Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán qua thẻ tại ngân hàng tmcp á châu – chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.2 KB, 110 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
LÊ NGỌC HOA
Gi¶i ph¸p më réng vµ n©ng cao hiÖu qu¶
ho¹t ®éng thanh to¸n qua thÎ t¹i Ng©n hµng
TMCP ¸ Ch©u – chi nh¸nh Hµ Néi
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - NĂM 2013
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HC VIN NGN HNG
Lấ NGC HOA
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả
hoạt động thanh toán qua thẻ tại Ngân hàng
THƯƠNG MạI Cổ PHầN á Châu chi nhánh Hà Nội
Chuyờn ngnh: Ti chớnh Ngõn hng
Mó s: 60340201
LUN VN THC S KINH T
Ngi hng dn khoa hc: TS. T QUANG TIN
H NI - 2013
LI CAM OAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực, xuất phát từ thực tế của Ngân hàng Thương mại cổ
phần Á Châu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Học viên
Lê Ngọc Hoa
MỤC LỤC
CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
ATM Automatic teller machine: Máy rút tiền tự động
CSR Customer service representative: Nhân viên


dịch vụ khách hàng
ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
KH Khách hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHPH Ngân hàng phát hành
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTT Ngân hàng thanh toán
POS Point of sale: Máy chấp nhận thanh toán thẻ
TCBS The Complete Banking Solution
TCPHT Tổ chức phát hành thẻ
TCTTT Tổ chức thanh toán thẻ
TCTQT Tổ chức thẻ quốc tế
TK TGTT Tài khoản tiền gửi thanh toán
TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Biểu đồ:
Sơ đồ:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của ACB 42
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh toán là cầu nối giữa sản xuất với phân phối, lưu thông và tiêu dùng,
đồng thời là khâu mở đầu và khâu kết thúc của quá trình tái sản xuất xã hội. Tổ
chức tốt công tác thanh toán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng
sẽ tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp
nhàng, nền sản xuất xã hội phát triển.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế tiền
tệ nói riêng đặt ra ngày càng nhiều các yêu cầu đối với hệ thống ngân hàng thương
mại, đặc biệt là trong nghiệp vụ thanh toán để đem lại ngày càng nhiều lợi ích cho

khách hàng, tạo nhiều thuận lợi cho chính ngân hàng, đồng thời đẩy nhanh nhịp độ
phát triển kinh tế và tốc độ chu chuyển tiền tệ. Mặt khác, sự phát triển của khoa học
kỹ thuật và nhất là các tiến bộ của công nghệ tin học được ứng dụng vào hoạt động
ngân hàng đã mở rộng hoạt động ngân hàng lên những bước đáng kể.
Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức thanh toán không thể
thiếu ở bất cứ một quốc gia nào, song ngày nay thanh toán bằng tiền mặt không còn
là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa. Kinh
nghiệm của các nước cho thấy, nền kinh tế xã hội càng phát triển, tỷ lệ thanh toán
bằng tiền mặt càng giảm và tỷ lệ các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt càng
tăng. Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân, có rất nhiều hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt tiện lợi, an toàn đã và đang được sử dụng phổ biến như: séc,
ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, L/C và đặc biệt là thẻ thanh toán – một phương tiện
thanh toán rất được ưa chuộng trên thế giới.
Trong bối cảnh nền kinh tế tài chính Việt Nam hiện nay, thẻ - công cụ chính
của hoạt động ngân hàng bán lẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, có tác động lớn đến chính sách tiền tệ
cũng như đến hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng. Đối với các ngân hàng
thương mại, nghiệp vụ kinh doanh thẻ mang lại một định hướng mới cho hoạt động
kinh doanh ngân hàng, theo hướng mở rộng mảng kinh doanh dịch vụ, mở rộng quy
mô và giảm rủi ro từ hoạt động tín dụng truyển thống.
7
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh thẻ trong hoạt
động kinh doanh của một ngân hàng hiện đại, Ngân hàng TMCP Á Châu là ngân
hàng thứ hai sau Ngân hàng Ngoại Thương đi đầu trong việc triển khai hoạt động
kinh doanh thẻ. Triển khai nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, Ngân hàng Á
Châu có cơ sở thuận lợi để tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, góp phần xây dựng
một môi trường tiêu dùng văn minh, tạo điều kiện cho sự hội nhập của Việt Nam
với cộng đồng quốc tế.
Sau một thời gian tìm hiểu về thực trạng dịch vụ thẻ tại Việt Nam cũng như
nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải

pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán qua thẻ tại Ngân hàng
TMCP Á Châu – chi nhánh Hà Nội” cho bài luận văn tốt nghiệp của mình
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó thấy
được sự cần thiết của việc thanh toán qua thẻ cũng như việc tăng cường hiệu quả của
hoạt động này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển sản phẩm;
- Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán và sử dụng thẻ thanh toán tại Ngân hàng
TMCP Á Châu để thấy được những kết quả đã đạt được, phát hiện những vấn đề
còn tồn tại và nguyên nhân của chúng;
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại đồng thời nâng cao
hiệu quả thanh toán qua thẻ và mở rộng dịch vụ thẻ của Ngân hàng ACB.
3. Khách thể, đối tượng và nghiệm thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp để nâng cao hoạt động thanh toán qua thẻ
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động phát hành thẻ và thanh toán thẻ tại ngân hàng
TMCP Á Châu
- Nghiệm thể nghiên cứu: đó là các nhân viên, cán bộ quản lý ngân hàng; các số liệu
từ các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của ngân hàng; ngoài ra còn có thông tin
tổng hợp chung từ các báo cáo tổng hợp việc sử dụng thẻ thanh toán nói chung.
4. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi thực trạng hoạt động
thanh toán thẻ và các nghiệp vụ liên quan của Ngân hàng TMCP Á Châu qua các
năm 2010, 2011, 2012.
8
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sử dụng chủ yếu các phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích số liệu, phương pháp phân tích số liệu. Trong quá trình nghiên cứu có sự kết
hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thông qua điều tra khảo sát…, từ đó đánh giá bản
chất của hiện tượng, quá trình hoạt động, kinh doanh và quản lý ngân hàng trong

phạm vi đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận từ góc độ khoa học, sử dụng kết hợp cách
tiếp cận bổ dọc và lát cắt ngang: nghiên cứu các nghiệp vụ thẻ của ngân hàng
TMCP Á Châu Hà Nội qua các năm từ 2010 đến 2012 để đưa ra những đánh giá
khái quát và nhận định xu hướng chung.
Nghiên cứu cũng được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng kết hợp các nhóm
phương pháp về thu thập thông tin và xử lý thông tin. Trong đó nhóm phương pháp
thu thập thông tin bao gồm các phương pháp quan sát đối tượng và phương pháp
nghiên cứu tài liệu. Quan sát các nghiệp vụ vể thẻ tại ngân hàng bao gồm quan sát
một quá trình từ khi khách hàng có nhu cầu tới giao dịch với ngân hàng, quá trình
tiếp xúc giữa khách hàng với ngân hàng, các hoạt động chăm sóc khách hàng cũng
như các dịch vụ đi kèm khác… Việc quan sát mang lại những hình dung khái quát
giúp phát hiện những thực tế tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng. Cùng với đó là việc thu thập, phân tích các nguồn tài liệu có được như: tạp
chí và báo cáo về hoạt động ngân hàng, các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính
của ACB các năm 2009, 2010, 2011. Những thông tin thu thập được được xử lý
bằng cách sử dụng các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị giúp dễ dàng so sánh, đối chiếu
với nhau để tính toán các chỉ số đánh giá và đưa ra các nhận xét, phân tích.
9
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ thẻ thanh toán ngân hàng
Chương 2: Thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân
hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán
qua thẻ tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội
10
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUA THẺ NGÂN HÀNG

1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN NGÂN HÀNG
Mỗi giai đoạn lịch sử kinh tế khác nhau có những hình thái tiền tệ khác nhau.
Trước đây, người ta dùng vỏ sò, vỏ hến, những vật không có giá trị để trao đổi, tiếp
đến là những thứ có giá trị cao như vàng, bạc, châu báu làm phương tiện lưu thông
và tích trữ. Thế rồi, theo quy luật phủ định của phủ định, con người lại sử dụng
những thứ không có giá trị như giấy để làm tiền rồi đến các hình thái bút tệ khác
(séc, hối phiếu, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, lệnh chuyển tiền) vốn đã được sử dụng
rất phổ biến cho đến nay. Cùng với các hình thái trên, người ta lại đưa ra một hình
thái thanh toán rất mới đó là tiền điện tử (hay còn gọi là tiền thông minh). Thực
chất, tiền điện tử không phải là một hệ thống tiền tệ mới mà là một hình thức hiện
đại hơn của đồng tiền ghi sổ được hỗ trợ bởi các kỹ thuật về vi tính, từ tính, điện
tử cho phép thực hiện giao dịch, trao đổi.
Để có được các sản phẩm đa dạng như hiện nay, lĩnh vực thẻ ngân hàng đã
trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm và phát triển. Tuy nhiên, xét về mặt thời gian,
kinh doanh thẻ là một ngành kinh doanh tương đối mới mẻ, ra đời và bắt đầu phát
triển từ những năm đầu thế kỷ 20 cho tới nay.
Thẻ ngân hàng được hình thành tại Mỹ từ thói quen cho khách hàng mua
chịu của các chủ tiệm bán lẻ trên cơ sở uy tín của khách đối với cửa hàng. Thông
thường các chủ tiệm theo dõi khách hàng một cách riêng rẽ, ghi rõ các khoản mà
mỗi khách hàng sẽ phải thanh toán và chấp nhận cho khách hàng trả tiền sau vì họ
tin tưởng vào khả năng thanh toán của người mua. Tuy nhiên vốn của các cửa hàng
thường không đủ lớn, dần dần các chủ tiệm nhận thấy mình không có đủ khả năng
cho khách hàng nợ và trả tiền sau liên tục như vậy. Chính yếu tố này đã góp phần
giúp các tổ chức tài chính hình thành ý tưởng về sản phẩm thẻ. Với năng lực về tài
chính, khả năng quay vòng vốn và kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín
11
dụng, các tổ chức ngân hàng tài chính có đủ khả năng cung cấp cho khách hàng
những khoản vay miễn lãi trong một thời gian nhất định.
Vào những năm 1914, tổ chức chuyển tiền Western Union của Mỹ lần đầu
tiên cung cấp cho các khách hàng đặc biệt của mình dịch vụ thanh toán trả chậm.

Công ty này phát hành những tấm kim loại có chứa các thông tin in nổi thực hiện
hai chức năng: Thứ nhất là nhận diện và phân biệt khách hàng và thứ hai là cung
cấp và cập nhật dữ liệu về khách hàng, bao gồm các thông tin về tài khoản và các
giao dịch thực hiện.
Các tổ chức khác cũng nhận ra giá trị của loại hình dịch vụ nói trên và chỉ
trong một thời gian ngắn sau đó rất nhiều đơn vị như nhà ga, khách sạn cũng như
các cửa hàng trên khắp nước Mỹ đã lựa chọn cung cấp dịch vụ trả chậm cho khách
hàng của mình. Trong số đó, tập đoàn xăng dầu General Petroleum của Mỹ cho ra
đời tấm thẻ mua xăng đầu tiên vào năm 1924 cho phép người dân sử dụng thẻ này
để mua xăng dầu tại các cửa hàng trên toàn quốc.
Tấm thẻ nhựa đầu tiên được phát hành vào năm 1950 bởi công ty Dinners
Club. Đến năm 1958, công ty American Express cũng tham gia vào thị trường thẻ
ngân hàng và đã thiết lập thành công tên tuổi của mình trong lĩnh vực mới mẻ này.
Cũng giống như các đối thủ cạnh tranh, American Express chú trọng phát triển thẻ
trong lĩnh vực giải trí và du lịch, hai lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh chóng tại
Mỹ và châu Âu trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới.
Hình thức sơ khai của thẻ là Charg-it, một hệ thống mua bán chịu do John
Biggins sáng lập ra năm 1946. Hệ thống này cho phép khách hàng trả tiền cho các
giao dịch mua bán lẻ tại địa phương bằng các “phiếu” có giá trị do ngân hàng phát
hành. Các cơ sở chấp nhận thẻ nộp “phiếu” giao dịch, biên lai bán hàng vào ngân
hàng của Biggins, ngân hàng sẽ trả tiền cho họ và thu lại từ khách hàng đã sử dụng
Charg-it. Hệ thống mua bán chịu này là tiền đề cho việc phát hành thẻ tín dụng ngân
hàng đầu tiên của Ngân hàng Franklin National ở Long Island, NewYork vào năm
1951. Tại đây, khách hàng nộp đơn xin cấp hạn mức tín dụng và được xem xét
thông qua hoạt động tín dụng, giao dịch trước đó của họ với ngân hàng để kiểm tra
12
khả năng thanh toán. Ngân hàng sẽ phát hành thẻ cho những khách hàng đủ tiêu
chuẩn và họ có thể dùng các thẻ này để thực hiện giao dịch tại các đại lý chấp nhận
thẻ. Khi thanh toán, cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ sẽ ghi lại các thông tin về
khách hàng trên thẻ vào hóa đơn và nộp về cho ngân hàng. Sau đó ngân hàng ghi có

vào tài khoản của cơ sở cung ứng khi đã chiết khấu một tỷ lệ nhất định để bù đắp
những chi phí của khoản vay. Khách hàng sử dụng thẻ phải trả toàn bộ dư nợ vào
cuối tháng.
Tiếp theo các tổ chức cung cấp hàng hóa dịch vụ, các ngân hàng nhanh
chóng bước vào thị trường thẻ với mục tiêu nhanh chóng nhân rộng hình thức thanh
toán này trên cơ sở mối quan hệ sẵn có giữa các đơn vị cung câp hàng hóa dịch vụ
trên cả nước với hệ thống đại lý rộng khắp của ngân hàng. Với tốc độ phát triển rất
nhanh chỉ vài năm sau đó hơn 100 ngân hàng trên nước Mỹ cùng thực hiện cung
cấp dịch vụ thanh toán trả chậm, tiền thân của thẻ tín dụng sau này. Tuy nhiên, cùng
với sự phát triển sản phẩm quá nhanh, các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính
đã gặp những bài học xương máu và buộc phải xem lại chiến lược kinh doanh của
đơn vị mình.
Đến trước năm 1970, khái niệm thẻ tín dụng đã được mọi người biết đến và
nhanh chóng được đón nhận. Năm 1966, ngân hàng Bank of American chính thức
trao quyền phát hành thẻ BankAmerican của mình cho các ngân hàng khác thông
qua việc ký các hợp đồng đại lý, khởi đầu cho giai đoạn tăng tốc trong phát triển
dịch vụ thẻ. Người dân đi du lịch nhiều hơn trên nước Mỹ và cả nước ngoài mà
không còn lo lắng tới việc phải có sẵn tiền để thanh toán. Thẻ tín dụng lúc này
không chỉ mặc định dành cho những đối tượng giàu có và nổi tiếng mà trở thành
một phương tiện thanh toán thông dụng. Thương hiệu BankAmerican với một loạt
sản phẩm có ba màu xanh, trắng, vàng đặc trưng ngày càng trở nên quen thuộc với
người tiêu dùng. Bằng việc ký hợp đồng đại lý và cho các ngân hàng khác hưởng
phí thanh toán chuyển đổi, Bank of American đã nhanh chóng tăng được lượng thẻ
phát hành cũng như ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các đơn vị chấp nhận thẻ
trên khắp nước Mỹ và mở rộng ra thế giới. Tới năm 1977, thẻ của ngân hàng Bank
13
of American thực sự được chấp nhận trên toàn cầu và thay vì tên BankAmerican,
tên thẻ Visa ra đời với màu sắc đặc trưng vẫn là xanh lam, trắng và vàng.
Cũng vào năm 1966, ba nhóm ngân hàng lớn phía đông nước Mỹ quyết định
hợp tác thành lập tập đoàn kinh doanh tín dụng riêng, có tên là Interbank Card

Association (ICA). Sau này ICA được đổi tên thành MasterCard vào năm 1979.
ICA ban hành các quy định về cấp phép giao dịch, thanh toán bù trừ, các biện pháp
Marketing, bảo mật và các vấn đề liên quan tới luật pháp nhằm vận hành công việc
một cách có hiệu quả.
Năm 1968, ICA bắt đầu chiến lược mở rộng kinh doanh trên phạm vi toàn
cầu thông qua việc liên kết với ngân hàng Banco National của Mexico. Sau đó ICA
tiếp tục tìm kiếm các đối tác tại thị trường châu Âu và cho ra đời thẻ Eurocard.
Cũng vào năm 1968, ICA kết nạp thêm thành viên là một số ngân hàng tại Nhật
nhằm từng bước thâm nhập và nắm bắt thị trường Đông Á này.
Như vậy, thẻ ngân hàng ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát triển dựa trên
nền tảng công nghệ cũng như chiến lược thay thế tiền mặt trong lưu thông. Thực tế
cho thấy, thẻ ngân hàng là sự phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng,
đồng thời đã và đang phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ và văn minh
xã hội. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của thế giới về khoa học kỹ thuật,
nhất là về công nghệ thông tin, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện và phát triển.
Cùng với mạng lưới thành viên và khách hàng phát triển hàng ngày, các tổ chức thẻ
quốc tế đã xây dựng hệ thống xử lý giao dịch và trao đổi thông tin toàn cầu về phát
hành, thanh toán, cấp phép, tra soát, khiếu kiện và quản lý rủi ro. Với doanh số giao
dịch hàng trăm tỷ USD mỗi năm, thẻ ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền
mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Đây là thành công đáng kể đối với
một ngành kinh doanh mới chỉ có vài thập kỷ hình thành và phát triển.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN NGÂN HÀNG
1.2.1. Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm để diễn đạt thẻ thanh toán:
14
- Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ mà không
dùng tiền mặt hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hay
các máy rút tiền tự động ATM (viết tắt từ Automatic Teller Machine).
- Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi ngân hàng,
các định chế tài chính hay các công ty.

- Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán mà người chủ thẻ có thể sử dụng để
rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh
toán.
- Thẻ thanh toán là một phương thức ghi nhận những số tiền cần thanh toán thông
qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống nối mạng vi tính kết nối trung tâm phát hành
thẻ với các điểm thanh toán. Nhờ vậy, cuộc thanh toán trở nên nhanh chóng, thuận
lợi và khá an toàn cho các đối tượng tham gia.
Nhìn chung thẻ thanh toán là một phương thức thanh toán mà người sở hữu
thẻ có thể dùng để thanh toán tiền, hàng hóa, dịch vụ hay rút tiền tự động thông qua
máy đọc thẻ được lắp đặt ở các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ (cửa hàng, khách
sạn, sân bay…), ở các máy rút tiền tự động lắp đặt nơi công cộng.
Thẻ ngân hàng (dưới đây gọi tắt là “thẻ”) là phương tiện do tổ chức phát
hành thẻ để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điểu khoản được các bên
thỏa thuận. Thẻ trong Quy chế này không bao gồm các loại thẻ do các nhà cung ứng
hàng hóa, dịch vụ phát hành để sử dụng trong việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho
chính các tổ chức phát hành đó [24].
1.2.2. Đặc điểm và các cách phân loại thẻ thanh
1.2.2.1. Đặc điểm cấu tạo thẻ
Thẻ dù do bất cứ tổ chức nào phát hành đều được làm bằng nhựa (plastic), có 3
lớp ép sát, lõi thẻ được làm bằng nhựa trắng cứng nằm giữa hai lớp tráng mỏng. Thẻ có
kích thước chung theo tiêu chuẩn quốc tế là: 54 mm x 85 mm, dày 1 mm, có 4 góc
tròn. Màu sắc thẻ có thể thay đổi khác nhau tùy ngân hàng phát hành và tùy theo quy
định thống nhất của mỗi tổ chức thẻ. Trên hai mặt thẻ phải có đủ các thông tin sau:
Mặt trước của thẻ:
15
- Loại thẻ: Tên/biểu tượng của ngân hàng phát hành, thương hiệu của tổ chức thẻ
quốc tế (nếu là thẻ quốc tế)
- Số thẻ: được in nổi, tùy từng loại thẻ mà có số chữ số khác nhau và cách cấu trúc
theo nhóm cũng khác nhau. Ví dụ: thẻ VISA thường có 2 loại 16 số và 13 số với
chữ số 4 ở đầu; thẻ MASTERCARD gồm 16 số bắt đầu bằng số 5, …

- Họ và tên chủ thẻ
- Ngày hiệu lực của thẻ: là thời hạn thẻ được lưu hành (Valid Date hoặc Good Thru).
- Các đặc tính để tăng tính an toàn của thẻ, đề phòng giả mạo
Mặt sau của thẻ:
- Băng từ: màu đen chạy dọc theo cạnh dài phía trên của mặt sau thẻ, chứa các thông
tin sau: Số thẻ
Ngày hiệu lực của thẻ
Tên chủ thẻ
Tên tổ chức phát hành
Mã số bí mật cá nhân (PIN – personal identifycation number)
Ngày giao dịch cuối cùng
Hạn mức giao dịch và số dư
Riêng đối với thẻ thông minh có một con chip (vi mạch) lưu trữ thông tin về
chủ thẻ và tài khoản của người đó. Chúng lưu giữ chi tiết tối đa 200 giao dịch được
thực hiện gần nhất của thẻ. Con chip này được gắn ở mặt trước của thẻ.
- Băng chữ ký: trên băng giấy này là chữ ký của chủ thẻ. Khi lập hóa đơn thanh toán,
đơn vị chấp nhận thẻ sẽ đối chiếu chữ ký trên hóa đơn với chữ ký mẫu để so sánh.
Băng chữ ký này được làm từ một nguyên liệu đặc biệt có khả năng ngăn cản mọi
sự cố gắng nhằm tẩy xóa, sửa đổi trên bề mặt thẻ và được ép chặt trên nền thẻ.
- Các phần khác: logo tổ chức phát hành, số điện thoại dịch vụ khi có thắc mắc trong
quá trình sử dụng thẻ.
Các tổ chức khi phát hành thẻ thường sử dụng những thiết bị mang tính công
nghệ cao để đảm bảo tính an toàn cho thẻ.
1.2.2.2. Phân loại thẻ
Có rất nhiều tiêu thức để phân loại thẻ nhưng chủ yếu người ta sử dụng theo
2 phương thức chính: Phân loại theo công nghệ sản xuất và phân loại theo tính chất
thanh toán của thẻ.
a. Theo công nghệ sản xuất chia thẻ thành 2 loại: thẻ từ và thẻ thông minh:
16
Thẻ từ: là loại thẻ mà các thông tin của chủ thẻ vừa được dập nổi ở mặt trước

của thẻ vừa được mã hoá trong băng từ ở mặt sau của thẻ. Các thông tin này phải
đảm bảo chính xác và khớp với nhau. Thẻ từ hiện nay đang chiếm phần lớn trong
tổng số lượng thẻ đang sử dụng trên thị trường. Nhược điểm của thẻ từ là số lượng
các thông tin được mã hoá không nhiều và mang tính cố định nên không thể áp
dụng kỹ thuật mã hoá an toàn và có thể bị ăn cắp thông tin bằng các thiết bị nối với
máy vi tính.
Thẻ thông minh (Smart card): Đây là thế hệ mới nhất của thẻ, có đặc tính
bảo mật và an toàn rất cao, dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, gắn vào thẻ một chip
điện tử có cấu tạo như một máy tính hoàn hảo. Thông thường một tấm thẻ thông
minh được gắn chip điện tử để thay thế cho dải băng từ sau thẻ. Cũng có trường hợp
thẻ thông minh có cả Chip điện tử và băng từ. Chip điện tử độc lập với thẻ và được
gắn trên bề mặt của thẻ, về bản chất gồm 2 loại chip: chip bộ nhớ (memory chip) và
chip xử lý dữ liệu (microprocessor chip). Chip bộ nhớ lưu trữ toàn bộ các thông tin
cần thiết phục vụ cho công tác thanh toán thẻ trong mỗi lần sử dụng còn chip xử lý
dữ liệu có khả năng bổ sung, xoá bỏ hoặc điều chỉnh các thông tin trong bộ nhớ.
Thẻ thông minh gắn chip xử lý dữ liệu có khả năng vừa lưu trữ các thông tin về chủ
thẻ, điểm thưởng tích luỹ đồng thời lưu trữ cả số liệu về những lần giao dịch của
chủ thẻ tại ĐVCNT. Tính năng vượt trội này của thẻ thông minh giúp cắt giảm chi
phí xử lý đối với ngân hàng và các trung gian thanh toán bởi việc đối chiếu thông
tin tài khoản và thông tin của chủ thẻ cũng như việc cập nhật thông tin liên quan tới
thẻ giờ đây đã được thực hiện ngay tại ĐVCNT. Tuy nhiên, do sử dụng công nghệ
mới nên giá thành cao, hệ thống máy móc chấp nhận thanh toán thẻ này cũng đắt
nên sử dụng còn chưa phổ biến như thẻ từ. Việc phát hành và chấp nhận thanh toán
thẻ này mới chỉ phổ biến ở các nước phát triển dù các tổ chức thẻ quốc tế vẫn
khuyến khích các ngân hàng thành viên phát hành và thanh toán lại thẻ này nhằm
giảm tỷ lệ rủi ro do giả mạo thẻ.
17
b. Theo phương thức đọc dữ liệu trên thẻ thì thẻ thông minh được chia ra làm 3 loại:
contact (tiếp xúc), contactless (không tiếp xúc) và dual interface (có cả 2 chức năng
trên).

- Thẻ tiếp xúc: Để đọc và ghi dữ liệu lên thẻ thì thẻ phải được đặt vào thiết bị đầu
cuối hay máy đọc thẻ. Loại thẻ này được các tổ chức tài chính và các cơ quan
truyền thông chọn lựa để sử dụng phổ biến vì các ưu điểm về giá cả, về các chuẩn
và độ bảo mật.
- Thẻ không tiếp xúc: Việc đọc/ghi dữ liệu thẻ không cần phải có một tiếp xúc vật lý.
Thẻ có thể được đặt cách máy đọc thẻ vài chục centimet. Tốc độ xử lý của thẻ
không tiếp xúc là cao hơn so với các thẻ tiếp xúc. Vì vậy thẻ không tiếp xúc thường
được ứng dụng tại những nơi cần phải xử lý nhanh như các hệ thống quá cảnh, trên
các phương tiện giao thông công cộng. Thẻ không tiếp xúc đắt hơn nhưng lại không
an toàn bằng thẻ tiếp xúc. Ở Việt Nam hiện loại thẻ này mới chỉ có thẻ Flexicard do
PGBank phát hành.
- Thẻ lưỡng tính: kết hợp các đặc điểm của thẻ tiếp xúc và thẻ không tiếp xúc. Dữ
liệu được truyền hoặc bằng cách tiếp xúc, hoặc không tiếp xúc. Thẻ lưỡng tính đắt
hơn rất nhiều so với 2 loại trên.
c. Nếu căn cứ vào tính chất thanh toán có thể chia thành thẻ tín dụng (Credit card) và
thẻ ghi nợ (Debit card).
Thẻ tín dụng (Credit card) là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
cung cấp cho nguời sử dụng khả năng chi tiêu trước trả tiền sau. Tại thời điểm
khách hàng thanh toán hàng hóa dịch vụ ngân hàng sẽ đứng ra tạm ứng thanh toán
cho đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ và sau đó sẽ tiến hành thu hồi khoản tiền này
từ khách hàng sau một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận giữa ngân hàng
và chủ thẻ. Khoảng thời gian kể từ khi thẻ đuợc dùng để thanh toán hàng hoá dịch
vụ tới lúc chủ thẻ phải trả tiền cho ngân hàng có độ dài tuỳ thuộc vào từng loại thẻ
tín dụng của từng tổ chức thẻ khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ
18
vào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn
được miễn lãi đối với số dư nợ cuối kỳ. Tuy vậy nếu hết thời gian này mà chủ thẻ
vẫn chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán hết dư nợ cuối kỳ cho ngân hàng thì chủ
thẻ sẽ phải chịu những khoản phí và lãi chậm trả trên số dư nợ còn lại. Sau khi
thanh toán hết dư nợ phát sinh trong kỳ, hạn mức tín dụng của chủ thẻ sẽ được khôi

phục như ban đầu. Đây chính là tính chất tuần hoàn của thẻ tín dụng
Ngân hàng và các tổ chức tài chính phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng
dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng khách hàng. Khả năng đảm
bảo chi trả được xác định dựa trên các tiêu chí như: thu nhập, tình hình chi tiêu, uy
tín, mối quan hệ sẵn có với các tổ chức tài chính, tài sản thế chấp … của khách
hàng. Khi sử dụng thẻ, thay bằng tiền mặt, chủ thẻ xuất trình thẻ của mình tại các
điểm cung ứng hàng hóa dịch vụ có chấp nhận thẻ để thanh toán.
Ngoài các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế thông thường như Visa, Master
vàng, chuẩn để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, các tổ chức thẻ quốc tế còn
đưa ra một sản phẩm thẻ tín dụng đặc biệt phục vụ những khách hàng có thu nhập
rất cao, có khả năng tài chính vững vàng và có mức chi tiêu lớn. Đó là thẻ thanh
toán (charge card). Khi sử dụng thẻ thanh toán khách hàng được hưởng một hạn
mức tín dụng đặc biệt cao hoặc không bị chi phối bởi hạn mức tín dụng nhưng chủ
thẻ sẽ phải thanh toán toàn bộ số tiền phát sinh cho ngân hàng vào ngày đến hạn.
Thẻ ghi nợ (debit card): Thẻ ghi nợ cho phép khách hàng tiếp cận với số dư
tài khoản của mình qua hệ thống kết nối trực tuyến để thanh toán hàng hoá dịch vụ
tại các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc thực hiện các giao dịch liên quan tới tài khoản tại
các máy ATM. Mức chi tiêu của chủ thẻ phụ thuộc chủ yếu vào số dư trong tài
khoản. Ngân hàng giữ vai trò cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ và thu phí dịch vụ. Đối
với thẻ ghi nợ, giữa ngân hàng và khách hàng không diễn ra quá trình cho vay tín
dụng, không có việc phân loại khách hàng nên mọi khách hàng chỉ cần có tài khoản
tại ngân hàng đều có thể tiếp cận với sản phẩm thẻ ghi nợ của ngân hàng. Chính vì
vậy về mức độ có thể thay thể tiền mặt, thẻ ghi nợ chiếm ưu thế vượt trội so với thẻ
tín dụng.
19
Thẻ ATM là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép khách
hàng có thẻ tiếp cận trực tiếp tới tài khoản tại ngân hàng từ máy rút tiền tự động.
Chủ thẻ có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau tại máy ATM bao gồm: rút tiền,
chuyển khoản, xem số dư tài khoản, in sao kê, xem các thông tin quảng cáo… Hệ
thống ATM hiện đại còn cho phép chủ thẻ gửi tiền vào tài khoản của mình ngay tại

các máy ATM, đổi séc qua máy rút tiền tự động, thực hiện nộp hồ sơ cho một khoản
vay cũng như tự mình thực hiện nhiều dịch vụ ngân hàng khác. Cùng với thẻ ATM,
hệ thống ATM đã cung cấp cho khách hàng sử dụng thẻ khả năng giao dịch ngoài
giờ làm việc, ngoài trụ sở ngân hàng và khả năng tự phục vụ.
Ngoài hai loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ nói trên, một hình thức thẻ ngân
hàng đang ngày càng trở nên phổ biến là thẻ liên kết. Thẻ liên kết là sản phẩm của
một ngân hàng hay tổ chức tài chính kết hợp với một bên thứ ba và thông thường
tên, nhãn hiệu thương mại hoặc logo của bên thứ ba này cũng đồng thời xuất hiện
trên tấm thẻ. Ngoài những đặc điểm sẵn có của thẻ ngân hàng thông thường, thẻ liên
kết có sức hấp dẫn hơn với khách hàng bởi chính những lợi ích phụ trội do bên thứ
ba đem lại. Ví dụ thẻ Visa co-brand do ngân hàng Standard Chartered và tập đoàn
thời trang Espirit phát hành mang lại cho chủ thẻ những tiện ích phụ trội riêng biệt
như được chăm sóc sắc đẹp miễn phí, giảm giá 20% cho tất cả các mặt hàng hiệu
Espirit trong 3 tháng đầu tiên, chương trình điểm thưởng tích luỹ theo lượng tiền
thanh toán bằng thẻ…
d. Nếu căn cứ vào phạm vi sử dụng của thẻ có thể chia thành thẻ trong nước và thẻ
quốc tế.
Thẻ trong nước là thẻ do các ngân hàng, tổ chức tín dụng phát hành sử dụng
thay thế tiền mặt để thanh toán hàng hoá dịch vụ và rút tiền mặt trong phạm vi quốc
gia, được sử dụng tại hệ thống máy ATM và mạng lưới các ĐVCNT của ngân hàng
phát hành và ngân hàng đại lý, ngân hàng liên kết với ngân hàng phát hành đó trong
một nước.
Thẻ quốc tế là thẻ mang thương hiệu của các tổ chức thẻ quốc tế do các ngân
hàng, tổ chức tín dụng làm đại lý phát hành. Thẻ quốc tế có thể được sử dụng trên
phạm vi trong nước và quốc tế, tại bất kỳ các ĐVCNT hoặc máy ATM có mang biểu
tượng chấp nhận thanh toán thẻ đó. Để phát hành thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành thẻ
20
phải đăng ký và được chấp nhận làm thành viên của Tổ chức thẻ quốc tế, tuân thủ chặt
chẽ các quy định trong việc phát hành và thanh toán thẻ do Tổ chức thẻ quốc tế đó ban
hành. Có 2 loại thẻ quốc tế là thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế.

1.2.3. Các chủ thể tham gia phát hành và thanh toán thẻ
Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng trong nước có sự
tham gia chặt chẽ của 4 thành phần cơ bản là: ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng
thanh toán thẻ, chủ thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ. Đối với thẻ quốc tế còn thêm
một thành phần nữa là các Tổ chức thẻ quốc tế. Mỗi chủ thể đóng vai trò quan trọng
khác nhau trong việc phát huy tối đa tính năng phương tiện thanh toán của thẻ.
1.2.3.1. Tổ chức thẻ quốc tế
Tổ chức thẻ quốc tế là đơn vị đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh toán
thẻ trong mạng lưới của mình. Đây là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn có
mạng lưới hoạt động rông khắp và đạt được sự nổi tiếng với thương hiệu và sản
phẩm đa dạng như: tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ MasterCard,công ty thẻ American
Express, công ty thẻ JCB, công ty thẻ Diners Club,… Tổ chức thẻ quốc tế đưa ra
những quy định cơ bản về hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, đóng vai
trò trung gian giữa các tổ chức và các công ty thành viên trong việc điều chỉnh và
cân đối các lượng tiền thanh toán giữa các công ty thành viên.
1.2.3.2. Ngân hàng phát hành
Ngân hàng phát hành là ngân hàng tự mình phát hành thẻ mang thương hiệu
riêng hoặc được tổ chức thẻ quốc tế, công ty thẻ trao quyền phát hành thẻ mang
thương hiệu của những tổ chức và công ty này. Ngân hàng phát hành là ngân hàng
có tên in trên thẻ do ngân hàng đó phát hành thể hiện đó là sản phẩm của mình. Ví
dụ như ngân hàng Á Châu phát hành thẻ nội địa 365Style, ACB2Go và phát hành
các loại thẻ quốc tế như Visa Debit, MasterCard, Visa prepaid, Master Dynamic…
Ngân hàng phát hành quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ đối với
khách hàng. Ngân hàng có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ ba là một ngân
hàng hoặc một tổ chức tài chính tín dụng khác trong việc thanh toán và phát hành
thẻ tín dụng. Trong trường hợp này, ngân hàng phát hành tận dụng được ưu thế của
21
bên thứ ba về kinh nghiệm, khả năng thâm nhập thị trường và những ưu thế về vị trí
địa lý. Tuy nhiên cũng phải chịu chấp nhận rủi ro về tài chính bởi ngân hàng đứng
ra bảo lãnh cho bên thứ ba làm ngân hàng đại lý của mình trong việc phát hành thẻ.

Bên thứ ba khi ký kết hợp đồng đại lý với ngân hàng phát hành được gọi là ngân
hàng đại lý phát hành. Nếu tên của ngân hàng đại lý xuất hiện trên tấm thẻ của
khách hàng thì nhất thiết ngân hàng đại lý đó phải là thành viên chính thức của tổ
chức thẻ hoặc công ty thẻ quốc tế.
1.2.3.3. Ngân hàng thanh toán
Ngân hàng thanh toán là ngân hàng chấp nhận các loại thẻ như một phương
tiện thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm cung
ứng hàng hoá dịch vụ trên địa bàn. Ngân hàng thanh toán sẽ cung cấp cho các
ĐVCNT thiết bị phục vụ cho việc thanh toán thẻ, hướng dẫn đơn vị cách thức vận
hành, chấp nhận thanh toán thẻ cũng như quản lý và xử lý những giao dịch thẻ tại
các đơn vị này. Thông thường ngân hàng thanh toán sẽ thu từ các ĐVCNT một mức
phí chiết khấu cho việc chấp nhận thanh toán thẻ của đơn vị, nó có thể tính phần
trăm trên giá trị mỗi giao dịch hoặc tính theo tổng giá trị giao dịch thẻ. Mức chiết
khấu cao hay thấp phụ thuộc vào từng ngân hàng và vào mối quan hệ chiến lược
của ngân hàng với ĐVCNT.
Trên thực tế rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành vừa là ngân
hàng thanh toán thẻ. Với tư cách là ngân hàng phát hành, khách hàng của họ là chủ
thẻ còn với tư cách là ngân hàng thanh toán, khách hàng là các đơn vị cung ứng
hàng hoá dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ.
1.2.3.4. Chủ thẻ
Chủ thẻ là những cá nhân hoặc người được uỷ quyền (nếu là thẻ do công ty
uỷ quyền sử dụng) được ngân hàng phát hành thẻ, có tên in nổi trên thẻ và sử dụng
thẻ theo những điều khoản, điều kiện ngân hàng quy định. Theo thông lệ, mỗi chủ
thẻ chính có thể phát hành thêm thẻ phụ, cả thẻ chính và thẻ phụ cùng chi tiêu
chung một tài khoản. Chủ thẻ phụ cũng có trách nhiệm thanh toán các khoản phát
sinh trong kỳ nhưng chủ thẻ chính là người có trách nhiệm thanh toán cuối cùng đối
22
với ngân hàng. Chủ thẻ sử dụng thẻ của mình để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại
các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ có chấp nhận thẻ, các điểm ứng tiền mặt
thuộc hệ thống ngân hàng hoặc sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch tại máy rút

tiền tự động. Đối với thẻ tín dụng, sau một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo quy
định của từng ngân hàng phát hành, chủ thẻ sẽ nhận được sao kê (statement). Sao kê
là bảng thông báo chi tiết các giao dịch chi tiêu sử dụng thẻ của chủ thẻ trong kỳ sao
kê, số dư nợ cuối kỳ, ngày đến hạn thanh toán cũng như số tiền thanh toán tối thiểu
mà khách hàng phải thanh toán trong kỳ cho ngân hàng và các thông báo liên quan
đến việc sử dụng thẻ. Căn cứ vào các thông tin trên sao kê, nếu không có gì thắc
mắc chủ thẻ sẽ thực hiện việc thanh toán sao kê cho ngân hàng phát hành thẻ, ngược
lại chủ thẻ có quyền khiếu nại đối với các thông tin, các giao dịch không chính xác
hoặc không thực hiện gửi tới ngân hàng yêu cầu được giải đáp.
1.2.3.5. Đơn vị chấp nhận thẻ
Các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ như
một phương tiện thanh toán được gọi là đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT). Các ngành
kinh doanh của các ĐVCNT trải rộng từ những cửa hiệu bán lẻ đến các nhà hàng ăn
uống, khách sạn, sân bay Tại nhiều nước trên thế giới khi thẻ ngân hàng đã trở
thành một phương thức thanh toán thông dụng, chúng ta có thể nhìn thấy những
biểu trưng của thẻ xuất hiện rộng rãi tại các cửa hàng. Ở Việt Nam, các ĐVCNT tập
trung chủ yếu tại các ngành hàng, dịch vụ phục vụ cho người nước ngoài như hàng
thủ công mỹ nghê, nhà hàng, khách sạn, du lịch, các đại lý bán vé máy bay. Mặc dù
phải trả cho ngân hàng thanh toán một tỷ lệ phí chiết khấu nhất định nhưng bù lại
các ĐVCNT thông qua đó thu hút được một khối lượng khách hàng lơn, bán được
nhiều hàng hơn qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như
lợi nhuận của đơn vị.
Để trở thành ĐVCNT của một ngân hàng nhất thiết đơn vị đó phải có tình
hình tài chính tốt và có năng lực kinh doanh. Cũng như các ngân hàng phát hành
thẩm định khách hàng trước khi phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán cũng tiến hành
đánh giá lựa chọn ĐVCNT. Chỉ có những đơn vị có hiệu quả kinh doanh cao, có
23
khả năng thu hút được nhiều giao dịch thanh toán thẻ thì ngân hàng mới có thể thu
hồi được vốn đầu tư cho các đơn vị đó và có lãi.
1.2.4. Vai trò của dịch vụ thẻ thanh toán ngân hàng

Thanh toán là khâu bắt đầu, cũng là khâu kết thúc của một chu trình sản xuất.
Việc thanh toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác, an toàn hay không đều ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình sản xuất, trao đổi, lưu thông hàng hóa của các tổ chức kinh
doanh, các thành phần kinh tế và dân cư trong xã hội. Do vậy, là một trung gian tài
chính trong nền kinh tế quốc dân, ngân hàng không ngừng đổi mới, hiện đại hóa các
khâu thanh toán làm sao đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của các chủ thể kinh tế,
làm cho ngân hàng thực sự trở thành cầu nối trong quá trình trao đổi, mua bán hàng
hóa giữa người mua và người bán.
Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng thanh toán trên cơ sở chức năng
thanh toán - tín dụng. Bởi vì thông qua việc ngân hàng nhận tiền gửi, ngân hàng đã
mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi khoản thu – chi. Đó chính là tiền
tệ để khách hàng thực hiện việc thanh toán qua ngân hàng và đặt ngân hàng vào vị
trí trung gian thanh toán. Mặt khác hoạt động thanh toán có tác động tới tất cả các
mặt nghiệp vụ khác của ngân hàng như tín dụng, đầu tư, huy động vốn… bởi lẽ
trong nền kinh tế thị trường, tất cả các hoạt động kinh doanh của NHTM đều có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đối với nền kinh tế: Thanh toán bằng thẻ giúp loại bỏ một khối lượng tiền
mặt rất lớn lẽ ra phải lưu chuyển trực tiếp trong lưu thông để thanh toán các khoản
mua hàng, trả tiền dịch vụ trong cơ chế thị trường đang ngày càng sôi động, phát
triển ở tất cả các nước, loại hình thanh toán này cũng không đòi hỏi nhiều thủ tục
giấy tờ. Do đó sẽ tiết kiệm được một khối lượng đáng kể về chi phí in ấn, chi phí
bảo quản, vận chuyển tiền mặt … Với hình thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng,
an toàn, hiệu quả này sẽ thúc đẩy nên kinh tế phát triển, giúp nhà nước quản lý nền
kinh tế cả về vi mô và vĩ mô. Việc áp dụng công nghệ hiện đại của việc phát hành
và thanh toán thẻ quốc tế sẽ tạo điều kiện cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam
với nền kinh tế thế giới.
24
Đối với toàn xã hội: Thẻ là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần thực
hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước. Thẻ thanh toán còn góp phần thúc đẩy hoạt
động kinh doanh phát triển nhanh hơn nhờ khuyến khích tiêu dùng các nhân của

tầng lớp dân cư có thu nhập ổn định.
Thêm vào đó, chấp nhận thanh toán thẻ đã góp phần tạo mội trường thu hút
khách du lịch và các nhà đầu tư, cải thiện môi trường văn minh thương mại và văn
minh thanh toán, nâng cao hiểu biết của dân cư về các ứng dụng công nghệ tin học
trong phục vụ đời sống. Hơn nữa thanh toán thẻ tạo điều kiện cho sự hòa nhập của
quốc gia đó vào cộng đồng quốc tế và nâng cao hệ số an toàn xã hội trong lĩnh vực
tiền tệ.
1.2.5. Lợi ích của dịch vụ thẻ thanh toán ngân hàng
Việc sử dụng thẻ mang lại nhiều lợi ích cho các đối tượng có liên quan như
chủ thẻ, tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ.
- Đối với người sử dụng thẻ:
Tiện lợi: Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ để rút
tiền mặt hoặc tiếp nhận một số dịch vụ ngân hàng tại các cơ sở chấp nhận thanh toán
thẻ, máy ATM, các ngân hàng thanh toán thẻ trong và ngoài nước. Khi dùng thẻ thanh
toán, chủ thẻ có thể chi tiêu trước, trả tiền sau (đối với thẻ tín dụng), hoặc có thể thực
hiện dịch vụ mua bán hàng hóa tại nhà. Do thẻ quốc tế được chấp nhận trên phạm vi
toàn thế giới nên nó rất tiện cho người đi du lịch hay công tác ở nước ngoài.
An toàn: Các loại thẻ thanh toán bằng công nghệ cao, chủ thẻ được cung cấp
mã số cá nhân nên đảm bảo bí mật tuyệt đối, các khoản tiền được chuyển trực tiếp
vào tài khoản cho nên tránh mất mát hoặc trộm cắp.
Linh hoạt: Khi sử dụng thẻ tín dụng có thể giúp khách hàng điều chỉnh các
khoản chi tiêu một cách hợp lý trong một khoảng thời gian nhất định với hạn mức
tín dụng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong tiêu dùng, sinh hoạt cũng như sản xuất.
Ngoài ra việc sử dụng thẻ thanh toán phần nào tạo thêm vẻ văn minh, lịch sự
và sang trọng cho khách hàng khi thanh toán.
- Đối với đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT): Việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ tăng
thêm uy tín của ĐVCNT, đồng thời tránh hiện tượng dùng tiền giả hay bị mất tiền
mặt khi sử dụng các dịch vụ của cơ sở. Chấp nhận thanh toán bằng thử cũng góp
25
phần làm cho nơi bán hàng trở nên hiện đại, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng

khi đến giao dịch. Doanh thu của ĐVCNT cũng tăng thêm do đa dạng hóa các
phương thức thanh toán, thu hút được các chủ thẻ trong và ngoài nước, tăng khả
năng cạnh tranh đối với những đơn vị không chấp nhận thanh toán thẻ. Các khoản
tiền bán hàng được chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng, do đó an toàn và
thuận tiện hơn trong quản lý tài chính kế toán. Ngoài ra ĐVCNT còn được các tổ
chức phát hành thẻ đưa vào chương trình quảng cáo khuyến mãi với đông đảo lượng
khách hàng của mình.
- Đối với tổ chức phát hành thẻ (TCPHT): Việc phát hành thẻ cho phép các tổ chức
phát hành đưa ra các dịch vụ mới cho khách hàng. Đây là phương tiện tối ưu để hấp
dẫn khách hàng mới và tăng thêm thu nhập cho TCPHT từ các phí phát hành và sử
dụng thẻ. Mặt khác, đây là một loại tín dụng tiêu dùng hiện đại, góp phần đa dạng
hóa hình thức kinh doanh của các ngân hang phát hành, mở rộng hoạt động của
ngân hàng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt, việc khách hàng sử dụng thẻ luôn duy trì
số dư trên tài khoản sẽ là phần quan trọng trong việc tăng nguồn vốn huy động của
ngân hàng. Cũng thông qua đó, uy tín và danh tiếng của ngân hàng phát hành được
nâng lên nhờ việc cung cấp các dịch vụ đầy đủ.
- Đối với tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT): Được hưởng hoa hồng thanh toán, lệ phí
khi làm đại lý thanh toán cho TCPHT. Vì nhờ làm trung gian thanh toán thẻ nên uy
tín của TCTTT cũng được tăng lên, giúp giữ được khách hàng (vốn là những nhà
bán buôn, bán lẻ) để họ không chuyển hoạt động qua các tổ chức khác.
1.2.6. Hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại
1.2.6.1. Hoạt động phát hành
Hoạt động phát hành của ngân hàng bao gồm việc quản lý và triển khai toàn
bộ quá trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu nợ khách hàng. Ba quá trình này có
vai trò quan trọng như nhau, có liên quan chặt chẽ đến việc phục vụ khách hàng và
quản lý rủi ro cho ngân hàng. Các tổ chức tài chính, các ngân hàng phát hành thẻ
phải xây dựng các quy định về việc sử dụng thẻ và thu hồi nợ: số tiền thanh toán tối
thiểu, ngày sao kê, thời gian ân hạn, các loại phí và lãi, hạn mức tín dụng tối đa, tối
thiểu, các chính sách ưu đãi đối với chủ thẻ.

×