Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

LUẬN VĂN Tình Hình Huy Động Vốn Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – QTK Lý Thái Tổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.29 KB, 57 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÒN QTK LÝ THÁI TỔ
Giảng viên hướng dẫn: THS. ĐỖ XUÂN MINH
Sinh viên thực hiện : HOÀNG VĂN THÀNH
MSSV: B1080045
Khóa: CĐ 6
TP HCM, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN
Thời gian trôi thật nhanh mới ngày nào còn chập chững bước vào Sài Gòn mà giờ
đây em chuẩn bị phải xa Thầy Cô trường lớp bạn bè. Với thời gian học tập tại trường
em đã có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ niềm vui nỗi buồn bên thầy cô và bạn bè tại ngôi
trường mang tên bác Tôn Trường đại học Tôn Đức Thắng. Em cám ơn nhà trường đã
tạo môi trường học tập hiện đại, kiến thức bổ ích để tạo hành trang vững chắc trước
khi bước vào đời.
Em xin cảm ơn Cha Mẹ người đã nuôi dưỡng em chu cấp cho em trong suốt thời
gian học tập. Em xin hứa khi ra trường sẽ tìm công việc ổn định để tự lo cho bản thân
mình.
Cám ơn thầy cô trường Đại học Tôn Đức Thắng đã diều dắt em đi suốt chặng đường
dài. Để mai này có kiến thức, niềm tin, hi vọng vào cuộc sống. Đặc biệt em cám ơn
Ths Đỗ Xuân Minh đã tận tình hướng dẫn em làm bài báo cáo thực tập này đúng tiến
độ và chỉ ra hướng đi làm bài đúng đắn. Cách nói chuyện, lời văn của Thầy rất chừng
mực, kiến thức rộng,… và sau này Thầy sẽ là đích đến của em.
Cám ơn tập thể 10TT2C đã giúp đỡ, tạo điều kiện môi trường sinh hoạt năng động
sân chơi bổ ích để em vượt qua những quảng thời gian khó khăn khi xa nha xa quê
hương.
Và cuối cùng em xin cảm ơn Ngân hàng TMCP Sài Gòn – QTK Lý Thái Tổ đã tạo
môi trường thực tế để em tiếp cận làm việc, ở đó anh chị lúc nào cũng niềm nở với


khách hàng tạo môi trường ấm cúng làm em có cảm giác mình đang ở trong chính gia
đình mình vậy. Cám ơn Chị Bình Giám đốc Quỹ Tiết Kiệm đã tạo điều kiện tốt cho em
trong việc học tập và làm việc.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô, quý cơ quan, gia đình, bạn bè được thành
công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh Viên: Hoàng Văn Thành
2
NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP



















3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN





















4
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN





















5
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
CBNV: Cán bộ nhân viên
CMND: Chứng minh nhân dân
HĐQT: Hội đồng quản trị
NHNN: Ngân hàng nhà nước
QTK: Quỹ tiết kiệm
TGTK: Tiền gửi tiết kiệm
TMCP: Thương mại cổ phần
TKTG: Tài khoản tiền gửi
SCB: Ngân hàng TMCP Sài Gòn
BCTC: Báo cáo tài chính
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số liệu tài chính tổng hợp của SCB
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động của QTK Lý Thái Tổ 2010 – 2012
Bảng 2.2: Tình hình vốn huy động của QTK Lý Thái Tổ qua các năm
Bảng 2.3: Các loại chỉ số vốn huy động

Bảng 2.4: Lãi suất dành cho khách hàng cá nhân
7
DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Hình 1.1: CƠ CẤU QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG – SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Hình 1.2: Vốn huy động và dư nợ tín dụng của các ngân hàng năm 2012
Hình 1.3: So sánh vốn huy động và dư nợ tín dụng của các ngân hàng năm 2012
Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức QTK Lý Thái Tổ
Hình 2.1: Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Hình 2.2: Tỷ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng số vốn huy động
8
MỤC LỤC
Lời cảm ơn 1
Nhận xét cơ quan thực tập 2
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn 3
Nhận xét của giảng viên phản biện 4
Danh mục từ ngữ viết tắt 5
Danh mục bảng biểu 6
Danh mục hình vẽ đồ thị 7
Mục lục 8
Lời mở đầu 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI
GÒN 14
1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 14
1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 14
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 14
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 17
1.1.4 Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu 19
1.1.4.1 Huy động vốn 19
1.1.4.2 Tín dụng 19
1.1.4.3 Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 19

1.1.4.4 Kinh doanh thẻ 19
1.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh thời gian qua 20
9
1.2 Giới thiệu về Quỹ tiết kiệm Lý Thái Tổ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn 23
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TIỀN
GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – QTK LÝ THÁI TỔ 25
2.1 Khái quát về công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – QTK Lý Thái
Tổ 25
2.1.1 Các nguồn vốn huy động 25
2.1.1.1 Tiền gởi tiết kiệm: 25
2.1.1.1.1 Những quy định cụ thể đối với tiền gởi tiết kiệm 26
2.1.1.1.2 Qui trình gởi tiết kiệm: 27
2.1.1.1.3 Cơ sở tính lãi và trả lãi: 29
2.1.1.1.4 Quản lý và bảo quản thẻ tiết kiệm: 29
2.1.1.1.5 Tái ký gởi: 30
2.1.1.1.6 Thủ tục rút tiền tiết kiệm, chi trả tiền gởi tiết kiệm: 30
2.1.1.2 Tiền gởi không kỳ hạn: 32
2.1.1.3 Tiền gởi có kỳ hạn: 33
2.1.1.4 Lợi thế của SCB so với các ngân hàng khác 33
2.1.1.5 Nhiệm vụ của Kế toán giao dịch 34
2.1.2 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Quỹ tiết kiệm Lý Thái
Tổ 34
2.1.2.1 Tình hình chung về nguồn vốn huy động tại QTK Lý Thái Tổ 34
2.1.2.2 Đánh giá về tình hình huy động vốn tại QTK Lý Thái Tổ 36
2.1.2.2.1Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn 37
2.1.2.2.2 Tỷ số vốn huy động có kì hạn trên tổng số vốn huy động 38
10
2.1.2.2.3 Tỷ số vốn huy động không kì hạn trên tổng số vốn huy động 38
2.2 Các kênh huy động vốn của QTK Lý Thái Tổ 39

2.2.1 Vốn huy động từ dân cư 39
2.2.2 Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế xã hội 39
2.2.3 Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng 39
2.3 Thực trạng về công tác kế toán huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn – Quỹ tiết kiệm Lý Thái Tổ 39
2.4 Đánh giá hiệu quả công tác kế toán huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn - QTK Lý Thái Tổ 40
2.4.1 Những kết quả đạt được 40
2.4.2 Thuận lợi của QTK Lý Thái Tổ 42
2.4.3 Những vấn đề tồn tại 43
2.4.4 Nguyên nhân 44
2.4.4.1 Nguyên nhân khách quan 44
2.4.4.2 Nguyên nhân chủ quan 45
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HUY
ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN – QUỸ TIẾT KIỆM LÝ THÁI TỔ 47
3.1. Phương hướng phát triển thời gian tới 47
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn tiền gửi tiết kiệm
48
3.2.1. Về công nghệ thông tin 48
3.2.2. Về hạch toán lãi 49
11
3.2.3. Về thủ tục giao dịch 49
3.2.4 Đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 50
3.2.5 Về nguồn nhân lực. 50
3.3 Các biện pháp đang áp dụng nhằm thu hút nguồn vốn huy động tại QTK Lý Thái
Tổ 51
3.3.1. Lãi suất: 51
3.3.2. Các hình thức huy động vốn: 51

3.3.3. Uy tín của ngân hàng: 51
3.3.4. Nâng cao thái độ kỷ năng làm việc: 52
3.4 Kiến nghị 52
3.4.1 Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 52
3.4.2 Đối với quỹ tiết kiệm Lý Thái Tổ 54
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 56
Kết luận báo cáo thực tập 57
Tài liệu tham khảo 57
12
LỜI MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện tại đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ, từng bước đi lên hướng đến mục tiêu
là công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Để làm được điều này thì Ngân Hàng nói chung và
ngân hàng thương mại nói riêng ngày càng thấy tầm quan trọng của mình trong vai trò
huy động và sử dụng nguồn vốn hiệu quả, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp đầu tư,
sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất,
Qua sự kiện hợp nhất ngân hàng thì SCB càng khẳng định vị thể của mình hơn, tạo
sự tin tưởng cho khách hàng, tạo nên quy mô huy động vốn rộng rãi, sự chu chuyển
vốn tốt hơn đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Nhưng thương trường là chiến trường
các ngân hàng trong và ngoài nước đang cạnh tranh gay gắt với nhau qua nhiều kênh
huy động. Ta thấy với sứ mạng: “Hài hòa lợi ích Xã hội - Khách hàng - Người lao
động, đảm bảo giá trị Cổ đông” SCB ngày càng khẳng định mình hơn trên thị trường
ngân hàng.
Chính vì vậy ta thấy thị trường Huy động vốn đang rất năm động, sôi nổi và trong
thời gian thực tập tại QTK Lý Thái Tổ cùng với vốn kiển thức đã học và thực tế cùng
với sự hướng dẫn nhiệt tình tận tâm của Ths. Đỗ Xuân Minh em đã quyết định chọn đề
tài: Tình Hình Huy Động Vốn Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – QTK Lý Thái Tổ.
Cấu trúc báo cáo thực tập em gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn
Chương 2: Thực trang công tác kế toán huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng

TMCP Sài Gòn – Quỹ tiết kiệm Lý Thái Tổ.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán huy động vốn tiền gửi tiết
kiệm tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Quỹ tiết kiệm Lý Thái Tổ.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót.
Kính mong sự phê bình và giúp đỡ của Quý thầy cô, Ban giám đốc Ngân hàng TMCP
Sài Gòn – QTK Lý Thái Tổ để báo cáo thực tập của em được tốt hơn.
13
Em xin chân thành cảm ơn!
14
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN
1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
o Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn
o Tên tiếng Anh: Saigon Commercial Bank
o Tên thương hiệu: SCB
o Hội sở chính: 927 Trần Hưng Đạo, Quận 5, Tp. HCM
o Vốn điều lệ: Kể từ ngày 1/1/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ
Phần Sài Gòn (hợp nhất) là 10.583.801.040.000 đồng (mười ngàn năm trăm tám mươi
ba tỷ đồng tám trăm lẻ một triệu không trăm bốn chục ngàn)
o Hệ thống mạng lưới SCB: tính đến ngày 20/3/2013 hệ thống mạng lưới SCB
bao gồm: 1 hội sở chính và hơn 230 sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dich và quỹ
tiết kiệm.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN
về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất
tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất
(Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng
TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/01/2012.

Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay
đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi
nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn vượt bậc của tập thể CB-
CNV.
15
Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã
có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ
phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân
hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế
và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt
trên 1.300 tỷ đồng. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính,
sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch ước khoảng
230 đơn vị trên cả nước sẽ giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm
nhất.
Từ những thế mạnh sẵn có cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành
và toàn thể CBNV, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển (BIDV), đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Khách hàng, Cổ đông, Ngân hàng
TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chắc chắn sẽ phát huy được thế mạnh về năng
lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng quản lý điều hành để nhanh chóng trở
thành một trong những tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mang tầm
vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước. Qua đó,
cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi
đối tượng Khách hàng cũng như nâng cao giá trị và quyền lợi cho Cổ đông.
• Lịch sử các Ngân hàng thành viên trước khi hợp nhất
• 1/ Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn
• Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
• Tên tiếng Anh: SAIGON COMMERCIAL BANK (SCB)
• Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt
động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt
Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM

cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB).
• SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài
chính Việt nam. Cụ thể, từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000 VNĐ; đến
30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm.
Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc.
• Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu
đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu quả kinh
16
doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng,
theo đúng phương châm “Hoàn thiện vì khách hàng”.
• 2/ Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Tín Nghĩa
• Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TÍN NGHĨA
• Tên tiếng Anh: VIETNAM TIN NGHIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
(VIETNAM TIN NGHIA BANK)
• Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là Ngân hàng TMCP Tân Việt được
thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0164/NH–GP ngày 22 tháng 08 năm 1992 do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Ngày 18/01/2006, Ngân hàng TMCP Tân Việt
được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương theo Quyết định số 75/QĐ-
NHNN. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008, một lần nữa vào tháng
01/2009 Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP
Việt Nam Tín Nghĩa theo Quyết định số 162/QĐ-NHNN nhằm cơ cấu lại tổ chức và
phát triển theo kịp xu thế mới.
• Tính đến cuối tháng 9/2011, TinNghiaBank có Vốn điều lệ đạt 3.399.000.000 VNĐ;
tổng tài sản đạt 58.939 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2010, vượt 7,16 % kế hoạch.
Mạng lưới hoạt động gồm 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc.
• Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa
đã gặp không ít những khó khăn. Tuy nhiên với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh
đạo, của các ngân hàng thương mại, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều
hành đã nỗ lực không ngừng và cùng toàn thể cán bộ nhân viên chung sức đoàn kết
khắc phục những khó khăn và từng bước đưa Ngân hàng phát triển một cách mạnh mẽ

về lượng và chất trong những năm gần đây.
• 3/ Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đệ Nhất
• Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỆ NHẤT
• Tên tiếng Anh: FIRST JOINT STOCK BANK (FICOMBANK)
• Ngân hàng TMCP Đệ nhất được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0033/NH–GP
ngày 27 tháng 04 năm 1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép thành
lập số 534/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP .HCM cấp ngày 13 tháng 5 năm 1993.
Trong bối cảnh hoạt động theo khung pháp lý cho ngân hàng thương mai tại Việt Nam,
ngày 02/8/1993 Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã chính thức khai trương và đi vào hoạt
động.
• Tính đến 30/09/2011, Ficombank có Vốn điều lệ đạt 3.000.000.000 VNĐ. Kết quả
hoạt động kinh doanh đã “phá” chỉ tiêu về tổng tài sản khi đạt hơn 17.100 tỷ đồng,
vượt 128% so kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 26 điểm giao dịch tại TP.Hồ Chí
Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn.
17
• Suốt quá trình hình thành và phát triển FICOMBANK trải qua nhiều khó khăn nhưng
vẫn nỗ lực phấn đấu không ngừng phát triển.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức của SCB gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát, Tổng giám đốc, phòng nghiệp vụ…
18
19
1.1.4 Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu
1.1.4.1 Huy động vốn
Huy động tiền gửi từ khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân bằng VND,
ngoại tệ với nhiều kỳ hạn khác nhau lãi suất hấp dẫn. Với mục tiêu đem lại lợi ích cao
nhất cho khách hàng, SCB luôn cung cấp các sản phẩm đa dạng và không ngừng phát
triển các sản phẩm mới, chuyên biệt: Tiền gửi online, đầu tư trực tuyến chuyên dụng
góp vốn cổ phần chuyên dụng… Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mãi chăm sóc
khách hàng: gửi tiền tiết kiệm dự thưởng, quay số… được tổ chức thưởng xuyên dưới

nhiều hình thức mới lại hấp dẫn.
1.1.4.2 Tín dụng
Các sản phẩm tín dụng của SCB cũng hết sức đa dạng: cho vay ngắn hạn, cho vay
trung và dài hạn, cho vay ủy thác, cho vay cầm cố, cho vay xuất khẩu, cho vay du
lịch… Tùy từng thời kỳ và chính sách của SCB, cũng như tuân thủ sự chỉ đạo của
NHNN, lãi suất rất linh hoạt đối với các khoản vay khác nhau.Kết hợp với các chính
sách ưu đãi lãi thấp, SCB luôn tạo điều kiện và hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các tổ
chức, cá nhân có quan hệ tín dụng với SCB.
1.1.4.3 Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Với thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, biểu phí cạnh tranh, SCB mang lại cho khách hàng
nhiều sự lựa chọn trong thanh toán, chuyển tiền, chuyển đổi ngoại tệ. Ngoài ra với đội
ngũ nhân viên chuyên nghiệp hệ thống được trang bị hiện đại, giao dịch nối mạng toàn
cầu, bám sát diễn biến thị trường cũng như biến động tỷ giá từng giây của thị trường
trong và ngoài nước, khách hàng có thể lựa chọn kinh doanh thích hợp theo yêu cầu
của mình dưới sự tư vấn miễn phí của SCB: SPOT(Giao dịch mua bán ngay),
FORWARD ( giao dịch mua bán có kỳ hạn), SWAP ( giao dịch hoán đổi)…
1.1.4.4 Kinh doanh thẻ
Với phương châm “Hoàn thiện vì khách hàng”, SCB không ngừng phát triển, đa
dạng hóa các tiện ích của sản phẩm dịch vụ thẻ.Hiện tại SCB cung cấp các sản phẩm
thẻ: Tài – Lộc – Phú – Quý, Rose card, các loại thẻ đồng thương hiệu… với hạn mức
20
giao dịch 50 triệu đồng/ ngày, cùng lãi suất hấp dẫn và những tính năng ưu đãi. Hệ
thống mát ATM phân bố rộng khắp trên cả nước và hàng nghìn địa điểm chấp nhận
thẻ (POS) của SCB tại các của hàng, trung tâm thương mại ăn uống, giải trí, du lịch…
đồng hành cùng khách hàng hướng đến một cuộc sống hiện đại và thuận tiện hơn.
1.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh thời gian qua
Trong tình hình kinh tế thế giới trong và ngoài nước có nhiều diễn biến phức tạp
ảnh hưởng của cuộc khung hoảng kinh tế thế giới, vấn đề kinh doanh của ngân hàng
gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ của BIDV, sự tin tưởng của khách
hàng và sự nỗ lực của bản thân ngân hàng, xuất phát từ sự đoàn kết và phấn đấu không

ngừng của đội ngũ nhân viên lành nghề, chuyên nghiệp, SCB đã được kết quả khá khả
quan.
Bảng 1.1: Số liệu tài chính tổng hợp của SCB
Đơn vị: tỷ đồng
30/09/2011 31/12/2012 31/12/2012F1
Tổng vốn huy
động từ thì trường
dân cư
84 481 106 044 97 154
Dư nợ tín dụng 68 250 88 166 82 926
Tổng tài sản 153 626 148 697 168 105
Nguồn: Đề án hợp nhất và tái cơ cấu SCB, báo cáo tài chính 2012
Tổng vốn huy động từ thị trường dân cư thực tế của SCB tính đến ngày 31/12/2012
là 106 044 tỷ đồng, cao hơn 84 481 tỷ đồng năn 2011 và chỉ tiêu 97 154 tỷ đồng cho
năm 2012. Đây là con số khá ấn tượng đối với ngân hàng vừa hợp nhất như SCB. Đối
mặt với nhiều khó khăn khi hợp nhất, nhưng với chính sách phát triển thích hợp, đưa
ra lãi suất hợp lí và hấp dẫn đã giúp SCB hợp nhất giữ chân khách hàng cũ, thu hút sự
quan tâm của khách hàng mới đến và giao dịch tại các điểm giao dịch phân phối rộng
khắp trên đất nước từ Bắc vào Nam (một lợi thế có được từ 3 ngân hàng thành viên khi
hợp nhất).
Tăng cao hơn năm 2011 và vượt chỉ tiêu đề ra, con số 88 166 tỷ đồng của SCB về
dư nợ tín dụng cho thấy dấu hiệu khả quan về hoạt động tín dụng. Tuy nhiên so sánh
với riêng tổng nguồn vốn huy động trong dân cư, dư nợ tín dụng năm 2012 chỉ đạt
21
83%. Điều này cho thấy vốn ngân hàng được sử dụng an toàn nhưng chưa thực sự hiệu
quả. Đây cũng là tình hình chung của các ngân hàng tại Việt Nam.
Hình 1.2: Vốn huy động và dư nợ tín dụng của các ngân hàng năm 2012
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012
Biểu đồ 1.2 cho ta thấy vốn huy động cao hơn dư nợ tín dụng tại hầu hết các ngân
hàng tính tới thời điểm 31/12/2012. Lượng vốn huy động được của các ngân hàng có

sự chênh lệch nhau, trong đó: Vietcombank cao nhất đạt gần 300 000 tỷ đồng;
Saconbank, SCB, MB chỉ vừa vượt mức 100 000 tỷ đồng, Eximbank và SHB thấp hơn
khoảng 75 000 tỷ đồng. Trong đó khoản tín dụng tăng trưởng thấp hơn. Ngoài
Vietcombank dư nợ tín dụng đạt gần 250 000 tỷ đồng, các ngân hàng khác đều thấp
hơn 100 000 tỷ đồng và thấp hơn vốn của chính ngân hàng đó huy động từ dân cư
riêng tại Eximbank, tuy dư nợ tín dụng tương đối thấp so với ngân hàng khác nhưng
lại vượt hơn số huy động của chính ngân hàng này.Nguyên nhân tín dụng tăng trưởng
là do lãi suất cho vay vẫn còn cao khiến doanh nghiệp khó khăn tiếp cận đến vốn vay.
Mặt khác, do tình hình nợ xấu gia tăng nên các ngân hàng dè dặt lựa chọn khách hàng
để cho vay.
Hình 1.3 So sánh vốn huy động và dư nợ tín dụng của các ngân hàng năm 2012
Nguồn: Báo cáo tài chính 2012
Quan sát biểu đồ 1.2: tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động tại SCB, Vietcombank,
Sacombank xấp xỉ bằng nhau, cao hơn so với MB và SHB. Tuy nhiên tỷ lệ này cao
nhất tại Eximbank, ngân hàng này có dư nợ tín dụng cao hơn vốn huy động. Dù khác
nhau về quy mô, số lượng vốn huy động được cũng như dư nợ tín dụng nhưng nhìn
chung các ngân hàng điều có điểm giống nhau: tỷ lệ cho vay trên tổng nguồn vốn huy
động VND là khoảng 90%.
Kết thúc năm 2012, lợi nhuận trước thuế của SCB là 82 tỷ đồng.Đây là thành tích
đáng nghi nhận đối với ngân hàng SCB. Nếu như trước thời điểm hợp nhất cả 3 ngân
22
hàng SCB, Tinnghiabank, Ficonbank đều gặp khó khăn về thanh khoản và cần tới sự
hỗ trợ của nhà nước về tái cấp vốn thì sau 1 năm SCB đã bắt đầu vươn lên.
1.2 Giới thiệu về Quỹ tiết kiệm Lý Thái Tổ - Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Địa chỉ: 11 Lý Thái Tổ, phường 1, Quận 10 TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 38300050
Fax: 08 38300026
Quỹ tiết kiệm là bộ phận thuộc sở giao dịch, chi nhánh của NHTM, hoạch toán báo
sổ, có con dấu riêng, được thực hiện một số giao dịch với khách hàng:
- Huy động tiền gửi tiết kiệm

- Phát hành và chiết khấu giấy tờ có giá do chính ngân hàng phát hành.
- Dịch vụ chi trả kiều hối, chuyển tiền trong nước.
Thành lập ngày 30/03/2010.Quỹ tiết kiệm Lý Thái Tổ nằm trong hệ thống của Ngân
hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa.Sauk hi ba ngân hàng hợp nhất (SCB, Vietnam
Tinnghiabank, Ficombank) từ ngày 01/01/2012 Quỹ tiết kiệm Lý Thái Tổ trực thuộc
SCB – chi nhánh thống nhất. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, kinh nghiệp phục
vụ chu đáo Quỹ tiết kiệm Lý Thái Tổ luôn phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đề ra sát cánh
cùng các đơn vị cùng hệ thống hướng đến mục tiêu chung của SCB: Đồng hành cùng
khách hàng, phấn đấu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam.
Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức Quỹ tiết kiệm Lý Thái Tổ
23
TRƯỞng QTK (Chị Bình)
THỦ QUỸ (Chị Lệ)
KIỂM SOÁT VIÊN (Chị Thi)
GIAO DỊCH VIÊN (Chị Hiếu)
24
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Ngân hàng TMCP Sài Gòn là ngân hàng đầu tiên tại Viêt Nam Hợp nhật thành công
và năm 2012 giữa 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Tín
Nghĩa, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất. Vốn điều lệ đạt 10.583.801.040.000. Hiện tại SCB
đang có số lượng hơn 230 sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm…
phân bổ rộng khắp cả nước.Ngành nghề kinh doanh là huy động vốn ngắn – trung –
dài hạn, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ vàng bạc, chuyển tiền trong nước các
dịch vụ thẻ thanh toán… Quỹ tiết kiệm là một trong 13 đơn vị trưc thuộc chi nhánh
Thông Nhất. Sự làm việc chuyên nghiệp, thái độ niềm nở với khách hàng, hoàn thành
tốt các chỉ tiêu đề ra sự đoàn kết, tinh thần làm việc tích cực đã giúp QTK đạt kết quả
khả quan. Quỹ tiết kiệm Lý Thái Tổ cùng với các đơn vị khác đã và đang hoạt động
cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất phục vụ khách hàng, hướng đến phát triển
thành một trong những ngân hàng bán lẽ hàng đầu Việt Nam. SCB “Hoàn thiện Vì
Khách Hàng”

25

×