Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.24 KB, 49 trang )

ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
LỜI NÓI ĐẦU
Giao dịch buôn bán ngoại thương giờ đây đã trở thành yếu tố thiết yếu đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế các nước. Bất kỳ quốc gia nào muốn tồn
tại và phát triển một cách thuận lợi đều phải tiến hành trao đổi kinh tế thương mại
với nhau và chính điều này đã làm phát sinh các khoản thu chi bằng tiền của nước
này với một nước khác trong từng lần giao dịch hoặc trong từng định kỳ chi trả do
hai bên quy định. Hay nói cách khác nó đã làm phát sinh việc thanh toán quốc tế.
Và điều khoản về thanh toán cũng đã trở thành một trong các điều khoản quan
trọng nhất của hợp đồng buôn bán ngoại thương.
Các quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao dịch,
trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các hoạt động văn hoá, khoa học kỹ thuật và xã hội
của bản than quốc gia mình. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã
nhận thức về tầm quan trọng của phân công lao động quốc tế. Buôn bán quốc tế đã
và đang trở thành lĩnh vực quan trọng và đem lại nguồn lợi không ít cho các quốc
gia.
Trong ngoại thương, thanh toán là yếu tố hết sức quan trọng và là vấn
đề gây tranh cãi nhiều nhất từ trước tới nay. Do người xuất khẩu và người nhập
khẩu ở hai quốc gia khác nhau, không quen biết, đơn vị tiền tệ, luật pháp cũng như
ngôn ngữ đều khác nhau. Họ không thể thực sự tin cậy lẫn nhau cho dù đã có mối
quan hệ làm ăn lâu năm với nhau. Trong ngoại thương người ta có thể lựa chọn
nhiều hình thức thanh toán khác nhau để thu và trả tiền nhưng việc thanh toán nào
cũng phải mang lại sự mong muốn của hai bên là nhanh chóng, đúng và đầy đủ.Các
phương thức thanh toán trong ngoại thương bao gồm:
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 1
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
1. Phương thức thanh toán chuyển tiền.
2. Phương thức nhờ thu.
3. Phương thức tín dụng chứng từ.
Trong đó phương thức tín dụng chứng từ được xem là quan trọng và phổ biến


nhất so với các cách thức thanh toán khác, nhưng không có nghĩa là không rủi ro,
hoàn toàn an toàn. Đồng thời tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là
tiền mặt mà tồn tại dưới hình thức là các phương tiện thanh toán như hối phiếu, kỳ
phiếu, séc… Do vậy sự xuất hiện của một bên thứ ba khác (ngân hàng) ngoài người
mua và người bán góp phần tích cực và đáng kể vào việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt
động mua bán giữa các quốc gia. Xem xét phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ trong ngoại thương sẽ cho ta có cách nhìn đầy đủ về vai trò của ngân hàng cũng
như những nghiệp vụ liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa trong ngoại
thương Vì vậy, tìm hiều nghiên cứu về lĩnh vực thanh toán quốc tế là hết sức quan
trọng và có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động xuất nhập khẩu của bất kỳ một quốc
gia nào.
Sau đây em xin trình bày đề tài “đồ án môn học thanh toán quốc tế.”
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. L/C
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 2
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
Letter of Credit: Thư tín dụng
2. B/L
Bill of Lading: Vận đơn đường biển
3. L/C
Letter of Credit: Thư tín dụng
4. CFS
Container Freight Station: Trạm gom hàng lẻ
5. CY
Container Yard: Bãi container
6. LCL
Less than container load: Phương thức gửi hàng lẻ hay nhận hàng lẻ
7. FCL
Full container load: Phương thức gửi hàng nguyên container

PHẦN 1: VIẾT GIẤY YÊU CẦU MỞ L/C
1.1. Cở sở lý luận về mở L/C
1.1.1 Giới thiệu về phương thức tín dụng chứng từ(Documentary Credit):
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 3
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
a) Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một NH ( NH
mở thư tín dụng) theo yêu cầu của KH ( Người yêu cầu mở thư tín dụng ) sẽ trả
một số tiền nhất định cho một người khác ( Người hưởng lợi số tiền của thư tín
dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi
người này xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy
định của thư tín dụng.
b) Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng ( Applicant ): Là người NK hoặc người NK
uỷ thác cho một người khác.
Nhiệm vụ:
+ Căn cứ vào HĐ để viết giấy đề nghị xin mở L/C đồng thời cung cấp các
điều kiện cho việc mở L/C.
+ Kiểm tra chứng từ do NH xuất trình nếu bộ chứng từ thoả mãn các điều kiện
của L/C thì người mua sẽ phải trả tiền cho NH và nhận hàng.
- Người hưởng lợi thư tín dụng( Beneficiary): Là người xuất khẩu hay bất kỳ
người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.
Nhiệm vụ:
+ Kiểm tra nội dung của L/C nếu có bất kì điều kiện nào còn chưa phù hợp thì
phải thông tinlại cho người mua để 2 bên bàn bạc, sửa đổi sao cho phù hợp, nếu
L/C hợp lí thì tiến hành giao hàng cho phù hợp với yêu cầu của L/C.
+ Nhanh chóng thiết lập bộ chứng từ cho phù hợp với L/C và xuất trình cho
NH để đòi tiền.
- NH phát hành thư tín dụng( Issuing Bank hay Issuer): Là NH của người NK,

nó cấp tín dụng cho người NK.
Nhiệm vụ:
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 4
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
+ Kiểm tra giấy đề nghị mở L/C nếu hợp lệ thì NH sẽ phát hành L/C để cam
kết trả tiền cho người hưởng lợi và bằng mọi biện pháp nhanh chóng, hợp lí thông
báo tất cả nội dung của L/C cho người hưởng lợi biết.
+ Kiểm tra bộ chứng từ do người hưởng lợi xuất trình, nếu bộ chứng từ phù
hợp với L/C thì tiến hành thanh toán.
- NH thông báo thư tín dụng ( Advising Bank): Là NH đại lý của ngân hàng
phát hành ở nước người hưởng lợi, thường nằm ở nước người thụ hưởng, có mối
quan hệ mật thiết với NH phát hành L/C.
- Một số bên khác: NH trả tiền( Paying bank), NH xác nhận( confirming
bank), NH chiết khấu
c) Quy trình tiến hành nghiệp vụ chứng từ:
1)
Người
NK làm
đơn xin
mở L/C
gửi đến NH của mình yêu cầu mở L/C cùng với các điều kiện và tiền đặt cọc, xuất
trình cho NH
2) Sau khi nhận đầy đủ điều kiện NH sẽ phát hành cam kết mở L/C và bằng
mọi biện pháp để nhanh chóng chuyển cho người XK thông qua đại lí hoặc đối tác
của họ.
3) NH đại lí chuyển nguyên văn L/C cho người XK.
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 5
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ

4) Người hưởng lợi kiểm tra điều kiện L/C, chỉ khi nào L/C hợp lí thì người
XK mới được giao hàng phù hợp với quy định của L/C.
5) Người XK nhanh chóng thiết lập bộ chứng từ xuất trình cho NH để xin
thanh toán.
6) NH mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy ohù hợp với điều kiện của L/C
thì tiến hành trả tiền cho người XK. Nếu thấy khong phù hợp, NH từ chối thanh
toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người XK.
7) Nh mở L/C đòi tiền người NK và chuyển bộ chứng từ cho người NK sau
khi nhận đwocj tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
8) Người NK kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì mới thanh toán
cho NH mở L/C và nhận hàng.
1.1.2 Nguyên tắc cơ bản khi viết giấy yêu cầu mở L/C:
Viết giấy yêu cầu mở L/C để gửi đến NH là một khâu quan trọng của
phương thức tín dụng chứng từ vì chỉ trên cơ sở của giấy này NH mới có căn cứ để
mở thư tín dụng cho người XK hưởng lợi và sau đó người XK mới giao hàng. Về
mặt pháp lý giấy yêu cầu mở L/C là một khế ước dân sự vì vậy nội dung của chứng
từ phải đầy đủ, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, trành những sơ xuất gây ra hiểu nhầm,
lẫn lộn quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Theo quy định của NH ngoại thương Việt Nam, người xin mở L/C của nước
ta phải:
- Viết giấy xin mở tín dụng khoản NK theo mẫu in sẵn của NH. Sau đó điền vào
những nội dung cần thiết.
- Giám đốc các đơn vị xin mở L/C phải ký vào giấy yêu cầu mở. Nếu uỷ quyến phải
tuân theo quy định uỷ quyền hiện hành ở nước ta.
- Các đơn vị xin mở L/C phải ký vào giấy yêu cầu mở. Nếu uỷ quyền phải theo quy
định uỷ quyền hiện hành ở nước ta.
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 6
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
- Các đơn vị xin mở L/C phải làm 2 bản giấy yêu cầu mở tín dụng, cùng với giấy này

đơn vị NK phải có 2 uỷ nhiệm chi: 1 để trả lãi lệ phí mở L/C, 1 để ký quỹ mở L/C.
- Nếu NH đồng ý mở L/C cho đơn vị xin mở L/C thì giám đốc NH phải ký vào góc
trái cuối cùng của giấy xin mở L/C và ghi rõ số hiệu L/C đã mở, ngày mở L/C ở
bên cạnh chữ ký của giám đốc NH.
Như vậy, giấy yêu cầu mở tín dụng NK này đã trở thành khế ước dân sự 2
bên, cụ thể nó được xem như 1 dạng HĐ đặc biệt giữa người xin mở L/C và NH.
1.1.3 Cơ sở viết giấy yêu cầu mở L/C:
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán khá phức tạp đòi hỏi các bên
liên quan tham gia phải am hiểu thủ tục và chuyên môn. Có thể nói người NK là
người khởi đầu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ sau khi 2 bên ký
HĐNT. Ở giai đoạn này căn cứ vào HĐNT đã ký kết nhà NK sẽ lập giấy đề nghị
mở L/C, nhà NK cần lưu ý:
- Đơn vị mình có đủ điều kiện để NH mở L/C hay không, nếu không phải uỷ thác
cho đơn vị khác có đủ điều kiện mở L/C
- Những điều khoản của HĐNT có đủ cơ sở ràng buộc người XK nhằm bảo vệ quyền
lợi của mình hay chưa.
• Điều kiện của người xin mở:
- Giấy phép kinh doanh XNK trực tiếp, nếu không đơn vị phải uỷ thác việc mở L/C
qua đơn vị khác và chịu chi phí uỷ thác.
- Có giấy phép NK hàng hoá.
- Có giấy đề nghị mở L/C gửi đến NH.
- Thực hiện ký quỹ mở L/C theo yêu cầu của NH.
• Ký quỹ theo yêu cầu:
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 7
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
Để đảm bảo cho việc thanh toán L/C khi đến hạn, NH thường yêu cầu đơn vị
xin mở L/C thực hiện ký quỹ số tiền ký quỹ vào tài khoản riêng, không được hưởng
lãi để dành cho việc thanh toán L/C. Số tiền ít hay nhiều phụ thuộc vào quan hệ của
đơn vị với NH, tình hình tài chính của NHNK, khả năng tiêu thụ lô hàng.

• Lập giấy đề nghị xin mở L/C:
Giấy đề nghị mở L/C được lập căn cứ vào các điều khoản thoả thuận trong
NĐNT, có chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng. Nếu HĐ không quy định người
mua có thể lựa chọn một NH thích hợp.
1.2. Căn cứ vào hợp đồng ( theo mẫu đã cho ) viết giấy đề nghị mở L/C.
1.2.1. Hợp đồng mua bán (mẫu 16) – căn cứ để viết giấy đề nghị xin mở L/C
1.2.2. Giấy đề nghị xin mở L/C
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 8
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.3. Giải thích cách viết giấy đề nghị mở L/C theo hợp đồng cụ thể.
a) Kính gửi: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam -
Vietcombank
Doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng VIETCOM BANK vì doanh nghiệp có tài
khoản tại đây và đây là ngân hàng có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh
toán quốc tế.
b) Type of credit: Irevocable
Doanh nghiệp mở thư tín dụng theo loại Irrevocable. Trong hợp đồng, điều
khoản 3 (payment), mục 3.1 (terms of payment ) quy định “ by an in irrevocable
L/C 60 days after B/E date for 100% invoice value ”
c) Issued: by teletransmission
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 9
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
Thư tín dụng được phát hành dưới dạng nào có thể do doanh nghiệp tự do
chọn lựa. Ở đây doanh nghiệp lựa chọn phát hành dưới dạng teletransmission vì
nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn.
d) Advising Bank (name and address):
“ Bank of American, Miami branch, State of Florida, USA.”
Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising Bank): Là Ngân hàng có nhiệm

vụ thông báo thư tín dụng cho nhà xuất khẩu, thường là ngân hàng đại lý (hoặc chi
nhánh) của ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người hưởng lợi, cũng có thể là ngân
hàng phục vụ cho nhà xuất khẩu.
Theo điều khoản 3( payment ), mục 3.1( terms of payment) quy định rõ
“Advising bank: Bank of American, Miami branch, State of Florida, USA.”
e) Expiry date:
“December 25
th
2012 in USA”
Hợp đồng số H/P -04-2012 được kí vào ngày 4/11/2012.
Theo điều khoản 3( payment ), mục 3.1( terms of payment) quy định rõ nếu
L/C không được mở trong vòng 10 ngày kể từ ngày kí hợp đồng, thì hợp đồng sẽ bị
hủy theo lựa chọn của người bán ( If L/C is not opened within 10 working days
from this contract date, this contract can be cancelled at the seller’s option )
Như vậy ngày mở L/C là ngày 11/11/2012 là hợp lí.
Mặt khác, theo điều khoản 2 ( shipment ) quy định rõ việc giao hàng không
được chậm quá 30 ngày kể từ ngày kí hợp đồng ( the shipment should be taken not
later than 30 days from signing this contract ). Nên ngày giao hàng muộn nhất là
ngày 4/12/1012. Thời hạn hiệu lực của L/C là sau ngày giao hàng muộn nhất một
thời gian hợp lý là 21 ngày làm việc. Vậy ngày hết hiệu lực của L/C là ngày
25/12/2012.
Trong hợp đồng không quy định địa điểm hết hạn của L/C nhưng để tạo điều
kiện thuận lợi cho người xuất khẩu trong quá trình chuẩn bị chứng từ cho việc
thanh toán nên quyết định chọn địa điểm hết hạn L/C tại Mỹ.
f) Applicant ( name, address and account number ):
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 10
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
“MINH THANH EXPORT IMPORT CO.,LTD
19 Nguyenvanlinh Street, Lechan District, HaiPhong, VietNam.”

Vì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ quy định người nhập khẩu phải
mở L/C tại ngân hàng của mình trước một khoảng thời gian nhất định ngày giao
hàng để đảm bảo với người xuất khẩu là người nhập khẩu có khả năng thanh toán
lô hàng. Người làm đơn xin mở L/C phải là bên mua, tức người nhập khẩu nhằm
đảm bảo với bên bán là bên mua có khả năng thanh toán.
Theo điều khoản 3( payment ), mục 3.1( terms of payment) quy định rõ “
Applicant: MINH THANH EXPORT IMPORT CO., LTD ”
g) Beneficiary ( name and address ):
“LOUIS DREYFUS CORPORATION
3180 Buena Vista Drive, Lake Buena Vista, Florida 32830 -1000”
Đây là tên và địa chỉ của người xuất khẩu - người hưởng lợi và trong hợp
đồng mua bán tại điều khoản 3 (payment), mục 3.1( terms of payment) quy định rõ
người hưởng lợi của L/C
“ Beneficiary: LOUIS DREYFUS CORPORATION ”
h) Amount:
In figure: USD 96,064.00
In words: United State Dollars ninety six thousand and sixty four only.
Tại điều khoản 1 (description, quantity, quality and price of product) đã thoả
thuận tổng giá trị của hợp đồng là 96,064.00 USD.
i) Credit available with: Any bank negotiation in USA
Có nghĩa là L/C chiết khấu tự do. Người hưởng lợi có thể yêu cầu ngân hàng
chiết khấu hối phiếu tại bất kỳ ngân hàng chiết khấu hối phiếu được chỉ định nào
tại Mỹ. Trong hợp đồng không quy định điều này, nhưng để thuận lợi cho người
hưởng lợi trong việc chiết khấu hối phiếu nên đã quy định như thế.
Draft(s) at : “60 days after B/E date for 100% of invoice value”
Theo điều khoản 3( payment ), mục 3.1( terms of payment) quy định rõ “ By
an irrevocable L/C 60 days after B/E date for 100% of invoice value”
j) Partial shipment: Not allowed
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 11
Lớp : KTN50-ĐH1

ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
Theo điều khoản 2 ( shipment ), mục 2.5 quy định rõ việc giao hàng từng
chuyến là không được phép ( Partial shipment: Not allowed ).
k) Transhipment: Not allowed
Theo điểu khoản 2 ( shipment ), mục 2.6 quy định rõ việc chuyển tải là không
được phép ( transhipment: not allowed ).
l) Shipment:
From: Any port in USA.
To: Haiphong port, Vietnam
Theo điều khoản 2 ( shipment ), mục 2.3 và 2.4 quy định rõ cảng xếp hàng là
bất cứ cảng nào của Mỹ ( Port of loading: Any port in USA ) và cảng dỡ hàng là
cảng Hải Phòng, Việt Nam ( destination port: Haiphong port, Vietnam ).
m) Shipment period: “ the shipment should be taken not later than 30 days from
signing this contract”
Việc giao hàng không được chậm quá 30 ngày kể từ ngày kí hợp đồng.
Theo điều khoản 2 ( shipment ), mục 2.2 quy định rõ “ the shipment should be
taken not later than 30 days from signing this contract”.
n) Goods (brief description):
- Commodity: Floor standing type – cooling only
- Machine cap (BTU/h): 93,000
- Model: LP-C1008FAO
- Quantity: 32 set
Như theo mô tả tại điều khoản 1 (description, quantity, quality and price of
product)
o) Term of shipment: CIF
Theo điều khoản 2 ( shipment ), mục 2.1 quy định rõ điều kiện giao hàng là
CIF, Hải Phòng, Việt Nam, Incoterms 2010 ( CIF Haiphong port, Vietnam,
Incoterms 2010).
p) Document required:
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 12

Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
Việc lựa chọn các chứng từ cần thiết dựa vào điều khoản 3(payment), mục
3.2(Document required ) trong hợp đồng:
- Full set of original clean on board Bill of Lading marked “freight prepaid”
made out to the order of issuing bank and notify the buyer.
- Manual signed commercial invoice in duplicate.
- Packing list in triplicate.
- Certificate of analysis issued by the manufacturer/seller.
- Certificate of origin issued by The American Chamber of Commerce in 2
original and 2 copies.
- Insurance policy certificate mentioned covering “all ricks” of 100% invoice
value.
q) Other document: Third party documentation is acceptable.
r) Period for presentation: The following documents should be issued and prevented
to the bank within 10 working days after shipment.
PHẦN 2: LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO YÊU
CẦU CỦA L/C
2.1. Cơ sở lý luận khi lập chứng từ thanh toán.
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 13
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ yêu cầu người nhập khầu phải mở
một tín dụng thư trước khi người xuất khẩu giao hàng. Sau khi người xuất khẩu đã
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì bước tiếp theo là phải lập bộ chứng từ đưa tới
ngân hàng thông báo để nhận thanh toán cho lô hàng vừa giao nếu bộ chứng từ phù
hợp với quy định trong L/C. Do vậy, cơ sở để lập bộ chứng từ thanh toán là quy
định trong L/C. Trong L/C quy định rõ những chứng từ mà người xuất khẩu cần
chuẩn bị.
- Yêu cầu khi lập bộ chứng từ thanh toán

 Chứng từ phải đủ: L/C yêu cầu cần những loại chứng từ gì thì người xuất khẩu
phải chuẩn bị từng ấy chứng từ, yêu cầu mỗi loại chứng từ cần bao nhiêu bản thì
người xuất khẩu cũng phải lập đủ số bản yêu cầu, bao nhiêu bản chính, bao nhiêu
bản sao.
 Chứng từ phải đúng: tính hợp lý của từng loại chứng từ, ngày ghi trên mỗi chứng
từ, số tham chiếu cũng như nội dung của từng loại chứng từ phải phù hợp với nhau
và phù hợp với những quy định trên L/C.
 Bộ chứng từ cần được lập trên cơ sở những quy định của thư tín dụng
Dựa trên cơ sở các điều khoản yêu cầu trong L/C, các chứng từ mà buộc bên
nhập khẩu cần chuẩn bị gồm:
a) Hối phiếu ( Bill of exchange - B/E )
• Khái niệm: Hối phiếu (Bill of exchange, draft) là mệnh lệnh trả tiền vô
điều kiện dưới dạng văn bản do một người ký phát (gọi là người ký phát hối
phiếu: drawer) cho một người khác (gọi là người thụ tạo: drawee), yêu cầu người
này ngay khi nhìn thấy hối phiếu hoặc vào một ngày cụ thể nhất định hoặc vào một
ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người đó
hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu (gọi
chung là người được trả tiền: payee).
• Đặc điểm:
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 14
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
- Tính trừu tượng của hối phiếu: Trên hối phiếu không cần ghi nội dung của
quan hệ tín dụng, nghĩa là không cần ghi nguyên nhân phát sinh ra việc lập hối
phiếu, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phaiar trả theo đúng quy định của luật pháp. Khi
hối phiếu nằm trong tay người hưởng lợi thì nó không phụ thuộc vào hợp đồng nữa.
- Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu: Người trả tiền phải trả tiền không điều
kiện số tiền ghi trên hối phiếu theo đúng các điều kiện ghi trên nó, trừ trường hợp
hối phiếu phát hành trái với luật định.
- Tính lưu thông của hối phiếu: Một hối phiếu, tùy theo tính chất của nó, có thể

được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của nó, vì hối phiếu
là một mệnh lệnh trả tiền không điều kiện, mặt khác nó còn có tính trừu tượng và
tính bắt buộc, nhờ có những tính chất như vậy mà hối phiếu có thể lưu thong được.
• Phân loại:
- Căn cứ và thời hạn thanh toán: hối phiếu trả tiền ngay và hối phiếu có kỳ hạn.
+ Hối phiếu trả tiền ngay: Là hối phiếu mà người trả tiền phải thanh toán
ngay khi nhìn thấy hối phiếu (thường là sau hai ngày làm việc).
+ Hối phiếu có kỳ hạn (usance bill): quy định sau một thời gian nhất định
(có thể là sau một thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát hối phiếu, sau ngày chấp
nhận hối phiếu, sau ngày ký trên vận đơn B/L.
- Căn cứ vào chứng từ kèm theo hối phiếu, người ta chia hối phiếu thành hai
loại:
+ Hối phiếu trơn: Là hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối phiếu này
không kèm theo chứng từ thương mại. Thường được sử dụng để thu cước phí vận
tải, đòi nợ cũ
+ Hối phiếu kèm chứng từ: Là loại hối phiếu được gửi kèm theo chứng từ
thương mại đến người có nghĩa vụ trả tiền. Thường được sử dụng trong hình thức
D/P ( Nhờ thu kèm chứng từ) để thu tiền người mua dùm người bán.
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 15
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
- Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng của hối phiếu, người ta chia hối phiếu
thành ba loại:
+ Hối phiếu đích danh: Là loại hối phiếu ghi rõ tên người thụ hưởng, loại hối
phiếu này không thể chuyển nhượng bằng nguyên tắc ký hậu
+ Hối phiếu vô danh: Trả cho người cầm phiếu “ bearer bill ”. Trên phiếu
không ghi tên người hưởng lợi mà chỉ ghi trả cho người cầm phiếu “ Pay to the
bearer ” hoặc không ghi gì, ai là người cầm hối phiếu người đó sẽ được hưởng.
+ Hối phiếu theo lệnh: Là loại hối phiếu yêu cầu người thanh toán trả tiền
theo lệnh của người thụ hưởng hối phiếu. Hối phiếu theo lệnh được chuyển nhượng

bằng hình thức ký hậu theo luật định.
- Căn cứ vào người ký phát hối phiếu chia làm ba loại:
+ Hối phiếu thương mại: Là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi tiền
người nhập khẩu, liên quan đến nghiệp vụ thanh toán hàng hoá xuất khẩu hoặc
cung ứng dịch vụ.
+ Hối phiếu Ngân hàng: Là hối phiếu do Ngân hàng phát hành lệnh cho
Ngân hàng đại lý của mình thanh toán tiền nhất định cho người thụ hưởng được chỉ
định trên hối phiếu ( loại hối phiếu này không thể chuyển nhượng ).
+ Hối phiếu dân sự
b) Vận đơn đường biển ( Bill of lading - B/L )
• Khái niệm: Là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho
người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển.
Tuy mỗi hãng tàu đều có mẫu vận đơn riêng, nhưng về nội dung chúng có những
điểm chung. Ở mặt trước của B/L có ghi rõ tên người gởi, người nhận (hoặc "theo
lệnh" ), tên tàu, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng
kiện, trọng lượng, giá cả, tổng trị giá, cách trả cước (cước trả trước hay trả tại cảng
đến), tình hình xếp hàng, số bản gốc đã lập, ngày tháng cấp vận đơn .v.v Mặt sau
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 16
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
ghi các điều kiện chuyên chở. Khi chuyên chở hàng vừa có hợp đồng vừa có vận
đơn thì quan hệ giữa người vận tải và người nhận hàng do vận đơn điều chỉnh, còn
quan hệ giữa người gởi hàng và người vận tải do hợp đồng thuê tàu điều chỉnh.
• Chức năng: B/L có ba chức năng cơ bản sau:
- Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở.
- Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường
biển.
- Là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng
đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L. Chính vì
chức năng đặc biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn

hiện nay.
Vận đơn đường biển được lập thành một số bản gốc. Trên các bản gốc, người ta in
hoặc đóng dấu các chữ "Original". Ngoài bộ vận đơn gốc, còn có một số bản sao,
trên đó ghi chữ "Copy". Chỉ có bản gốc của B/L mới có chức năng nêu trên, còn
các bản sao không có giá trị pháp lý như bản gốc, chúng chỉ dùng trong các trường
hợp: thông báo giao hàng, kiểm tra hàng hóa, thống kê hải quan .v.v…
• Các loại vận đơn:
- Nếu xét theo dấu hiệu trên vận đơn có ghi chú xấu về hàng hóa hay không,
thì vận đơn được chia làm hai loại:
+ Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): là vận đơn không có ghi chú khiếm
khuyết của hàng hóa hay bao bì.
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 17
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
+ Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): là loại vận đơn trên đó người
chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì.
- Nếu xét theo dấu hiệu người vận tải nhận hàng khi hàng đã được xếp lên
tàu hay chưa, thì B/L được chia làm hai loại:
+ Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L): nghĩa là vận đơn đã được
cấp khi hàng hóa đã nằm trên tàu.
+ Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): là vận đơn
được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. Trên B/L không ghi rõ ngày, tháng
được xếp xuống tàu. Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi lấy vận
đơn đã xếp hàng.
- Nếu xét theo dấu hiệu qui định người nhận hàng sẽ có các loại vận đơn:
+ Vận đơn theo lệnh (B/L to order): là B/L theo đó người chuyên chở sẽ
giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, ngân hàng hoặc người nhận hàng.
+ Vận đơn đính danh (B/L to anamed person) or (straight B/ L): là B/L
trong đó có ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng, do đó hàng chỉ có thể giao được
cho người có tên trong B/L.

+Vận đơn xuất trình (Bearer B/L): hay vận đơn vô danh, là vận đơn trong
đó không ghi rõ tên người nhận hàng, cũng không ghi rõ theo lệnh của ai. Người
chuyên chở sẽ giao hàng cho người cầm vận đơn xuất trình cho họ. Vận đơn này
thường được chuyển nhượng bằng cách trao tay.
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 18
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
- Nếu theo dấu hiệu hàng hóa được chuyển bằng một hay nhiều tàu thì có các
loại vận đơn:
+ Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): cấp cho hàng hóa được chuyên chở bằng
một con tàu đi từ cảng xếp đến cảng đích, nghĩa là tàu chở đi từ cảng đến cảng
+Vận đơn đi suốt (Through B/L): là B/L dùng trong trường hợp chuyên chở
hàng hóa giữa các cảng bằng hai hoặc nhiều tàu thuộc hai hay nhiều chủ khác nhau.
Người cấp vận đơn đi suốt phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trên chặng đường từ
cảng xếp đến cảng dỡ cuối cùng.
+Vận đơn địa hạt (Local B/L): là B/L do các tàu tham gia chuyên chở cấp,
loại B/L này chỉ có chức năng là biên lai nhận hàng hóa mà thôi.
Ngoài các loại B/L cơ bản kể trên, trong thực tế còn gặp các loại B/L khác
như:
- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party B/L): là loại B/L do
thuyền trưởng cấp. Loại này chỉ in một mặt, còn mặt sau để trắng (nên còn có tên
gọi là B/L lưng trắng - Blank back B/L). Trừ khi có quy dịnh riêng trong L/C, các
ngân hàng sẽ từ chối các loại vận đơn này.
- Vận đơn hỗn hợp (Combined B/L): là loại vận đơn chở hàng bằng nhiều
loại phương tiện vận tải khác nhau, trong đó có vận tải bằng đường biển. Loại vận
đơn này đã được phòng Thương mại Quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Hiệp hội
những người vận tải FIATA nên được gọi là FIATA combined B/L.
- Vận đơn rút gọn (Short B/L): là loại vận đơn tóm tắt những điều khoản
chủ yếu.
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 19

Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
c) Hóa đơn thương mại ( Commercial invoice )
• Khái niệm: là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người
mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa
vụ phải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể.
• Các chi tiết:
Các hóa đơn thông thường có các mục sau: số và ngày lập hóa đơn, tên và địa
chỉ người bán hàng, tên và địa chỉ của người mua và người thanh toán (nếu không
là một), các điều kiện giao hàng (theo địa điểm) và các điều kiện thanh toán, danh
mục các mặt hàng với số lượng, đơn giá và trị giá của từng mặt hàng theo từng đơn
đặt hàng (nếu có) cũng như tổng số tiền phải thanh toán. Phần tổng số tiền có thể
phải kèm theo phần ghi trị giá bằng chữ.
Nếu người mua hàng trả lại một phần hay toàn bộ hàng hóa đã mua thì người bán
hàng thông thường sẽ lập một bản ghi nhớ tín dụng với số tiền bằng trị giá của của
phần hàng hóa trả lại và sau đó hoàn lại tiền cho người mua hàng.
Các hóa đơn cho các dịch vụ theo thời gian (ví dụ các hóa đơn thanh toán cho các
luật sư hay các nhà tư vấn theo giờ làm việc) thông thường đưa ra các số liệu từ các
bảng kê chi tiết của thời gian và đơn giá dịch vụ.
Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người
mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong hóa đơn phải nêu được đặc điểm
của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương
thức thanh toán, phương tiện vận tải .v.v…
Hóa đơn thường được lập làm nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau: xuất
trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính phí
bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế.v.v…
d) Chứng từ bảo hiểm ( Insurance certificate )
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 20
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ

• Khái niệm:
Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, nhằm hợp
thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo
hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi
thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số
tiền nhất định là phí bảo hiểm.
• Các chứng từ bảo hiểm: Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn
bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Đơn bảo hiểm (Insurance policy)
Là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của
hợp đồng bảo hiểm, nhằm hợp thức hóa hợp đồng này. Ðơn bảo hiểm gồm có:
+ Các điều khoản chung và có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy
định rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
+ Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã
hiệu, tên phương tiện chở hàng .v.v ) và việc tính toán phí bảo hiểm.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate)
Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận
hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 21
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối
tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điều
kiện bảo hiểm đã thỏa thuận.
e) Giấy chứng nhận xuất xứ ( certificate of origin - C/O )
• Khái niệm: Là chứng từ xác nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa do Nhà xuất khẩu,
hoặc do Phòng Thương mại của nước xuất khẩu cấp, nếu như trong L/C có quy
định. Tại Việt Nam, loại chứng từ này do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) phát hành.

Nội dung của Chứng thư xuất xứ gồm các các mục cơ bản gồm: Tên địa chỉ
Nhà xuất khẩu, Nhà nhập khẩu, Tên hàng, Số lượng, Trọng lượng, Ký mã hiệu, lời
khai của chủ hàng và xác nhận của Phòng thương mại về nơi sản xuất, xuất xứ của
hàng hóa.
• Mục đích:
- Ưu đãi thuế quan : xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu
là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận
thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
- Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá : Trong các trường hợp khi hàng hóa của
một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến
các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch : Việc xác định xuất xứ khiến
việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một
khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ
thống hạn ngạch.
- Xúc tiến thương mại.
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 22
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
• Đặc điểm:
Xuất phát từ mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ nêu trên mà Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hoá (C/O) có đặc điểm:
- C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể: tức là C/O chỉ được cấp
cho hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới
nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, thông
tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng, nơi dỡ hàng,
thậm chí thông tin về phương tiện vận tải. Xét theo thông lệ quốc tế, C/O có thể
được cấp trước hoặc sau ngày giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc cấp
trước này vẫn phải phản ánh được lô hàng xuất khẩu cụ thể. Trường hợp cấp trước
thường xảy ra khi lô hàng đang trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất khẩu

hoặc đã làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu.
- C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một qui tắc xuất xứ cụ thể
và Qui tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận: C/O chỉ có ý
nghĩa khi được cấp theo một qui tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp nhận.
Qui tắc xuất xứ áp dụng có thể là các qui tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc của
nước cấp C/O (nếu nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác). C/O được cấp
theo qui tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập
khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó. Để phản ánh C/O được cấp theo
qui tắc xuất xứ nào thì thông thường các C/O được qui định về tên hay loại mẫu cụ
thể.
• Nội dung cơ bản:
Xuất phát từ mục đích, đặc điểm của C/O mà nội dung cơ bản của C/O phải thể
hiện được các nội dung
- Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể
tương ứng
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 23
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
- Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu
- Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng,
vận tải đơn…)
- Tiêu chí về hàng hoá (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hoá, trọng lượng,
số lượng, giá trị…)
- Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá)
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu.
• Phân loại:
- C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ
cũng có thể là nước xuất khẩu.
- C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không
phải là nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ

Về nguyên tắc, các nước chỉ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất xứ
của quốc gia mình. Tuy nhiên thực tiễn thương mại cho thấy hàng hóa không chỉ
được xuất khẩu trực tiếp tới nước nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu thụ hàng hóa) mà
có thể được xuất khẩu qua các nước trung gian. Việc xuất hiện các nước trung gian
có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể theo mạng lưới phân phối của nhà sản
xuất, hoặc do hàng hóa được mua đi bán lại qua các nước trung gian,… Để tạo
thuận lợi cho các họat động này, một số nước có qui định hàng nhập khẩu vào nước
mình khi xuất khẩu có thể được cấp C/O giáp lưng trên cơ sở C/O gốc của nước
xuất xứ.
Theo qui chế cấp C/O ưu đãi hiện hành của Việt nam: có một số C/O ưu đãi đặc
biệt được cấp dưới dạng C/O giáp lưng. Khi gặp các C/O giáp lưng cấp theo qui tắc
xuất xứ ưu đãi này, cần kiểm tra chặt chẽ về các điều kiện qui định về vận chuyển
trực tiếp.
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 24
Lớp : KTN50-ĐH1
ĐỒ ÁN MÔN HỌC : THANH TOÁN QUỐC TẾ
• Các mẫu C/O hiện áp dụng tại Việt Nam.
+ C/O mẫu B (cấp cho hàng XK)
+ C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập
GSP)
+ C/O mẫu D (thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT giữa
các nước ASEAN)
+ C/O mẫu E (ASEAN – Trung quốc)
+ C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn quốc)
+ C/O mẫu S (VN-Lào; VN-Campuchia)
+ C/O Form T hàng dệt thủ công mỹ nghệ (VN-EU)…
+ C/O form Turkey
+C/O form DA59
2.2. Lập bộ chứng từ thanh toán trên cơ sở L/C (số 05) đã cho.
Bộ chứng từ thanh toán phải được lập theo qui định tại trường 46A của mẫu L/C

số 05.
Trong phạm vi bài đồ án này em xin trình bày cách lập các chứng từ sau:
1. Hối phiếu thương mại.
2. Vận đơn đường biển.
3. Hóa đơn thương mại.
4. Giấy chứng nhận bảo hiểm.
5. Giấy chứng nhận xuất xứ.
2.3. Giải thích cách lập từng loại chứng từ
2.3.1. Hối phiếu ( Bill of exchange – B/E )
a. No. ( số hối phiếu ) : do người ký phát ghi
No. 12345
Sinh viên: Lê Thị Thanh Huyền- MSV: 37619 Trang 25
Lớp : KTN50-ĐH1

×