho các chân Input Start và Input Rev của

biến tần để điều khiển động cơ lai bơm quay theo chiều thuận hoặc chiều ngược (Bản vẽ
0000_0650)
 Chế độ đồng bộ tại trung tâm buồng lái
Ấn nút SH1 trên bảng điều khiển chính tại trung tâm buồng lái chọn chế độ đồng bộ
chính. Khi đó muốn điều khiển bánh lái quay trái, phải thì ta sử dụng vô lăng đồng bộ.
Giả sử cả bốn động cơ lai bơm thủy lực đã có lệnh khởi động và sẵn sàng hoạt động.
Muốn bẻ lái sang trái 10
0
thì ta quay vô lăng đồng bộ đến vị trí 10
0
. Khi đó tín hiệu từ
chiết áp lái lặp được đưa từ các chân 1, 2, 3 của trụ -X70 (Bảng ĐK chính) qua cáp
49.010.36 tới chân 23, 24, 25 của vỉ -U11 (Hệ thống điều khiển 1) và từ chân 1, 2, 3 của
trụ -X90 (Bảng ĐK chính) qua cáp 49.02032 tới các chân 23, 24, 25 của vỉ -U11 (Hệ
thống ĐK 2). Tín hiệu sẽ được hệ thống hệ thống điều khiển 1 & 2 xử lý và xuất ra các
chân 3, 8, 9 ( Trụ -X4, vỉ +U1) của cả hai hệ thống ĐK. Khi đó, tín hiệu được cấp đến
chân 3 (Trụ -X3) của các bộ ĐK động cơ, tín hiệu này qua cáp 49.01013 cấp đến chân 18
(Input Start) của các bộ biến tần của bốn động cơ. Khi đó các động cơ lai bơm thủy lực
hoạt động và quay theo chiều thuận, bánh lái được bẻ sang trái 10
0
. Đồng thời rơ le K13
trong bộ điều khiển động cơ của bơm số 1, 2 có điện, nó đóng tiếp điểm của nó và khi đó
tín hiệu điện áp 0 – 10V sẽ được gửi từ chân 53 và 55 của biến tần qua cáp 49.01013 đến
các chân 5, 6 của trụ -X9 rồi đến các chân 6, 7 của trụ -X3 trong các bộ điều khiển động
cơ số 1, 2 qua cáp 49.01017 đến các chân 6, 7 của hệ thống điều khiển 1 để cấp tín hiệu 0
– 10V cho hệ thống điều khiển, khi đó ta có thể thay đổi tốc độ của các động cơ lai bơm
thủy lực ứng với điện áp thay đổi trong khoảng từ 0 – 10V.
Khi bánh lái quay sẽ xuất hiện tín hiệu phản hồi góc bẻ lái được gửi từ chiết áp phản hồi
qua các chân 4, 5, 6, 7 (Trụ -X2) của khối phản hồi số 1 & 2 qua cáp số 32 đến các chân
9, 10, 11, 12 (Vỉ -U10) của hệ thống điều khiển 1 & 2, tín hiệu này sẽ làm giảm tín hiệu

điều khiển ban đầu. Khi bánh lái quay đến vị trí 10
0
trái thì tín hiệu điều khiển sẽ bằng 0,
bánh lái sẽ dừng ở vị trí 10
0
trái.
 Chế độ độc lập tại trung tâm buồng lái
Ấn nút SH2 trên bảng điều khiển chính tại trung tâm buồng lái chọn chế độ độc lập
chính. Ở chế độ này muốn điều khiển bánh lái quay trái, phải thì ta sử dụng vô lăng đồng
bộ hoặc vô lăng độc lập đều được. Giả sử cả bốn động cơ lai bơm thủy lực đã có lệnh
khởi động và sẵn sàng hoạt động.
Muốn bẻ lái sang trái 10
0
thì ta quay vô lăng đồng bộ đến vị trí 10
0
. Khi đó tín hiệu từ
chiết áp lái lặp được đưa từ các chân 4, 5, 6 của trụ -X70 (Bảng ĐK chính) qua cáp
49.010.39 tới chân 36, 37, 38 của vỉ -U11 (Hệ thống điều khiển 1). Tín hiệu sẽ được hệ
thống hệ thống điều khiển 1 xử lý và xuất ra các chân 3, 8, 9 (Trụ -X4, vỉ +U1). Khi đó,
tín hiệu được cấp đến chân 3 (Trụ -X3) của các bộ ĐK động cơ, tín hiệu này qua cáp
49.01013 cấp đến chân 18 (Input Start) của các bộ biến tần của động cơ 1 & 2. Khi đó
động cơ lai bơm thủy lực hoạt động và quay theo chiều thuận, bánh lái được bẻ sang trái
10
0
. Đồng thời rơ le K13 trong bộ điều khiển động cơ của bơm số 1, 2 có điện, nó đóng
tiếp điểm của nó và khi đó tín hiệu điện áp 0 – 10V sẽ được gửi từ chân 53 và 55 của biến
tần qua cáp 49.01013 đến các chân 5, 6 của trụ -X9 rồi đến các chân 6, 7 của trụ -X3
trong các bộ điều khiển động cơ số 1, 2 qua cáp 49.01017 đến các chân 6, 7 của hệ thống
điều khiển 1 để cấp tín hiệu 0 – 10V cho hệ thống điều khiển, khi đó ta có thể thay đổi
tốc độ của các động cơ lai bơm thủy lực ứng với điện áp thay đổi trong khoảng từ 0 –

10V.
Khi bánh lái quay sẽ xuất hiện tín hiệu phản hồi góc bẻ lái được gửi từ chiết áp phản hồi
qua các chân 4, 5, 6, 7 (Trụ -X2) của khối phản hồi số 1 qua cáp số 32 đến các chân 9, 10,
11, 12 (Vỉ -U10) của hệ thống điều khiển 1 , tín hiệu này sẽ làm giảm tín hiệu điều khiển
ban đầu. Khi bánh lái quay đến vị trí 10
0
trái thì tín hiệu điều khiển sẽ bằng 0, bánh lái sẽ
dừng ở vị trí 10
0
trái.
b) Nguyên lý mạch lái lặp tại bảng điều khiển cánh gà trái
 Nguyên lý hoạt động:
Bật công tắc S2 tại bộ điều khiển động cơ sang vị trí từ xa (REMOTE), khi đó rơ le K12
sẽ có điện, các tiếp điểm K12(13 – 14), K12(03 – 04) đóng lại chờ sẵn cấp tín hiệu cho
các chân Input Start và Input Rev của biến tần. Do bánh lái chưa hoạt động và không bẻ
quá góc giới hạn nên các rơ le K15 và K16 có điện, các tiếp điểm K15(11 – 14) và
K16(11 – 14) đóng lại chờ sẵn cấp tín hiệu cho các chân Input Start và Input Rev của
biến tần để điều khiển động cơ lai bơm quay theo chiều thuận hoặc chiều ngược (Bản vẽ
0000_0650).
 Chế độ đồng bộ tại cánh gà trái
Ấn nút SH1 trên bảng điều khiển tại cánh gà trái chọn chế độ đồng bộ trái. Khi đó muốn
điều khiển bánh lái quay trái, phải thì ta sử dụng vô lăng đồng bộ. Giả sử cả bốn động cơ
lai bơm thủy lực đã có lệnh khởi động và sẵn sàng hoạt động.
Muốn bẻ lái sang trái 10
0
thì ta quay vô lăng đồng bộ đến vị trí 10
0
. Khi đó tín hiệu từ
chiết áp lái lặp được đưa từ các chân 1, 2, 3 của trụ -X10 (Bảng ĐK tại cánh gà trái) qua
cáp 49.010.313 tới chân 10, 11, 12 của vỉ -U12 (Hệ thống điều khiển 1) và từ chân 1, 2, 3

của trụ -X30 (Bảng ĐK tại cánh gà trái) qua cáp 49.02035 tới các chân 10, 11, 12 của vỉ
-U12 (Hệ thống ĐK 2). Tín hiệu sẽ được hệ thống hệ thống điều khiển 1 & 2 xử lý và
xuất ra các chân 3, 8, 9 ( Trụ -X4, vỉ +U1) của cả hai hệ thống ĐK. Khi đó, tín hiệu được
cấp đến chân 3 (Trụ -X3) của các bộ ĐK động cơ, tín hiệu này qua cáp 49.01013 cấp đến
chân 18 (Input Start) của các bộ biến tần của bốn động cơ. Khi đó các động cơ lai bơm
thủy lực hoạt động và quay theo chiều thuận, bánh lái được bẻ sang trái 10
0
. Đồng thời rơ
le K13 trong bộ điều khiển động cơ của bơm số 1, 2 có điện, nó đóng tiếp điểm của nó và
khi đó tín hiệu điện áp 0 – 10V sẽ được gửi từ chân 53 và 55 của biến tần qua cáp
49.01013 đến các chân 5, 6 của trụ -X9 rồi đến các chân 6, 7 của trụ -X3 trong các bộ
điều khiển động cơ số 1, 2 qua cáp 49.01017 đến các chân 6, 7 của hệ thống điều khiển 1
để cấp tín hiệu 0 – 10V cho hệ thống điều khiển, khi đó ta có thể thay đổi tốc độ của các
động cơ lai bơm thủy lực ứng với điện áp thay đổi trong khoảng từ 0 – 10V.
Khi bánh lái quay sẽ xuất hiện tín hiệu phản hồi góc bẻ lái được gửi từ chiết áp phản hồi
qua các chân 4, 5, 6, 7 (Trụ -X2) của khối phản hồi số 1 & 2 qua cáp số 32 đến các chân
9, 10, 11, 12 (Vỉ -U10) của hệ thống điều khiển 1 & 2, tín hiệu này sẽ làm giảm tín hiệu
điều khiển ban đầu. Khi bánh lái quay đến vị trí 10
0
trái thì tín hiệu điều khiển sẽ bằng 0,
bánh lái sẽ dừng ở vị trí 10
0
trái.
 Chế độ độc lập tại cánh gà trái
Ấn nút SH2 trên bảng điều khiển tại cánh gà trái chọn chế độ độc lập trái. Ở chế độ này
muốn điều khiển bánh lái quay trái, phải thì ta sử dụng vô lăng đồng bộ hoặc vô lăng độc
lập đều được. Giả sử cả bốn động cơ lai bơm thủy lực đã có lệnh khởi động và sẵn sàng
hoạt động.
Muốn bẻ lái sang trái 10
0

thì ta quay vô lăng đồng bộ đến vị trí 10
0
. Khi đó tín hiệu từ
chiết áp lái lặp được đưa từ các chân 4, 5, 6 của trụ -X10 (Bảng ĐK tại cánh gà trái) qua
cáp 49.010.316 tới chân 23, 24, 25 của vỉ -U12 (Hệ thống điều khiển 1). Tín hiệu sẽ được
hệ thống hệ thống điều khiển 1 xử lý và xuất ra các chân 3, 8, 9 (Trụ -X4, vỉ +U1). Khi
đó, tín hiệu được cấp đến chân 3 (Trụ -X3) của các bộ ĐK động cơ, tín hiệu này qua cáp
49.01013 cấp đến chân 18 (Input Start) của các bộ biến tần của động cơ 1 & 2. Khi đó
động cơ lai bơm thủy lực hoạt động và quay theo chiều thuận, bánh lái được bẻ sang trái
10
0
. Đồng thời rơ le K13 trong bộ điều khiển động cơ của bơm số 1, 2 có điện, nó đóng
tiếp điểm của nó và khi đó tín hiệu điện áp 0 – 10V sẽ được gửi từ chân 53 và 55 của biến
tần qua cáp 49.01013 đến các chân 5, 6 của trụ -X9 rồi đến các chân 6, 7 của trụ -X3
trong các bộ điều khiển động cơ số 1, 2 qua cáp 49.01017 đến các chân 6, 7 của hệ thống
điều khiển 1 để cấp tín hiệu 0 – 10V cho hệ thống điều khiển, khi đó ta có thể thay đổi
tốc độ của các động cơ lai bơm thủy lực ứng với điện áp thay đổi trong khoảng từ 0 –
10V.
Khi bánh lái quay sẽ xuất hiện tín hiệu phản hồi góc bẻ lái được gửi từ chiết áp phản hồi
qua các chân 4, 5, 6, 7 (Trụ -X2) của khối phản hồi số 1 qua cáp số 32 đến các chân 9, 10,
11, 12 (Vỉ -U10) của hệ thống điều khiển 1 , tín hiệu này sẽ làm giảm tín hiệu điều khiển
ban đầu. Khi bánh lái quay đến vị trí 10
0
trái thì tín hiệu điều khiển sẽ bằng 0, bánh lái sẽ
dừng ở vị trí 10
0
trái.
Hình 3.13: Mạch lái lặp tại bảng điều khiển cánh gà trái
c) Nguyên lý mạch lái lặp tại bảng điều khiển cánh gà phải
Hình 3.14: Mạch lái lặp tại bảng điều khiển cánh gà phải

Nguyên lý hoạt động:
Bật công tắc S2 tại bộ điều khiển động cơ sang vị trí từ xa (REMOTE), khi đó rơ le K12
sẽ có điện, các tiếp điểm K12(13 – 14), K12(03 – 04) đóng lại chờ sẵn cấp tín hiệu cho
các chân Input Start và Input Rev của biến tần. Do bánh lái chưa hoạt động và không bẻ
quá góc giới hạn nên các rơ le K15 và K16 có điện, các tiếp điểm K15(11 – 14) và
K16(11 – 14) đóng lại chờ sẵn cấp tín hiệu cho các chân Input Start và Input Rev của
biến tần để điều khiển động cơ lai bơm quay theo chiều thuận hoặc chiều ngược (Bản vẽ
0000_0650)
 Chế độ đồng bộ tại cánh gà phải
Ấn nút SH1 trên bảng điều khiển tại cánh gà phải chọn chế độ đồng bộ phải. Khi đó
muốn điều khiển bánh lái quay trái, phải thì ta sử dụng vô lăng đồng bộ. Giả sử cả bốn
động cơ lai bơm thủy lực đã có lệnh khởi động và sẵn sàng hoạt động.
Muốn bẻ lái sang trái 10
0
thì ta quay vô lăng đồng bộ đến vị trí 10
0
. Khi đó tín hiệu từ
chiết áp lái lặp được đưa từ các chân 1, 2, 3 của trụ -X10 (Bảng ĐK tại cánh gà trái) qua
cáp 49.010.319 tới chân 10, 11, 12 của vỉ -U12 (Hệ thống điều khiển 1) và từ chân 1, 2, 3
của trụ -X30 (Bảng ĐK tại cánh gà trái) qua cáp 49.02037 tới các chân 36, 37, 38 của vỉ
-U12 (Hệ thống ĐK 2). Tín hiệu sẽ được hệ thống hệ thống điều khiển 1 & 2 xử lý và
xuất ra các chân 3, 8, 9 ( Trụ -X4, vỉ +U1) của cả hai hệ thống ĐK. Khi đó, tín hiệu được
cấp đến chân 3 (Trụ -X3) của các bộ ĐK động cơ, tín hiệu này qua cáp 49.01013 cấp đến
chân 18 (Input Start) của các bộ biến tần của bốn động cơ. Khi đó các động cơ lai bơm
thủy lực hoạt động và quay theo chiều thuận, bánh lái được bẻ sang trái 10
0
. Đồng thời rơ
le K13 trong bộ điều khiển động cơ của bơm số 1, 2 có điện, nó đóng tiếp điểm của nó và
khi đó tín hiệu điện áp 0 – 10V sẽ được gửi từ chân 53 và 55 của biến tần qua cáp
49.01013 đến các chân 5, 6 của trụ -X9 rồi đến các chân 6, 7 của trụ -X3 trong các bộ

điều khiển động cơ số 1, 2 qua cáp 49.01017 đến các chân 6, 7 của hệ thống điều khiển 1
để cấp tín hiệu 0 – 10V cho hệ thống điều khiển, khi đó ta có thể thay đổi tốc độ của các
động cơ lai bơm thủy lực ứng với điện áp thay đổi trong khoảng từ 0 – 10V.
Khi bánh lái quay sẽ xuất hiện tín hiệu phản hồi góc bẻ lái được gửi từ chiết áp phản hồi
qua các chân 4, 5, 6, 7 (Trụ -X2) của khối phản hồi số 1 & 2 qua cáp số 32 đến các chân
9, 10, 11, 12 (Vỉ -U10) của hệ thống điều khiển 1 & 2, tín hiệu này sẽ làm giảm tín hiệu
điều khiển ban đầu. Khi bánh lái quay đến vị trí 10
0
trái thì tín hiệu điều khiển sẽ bằng 0,
bánh lái sẽ dừng ở vị trí 10
0
trái.
 Chế độ độc lập tại cánh gà trái
Ấn nút SH2 trên bảng điều khiển tại cánh gà phải chọn chế độ độc lập phải. Ở chế độ này
muốn điều khiển bánh lái quay trái, phải thì ta sử dụng vô lăng đồng bộ hoặc vô lăng độc
lập đều được. Giả sử cả bốn động cơ lai bơm thủy lực đã có lệnh khởi động và sẵn sàng
hoạt động.
Muốn bẻ lái sang trái 10
0
thì ta quay vô lăng đồng bộ đến vị trí 10
0
. Khi đó tín hiệu từ
chiết áp lái lặp được đưa từ các chân 4, 5, 6 của trụ -X10 (Bảng ĐK tại cánh gà trái) qua
cáp 49.010.322 tới chân 23, 24, 25 của vỉ -U12 (Hệ thống điều khiển 1). Tín hiệu sẽ được
hệ thống hệ thống điều khiển 1 xử lý và xuất ra các chân 3, 8, 9 (Trụ -X4, vỉ +U1). Khi
đó, tín hiệu được cấp đến chân 3 (Trụ -X3) của các bộ ĐK động cơ, tín hiệu này qua cáp
49.01013 cấp đến chân 18 (Input Start) của các bộ biến tần của động cơ 1 & 2. Khi đó
động cơ lai bơm thủy lực hoạt động và quay theo chiều thuận, bánh lái được bẻ sang trái
10
0

. Đồng thời rơ le K13 trong bộ điều khiển động cơ của bơm số 1, 2 có điện, nó đóng
tiếp điểm của nó và khi đó tín hiệu điện áp 0 – 10V sẽ được gửi từ chân 53 và 55 của biến
tần qua cáp 49.01013 đến các chân 5, 6 của trụ -X9 rồi đến các chân 6, 7 của trụ -X3
trong các bộ điều khiển động cơ số 1, 2 qua cáp 49.01017 đến các chân 6, 7 của hệ thống
điều khiển 1 để cấp tín hiệu 0 – 10V cho hệ thống điều khiển, khi đó ta có thể thay đổi
tốc độ của các động cơ lai bơm thủy lực ứng với điện áp thay đổi trong khoảng từ 0 –
10V.
Khi bánh lái quay sẽ xuất hiện tín hiệu phản hồi góc bẻ lái được gửi từ chiết áp phản hồi
qua các chân 4, 5, 6, 7 (Trụ -X2) của khối phản hồi số 1 qua cáp số 32 đến các chân 9, 10,
11, 12 (Vỉ -U10) của hệ thống điều khiển 1 , tín hiệu này sẽ làm giảm tín hiệu điều khiển
ban đầu. Khi bánh lái quay đến vị trí 10
0
trái thì tín hiệu điều khiển sẽ bằng 0, bánh lái sẽ
dừng ở vị trí 10
0
trái.
3.3. Nguyên lý mạch lái tự động
Nguyên lý hoạt động:
Bật công tắc S2 tại bộ điều khiển động cơ sang vị trí từ xa (REMOTE), khi đó rơ le K12
sẽ có điện, các tiếp điểm K12(13 – 14), K12(03 – 04) đóng lại chờ sẵn cấp tín hiệu cho
các chân Input Start và Input Rev của biến tần. Do bánh lái chưa hoạt động và không bẻ
quá góc giới hạn nên các rơ le K15 và K16 có điện, các tiếp điểm K15(11 – 14) và
K16(11 – 14) đóng lại chờ sẵn cấp tín hiệu cho các chân Input Start và Input Rev của
biến tần để điều khiển động cơ lai bơm quay theo chiều thuận hoặc chiều ngược (Bản vẽ
0000_0650)
Chế độ lái tự động chỉ có thể điều khiển tại bàn điều khiển trung tâm buồng lái, khi đó
giả sử ấn nút SH3 tại bảng điều khiển trung tâm buồng lái để chọn chế độ lái tự động.
Giả sử con tàu được đặt hướng đi thực là α. Khi con tàu đang hành trình trên biển, hướng
đi thực tế của con tàu được la bàn xác định và đưa về bộ điều khiển MFA trên buồng lái
qua các chân 140, 141, 142, 143 lúc này tín hiệu phản hồi từ la bàn sẽ được so sánh với

tín hiệu đặt chuẩn α và tạo ra tín hiệu điều khiển. Khi tín hiệu phản hồi từ la bàn mà bằng
tín hiệu đặt ban đầu thì sẽ không có tín hiệu điều khiển, trong quá trình hành trình trên
biển, do sóng to, gió lớn, giả sử con tàu bị lệch sang bên trái so với hướng đi đặt trước,
khi đó tín hiệu phản hồi hướng đi từ là bàn gửi về sai lệch so với tín hiệu đặt trước, sẽ
xuất hiện tín hiệu điều khiển. Tín hiệu điều khiển gửi từ bộ điều khiển MFA từ các chân
97, 98 qua cáp 49.010310 đến chân 11, 13 của vỉ -U11 của hệ thống điều khiển, tín hiệu
này được đưa vào vỉ mạch khuếch đại –U42, và tín hiệu điều khiển được gửi từ MFA từ
chân 144, 147 qua cáp 49.01033 đến chân 1, 2 của vỉ -U10, tín hiệu được khuếch đại qua
vỉ -U41 và được hệ thống điều khiển xử lý. Tín hiệu ra được gửi tới các chân 3, của trụ
-X4 trong hệ thống điều khiển, qua cáp 49.01017 đến chân 3 của trụ -X3 trong bộ điều
khiển động cơ số 1, khi đó tín hiệu sẽ được cấp đến chân 18 của biến tần, động cơ lai
bơm thủy lực số 1 hoạt động, bánh lái được bẻ sang mạn phải. Khi bánh lái quay sang
phải thì xuất hiện tín hiệu phản hồi góc bẻ lái, tín hiệu này được gửi từ khối phản hồi đến
vỉ -U10 và được khuếch đại qua vỉ -U41 và đưa xử lý trong hệ thống điều khiển, khi đó
tín hiệu điều khiển sẽ nhỏ đi, khi con tàu trở về đúng hướng đi cho trước thì sẽ không còn
tín hiệu điều khiển gửi từ MFA đến hệ thống điều khiển, khi đó bánh lái sẽ ngừng quay,
con tàu đi theo hướng đi đặt trước.

×