Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Tìm hiểu về hệ thống kế toán Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.49 KB, 39 trang )

CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC KẾ TOÁN
QUỐC TẾ
***
Đề tài :“Tìm hiểu về hệ thống kế toán Nhật Bản”
MỤC LỤC
I. Khái quát hệ thống kế toán Nhật Bản
1. Định nghĩa kế toán và chuẩn mực kế toán
2. Vai trò và nhiệm vụ kế toán
3. Quá trình hình thành và phát triển nghề nghiệp kế toán
Nhật Bản
4. Đặc điểm kế toán Nhật Bản
a. Đối tượng kế toán
b. Phương thức kế toán
II. Quy định kế toán
III. Nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán Nhật Bản
1. Yếu tố chính trị
2. Yếu tố pháp lý
3. Yếu tố kinh tế
4. Yếu tố văn hoá
5. Một số thay đổi trong chuẩn mực kế toán Nhật Bản
IV. Sự khác biệt trong hệ thống chuẩn mực kế toán Nhật Bản
với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế:
1. Một số khác biệt trong hệ thống chuẩn mực
2. Báo cáo tài chính của tập đoàn Ajinomoto
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển cùng với xu hướng toàn cầu hoá
nhanh chóng đòi hỏi thông tin tài chính ngày càng phải nâng cao về chất lượng và
so sánh được với nhau. Lúc này các thông tin tài chính phải được ghi nhận trên
cùng hệ thống chuẩn mực kế toán chung, là tiền đề để hệ thống chuẩn mực kế toán
quốc tế (IAS) cũng như hệ thống chuẩn mực kế toán của từng quốc gia được hình
thành. Khi đó mỗi quốc gia sẽ tự xây dựng một hệ thống kế toán riêng. Sự khác
biệt của hệ thống các chuẩn mực kế toán này xuất phát từ sự khác nhau về văn hoá,


pháp luật, chính trị, quá trình hình thành và phát triển của các hiệp hội nghề nghiệp
từ đó dẫn đến các báo cáo tài chính cũng có sự khác biệt. Và Nhật Bản là một quốc
gia có một hệ thống kế toán lâu đời với những nét nổi bật riêng và đang tiến tới
việc đổi mới trong mối quan hệ với IFRS. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu và tìm hiểu
về hệ thống chuẩn mực kế toán của quốc gia này:
I. Khái quát hệ thống kế toán Nhật Bản:
1. Định nghĩa kế toán và chuẩn mực kế toán:
Khi định nghĩa về kế toán, Liên đoàn Kế toán Quốc Tế(IFAC) cho rằng: “Kế
toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp theo một cách riêng có bằng những
khoản tiền, các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài
chính và trình bày kết quả của nó”
Kế toán là một hoạt động mang tính chuyên môn cao có chức năng cung cấp
các thông tin trung thực, hợp lý về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng có thể đưa ra các quyết định. Kế toán sẽ
giúp người sử dụng hiểu được, tin cậy và phải giúp so sánh được các thông tin tài
chính. Muốn vậy, cần phải có các quy định làm chuẩn tắc giúp đánh giá, ghi nhận
và trình bày thông tin tài chính, đó chính là những chuẩn mực kế toán
Vậy chuẩn mực kế toán là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội
dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất, làm cơ sở ghi chép kế
toán và lập báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách
quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
2. Vai trò và nhiệm vụ kế toán:
a. Vai trò kế toán:
Cung cấp thông tin cho các đối tượng sau:
+ Nhà quản trị doanh nghiệp
+ Nhà đầu tư
+ Người cung cấp tín dụng
+ Cơ quan quản lý của Nhà nước
+ Các đối tượng khác: nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên…
b. Nhiệm vụ kế toán:

+ Ghi nhận, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một tổ chức, đơn vị
+ Phân loại, tập hợp các nghiệp vụ kinh tế theo từng đối tượng
+ Khoá sổ kế toán
+ Ghi các bút toán điều chỉnh hay kết chuyển cần thiết
+ Lập báo cáo kế toán
3. Quá trình hình thành và phát triển nghề nghiệp kế toán Nhật Bản:
Có thể nói hệ thống kế toán Nhật Bản được hình thành và phát triển qua
những mốc thời gian tiêu biểu sau đây:
Năm 1948 Luật Kế toán Công chứng(Certificated Public Accountants Law)
đã thành lập Viện kế toán viên Công chứng Nhật Bản(Japanese Institue of
Cetificated Public Accounts- JICPA). Đây có thể coi như sự khởi đầu của nghề kế
toán hiện đại tại Nhật Bản. JICPA tham gia tích cực vào quá trình hài hòa các
chuẩn mực kế toán quốc tế và là một trong chín thành viên sáng lập của IASC.
Vai trò truyền thống của JICPA về cơ bản là thực hiện các quyết định của Bộ tài
chính (Ministry of Finance –MoF).
Năm 1949Chuẩn mực Kế toán tài chính cho các doanh nghiệp kinh doanh đã
được ban hành.Viện Kế toán viên công chứng (JICPA) Nhật Bản đã được thành
lập.
Năm 1950 JICPA đã ban hành một số khuyến nghị về các vấn đề kế toán
nhỏ, hướng dẫn và giải thích chuẩn mực kế toán và kiểm toán.Đồng thời các thành
viên của hiệp hội kế toán Nhật Bản được hành nghề với chức danh CPA theo luật
CPA năm 1948. Luật CPA giải quyết các vấn đề như kiểm tra, văn bằng, đăng kí,
nhiệm vụ, và trách nhiệm của các CPA; công ty kiểm toán; hội đồng CPA; JICPA;
và các thủ tục kỉ luật. Các công ty Nhật Bản thường không tin tưởng người ngoài
bao gồm các kiểm toán viên Nhật. Địa vị tương đối thấp của nghề kế toán trong xã
hội Nhật Bản được phản ảnh trong thực tế là rất ít CPA nắm giữ vị trí đầu ngành
công nghiệp và thương mại. Thay vào đó những vị trí này thường do những người
có nền tảng kĩ thuật và khoa học nắm giữ. Số lượng CPA tương đối nhỏ ở Nhật
Bản còn do các yêu cầu khắt khe để trở thành kế toán viên.
Năm 1951, Luật kế toán thuế cấp phép được ban hành.Năm 1960, tạp chí

JICPA đã được phát hành bởi Viện kế toán viên Công chứng Nhật Bản. Năm
1965, các biện pháp để ngăn chặn việc phát hành báo cáo tài chính gian lận đã
được củng cố.
Năm 1973 Uỷ ban Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IASC) được thành lập,
trong đó JICPA là một trong những thành viên sáng lập
Năm 1975, Chuẩn mực Kế toán Báo cáo tài chính hợp nhất đã được ban
hành. Năm 1977, Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC)được thành lập với JICPA là
một thành viên hội đồng sáng lập.
Năm 1979 chuẩn mực kế toán cho các giao dịch ngoại tệ đã được ban hành.
Năm 1987 Đại hội kế toán thế giới lần thứ 13 tổ chức tại Tokyo.Đồng thời
một số đại hội quốc tế khác như Hội đồng IFAC, cuộc họp IAPC và Hội nghị
CAPAEXCOM cũng đã được tổ chức tại Nhật Bản. Sau đó đến năm 1991 chuẩn
mực kiểm toán và các quy định có liên quan đã được sửa đổi đáng kể.Năm 1996
một loạt các thay đổi trong quy định báo cáo tài chính Nhật Bản đã diễn ra do sự
thiếu minh bạch trong báo cáo doanh nghiệp và sự giảm sút của nền kinh tế. Kể từ
đó Nhật Bản đã từ bỏ nhiều tiêu chuẩn kế toán truyền thống để hoà hợp hơn với
các tính năng lợi ích của chuẩn mực kế toán quốc tế. Và đến năm 1999 Luật
Thương mại đã được sửa đổi, các hệ thống của thị trường chứng khoán (Kabushiki
kokan) và chứng khoán chuyển giao (Kabushiki iten) đã được giới thiệu.Hội đồng
Kế toán doanh nghiệp (BAC) đã ban hành "Tiêu chuẩn Kế toán công cụ tài
chính."BAC sửa đổi "Tiêu chuẩn Kế toán dịch ngoại tệ".
Năm 2002, BAC công bố "Xây dựng ý kiến liên quan đến các chuẩn mực kế
toán cho sự sút kém của tài sản cố định."Cùng với việc sửa đổi Luật Thương mại,
nghị định liên quan đến báo cáo tài chính của công ty cổ phần (Kabushiki-kaisha)
và một sốnghị định khác đã được tích hợp vào Quy chế thi hành Luật Thương
mại.
Năm 2003, Luật Kế toán viên công chứng đã được sửa đổi.
Năm 2005,Luật Thương mại vớicác văn bản liên quan, các quy định khác đã
được sửa đổi và tổ chức lại vào Luật công ty. Đồng thời,IASB và ASBJ thông báo
rằng họ đã đồng ý khởi động một dự án hợp tác nhằm giảm bớt sự khác biệt giữa

IFRS và chuẩn mực kế toán Nhật Bản.
Năm 2006, Luật giao dịch Chứng khoán và các quy định khác của pháp luật
có liên quan đã được sửa đổi và tổ chức lại vào Luật giao dịch các công cụ tài
chính. Theo Luật này, các biện pháp sau đây có hiệu lực trong năm tài chính bắt
đầu từ ngày 1/4/2008:
- Quản lý, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trên báo cáo tài chính và
đánh giá kiểm toán CPA
- Giới thiệu về báo cáo tài chính hàng quý và đánh giá CPA
ASBJ bắt đầu một cuộc họp thường xuyên với ban Tiêu chuẩn Kế toán tài chính
(FASB) trong việc bàn về sự hội tụ theo hướng toàn cầu.
Năm 2007, Chuẩn mực kế toán với hướng dẫn thực hiện và các tiêu chuẩn
đánh giá đối với báo cáo tài chính hàng quý đã được ban hành.Bên cạnh đó, luật
Kế toán viên công chứng đã được sửa đổi và hiệp định Tokyo giữa ASBJ và IASB
đã được ban hành.
Năm 2009 , BAC ban hành “Ý kiến về việc áp dụng các chuẩn mực báo cáo
tài chính quốc tế (IFRS) tại Nhật Bản (Báo cáo tạm thời)”. Thành lập Hội đồng
IFRS, Hội đồng Khuyến khích khu vực tư nhân để giải quyết lộ trình Nhật Bản
hướng tới thực hiện IFRS
Năm 2010, Liên nhóm Ấn-Nhật đã được tạo ra như là một nền tảng chung
giữa hai nước để trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề phát sinh từ việc áp dụng
hoặc hội tụ với IFRS
Năm 2011 Ủy ban châu Âu đã thông qua quyết định công nhận sự tương
đương của các hệ thống giám sát kiểm toán tại 10 quốc gia trong đó có Nhật
Bản.ASBJ và IASB cùng công bố những thành tựu của họ theo Hiệp định Tokyo
và các kế hoạchhợp tác của họ.
4. Đặc điểm kế toán Nhật Bản:
a. Đối tượng kế toán:
Kế toán Nhật Bản chia đối tượng ra làm 3 loại: Tài sản, Nợ phải trả, Vốn
chủ sở hữu
Tổng Tài sản= Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.

 Tài sản:
Là nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp và nó được khai thác để mang lại
lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. Tài sản có thể tồn tại dưới nhiều
dạng khác nhau như: tiền, các khoản phải thu khách hàng, các khoản không có
hình thái vật chất ban đầu là tiền như: hàng tồn kho, nhà cửa, máy móc, thiết bị,…
Một số tài sản khác không có hình thái vật chất như bằng phát minh sáng chế,
thương hiệu.Tài sản được hình thành từ hai nguồn là nguồn nợ phải trả và nguồn
vốn chủ sở hữu
 Nợ phải trả:
Là nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong thời gian ngắn
hạn hoặc dài hạn từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của
doanh nghiệp
 Vốn chủ sở hữu:
Thể hiện sự sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp.Nó
chính là phần còn lại của tổng tài sản sau khi trừ đi nợ phải trả (giá trị tài sản
thuần).
Vốn chủ sở hữu thông thường gồm 2 phần: vốn của nhà đầu tư và lợi nhuận
giữ lại.
- Vốn góp của chủ sở hữu: là khoản tiền được đầu tư vào doanh nghiệp bởi
các chủ sở hữu.
- Lợi nhuận giữ lại: thể hiện phần vốn của cổ đông được sinh ra từ thu
nhập trong quá trình hoạt động và được giữ lại để sử dụng cho doanh
nghiệp. Lợi nhuận giữ lại bị ảnh hưởng bởi thu nhập, chi phí và cổ tức.
Thu nhập và chi phí là những khoản làm tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu
sinh ra trong quá trình hoạt động.
Đối với thu nhập, tài sản của doanh nghiệp tăng và kéo theo lợi nhuận giữ lại
cũng tăng. Ngược lại, chi phí làm tài sản giảm hoặc nợ phải trả tăng và kéo theo lợi
nhuận giữ lại giảm.
Cổ tức là khoản tài sản được phân phối cho cổ đông do đó làm giảm tài sản
và kéo theo lợi nhuận giữ lại giảm. Vậy, lợi nhuận giữ lại chính là phần còn lại của

thu nhập thuần sau khi phân phối cổ tức.
b. Phương thức kế toán:
 Kế toán theo phương thức tiền mặt ( cash accounting):
Theo phương thức này, doanh thu được ghi nhận khi thực tế thu tiền và chi
phí được ghi nhận khi thực tế chi tiền.
+Ưu điểm: đơn giản, dế hiểu, các thông tin về dòng tiền là xác thực và khả năng
thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện rõ.
+Nhược điểm: không thể hiện được mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí. Do
đó, không xác định được chính xác kết quả kinh doanh và không đánh giá đúng
được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
 Kế toán theo cơ sở dồn tích ( accrual accounting):
Theo phương thức này, doanh thu và chi phí được ghi nhận phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
- Doanh thu là khoản làm tăng vốn chủ sở hữu, kết quả của việc tăng tài
sản hoặc giảm nợ phải trả và được ghi nhận khi việc giao hàng hoặc thực
hiện dịch vụ đã hoàn thành.
- Chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu, là kết quả làm giảm tài sản hoặc tăng
nợ phải trả và là mục đích làm của việc tạo ra doanh thu
+Ưu điểm: thể hiện được mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí. Do đó sẽ
xác định được chính xác kết quả kinh doanh và đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh.
+Nhược điểm: ghi chép phức tạp
Hai phương thức kế toán khác nhau này sẽ dẫn đến lợi nhuận của doanh
nghiệp là khác nhau.
II. Quy định kế toán:
Nhật Bản có 6 thị trường chứng khoán quan trọng nhất là thị trường chứng
khoán Tokyo. Từ những năm đầu thập niên 90 trong khi tổng số công ty niêm yết
trên chứng khoán Nhật Bản tăng nhanh chóng thì số lượng các công ty niêm yết
nước ngoài dần dần giảm. Năm 1951 Luật giao dịch chứng khoán (Securities and
Exchange- SEL) yêu cầu BCTC của các công ty niêm yết phải được kiểm toán bởi
CPA.

Tuy nhiên, có những khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu này, đặc biệt là
trong 20 năm đầu.Các công ty CPA vào thời điểm đó còn khá nhỏ, thường có ít
hơn 10 trợ lí vì vậy không có khả năng để kiểm toán một tập đoàn lớn như
Mitsubishi, Toyota và Sumitomo.Các công ty CPA nhỏ không có khả năng tuân
thủ SEL và tính độc lập cũng là một vấn đề. Do vậy sửa đổi năm 1996 của Luật
CPA đã cho phép nhiều công ty Kiểm toán nhỏ hợp nhất để hình thành kasan
hajin- tập đoàn lớn hoạt động như quan hệ đối tác về kế toán- kiểm toán và thường
liên kết với các công ty kế toán quốc tế lớn.
Ngoài ra các doanh nghiệp Nhật Bản còn phải tuân thủ 3 bộ luật, bao gồm:
Luật thương mại, Luật Giao dịch chứng khoán, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
và các Nguyên tắc kế toán doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các hướng dẫn
chung:
1. Trung thực và hợp lý ( True and Fair view). Báo cáo tài chính cần cung cấp
cái nhìn trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của công ty.
2. Sổ sách kế toán( Orderly bookkeeping). Công ty phải sử dụng một hệ thống
kế toán cho các hoạt động của nó.
3. Phân biệt giữa vốn và lợi nhuận ( Distinction between capital and
earnings). Công ty cần phân biệt rõ ràng giữa lợi nhuận và vốn, lợi nhuận là
số tiền có thể phân phối cho cổ đông dưới dạng cổ tức.
4. Trình bày rõ ràng ( Clear presentation). Báo cáo trình bày phải được rõ ràng
và hợp lý, không đánh lừa người sử dụng, giúp người sử dụng thông tin hiểu
rõ hơn về điều kiện tài chính và kết quả hoạt động
5. Liên tục ( Continuity). Công ty cần áp dụng cùng một nguyên tắc kế toán
cho các năm, trừ khi có sự thay đổi cụ thể và hợp lý.Ví dụ như việc chuyển
đổi phương pháp trích khấu hao.
6. Bảo thủ ( Conservatism). Công ty cần suy xét thận trọng trong việc áp dụng
các nguyên tắc kế toán.Nhiều kế toán viên cho rằng nguyên tắc này làm biến
dạng tính trung lập của kế toán
7. Nhất quán ( Consistency). Công ty chỉ nên lập một bộ các báo cáo tài chính
cho những người sử dụng khác nhau mà không làm sai lệch sổ sách kế toán

theo mục đích sử dụng
Nguyên tắc kế toán doanh nghiệp được phát triển bởi Hội đồng kế toán
Doanh Nghiệp ( business Accounting Deliberation Council – BADC )- cơ quan tư
vấn cho Bộ Tài Chính. Các thành viên BADC có những nền tảng khác nhau, bao
gồm những kế toán viên làm việc trong ngành công nghiệp, kế toán công, chính
phủ và giáo dục đại học.BADC là cơ quan thiết lập chuẩn mực chính ở Nhật Bản.
Nhưng trong những năm 1990 các nguyên tắc kế toán doanh nghiệp ngày
càng bị chỉ trích do thiếu yêu cầu minh bạch trong báo cáo doanh nghiệp và nền
tăng trưởng kinh tế bắt đầu giảm đã dẫn tới một loạt các thay đổi lớn tới quy định
báo cáo tài chính ở Nhật Bản (Big Bang) vào tháng 11 năm 1996.Mục tiêu lớn của
Big Bang là đảm bảo rằng các chuẩn mực kế toán Nhật Bản phù hợp với các chuẩn
mực quốc tế. Các công ty Nhật Bản được yêu cầu:
 Công bố các báo cáo hợp nhất, bao gồm các báo cáo của những công ty liên
kết mà công ty đó có ảnh hưởng
 Báo cáo giá trị thị trường của nợ lương hưu và các thiếu hụt.
 Báo cáo chứng khoán tài chính có thể giao dịch, chẳng hạn như các sản
phẩm phái sinh và cổ phiếu, ở giá trị thị trường chứ không ở giá gốc
Năm 2001, bắt nguồn từ sự kiện Big Bang (thay đổi trong quy định BCTC
của Nhật Bản) năm 1996 đã dẫn đến sự hình thành Tổ chức Chuẩn mực Kế toán
Tài chính (Financial Accounting Standards Foundation - FASF) và Hội đồng
Chuẩn mực Kế toán Nhật Bản (Accounting Standards Board of Japan – ASBJ) –
cơ quan thiết lập chuẩn mực khu vực tư nhân mới dựa vào mô hình FASB. FASF
giám sát ASBJ. ASBJ được thành lập bởi một ủy ban chung của Cơ quan Dịch vụ
Tài chính (Financial Services Agency), JICPA và Keidanren (Liên đoàn các tổ
chức kinh tế).FAFS được thành lập một phần là để tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình hòa hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế. JICPA tham gia thiết lập chuẩn
mực kế toán bằng cách gửi các thành viên hội động tới FASF và ASBJ.Ngoài ra,
CPA tham gia các ủy ban chuyên môn khác nhau tại ASBJ.
Tháng 5- 2002, FASF xác nhận rằng những chuẩn mực kế toán ban hành bởi
ASBJ đặt ra các tiêu chuẩn về tài chính kế toán, và cùng với các tuyên bố khác như

hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán tài chính và báo cáo các vấn đề thực tiễn,
đã tạo thành một hệ thống chuẩn mực rõ ràng và cần phải tuân thủ hoặc tham khảo
bởi thành viên của những tổ chức sáng lập và những bên liên quan.
III. Nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán Nhật Bản:
1. Yếu tố chính trị:
Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó
Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và
chịu sự giám sát của hai viện quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn
chặn các quyết định vi hiến của chính phủ. Được xây dựng dựa trên hình mẫu của
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và một số nước phương Tây khác sau
này. Theo hệ thống pháp luật thế giới hiện hành, Nhật Bản được xếp vào các nước
có nền dân chủ đầy đủ (ưu việt nhất) với Quyền hành pháp thuộc về chính phủ;
Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ,
trong trướng hợp xấu nhất có thể tự đứng ra lập chính phủ mới; Tư pháp giữ vai trò
tối quan trọng và đối trọng với chính phủ và hai viện quốc hội (the Diet)
gồm thượng viện và hạ viện).
Ở Nhật Bản Kokkai nắm quyền lập pháp.Kokkai là một hệ thống lưỡng viện
bao gồm Hạ nghị viện có 480 thành viên và Thượng nghị viện có 247 thành viên.
Năm 1868, nhóm lãnh chúa phong kiến (samurai) và quí tộc đã lật đổ chính chủ
quân sự và thiết lập chính phủ hoàng gia dưới đế chế Minh Trị. Điều này đã kết
thúc chính sách tự cô lập của Nhật Bản và thúc đấy nền kinh tế thay đổi nhanh
chóng.Trước chiến tranh thế giới thứ II nền kinh tế Nhật Bản bị thống trị bởi
zaibatsu (các tổ hợp tài chính gia đình). Quyền lực của họ có nguồn gốc từ cả sức
mạnh kinh tế và đảng phái chính trị.Mỗi tập đoàn này thường có một ngân hàng
lớn chuyên cung cấp tài chính. Trong suốt thời gian hậu chiến tranh, Nhật Bản bị
các lực lượng đồng minh chiếm giữ, zaibatsu bị giải thể theo Luật chống độc quyền
năm 1947.Tuy nhiên, khi lực lượng đồng minh rời Nhật Bản vào năm 1952, các tập
đoàn cũ xuất hiện trở lại dưới một cái tên khác là keiretsu( các tập đoàn công
nghiệp).
Keiretsu xuất hiện từ đầu những năm 1870 và có nguồn gốc từ các tổ chức

thuộc quản lí gia đình như hệ thống ngân hàng Yasuda, tập đoàn vận chuyển
Mitsubishi, và công ty thương mại Mitsui.Hiện nay nhóm Mitsui vẫn là một nhóm
công ty có ảnh hưởng mặc dù một số công ty đã từng là một phần của Mitsuinhóm
đã trở nên gắn liền với các tập đoàn khác.
Với đặc điểm chính trị thống nhất, tập trung cùng hệ thống tổ chức quản lý
gia đình ở Nhật Bản như vậy đã phần nào ảnh hưởng lên hệ thống kế toán Nhật
Bản. Đó là việc chi phối, quản lý, kiểm soát của Nhà nước với các chuẩn mực kế
toán.
2. Yếu tố pháp lý:
Việc hiện đại hóa đầu tiên của luật pháp Nhật Bản chủ yếu dựa trên hệ thống
pháp luật châu Âu lục địa. Vào lúc bắt đầu của kỷ nguyên Minh Trị , hệ thống, đặc
biệt là châu Âu theopháp luật dân sự của Đức và Pháp -các mô hình chính cho hệ
thống tư pháp và luật pháp Nhật Bản. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ
thống luật pháp Nhật Bản đã trải qua cuộc cải cách lớn dưới sự hướng dẫn và chỉ
đạo của các hội Nghề Nghiệp. Pháp luật Hoa Kỳ có ảnh hưởng mạnh nhất, thời
gian thay thế và lần phủ vào các quy định hiện hành và cơ cấu. Hiến pháp, tố tụng
hình sự của pháp luật, và luật lao động, tất cả đều rất quan trọng cho việc bảo vệ
nhân quyền, và pháp luật của công ty đã được điều chỉnh đáng kể. Vì vậy, hệ thống
pháp luật Nhật Bản ngày hôm nay chủ yếu là lai của lục địa và cấu trúc pháp lý
Anh-Mỹ. Chính vì thế mà hệ thống pháp luật Nhật Bản quy định chi tiết và cụ thể
cho việc ghi chép kế toán cũng như việc lập BCTC.
Kế toán và BCTC ở Nhật Bản được lập thông qua 3 bộ luật: Luật thương
mại, Luật Giao dịch chứng khoán (Securities and Exchange- SEL) và Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp. Ngoài ra còn có các tài liệu bổ sung khác như chi tiết mua và
thanh lý tài sản cố định, giao dịch của giám đốc và cổ đông, chi tiết thay đổi của
vốn cổ đông và dự trữ.
Các bộ luật này được quy định rất chi tiết và cụ thể.Thứ nhấtLuật Thương
mại Nhật Bản (CC) bắt nguồn từ luật Thương mại Đức được ban hành tại Nhật
Bản vào năm 1890. Bộ Tư pháp thường có một nền tảng pháp lý chứ không phải là
một nền tảng trong kế toán hoặc kinh doanh.Mục tiêu chính của CC là để bảo vệ

các chủ nợ bằng cách đảm bảo các công ty tính toán thu nhập cổ tức cho các cổ
đông một cách thận trọng. Ví dụ, CC đòi hỏi rằng giá trị tài sản được ghi nhận theo
giá mua không có quy định bao gồm cả giá trị tài sản tăng lên trong thu nhập cổ
tức.Mặc dù CC tập trung vào thu nhập cổ tức, CC chỉ đòi hỏi bảng cân đối kế toán
sẽ được công bố trong công báo chính thức hoặc hàng ngày trên một tờ báo hàng
đầu.
Thứ hai, Luật giao dịch chứng khoán (SEL) được quản lý bởi Bộ Tài chính
cho đến năm 2000 khi Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) giải thể. Luật này được
thực hiện dưới thời chính quyền quân đồng minh Nhật Bản sau khi chiến tranh thế
giới thứ II kết thúc. So với Luật Thương mại, kế toán được yêu cầu theoLuật giao
dịch Chứng khoán cần mở rộng, rõ ràng và khắt khe hơn do được xây dựng giống
như các quy định chứng khoán Mỹ.
FSA cũng phát hành một tài liệu tham khảo kế toán gọi là Kế toán doanh
nghiệp.Hội đồng kế toán doanh nghiệp (BADC) là bộ phận tư vấn cho FSA với các
thành viên là đại diện từ các nhóm ngành khác nhau như kế toán, ngành công
nghiệp, các trường đại học và chính phủ. Cho đến năm 2001, khi Hội đồng Tiêu
chuẩn Kế toán - Nhật Bản được thành lập, BADC công bố tiêu chuẩn và "ý kiến"
về các vấn đề nhất định. Kabukishi Kaisha phải thiết lập hai phiên bản của báo cáo
tài chính.Một báo cáo tài chính thiết lập cho các cổ đông, phù hợp với các yêu cầu
của luật thương mại.Báo cáo tài chính thứ hai được thiết lập phù hợp với Luật giao
dịch chứng khoán.Thu nhập ròng sẽ giống hệt nhau trong hai báo cáo tài chính.
Với những công ty Nhật Bản mà niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nước
ngoài, đặc biệt là sàn chứng khoán New York phải đăng ký với Uỷ ban giao dịch
chứng khoán Mỹ (SEC). Mặc dù SEC cho phép các công ty nước ngoài lập BCTC
dựa trên chuẩn mực kế toán nước ngoài và cần báo cáo đối chiếu với chuẩn mực kế
toán Mỹ, nhưng hầu hết các công ty Nhật Bản niêm yết tại Mỹ lại sử dụng
USGAAP khi lập BCTC hợp nhất nộp cho SEC.
Thứ ba không giống như Mỹ, nhưng giống Đức BCTC Nhật Bản chịu ảnh
hưởng của Luật thuế. Pháp luật về thuế của người Nhật Bản ảnh hưởng rất quan
trọng lên báo cáo tài chính.Nhật Bản và một số quốc gia châu Âu có một kết nối

mạnh mẽ giữa kế toán và thuế. Đặc biệtthu nhập và các khoản khấu trừ cho các chi
phí chỉ được chấp nhận theo các mục đích thuế nếuchúng được đề cập trong báo
cáo tài chính theo luật thương mại(chi phí dễ kiểm soát do chịu nhiều sự chi phối
của Nhà nước), ví dụkhấu hao và các khoản dự phòng đối với các khoản nợ xấu.
Mục đích chính của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp là để có được thu nhập từ
thuế cho chính phủ, do đó, các công ty thường không được phép ghi lại các khoản
khấu trừ thuế mặc dù sự suy giảm giá trị của một tài sản hoặc tăng trách nhiệm sở
hữu đã hình thành từ một sự kiện kinh tế.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thường đòi hỏi chi phí được thể hiện trong
báo cáo CC tài chính của một công ty nếu công ty muốn ghi lại các khoản khấu trừ
chi phí cho mục đích tính thu nhập chịu thuế.So với Luật Thương mại,Luật giao
dịch chứng khoán thì Luật Thuế của Nhật đã cụ thể hơn và các quy tắc cũng chi
tiết hơn. Theo Luật Thương mại hiện tạitài sản nên được đánh giá như chi phí, trừ
khi giá trị thị trường của họ là "thấp hơn đáng kể". Còn trong Luật Thuế, điều này
được xác định cụ thể là giảm 50% hoặc nhiều hơn nữa giá trị thị trường
3. Yếu tố kinh tế:
Trong thập kỷ vừa qua, vẻ ngoài tươi sáng trong các câu chuyện thành công
của các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã bị lu mờ khi thế giới biết tới hàng loạt các
scandal kinh tế và các khoản nợ xấu làm Nhật bản điêu đứng trong những năm 90.
Lúc này tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đã bị chậm lại chủ yếu do các
bong bóng giá tài sản cuối những năm 1980, và sự sụp đổ của chứng khoán Tokyo
năm 1990-1992. Giai đoạn này được gọi là "thập kỷ mất mát" tại Nhật Bản.Hiện
nay, Nhật Bản là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường
chứng khoán Tokyo với tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt 47,5 tỷ bảng Anh.
Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 19,7%, Mỹ 15,5%, Hàn
Quốc 8%, Hồng Kông 5,2%, Thái Lan 4,6% (2011). Những mặt hàng xuất khẩu
chính của Nhật là xe có động cơ tăng 13,6%; chất bán dẫn 6,2%; sắt và các sản
phẩm thép 5,5%, các bộ phận tự động 4,6%, chất dẻo nguyên liệu 3,5%, máy móc
thiết bị điện 3,5%. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển
của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên

liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập
khẩu chính của Nhật làTrung Quốc 21,5%, Mỹ 8,9%, Úc 6,6%, Saudi Arabia
5,9%, UAE 5%, Hàn Quốc 4,7% (2011).Tổng nợ nước ngoài 2719 tỷ $ (ngày 30
tháng 6 năm 2011).
Nhưng thách thức mà Nhật Bản còn phải đối mặt lúc này là tình trạng giảm
phát dai dẳng.Giữa lúc cả thế giới đang canh cánh mối lo về sự trở lại của lạm
phát, thì kinh tế Nhật Bản lại đương đầu nguy cơ giảm phát.Lạm phát ở mức thấp
vẫn được xem là bình thường và có tác dụng tốt đối với các nền kinh tế, trong khi
một thời kỳ giảm phát kéo dài lại bị coi là công thức cho tình trạng kinh tế bi
đátGiá cả suy giảm kéo theo lợi nhuận của các doanh nghiệp, tiếp đó là tiền lương
của người lao động, rồi tới chi tiêu của người dân, và hoạt động đầu tư của các
công ty. Giảm phát có thể tạo thành vòng xoáy giống như những gì thế giới đã trải
qua trong thời kỳ Đại suy thoái 1930.Với đặc thù tình hình giảm phát trong nước
như vậy nên hệ thống kế toán Nhật Bản không phải điều chỉnh ảnh hưởng của lạm
phát lên BCTC.
Ngoài ra cách thức mà các doanh nghiệp được cung cấp tài chính cũng ảnh
hưởng đến báo cáo tài chính và thái độ của các bên liên quan đối với thông tin kế
toán.Nguồn tài chính chính của doanh nghiệp Nhật Bản là tín dụng ngân hàng và
sở hữu chéo doanh nghiệp, vốn cổ phần doanh nghiệp tương đối nhỏ và ngân hàng
kiểm soát phần lớn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.Điều này đã dẫn đến việc các
ngân hàng có đáng kể tỷ lệ cổ phiếu của khách hàng và ngân hàng trở thành cổ
đông lớn nhất. Trong khi trái ngược với tình hình ở Anh và Hoa Kỳ, các công ty
Nhật Bản ít quan tâm vào thu nhập ngắn hạn mà lại chú trọng vào quyền sở hữu cổ
phần dài hạn.Ngoài việc cung cấp tín dụng, ngân hàng được coi là “ người trong
cuộc” vậy nên họ có thể truy cập thông tin tài chính của khách hàng. Áp lực công
bố công khai vì vậy được giảm bớt.Điều này giải thích tại sao mà mức độ công bố
thông tin trong báo cáo hàng năm của các công ty Nhật Bản tương đối thấp.Và lợi
nhuận doanh nghiệp là nguồn vốn có thể được phân phối theo quyết định của cổ
đông và không phải để đánh giá hoạt động doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vào những năm 1990 các công ty Nhật Bản gặp khó khăn trong

việc huy động vốn từ các nguồn trong nước, vì vậy, họ bắt buộc phải tìm kiếm
nguồn từ thị trường nước ngoài. Sự khó khăn này là do sức ép suy thoái nền kinh tế
Nhật Bản trong giai đoạn này. Đồng thời lợi ích kinh tế của hệ thống doanh nghiệp
đơn nhất ở Nhật Bản đã bị quốc tế cũng như trong nội bộ Nhật Bản nghi ngờ. Thái
độ của các công ty cũng bị phê phán là quá đóng và bảo mật.Trong khi đó các ngân
hàng và các công ty tài chính khác lỗ trên qui mô lớn; giá tài sản, bao gồm giá cổ
phiếu sụt giảm mạnh. Nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng cao khiến các
nhà quản lí các doanh nghiệp Nhật bản nhận thấy sự cân thiết đáp ứng nhu cầu của
thị trường vốn quốc tế nên việc thay đổi các chuẩn mực kế toán cũng từng bước
được xem xét
4. Yếu tố văn hóa:
Văn hoá là các giá trị và cách ứng xử chung trong một cộng đồng và có
khuynh hướng được duy trì trong một thời gian dài. Và sự khác biệt trong các yếu
tố văn hoá cũng tạo ra những nét đặc trưng riêng cho hệ thống kế toán của Nhật
Bản
a) Chủ nghĩa cá nhân (IDV):
Thể hiện mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau trong một xã hội.Trong khi
chủ nghĩa cá nhân được đề cao ở phương Tây, thì ở Nhật sự tự khẳng định cá nhân
dưới bất kỳ hình thức nào cũng không được khuyến khích. Điều này được phản
ánh qua một trích dẫn đáng nhớ của người Nhật rằng: “Cái móng tay nào nhô ra rồi
cũng bị ấn xuống”.Bản tính của người Nhật không thích đối kháng, đặc biệt là đối
đầu cá nhân.Họ chú tâm gìn giữ sự hòa hợp đến mức nhiều khi lờ đi sự thật, bởi
dưới con mắt người Nhật giữ gìn sự nhất trí, thể diện và uy tín là vấn đề cốt
tử.Chính vì vậy trong xã hội Nhật, có rất ít chỗ cho các ý tưởng cá nhân, mà thay
vào đó chủ nghĩa tập thể được đặt lên hàng đầu. Và đặc điểm này cũng thể hiện
trên BCTC của Nhật với một nét thống nhất theo luật định, tính bảo thủ cao, tôn
trọng kế toán truyền thống, chỉ muốn thay đổi một cách từ từ và rất khó khăn khi
tiếp nhận các chuẩn mực kế toán quốc tế. Ngoài ra giá trị văn hoá tập thể cũng
được thể hiện qua một vài khía cạnh độc đáo của hệ thống doanh nghiệp Nhật Bản
như hình thức sở hữu chéo doanh nghiệp( cross-corporate ownership). Khoảng

70% cổ phần của các công ty niêm yết tại Nhật Bản thuộc sở hữu chéo của các tổ
chức tài chính và các công ty khác.Đồng thời các cổ đông có mối gắn kết lâu dài
với công ty cổ phần niêm yết thường sở hữu phần lớn cổ phiếu của công ty và các
ngân hàng chính thường có cổ đông chủ yếu, các cổ đông này giữ vai trò quan
trọng trong việc cấp tín dụng, giám sát nghiệp vụ kinh doanh và hỗ trợ tài chính.
b) Khoảng cách quyền lực (PD) :
Thể hiện mức độ xã hội có thể chấp nhận sự bất bình đẳng.Sự phân thứ bậc
mang tính "đẳng cấp".Nhật Bản là một trong những nước có PD cao đồng nghĩa
với việc xã hội chấp nhận sự phân phối không công bằng về quyền lực và mọi
người đều hiểu “chỗ đứng” của mình trong xã hội. Cho đến nay với nhiều thay đổi,
nhưng tinh thần đó vẫn biểu hiện rất mạnh trong các mối quan hệ xã hội và các tổ
chức của Nhật Bản thể hiện tôn ti trật tự :Công ty mẹ và con; hội sở và chi nhánh;
quan hệ cấp trên cấp dưới; lớp trước và lớp sau; khách hàng và người bán hàng. Và
kế toán thì được kiểm soát bằng luật định để đi đến sự thống nhất ( thể hiện sự
quản lý chặt chẽ của Chính Phủ)
c) Sự né tránh những vấn đề chưa rõ ràng (UAV):
Quốc gia có UAVcao luôn cố gắng tránh xa các tình huống không rõ ràng
hết mức có thể. Xã hội đó được điều chỉnh bởi các quy tắc, trật tự , luật lệ rõ ràng
và luôn tìm kiếm một “sự thật” chung. UAV thấp điểm cho thấy xã hội đó thích
hưởng ứng sự kiện mới và các giá trị khác biệt.Do đó ở Nhật, là một quốc gia có
UAV mạnh, người dân được khuyến khích tự do khám phá “sự thật” vàkế toán
Nhật Bản cũng có những nét đặc trưng như:
- Không chấp nhận sự linh hoạt mềm dẻo nên thường bảo thủ trong việc lập BCTC
- Giới hạn trong việc khai báo thông tin
- Đưa ra các quy định thống nhất về kế toán
d) Đặc điểm về giới (MAS):
Vấn đề này đề cập đến việc xã hội gắn kết và đề cao vai trò truyền thống của
nam và nữ như thế nào.Xã hội có MAS cao là những nơi nam giới được trông đợi
phải là trụ cột, quyết đoán và mạnh mẽ còn phụ nữ sẽ không được giao trọng cách
và công việc vốn thuộc về nam giới.Ngược lại, xã hội có MAS thấp không đảo

ngược vai trò giới tính mà chỉ đơn giản là làm mờ vai trò của nó.Ở đó, nữ giới và
nam giới làm việc cùng nhau trên nhiều ngành nghề.Đàn ông được phép yếu đuối
và phụ nữ có thể làm việc chăm chỉ để tiến thân trên sự nghiệp. Tại Nhật Bản có
thể vấn đề nữ quyền đã là "chuyện nhỏ" bị lơ là bỏ sót trong cuộc cách mạng vĩ đại
về chính trị, kinh tế, xã hội là Minh Trị Duy Tân, và tiếp tục bị lơ là bỏ sót trong
cuộc cách mạng không kém vĩ đại về chính trị, kinh tế, kỹ thuật là quá trình xây
dựng thần tốc của nước Nhật sau Thế chiến thứ hai. Nước Nhật đã trở thành cường
quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, nhưng tương đối, vị trí của người phụ nữ trong
xã hội Nhật Bản vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu. Với chỉ số MAS rất cao là 95,
số phụ nữ Nhật là lao động chiếm 70,3%, số người giữ các chức vụ quan trọng của
nhà nước chiếm 62,2%, những người có thu nhập trung bình 51,3%.Theo phân tích
của Hofstede, nếu định mở một văn phòng tại Nhật Bản, bạn chỉ có thể có thành
công lớn nếu chỉ định một nhân viên nam dẫn dắt đội và có lực lượng nam giới áp
đảo trong nhóm. Do vậy, ở Nhật khuyến khích nam giới đưa ra các quyết định về
kế toán trong đó luôn áp đặt luật vào.
e) Quan điểm định hướng dài hạn (LTO):
Đây là quan điểm đề cập đến việc xã hội đánh giá các giá trị xã hội lâu đời,
dài hạn – chứ không phải ngắn hạn .Đây là điều thứ năm mà Hofstede thêm vào
sau khi tìm ra mối liên kết mạnh mẽ với triết học Nho giáo của các quốc gia châu
Á. Từ đó dẫn tới cách cư xử hoàn toàn khác biệt so với các nền văn hóa phương
Tây.Tại các quốc gia có điểm LTO cao, người ta quan trọng việc thực hiện các
nghĩa vụ xã hội và tránh bị “mất mặt” trước đám đông.Nhật Bản là nước có LTO
cao.Nhật Bản không chỉ là một nước tiên tiến mà còn có thể coi là một trong
những nước đầu tiên quan tâm đến vấn đề bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa
truyền thống, tôn trọng các giá trị văn hóa.Đối với tài sản văn hóa truyền thống,
Nhật Bản không chỉ dừng lại ở việc “bảo vệ, giữ gìn”. Chính phủ Nhật Bản rất coi
trọng việc phát huy tác dụng thực tế của các tài sản văn hóa, đặc biệt là trong nhận
thức và giáo dục.Chính vì vậy mà hệ thống kế toán của Nhật Bản cũng rất khắt
khe, bảo thủ, thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực.
5. Một số thay đổi trong chuẩn mực kế toán Nhật Bản:

Những đặc trưng của yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, pháp luật và đặc biệt
là sự kiện Big Bang trong năm 1996 chúng ta phân tích ở trên đã làm cho hệ thống
chuẩn mực kế toán Nhật Bản có những sự thay đổi đáng kể.Đầu tiên là sự thay đổi
báo cáo tài chính của các công ty đại chúng từ công ty mẹ -công ty cơ sở hợp nhất
duy nhất. Đồng thời phạm vi hợp nhất đã được thay đổi để công ty con giảm thiểu
tổn thất và cáckhoản nợ phải trả quan trọng.
Thứ hai là áp dụng chuẩn mực về “ Trợ cấp hưu trí" theo IAS 19. Chuẩn
mực kế toán mới này đã có tác động tiêu cực và gây ra những thay đổi đáng kể cho
các tập đoàn lớn tại Nhật Bản.
Thứ ba, các chuẩn mực kế toán mới về các công cụ tài chính sau IAS 32/39.
Chuẩn mực mới này đòi hỏi phải đánh giá chứng khoán sẵn sàng để bán cũng như
chứng khoán thương mại phải được trình bày theogiá trị hợp lý
Thứ tư là kế toán về thuế thu nhập. Trước đây có sự khác biệt rất ít giữa kế
toán tài chính và kế toán thuế tại Nhật Bản, thuế thu nhập hoãn lại thì không quan
trọng. Tuy nhiên, những thay đổi trong chuẩn mực kế toán đã làm cho nhiều người
thấy sự khác biệt trong kế toán tài chính kế toán thuế, và ý nghĩa trong kế toán về
thuế thu nhập đã tăng lên. Chuẩn mực kế toán này cũng kèm theo một tác động
xấu.Đó là việc tiêu chuẩn này không đủ nghiêm khắc để ghi lại tài sản thuế hoãn
lại, nhiều tổ chức tài chính đã cung cấp tổn thất cho vay dự trữ đã ghi nhận số
lượng đáng kể các tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Thứ năm làviệc yêu cầu trình bày báo cáo lưu chuyển tiền mặt.Điều này đã
được rấtnhiều người sử dụng thông tin tài chính mong đợi. Tuy nhiên,sau một thời
gian họ cũng không thu được những thông tin theo dự kiến
Cuối cùng là việc thay đổi trong chi phí nghiên cứu và phát triển nhưng sự
thay đổi này kém hiệu quả hơn so với những thay đổi khác trong chuẩn mực kế
toán
V. Sự khác biệt trong hệ thống chuẩn mực kế toán Nhật Bản với hệ thống
chuẩn mực kế toán quốc tế:
1. Một số khác biệt trong hệ thống chuẩn mực:
Theo giáo sư Nobes và Parker, có hai sự khác biệt lớn liên quan đến các quy

định giữa pháp luật Nhật Bản và IFRS.Thứ nhất, theo IFRS, một điều khoản chỉ
được tích luỹ khi có một nghĩa vụ pháp lý được phát sinh. Tuy nhiên, tại Nhật Bản
thì một điều khoản lại có thể được tích luỹ mà không cần phát sinh nghĩa vụ.Thứ
hai, trái ngược với IFRS, pháp luật Nhật Bản không có quy định vể chiết khấu. Vì
vậy, các quy định trong các công ty Nhật Bản nói chung là không được chiết khấu.
Đồng thời vào năm 1996 thì kế toán Nhật Bản và các chuẩn mực công bố
thông tin đã thay đổi đáng kể qua cái gọi là “Big-Bang tài chính” . Điều này đã thể
hiện nỗ lực hướng tới hoà hợp kế toán quốc tế của GAAP Nhật với IFRS và làm
giảm sự khác biệt chủ yếu giữa IFRS và GAAP Nhật về BCTC hợp nhất, phúc lợi
hưu trí, kế toán tác động của thuế, công cụ tài chính, giảm sút giá trị tài sản. Sau
đây là bảng so sánh sự tương thích và không tương thích giữa IFRS và các chuẩn
mực của Nhật Bản:
Accounting
standards
(chuẩnmựckết
oán)
Items
(khoản mục)
Japanese GAAP
(thông lệ KT chung được thừa
nhận của Nhật)
IAS/IFRS
(CMKTquốc
tế/CMBCTC
quốc tế)
Financial
instruments
(công cụ tài
chính)
Estimating potential

credit
losses/impairment
(Ước tính rủi ro tín
dụng tiềm năng / sự
suy giảm)
Discounted future cash flows
(chiết khấu dòng tiền tương lai)
Discounted
future cash
flows
(chiết khấu
dòng tiền
tương lai)
Derecognition of
financial assets
(chấm dứt ghi nhận
các tài sản tài chính)
Legal isolation required (financial-
components approach)
(cô lập yêu cầu pháp lý(tiếp cận các
đối tượng tài chính))
Legal
isolation not
required
(primarily
risks and
rewards
approach)
Measurement of
derivatives

(đo lường công cụ phái
sinh)
Fair value
(giá trị hợp lý)
Fair value
(giá trị hợp
lý)
Hedge accounting
(kế toán bảo hiểm)
When hedging criteria are met
(khi tiêu chuẩn bảo hiểm đựơc hình
thành)
When hedging
criteria are
met
(khi tiêu
chuẩn bảo
hiểm đựơc
hình thành)
Basic method
(phương thức cơ bản)
Purchase method
(phương thứ mua)
Purchase
method
(phương thức
mua)
Business
combinations
(hợp nhất kinh

doanh)
Pooling of interests
method
(tổng hợp phương thức
lãi suất)
Exceptionally used only when strict
criteria are met
(đặc biệt chỉ được sử dụng khi các
chuẩn mực chặt chẽ được áp dụng)
Purchase
method only
(chỉ phương
thức mua)
Goodwill
(lợi thế thương mại)
Strictly amortised with impairment
(phân bổ 1 cách chặt chẽ với việc
ghi giảm)
Not amortised,
impairment
only
(không
phânbổ, chỉ
ghi giảm)
Grouping Lowest level (smallest identifiable
group of assets) for which cash flows
Lowest level
(smallest
(tập hợp) are largely independent of cash flow
of other assets

(mức thấp nhất)
identifiable
group of
assets) for
which cash
flows are
largely
independent
of cash flow
of other assets
Impairment of
assets
(giảm giá tài
sản)
Indication of
impairment
(dấu hiệu của việc
giảm giá)
Assessed
(đánh giá)
Assessed
(đánh giá)
Recognition test
(kiểm tra xác nhận)
Undiscounted future cash flows
(không được chiết khấu dòng tiền
trong tương lai)
Recoverable
amount
(higher of net

selling price
and value in
use)
Measurement
(đo lường)
Recoverable amount (higher of net
selling price and value in use)
(giá trị có thể thu hồi(giá cao hơn
của giá bán ròng và giá trị sử
dụng))
Recoverable
amount
(higher of net
selling price
and value in
use)
(giá trị có thể
thu hồi(giá
cao hơn của
giá bán ròng
và giá trị sử
dụng))
Reversal of impairment
loss
Prohibited
(khôngđượcphép)
Reversed
(excluding
goodwill)
(đượcđảongư

ợc
(khôngbaogồ
mlợi
thếthươngmại
)
Recognition of liability
(xác nhận nợ phải trả)
Retirement benefit obligation
adjusted for unrecognized actuarial
gains/losses and past service cost,
minus plan assets
Retirement
benefit
obligation
adjusted for
unrecognized
actuarial
gains/losses
and past
service cost,
minus plan
assets
Retirement
benefits
(trợ cấp hưu
trí)
Actuarial gains/losses
(lợi nhuận/lỗ tính toán
bảo hiểm)
Strictly amortised without corridor Corridor

amortization
Recognition of
additional minimum
liability
(sự ghi nhận tài sản
nhỏ nhất tăng thêm)
Not recognised
(không ghi nhận)
Not
recognized
Basic method Asset liability method Asset liability
method
(phương thức cơ bản) (phương thức tài sản nợ phải trả) (phương thức
tài sản nợ
phải trả)
Income taxes
(thuế thu nhập)
Recording of deferred
tax assets
(ghi nhận tài sản thuế
hoãn lại)
Based on recoverability/realizability Based on
recoverability/
realizability
Development cost
(chi phí phát triển)
Expensed when incurred
(tính vào chi phí)
Capitalized
(vốn hoá)

Research &
Development
(nghiên
cứu&phát
triển)
Scope of subsidiaries
(phạm vi của các công
ty con)
Based on control
(căn cư kiểm soát)
Based on
control
Consolidated
financial
statements
(hợp nhất báo
cáo tài chính)
Presentation of
minority interests
(sự trình bày quyền lợi
thiểu số)
Between liability and equity
(giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu)
Equity
(vốn chủ sở
hữu)
Measurement
(việc đo lường)
Cost
(chi phí)

Fair value or
cost
(giátrịhợplýho
ặc chi phí)
Investment
property
(đầutưbấtđộng
sản)
 Chứng khoán sẵn sàng để bán: (AFS)
Theo IFRS 39, chứng khoán sẵn sàng để bán được đo lường theo giá trị hợp
lý trong đó các thay đổi về giá trị hợp lý được tính trực tiếp vào vốn chủ sở hữu
thông qua Báo cáo về thay đổi vốn chủ.
Ngược lại, theo GAAP Nhật “các chứng khoán khác” tương ứng được đánh
giá theo giá thị trường. Chênh lệch được kế toán ghi nhận theo một trong các cách
sau:
• Tất cả các thay đổi về giá trị được tính vào vốn chủ sở hữu
Hoặc
• Tăng giá trị được cộng vào vốn chủ, giảm giá trị được kế toán như
một khoản lỗ trong kỳ khi phát sinh.
 Các khoản phải thu:
Theo IFRS 39, các khoản phải thu được đánh giá lại khi có sự giảm sút giá
trị và giá trị sổ được điều chỉnh không lớn hơn giá trị chiết khấu về hiện tại của các
luồng tiền dự tính trong tương lai.
Trong khi đó, theo GAAP Nhật, các khoản phải thu được phân thành 3 loại
là:phải thu thông thường, phải thu khó đòi và các khoản phải thu của đối tượng bị
phá sản dựa vào phương pháp ước tính nợ xấu, và các khoản nợ xấu (rủi ro tín
dụng tiềm tang) được ước tính theo cách này.
 Kế toán phòng ngừa:
IFRS 39 cho phép cả phòng ngừa theo giá trị hợp lý và phòng ngừa theo
luồng tiền.

Ngược lại, GAAP Nhật áp dụng kế toán phòng ngừa hoãn lại như là phương
pháp chuẩn, ngoài ra phương pháp kế toán phòng ngừa với giá trị thị trường (giá trị
hợp lý) cũng được chấp nhận (Chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính, 1999). Tuy
nhiên, như một ngoại lệ, GAAP Nhật cũng thừa nhận việc khoản tiền thuần thu hay
trả từ lãi suất của một hợp đồng hoán đổi có thể được cộng vào hoặc trừ ra khỏi lãi
của tài sản và nợ tương ứng.
 Hợp nhất kinh doanh: có sự khác biệt về phương pháp kế toán lợi thế
thương mại giữa GAAP Nhật và IFRS.
Theo IFRS 3-Hợp nhất kinh doanh (2004) yêu cầu áp dụng phương pháp
mua cho tất cả các trường hợp hợp nhất kinh doanh và không cho phép phương
pháp kết hợp lợi ích.
Ngược lại, theo GAAP Nhật, CMKT Hợp nhất kinh doanh (2003), hợp nhất
kinh doanh được phân loại thành “ hợp nhất theo phương pháp mua” và “kết hợp
lợi ích”. Trong các trường hợp trước đây, phương pháp mua được áp dụng và sau
này, phương pháp kết hợp lợi ích lại được áp dụng.GAAP Nhật cho phép áp dụng
phương pháp kết hợp lợi ích chỉ khi đáp ứng được các yêu cầu nhất định.
Đồng thời, theo IFRS, lợi thế thương mại dương thì không được phân bổ.
Thay vào đó, hàng năm, nó sẽ được đánh giá sự suy giảm giá trị, bất kỳ sự suy
giảm giá trị nào đều được ghi giảm vào thu nhập. IFRS không ghi nhận lợi thế
thương mại âm.Trong khi đó, GAAP Nhật quy định tất cả lợi thế thương mại, dù
âm hay dương, đều bắt buộc phải phân bổ dần trong thời gian thích hợp trong vòng
20 năm.
 Giao dịch thuê:
Theo IAS 17, Kế toán thuê tài sản(1997), thuê tài chính trong bất cứ điều
kiện nào cũng buộc phải kế toán như là các giao dịch mua bán thông thường.
Theo GAAP Nhật, các giao dịch thuê tài chính được kế toán giống như các
giao dịch mua bán thông thường, Tuy nhiên ngoại lệ là khi quyền sở hữu tài sản
thuê không được chuyển giao cho bên đi thuê, thuê tài chính có thể được kế toán
như là giao dịch thuê tài sản. Và đặc biệt, theo truyển thống, những tài sản cho thuê
chưa baogiờ được đề cập trong báo cáo tài chính của Nhật.

 Khấu hao:
Khấu hao tàisản cố định khác nhau giữa hệ thống kế toán truyền thống của
Nhật Bản và IFRS.Nhật có những tiêu chuẩn khấu hao rất chi tiết cho tài sản cố
định và một tài sản có thể được khấu hao trong nhiều năm.Công ty không thểnhận
các khoản khấu trừ nhiều hơn khoảng thời gian được thiết lập bởi cơ quan thuế.
Giai đoạn ngắn hơn vẫn có thể được chấp nhận, nhưng cách dễ nhất đó là chỉ việc
tuân theo luật thuế để được khấu trừ.

×