Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Báo cáo thực tập.Một số trang thiết bị điện nhà máy đóng tàu Bạch Đằng. Đi sâu nghiên cứu về cần trục Kone trang bị cho nhà máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.85 KB, 73 trang )

Lời mở đầu
Nước ta đang trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, với tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, trong đó ngành cơng nghiệp đóng tàu đóng vai trị quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Hàng năm đóng góp một lượng tài sản lớn vào ngân sách quốc gia,
góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho hàng triệu lao động Việt Nam. Đây là ngành
kinh tế mũi nhọn được Đảng và nhà nước quan tâm đặc biệt và tạo điều kiện phát triển
hiện nay. Đồng thời nó cịn là động lực to lớn thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp khác
phát triển nhất là ngành cơng nghiệp cán thép, cơ khí, xây dựng…
Là một quốc gia với hơn 2000 km đường bờ biển, có rất nhiều cảng biển phân bố từ
bắc xuống nam. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho ngành công nghiệp đóng tàu và
ngành vận tải biển phát triển. Đồng thời với xu thế phát triển hiện nay thì ngành cơng
nghiệp đóng tàu đang có xu hướng chuyển dần sang các nước đang phát triển. Chính vì
vậy mà nước ta đang có điều kiện hết sức to lớn để phát triển ngành cơng nghiệp đóng
tàu. Song cũng có nhiều thách thức hết sức to lớn quyết định sự tồn tại và phát triển của
ngành cơng nghiệp đóng tàu, đó là vấn đề cạnh tranh giữa các quốc gia. Nó địi hỏi các
nhà máy phải liên tục mở rộng sản suất nâng cao chất lượng, hạ giá thành đóng mới cũng


như sửa chữa. Muốn làm được việc đó địi hỏi các nhà máy đóng tàu phải đổi mới cơng
nghệ, áp dụng tự động hóa vào q trình sản xuất.
Trong những năm vừa qua rất nhiều máy móc và dây truyền hiện đại phục vụ ngành
cơng nghiệp đóng tàu được nhập về. Tổng công ty CNTT Bạch Đằng cái nôi của ngành
cơng nghiệp đóng tàu Việt Nam cũng nằm trong xu hướng phát triển đó. Rất nhiều máy
móc thiết bị hiện đại đã và đang được Tổng công ty nhập về trong đó đáng quan tâm nhất
lá các cần cẩu có sức nâng lớn. Hầu hết các hệ thống này đều sử dụng thiết bị điều khiển
khả trình PLC, nó có khả năng tự động hóa và tối ưu điều khiển rất cao. Thiết bị điều
khiển khả trình PLC đã và đang được áp dụng rãi trong các dây chuyền sản xuất, nó làm
giảm giá thành cơng nghệ, giảm độ phức tạp của mạch điều khiển, có khả năng làm việc
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên nó cũng địi hỏi đội ngũ kĩ sư và công nhân kỹ
thuật lành nghề để vận hành hệ thống an toàn cho con người và cho thiết bị cũng như đạt
năng suất và hiệu quả cao nhất.


Trong quá trình thực tập tại Cong ty CNTT Bạch Đằng em đã được tìm hiểu về: Một
số trang thiết bị điện nhà máy đóng tàu Bạch Đằng. Đi sâu nghiên cứu về cần trục
Kone trang bị cho nhà máy.


Nay em đã hồn thành q trình thực tập và làm báo cáo để báo cáo lại kết quả của
quá trình thực tập.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
BẠCH ĐẰNG
1. Tổng quan về công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng.
1.1.Vài nét về cơng ty đóng tàu Bạch Đằng.
Cơng ty đóng tàu Bạch Đằng ( trước đây là Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng) được
khởi cơng xây dựng ngày 1/4/1960 trên dải đất rộng 32 ha. Đến ngày 25/6/1961 Cơng ty
chính thức được thành lập theo quyết định số 577 của Bộ giao thông vận tải. Được Đảng
và Nhà Nước tặng thưởng: 2 lần danh hiệu Anh hùng lược lượng vũ trang nhân dân (năm
1971 và 1995). Anh hùng lao động thời kì đổi mới (năm 2000), Huân chương độc lập
hạng 3, Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2004) và rất nhiều Huân, Huy chương các loại
cho tập thể và cá nhân cán bộ công nhân viên Công ty.
Bốn mươi hai năm truyền thống của Bạch Đằng, các thế hệ công nhân viên luôn tự
hào về sự phát triển. Một đội ngũ giàu trí tuệ và ý chí vươn lên trong chiến đấu, sản xuất,
vững vàng về chính trị, ln lỗ lực sáng tạo để đưa Bạch Đằng đến với cơng nghiệp đóng
tàu mang tầm vóc quốc tế như ngày hôm nay.


Trong 10 năm từ 1965 - 1975, Công ty đã đóng thành cơng con tàu trọng tải 1.000
tấn đầu tiên cho tổ quốc. Đã cung cấp một khối lượng lớn phương tiện vận tải góp phần
đảm bảo giao thơng thơng suốt trong chiến tranh giải phóng - miền Nam. Đóng mới 46 bộ
cầu phao công binh thông tuyến Bắc- Nam, đưa đại quân ta tiến vào chiến trường; 6 tàu

chiến, tàu HF 350 phá bom từ trường; tàu phá thuỷ lơi(T5) khơng người lái điều khiển từ
xa bằng sóng vơ tuyến. Những sản phẩm ấy đã đóng vai trị quan trọng trong việc đánh
bại chiến tranh phong toả cảng Hải Phòng và các cảng biển khác của miền Bắc; 46 tàu
“khơng số” phục vụ tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, kịp thời vận chuển vũ khí, hàng
hố cho các chiến trường miền Nam trong giai đoạn gay go ác liệt nhất; cầu phao LPP; 40
bộ cầu cáp vượt Trường Sơn đảm bảo giao thông ở Vùng tuyến lửa và chuyển quân trên
các chiến trường...
Những năm 1976 – 1991, đứng trước những khó khăn to lớn về kinh tế xã hội Bạch
Đằng là đơn vị nổi bật nên tinh thần chịu đựng khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, năng động
sáng tạo, đi đầu tìm ra các giải pháp đột phá trong tổ chức quản lý sản xuất và cải thiển
đời sống, rút ra những kinh nghiệm thực tiễn để đóng thành công các loại tàu pha sông
biển; tàu đi biển xa trọng tải 1.125 tấn; 1.410 tấn và tàu 3850 tấn đầu tiên do Việt Nam tự
thiết kế. Những thành cơng ấy là đóng góp to lớn của Cơng ty và bước đường phát triển


của Ngành Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Những công trình đẫ tiếp tục khẳng định vị
trí đầu đàn, trọng yếu của Cơng ty trong ngành Cơng nghiệp đóng tàu của đất nước. Tiếp
đó là giếng chìm phục vụ xây dựng cầu Thăng Long, sản xuất Phông tông phục vụ giàn
khoan đầu tiên ở Biển Đơng cho ngành dầu khí; đóng mới phà và tàu hút bùn để xây dựng
Nhà máy thuỷ điện Hồ Bình; nhiều hạng mục cơ khí cho tuyến đường sắt thống nhất Bắc
Nam, khu công nghiệp NOMURA và đường dây tải điện 500 KV cho tổ quốc.
Từ năm 1992 đến nay, hoạt động trong cơ chế thị trường có định hướng XHCN,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, Cơng ty đã vươn lên, chủ động tìm tịi và thể nghiệm chiến
lược sản xuất kinh doanh ngày càng phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Công ty đã mở rộng
các mối quan hệ, tăng cường tìm kiếm những hợp đồng đóng mới và sửa chữa các chủng
loại tàu trọng tải lớn với khách hàng trong và ngoài nước. Từ năm 1999 được Đảng và
Nhà nước quan tâm, Công ty được đầu tư nâng cấp về nhà xưởng, đà tàu, máy móc thiết
bị và xây dựng đội ngũ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Công ty đã có những
bước trưởng thành mới về chất. Tàu hàng 6.500 tấn đã trở thành sản phẩm truyền thống
của Công ty.

Ngày 1/4/2001 Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (nay là Thủ tướng) đã bấm nút
khởi cơng đóng mới con tàu trọng tải 11.500 DWT, đó chính là con tàu mang tên


Vinashin Sun đã vượt 3 đại dương để hoàn thành chuyến đi vòng quanh trái đất với thời
gian 131 ngày. Giải nhất khoa học sáng tạo (VIFOTEC) 2003 đã đước trao cho các tác giả
với Đề tài Nghiên cứu và thiết lập các giải pháp công nghệ chế tạo tàu đi biển cấp khơng
hạn chế chính từ Vinashin Sun.
Tiếp đó là năm 2004 Cơng ty đóng tàu 6.380 tấn xuất khẩu cho Nhật Bản mở ra
một hướng đi mới trong lĩnh vực đóng tàu xuất khẩu. Tháng 3/2006 Cơng ty đóng thành
cơng tàu contaniner 610 TEU số 1. Tháng 10/2006 Công ty bàn giao tàu NOMA số 2.
Hiện nay công ty đang hoàn thiện để bàn giao trong năm 2006 các tàu: tàu dầu 13.500
tấn, tàu xuất khẩu cho NOMA – Nhật Bản trọng tải 10.500 tấn số 3; tiếp tục triển khai seri
04 tàu 22.500 tấn; tàu contaniner 1.700 TEU cho VINASHIN.
Trong 5 năm trở lại đây, công ty ln duy trì tốc độ tăng trưởng trên 30%. Năm
2005, Công ty đã đạt được tổng giá trị sản lượng trên 1.000 tỷ đồng, doanh thu 855 tỷ
đồng,đời sống CB – CNV công ty ngày càng được cải thiện.
Phấn đấu năm 2006, Công ty đạt giá trị sản lượng 1.370 tỷ đồng, doanh thu : 1.100
tỷ đồng.


Cơng ty đóng tàu Bạch Đằng sẽ được chuyển đổi thành Tổng Cơng ty Cơng nghiệp
tàu thuỷ Bạch Đằng có các thành viên vệ tinh (Cơng ty đóng tàu Tam Bạc; Công ty Thành
Long; Công ty CNTT và xây dựng Hồng Bàng) và 14 Công ty phụ thuộc.
Mỗi bước ngoặt của lịch sử, khó khăn thường khắc nghiệt nhưng thời cơ để phát
triển cũng được mở ra. Vấn đề là biện pháp để vượt qua những bước ngoặt ấy, để nắm
được thời cơ, tìm được giải pháp tốt nhất. Lịch sử Bạch Đằnglà như vậy, những chặng
đường của Bạch Đằng cho thấy bài học này.
Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, trong đó có Bạch Đằng đang vươn ra thị trường
thế giới. Nếu trong chiến tranh tinh thần dũng cảm được đặt ở hàng đầu thì trong hoạt

động kinh tế dũng cảm vượt lên chính mình vẫn là điều cơ bản. Tất nhiên khơng chỉ cần
dũng cảm mà cịn phải nhìn rộng hơn, nắm bắt kịp thời hơn. Bởi hoạt động sản xuất kinh
doanh phải đạt được lợi nhuận. Bạch Đằng đã chuẩn bị cho những con tàu có trọng tải
30.000 tấn với những công nghệ mới nhằm đạt chất lượng cao.
1.2. Năng lực Cơng ty.
1.2.1. Khả năng đóng mới và sửa chữa.
* Đóng mới các phương tiện thuỷ:


- Đến nay Cơng ty đã đảm nhiệm đóng mới tàu hàng đến 22.500 tấn, tàu dầu, tàu chở khí
hố lỏng, tàu khách cao cấp tới 200 chỗ ngồi.
- Các loại tàu kéo đẩy, tàu container, sà lan biển đến 6000 DWT và các loại tàu cơng
trình có cơng suất tới 6000 HP.
- Tàu khách ven biển, ụ nổi 10000 tấn, cần cẩu nổi có sức cẩu từ 600-1000 tấn.
Từ năm 2000 đến nay với sự quan tâm và đầu tư của nhà nước,với sự phát triển của kinh
tế, khoa học kĩ thuật và nhất là năng lực của cán bộ kĩ thuật ngày càng được nâng cao nên
khả năng đóng mới các loại tàu của nhà máy ngày càng được lớn hơn và đa dạng hơn.
- Hiện nay tại Cơng ty đang đóng con tàu hàng rời với trọng tải 22.500 tấn, đóng mới
hàng loạt tàu NOMA 10500T, hồn thiện trang thiết bị tàu dầu 13500T.
* Sửa chữa:
- Các loại tàu hàng có trọng tải đến 8000 DWT và các tàu cơng trình có cơng suất tới
3000 HP.
Cơng ty đóng mới sửa chữa các loại phương tiện đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu
cầu của khách hàng.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phịng ban, phân xưởng trong Cơng ty:
* Sơ đồ hệ thống quản lý:


giám đốc
phó giám đốc

kĩ thuật

phó giám đốc
sản xuất

phó giám đốc
thiết bị-công nghệ

phó giám đốc
nội chính

PX Vỏ 1

Phòng TB-ĐL

PX Vỏ 2

Phòng Dự

PX Vỏ 3

PX Động Lực

Phòng Tài Vụ

PX Vỏ 4

PX ôxy

Phòng Vật Tư


PX Đúc

Phòng điều độ
sản xuất

Đội Công Trình

án

Phòng KH-KD
Phòng TCCB-LĐ

PX Rèn
PX Máy

Phòng KCS

PX ống
PX Điện

Phòng QLCT

Phòng Kĩ Thuật

PX Mộc
PX Trang Trí 1
PX Trang Trí 2
PX Triền Đà


* S b trí sắp xếp các phân xưởng trong Cơng ty:
1, Kho chứa gỗ.
2, Trạm điều hành .
3, Xưởng phun cát.
4, Kho vật liệu .
5, Kho chứa cát .
6, Phân xưởng trang trớ 1.
7, Sn phúng.
8, Phõn xng v 2.

Phòng HC-QT

Phòng Bảo VƯ
Phßng Y TÕ


9, Phân xưởng trang trí 2 .
10, Bãi chứa tơn.
11, Tổ lắp ráp .
12, Phân xưởng triền đà cơ giới cẩu tải .
13, Triền đà.
14, Kho oxy đất đèn.
15, Khu sinh hoạt thể dục
2. Những quy định về an toàn trong nhà máy.
2.1. An toàn khi sắp xếp bốc dỡ vật liệu.
+ Dùng đế kê vá định vị chắc chắn khi xếp , bảo quản vật dễ đổ , dễ lăn...
+ Xếp riêng vật liệu theo từng loại , theo thứ tự thuận tiện cho bảo quản sử dụng.
+ Hoá chất gây cháy, dễ cháy, nổ, axit... phải bảo quản riêng theo quy định.
+ Khi bốc dỡ thứ tự từ trên xuống, từ ngoài vào trong.
2.2. An toàn khi đi lại .

+ Chỉ được đi lại khi đã quan sát các lối đi dành riêng cho người đã được xác định.
+ Lên xuống đúng, cầu thang phải vịn tay vào lan can.


+ Không để trướng ngại vật trên lối đi, nếu có phải dọn ngay, khơng vượt qua hoặc
giẫm qua máy cắt, góc máy, vật có cạnh sắc, dễ đổ, dễ lăn, dễ trượt...
+ Khơng đi lại trong khu vực: Có người làm việc ở trên,vật treo ở trên, dưới mã
hàng đang cẩu .
+ Không đi vào (Ngồi nghỉ, làm việc... ) khu vực đường ray, hành lang ray, hàng rào
an toàn ray dành riêng cho cẩu hoạt động hoặc khu vực có căng cờ, biển cấm.
+ Thực hiện quy định an tồn trật tự giao thơng trong Tổng Cơng ty (điểm cơ bản:
Tốc độ các phương tiện giao thông không q 15 km/h, xe máy, xe đạp khơng phóng
nhanh, lạng lách và đi quá 2người/xe ).
2.3. Quy định an toàn nơi làm việc.
+ Nơi làm việc luôn được giữ sạch sẽ, dụng cụ vật liệu được xếp gọn gàng.
+ Thực hiện các biển báo quy định an toàn khi cấn thiết.
+ Khơng hút thuốc ở nơi: Có biển cấm lửa, dưới buồng máy, khu vực đang sơn, nơi
dễ xẩy ra cháy nổ. Không hút thuốc khi làm việc (chỉ hút thuốc vào giờ giải lao tại nơi an
toàn về cháy nổ).
+ Không làm việc dưới mã hàng đang cẩu, ở khu vực đường ray cẩu đi qua.


+ Mặt sàn có lỗ kht, các vị trí có phần biên hụt hẫng chưa có nắp đậy hoặc lan
can (hàng rào bảo vệ ) che chắn xung quanh: phải nắp lan can, phên chống rơi, thụt, ngã...
+ Khi làm việc bên biển cấm người đi lại phía dưới, khơng nén đồ, dụng cụ, phơi
liệu... từ trên cao xuống phía dưới .
2.4. Quy định an tồn điện.
+ Chỉ có người được đào tạo, được cấp chứng chỉ mới được sửa chữa điện.
+ Khi phát hiện có sự cố cấn báo ngay cho người có trách nhiệm.
+ Khơng sờ mó vào dây điện, thiết bị điện khi tay ướt.

+ Tất cả các cơng tắc phải có nắp đậy.
+ Khơng phun, để rơi chất lỏng trên thiết bị điện: công tắc, môtơ, bảng điện...
+ Kiểm tra định kỳ độ tin cậy của dây điện .
+ Khơng treo , móc đồ vật lên dây dẫn điện , dụng cụ điện .
+ Không để dây dẫn chạy vắt qua đồ vật có góc sắc hoặc bị chèn, đè, lăn qua.
+ Các mối nối dây dẫn điện phải được băng bọc cách điện an toàn.
3. Môi trường và bảo vệ môi trường nơi thực tập.
Môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường nơi thực tập
Vệ sinh lao động :


+ Không để phoi, rác, phế thải bừa bãi tại khu làm việc.
+ Cuối buổi làm việc phải vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, nơi sinh hoạt.
+ Rác, phế thải đỏ đúng nơi quy định.
+ Hàng tuần phải tổng vệ sinh trong, ngoài nhà xưởng, nơi làm việc.
+ Nhà tắm, nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ .
+ Không để các chất gây ô nhiễm trong và xung quanh nơi nghỉ, sinh hoạt.
Vệ sinh môi trường :
+ Tự giác và nhắc nhở mọi người thực hiện tốt vệ sinh mơi trường
+ Bảo vệ hệ thống cấp, thốt nước cạnh vỉa hè đề phịng nước ứ đọng gây ơ nhiễm
+ Khi chuyên chở chất thải không làm rơi vãi ra đường. Phải đổ đúng nơi quy
định.
+ Phải có dụng cụ tập kết phế thải khi dọn vệ sinh nơi làm việc
+ Nghiêm cấm đốt rác và các chất thải khác tại vị trí quy định của Tổng Cơng ty.
+ Mọi người có trách nhiệm trồng , bảo vệ cây xanh trong Tổng Công ty
+ Nghiêm cấm đốt, xả : Dầu mỡ, sơn, đất, cát, rỉ sắt, giẻ, rác, nước bẩn, các chất ơ
nhiễm, hố chất độc hại ...ra khỏi khu sản xuất, đổ xuống sông và đốt rác tuỳ tiện không
đúng nơi quy định.



CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ CỦA NHÀ MÁY ĐÓNG
TÀU BẠCH ĐẰNG
2.1. Cần trục chân đế 120T
2.1.1. Giới thiệu chung
Cần cẩu 120 tấn của Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng do các chuyên gia Trung Quốc và
các công nhân kỹ thuật lắp đặt. Cần cẩu 120 tấn được dùng để vận chuyển nguyên liệu có
trọng tải nặng lên các triền đà để phục vụ cho việc đóng mới và sửa chữa tàu… Động cơ
sử dụng truyền động chính cho các cơ cấu là động cơ khơng đồng bộ rơto lồng sóc, đặc
điểm chung của các động cơ này là đều làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại. Hệ truyền


động điện sử dụng điều khiển động cơ là hệ điều khiển Bộ biến tần - Động cơ. Sức nâng
và các tốc độ làm việc của cần cẩu được giới hạn tới các giá trị lớn nhất nhờ công suất
động cơ.
Người vận hành điều khiển hoạt động của cần cẩu từ cabin lái chính, mọi chức năng vận
hành cần cẩu đều nằm trong cabin chính. Ngồi ra, trong trường hợp khơng thể lên được
cabin chính hoặc cần dừng khẩn cấp có thể điều khiển từ buồng máy và bảng điều khiển
nằm ở phía chân cần cẩu.
2.1.2. Các thơng số kỹ thuật.
1. Các thơng số chính.
Loại cần cẩu: Cần cẩu chân đế


Sức nâng của cần cầu:
Cơ cấu nâng chính: 120T
Cơ cấu nâng phụ: 20T



Chiều cao nâng: 60m




Hành trình di chuyển: Cần cẩu di chuyển dọc trên trục thanh ray, ở cuối phanh ray
có các ngắt cuối hành trình để hạn chế hành trình di chuyển của cần cẩu.



Khoảng cách trục bánh xe: 15m




Số lượng bánh xe: Tồn bộ có 64 bánh xe đường kính 500mm, trong đó 32 bánh xe
được động cơ truyền động.



Chiều cao của cẩu: Xấp xỉ 90m

2. Tốc độ vận hành.


Tốc độ nâng:

-

Với trọng tải 120T tốc độ nâng 17 - 40m

-


Với trọng tải 90T tốc độ nâng 17 - 50m

-

Với trọng tải 20T tốc độ nâng 20 - 55m



Tốc độ di chuyển xe: 30m/phút



Tốc độ nâng hạ cần: 20m/phút



Tốc độ quay mâm: 0,33 vịng/phút

3. Các động cơ truyền động chính.
Do yêu cầu điều chỉnh tốc độ và trạng thái làm việc của cần cẩu nên các động cơ
truyền động chính cho các cơ cấu là động cơ khơng đồng bộ rơto lồng sóc.

Cơng dụng

Cơng suất ra Tốc độ
(kW)

(v/p)


Số lượng


ĐC cơ cấu nâng hạ hàng chính

110

735

1

ĐC cơ cấu nâng hạ hàng phụ

75

975

1

ĐC nâng hạ cần

110

990

1

ĐC cơ cấu di chuyển chân đế

7,5


970

16

ĐC cơ cấu quay mâm

37

735

2

ĐC quấn cáp cấp nguồn cho cần cẩu

1,5

4

4. Cáp thép.


Cáp thép sử dụng cho cơ cấu nâng hạ hàng:

-

Cơ cấu nâng chính: 2 sợi, đường kính 35,5 mm.

-


Cơ cấu nâng phụ: 2 sợi, đường kính 25 mm.



Cáp thép sử dụng cho cơ cấu nâng hạ cần: 2 sợi, đường kính 35,5mm

5. Phanh.
Phanh hãm là một bộ phận khơng thể thiếu trong các cơ cấu chính của cần cẩu.
Phanh dùng để hãm các động cơ của các cơ cấu. Loại phanh dùng trong cần cẩu là loại
phanh đai. Khi động cơ của cơ cấu được đóng điện vào lưới điện thì đồng thời cuộn dây
hãm của nam châm phanh hãm cũng có điện. Lực hút của nam châm thắng lực cản của lò


xo, giải phóng trục động cơ để động cơ làm việc. Khi cắt điện, cuộn dây nam châm cũng
mất điện, lực căng của lò xo sẽ ép chặt má phanh vào trục động cơ, để hãm.

Hình 3.1. Cấu tạo phanh
NC: Cuộn dây của nam châm
GPH: Đối tượng của phanh.
GNC: Tự trọng của nam châm.
GL: Trọng tâm của cánh tay đòn.
FS1, FS2: Lực tác dụng của đai phanh lên trục động cơ.
Khi cuộn dây nam châm có điện, lực hút của nam châm sẽ thắng cánh tay đòn L
lên, làm cho đai phanh không ép chặt vào trục động cơ. Khi mất điện, do tự trọng của
nam châm GNC và đối trọng phanh G PH, cánh tay đòn hạ xuống và vành đai ghì chặt động
cơ.


2.1.3. Những quy tắc an tồn khi vận hành.
- Khơng được vận hành cần cẩu nếu có người ở trên các bộ phận hoạt động của cần

cẩu. Chỉ được vận hành cần cẩu khi tất cả mọi người trong phạm vi an tồn.
- Khơng được di chuyển hàng hố, ngun liệu khi có bất kì ai đứng trong phạm vi
bán kính khơng an tồn của cần cẩu.
- Khi di chuyển cần cẩu phải đảm bảo khơng có người hoặc chướng ngại vật trên
đường ray. Đồng thời khi cần cẩu di chuyển phải có đèn và cịi báo hiệu.
- Trong trường hợp khẩn cấp nút dừng khẩn cấp được đặt trong cabin lái, buồng
máy, bảng điểu khiển chân cầu thang.
- Không được nâng hàng quá sức nâng cho phép.
- Trước khi vận hành:


Ngắt mạch nguồn sấy nóng cho động cơ, cho các thiết bị, các vi mạch.



Kiểm tra động cơ (theo định kì bảo dưỡng).



Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cần cẩu (theo định kì bảo dưỡng).



Kiểm tra cần điều khiển, tay quay công tắc trong cabin và buồng máy ở vị trí thích
hợp.




Kiểm tra thiết bị an toàn, cơ cấu phanh, các bộ hạn vị bằng cách tiến hành thử

không tải.

- Khi vận hành:


Chú ý vật cản và nhắc nhở cơng nhân.



Hạn chế dừng đột ngột các cơ cấu.



Trước tiên phải điều khiển cơ cấu nâng ở tốc độ thấp, sau đó mới nâng ở tốc độ yêu
cầu.



Phải chú ý các hiện tượng bất thường của cần cẩu, nếu phát hiện thấy bất thường
thì phải dừng ngay, tiến hành kiểm tra và phát hiện nếu thấy hư hỏng lập tức báo
cáo với người có trách nhiệm giải quyết.

- Sau khi vận hành:


Tất cả các tay điều khiển đều ở vị trí dừng.



Tất cả cơng tắc điện phía trên bàn phím phải được tắt.




Cửa ra vào và cửa cabin phải được đóng và khố.



Phải ghi tất cả vào nhật kí.



Đóng nguồn sấy cho động cơ và các thiết bị.

2.1.4. Các thiết bị trên cabi điều khiển.


Cabin chính trên cần cẩu được đặt phía trên cao để người điều khiển có tầm quan sát
rộng mọi hoạt động. Tại cabin này người điều khiển có thể thao tác vận hành di chuyển
cần cẩu, nâng hạ hàng. Người điều khiển cũng có thể vận hành di chuyển cần cẩu từ bảng
điều khiển nằm phía chân cần cẩu.
1. Bàn điều khiển cabin chính.

TT

Chi tiết

Chức năng

Cơng dụng vận hành


1

Tay điều khiển

Slew left

Quay cần cẩu sang trái

2

Tay điều khiển

Slew right

Quay cần cẩu sang phải

3

Tay điều khiển

Luff up

Nâng cần lên

4

Tay điều khiển

Luff down


Hạ cần xuống

5

Công tắc nút ấn

Control on

Bật điều khiển

6

Công tắc

Control off

Tắt điều khiển

7

Đèn báo

Lamp test

ấn để thử chế độ làm việc của
cẩu

8

Công tắc


Luff word/

Chọn chế độ làm việc cho cơ

Maintenance

cấu nâng cần


9

Đèn báo

Luff ready

Cơ cấu nâng cần sẵn sàng

10

Đèn báo

Slew ready

Cơ cấu quay cần sẵn sàng

11

Đèn báo


Luff

Báo ngắt cuối của cơ cấu nâng

endpoint

cần hoạt động

Luff maintain

Dừng chế độ nâng hạ cần khi

endpoint

chọn chế độ bảo dưỡng

12

Đèn báo

13

Công tắc nút ấn

Limit bypass

ấn để bỏ qua chế độ ngắt cuối

14


Công tắc nút ấn

Rail brake up

ấn để nhấc phanh ray trước khi
cơ cấu chân đế dừng

15

Công tắc nút ấn

Rail brake down

ấn để hạ phanh ray sau khi cơ
cấu chân đế dừng

16

Công tắc nút ấn

Spare

Bật nguồn dự trữ

17

Tay điều khiển

Gantry lelf


Di chuyển cẩu sang trái

18

Tay điều khiển

Gantry right

Di chuyển cẩu sang phải

19

Tay điều khiển

Hoist down

Hạ hàng

20

Tay điều khiển

Hoist up

Nâng hàng


21

Cơng tắc bật


Main/aux.hoist

Chọn cơ cấu nâng hạ
(nâng chính, nâng phụ)

22

Đèn báo

Main hoist ready

Chế độ nâng chính sẵn sàng

23

Đèn báo

Main hoist ready

Chế độ nâng phụ sẵn sàng

24

Đèn báo

Gantry ready

Chế độ di chuyển sẵn sàng


25

Đèn báo

Main

hoist Báo ngắt cuối của cơ cấu nâng

endpoint
26

Đèn báo

Aux.

chính hoạt động
hoist Báo ngắt cuối của cơ cấu nâng

endpoint
27

Đèn báo

phụ hoạt động

Gantry endpoint

Báo ngắt cuối của cơ cấu di
chuyển hoạt động


28

Công tắc bật

Gantry

local Điều khiển cơ cấu di chuyển

control

từ cabin

29

Cơng tắc bật

Wiper

Rửa kính và gạt nước

30

Cơng tắc nút ấn

Alarm silence

Tắt cịi

31


Đèn báo

Gantry tie-up

Dừng di chuyển khi có sự cố


32

Công tắc nút ấn

E-stop

ấn để dừng tất cả mọi hoạt
động

33

Công tắc nút ấn

Main contactor on

Bật cơng tắc tơ chính

34

Cơng tắc nút ấn

Main contactor off Tắt cơng tắc tơ chính


35

Cơng tắc nút ấn

Solalert buzzer

Bật cịi báo

36

Cơng tắc bật

Volt switch

Bật đồng hồ vơnkế

2. Bảng điều khiển (nằm ở phía dưới cần cẩu).

TT

Chi tiết

Chức năng

Công dụng và vận hành

1

Công tắc


Gantry left

Di chuyển cẩu sang trái

2

Công tắc

Gantry right

Di chuyển cẩu sang phải

3

Công tắc

Gantry stop

Dừng di chuyển

4

Công tắc

Rail brake up

ấn để nhấc phanh ray trước khi
cơ cấu chân đế di chuyển

5


Công tắc

Rail brake down

ấn để hạ phanh ray sau khi cơ
cấu chân đế dừng


×