Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 79 trang )




BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
o0o



Công trình tham dự cuộc thi
Sinh viên Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại Thương 2013 - 2014



Tên công trình:
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐẾN LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM



Nhóm ngành: KD2





Hà nội, tháng 05 năm 2014
I


MỤC LỤC


NỘI DUNG
TRANG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT IV
DANH MỤC CÁC BẢNG V
DANH MỤC CÁC HÌNH VI
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃI SUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH
SÁCH LÃI SUẤT VỚI MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT 9
1.1. Một số lý luận chung về lãi suất, chính sách lãi suất và lạm phát 9
1.1.1. Lãi suất 9
1.1.2. Chính sách lãi suất 11
1.1.3. Lạm phát 12
1.2. Cơ chế truyền dẫn tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát 13
1.2.1. LSCT thay đổi tác động đến thị trường tiền tệ 15
1.2.2. LSCT thay đổi tác động đến kỳ vọng của thị trường về lãi suất và lạm phát
trong tương lai 15
1.2.3. LSCT thay đổi tác động đến tỷ giá 15
1.2.4. LSCT thay đổi tác động đến giá các tài sản 16
1.2.5. Thay đổi từ tiêu dùng và đầu tư tác động đến tổng cung, tổng cầu và mức giá .
16
1.3. Kinh nghiệm thế giới về điều hành chính sách lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát
16
1.3.1. Thực tiễn của Hoa Kỳ 16
1.3.2. Thực tiễn của Trung Quốc 20
1.3.3. Thực tiễn của Thái Lan 25
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 27
II


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT NHẰM

KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2013 29
2.1. Thực trạng và kết quả điều hành chính sách lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát
ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013 29
2.1.1. Thực trạng về điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam trong giai đoạn 2000
– 2013 29
2.1.2. Thực trạng về lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2013 35
2.1.3. Đánh giá kết quả và hạn chế của chính sách lãi suất đến kiềm chế lạm phát
của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013 41
2.2. Phân tích định lượng tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát 44
2.2.1. Lý do lựa chọn mô hình VAR 44
2.2.2. Lựa chọn biến và thiết lập phương trình 46
2.2.3. Ước lượng và kiểm định mô hình 49
2.2.4. Phân tích kết quả của mô hình 52
2.2.4.1. Phân tích tác động của các cú sốc lãi suất lên lạm phát ở Việt Nam 52
2.2.4.2. Phân tích tác động của cú sốc lạm phát lên chính lạm phát 57
2.2.4.3. Tác động của tỷ giá lên lạm phát và lãi suất 59
CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT
NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 61
3.1. Các giải pháp dành cho NHNN 61
3.1.1. Chính sách lạm phát mục tiêu và ổn định kỳ vọng lạm phát 61
3.1.2. Chính sách lãi suất căn cứ vào độ trễ và phạm vi tác động 63
3.1.3. Phát triển thị trường tài chính thứ cấp 64
3.2. Các giải pháp dành cho NHTM 65
3.3. Các giải pháp đồng bộ khác 66
III


KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70



IV


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ADB
The Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển châu Á
ADF

Kiểm định Dickey – Fuller gia
tăng
BOT
The Bank of Thailand
Ngân hàng Thái Lan
CPI
Consumer Price Index
Chỉ số giá tiêu dùng
CSLS

Chính sách lãi suất
CSTT

Chính sách tiền tệ
FED
Federal Reserve System
Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ

GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
IMF
The International Monetary
Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
LSCB

Lãi suất cơ bản
LSCT

Lãi suất chính thức
LSTCK

Lãi suất tái chiết khấu
LSTCV

Lãi suất tái cấp vốn
NHNN

Ngân hàng Nhà nước
NHTM

Ngân hàng Thương mại
NHTW

Ngân hàng Trung ương
PBOC
People’s Bank of China

Ngân hàng Nhân dân Trung
Quốc
SVAR
Structural Vector
Autoregressive Model
Mô hình tự hồi quy vector cấu
trúc
TCTD

Tổ chức tín dụng
VAR
Vector Autoregressive Model
Mô hình tự hồi quy vector
VECM
Vector Error Correction Model
Mô hình vector hiệu chỉnh sai
số
VND

Việt Nam Đồng
V


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Nội dung
Trang
Bảng 1
Phân loại lạm phát xét theo mặt định lượng
13

Bảng 2
Lạm phát theo tháng của Hoa Kỳ từ tháng 1/1999 đến tháng
12/2000
19
Bảng 3
Lãi suất huy động và cho vay VND tháng 01/2011 đến
06/2011
33
Bảng 4
CPI các tháng trong năm của Việt Nam giai đoạn 2000 –
2003
36
Bảng 5
CPI các tháng trong năm của Việt Nam giai đoạn 2007 –
2009
39
Bảng 6
Các biến sử dụng trong mô hình
47
Bảng 7
Kết quả kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình
50
Bảng 8
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị đối với phần dư của các
biến trong mô hình
51


VI



DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình
Nội dung
Trang
Hình 1
Sơ đồ kênh truyền dẫn từ lãi suất đến lạm phát
14
Hình 2
Lạm phát trung bình qua các năm của Hoa Kỳ giai đoạn 1998 –
2013
18
Hình 3
Lạm phát của Trung Quốc từ tháng 1/2000 đến tháng 1/2014
22
Hình 4
Diễn biến các loại lãi suất công bố của NHNN giai đoạn 2000
– 2013
29
Hình 5
Diễn biến lãi suất từ tháng 01/2012 đến tháng 01/2013
35
Hình 6
Diễn biến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013
35
Hình 7
Lạm phát theo quý giai đoạn 2004 – 2006
38
Hình 8
Diễn biến lạm phát và lãi suất cơ bản giai đoạn 2000 – 2013

42
Hình 9
Diễn biến lạm phát và LSCB theo tháng giai đoạn 2007 – 2009
43
Hình 10
Ước lượng độ trễ tối ưu cho mô hình
50
Hình 11
Phản ứng của lạm phát trước cú sốc từ lãi suất cho vay
52
Hình 12
Phản ứng của lạm phát trước cú sốc từ lãi suất cơ bản
53
Hình 13
Phản ứng của lạm phát trước cú sốc từ lãi suất tái cấp vốn
54
Hình 14
Phân rã phương sai của lạm phát
56
Hình 15
Phản ứng của lạm phát quá khứ
57
Hình 16
Phản ứng của CPI trước cú sốc của chính nó
58
Hình 17
Phản ứng của lạm phát trước sự thay đổi của tỷ giá
59
Hình 18
Phản ứng của lãi suất cho vay trước cú sốc từ tỷ giá

60


2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chính sách lãi suất là một bộ phận cơ bản và quan trọng trong chính sách tiền
tệ của NHNN để điều hành, quản lý nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Thông qua các cơ
chế truyền dẫn, lãi suất sẽ tác động tới các biến số kinh tế vĩ mô như: cung tiền, lạm
phát, tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng, tỷ giá và các biến số khác;
đồng thời lãi suất cũng điều chỉnh các mối quan hệ giữa các biến số với nhau nhằm
đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ đề ra. Mục tiêu hàng đầu của chính
sách tiền tệ quốc gia là ổn định giá trị đồng tiền (thể hiện bằng mục tiêu kiểm soát
lạm phát) được quy định tại khoản 1 điều 3 chương I, Luật NHTM Việt Nam số
46/2010/QH12 năm 2010. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu này, lãi suất (công cụ
chính của chính sách lãi suất) có khả năng ảnh hưởng mạnh tới việc tăng hoặc giảm
khối lượng cung tiền lưu thông nhằm kiểm soát lạm phát.
Việc điều hành chính sách lãi suất nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt
Nam vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thể hiện qua sự bất ổn của tỷ lệ lạm phát. Trong
giai đoạn 2000 – 2003, nền kinh tế phải đối mặt với giảm phát. Tuy nhiên, trong
giai đoạn tiếp theo 2004 – 2006, lạm phát đã vượt hơn gấp đôi mức lạm phát dự tính
của Quốc hội là 4 – 5%; đồng thời, lạm phát tăng liên tục qua các quý và không
theo quy luật vốn có; đó là tăng vào cuối năm và quý I năm sau, không tăng hoặc
tăng ít vào quý II và quý III. Bước sang năm 2007, lạm phát là 12,7%, sau đó tăng
mạnh lên 22,3% năm 2008, rồi giảm mạnh xuống còn 6,9% năm 2009. Trong giai
đoạn 2010 – 2013, lạm phát cũng có biến động thất thường. Năm 2010 lạm phát
bùng phát lên 11,75% và tiếp tục tăng lên 18,13% năm 2011; đến năm 2012 lạm
phát lại giảm xuống 6,81%. Diễn biến bất ổn của lạm phát trong giai đoạn trên cho

thấy phần nào sự chưa hiệu quả trong chính sách lãi suất để kiềm chế lạm phát. Hạn
chế này của việc điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam thể hiện ở một số khía
cạnh. Thứ nhất, chính sách lãi suất ở Việt Nam vẫn còn mang tính hành chính.
NHNN công bố LSCB làm cơ sở để các TCTD ấn định mức trần lãi suất kinh doanh.
3


Tuy nhiên, NHNN chưa có cơ chế bảo vệ hữu hiệu cho mức lãi suất đã công bố.
Thực tế khi thị trường khan hiếm vốn, các TCTD vẫn tìm cách lách trần lãi suất.
Thực trạng này đã diễn ra trong 7 tháng đầu năm 2008, tình trạng khan hiếm VND
và lãi suất tiền gửi đồng Việt Nam trên thị trường liên ngân hàng đã tăng rất nhanh
đẩy các ngân hàng thương mại vào cuộc chạy đua lãi suất. Mặt bằng lãi suất huy
động tăng dần từ 12% lên tới 18,6%/năm. Ngoài ra, trong năm 2011, NHNN đã ban
hành thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định lãi suất huy động được thỏa thuận
nhưng không vượt quá 14%/năm (bao gồm khuyến mãi dưới mọi hình thức). Việc
thỏa thuận lãi suất cho vay đã tạo cuộc đua lãi suất của các ngân hàng, dẫn đến lãi
suất tiền gửi thực tế đã tăng lên 17 – 19%/năm và lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên
22 – 24%/năm gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn. Thứ hai,
chính sách lãi suất chưa linh hoạt với sự biến động của lạm phát. Giai đoạn 2000 –
2007, mặc dù lạm phát có xu hướng tăng nhanh (từ -2% năm 2000 lên 8% năm
2007), tuy nhiên, LSCB, LSTCV và LSTCK biến động rất ít (lớn nhất là 2%). Giai
đoạn 2007 – 2013, trong khi lạm phát liên tục tăng, giảm với biên độ mạnh (thời kỳ
tăng nhiều nhất là 2007 – 2008, với mức tăng 14%; thời kỳ giảm nhiều nhất là 2008
– 2009, với mức giảm 15%), LSCB chỉ biến động với biên độ nhỏ (lớn nhất là 4%).
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tác
động của chính sách lãi suất đến lạm phát tại Việt Nam”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
a) Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Lạm phát là một trong những biến số kinh tế vĩ mô thường được sử dụng để
đánh giá tình hình kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.

Hiện nay trên thế giới cũng đã có nhiều bài nghiên cứu đánh giá tác động của chính
sách lãi suất đến lạm phát, từ đó có thể đánh giá được sự hiệu quả trong điều hành
chính sách lãi suất đến ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, những nghiên cứu này
hoặc chỉ tiếp cận về mặt định tính hoặc có tiếp cận về mặt định lượng nhưng không
tập trung vào lãi suất mà phân tích các công cụ khác của chính sách tiền tệ; theo
nghiên cứu của người viết thì trên thế giới chưa có một bài nghiên cứu nào đánh giá
4


tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát thông qua việc nghiên cứu kinh
nghiệm của các quốc gia trên thế giới đồng thời đánh giá định lượng bằng mô hình
VAR trong giai đoạn hiện nay (2000 –2013).
Một số bài nghiên cứu nước ngoài điển hình là của các tác giả: Ekream Gul
(2006); Dilek Teker (2012); Michal Brzoza – Brzezina (2001); Tomas J.T. Balino et.
al (1999), Alan S. Blinder (2000), Andrea Schaechter (2001).
Ekream Gul (2006) đã phân tích định lượng mối quan hệ giữa lãi suất cơ bản
và lạm phát bằng mô hình VAR. Mô hình chỉ ra rằng lãi suất có tác động đến lạm
phát trong dài hạn và lãi suất danh nghĩa tác động mạnh đến lạm phát mạnh hơn lãi
suất thực. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả chưa đưa vào mô hình các biến lãi suất
công bố khác như: LSTCV, LSTCK và các biến ngoài lãi suất có thể tác động đến
lạm phát như: giá cả hàng hóa chính quốc tế, tỷ giá và một số biến khác. Đây là hạn
chế có thể khiến sự sai lệch các hệ số trong mối tương quan lãi suất và lạm phát.
Để lượng hóa mối quan hệ trong dài hạn của lãi suất và lạm phát, Dilek Teker
(2012) đã sử dụng mô hình kinh tế lượng TAR và công cụ T-VEC. Tác giả khẳng
định rằng, lạm phát không những chịu tác động của lãi suất cùng kỳ mà còn chịu tác
động của lãi suất và lạm phát ở những kỳ trước (khoảng một đến hai kỳ). Tuy nhiên,
cũng như Ekream Gul, Dilek Teker chưa đánh giá được mối quan hệ định lượng của
lãi suất và lạm phát trong trường hợp mô hình có các biến là các loại lãi suất khác
nhau và các biến ngoài lãi suất.
Theo Michal Brzoza – Brzezina (2001) đã chứng minh tồn tại mối quan hệ

chặt chẽ giữa lạm phát và lãi suất thực bằng mô hình định lượng VECM. Kết quả
cho thấy lạm phát chịu tác động của mức độ thay đổi lãi suất chứ không phải lãi
suất. Mức độ thay đổi lãi suất được xác định bằng hiệu của lãi suất tự nhiên cố định
và lãi suất thời kỳ trước. Tuy nhiên, việc xác định mức lãi suất tự nhiên là rất khó
và mức lãi suất này thường không cố định như giả định.
Trong bài nghiên cứu “Monetary Policy in Dollarized Economies” (1999),
Tomas J.T. Balino đã phân tích tác động của chính sách lãi suất đến toàn bộ nền
5


kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia bị đô la hóa. Tuy nhiên, bài nghiên
cứu này chưa đánh giá cụ thể tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát ở các
quốc gia bị đô la hóa.
Năm 2000, Alan S. Blinder đã trình bày các chính sách của các NHNN và tác
động của nó đến nền kinh tế trong nghiên cứu “Central banking in theory and
practice”. Nhưng giống như Tomas J.T. Balino, Alan S. Blinder không phân tích cụ
thể tác động của chính sách điều hành lãi suất đến lạm phát ở những quốc gia này.
Với nghiên cứu về “Implementation of Monetary Policy and the Central
Bank’s Balance Sheet” (2001), Andrea Schaechter đã đánh giá tác động của chính
sách lãi suất đến lạm phát. Tuy nhiên, tác giả chưa cập nhật được số liệu từ năm
2002 đến nay.
b) Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước
Giống với các nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu ở Việt Nam hoặc chưa
đánh giá định lượng tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát hoặc chưa có tiếp
cận bằng phương pháp định lượng nhưng lại không tập trung vào công cụ lãi suất.
Một số nghiên cứu điển hình về tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát ở Việt
Nam như các nghiên cứu của: Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng
(2013),Nguyễn Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2011), Hoàng Công Gia Khánh
(2010), Nguyễn Mạnh Hùng (2008).
Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặng Dũng (2013) đã tiến hành xem xét lạm

phát ở Việt Nam trong khuôn khổ SVAR. Trong kết quả mô hình của các tác giả,
phản ứng của CPI trước cú sốc lãi suất không nhiều tuy nhiên lại có phản ứng mạnh
trước cú sốc về cung tiền và lạm phát với độ trễ 6 tháng. Mô hình của các tác giả chỉ
đưa ra kết luận về việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam ít phụ thuộc vào lãi suất mà
không chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này và đưa ra các biện pháp để nâng cao
vai trò của lãi suất trong kiểm soát lạm phát.
Bài nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2011) sử dụng
mô hình phân tích định lượng VECM nhằm xác định và tìm hiểu những nguyên
6


nhân cơ bản của lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013. Các tác giả khẳng
định quán tính lạm phát của Việt Nam là cao và là một nhân tố quyết định lạm phát
của Việt Nam trong hiện tại và việc kiểm soát lạm phát có hiệu quả là rất khó một
khi nó đã bắt đầu tăng lên; đồng thời cung tiền và lãi suất có tác động đến lạm phát
nhưng có độ trễ.Tuy nhiên, mô hình mà các tác giả này đã sử dụng chưa xác định
được mức độ cụ thể mà lãi suất có thể ảnh hưởng thế nào đến lạm phát trong nhiều
yếu tố. Ngoài ra bài nghiên cứu cũng không đưa ra các kiến nghị cụ thể về chính
sách lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Với nghiên cứu về “cơ chế điều hành lãi suất tại một số nước và Việt Nam”
năm 2010, TS Hoàng Công Gia Khánh đưa ra các cơ chế điều hành lãi suất nhằm
ổn định kinh tế vĩ mô trong đó có lạm phát của một số quốc gia trên thế giới. Đồng
thời tác giả chỉ ra những bất hợp lý trong cơ chế điều hành lãi suất của Việt Nam tại
một số thời điểm trong giai đoạn 2002 – 2009 và những nguyên nhân về việc cơ chế
lãi suất của Việt Nam chưa hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, bài
nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đánh giá định tính sự tác động của chính sách
lãi suất lên lạm phát, mà chưa xem xét tác động này ở mặt định lượng.
Trong bài nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2008) đã phân tích tác động
của lãi suất và tỷ giá tới ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát ở Việt Nam. Lãi
suất có vai trò quan trọng trong kiểm soát lạm phát, nhưng để chính sách này hiệu

quả cần quan tâm đến việc kết hợp với chính sách tỷ giá trong xem xét nền kinh tế
bị đô la hóa như Việt Nam. Bài nghiên cứu chưa sử dụng mô hình định lượng để
nghiên cứu tác động của cả chính sách lãi suất và tỷ giá đến lạm phát để xem xét
mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp các lý luận về lãi suất, chính sách lãi suất và lạm phát,
phân tích và đánh giá diến biến lãi suất và lạm phát ở Việt Nam; đồng thời phân tích
tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát thông qua mô hình VAR, đề tài đề
xuất các biện pháp điều hành chính sách lãi suất cho Việt Nam để góp phần giúp
Việt Nam kiểm soát lạm phát.
7


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động chính sách lãi suất đến lạm phát.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong không gian ở Việt Nam và trong
khoảng thời gian từ 2000 – 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp tiếp cận thông tin: Đề tài sử dụng các phương pháp tiếp cận tổng hợp
gồm tiếp cận phân tích- tổng hợp, định tính- định lượng, hệ thống- cấu trúc.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở tham khảo một số tài liệu, cùng với
việc thu thập các số liệu về lãi suất, lạm phát của nền kinh tế Việt Nam và các
quốc gia khác như Hoa Kỳ, Trung Quốc và Thái Lan, nhóm đề tài tiến hành biên
dịch, tổng hợp để lấy làm nguồn dữ liệu.
+ Phương pháp xử lí thông tin
- Xử lí thông tin định tính: Đề tài sử dụng một số bảng và hình để mô tả về các diễn
biến của lãi suất, lạm phát và mối tương quan của hai biến số này.
- Xử lí thông tin định lượng: Đề tài sử dụng mô hình định lượng VAR để định
lượng tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn

2000 - 2013. Mốc thời gian năm 2000 được chọn vì năm 2000 là năm đầu tiên
Việt nam bắt đầu thay thế cơ chế điều hành chính sách lãi suất cho vay bằng cơ
chế điều hành LSCB đối với cho vay bằng VND và cơ chế lãi suất thị trường có
quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997.
Mốc thời gian 2013 là mốc thời gian mà nhóm đề tài có số liệu cập nhật nhất có
thể. Số liệu được người viết lấy theo tháng, tương ứng với 168 quan sát và tuân
theo quy luật của mẫu số lớn (trên 30 quan sát). Số liệu của các biến sử dụng trong
mô hình được lấy từ một số nguồn: CPI (tổng cục thống kê); lãi suất cho vay ngắn
hạn và cung tiền M2 (ADB); LSCB, LSTCK và LSTCV (NHNN); tỷ giá (Bộ tài
chính); giá dầu (IMF).

8


6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Công trình nghiên cứu gồm 73 trang, 8 bảng, 18 hình. Ngoài phần mở đầu và
kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục các bảng và hình, danh mục tài liệu tham
khảo và các phụ lục đề tài được kết cấu thành ba chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về lãi suất và điều hành chính sách lãi suất với mục tiêu
kiểm soát lạm phát
- Chương 2: Thực trạng điều hành chính sách lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát ở
Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013
- Chương 3: Các kiến nghị giải pháp điều hành chính sách lãi suất nhằm kiểm soát
lạm phát ở Việt Nam

9


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÃI SUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH
CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT VỚI MỤC TIÊU KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1.1. Một số lý luận chung về lãi suất, chính sách lãi suất và lạm phát
1.1.1. Lãi suất
1.1.1.1. Khái niệm lãi suất
Trên thế giới cũng như Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái
niệm về lãi suất. Theo Peter S. Rose và Paul Samuelson (1995), lãi suất là giá mà
người đi vay phải trả cho người cho vay để được sử dụng nguồn vốn vay trong một
khoảng thời gian nhất định, nó chính là giá cả của việc mua bán quyền sử dụng tiền
tệ trong một thời gian xác định. Trong trường hợp này, lãi suất được tiếp cận từ mặt
định tính. Bên cạnh đó, lãi suất cũng được nhiều nhà nghiên cứu khác định nghĩa
theo cách định lượng. Một trong số đó là Lê Vinh Danh (2006). Theo ông, lãi suất
là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi (hay chi phí phải trả) trên một số lượng tiền nhất định
để có được quyền sở hữu và quyền sử dụng khoản tiền ấy trong một thời gian đã
thỏa thuận. Nói cách khác lãi suất chính là chênh lệch lượng tiền tổng cộng phải trả
trong tương lai và lượng tiền nhận được hôm nay. Trong trường hợp này, lãi suất
được coi là chi phí để có được quyền sở hữu lượng tiền cho vay trong khoảng thời
gian từ ngày vay tiền đến ngày trả tiền.
Lãi suất được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận từ những góc độ khác nhau; tuy
nhiên các quan điểm đều thống nhất cho rằng lãi suất chính là chi phí bỏ ra cho việc
vay tiền, là giá cả của việc sử dụng tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định mà
ngưởi sử dụng phải trả cho người sở hữu vốn khi tạm thời mượn quyền sử dụng.
Thông thường lãi suất được tính theo một tỷ lệ phần trăm của tiền lãi trên tổng số
vốn vay ban đầu, xác định cho một đơn vị thời gian.
Theo định nghĩa trên, lãi suất cho vay 5%/năm khi ngân hàng cho vay một
khoản tiền là 100 triệu VND được hiểu là người đi vay phải trả cho ngân hàng một
khoản phí là 5 triệu VND/năm để được vay khoản tiền đó trong thời hạn tín dụng đã
10


thỏa thuận. Giả sử, thời hạn vay khoản vốn trên là 10 năm theo hợp đồng tín dụng
thì người đi vay phải trả tổng cộng là 50 triệu VND.

1.1.1.2. Phân loại lãi suất
Căn cứ vào hình thức công bố của NHNN, lãi suất gồm có ba loại chính là:
+ LSCB: là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định
lãi suất kinh doanh (luật NHNN Việt Nam số 06/1997/QHX). Thông thường, mức
lãi suất kinh doanh không được chênh lệch với mức lãi suất cơ bản một tỷ lệ nhất
định theo quy định của NHNN.
+ LSTCV: là lãi suất do NHNN áp dụng khi tái cấp vốn. Trong đó, tái cấp vốn là
hình thức cung cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và thanh toán
cho tổ chức tín dụng. NHNN quy định và thực hiện việc tái cấp vốn theo một số
hình thức như: cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu giấy tờ
có giá và các hình thức cấp vốn khác (luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12).
+ LSTCK: là hình thức LSTCV được áp dụng khi NHNN tái chiết khấu thương
phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác cho các TCTD (luật NHNN Việt Nam số
06/1997/QHX).
+ Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở: là lãi suất của nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ
có giá ngắn hạn (tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHTM và các giấy
tờ ngắn hạn khác) do NHNN thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia (luật các TCTD năm 2010 số 47/2010/QH12).
Căn cứ vào hoạt động của các NHTM, lãi suất gồm có bốn loại chính như sau:
+ Lãi suất tiền gửi: là lãi suất được hình thành trên cơ sở hoạt động nhận tiền của tổ
chức, các nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành
chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo
nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận (luật
các TCTD năm 2010 số 47/2010/QH12). Vậy, có thể hiểu đơn giản lãi suất tiền gửi
là một mức lãi suất mà các NHTM hoặc các TCTD khác trả cho người gửi tiền khi
họ gửi một khoản tiền nhất định vào các tổ chức này trong một thời gian nhất định.
11


+ Lãi suất cho vay: là lãi suất được hình thành trên cơ sở bên cho vay giao hoặc

cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định
trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và
lãi (luật các TCTD năm 2010 số 47/2010/QH12).
+ Lãi suất chiết khấu: là lãi suất của việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền
truy đòi các công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng
trước khi đến hạn thanh toán (luật các TCTD năm 2010 số 47/2010/QH12). Theo
định nghĩa này, lãi suất chiết khấu phát sinh trên cơ sở các cá nhân mang các giấy tờ
có giá đến các NHTM và các TCTD khác để bán lại và hưởng một khoản tiền nhỏ
hơn khoản tiền mà các cá nhân này đáng lẽ được hưởng nếu thu từ người thanh toán
ghi trên giấy tờ khi đến hạn. Khoản tiền chênh lệch mà NHTM được hưởng chính là
lãi suất chiết khấu.
+ Lãi suất thị trường liên ngân hàng: Loại lãi suất này được hình thành khi các
NHTM vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng.
Ngoài ra, căn cứ vào thời hạn tín dụng, lãi suất gồm có ba loại là: lãi suất ngắn
hạn, lãi suất trung hạn, lãi suất dài hạn. Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất, lãi
suất gồm có hai loại: lãi suất thả nổi, lãi suất cố định. Căn cứ vào giá trị thực của lãi
suất, lãi suất gồm có hai loại là: lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực. Căn cứ theo loại
tiền tính lãi suất, lãi suất gồm có hai loại là: lãi suất nội tệ, lãi suất ngoại tệ.
1.1.2. Chính sách lãi suất
1.1.2.1. Khái niệm chính sách lãi suất
Theo tác giả, chính sách lãi suất là một bộ phận của chính sách tiền tệ. Chính
sách lãi suất là chính sách được NHTW áp dụng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh
tế vĩ mô của nền kinh tế thông qua việc hướng dẫn và điều chỉnh lãi suất thị trường
bằng các quy định, biện pháp và công cụ của NHNN trong từng thời kỳ nhất định.
Như vậy, chính sách lãi suất hướng đến mục tiêu cuối cùng là kiểm soát nền kinh tế
vĩ mô (như ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh
12


tế, giải quyết việc làm, đảm bảo quốc phòng an ninh) thông qua mục tiêu trung gian

là kiểm soát lãi suất thị trường.
1.1.2.2. Phân loại chính sách lãi suất
Chính sách lãi suất được chia làm hai loại chính:
+ Chính sách lãi suất trực tiếp: Đây là cơ chế can thiệp một cách trực tiếp tới lãi
suất thị trường thông qua việc ấn định (pháp lệnh, hành chính) các mức lãi suất chủ
yếu trên thị trường như: lãi suất cho vay, lãi suất huy động, lãi suất trên thị trường
liên ngân hàng, khung lãi suất, trần lãi suất cho vay, biên độ chênh lệch lãi suất bình
quân. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh chóng kiểm soát được lãi suất thị
trường. nhược điểm là thiếu sự linh hoạt.
+ Chính sách lãi suất gián tiếp: Là một hệ thống các quy định và biện pháp của
NHNN trong việc thường xuyên tác động tới khối lượng vốn khả dụng của các ngân
hàng thông qua cơ chế thị trường, từ đó tác động tới cung cầu tiền tệ và lãi suất thị
trường theo theo mục tiêu của NHNN: nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, tái
chiết khấu.
1.1.3. Lạm phát
1.1.3.1. Khái niệm lạm phát
Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm
cho chúng bị mất giá so với hàng hóa, ngoại tệ và vàng; đồng thời giá cả của hầu
hết các loại hàng hóa tăng nhanh đồng loạt, liên tục và kéo dài (Sử Đình Thành,
2006). Như vậy, lạm phát được biểu hiện qua bốn đặc trưng cơ bản. Thứ nhất, cung
tiền danh nghĩa nhiều hơn mức cần thiết trong lưu thông làm dư thừa tiền trong nền
kinh tế. Thứ hai, lạm phát biểu hiện qua sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục theo sự
mất giá của tiền giấy. Thứ ba, lạm phát dẫn tới sự phân phối lại thu nhập qua giá cả
và sự bất ổn về kinh tế xã hội. Trong bốn biểu hiện trên, lạm phát thường được nhìn
thấy rõ nét nhất thông qua sự tăng mức giá cả chung. Trong đó, mức giá cả chung
của nền kinh tế tại một thời điểm cao hơn mức giá cả tương ứng tại một thời điểm
mốc trong quá khứ. Trong hai thời điểm này thì mức giá có xu hướng tăng liên tục.
13



Lạm phát thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) tăng giá giữa hai thời điểm
này.
Theo định nghĩa trên, mức lạm phát năm 2013 là 6,6% được hiểu là mức giá
chung của nền kinh tế đã tăng lên liên tục trong giai đoạn 2012 - 2013; mức giá
chung năm 2013 cao hơn mức giá chung năm 2012 là 6,6%.
1.1.3.2. Phân loại lạm phát
Xét về mặt định lượng, lạm phát được chia thành bốn loại như sau:
Bảng 1. Phân loại lạm phát xét theo mặt định lượng
Loại lạm phát
Đo lường
Lạm phát ỳ
0%/năm – 3%/năm
Lạm phát vừa phải
3%/năm – 10%/năm
Lạm phát phi mã
10%/năm – 100%/năm
Siêu lạm phát
Từ 100%/năm trở lên
(Nguồn: Nguyễn Thị Quy, 2010)
Xét về mặt định tính, lạm phát được phân loại dựa vào hai căn cứ chính:
+ Căn cứ vào việc dự đoán trước lạm phát nhờ vào việc phân tích các nguyên nhân
đã bộc lộ của lạm phát, lạm phát đươc chia thành hai loại: lạm phát dự kiến (lạm
phát có thể dự đoán trước); lạm phát không dự kiến được (lạm phát không thể dự
đoán trước).
+ Căn cứ vào việc so sánh tốc độ tăng lạm phát và tốc độ tăng thu nhập, lạm phát
được chia thành hai loại chính: lạm phát cân bằng (tốc độ tăng lạm phát bằng tốc độ
tăng thu nhập); lạm phát không cân bằng (tốc độ tăng lạm phát khác tốc độ tăng thu
nhập).
1.2. Cơ chế truyền dẫn tác động của chính sách lãi suất đến lạm phát
Lãi suất là một công cụ của CSTT, các kênh truyền dẫn lãi suất là một bộ phận

trong các kênh truyền dẫn CSTT. Kênh truyền dẫn CSTT là cầu nối chuyển tải
những thay đổi trong các CSTT đến những biến số kinh tế vĩ mô (Mai Thu Hiền,
14


2013, chính sách tỷ giá hối đối cho nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi). Dựa theo
định nghĩa kênh truyền dẫn CSTT, tác giả đề xuất định nghĩa kênh truyền dẫn lãi
suất tới lạm phát là cầu nối chuyển tải những thay đổi trong các CSLS đến lạm phát,
nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Hình 1. Sơ đồ kênh truyền dẫn từ lãi suất đến lạm phát

















(nguồn: Mai Thu Hiền, 2013)
Lạm phát
Lãi suất chính

thức
Lãi suất thị trường tiền tệ
Kỳ vọng
Tiền tệ, tín
dụng
Giá tài sản
Lãi suất
ngân hàng
Tỷ giá
Xác định giá cả và
tiền lương
Tiêu dùng, Đầu tư, Xuất khẩu ròng,
Lao động
Giá trong nước
Giá nhập khẩu
15


1.2.1. LSCT thay đổi tác động đến thị trường tiền tệ
LSCT thay đổi tác động đến lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ bán buôn,
bao gồm các công cụ trên thị trường tiền tệ với thời hạn khác nhau và các lãi suất
ngắn hạn khác như lãi suất tiền gửi liên ngân hàng. Ngay sau khi NHTW thay đổi
LSCT, các NHTM sẽ điều chỉnh lãi suất tiền gửi và cho vay của ngân hàng cũng
như lãi suất của các tài sản khác.
1.2.2. LSCT thay đổi tác động đến kỳ vọng của thị trường về lãi suất và lạm
phát trong tương lai
Thông qua thay đổi LSCT, các lãi suất ngắn hạn khác trên thị trường sẽ thay
đổi và theo đó, các lãi suất dài hạn trên thị trường cũng sẽ thay đổi. Sở dĩ như vậy vì
lãi suất dài hạn bị ảnh hưởng bởi bình quân lãi suất ngắn hạn hiện hành và kỳ vọng
lãi suất ngắn hạn trong tương lai. Ngoài ra, tác động của việc thay đổi LSCT lên lãi

suất dài hạn còn phụ thuộc vào tác động của việc thay đổi chính sách lên kỳ vọng
lạm phát. Một số CSTT với độ tin cậy cao sẽ neo kỳ vọng một cách chắc chắn vào
sự ổn định của giá cả. Do đó, các chủ thể kinh tế sẽ xây dựng chính sách giá cả một
cách phù hợp, không lo giá cả sẽ lên hay xuống.
1.2.3. LSCT thay đổi tác động đến tỷ giá
Tác động này không chắc chắn và tùy thuộc vào kỳ vọng lãi suất và lạm phát
trong và ngoài nước. Tuy nhiên, với các yếu tố khác không đổi, tỷ giá chính thức
tăng ngay lập tức sẽ làm nội tệ lên giá do tài sản yết bằng nội tệ trở nên hấp dẫn hơn
khi lãi suất tăng. Tỷ giá sau đó sẽ mất giá theo tỷ lệ mà các nhà đầu tư kỳ vọng cho
đến khi không còn sự khác biệt giữa việc nằm giữa tài sản nội tệ hay tài sản ngoại tệ.
Tuy nhiên, với sự lên giá ban đầu của tỷ giá sẽ khiến cho xuất khẩu ròng giảm, sản
lượng và việc làm do đó cũng suy giảm theo. Mặc dù sự lên giá của nội tệ chỉ trong
ngắn hạn nhưng nó cũng đủ để ảnh hưởng đến nền kinh tế, thậm chí còn tác động
đến chi tiêu trong thời gian dài hơn.
16


1.2.4. LSCT thay đổi tác động đến giá các tài sản
Giá trái phiếu có mối quan hệ ngược chiều với lãi suất dài hạn. Với các yếu tố
khác không đổi, lãi suất cao cũng làm giảm giá chứng khoán như giá cổ phiếu giảm
xuống. giá trị bất động sản cũng thay đổi cùng với sự thay đổi của lãi suất. Giá cả
tài sản thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến các quyết định tiêu dung và
đầu tư.
1.2.5. Thay đổi từ tiêu dùng và đầu tư tác động đến tổng cung, tổng cầu và
mức giá
Sự suy giảm tiêu dùng, đầu tư và tín dụng sẽ khiến cho tổng cầu thay đổi so
với tổng cung nội địa, từ đó ảnh hưởng đến giá cả và mục tiêu kiểm soát giá cả của
thị CSLS. Thêm vào đó, sự thay đổi trong tổng cầu cũng ảnh hưởng đến thị trường
lao động và hàng hóa, từ đó ảnh hưởng đến các quyết định về giá cả và tiền lương
trên thị trường. Cùng với tác động của tỷ giá lên giá nhập khẩu, giá cả trong nước sẽ

chịu tác động của các yếu tố nêu trên và cuối cùng là lạm phát.
1.3. Kinh nghiệm thế giới về điều hành chính sách lãi suất nhằm kiểm soát
lạm phát
1.3.1. Thực tiễn của Hoa Kỳ
- Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Tại Hoa Kỳ, chính sách tiền tệ được điều hành bởi FED. Trong chính sách tiền tệ do
FED đề ra, lãi suất được sử dụng như là một công cụ chính để FED có thể thực hiện
mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tạo việc làm tối đa, qua đó thúc
đẩy nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh và bền vững.
- Công cụ của chính sách lãi suất
Về cơ bản, FED hiện đang điều hành lãi suất thông qua hai công cụ quan trọng
là lãi suất chiết khấu (Discount rate) và lãi suất quỹ dự trữ liên bang
1
(Federal funds


1
Sở dĩ có tên gọi quỹ dự trữ liên bang là vì nguồn tiền để cho các trung gian tài chính nhận tiền gửi
(depository institutions) vay qua đêm (nhằm đảm bảo đủ dự trữ bắt buộc theo quy định) được FED lấy từ quỹ
dự trữ liên bang hình thành bởi số tiền dự trữ bắt buộc của tất cả các trung gian tài chính nhận tiền gửi.

17


rate – FFR). Lãi suất chiết khấu của FED áp dụng cho các NHTM vay với tư cách là
người cho vay cuối cùng trên cơ sở cầm cố lại các chứng từ có giá. Về nguyên tắc,
lãi suất liên ngân hàng thông qua thường sẽ thấp hơn lãi suất chiết khấu vì nếu
không, các trung gian tài chính sẽ không vay liên ngân hàng mà sẽ vay từ FED để
được hưởng lãi suất chiết khấu thấp hơn. Lãi suất chiết khấu thường cao hơn lãi suất
FFR và có ba mức lãi suất chiết khấu áp dụng cho ba loại cho vay khác nhau là tín

dụng chính (Primary credit), tín dụng mở rộng (Secondary credit) và tín dụng thời
vụ (Seasonal credit).
Công cụ thứ 2 là FFR được Ủy ban thị trường mở (Federal Open Market
Committee - FOMC) công bố sau các phiên họp định kỳ và nó không mang tính
chất ấn định cụ thể mà thực chất chỉ là lãi suất mục tiêu (taget rate) để FED thực
hiện giao dịch trên thị trường mở nhằm đạt đến lãi suất mục tiêu đã công bố. Các
trung gian tài chính nhận tiền gửi có thể vay mượn lẫn nhau để bù đắp thiếu hụt dự
trữ bắt buộc chứ không nhất thiết phải vay từ FED. Tuy nhiên, lãi suất từ các khoản
vay lẫn nhau (lãi suất liên ngân hàng) thường cao hơn FFR vì vấn đề rủi ro. Khi
FED cho các trung gian tài chính vay tiền để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc, số
tiền đó tuy được hạch toán báo có vào tài khoản của các trung gian tài chính tại
FED nhưng các trung gian tài chính không được phép rút ran gay cả khi phá sản, do
vậy FED không có nguy cơ mất số tiền đã cho vay dưới dạng này.
Khác với FED, khi một trung gian tài chính cho đối tác vay liên ngân hàng, họ
phải cắt tiền từ tài khoản tiền gửi của mình chuyển vào tải khoản tiền gửi của đối
tác tại FED, từ lúc đó bên cho vay không còn thẩm quyền quản lý số tiền này nữa.
Vì vậy, ngay cơ không thu hồi được tiền cho vay xuất hiện nên lãi suất cho vay xuất
hiện nên lãi suất cho vay lẫn nhau đương nhiên phải cao hơn. Với phân tích ở trên,
có thể thấy FFR là lãi suất thấp nhất mà các trung gian tài chính nhận tiền gửi có thể
vay được (với món vay phi rủi ro), vì vậy lãi suất này có khi được gọi là lãi suất cơ
bản, lãi suất chuẩn (Benchmark rate).
Như vậy, FED bảo vệ lãi suất chiết khấu đã ấn định thông qua chương trình
cho vay chiết khấu và duy trì lãi suất FFR đã công bố thông qua nghiệp vụ thị
18


trường mở. Cách điều hành này của FED sẽ khiến cho lãi suất liên hàng luôn có xu
hướng biến động giữa lãi suất FFR (có vai trò như lãi suất sàn) và (có vai trò như
lãi suất trần) mà không phải đặt ra giới hạn bằng biện pháp hành chính.
- Diễn biến lạm phát và lãi suất của Hoa Kỳ

Trong giai đoạn từ năm 1998 đến 2013, hai lãi suất chiết khấu và lãi suất quỹ dữ trự
liên bang được FED điều chỉnh khá linh hoạt với biến động của lạm phát, nhằm
kiểm soát chặt chẽ mức lạm phát. Vì vậy, mức lạm phát trong giai đoạn này được
giữ ở mức dưới 4%.
Hình 2. Lạm phát trung bình qua các năm của Hoa Kỳ giai đoạn
1998 – 2013

(Nguồn: Historical Inflation Rates: 1914 – 2014)
Trong phần này, tác giả sẽ phân tích cụ thể chính sách điều hành lãi suất của
FED nhằm kiềm chế lạm phát trong 2 giai đoạn từ tháng 1/1999 – tháng 12/2000 và
từ tháng 6/2004 – tháng 6/2006.
Giai đoạn từ tháng 1/1999 – tháng 12/2000
1.6
2.2
3.4
2.8
1.6
2.3
2.7
3.4
3.2
2.8
3.8
-0.4
1.6
3.2
2.1
1.5
-1
-0.5

0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
%
19


Trong cả năm 1998, mức lạm phát được kiềm chế ở mức dưới 1,7%, nhưng
sang đến những tháng đầu năm 1999, lạm phát đã có xu hướng tăng lên.
Bảng 2. Lạm phát theo tháng của Hoa Kỳ từ tháng 1/1999 đến tháng 2/2000
(Đơn vị: %)
Tháng
Năm 1999
Năm 2000
Tháng 1
1,7
2,7
Tháng 2
1,6
3,2
Tháng 3
1,7
3,8

Tháng 4
2,3
3,1
Tháng 5
2,1
3,2
Tháng 6
2,0
3,7
Tháng 7
2,1
3,7
Tháng 8
2,3
3,4
Tháng 9
2,6
3,5
Tháng 10
2,6
3,4
Tháng 11
2,6
3,4
Tháng 12
2,7
3,4
Bình quân năm
2,2
3,4

(Nguồn: Historical Inflation Rates: 1914 – 2014,
www.usinflationcalculator.com, ngày truy cập 04/04/2014)
Phản ứng lại sự tăng lên của lạm phát ở giai đoạn này, ngày 24/8/1999 FED đã
đồng thời tăng lãi suất chiết khấu và lãi suất quỹ dự trữ liên bang lên thêm 0,25%.
Cụ thể, lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm lên 4,47%/năm; lãi suất quỹ dự trữ liên
bang từ 4,75%/năm lên 5%/năm. Trong những tháng tiếp theo, mức lạm phát vẫn có
xu hướng tăng lên mạnh buộc FED tiếp tục điều chỉnh tăng cả 2 loại lãi suất trên
thêm 4 lần nữa, với mức biên độ tăng thêm là 1,25%. Đến tháng 5/2000, lãi suất
chiết khấu là 6%/năm, lãi suất dự trữ liên ngân hàng là 6,5%. Hai mức lãi suất này
được FED giữ cố định trong vòng 7 tháng trước khi được điều chỉnh giảm vào
tháng 1/2001. Trong thời gian 7 tháng này, lạm phát vẫn duy trì ở mức trên 3,4%.
Tuy nhiên, tới tháng 3/2001 thì tác động của việc tăng lãi suất ở những tháng trước
đó đã bắt đầu phát huy tác dụng, biểu hiện là lạm phát đã bắt đầu giảm xuống, và
trong năm 2002 thì lạm phát được kiềm chế ở mức trung bình cả năm là 1,6%.
Giai đoạn từ tháng 6/2004 – tháng 6/2006

×