Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền và một số biện pháp nhằm quản lý tốt hơn vốn bằng tiền tại công ty tnhh dvtm và đtxd hoàng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.81 KB, 68 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I
Lời nói đầu
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG
TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI và ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG HOÀNG ANH
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH DVTM và ĐTXD
HOÀNG ANH
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH DVTM và
ĐTXD HOÀNG ANH
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH DVTM và
ĐTXD HOÀNG ANH
2.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH DVTM và
ĐTXD HOÀNG ANH
2.2 Thực tế kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH DVTM và
ĐTXD HOÀNG ANH
2.2.1 Nội dung vốn bằng tiền tại Công ty TNHH DVTM và ĐTXD
HOÀNG ANH
2.2.2 Phương pháp hạch toán
2.2.2.1 Kế toán tiền mặt
a/ Trình tự luân chuyển chứng từ
b/ Kế toán chi tiết tiền mặt
- Chứng từ kế toán sử dụng
- Số kế toán chi tiết
c/ Kế toán tổng hợp tiền mặt
2.2.2.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
* Trình tự luân chuyển chứng từ
* Kế toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng
CHƯƠNG III


HOÀN THIỆN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI
CÔNG TY TNHH DVTM và ĐTXD HOÀNG ANH
3.1 Đánh giá chung thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty
TNHH DVTM và ĐTXD HOÀNG ANH và phương hướng hoàn thiện
3.1.1. Ưu điểm
3.1.2. Nhược điểm
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công
ty TNHH DVTM và ĐTXD HOÀNG ANH
KẾT LUẬN
1
CHƯƠNG I
LỜI NÓI ĐẦU
Để thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế đưa đất nước ngày càng giàu
mạnh thì hoạt động sản xuất kinh doanh là một yếu tố thiết yếu. Trong 110 năm qua
Đảng và Nhà nước đã thực hiện chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung
sang nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Với những thành tựu đã
đạt được về kinh tế, văn hóa, xã hội đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương đó.
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất không đủ tiêu dùng; Việt Nam đã và
đang từng bước vươn lên khẳng định mình, chinh phục được khách hàng, chiếm
lĩnh thị trường lớn, ổn định góp phần nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc
tế.
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Để đổi mới, tồn tại và phát
triển các doanh nghiệp phải luôn có những phương pháp hoạt động kinh doanh
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và có thể đứng trên thương trường. Đặc biệt là
khi Việt Nam gia đã gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế WTO thì sự cạnh tranh
giữa giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng gay gắt. Điều này đòi
hỏi các Doanh nghiệp phải xem xét tới các vấn đề như kết quả thu được và chi phí
bằng tiền bỏ ra thấp và hợp lý mà lại thu được hiệu quả cao nhất.

Nhận thức được tầm quan trọng đó các doanh nghiệp đã hết sức quan tâm
đến công tác tổ chức hạch toán, trong đó kế toán vốn bằng tiền là phần không thể
thiếu trong công tác tổ chức hạch toán của doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH DVTM và ĐTXD HOÀNG
ANH được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo NGUYỄN THỊ THANH MAI cùng các
anh chị trong phòng Tài chính kế toán, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề
tài: “ Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền và một số biện pháp nhằm quản lý tốt
hơn vốn bằng tiền tại Công ty TNHH DVTM và ĐTXD HOÀNG ANH.
2
Qua bản báo cáo này em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo
NGUYỄN THỊ THANH MAI cùng các anh chị trong Công ty TNHH DVTM và
ĐTXD HOÀNG ANH đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, cùng với thời
gian thực tế còn ngắn; báo cáo của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong
được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để em hoàn thiện hơn những kiến thức của
mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì báo cáo của em gồm 3 phần:
Phần I: Lời nói đầu
Phần II: Thực tế tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiến tại đơn vị
Phần III: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại đơn vị
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Điện lực
Hà Nội đặc biệt là cô giáo NGUYỄN THỊ THANH MAI cùng các anh chị nhân
viên trong công ty TNHH DVTM và ĐTXD HOÀNG ANH đã giúp đỡ em hoàn
thành tốt báo cáo tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2014
Sinh viên
TRẦN THỊ THÙY
3
CHƯƠNG 2
THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI

CÔNG TY TNHH DVTM Và ĐTXD HOÀNG ANH
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH DVTM Và ĐTXD HOÀNG ANH
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH HOÀNG ANH
- Tên giao dịch: Công ty TNHH DVTM và ĐTXD HOÀNG ANH
- MST: 0600812765
- Điện thoại/Fax: 03503.224.909
- Địa chỉ: 53 Phán Chương – Văn Miếu – Nam Định
- Tài khoản: 102010000959021 tại NHTMCP Công thương Việt Nam – CN
Nam Định
- Email:
Công ty TNHH DVTM và ĐTXD HOÀNG ANH là một công ty có uy tín và
chất lượng ở Nam Định. Công ty TNHH DVTM và ĐTXD HOÀNG ANH là một
doanh nghiệp được tách ra từ Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tùng Lộc
theo biên bản họp Hội đồng thành viên số 18/BB-CT ngày 15/8/2007 và quyết định
số 46/QĐ-CT ngày 15/8/2007 của chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty TNHH
Thương mại Dịch vụ Tùng Lộc.
Công ty TNHH DVTM và ĐTXD HOÀNG ANH hoạt động theo giấy chứng
nhận Đăng ký kinh doanh số 0802001033 do Phòng ĐKKD Sở kế hoạch Đầu tư cấp
ngày 04/10/2007.
Lĩnh vực hoạt động ngành nghề chủ yếu của Công ty:
+ Sản xuất giấy, bìa và các sản phẩm từ giấy
+ Mua bán giấy, bìa các loại
+ Mua bán phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại
+ Vận tải hàng hóa đường bộ bằng xe ô tô
4
+ Xây dựng nhà các loại ( Chi tiết xây dựng công trình dân dụng)

Ban đầu với kinh nghiệm sản xuất chưa cao nên sản phẩm làm ra chưa đảm bảo
được chất lượng do đó mức thu nhập của công nhân viên chưa cao. Với sự cố gắng
nỗ lực của ban lãnh đạo công ty và công nhân viên đã đưa Công ty ngày càng phát

triển hơn.
5
TÌNH HÌNH VỐN VÀ TÀI SẢN CÔNG TY TNHH DVTM và ĐTXD HOÀNG ANH
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013/2012
+/- %
Tổng tài sản 6.518.256.157 9.596.385.496 3.078.129.339 47,22
A Tài sản ngắn hạn 4.945.862.252 7.842.681.357 3.605.552.815 72,90
1. Tiền và khoản tương đương tiền 1.287.527.634 3.681.297.341 2.393.769.707 185,92
2. Phải thu khách hàng 2.534.821.473 3.049.778.370 514.956.897 20,32
3. Hàng tồn kho 527.351.284 824.336.279 296.984.995 56,32
4. TS ngắn hạn khác 596.161.861 287.269.367 - 308.892.494 - 51,82
B. Tài sản dài hạn khác 1.572.393.905 1.753.704.139 181.310.234 11,53
1. Tài sản cố định 1.314.827.391 1.497.254.391 182.427.000 13,87
2. TS dài hạn khác 257.566.514 256.449.748 - 1.106.766 - 0,43
Tổng nguồn vốn 6.518.256.157 9.596.385.496 3.078.129.339 47,22
I. Nợ phải trả 2.557.286.159 3.817.356.243 1.260.070.084 49,27
I. Nợ ngắn hạn 1.825.149.853 3.170.527.300 1.345.377.447 73,71
2. Nợ dài hạn 732.136.306 646.828.943 - 85.307.363 - 11,65
II Nguồn vốn CSH 3.960.969.998 5.879.029.253 1.918.059.255 48,42
1. Nguồn vốn KD 3.792.000.000 4.300.000.000 508.000.000 13,40
2. Các quỹ thuộc VCSH 72.130.248 89.785.546 17.655.298 24,48
6
3. LN sau thuế chưa PP 96.839.750 137.243.707 40.403.957 41,77
7
Nhận xét:
- Xét theo tình hình tài sản: Từ bảng số liệu trên ta thấy quy mô tài sản của
công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng 3.078.129.339 đồng chiếm 47,22%. Trong
đó tài sản ngắn hạn tăng đáng kể từ 4.945.862.252 đồng năm 2010 tăng lên đến
7.842.681.357 đồng, năm 2013 chiếm 72,90%. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do
tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh từ 1.287.527.634 đồng năm 2010

tăng lên đến 3.681.297.341 đồng năm 2013 chiếm 185,92%. Điều này chứng tỏ năm
2013 công ty đã dự trữ lượng tiền lớn và việc dự trữ lượng tiền này tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thu mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh.
Ta thấy năm 2013 các khoản phải thu khách hàng tăng 514.956.897 đồng
chiếm 20,32% điều này cho thấy công ty vẫn chưa chú trọng vào việc thu hồi các
khoản nợ từ khách hàng.
Hàng tồn kho của công ty tăng từ 527.351.284 đồng năm 2012 lên đến
824.336.279 đồng năm 2013 chiếm 56,32% , do năm 2013 công ty nhận được nhiều
đơn đặt hàng của nhiều công ty trên toàn quốc nên đòi hỏi phải dự trữ số lượng
nguyên vật liệu trong kho để việc sản xuất kinh doanh được nhanh chóng kịp thời,
đúng thời điểm.
Tài sản dài hạn năm 2012 từ 1.572.393.905đ tăng lên 1.753.704.139đ năm
2013 chiếm 11,53%. Tài sản dài hạn có tăng nhưng chỉ tăng ở mức thấp chủ yếu là
tài sản cố định tăng 182.427.600đ chiếm 13,87%, tuy nhiên tài sản cố định tăng
không đáng kể vì vào thời điểm này không ty đã đảm bảo được cơ sở vật chất, thiết
bị máy móc phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh đầy đủ đảm bảo chất lượng
tốt nên việc tăng tài sản cố định cũng chỉ là thay thế các thiết bị cũ hay hết hạn sử
dụng với giá trị nhỏ.Bên cạnh đó thì tài sản dài hạn khác giảm 1.106.766đ chiếm
-0,43% lượng này giảm không đáng kể.
- Xét theo nguồn hình thành: Từ những số liệu trên cho ta thấy cơ cấu nguồn
vốn năm 2013 tăng chủ yếu là do nợ phải trả và nguồn vốn kinh doanh tăng. Nợ
phải trả tăng mạnh từ 2.557.286.159đ năm 2010 lên đến 3.817.356.243đ năm 2013
8
chiếm 49,27% trong đó nợ ngắn hạn tăng 1.345.377.447đ chiếm 73,71% do công ty
đã vay ngắn hạn để trả nợ vay dài hạn đến hạn trả làm cho nợ dài hạn giảm
85.307.363đ chiếm -11,65%. Đồng thời sử dụng nợ ngắn hạn đầu tư vào mua
nguyên vật liệu. Bên cạnh đó nguồn vốn kinh doanh cũng tăng lên đáng kể từ
3.792.000.000đ lên đến 4.300.000.000đ chiếm 13,40%%, do công ty hoàn thành các
đơn đặt hàng của nhiều công ty trên toàn quốc đồng thời công ty cũng hoàn thành
việc san lắp một số công trình trên địa bàn tỉnh Nam Định.Điều này chứng tỏ công

ty có mức độ độc lập về tài chính trong kinhdoanh, tạo được uy tín trên thị trường.
Qua sự tăng của nguồn vốn ta thấy công ty có sự chuyển biến tích cực trong
huy động vốn, tuy nhiên số vốn vay không giảm đòi hỏi công ty phải có sự tính toán
hợp lý để giảm thiểu sự ảnh hưởng này đến kết quả kinh doanh. Vì vậy để duy trì
hiệu quả như năm 2013thì công ty phải đầu tư phát huy hơn nữa hiệu quả đó trong
tương lai. Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm
2013 phát triển hơn so với năm 2012. Do vậy công ty cần phát huy và duy trì hiệu
quả này.
9
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH DVTM Và ĐTXD
HOÀNG ANH
Công ty TNHH DVTM và ĐTXD HOÀNG ANH là đơn vị tư nhân hạch
toán có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Đứng đầu Công ty là Hội đồng quản
trị mà đại diện là ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo tới từng phòng ban, phân xưởng.
Giúp việc cho ban giám đốc là các phòng ban chức năng.
Ta có sơ đồ sau:
Giải thích sơ đồ:
a/ Giám đốc:
- Chức năng: là một đại diện pháp nhân có quyền điều hành cao nhất trong
mọi hoạt động của Công ty theo quyết định tại “ điều lệ tổ chức và hoạt động của
Công ty TNHH DVTM và ĐTXD HOÀNG ANH”.
- Nhiệm vụ:
+ Điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty và nghị quyết Hội đồng
quả trị một cách có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn cùng nguồn lực.
Hội đồng quản trị
Giám đốc
PGĐ phụ trách sản
xuất
Phòng
TC HC

Phòng
kế toán
tài vụ
Ban

điện
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
kế
hoạch
Phòng
KCS
10
+ Chỉ đạo trực tiếp phòng kế hoạch nghiệp vụ và phòng kế toán tài vụ. Chủ
động xây dựng các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất cùng các dự án liên doanh liên
kết để trình Hội đồng quản trị và điều hành phải có hiệu quả.
+ Duyệt hệ thống nội quy, quy chế hệ thống định mức kinh tế khoa học phù
hợp với quy định Nhà nước và điều lệ Công ty.
+ Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo
cung cấp mọi nguồn lực gồm: con người, thiết bị, thời gian, năng suất để thực hiện
các mục tiêu đề ra.
b/ Phó giám đốc phụ trách sản xuất:
- Chức năng: là người được giám đốc ủy quyền chỉ đạo và điều hành lĩnh vực
sản xuất, kế hoạch sản xuất.
- Nhiệm vụ: đàm phán với khách hàng, giải quyết các công việc thuộc lĩnh
vực được ủy quyền và quyết định các vấn đề trong lĩnh vực đó.
c/ Phòng tổ chức:
- Chức năng: tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về công tác tổ chức cán

bộ, lao động tiền lương và công tác hành chính của Công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu và đề xuất bố trí, sắp xếp cán bộ các phòng ban, phân xưởng,
tổ sản xuất, đào tạo tuyển dụng bố trí lao động các đơn vị.
+ Nghiên cứu và đề xuất công tác bảo vệ chăm lo sức khỏe vệ sinh.
+ Nghiên cứu đề xuất giải quyết các quyền lợi tiền lương, tiền thưởng, các
chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên.
+ Quản lý quỹ tiền mặt, thiết bị phụ tùng cấp đổi thu hổi.
+ Văn thư, hành chính, tạp vụ phục vụ lãnh đạo công ty.
+ Lập các biểu báo cáo.
11
d/ Phòng kế toán:
- Chức năng:
+ Phản ánh chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh, lên hệ thống tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán theo pháp lệnh
kế toán của Nhà nước Việt Nam.
+ Giám sát việc hoạt động trong sản xuất kinh doanh thông qua đồng tiền
trên cơ sở các nghị định, thông tư của chính phủ hiện hành.
- Nhiệm vụ:
+ Lập chứng từ gốc phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh như phiếu thu,
phiếu chi, nhập xuất
+ Kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở pháp luật.
+ Hạch toán kế toán theo pháp lệnh của kế toán Việt Nam thông qua hệ
thống tài khoản kế toán và sổ sách, báo biểu hiện hành.
+ Phân tích kinh tế, tổng hợp từ đó tham mưu cho lãnh đạo công ty có quyết
định chuẩn mực trong điều hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất trong lĩnh
vực tài chính.
+ Hướng dẫn cho các thành viên trong công ty có liên quan việc thực hiện
chính sách quản lý tài chính hiện hành.
+ Đáp ứng vốn kịp thời cho việc phục vụ sản xuất kinh doanh bảo đảm có

hiệu quả và sử dụng vốn một cách hợp lý nhất.
e/ Phòng kế hoạch:
- Chức năng: tham mưu giúp việc cho ban giám đốc thực hiện tốt nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ:
+ Lập hợp đồng gia công, mua bán vật tư hàng hóa.
12
+ Tổ chức thực hiện nghĩa vụ nhập, xuất và bảo quản hàng hóa vật tư, thiết
bị nguyên phụ liệu.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
f/ Phòng kỹ thuật
- Chức năng:
+ Tổ chức và thực hiện công tác kỹ thuật của từng mã hàng một cách đầy đủ
chính xác đồng bộ, đảm bảo đúng kế hoạch sản xuất.
+ Giúp việc tham mưu cho giám đốc về các sản phẩm, nguyên vật liệu và chỉ
đạo công tác chuyên môn KCS ở các phân xưởng.
- Nhiệm vụ: nắm rõ tài liệu kỹ thuật liên quan đến công tác sản xuất giấy, mã
hàng để chuẩn bị và đề ra các phương án thích hợp cho việc sản xuất sản phẩm.
g/ Ban cơ điện:
- Chức năng:
+ Bảo trì thiết bị máy, mạng lưới điện máy trong Công ty
+ Giúp giám đốc thay đổi thiết bị phù hợp với sản xuất từng thời kỳ.
+ Vận hành trạm biến áp điện, máy phát điện, bảo trì và trông coi phục vụ
liên tục điện cho sản xuất.
- Nhiệm vụ:
+ Sửa chữa kịp thời các thiết bị hỏng hóc, lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng
thiết bị.
+ Giám sát và hướng dẫn sử dụng các thiết bị máy cho công nhân viên.
Thường xuyên báo cáo lãnh đạo về tình hình thiết bị máy, điện.
+ Lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng các thiết bị

h/ Phòng KCS:
- Chức năng: là đơn vị kiểm tra chất lượng của Công ty.
13
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức điều hành phân công mạng lưới kiểm tra các công đoạn sản xuất,
chất lượng phôi, cắt dán và đóng gói sản phẩm.
+ Kiểm tra nguyên phụ liệu đảm bảo chất lượng trước khi đưa vào sản xuất.
2.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
QUY TRÌNH CÔNG NGH S N XU T S N PH MỆ Ả Ấ Ả Ẩ
Đơn hàng
Gia công in mẫu
Kế hoạch sản xuất
Gia công cán ép
Phôi, lõi

Nhập bìa, thùng
catton
Bỏ giấy
cắt giấy
Bán thành phẩm
KCS
Đóng gói
Thành phẩm
14
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Dựa trên những đặc điểm riêng của mình Công ty TNHH DVTM và ĐTXD
HOÀNG ANH đã xây dựng cho mình một bộ máy kế toán khá phù hợp. Bộ máy kế
toán tại công ty được tổ chức theo hình thức tập trung đứng đầu là kế toán trưởng.
Nhiệm vụ chính của bộ máy kế toán là: cung cấp đầy đủ thông tin, kịp thời chính
xác về tình hình cung ứng, dự trữ, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. Theo

dõi và hạch toán chính xác các khoản thu, chi tài chính, thực hiện toàn bộ công tác
hạch toán từ việc xử lý chứng từ đến lập báo cáo quyết toán, cung cấp số liệu cho
các phòng ban liên quan. Từ đó giúp bộ máy lãnh đạo của công ty điều hành sản
xuất kinh doanh đúng đắn góp phần từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh cho doanh nghiệp. Tổng số nhân viên cán bộ kế toán có tại đơn vị là 06
người.
Sơ đồ bộ máy kế toán:
* Giải thích sơ đồ:
a/ Kế toán trưởng:
- Chức năng:
+ Tổ chức phân công trong phòng thực hiện công tác kế toán trong công ty
+ Vận dụng đầy đủ và chính xác các chính sách tài chính hiện hành, pháp lệnh kế
toán đang vận dụng.
Kế toán
vốn bằng
tiền
Kế toán
kho
nguyên
vật liệu
CCDC
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
tiền
lương
BHXH
Kế toán
kho
thành

phẩm
tiêu thụ
Kế toán trưởng
15
- Nhiệm vụ:
+ Bố trí điều hành các nghiệp vụ của phòng và chịu trách nhiệm trước ban giám
đốc các công việc của phòng.
+ Nghiên cứu đề xuất hình thức hạch toán kế toán, lập chứng từ kế toán, hệ thống
sổ sách kế toán phù hợp với quy định của nhà nước và tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty.
+ Phân tích hoạt động kinh tế từ đó tham mưu cho Ban giám đốc về công tác quản
lý kinh tế.
+ Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định, quy chế tài chính
trong kinh doanh.
+ Nghiên cứu và dự thảo các văn bản quản lý tài chính của doanh nghiệp
+ Phối hợp với các phòng ban phân xưởng và các đơn vị liên quan thực hiện các
nhiệm vụ được giao phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
b/ Kế toán kho Nguyên liệu, Công cụ dụng cụ:
- Chức năng:
+ Theo dõi giám sát nguyên vật liệu về số lượng cũng như chất lương trong quá
trình nhập, xuất, tồn.
+ Lập hóa đơn chứng từ theo luật kế toán đồng thời phản ánh lên báo biểu, sổ sách
kế toán.
- Nhiệm vụ:
* Nguyên vật liệu nhập kho: Khi có các nghiệp vụ nhập kho kế toán thực hiện:
+ Căn cứ hóa đơn của người bán ( đối với vật tư mua trong nước)
+ Căn cứ lits ( tờ kê gửi hàng đối với hàng nhận gia công)
Kế toán giám sát cùng kho kiểm tra số lượng và chất lượng thực tế nhập kho
sau đó tiến hành lập phiếu kho. Nếu có thừa thiếu hoặc không đúng chủng loại hàng
hóa vật tư thì phải tiến hành lập biên bản trình lãnh đạo công ty làm cơ sở quy trách

nhiệm vật chất cho người giao nhận hay người mua.
* Nguyên vật liệu xuất kho:
+ Căn cứ định mức cấp phát vật tư cho từng mã hàng
16
+ Căn cứ lệnh điều động của giám đốc công ty về việc điều dộng vật tư.
+ Căn cứ vào bảng giá của hội đồng xác định giá bán
Kế toán kho tiến hành lập hóa đơn GTGT đối với hàng bán và hàng điều
động.
Sau 10 ngày lập hóa đơn nội bộ đối với vật tư xuất dùng.
c/ Kế toán tài sản cố định
- Chức năng:
+ Quản lý theo dõi thường xuyên số lượng, chủng loại TSCĐ tới từng bộ phận sử
dụng trong toàn công ty.
+ Phản ánh kịp thời những biến động tăng giảm tài sản hoặc thiếu hụt từ đó trình
lãnh đạo công ty có biện pháp xử lý kịp thời.
- Nhiệm vụ:
+ Lập sổ chi tiết, sổ tổng hợp theo dõi tới từng TSCĐ, cho từng bộ phận sử dụng.
+ Lập hóa đơn nhập xuất nội bộ khi có sự điều động tài sản trong công ty.
+ Phản ánh giá trị tài sản theo nguyên giá, giá trị hao mòn, phân bổ khấu hao cho
từng đối tượng tính khấu hao thông qua hệ thống sổ sách, báo biểu đã được Bộ Tài
Chính quy định.
d/ Kế toán vốn bằng tiền:
- Chức năng:
Quản lý và kiểm soát toàn bộ luồng tiền phát sinh tăng giảm trong quá trình
hoạt động của công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý các thủ tục khi thu hoặc chi
+ Đáp ứng kịp thời tiền để phục vụ sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn do
thiếu vốn
+ Lập chứng từ thu chi ( tiền mặt), sec, ủy nhiệm chi ( tiền gửi), giấy báo có, giấy

báo nợ đối với ngân hàng từ đó làm cơ sở ghi sổ kế toán ( chi tiết thu chi, nhật ký
chứng từ, sổ quỹ ).
17
+ Lập kế hoạch đáp ứng vốn thường xuyên trên cơ sở kế hoạch sản xuất trong quá
trình lãnh đạo công ty phê duyệt.
e/ Kế toán kho thành phẩm, tiêu thụ:
- Chức năng:
+ Quản lý theo dõi tiến độ nhập kho thành phẩm của các phân xưởng đối với hàng
tự sản xuất của các nhà gia công đối với hàng đem đi gia công, đồng thời phân
loại theo chủng loại, chất lượng hàng hóa.
+ Quản lý theo dõi chi tiết tới từng chủng loại thành phẩm xuất kho
- Nhiệm vụ:
+ Hàng ngày làm thủ tục nhập xuất kho thành phẩm theo chỉ định của KCS đối
với hàng nhập kho, lệnh xuất kho đối với hàng xuất kho theo hợp đồng xuất bán
theo bảng giá đã được phê duyệt
+ Lập sổ chi tiết, thẻ kho tới từng loại thành phẩm nhập xuất tồn từ đólàm căn cứ
ghi sổ sách kế toán.
f/ Kế toán tiền lương BHXH:
- Chức năng:
+ Theo dõi việc trích nộp, chi trả BHXH của người lao động theo chế độ thu chi
BHXH hiện hành.
+ Theo dõi tình hình nộp, hoàn thuế GTGT phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh và các khoản phải thanh toán với ngân sách khác.
+ Tính lương cho các bộ phận theo quy chế trả lương của công ty theo quy định
hiện hành.
- Nhiệm vụ:
* Đối với BHXH:
+ Theo dõi thường xuyên sự biến động lao động, hệ số lương từ đó tính BHXH
theo chế độ để phân bổ và trích nộp kịp thời cho cơ quan BHXH
+ Tính lương trên cơ sở định mức lao động theo quy chế của công ty như: Lương

khoán cho các bộ phận phục vụ sản xuất,lương khoán định mức theo sản phẩm
hoàn thành.
18
+ Tính và thanh toán các chế độ BHXH mà người lao động được hưởng theo chế
độ BHXH hiện hành.
* Đối với thuế:
+ Kê khai thường xuyên kịp thời hóa đơn đầu ra, đầu vào một cách chính xác,
theo thời gian phát sinh.
+ Lập các báo cáo thuế theo pháp lệnh thuế hiện hành
+ Thường xuyên nộp và thanh toán với cơ quan thuế kịp thời.
*H ình thức kế toán:
Nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời, phù
hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất, Công ty đã lựa chọn hình thức kế toán “
chứng từ ghi sổ”. Với hình thức này mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập
các chứng từ gốc hợp pháp, hợp lý, hợp lệ. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế
toán viên kiểm tra phân loại chứng từ theo đối tượng, nghiệp vụ, định khoản đến
từng tài khoản chi tiết làm căn cứ ghi chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái các tài
khoản phù hợp.
Như vậy chế độ ghi chép chứng từ, mở sổ chi tiết được thực hiện theo đúng
chế độ, chuẩn mực đã ban hành và được phân công cụ thể cho từng người nhằm
đảm bảo sự phân công, phân nhiệm và phục vụ theo yêu cầu quản trị. Toàn bộ việc
ghi sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp và lập báo cáo tài chính đều được thực hiện tại
phòng kế toán của doanh nghiệp.
Trình tự hạch toán, căn cứ vào chứng từ gốc phát sinh hàng ngày như phiếu
thu, phiếu chi, hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng, giấy báo có nhập hàng.
* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi
sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng
tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, cùng nội dung kinh tế.
19
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm
( theo số thứ tự trong sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm,
phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
kế toán chứng
từ cùng loại
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔSổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối phát
sinh
Bảng tổng
hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
20
Ghi chú:
Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
1. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng
từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau
đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập
chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
2. Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát
sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có, và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ
vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh.
3. Sau khi đối chiếu kiểm tra khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp
chi tiết ( được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài
chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát
sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và
bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và
Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau,
và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của
từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
2.2 Thực tế kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH DVTM và ĐTXD
HOÀNG ANH
2.2.1 Nội dung vốn bằng tiền tại Công ty
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưu
động của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong
các quan hệ thanh toán.
21
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền
đang chuyển.

+ Tiền mặt: là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ của doanh nghiệp bao
gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kim khí quý, tín phiếu và ngân phiếu
+ Tiền gửi: là số tiền mà doanh nghiệp gửi lại các ngân hàng, kho bạc nhà nước
hoặc các công ty tài chính, bao gồm tiền Việt Na, các loai ngoại tệ, vàng bạc đá quý
+ Tiền đang chuyển: là khoản tiền mặt, tiền séc đã xuất khỏi quỹ của doanh nghiệp
nộp vào ngân hàng, kho bạc nhà nước hoặc gửi vào bưu điện để trả cho đơn vị khác,
nhưng chưa nhận được giấy báo của Ngân hàng, kho bạc.
* Nguồn hình thành vốn và mục đích sử dụng vốn
- Nguồn hình thành
Vốn của doanh nghiệp được hình thành chủ yếu từ các nguồn:
+ Vốn góp của các cổ đông
+ Vốn vay ngân hàng
+ Vốn chiếm dụng của khách hàng
- Mục đich sử dụng
+ Vốn góp của các cổ đông được sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm, sửa chữa
TSCĐ. Một phần dùng TSLĐ thường xuyên mua sắm vật tư.
+ Vốn vay ngân hàng: Vốn vay ngắn hạn dùng làm TSLĐ tạm thời. Vốn vay dài hạn
cho mua sắm trang thiết nhưng nó chiếm một tỷ trọng nhỏ.
+ Vốn chiếm dụng: dùng làm TSLĐ tạm thời để có thể nhanh chóng thu hồi vốn.
2.2.2 Phương pháp hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH DVTM và
ĐTXD HOÀNG ANH
2.2.2.1 Kế toán tiền mặt
a/ Trình tự luân chuyển chứng từ
Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến việc thu - chi tiền mặt
trước tiên người nộp (nhận) tiền phải có giấy đề nghị nộp (chi) tiền. Sau khi được
duyệt kế toán thanh toán mới tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi rồi trình lên giám
22
đốc, kế toán trưởng ký duyệt. Sau đó thủ quỹ mới tiến hành thu, chi theo đúng số
tiền đã được ghi trên phiếu thu, phiếu chi và ký xác nhận đã thu hoặc đã chi.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ, hợp

pháp, kế toán vào sổ quỹ.
Đồng thời với việc ghi vào sổ quỹ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế
toán vào sổ chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian, sau đó được dùng ghi vào sổ tiền
mặt.
b/ Kế toán chi tiết tiền mặt
 Chứng từ kế toán sử dụng:
Theo chế độ quy định hiện hành của Bộ Tài chính và theo quy định quản lý
Công Ty, mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải có phiếu thu và phiếu chi. Kèm theo
phiếu thu, phiếu chi còn có các chứng từ gốc để chứng minh tính hợp lệ, hợp pháp
của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như:
- Phiếu thu tiền mặt : Mẫu 01- TT
- Phiếu chi tiền mặt : Mẫu 02- TT
- Giấy đề nghị tạm ứng : Mẫu 03- TT
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng : Mẫu 04- TT
- Bản kiểm kê quỹ( dùng cho VNĐ) : Mẫu 08a-TT
- Hoá đơn GTGT.
-> Sổ kế toán chi tiết
Để hạch toán chi tiết tiền mặt kế toán sử dụng Sổ quỹ tiền mặt
c/ Kế toán tổng hợp tiền mặt
Tài khoản kế toán sử dụng:
Để theo dõi tình hình biến động tăng, giảm lượng tiền mặt tại quỹ kế toán sử
dụng tài khoản 111- Tiền mặt.
Sổ kế toán tổng hợp:
Do Công Ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ để hạch toán nên Sổ tổng
hợp mà Công ty sử dụng gồm có:
- Sổ quỹ tiền mặt.
23
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sổ cái.
Tình huống 01: Ngày 02/11/2013 Đỗ văn Tuyền thu tiền bán sp cho Công ty

TNHH May NienHsing Việt Nam số tiền: 17.985.000 đồng.
Đồng thời tiến hành lập hóa đơn GTGT và lập phiếu thu số 01 thu khoản tiền
bán hàng trên.


24
HÓA ĐƠN Mẫu số 01 GTKT3/001
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: HC/11P
Liên 2: Giao khách hàng . Số: 0000051
Ngày 02 tháng 11 năm 2013
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH DVTM và ĐTXD HOÀNG ANH
Mã số thuế: 0600812765
Địa chỉ: 53 Phán Chương – Văn Miếu – Nam Định
Số tài khoản : 102010000950012
Điện thoại : 03503224909 * Fax 03503224909
Họ tên người mua hàng : Nguyễn Thu Phương.
Tên đơn vị : Công ty TNHH May NienHsing Việt Nam
Mã số thuế: 1000413094
Địa chỉ : Đường Trần Thị Dung – KCN Phúc Khánh – TP Nam Định
Hình thức thanh toán : TM/CK Số tài khoản:
S
TT
Tên hàng hoá d/vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=2*1
1 Khăn thùng Hachico Thùn
g
30 265.000 7.950.000
2 Khăn thùng Hà trang Thùn
g
35 240.000 8.400.000

Cộng tiền hang 16.350.000
Thuế suất TGTGT 10% - Tiền thuế GTGT 1.635.000
Tổng số tiền thanh toán 17.985.000
Số tiền bằng chữ : Mười bảy triệu chín trăm tám mươi lăm nghìn đồng./.

Người mua hàng: Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
Nguyễn Thu Phương Đỗ Văn Tuyền
Đơn vị: Công ty TNHH DVTM và ĐTXD HOÀNG ANH

×