Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Điểm giống nhau giữa công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) và Công ty Cổ Phần.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.26 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Để góp phần phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước; đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế; bảo đảm quyền
tự do, bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế; bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà
đầu tư; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh
doanh;
Căn cứ hiến pháp nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm
1992
Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999. Luật doanh
nghiệp được công bố theo lệnh số 05-l/cnt ngày 26/6/1999 của chủ tịch
nước.
Luật này quy định về công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp
danh và doanh nghiệp tư nhân.Nhưng do giới hạn của đề tài tiểu luận không
cho phép nói hết được mọi vấn đề trong luật này nên trong bài tiểu luận này
em chỉ xin trình bầy về công ty TNHH và công ty Cổ phần .
DDDDD
A: Điểm giống nhau giữa công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) và
Công ty Cổ Phần:
1- Khái Niệm:
Là một loại hình doanh nghiệp trong đó các thành viên chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn (hay số cổ phần) của mình góp vào doanh nghiệp (công ty
cổ phần chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn của mình cho nên cũng
là loại công ty TNHH).
Về sở hữu tài sản : Sở hữu trong công ty là sở hữu chung theo phần,
điều đó có nghĩa là tài sản của công ty thuộc sở hữu chung của các thành
viên, trong đó các thành viên có quyền sở hữu một phần trong khối tài sản
1


chung đó. Phần sở hữu của từng thành viên tương ứng với phần vốn mà họ
đã góp vào công ty.
2-Tính chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty:
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh
nghiệp. Ngoài phần vốn góp mà họ đã góp vào công ty, các thành viên
không có nghĩa vụ đem tài sản của mình để trả nợ cho công ty khi làm ăn
thua lỗ .
3- Cả công ty TNHH và công ty cổ phần đều là chủ thể kinh doanh độc
lập, có tư cách pháp nhân:Công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
vì nó có đầy đủ yếu tố mà pháp luật quy định một pháp nhân cần phải có,
cụ thể là:
-Thứ nhất:Công ty là một tổ chức có cơ cấu thống nhất được thành
lập hợp pháp. Việc thành lập công ty phải theo thủ tục do pháp luật quy
định từ việc xin phép thành lập đến thủ tục đăng ký kinh doanh và công
khai hóa hoạt động. Công ty được coi là thành lập và có tư cách pháp nhân
kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-Thứ hai: Công ty có tài sản riêng và chịu trách nhiệm độc lập bằng
chính tài sản của mình.
-Thứ ba: Công ty có toàn quyền chủ động quyết định những vấn đề
phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Từ việc xác định quy mô
kinh doanh, phương hướng kinh doanh đến việc lựa chọn khách hàng. Công
ty xác định mục tiêu kinh doanh trong phạm vi ngành nghề đã đăng ký.
-Thứ tư: Công ty tự mình, độc lập tham gia vào các quan hệ pháp
luật, là nguyên đơn, bị đơn trước các cơ quan tài phán.
4-Quyền công ty:
-Công ty có quyền lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư,hình thức
đầu tư, kể cả liên doanh, góp vốn vào doanh nghiệp khác và chủ động mở
rộng quy mô kinh và ngành nghề doanh sao cho phù hợp với khả năng của
công ty. Xuất phát từ nguyên tắc tự do kinh doanh.Tuy nhiên công ty không

được phép kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật cấm.
-Công ty có quyền lựa chọn các hình thức huy động vốn bằng cách
tăng vốn điều lệ của công ty hoặc đi vay. Riêng công ty cổ phần có thể tăng
vốn bằng cách phát hành trái phiếu.
- Công ty có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh
nghiệp.
-Công ty có quyền chủ động tìm kiếm và lựa chọn thị trường, khách
hàng, trực tiếp giao dịch ký hợp đồng với khách hàng.
2
-Công ty có quyền tuyển dụng, thuê mướn lao động theo yêu cầu
kinh doanh. Công ty tự quyết định số lượng lao động cần tuyển dụng, thuê
mướn, quy định yêu cầu nghề nghiệp của người lao động. Hình thức sử
dụng lao động trong công ty có thể theo hợp đồng lao động.
- Công ty có quyền tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương
thức quản lý khoa học, hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh
tranh.
-Công ty có toàn quyền sử dụng ngoại tệ thu được vào mục đích nhất
định nhưng phải tuân theo những quy định của nhà nước về quản lý ngoại
hối.
-Chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh đã đăng ký. (Nên sản
xuất cái gì? Như thế nào? Cho ai? Là thuộc quyền của công ty không ai có
quyền can thiệp vào hoạt động hợp pháp của công ty).
-Có quyền sử dụng phần thu nhập còn lại.
-Có quyền đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở ngoài tỉnh nơi
đặt trụ sở chính của công ty.
- Công ty có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn
lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức
nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công
ích.
- Các quyền khác do pháp luật quy định.

5- Nghĩa vụ của công ty:
- Kinh doanh theo đúng ngành nghề kinh doanh mà công ty đã đăng
ký và được ghi trong giấy phép. Nếu muốn thay đổi thì công ty phải làm
thủ tục xin phép tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và lập báo
cáo tài chính trung thực, chính xác và quyết toán theo quy định của pháp
luật về kế toán thống kê và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính.
- Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài
chính khác theo quy định của pháp luật
- Trong quá trình sử dụng lao động công ty phải đảm bảo quyền, lợi
ích của người lao động đã được pháp luật quy định. Việc tuyển dụng, thuê
mướn lao động trong công ty chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức
hợp đồng lao động.Việc ký kết hợp đồng lao động phải tuân thủ theo pháp
luật hợp đồng lao động. Công ty phải đảm bảo các điều kiện lao động, tiền
công ... cho người lao động. Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, tôn trọng
quyền tổ chức công đoàn theo pháp luật về công đoàn.
-Đảm bảo chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
3
-Tuân thủ quy định của nhà nước về quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam
thắng cảnh .
-Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác, là nghĩa vụ của doanh
nghiệp nói chung, công ty là một loại hình doanh nghiệp do đó công ty phải
nộp thuế theo pháp luật về thuế .
- Kê khai định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh
nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh
doanh; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo là không chính
xác, không đầy đủ hoặc giả mạo, thì phải kịp thời hiệu đính lại các thông
tin đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.
-Đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở văn hóa, y tế giáo dục tại

địa phương nơi công ty đóng trụ sở.
-Trích 5% lãi ròng hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc cho đến mức
bằng 10% vốn điều lệ công ty.
-Chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
6- Thi hành luật phá sản công ty khi không có lãi:
Việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp
luật về phá sản doanh nghiệp.
Công ty TNHH: được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương
ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản.
Công ty Cổ Phần: khi công ty giải thể được nhận một phần tài sản
còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã
thanh toán cho chủ nợ và cổ đông.
Các trường hợp gải thể doanh nghiệp (theo điều 111) luật doanh
nghiệplà:
+kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ mà không có quyết
định gia hạn.
+Theo quyết định của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối
với công ty TNHH; của Đại hhội cổ đông đối với công ty cổ phần.
+Công ty không có dủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định
của luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục.
+ Bị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh.
7-Hội đồng thành viên( công ty TNHH) và đại hội cổ đông( công ty cổ
phần):
-Đều phải họp ít nhất mỗi năm 1 lần.
-Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
8-Nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông trong công ty TNHH và công ty
cổ phần là:
4
1.Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiêm về các

khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn
đã cam kết góp vào công ty .
2.Tuân thủ điều lệ công ty.
3.Chấp hành quyết định hội đồng thành viên.
4.Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại luật này và điều lệ công
ty.
B: Điểm khác nhau giữa công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ
phần:
5

×