BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
o0o
Công trình tham dự cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2013 - 2014
Tên công trình
KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ XANH Ở VIỆT NAM
Nhóm ngành: Khoa học xã hội (XH)
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, LĨNH VỰC
NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 6
1.1. Khái quát nội dung và lĩnh vực nghiên cứu. 6
1.2. Lịch sử nghiên cứu 7
1.3. Thực trạng vấn đề 12
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT
ĐƯỢC TRONG VẤN ĐỀ KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHẰM
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ XANH 13
2.1. Các khái niệm đã được xây dựng 13
2.1.1. Công nghệ xanh 13
2.1.2. Quyền sở hữu trí tuệ 21
2.1.3. Ảnh hưởng của sở hữu trí tuệ tới sự phát triển công nghệ xanh 22
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghệ xanh tại các nước
đang phát triển 26
2.2. Mô hình thực tiễn đã được áp dụng trên thế giới 28
2.2.1. Phát triển công nghệ xanh từ nguồn lực có sẵn trong nước nhờ khai
thác quyền sở hữu trí tuệ 28
2.2.2. Phát triển công nghệ xanh từ chuyển giao công nghệ, tiếp cận công
nghệ xanh từ các nước phát triển 29
2.2.3. Phát triển công nghệ xanh nhờ sự hợp tác, chia sẻ quyền sở hữu giữa
các tổ chức – Mô hình GreenXchange 30
CHƯƠNG III: GIẢ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1. Giả thuyết nghiên cứu 33
3.2. Kiểm định giả thuyết 33
ii
3.2.1. Giả thuyết thứ nhất: Đầu tư phát triển công nghệ xanh mang lại tín
hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam 33
3.2.2. Giả thuyết thứ hai: Đầu tư phát triển công nghệ xanh tại Việt Nam, vai
trò quan trọng của các tổ chức quốc tế. 37
3.2.3. Giả thuyết thứ ba: Chính sách công nói chung và bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ nói riêng có vai trò quan trọng trong phát triển công nghệ xanh tại Việt
Nam…………………………………………………………………………… …… 42
3.2.4. Giả thuyết thứ tư: “Sàn giao dịch công nghệ xanh” – Hướng đi cần
thiết nhằm phát triển công nghệ xanh. 50
Chương IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
4.1. Thực trạng vấn đề khai thác quyền sở hữu trí tuệ để phát triển công nghệ
xanh ở Việt Nam 55
4.1.1. Tình hình phát triển công nghệ xanh của Việt Nam 55
4.1.2. Một số nguyên nhân dẫn đến công nghệ xanh không phát triển ở Việt
Nam………………………………………………………… ………………………63
4.2. Bài học về khai thác quyền sở hữu trí tuệ để phát triển công nghệ xanh ở
Việt Nam từ kinh nghiệm của các quốc gia phát triển 65
4.3. Một số khuyến nghị nhằm nhằm khai thác ở hữu trí tuệ để phát triển công
nghệ xanh ở Việt Nam 67
4.3.1. Phương hướng và mục tiêu khai thác quyền sở hữu trí tuệ để phát triển
công nghệ xanh ở Việt Nam 67
4.3.2. Một số giải pháp khai thác quyền sở hữu trí tuệ nhằm phát triển công
nghệ xanh ở Việt Nam 69
4.3.2.1. Điều chỉnh các chính sách nhà nước 69
4.3.2.2. Tuyên truyền, giáo dục và đổi mới tư duy nhận thức 73
4.3.2.3. Thành lập các sàn giao dịch sở hữu trí tuệ tập trung trong lĩnh vực
công nghệ xanh và các sàn giao dịch mở tạo môi trường chia sẻ thông tin, kiến
thức……………………………………………………………………………74
4.3.2.4. Đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục phù hợp với xu hướng phát
triển công nghệ thế giới 75
iii
CHƯƠNG V 76
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI 76
5.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu đạt được và một số hạn chế 76
5.2. Tính thực tiễn của đề tài 77
5.3. Định hướng nghiên cứu trong tương lai 77
5.4. Một số kiến nghị 78
KẾT LUẬN 79
PHỤ LỤC 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách 15 quốc gia đi đầu thế giới trong phát triển công nghệ xanh . 17
Bảng 3.2. Thống kê quốc tịch chủ sở hữu công nghệ xanh tại Việt Nam từ năm
2008 đến tháng 1 năm 2014 38
Bảng 3.3. Tổng số độc quyền sáng chế công nghệ xanh tại Việt Nam do Cục Sở hữu
Trí tuệ cấp theo chủ thể từ năm 2008 đến tháng 2 năm 2014 38
Bảng 3.4. Năm quốc gia đứng đầu về sở hữu công nghệ xanh được cấp bằng sáng
chế bởi Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam từ năm 2008 đến tháng 1 năm 2014 39
Bảng 3.5. Tài trợ ODA cho lĩnh vực môi trường thời kỳ 1995-2005 40
Hình 3.6. Một số dự án đầu tư của nước ngoài nhằm hỗ trợ phát triển công nghệ
xanh và cải thiện môi trường ở Việt Nam 41
v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 2.1. Tình hình phát triển công nghệ xanh trên thế giới 17
giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2008 17
Hình 2.2. Tổng số công nghệ xanh tại các nền kinh tế mới nổi giai đoạn từ năm
1998 đến năm 2008 18
Hình 2.3. Tình hình phát triển công nghệ xanh tại các nước đang phát triển và kém
phát triển giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2008 19
Hình 2.4. Công nghệ xanh tại các nước đang phát triển giai đoạn 2000-2010 20
Hình 2.5. Hoạt động chuyển giao công nghệ trước và sau cải cách sở hữu trí tuệ 26
Hình 3.1. So sách mức đầu tư và lợi ích kinh tế thu được từ chương trình áp dụng
sản xuất sạch. 34
Hình 3.2. Thực trạng sử dụng rơm rạ sau thu hoạch 35
Hình 3.3. Số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế trong 5 lĩnh vực công nghệ xanh tại
Trung Quốc 44
Hình 3.4. So sánh số lượng sáng chế công nghiệp và giải pháp hữu ích đăng ký tại
Trung Quốc 45
Hình 3.5. Tỷ lệ các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia Hiệp ước hợp tác sáng chế
PTC năm 2007 - 2008 theo ngành công nghiệp 46
Đơn vị: % 46
Hình 3.6. Mô hình sàn giao dịch sở hữu trí tuệ 52
Hình 3.7. Số tiền giao dịch đăng ký chứng nhận hợp đồng công nghệ của thành phố
Thượng Hải từ năm 2000 52
Hình 4.1. So sánh số lượng bằng độc quyền sáng chế được cấp tại Việt Nam 55
với một số nước đang phát triển khác năm 2012 55
Hình 4.2. Bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích được cấp 56
tại Việt Nam từ năm 2008 đến 2013 56
Hình 4.3. Sự phát triển công nghệ xanh từ năm 2008 đến năm 2013 tại Viêt Nam . 57
Hình 4.4. Độc quyền sáng chế/ giải pháp hữu ích công nghệ xanh
tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo chủ thể 58
vi
Hình 4.5. Biểu đồ bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích 59
của người nộp đơn Việt Nam từ năm 1995 – 2012 theo chủ thể 59
Hình 4.6. Tổng quan về sáng chế và giải pháp hữu ích tại Việt Nam 59
từ năm 2010 đến năm 2013 59
Hình 4.7. Các lĩnh vực công nghệ xanh ở Việt Nam 60
từ năm 2008 đến tháng 2 năm 2014 60
Hình 4.8. Biểu đồ về sự gia tăng đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích của một
số nước có đơn nộp nhiều nhất tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 61
Hình 4.9. Biểu đồ về sự gia tăng bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích của
một số nước có đơn nộp nhiều nhất tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013 62
Hình 4.10. Biểu đồ về sự gia tăng bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích của
chủ thể người Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013 63
Hình 4.11. Lộ trình 20 năm phát triển công nghệ xanh ở Malaysia 71
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Viết đầy đủ
1.
CPSI
Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
(Clean Production Strategy in Industry)
2.
FIT Thuế tái tạo (Feed-in tariffs)
3.
GEF
Quỹ môi trường toàn cầu (Global Environment
Facility)
4.
GX Green Xchange
5.
IEA
Cơ quan năng lượng quốc tế (International Energy
Agency)
6.
JETRO
Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản
(Japan External Trade Organization)
7.
JIPA
Hiệp hội Sở hữu trí tuệ Nhật Bản
(Japan Intellectual Property Association)
8.
NGO
Tổ chức phi chính phủ
(Non-Government Organization)
9.
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh Tế
(Organization for Economic Co-operation and
Development)
10.
UNDP
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(United State Development Programme)
11.
VEA
Tổng cục Môi trường
(Vietnam Environment Administration)
12.
WB
Ngân hàng thế giới
(World Bank)
13.
WIPO
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới
(World Intellectual Property Organization)
14.
WTO
Tổ chức Thương mại thế giới
(World Trade Organization)
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, môi trường và biến đổi khí hậu đang là một trong những vấn đề
được quan tâm nhiều nhất trên toàn cầu. Các giải pháp đã được đưa ra nhằm hạn
chế tác động xấu của con người đến môi trường có thể được chia thành 2 nhóm
chính đó là thay đổi thói quen của con người và thực hiện cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật xanh.
Việc thay đổi thói quen sinh hoạt, tiêu dùng của con người cần phải trải qua
một quá trình giáo dục lâu dài với chương trình giáo dục tiên tiến, thậm chí đôi khi
phải sử dụng các biện pháp cưỡng chế.
Với giải pháp thứ hai, thực hiện cuộc cách mạng công nghệ xanh, nghiên cứu
các phương pháp kỹ thuật mới để phát triển kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường
mà không làm ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt của con người. Biện pháp này
thực tiễn và nhân văn hơn. Tuy nhiên, nó tồn tại nhiều rủi ro và phụ thuộc nhiều vào
trí tuệ con người.
Để phương pháp này có hiệu quả, cần phải giải quyết ba thách thức lớn đó là:
- Cần phải khuyến khích đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ xanh;
- Thúc đẩy sự phân bố của tiến bộ khoa học công nghệ và khuyến khích người
tiêu dùng ủng hộ các sản phẩm và dịch vụ tích hợp công nghệ xanh đó;
- Cho phép chuyển giao công nghệ xanh trong nước và giữa các khu vực trên
thế giới mà không có bất cứ cản trở nào về đầu tư.
Nhằm phát triển công nghệ xanh, hạn chế tác động của con người đến môi
trường, hướng tới một nền kinh tế xanh, các công cụ kinh tế và pháp lý trong tay
của các chính phủ rất phong phú. Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ là một nhân tố
quan trọng để giải quyết những thách thức trên.
Câu hỏi đặt ra là liệu những quy định hiện hành về quyền sở hữu trí tuệ có khả
năng đáp ứng được mục tiêu khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực công
nghệ xanh, phân phối và nhân rộng công nghệ xanh trong đời sống thực tiễn và
chuyển giao công nghệ xanh được hay không và làm thể nào để mục tiêu trên được
thực hiện có hiệu quả.
2
Theo công bố của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, bên cạnh Malawi, Bangladesh, Sudan
và Philipine. Bởi vậy, việc xây dựng nền kinh tế xanh cho Việt Nam ngày một trở
nên cấp thiết. Phát triển công nghệ xanh không chỉ thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước mà còn là nhân tố quyết định nhằm giải quyết những vấn
đề về môi trường hiện nay.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm tác giả chọn vấn đề “KHAI THÁC
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ XANH Ở
VIỆT NAM” làm để tài cho công trình nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Sở hữu trí tuệ trong phát triển công nghệ xanh là đề tài đã được đề cập liên tục
trong 5 năm trở lại đây. Có thể kể đến mội số cuốn sách bài báo khoa học của một
số luật sư trên thế giới như sau:
Cuốn sách “Clean Tech Intellectual Property: Eco-marks, Green Patents, and
Green Innovation” được tác giả Eric L. Lane viết năm 2011. Trong cuốn sách, tác
giả đã đưa ra định nghĩa về công nghệ xanh và sở hữu trí tuệ đối với công nghệ
xanh bằng cách tham chiếu đến các mục tiêu xã hội của chúng, đó là tạo ra năng
lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo, tăng cường hiệu quả năng lượng và giảm
phát thải khí nhà kính, ông tập trung vào các vấn đề giúp các công ty công nghệ xây
dựng, phát triển và quản lý bằng sáng chế và danh mục đầu tư thương hiệu của họ,
đặc biệt tập trung vào năng lượng tái tạo và các lĩnh vực khác của công nghệ sạch.
Báo cáo của Chatham House với tiêu đề “Who Owns Our Low Carbon
Future? Intellectual Property and Energy Technologies” công bố vào tháng 9 năm
2009 đã làm rõ được mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệ và công nghệ xanh và vai trò
của bằng sáng chế trong việc phát triển ngành năng lượng sạch. Báo cáo cũng đưa
ra một số gợi ý chính sách trong kinh doanh và phát triển năng lượng tương lai.
Bài nghiên cứu “Innovation and Technology Transfer to Address Climate
Change: Lessons from the Global Debate on Intellectual Property and Public
Health” của Frederick Abbott viết năm 2009 đã xác định những bài học về sự đổi
mởi, chuyển giao công nghệ và tiếp cận các nguồn năng lượng thay thế nhằm giảm
3
nhẹ tác động của biến đổi khí hậu từ thực tiễn phát triển và xây dựng chính sách
quốc tế và cách các quốc gia khai thác quyển sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy công
nghệ xanh. Trong phần bàn luận chuyện sâu về sở hữu trí tuệ, tác giả cũng cung cấp
một cách tổng quát về các hình thức bảo vệ sở hữu trí tuệ đối với công nghệ xanh,
cũng như sự linh hoạt và ngoại lệ của các quyền trên.
Bài tham luận “ Intellectual Property Rights and Green Technologies” của tác
giả Guillaume Henry tại Hội nghị toàn cầu của Hiệp hội quốc tế về bảo hộ sở hữu
trí tuệ (AIPPI) lần thứ 42 diễn ra tại Paris tháng 10 năm 2010 là một báo cáo khá
toàn diện về vai trò của bằng sáng chế trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ
xanh. Tác giả đã chỉ ra những tồn tại về sự thiếu hụt các sáng kiến xanh từ những
năm cuối thế kỷ 20; nhu cầu cấp bách cho phép chuyển giao công nghệ xanh cho
các nước đang phát triển song song với vấn đề sở hữu trí tuệ để thúc đẩy chuyển
giao công nghệ cùng các giải pháp giải quyết vấn đề đã được đưa ra.
Tại Việt Nam, vấn đề khai thác quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển công nghệ
nói chung đã được nhiều nghiên cứu quan tâm. Có thể kể đến:
Hội thảo “Phát triển kinh tế xanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ - Những vấn
đề đặt ra” do Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế TW và Trường Đại học Ngoại
Thương Hà Nội tổ chức vào tháng 3 năm 2014.
Hội thảo “Khai thác thương mại các kết quả nghiên cứu và Những vấn đề liên
quan đến Sở hữu trí tuệ” do Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ đại
học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 9 năm 2013.
Tuy nhiên, vấn đề khai thác quyền sở hữu trí tuệ trong việc thúc đẩy công
nghệ xanh ở Việt Nam, hướng tới tăng trưởng xanh là một vấn đề khá mới mẻ.
Dựa trên những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi
trước, nhóm tác giả sẽ tổng kết để đưa ra những bài học cụ thể, phù hợp với bối
cảnh Việt Nam, từ đó, đề xuất những giải pháp khả thi và lâu dài.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về quyền sở hữu trí tuệ cùng việc phân tích những quan
điểm về ảnh hưởng của quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển của công nghệ
xanh của một số nhà nghiên cứu đi trước, bài nghiên cứu sẽ đưa ra một số nhận định
4
về vấn đề này trong bối cảnh Việt Nam và đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm
khai thác quyền sở hữu trí tuệ để phát triển công nghệ xanh tại Việt Nam.
Để giải quyết các vấn đề trên, bài nghiên cứu tập trung vào bốn vấn đề chính:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm và đưa ra các tiêu chí công nghệ xanh tại Việt
Nam, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khai thác quyền sở hữu trí tuệ và công
nghệ xanh, phân tích vai trò của khai thác quyền sở hữu trí tuệ trong việc thúc đẩy
sự phát triển công nghệ xanh.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng vấn đề khai thác quyền sở hữu trí tuệ nhằm
phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam.
Thứ ba, tổng kết bài học về khai thác quyền sở hữu trí tuệ để phát triển công
nghiện xanh từ kinh nghiệm của các quốc gia phát triển.
Thứ tư, đề xuất giải pháp để công tác khai thác quyền sở hữu trí tuệ và phát
triển kinh tế xanh ở Việt Nam được thực hiện có hiệu quả, góp phần hướng tới mục
tiêu tăng trưởng xanh cho đất nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khai thác quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ xanh ở
Việt Nam
- Pham vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm khai thác quyền sở hữu
trí tuệ nhằm thúc đẩy công nghệ xanh được áp dụng tại các nước phát triển như Mỹ,
Anh, Nhật Bản cùng các nước đang phát triển khác và phân tích thực trang tại Việt
Nam từ năm 2008 trở lại đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các nguồn thông tin, dữ liệu
trong các bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước làm cơ sở lý luận và
chứng minh các lập luận.
Phương pháp thống kê và phân tích định lượng: Dựa trên các số liệu về sở hữu
trí tuệ và công nghệ xanh thu thập được, nhóm nghiên cứu sẽ rút ra các kết
luận cho các vấn đề được nghiên cứu.
5
Phương pháp quan sát thực tiễn nhằm rút ra những đặc điểm của nền kinh tế,
xã hội và các quy định về hữu trí tuệ ở Việt Nam, so sánh những đặc điểm đó
với các nước phát triển trên thế giới nhằm đưa ra giải pháp hợp lý.
Phương pháp phân tích thực tiễn: Tìm hiểu, phân tích, đánh giá bài học kinh
nghiệm từ các nước phát triển, các nước đang phát triển như Việt Nam để rút
ra bài học kinh nghiệm.
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến
Đề tài dự kiến sẽ đưa ra một số kết quả như sau
Thứ nhất, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề khai thác quyền sở hữu trí tuệ
nhằm phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam
Thứ hai, tổng kết bài học về khai thác quyền sở hữu trí tuệ để phát triển công
nghệ xanh ở Việt Nam từ kinh nghiệm của các quốc gia phát triển và các quốc gia
đang phát triển có nhiều sự tương đồng với Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất xây dựng những giải pháp nhằm khai thác tối đa hiệu quả của
sở hữu trí tuệ trong việc phát triển công nghệ xanh tại Việt Nam, góp phần hướng
tới mục tiêu tăng trưởng xanh cho đất nước.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
“KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHỆ XANH Ở VIỆT NAM” được xây dựng theo cấu trúc 5 chương như sau:
Chương I: Khái quát về nội dung nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, lịch sử và thực
trạng của vấn đề
Chương II: Tổng quan về các kết quả nghiên cứu đã đạt được trong vấn đề khai
thác quyển sở hữu trí tuệ trong phát triển công nghệ xanh
Chương III: Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương IV: Kết quả nghiên cứu
Chương V: Kết luận và định hướng nghiên cứu trong tương lai
6
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, LĨNH VỰC
NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1.1. Khái quát nội dung và lĩnh vực nghiên cứu.
Kinh tế xanh đang trở thành xu hướng toàn cầu nhằm hướng tới phát triển bền
vững, và một nước đang phát triển như Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Kết luận Hội nghị TW 3 khóa XI đã xác
định nhiệm vụ nước ta hiện nay là: “Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ
cấu nền kinh tế nhằm đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Con đường phát
triển kinh tế bền vững mà cộng đồng quốc tế đang thừa nhận là kinh tế xanh, hay
còn gọi là tăng trưởng xanh…” Trong phát triển kinh tế xanh và xu thế phát triển
công nghệ hiện đại nói chung, công nghệ xanh là giải pháp hiệu quả hướng tới giải
quyết cân bằng 3 vấn đề: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và bình ổn xã hội.
Cũng như các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt
Nam đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ và đạo luật này được quốc hội khóa XI, kỳ họp
thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực ngày 1/7/2006 và được sửa đổi, bổ
sung năm 2009. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh do có việc sáng tạo tạo ra và sử dụng các sản phẩm trí tuệ nhằm thỏa mãn nhu
cầu tinh thần của con người và những sản phẩm trí tuệ được áp dụng vào sản xuất,
kinh doanh, lưu thông hàng hóa, lưu thông các sản phẩm trí tuệ trên thị trường nội
địa và quốc tế; bảo vệ người tiêu dùng, chống cạnh tranh không làn mạnh; bảo vệ
quyền lợi của chủ thể sáng tạo, chủ sở hữu, góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa
học, công nghệ và văn minh xã hội (Phùng Trung Tập, 2008).
Sở hữu trí tuệ và sự phát triển công nghệ xanh có mối liên hệ mật thiết với
nhau. Các nhà khoa học xem sở hữu trí tuệ như một phương pháp sáng tạo để phát
triển công nghệ xanh, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay.
Khai thác quyền sở hữu trí tuệ nhằm phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam là
một vấn đề khá mới mẻ. Trong bài nghiên cứu của mình, nhóm tác giả sẽ giải quyết
các vấn đề nghiên cứu sau:
Thứ nhất, dựa trên kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu
đi trước, nhóm tác giả sẽ làm rõ khái niệm công nghệ xanh phù hợp với hoàn cảnh
7
và điều kiện của Việt Nam và vai trò, tác động của quyền sở hữu trí tuệ đến sự phát
triển của công nghệ xanh tại Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng vấn đề khai thác quyền sở hữu trí tuệ nhằm
phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam.
Thứ ba, tổng kết bài học về khai thác quyền sở hữu trí tuệ để phát triển công
nghiện xanh từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới.
Thứ tư, đề xuất giải pháp để công tác khai thác quyền sở hữu trí tuệ và phát
triển kinh tế xanh ở Việt Nam được thực hiện có hiệu quả, góp phần hướng tới mục
tiêu tăng trưởng xanh cho đất nước.
1.2. Lịch sử nghiên cứu
Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong phát triển công nghệ xanh là một vấn đề
gây tranh cãi trong vòng hơn 20 năm qua. Quyền sở hữu trí tuệ vừa mang đến cơ
hội vừa mang lại những thách thức cho các nước có thu nhập thấp trong quá trình
phát triển công nghệ xanh. Có một cuộc cách mạng trong việc xác định thực trạng,
mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và khí hậu toàn cầu, sử dụng thương mại hóa,
chuyển giao công nghệ như là biện pháp nhằm giảm thiếu ô nhiễm môi trường. Có
thể tóm tắt các mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển nghiên cứu về sở
hữu trí tuệ và công nghệ xanh cùng một vài nghiên cứu tiêu biểu như sau.
Mùa xuân năm 1991, bài nghiên cứu của Michael A.Gollin “Using intellectual
property to improve environmental protection” in trên tạp chí HAVARD Journal of
Law & Technology đã khẳng đinh việc tăng cường luật sở hữu trí tuệ giúp tăng cao
khả năng bảo vệ môi trường. Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà chính sách, doanh
nghiệp cần cân bằng giữa việc phát triển công nghệ và kinh tế với việc bảo vệ môi
trường. Luật sử hữu trí tuệ là công cụ rất đắc lực trong việc chọn lọc và thúc đẩy
công nghệ xanh. Các qui định về môi trường hiện hành giải quyết hiệu quả việc hạn
chế các công nghệ gây hại cho môi trường hơn là thúc đẩy công nghệ xanh trong
khi đó luật sở hữu trí tuệ là một hệ thống luật pháp tốt cho việc khuyến khích các
phát minh và tạo điều kiện thuận lợi cho các cải tiến công nghệ thân thiện với môi
trường. Bài báo cũng như một nghiên cứu mở đầu cho các nghiên cứu về sở hữu trí
tuệ và biến đổi khí hậu sau đó.
8
Năm 1992, đánh dấu sự tiến bộ trong các chính sách toàn cầu, giải quyết vai
trò và tác động của sở hữu trí tuệ đến sự phát triển của công nghệ xanh và chuyển
giao công nghệ xanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Có thể kể đến sự ra đời của ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
UNFCCC đã tạo tiền đề cho các nghiên cứu trong lĩnh vực này ra đời. Hiệp ước
quốc tế đầu tiên về biến đổi khí hậu là UNFCCC, được ra mắt vào 1992 đề cập đến
các nguy cơ tiềm tàng của biến đổi khí hậu và có hiệu lực năm 1993 và gần như tất
cả các nước trong liên hợp quốc đều kí vào bản hiệp ước này. UNFCCC là bản hiệp
ước nền tảng cho các hiệp ước sau này bao gồm nghị định thư Kyoto và các thỏa
thuận khác. Bản UNFCC đầu tiên khẳng định sự cần thiết trong việc giảm thiểu
lượng khí thải nhà kính, tăng cường chuyển giao công nghệ xanh bao gồm việc yêu
cầu các nước phát triển chuyển giao vốn nhằm phát triển công nghệ xanh để giảm
thiểu số lượng khí thải bằng với lượng khí thải nước đó gây ra. Tuy rằng UNFCCC
cho tới hiện tại đã có phần lạc hậu so với hoàn cảnh hiện hành, nhưng nó là bản
hiệp định đầu tiên nhấn mạnh vào việc phải tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển giao
công nghệ xanh và rằng việc chuyển giao đó là nghĩa vụ của các nước đang phát
triển, bên cạnh đó nó đã cũng bước đầu đưa ra các chính sách khung chấp nhận việc
thi hành chuyển giao công nghệ xanh, trong đó có các chính sách về sở hữu trí tuệ.
Cùng năm 1992, cuộc tranh luận toàn cầu về sở hữu trí tuệ và công nghệ xanh
được đề cập lần đầu tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất (Earth Summit 1992) và
nhiều tài liệu của Hội nghị quốc tế về phát triển bền vững (Rio+20). Tại đây, các đại
biểu đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành
động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21.
Quyền sở hữu trí tuệ được đề cập đến trong chương 34 của Chương trình Nghị
sự 21, cụ thể, chính phủ và các tổ chức quốc tế cần thúc đẩy và khuyến khích các
hình thức hiệu quả cho việc tiếp cận và chuyển giao công nghệ xanh, đặc biệt là các
nước đang phát triển, bằng phương tiện và các hoạt động, bao gồm: mua bằng sáng
chế và giấy phép theo các điều kiện thương mại để chuyển giao công nghệ xanh như
một phần của hợp tác hướng tới phát triển bền vững, cần tính đến sự cần thiết phải
9
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tránh sự làm dụng quyền sở hữu trí tuệ (Chương 34,
Chương trình Nghị sự 21).
Hai quan điểm được đưa ra tranh luận tại Hội nghị dường như không thể hòa
giải đã thống trị các cuộc tranh luận về sở hữu trí tuệ và công nghệ xanh trong suốt
hơn 20 năm qua. Một mặt, sở hữu trí tuệ được xem là sự khích lệ, một điều kiện cần
thiết cho việc thúc đẩy, sự đổi mới công nghệ xanh nói riêng và phát triển bền vững
nói chung và là công cụ không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động chuyển giao công
nghệ và phổ biến công nghệ nào. Quan điểm này kêu gọi sự bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ cần được thực hiện mạnh mẽ, nghiêm ngặt và hiệu quả hơn. Trái ngược với
quan điểm này, một số nhà khoa học cho rằng, sở hữu trí tuệ có thể là rào cản cho
việc chuyển giao và phổ biến công nghệ xanh. Một trong những luận điểm được
đưa ra đó là, sở hữu trí tuệ làm cho giá công nghệ tăng cao, điều này gây áp lực tài
chính lớn với các nước đang phát triển và kém phát triển. Từ quan điểm này, một
loạt các biện pháp đã được đề xuất để tạo điều kiện tiếp cận công nghệ xanh, bao
gồm việc sử dụng linh hoạt TRIPS và việc xem xét lại các thỏa thuận.
Tiếp sau đó, rất nhiều nghị định ra đời như Nghị định thư Kyoto năm 1997, Lộ
trình Bali năm 2007, Thỏa thuận CanCun năm 2010, Durban outcomes năm 2011,
Doha climate gateway năm 2012 tiếp tục đề cập đến các giải pháp tạo điều kiện
thuận lợi cho chuyển giao và tiếp cận công nghệ xanh của các nước đang phát triển,
hạn chế những tác động tiêu cực do quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
Đến năm 2009, nhân ngày sở hữu trí tuệ thế giới, tổ chức Sở hữu trí tuệ thế
giới WIPO đưa ra thông điệp “Thúc đẩy sáng tạo xanh như chìa khóa của tương
lai”, nhấn mạnh sự đóng góp của một hệ thống sở hữu trí tuệ cân bằng nhằm kích
thích sự sáng tạo, phổ biến và ứng dụng các công nghệ sạch, thúc đẩy thiết kế xanh,
nhằm tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường, để xây dựng thương hiệu xanh,
giúp người tiêu dùng có những lựa chọn hợp lý và đem lại lợi thế cạnh tranh cho
các doanh nghiệp.
Trong thông điệp của mình, tổng giám đốc WIPO Francis Gurry đã nêu rõ:
“Hoạt động của con người, bao gồm cả thập kỷ phát triển của khoa học công nghệ,
đã làm ảnh hưởng tới hành tinh của chúng ta. Ô nhiễm môi trường, khoáng sản bị
10
khai thác ngày một nhiều cùng sự suy giảm dự trữ sinh học đã đặt ra những áp lực
vô cùng lớn tới môi trường thế giới. Biến đổi khí hậu là một trong những mối đe
dọa lớn nhất đối với nhân loại…Hoạt động của con người đã tạo ra vấn đề này và
cũng chính hành động của con người sẽ là giải pháp. Sáng tạo xanh, sự phát triển và
phổ biến các phương tiện kỹ thuật để giải quyết biến đổi khí hậu, là chìa khóa để
ngăn chặn sự suy giảm các nguồn tài nguyên của trái đất. Tiếp tục phát triển các
nguồn năng lượng thay thế, như năng lượng gió, thủy triều, năng lượng mặt trời,
năng lượng địa nhiệt dưới lòng đất, giống cây trồng mới đang được phát triển để
chịu được hạn hán và lũ lụt, vật liệu thân thiện với môi trường mới sẽ giúp chúng ta
xây dựng một thế giới bền vững hơn.” Thông điệp này đã một lần nữa khẳng định
vai trò hàng đầu của sở hữu trí tuệ trong phát triển công nghệ xanh.
Cùng năm 2009, có rất nhiều báo cáo khoa học ra đời làm rõ các vấn đề lý
luận và khai thác mối liên hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ xanh, có thể kể
đến một số tác phẩm tiêu biểu:
Báo cáo của Chatham House với tiêu đề “Who Owns Our Low Carbon
Future? Intellectual Property and Energy Technologies” được công bố vào tháng 9
năm 2009 đã làm rõ được mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệ và công nghệ xanh và vai
trò của bằng sáng chế trong việc phát triển ngành năng lượng xanh. Đồng thời, báo
cáo cũng đưa ra một số gợi ý chính sách trong kinh doanh và phát triển năng lượng
trong tương lai. Đây là một trong những báo cáo tiêu biểu về vấn đề này được nhiều
nhà khoa học đi sau tham khảo.
Đến năm 2010, WIPO chỉ ra tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với việc
bảo vệ phát minh khoa học xanh. Việc quan trọng đầu tiên là thúc đẩy cải tiến xanh,
việc thứ 2 là kéo dài thời hạn bảo hộ sáng chế nhằm khuyến khích chủ sở hữu sáng
chế hợp tác với bên thứ 3, phân phối rộng rãi các công nghệ có ích và thân thiện với
môi trường. Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ sang các nước đang phát
triển cũng cần được quan tâm và khuyến khích bằng nhiều hình thức.
Bài tham luận “Intellectual Property Rights and Green Technologies” của tác
giả Guillaume Henry tại Hội nghị toàn cầu của Hiệp hội quốc tế về bảo hộ sở hữu
trí tuệ (AIPPI) lần thứ 42 diễn ra tại Paris tháng 10 năm 2010 là một báo cáo khá
11
toàn diện về vai trò của sở hữu trí tuệ trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ
xanh. Tác giả đã chỉ ra những tồn tại về sự thiếu hụt các sáng kiến xanh từ những
năm cuối thế kỷ 20; nhu cầu cấp bách cho phép chuyển giao công nghệ xanh cho
các nước đang phát triển song song với các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ cho các
công nghệ được chuyển giao cùng các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đã được
đưa ra.
Báo cáo nghiên cứu “Developing and diffusing green technologies: The
impact of intellectual property rights and their justification” Jonathan MWW Chu
bàn về tác động của quyền sở hữu trí tuệ lên việc phát triển công nghệ xanh. Tác giả
nhấn mạnh rằng, đối với sở hữu trí tuệ của các sản phẩm ngoài công nghệ, quyền sở
hữu trí tuệ có những tác động tích cực nhất định, trong khi đó, đối với các sản phẩm
công nghệ, tác động của quyền sở hữu trí tuệ lại không rõ ràng. Một mặt. quyền sở
hữu trí tuệ có ảnh hưởng tiêu cực do sự bảo vệ sở hữu trí tuệ hạn chế sự phân phối
phần mềm sản xuất xanh và các thông tin mật cần thiết để phát triển công nghệ
xanh. Mặt khác quyền sở hữu trí tuệ góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy các
sáng chế công nghệ xanh. Trên thực tế, ngày càng nhiều các nước phát triển chuyên
giao các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường sang các nước đang phát
triển thông qua liên doanh, và vì thế, tác động tiêu cực của quyền sở hữu trí tuệ
cũng gần như bị giảm thiểu đáng kể.
Bài báo nghiên cứu “The green patents as a way of addressing environmental
issues” của Ronald Reagan (2012 PIIPA) cho rằng: Việc bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ và bằng sáng chế xanh cần được xem xét một cách cẩn trọng cùng với các yếu
tố như nguồn vốn R&D, quyền sở hữu trí tuệ ở doanh nghiệp với mục tiêu toàn cầu
thúc đẩy công nghệ thân thiện với môi trường. Các nước hàng đầu về chuyển giao
công nghệ như Đức, Áo, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn và Đan mạch đang gặp phải khó
khăn khi tiếp cận thị trường châu á và châu mỹ la tinh. Việc khó khăn nhất là chính
sách yêu cầu quá tỉ mẩn của nước sở tại về tên bằng sáng chế, tác giả sáng chế và lí
do sáng chế. Chính vì vậy việc phát triển công nghệ xanh ở các nước đang phát
triển là một thử thách khá khó khăn đòi hỏi kiến thức về vấn đề môi trường và các
vấn đề mục tiêu như: Liệu công nghệ xanh có được thực hiện bằng các biện pháp
12
thân thiện không hay phải đánh đổi lợi ích?; Doanh nghiệp và người tiêu dung được
hưởng lợi ích gì từ công nghệ xanh đó dưới hệ thống luật pháp đương thời?
Với lịch sử nghiên cứu kéo dài hơn 20 năm, tuy đây không phải là một chặng
đường dài cho một vấn đề khoa học toàn cầu, nhưng các nhà khoa học đã xây dựng
được hệ thống cơ sở lý luận chặt chẽ và nhiều giải pháp ứng dụng hữu ích. Đây là
nguồn tài liệu tham khảo quý báu để nhóm tiếp tục thực hiện nghiên cứu sâu hơn về
chủ đề này.
1.3. Thực trạng vấn đề
Các nghiên cứu đề cập trên chủ yếu giải quyết các vấn đề lý luận và tập trung
vào phát triển công nghệ xanh nhờ việc chuyển giao công nghệ từ các nước phát
triển sang các nước đang phát triển. Các nghiên cứu về giải pháp khai thác quyền sở
hữu trí tuệ nhằm phát triển công nghệ xanh tại một quốc gia đang phát triển cụ thể
còn hạn chế; đặc biệt, ở Việt Nam, công nghệ xanh còn là một vấn đề khá mới mẻ.
Cụ thể, mặc dù chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ 2011-2020
và tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số QĐ-TTG của Thủ tướng chính chủ
phê duyệt ngày 25 tháng 9 năm 2012, nhưng cho đến nay, các bộ ngành tại Việt
Nam vẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ thể cho kinh tế xanh nói chung và các lĩnh
vực của kinh tế xanh như công nghệ xanh nói riêng. Công nghệ xanh hiện nay vẫn
được coi như một khái niệm liên ngành, có liên quan đến nhiều lĩnh vực như môi
trường, công nghiệp, quản lý, sản xuất kinh doanh, việc này gây ra những khó khăn
trong việc thực thi trách nhiệm của các bên liên quan cũng như tổ chức đánh giá
phát triển công nghệ xanh hướng tới phát triển bền vững.
Nhận thấy thực trạng trên, tiếp thu những thành tựu từ những nghiên cứu đi
trước và tiếp tục nghiên cứu những vấn đề chưa được nghiên cứu, nhóm nghiên cứu
sẽ đi sâu vào các giải pháp nhằm phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam nhờ khai
thác quyền sở hữu trí tuệ.
13
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT
ĐƯỢC TRONG VẤN ĐỀ KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHẰM
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ XANH
2.1. Các khái niệm đã được xây dựng
Khi con người bước vào thời đại mà nhận thức về phát triển bền vững được
nâng cao, các nghiên cứu liên quan đến tăng cường vai trò của quyền sở hữu trí tuệ
trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu đã được nhiều nhà khoa học đề cập đến.
Quyền sở hữu trí tuệ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của công nghệ xanh và việc
phổ biến công nghệ xanh trong cuộc sống. Một mặt, quyền sở hữu trí tuệ có thể là
một công cụ thúc đẩy sự phát triển và phổ biến công nghệ xanh. Mặt khác, nó có thể
là rào cản đối với nỗ lực toàn cầu trong việc chuyển giao công nghệ.
Các nhà khoa học đã xây dựng các cơ sở lý thuyết trong vấn đề này như sau:
2.1.1. Công nghệ xanh
Công nghệ là sự vận dụng kiến thức khoa học có mục đích và phù hợp với đời
sống thực tiễn của con người (Encyclopædia Britannica Online, 2004). Công nghệ
là kết quả của sự đổi mới, cải tiến và vận dụng kiến thức và là kết quả trực tiếp hoặc
gián tiếp của trí tuệ con người.
Công nghệ xanh (green technology) là một thuật ngữ thường được sử dụng để
nói về những công nghệ được sử dụng để thúc đẩy phát triển bền vững, giảm phát
thải khí nhà kính, hoặc hỗ trợ giải pháp cho biến đổi khí hậu. Có nhiều thuật ngữ
tương đương với thuật ngữ “công nghệ xanh” thường được các nhà khoa học nhắc
đến như: công nghệ sạch (Clean technology), công nghệ môi trường (environmental
technologies), công nghệ có liên quan đến khí hậu (climate related technologies), và
công nghệ giảm thiểu và thích ứng (mitigation and adaptation Technologies) và
nhiều biến thể khác (Jonathan M.W.W. Chu, 2013)
2.1.1.1. Khái niệm công nghệ xanh
Đến nay, chưa có định nghĩa chính thức cho “công nghệ xanh” chung cho cả
thể giới. Tuy nhiên, rất nhiều tổ chức kinh tế, môi trường và sở hữu trí tuệ đã đưa ra
khái niệm “công nghệ xanh” trong khuôn khổ lĩnh vực của mình.
14
Theo định nghĩa của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc khu vực châu Á
và Thái Bình Dương (ESCAP), công nghệ xanh là công nghệ có tiềm năng cải thiện
đáng kể hiệu suất môi trường so với công nghệ khác (UNESCAP.KOICA, 2012).
Nó liên quan đến thuật ngữ"công nghệ thân thiện với môi trường", được thông qua
tại Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển, Chương trình nghị sự 21 tại
Brazil năm 1992. Theo đó, các công nghệ thân thiện với môi trường hướng đến các
mục tiêu: "bảo vệ môi trường, ít ô nhiễm, sử dụng nguồn tài nguyên bền vững, xử lý
và tái chế các chất thải nhiều hơn." (Rio de Janeiro, 1992).
Theo báo cáo tại Hội nghị thế giới lần thứ 42 của Hiệp hội quốc tế về bảo hộ
sở hữu trí tuệ (AIPPI) tại Paris, công nghệ xanh là những công nghệ cho phép con
người hạn chế tác động của sự nóng lên toàn cầu gây ra bởi hiệu ứng nhà kính, bao
gồm 3 vấn đề: tiết kiệm năng lượng; sử dụng nguồn năng lượng mới như gió, năng
lượng mặt trời, sinh khối…; lọc và khai thác khí CO2 (Guillaume Henry, 2010).
Bộ Năng lượng, Công nghệ xanh và Nước của Malaysia (KETTHA) đã định
nghĩa, “Công nghệ xanh là sự phát triển và ứng dụng các sản phẩm, thiết bị và các
hệ thống được sử dụng để bảo vệ môi trường tự nhiên và các nguồn lực, trong đó
giảm thiểu và làm giảm tác động tiêu cực của hoạt động con người.” Công nghệ
xanh đề cập đến các sản phẩm, thiết bị, hệ thống đáp ứng các tiêu chí
(Roslina Muhammad, 2012):
- Thứ nhất, nó giảm thiểu sự xuống cấp của môi trường;
- Thứ hai, không hoặc ít gây hiệu ứng nhà kính, công nghệ được sử dụng một
các an toàn và có khả năng thúc đẩy môi trường lành mạnh và cải thiện chất
lượng cuộc sống;
- Thứ ba, công nghệ góp phần bảo tồn, sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài
nguyên thiên nhiên;
- Thứ tư, công nghệ phải thúc đẩy việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo.
Công nghệ xanh không chỉ là một công nghệ đơn lẻ mà nó là một hệ thống,
bao gồm phương pháp sản xuất, bí quyết, tiến trình, sản phẩm, dịch vụ, thiết bị cũng
như phương pháp tổ chức, quản lý. Công nghệ xanh đề cập tới nhiều vấn đề trong
15
sản xuất và tiêu dùng như giám sát, đánh giá chất, hạn chế ô nhiễm, kiểm soát và
sửa chữa, khôi phục (UNEP, 2003).
Công nghệ xanh là một khái niệm luôn tiến hóa, một công nghệ hôm nay có
thể làm giảm ô nhiễm và mức sử dụng tài nguyên, vẫn có thể trở thành một công
nghệ “bẩn” sau vài năm, khi có nhiều công nghệ hiện đại hơn ra đời (OECD, 2001).
Các hoạt động nghiên cứu, cải tiến và phát triển công nghệ xanh, nâng cao hiệu quả
sản xuất diễn ra liên tục, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý và đánh giá.
Tại Việt Nam, khái niệm gần giống với “công nghệ xanh” đó là “công nghệ
sạch” đã được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, 1994 tại Điều 2,
Khoản 8. Theo đó: “Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật
không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát thải ở mức thấp nhất chất gây ô
nhiễm môi trường”. Khái niệm này gần sát với các khái niệm “Công nghệ xanh” mà
các tổ chức quốc tế đã nếu ra, tuy nhiên công nghệ sạch mới chỉ tập trung vào
phương pháp ít gây hại cho môi trường mà không đề cập đến các vấn đề về hiệu quả
sản xuất cũng như khuyến khích sự phát triển của nguồn năng lượng tái tạo.
Tuy các tổ chức đưa ra các khái niệm công nghệ xanh khác nhau, nhưng các
quan điểm này cùng thống nhất chung các đặc điểm của công nghệ xanh, đó là:
Thứ nhất, công nghệ xanh là quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, phương
pháp và bí quyết sản xuất, thiết bị cũng như quy trình tổ chức, quản lý thân thiện
với môi trường, không hoặc ít gây hiệu ứng nhà kính, góp phần bảo tồn và tiết kiệm
năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.
Thứ hai, công nghệ xanh phải được sử dụng một cách an toàn, lành mạnh, góp
phần giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất và lượng cuộc sống.
Thứ ba, công nghệ xanh khuyến khích việc sử dụng và phát triển các nguồn
năng lượng tái tạo, đề cao việc tái chế, tái sử dụng rác thải.
Thứ năm, công nghệ xanh phải luôn được đổi mới, cải tiến để mang lại hiểu
quả kinh tế và môi trường tối ưu.
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy, lĩnh vực công nghệ xanh khá rộng, bởi
vậy công nghệ xanh có vai trò trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
16
2.1.1.2. Vai trò của công nghệ xanh
Công nghệ xanh bao gồm: (1) các quy trình công nghiệp giảm thiểu tiêu thụ
tài nguyên và chất thải sản xuất, (2) các sản phẩm tiêu dùng thân thiện với môi
trường trong suốt vòng đời của chúng, (3) thiết bị và quy trình tái chế, (4) công
nghệ quản lý chất thải chất thải rắn nguy hại, (5) thiết bị kiểm soát ô nhiễm, và (6)
sản phẩm và các phương pháp làm sạch, giảm ô nhiễm môi trường (Gollin, 1990).
Công nghệ xanh không chỉ giới hạn trong kiểm soát và quản lý mà còn rất
quan trọng trong sản xuất, quản lý và xử lý chất thải, và các ngành công nghiệp dịch
vụ môi trường. Mặc dù công nghệ xanh là một khái niệm đa ngành nhưng nó có các
các đặc tính pháp lý cũng như các kỹ thuật và hoạt động thương mại đặc trưng. Đổi
mới công nghệ xanh có thể giúp chúng ta đạt được các mục tiêu sau:
- Góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,
giảm thiểu lượng rác thải sinh ra trong quá trình sản xuất, và nguy cơ xấu
ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hướng tới phát triển bền vững;
- Giảm chi phí xử lý trong sản xuất và hậu sản xuất liên quan đến môi trường;
- Tạo ra những sản phẩm bền vững, được làm từ nguồn nguyên liệu sạch, an
toàn, lành mạnh cho sức khỏe con người và môi trường, có khả năng tái chế
hoàn toàn, không hoặc rất ít tạo ra chất thải;
- Giảm nguy cơ chịu các trách nhiệm pháp lý do hoạt động sản xuất ảnh hưởng
đến môi trường gây ra.
Bên cạnh đó, như những thành tựu cải tiến, đổi mới công nghệ nói chung,
công nghệ xanh cũng góp phần:
- Giảm chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất;
- Nâng cao năng suất lao động;
- Tăng sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Đi cùng với xu hướng của sự phát triển kinh tế và xã hội, mục tiêu cao nhất
của công nghệ xanh là đạt được những lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
2.1.1.3. Tình hình phát triển công nghệ xanh trên thế giới
Phương pháp được sử dụng để đánh giá sự phát triển của công nghệ xanh trên
thế giới là dựa và số lượng bằng sáng chế được cấp hằng năm.
17
Bảng 2.1. Danh sách 15 quốc gia đi đầu thế giới trong phát triển công nghệ xanh
Đơn vị: %
STT
Quốc gia % tổng số công
nghệ xanh thế giới
STT
Quốc gia % tổng số công
nghệ xanh thế giới
1.
Nhật Bản 20.8 2.
Đức 17.8
3.
Hoa Kỳ 14.1 4.
Hàn Quốc
5.6
5.
Pháp 4.4 6.
Anh 4.3
7.
Trung Quốc
3.9 8.
Canada 3.0
9.
Úc 2.9 10.
Ý 2.3
11.
Áo 2.1 12.
Hà Lan 1.8
13.
Thụy Điển 1.7 14.
Thụy Sĩ 1.3
15.
Đan Mạch 1.5
TỔNG
79.6
(Nguồn: The Centre for Climate Change Economics and Policy (CCCEP))
Bảng 2.1 dưới đây sẽ cho biết 15 quốc gia đi đầu trong phát triển công nghệ
xanh. Đa số công nghệ xanh trên thế giới (79,6%) đến từ các nước có thu nhập cao.
Trong đó Nhật Bản là nước đi đầu trong phát triển công nghệ xanh với việc sở hữu
hơn 1/5 công nghệ xanh của cả thế giới. Ngay sau là Đức (17,8 %) và Hoa Kỳ
(14,1.%), cao vượt trội so với những quốc gia còn lại (Copenhagen Economics A/S
and the IPR Company APS, 2009)
Hình 2.1. Tống số công nghệ xanh trên thế giới giai đoạn 1998 – 2008
(Nguồn: EPODOC, Pluspat và WPIX)
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
T
ổ
ng s
ố
công nghệ
xanh cả
thế giới