Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

nghiên cứu giá trị du lịch của thăng long tứ trấn phục vụ loại hình du lịch tâm linh trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.21 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại Học Dân Lập Đông Đô
Khoa Du Lịch
O0O
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DU LỊCH CỦA THĂNG LONG TỨ
TRẤN PHỤC VỤ LOẠI HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI”
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS – TS NGUYỄN THỊ HẢI
Sinh Viên Thực Hiện : PHẠM ĐẠI PHÚC
Khóa : K15VH1 (2009 – 2013)
Chuyên Ngành : Văn Hóa Du Lịch

HÀ NỘI, 2013
LỜI CẢM ƠN
Dưới sự dẫn dắt chỉ bảo tận tình của thầy cô trong khoa Du Lịch –Trường
Đại Học Dân Lập Đông Đô, trong suốt 4 năm học vừa qua em đã tiếp thu được
rất nhiều kiến thức bổ ích, những vốn sống thực tế quý báu trong hành trang
bước vào đời.
Đặc biệt, trong năm học cuối cùng của quãng đời sinh viên này đối với em
là một kỉ niệm đẹp mãi không quên, các thầy cô đã dậy bảo em trong những năm
vừa qua, để giờ đây em vận dụng những kiến thức đã học, để em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô giáo, Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ
Nguyễn Thị Hải – Người đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong thời gian hướng
dẫn tìm hiểu đề tài và hoàn thành bài khóa luận.
Em xin cảm ơn Thầy giáo, Tiến Sĩ Vũ Đình Thụy – Trưởng Khoa Du Lịch
và các thầy cô giáo trong Khoa Du lịch đã giúp đỡ em nhiều trong những năm
học vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn đền những người thân trong gia đình, bạn bè đã cổ


vũ động viên tinh thần giúp em hoàn thành bài khóa luận này.
Mặc dù em đã cố gắng nhiều những không tránh được những thiếu sót
trong quá trình làm khóa luận, do thời gian có hạn và kiến thức kinh nghiệm còn
ít, nên khóa luận còn nhiều thiếu sót. Em rất mong có được những ý kiến đóng
góp chỉ bảo của thầy cô giáo để quá trình học tập nghiên cứu tiếp theo của em
tiến bộ nhiều hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2013.
Sinh viên thực hiện: Phạm Đại Phúc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2.M ục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Kết cấu của đề tài 4
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch tâm linh 5
1.1 Các khái niệm liên quan 5
1.1.1 Khái niệm văn hóa 5
1.1.2 Khái niệm tâm linh 6
1.1.3 Khái niệm Văn hóa tâm linh 6
1.1.4 Khái niệm du lịch tâm linh 7
1.2 Đặc điểm Văn hóa tâm linh ở Việt Nam 8
1.3 Giá trị văn hóa tâm linh đối với du lịch 10
1.4 Các đối tượng gắn với giá trị văn hóa tâm linh 12
1.4.1 Đền 12
1.4.2 Chùa 15
1.4.3 Phủ 16
1.4.4 Đình 16

1.4.5 Am 17
1.4.6 Nghè 18
1.4.7 Điếm 18
1.4.8 Quán 18
1.4.9 Miếu 18
1.4.10 Đàn 19
Chương 2: Giá trị văn hóa tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn và thực trạng
khai thác phục vụ du lịch 20
20
2.1 Giới thiệu khái quát Thăng Long Tứ Trấn 20
2.2 Các giá trị văn hóa tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn 21
2.2.1 Đền Bạch Mã 21
2.2.2 Đền Quán Thánh 27
2.2.3 Đền Kim Liên 31
2.2.4 Đền Voi Phục 36
2.3 Thực trạng khai thác phục vụ du lịch ở Thăng Long Tứ Trấn 40
2.3.1 Các tổ chức quản lí Thăng Long Tứ Trấn 40
2.3.2. Các hoạt động dịch vụ văn hóa tâm linh tại Thăng Long Tứ Trấn 42
2.3.3. Đối tượng Khách du lịch Thăng Long Tứ Trấn 43
2.3.4 Một số chương trình tour du lịch tham quan Thăng Long Tứ Trấn 44
2.3.5 Những ưu điểm và nhược điểm 47
Chương 3: Một số giải pháp phát huy giá trị của Thăng Long Tứ Trấn phục
vụ du lịch 48
3.1 Giải pháp về tổ chức và quản lí 48
3.2 Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch 48
3.3 Giải pháp về nguồn nhân lực 49
3.4 Giải pháp về cảnh quan 50
3.5 Giải pháp về tăng cường tuyên truyền, quảng bá và hoạt động nghiên cứu 50
3.6 Giải pháp nâng cao nhận thức người dân 51
KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu, một
hiện tượng phổ biến trong nền kinh tế xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng
nhanh. Hoạt động du lịch đã thu hút lực lượng lao động, tạo ra nhiều việc làm
trong ngành du lịch, góp phần lớn vào việc phát triển nền kinh tế đất nước. Do vậy
nhiều quốc gia trên thế giới đã chú trọng đến việc phát triển ngành du lịch trở
thành một ngành mũi nhọn, một ngành công nghiệp thực thụ.
Ở nước ta hiện nay cũng đang có sự chuyển biến lớn về kinh tế, từng bước phát
triển về cơ sở hạ tầng, thúc đẩy ngành du lịch tiền lên, nhờ đó mà số du khách quốc
tế và nội địa tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Do số lượng du
khách đông đảo, thành phần du khách khác nhau nên cũng có nhiều loại hình du
lịch khác nhau được thực hiện: du lịch văn hóa, du lịch mua sắm, du lịch sinh thái,
du lịch mạo hiểm, du lịch dưỡng sinh, du lịch về nguồn,… Trong những năm gần
đây, một loại hình du lịch khá thu hút khách, đó là du lịch Văn hoá Tâm Linh –
thăm quan tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa tâm linh.
Mới gần đây xuất hiện một tập sách đồ sộ có nhan đề là ‘‘Tích hợp đa văn hóa
đông tây cho một chiến lược giáo dục tương lai’’, tác giả Nguyễn Hoàng Phương,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995 có đề cập khá nhiều đến vấn đề tâm linh, và có đưa
ra nhận xét: ‘Tâm linh là nghi lễ ma thuật của các tộc người nguyên thủy.Tâm linh
là bói toán, tiên tri ở thời cổ đại.Tâm linh là tôn giáo, thần học ở thời trung cổ.Ở
thời cận hiện đại, tâm linh là ngoại cảm, tâm linh là sự hài hòa vũ trụ, biểu hiện
ở‘‘ý thức con người là một tiểu vũ trụ’’tâm linh là chủ nghĩa duy linh. Đặc biệt là
sự khẳng định chắc chắn của tác giả: ‘‘Các hiện tượng tâm linh sẽ trở thành khoa
học thống soái của các thế kỉ sau, cũng như khoa học vật lí là đế vương của thế kỉ
này’’(Tích hợp đa văn hóa Đông – Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai,
Nguyễn Hoàng Phương, nxb Giáo dục, Hà Nội – 1995, trang 727).

1
Như vậy, vấn đề tâm linh đang được nhiều người quan tâm chú ý tới, do đó
trong khoảng thời gian những năm gần đây các chương trình tour du lịch văn
hóa tâm linh ngày càng phát triển mạnh. Hà nội là thủ đô của Việt Nam, có
hang ngàn di tích văn hóa, lịch sử hấp dẫn, là nguồn tài nguyên lớn cho ngành
du lịch phát triển.
Thăng Long Tứ Trấn – bốn ngôi đền Trấn Yểm bốn Phương Đông Tây Nam
Bắc trên long mạch lớn Hà Nội, đã có từ lâu đời, là đối tượng thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, kiến trúc. Làm thế nào để thu hút
lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Thăng Long Tứ Trấn, lam thế
nào để bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Đó đang là những
câu hỏi đặt ra cho ngành du lịch nói chung và cho địa điểm du lịch Thăng Long
Tứ Trấn nói riêng. Đó cũng là lí do mà em chọn đề tài “Nghiên cứu giá trị du lịch
của Thăng Long Tứ Trấn phục vụ loại hình du lịch tâm linh trên địa bàn Hà Nội’’.
2.M ục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mục tiêu : Tìm hiểu và đưa ra những đánh giá về những giá trị quý báu và
hiện trạng du lịch của Thăng Long Tứ Trấn, từ đó nhấn mạnh khả năng phục vụ
du lịch tâm linh trên địa bàn Hà Nội, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thu
hút khách đến với những di tích văn hóa tâm linh ngày càng nhiều.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài : Nghiên cứu khả năng khai thác tài nguyên
du lịch văn hóa tâm linh tại 4 Đền thờ, Đền Bạch Mã, Đền Quán Thánh, Đền Kim
Liên, Đền Voi Phục. Đề tài cũng sẽ trở thành một tài liệu phục vụ cho việc nghiên
cứu tìm hiểu về Thăng Long Tứ Trấn, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Giá trị văn hóa tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn phục vụ du lịch tâm linh về
các di tích lịch sử văn hóa tâm linh ‘‘Thăng Long Tứ Trấn’’: Thăng Long Tứ
Trấn gồm có bốn ngôi đền thờ lớn trấn giữ bốn Phương Đông Tây Nam Bắc của
Hà Nội:
2
Trấn Bắc: Đền Quán Thánh nằm ở ngã tư đường Thanh Niên và Quán Thánh.

Trấn Nam: Đền Kim Liên nằm trên đường Kim Liên mới, phường Đống Đa.
Trấn Đông: Đền Bạch Mã: số nhà 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm.
Trấn Tây: Đền Voi Phục tọa lạc bên hồ Thủ Lệ, nay thuộc phường Cầu Giấy, Quận
Ba Đình.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Khóa luận tập trung nghiên cứu dựa trên giá trị tâm linh những nguồn tài liệu
khác nhau nhằm tiếp cận với Thăng Long Tứ Trấn dưới góc độ một sinh viên du
lịch để hiểu rõ hơn những tiềm năng vốn có, từ đó đề ra một số giải pháp tiếp tục
phát triển hơn nữa tiềm năng đó nhằm thu hút ngày càng đông đúc lượng khách
du lịch đến với Thăng Long Tứ Trấn, thực trạng du lịch và phương hướng thúc
đẩy du lịch tại Thăng Long Tứ Trấn trên phạm vi một bài khóa luận tốt nghiệp.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được nhiệm vụ của đề tài, có một số phương pháp chủ yếu
sau đây:
Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa: Phương phát này có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong việc đánh giá một cách khách quan về tài nguyên du lịch ,việc
khảo sát giúp em có cái nhìn thực tế và tổng quát hơn về tài nguyên du lịch mà
trước đó em vốn chỉ biết qua sách vở ,báo chí ,mặt khác nó giúp người nghiên cứu
có thể khẳng định được tính chính xác của thông tin.
Phương pháp thống kê: Tổ chức sử lý các số liệu ,thu thập số liệu về đối tượng
nghiên cứu
Phương pháp tra cứu, thu thập tài liệu: Đây là phương pháp có tính hệ thống cao ,
mang lại hiệu quả nhất định cho người thực hiện ,phương pháp này ta phải thu thập
thông tin chính xác nhất, cần thiết nhất phù hợp với mục đích và yêu cầu của bài.
3
6. Kết cấu của đề tài.
Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phục lục có 3
chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch tâm linh.
Chương 2: Giá trị văn hóa tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn và thực trạng khai

thác phục vụ du lịch.
Chương 3: Một số giải pháp phát huy giá trị của Thăng Long Tứ Trấn phục vụ
du lịch.
4
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch tâm linh.
1.1 Các khái niệm liên quan.
1.1.1 Khái niệm văn hóa.
Hiện nay có tới hơn 300 định nghĩa về văn hóa.Trong đó quen thuộc thường
hay nhắc đến đó là khái niệm văn hóa của Taylor – nhà dân tộc người Anh nêu ra
năm 1871: “Văn hóa là những tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng và thói
quen con người đạt được với tư cách là thành viên trong xã hội”.Hoặc theo
Paulmush: “Văn hóa là toàn bộ những hình ảnh đã nắm bắt được soi sáng và
chuyển dịch các hình ảnh ấy vào trong tập quán cá nhân và tập thể”. Theo Các Pốp
– nhà văn Liên Xô trước đây: “Văn hóa là toàn bộ những của cải vật chất và tinh
thần, kết quả của những hoạt động có tính chất xã hội và lịch sử của loài người
(…) Văn hóa là một hiện tượng nhiều mặt phức tạp liên quan đến nền sản xuất và
chế độ kinh tế của đời sống xã hội – văn hóa biểu hiện trong một mặt của đời sống
xã hội”.
Mới đây nhân dịp phát động thập kỉ thế giới phát triển văn hóa (1988 – 1997),
tổ chức văn hóa thế giới Unessco đã công bố định nghĩa mới về văn hóa: “Văn hóa
là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh
thần của xã hội. Nó không thuần túy bó hẹp trong các sáng tác nghệ thuật mà bao
gồm cả phương thức sống, những quyền con người cơ bản, truyền thống, tín
ngưỡng”.
Những khái niệm văn hóa trên tuy chưa trực tiếp nhắc đến chữ tâm linh nhưng
đã nhắc đến tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, truyền thống, những chữ gắn
liền với tâm linh, với niềm tin thiêng liêng. Niềm tin thiêng liêng về những vị thần
hộ mệnh đã hình thành tín ngưỡng thờ thần ở làng xóm, gia đình. Niềm tin về biểu
tượng mẹ đã hình thành tín ngưỡng thờ mẫu ở nước ta.Phật giáo, Đạo giáo, Gia Tô

giáo được duy trì đến ngày nay là có niềm tin thiêng liêng của tín đồ các tôn giáo
5
đó. Tín ngưỡng là tục thờ cúng tổ tiên của người Việt là niềm tin vào tổ tiên thiêng
liêng có thể phù hộ cho con cháu được duy trì.
1.1.2 Khái niệm tâm linh.
“Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin
thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin
thiêng liêng ấy được đọng lại ở biểu tượng, hình ảnh, ý niệm.”
Tâm linh là những cái trừu tượng, thiêng liêng, thanh khiết, giá trị tâm linh bắt
nguồn từ những cái thiêng liêng. Tâm linh là cái nền vững chắc, là hằng số, và vĩnh
cửu trong nhiều mối quan hệ con người.
Một số ý kiến nhận định, tâm linh là khái niệm chỉ những hiện tượng liên quan
đến thế giới linh hồn của con người khi chết, gắn liền với những biểu tượng huyền
bí, dị thường và đậm màu sắc mê tín.
Có một số ý kiến cho rằng, tâm linh hay văn hóa tâm linh là một phạm trù đặc
biệt, bao hàm những giá trị tinh thần phong phú, cao siêu của con người, cao hơn
khái niệm đời sống tinh thần. Một nhà nghiên cứu nhận định: “Trong tâm linh đã
hội tụ đủ: Lòng vị tha, Đạo đức, Tinh thần, Ý chí, Linh hồn v.v”…, cho rằng tâm
linh là sự tồn tại siêu hình của con người…
Tâm linh chính là biểu tượng trong đời sống tinh thần của con người với tất cả
sự phong phú, phức tạp của nó. Không nên đơn giản hóa tâm linh là mê tín dị
đoan, song cũng không nên “thần bí hóa”, “ghê gớm hóa” khái niệm tâm linh, gán
cho nó những đặc tính cao siêu, phi thường, coi đó là cứu cánh của nhân loại, của
khoa học.
1.1.3 Khái niệm Văn hóa tâm linh.
Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện ở những giá trị thiêng liêng trong cuộc
sống đời thường và biểu hiện niềm tin trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo.
Như vậy khi nói đến văn hóa tâm linh, nội dung quan trọng phải đề cập đến là
niềm tin, là cái thiêng liêng cao cả.
6

Tất cả những biểu hiện liên quan tới đời sống tâm linh con người sẽ tạo nên văn
hóa tâm linh. Cũng như tất cả mọi hiện tượng trong cuộc sống, văn hóa tâm linh có
những mặt tích cực và tiêu cực, vì vậy cần phải có một cái nhìn hiện chứng, khách
quan để có cách ững xử hợp lý, phát huy được mặt tích cực và hạn chế những ảnh
hưởng của nó đối với đời sống cộng đồng.
1.1.4 Khái niệm du lịch tâm linh.
Du lịch tâm linh là gì ? du lịch tâm linh là kết hợp việc “đi cho biết đó biết đây”
với “tín ngưỡng” . Đó là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống con người, nhằm
mang lại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn.
1) Đi cho biết đó biết đây chính là mục đích của du lịch nhằm mở mang kiến thức
về thiên nhiên và con người nơi mình đến. Du lịch còn là một liệu pháp xả stress
rất hiệu quả. Ngày nay, đời sống con người quá nhiều tất bật, quá nhiều bận rộn lo
toan, quá nhiều cạnh tranh trên mọi mặt đời sống v.v… khiến cho con người luôn
phải chịu nhiều sức ép từ cuộc sống. Du lịch chính là cứu tinh mang đến cho con
người những giờ phút thong dong, tạm quên những phiền toái đời thường để tận
hưởng cái đẹp của cuộc sống.
2) Tín ngưỡng: nói đến tâm linh tức là nói đến tín ngưỡng. Tín ngưỡng gồm có tín
ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian.
Từ tín ngưỡng tôn giáo, người ta tổ chức những lễ hội tôn giáo như : lễ hội Chùa
Hương (Hà Tây), lễ hội Quán Thế Âm (Đà Nẵng), lễ hội Ponagar (Nha Trang), lễ
hội Đôl ta của người Khơ Me các tỉnh miền Tây Nam Bộ v.v…
Từ tín ngưỡng dân gian, chúng ta thấy có các lễ hội Thánh Gióng (Hà Nội), lễ hội
Tế Cá Ông (Bình Thuận), lễ hội vía Bà Tây Ninh, lễ hội vía Bà núi Sam (Châu
Đốc) v.v.
Như vậy, qua danh từ du lịch tâm linh, chúng ta thấy có hai vế trong cụm từ này :
- Vế thứ I: Du lịch
- Vế thứ II: Tín ngưỡng
7
Phân tách cụm từ này, chúng ta thấy giữa hai nhu cầu du lịch và nhu cầu tín
ngưỡng tác động một cách ngang bằng nhau. Có khi nhu cầu tâm linh là động cơ

chính, có khi nhu cầu du lịch là động cơ chính. Tuy nhiên kết quả hưởng thụ của
khách du lịch tâm linh luôn luôn là cùng một mức độ mặc dù đi với động cơ nào.
Nếu điểm qua tất cả các lễ hội trong cả nước và các danh lam thắng cảnh thu hút
khách du lịch hiện nay thì chúng ta thấy tỉ lệ du lịch tâm linh trong tổng thể nền du
lịch của nước ta là không nhỏ, nếu không muốn nói du lịch tâm linh chiếm một tỷ
trọng ngang bằng với các loại hình du lịch khác cộng lại
1.2 Đặc điểm Văn hóa tâm linh ở Việt Nam.
Văn hóa tâm linh có những biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng trong đời
sống của người Việt, ăn sâu vào mọi mặt đời sống: tâm linh trong đời sống cá
nhân, trong đời sống gia đình, trong cộng đồng làng xã, tâm linh với Tổ quốc giang
sơn đất nước, tâm linh trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội…
Phổ biến là phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân trong mỗi
gia dình. Còn lại là hiện tượng thờ cúng thần thánh, tiên phật, những thế lực siêu
nhiên, các anh hung dân tộc. Ở phạm vi cộng đồng là tục thờ cúng thành hoàng,
các vị thần, các vị tổ sư, các vị anh hung đã có công với nước, các danh nhân văn
hóa…
Hoạt động văn hóa tâm linh được biểu hiện phần lớn trong lĩnh vực tôn giáo.
Do ảnh hưởng của các tôn giáo, người Việt tổ chức xây đền chùa, miếu mạo, nhà
thờ, giáo đường… và thực hành các nghi lễ cầu cúng. Cũng thông qua tôn giáo mà
con người thể hiện rõ ràng hơn niềm tin vào các đấng siêu nhiên tối cao.
Các không gian linh thiêng phục vụ cho hoạt động tâm linh là: ngôi đình làng,
ngôi đền, nghè, điện, điếm, miếu, phù, chùa tháp, quán, am, nhà thờ. Những công
trình, hiện vật liên quan đến văn hóa tâm linh đều đã trở thành những di sản văn
hóa, lịch sử quý giá, nhiều công trình văn hóa tâm linh được xây dựng ở những địa
điểm có phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, kì thú đã trở thành những điểm du lịch hấp
dẫn…
8
Các công trình phục vụ cho văn hóa tâm linh đều là cài sản chung của cộng
đồng, được cả cộng đồng chăm lo, tu bổ, giữ gìn và bảo vệ, trao quyền cho nhau từ
thế hệ này sang thế hệ khác.

Đặc điểm các nghi thức, nghi lễ thờ cúng ở các di tích văn hóa tâm linh bao giờ
cũng mang yếu tố “Thiêng”: Thời gian thiêng, không gian thiêng, ngôn ngữ, văn tự
thiêng. Nghi lễ là những nghi thức, cách thức mà con người dâng lễ vật lên cúng
thần linh, nhằm “hữu thể hóa”, “hiện thực hóa” cái thiêng liêng vốn vô hình, tạo ra
sự giao thoa giữa Người – Thần, Đời – Đạo,… tạo ra sự cộng cảm, mênh mông
trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Nhiều lễ hội văn hóa tâm linh trở thành những nét bản sắc văn hóa vùng miền,
dân tộc độc đáo.
Thế giới văn hóa tâm linh của người Việt được xây dựng theo mô hình
“dương sao, âm vậy – trần sao, âm vậy”. Vì vậy, nên coi đây là quan niệm xuất
phát để tìm hiểu về mô hình thế giới tâm linh của người Việt. Vì quan niệm “trần
sao âm vậy” nên mới có những tục lê như chia của cho người chết, chon theo
người chết tiền bạc, các đồ dùng, rồi nghi lễ đốt vàng mã cũng là một cách để “tiếp
tế” cho người chết. Có gia đình trước mỗi bữa ăn con cháu đều cất lời mời bà
ngoại mới mất về ăn cơm.
Hình thành từ xã hội nguyên thủy, người Việt có tín ngưỡng bách thần “thần
cây đa, ma cây gạo”, gán cho các thế lực siêu nhiên, các sự kiện chưa giải thích
được là các vị thần. Thế giới thần linh bao gồm thần Sông, thần Núi, thần Biển,
thần Lửa, thần Sấm Sét… và còn có cả thần Bếp, thần Tài, thần Nhaanduyeen…
Nhân gian có người xấu người tốt nên các vị thần cũng có thần Thiện và thần Ác,
có thánh thần luôn giúp người và cũng có ma quỷ chuyên hại người.
Do ảnh hưởng của xã hội phong kiến, thế giới tâm linh cũng được hình dung
thoe một mô hình tổ chức tương tự: trên có Ngọc Hoàng Thượng Đế, có các vị
thần bề tôi với các cơ quan chuyên trách, giữa có thế giới người trần mắt thịt
9
và dưới đất có Diêm Vương phụ trách việc xét xử những linh hồn của con
người trần gian.
Một đặc điểm khá nổi bật trong văn hóa tâm linh Việt Nam, đó là tính “vô tôn
giáo”, hoặc tín ngưỡng đa thần, đã đưa nhiều thần linh khác nhau vào thờ trong
cùng một nơi. Trong đền, chùa, cùng lúc thờ thần, phật, thánh mẫu,… thể hiện tính

đa giáo đồng nguyên.
Người Việt cho rằng người xấu sau khi chết sẽ được xét xử, ai tốt sẽ được lên
Thiên đường hay cõi tiên, được đầu thai, có kiếp sau sung sướng, ai xấu sẽ bị trừng
phạt, kiếp sau phải chịu khổ. Và linh hồn của tiền nhân, của tổ tiên luôn bên cạnh
con cháu, chứng giám, độ trì cho con cháu.
Văn hóa tâm linh có những mặt tích cực không thể phủ nhận trong đời sống
cộng đồng. Đó là sợi dây kết nối cộng đồng, lưu giữ truyền thống, giáo dục lòng
nhân ái, vị tha, ý thức hướng thượng, hướng thiện. Các tôn giáo khác nhau về giáo
lý song đều gặp nhau ở tinh thần nhân ái, khoan dung, triết lý nhân bản.
Văn hóa tâm linh là chỗ dựa về mặt tinh thần, xoa dịu những đau thương mất
mát cho tâm hồn. Có thể hình dung yếu tố tâm linh tạo nên chiều sâu, sức sống co
nền văn hóa cộng đồng, dân tộc.
1.3 Giá trị văn hóa tâm linh đối với du lịch.
Với các công trình kiến trúc thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật phục vụ tôn
giáo tín ngưỡng của người dân thì ở đó chứa đựng giá trị tâm linh tinh thần rất lớn.
Sự tồn tại của nó gắn liền với sự tồn tại của linh thiêng – một huộc tính vốn có,
không thể thiếu trong hoạt động tâm linh của con người. Nó thỏa mãn cho nhu cầu
tôn giáo của một bộ phận lớn các tầng lớp nhân dân, củng cố niềm tin tưởng hi
vọng ở tương lai tốt đẹp, đồng thời góp phần khơi dậy và củng cố tính thiện ở mỗi
con người.
Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa tâm linh là tài sản của nhân dân Việt Nam,
là sản phẩm sáng tạo, thành quả lao động dựng xây, giữ gìn và bảo vệ của bao thế
10
hệ người Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Nó phản ánh và mang dấu ấn của lịch
sử trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực trên nhiều bình diện.
Hệ thống di tích lịch sử văn hóa tâm linh là những biểu hiện của nền văn hóa và
văn minh dân tộc, nó là sản phẩm nhưng cũng là hệ quả của quá trình vận động
phát triển trong cơ tầng xã hội và và giao thoa ánh xạ văn hóa giữa các quốc gia,
dân tộc trong khu vực và trên thế giới.
Hệ thống di tích lịch sử văn hóa tâm linh còn là nơi lưu giữ, trưng bày, phô diễn

những hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam, là nơi kết tinh các giá trị lịch
sử – văn hóa – xã hội, là cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu tìm hiểu về đất nước
con người Việt Nam trong tiến trình lịch sử.
Với những vai trò như trên, việc đưa các di tích văn hóa tâm linh trở thành sản
phẩm du lịch là điều cần thiết. Trong sự phát triển du lịch của đất nước, các di tích
lịch sử văn hóa tâm linh trở thành một trong những “điểm chốt”để xây dựng các
tuyến du lịch văn hóa, mở rộng các tour du lịch văn hóa đặc sắc tới các vùng quê
hương khác của đất nước, nối rộng và mở thêm hiểu biết cho nhân dân các địa
phương, đồng thời khai thác các thế mạnh của các vùng miền trong tổng thể phát
triển kinh tế xã hội quốc gia.
Đưa du khách tới thăm các di tích lịch sử văn hóa tâm linh, đối với một số đối
tượng khách còn là dịp tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với các sự kiện, nhân vật lịch
sử được lưu giữ, tôn thờ tại các điểm di tích. Bằng các hoạt động tôn giáo tín
ngưỡng của mình tại các tuyến điểm di tích,du khách được thỏa mãn nhu cầu tâm
linh tinh thần chính đáng của mình, phù hợp với hệ thống pháp luật nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định: “Người Việt Nam có quyền tự do tín
ngưỡng và tự do tín ngưỡng”. Đây cũng là một thế mạnh đáng kể mà hệ thống di
tích lịch sử văn hóa tâm linh đem đến cho du lịch, giúp tang thêm nguồn thu từ du
khách với nhiều đối tượng khách khác nhau, không phụ thuộc vào giới tính, lứa
tuổi, chủng tộc, quốc tịch hay nghề nghiệp, địa vị – vị trị trong xã hội, ý thức hệ tư
tưởng, tâm lí tình cảm.
11
Đưa du khách đến với các di tích lịch sử văn hóa tâm linh chính là hình thức
phát triển du lịch bền vững. Xét dưới góc độ vật thể, muốn phát triển du lịch bền
vững thì các điểm tham quan du lịch phải tồn tại bền vững lâu dài. Dưới góc độ
này, hệ thống di tích lịch sử văn hóa tâm linh chính là những công trình bền vững
nhất trong các loại hình kiến trúc trên tất cả các giác độ.
Về hoạt động du lịch, dịch vụ ở Việt Nam, trong khi chúng ta chưa xây dựng
được một cách đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch, chưa có nhiều
các khu du lịch mới, hiện đại thì ngành du lịch đang triệt để khai thác giá trị nhiều

mặt từ hệ thống di tích để thu lợi từ hoạt động kinh doanh lữ hành. Việc đó dưới
góc độ nào đó có thể tạm thời gọi người làm du lịch là “ tay không bắt giặc, mài sử
ra tiền ”, tạo ra kết quả kinh doanh du lịch, một ngành kinh tế mũi nhọn, nghành
kinh tế trọng điểm có tính tổng hợp, đa dạng.
1.4 Các đối tượng gắn với giá trị văn hóa tâm linh.
1.4.1 Đền
Theo từ điển Tiếng Việt, Đền là nơi thờ Thần Thánh hoặc những Nhân Vật lịch
sử được tôn sùng như Thần Thánh.
Đền một loại hình di tích khá phổ biến ở Việt Nam, có mặt ở khắp mọi nơi trên
các miền đất nước với niên đại và khởi đại khác nha u. Có lẽ việc thờ cúng
trong những ngôi Đền của người Việt chính là những biểu hiện rõ nét trong cách:
“Ứng xử văn hóa” của con người với tiền nhân của mình.
Đối tượng được thờ cúng trong Đền có thể là:
- Thờ tổ tiên và những biểu tượng về tổ tiên của dân tộc như Đền HÙNG thờ
Vua Hùng (Phú Thọ), Đền Cuông (Nghệ An) thờ An Dương Vương.
- Thờ những anh hùng văn hóa trong đời sống văn hóa tâm linh – tinh thần
của các cộng đồng dân cư, những đối tượng siêu thực đã được nhân cách hóa mang
những biểu tượng cho ước vọng nhân dân về các lĩnh vực khác nhau: chiến thắng
12
ngoại xâm (Đền Gióng – Sóc Sơn, Hà Nội), chiến thắng thiên tai (Đền Và – Sơn
Tây, Hà Nội), ước vọng về tình yêu (Đền Đa Hòa – Khoái Châu, Hưng Yên).
- Thờ những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà cuộc đời và sự
nghiệp của họ gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc: Đền thờ Bác Hồ ở các tỉnh Nam
Bộ, Đền Thờ Nguyễn Trãi ở Hải Dương.
- Thờ những danh nhân, danh tướng mà cuộc đời sự nghiệp họ gắn chặt với
một giai đoạn lịch sử của đất nước, hay có công khai phá, xây dựng, bảo vệ một
vùng đất… để rồi họ đi vào đời sống tinh thần của các thế hệ cư dân sau đó. Đó là
những con người: “sinh tướng tử vi thần” như Đức Thánh Trần ở đền Kiếp Bạc
(Chí Linh, Hải Dương), Nguyễn Công Trứ (Kim Sơn, Ninh Bình)…
- Thờ những anh hùng liệt sỹ đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

- Thờ những đối tượng siêu hình có thể là nhân thần, tự nhiên thần,… mà tính
danh sự nghiệp,công trạng không rõ nhưng từ lâu đã đi vào đời sống cộng đồng cư
dân bản địa, được người dân thờ phụng với mong muốn sẽ mang lại phúc lành,
những điều tốt đẹp cho họ.
Những vị thần tương đối danh tiếng thường thờ ở các Đền lớn, quy mô của Đền
thường lớn hơn các công trình như Nghè, Miếu. Nhìn chung, các di tích thuộc loại
hình Đền thường là những di tích mà ở đó đối tượng được thờ là Thần, Thánh hay
những nhân vật đã được thần thánh hóa.
Đôi khi với tính chất như vậy nên Đền thờ thường là dạng kiến trúc nửa Đền
thờ, nửa cung điện. Ở các di tích này,hai bên phía trước của Đền thường có bia
“Hạ Mã” Xuống Ngựa. Khi qua đó mọi người đều phải: “khuynh cái, Hạ Mã” –
nghiêng tàn, lọng, bỏ mũ nón, xuống Ngựa để thể hiện và bày tỏ sự tôn kính đối
với vị Thần được thờ trong di tích.
Cửa ra vào các đền thờ được gọi là Nghinh môn với cấu trúc 3 Cửa hoặc 5 cửa
ra vào như thông thường ở các loại di tích khác.
13
Hệ thống cổng cũng được xây dựng và trang trí với hình tượng các linh vật.
Trên sân, phía trước thường có tượng Voi, Ngựa với tư cách là những công cụ của
Thánh Thần. Trên sân, phía trước nhà tiền tế thường có bố trí nhang án lộ thiên để
cho các tín đồ lễ Thần từ xa, bởi vì ở một đền thờ không phải bất kì tín đồ nào
cũng có thể được vào trong hậu cung để chiêm bái Thần.
Trong các Đền thờ,đối tượng thờ cúng có thể là Nhiên Thần, Nhân Thần, những
anh hùng dân tộc hoặc anh hùng văn hóa đã từng có công trạng với dân với nước
cùng các bộ tướng của ngài. Đền thờ là nơi thâm nghiêm trong tâm thức người dân
nên đối tượng thờ cúng thường đặt trong hậu cung, cung cấm thâm nghiêm, có
khoảng cách nhất định với người dân. Đối tượng được thờ cúng được thể hiện qua
hình thức tượng tròn chân dung hay mô phỏng về đối tượng đó bằng tâm thức dân
gian. Ở nhiều công trình di tích, tượng tròn có thể được thay thế bằng thần vị, ngai
thờ với mũ áo của Thần. Tất cả đều được được đặt trong cung cấm.
Trong nội tự các ngôi Đền thường bài trí hệ thống đồ thờ, nghi trượng trang

nghiêm như lỗ bộ, bát bửu các Ngai, Kiệu và Chuông Trống, Khánh,… để tôn
vinh ngôi vị của Thần.
Về cấu trúc bình đồ, hầu hết các Đền thờ có kết cấu kiến trúc tập trung. Các
công trình kiến trúc bộ phận thường được bố trí hướng tâm với hạt nhân là cung
cấm nơi Thánh – Thần ngự với bình đồ một mặt phẳng. Với bình đồ nhiều cấp độ
khác nhau có thể xuất hiện các ngôi Đền thượng– trung – hạ được liên kết với nhau
trong mối liên hoàn thống nhất cao.
Có thể nói, với bất kì loại hình di tích nào cũng chứa đựng lịch sử nhưng ở loại
hình di tích Đền thờ, giá trị lịch sử có vẻ như ngưng đọng hơn, kết tinh trong từng
đường nét, hình khối, sắc màu của các công trình kiến trúc và hệ thống di vật trong
đó. Hệ thống Đền thờ tuy chỉ được xếp vào loại hình di tích gắn với tín ngưỡng
dân gian truyền thống nhưng lại là loại hình di tích quan trọng nhất trong hệ thống
các di tích gắn với tín ngưỡng dân gian truyền thống Việt. Cũng như nhiều loại
hình di tích khác, loại hình di tích Đền thờ ngày càng khẳng định vai trò,vị trí của
14
Đền thờ trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong hoạt động du lịch bởi những giá trị
lịch sử, nghệ thuật, tâm linh, tinh thần mà nó hàm chứa.
1.4.2 Chùa
Theo từ điển Tiếng Việt, Chùa là công trình kiến trúc dùng làm nơi thờ Phật.
Ngôi nhà làm nơi thờ Phật, thường lợp ngói, mái uốn cong.
Theo từ điển Phật học Việt nam của Thích Minh Châu –Minh Chi, NXB khoa
học xã hội, Hà Nội,1991 thì “Chùa là nơi thờ Phật, nơi tu học của tăng ni, có thể
gốc từ chữ Stupa (sanskirt), Thupa (Pali). Hán dịch âm là Đồ Bà hay Phù Đồ nghĩa
là Bảo Tháp, người Việt đọc chệch là âm thành Chùa”.
Chùa là công trình kiến trúc làm nơi thờ Phật và các tong đồ than tín của ngài.
Trong Chùa thường có hệ thống Tháp Phật Giáo để giữ gìn Xá Lỵ Phật và các bậc
tu hành. (Xá Lỵ là một phần di hài Đức Phật thu được sau khi hỏa táng như xương,
rang, tro…)
Trước khi ngôi đình làng xuất hiện ở nông thôn làng xã thì hầu như nông thôn
Việt Nam không có công trình công cộng nào trừ ngôi Chùa. Chính vì vậy mà có

thể vào khoảng thế kỉ XV trở về trước thì ngôi Chùa kiêm luôn chức năng của ngôi
Đình. Nhiều nơi ngôi Chùa đã được sử dụng như một trung tâm hành chính của địa
phương: họp hành…
Chùa đã từng là trường học dành cho các tăng sĩ và cư dân bản địa. Đây vừa
là nơi truyền thụ giáo lý Phật giáo, vừa là nơi truyền thụ tri thức nhân văn cho
nhân dân.
Chùa còn là nơi cư trú, học tập, tu luyện của những người có hoàn cảnh và điều
kiện đặc biệt trong xã hội như: (Trẻ mồ côi, người khuyết tật…)
Trong một số trường hợp ngôi Chùa còn kiêm luôn chức năng như là một bệnh
viện. Trong khuôn viên nội tự, người ta trồng rất nhiều cây thuốc để chữa trị cho
những người ốm đau. Ngôi Chùa trở thành nơi an dưỡng nghỉ ngơi hoặc luyện tập
để nâng cao sức khỏe, trí lực cho một bộ phận tu hành và dân bản địa.
15
Đối tượng thờ cúng trong Chùa: Phật, Mẫu, Thánh, Thần.
1.4.3 Phủ
Ngoại trừ là nơi ở, sinh hoạt và làm việc của các chúa dưới thời kì phong kiến
như Phủ chúa Trịnh, Phủ chúa Nguyễn hoặc là phủ đệ của các ông hoàng, bà
(công) chúa còn là để chỉ nơi dành cho việc thờ Mẫu, có thể đó là Mẫu Thiên, Mẫu
Địa, Mẫu Thoải (Thủy) hoặc phổ quát là Mẫu Liễu Hạnh. Những công trình di tích
nổi tiếng như Phủ Dầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội) …
Tín ngưỡng Thờ Mẫu ra đời khi con người có ý thức về giá trị của sự sinh sôi
nảy nở. Mà tư duy của cư dân nông nghiệp thường biện lý từ những cái cụ thể, nên
giá trị về sự sinh sôi nảy nở không có gì khác ngoài người Mẹ cụ thể mang nặng đẻ
đau sinh sôi nguồn nhân lực. Những gì sinh sôi nuôi sống, che chở, bảo vệ con
người chiến thắng thiên tai và thú dữ ấy chính là Mẹ. Và khởi nguồn của tín
ngưỡng thờ mẫu gắn với con người Việt khi còn cư trú ở núi rừng, với hình ảnh
đầu tiên là Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Sơn Lâm, rồi dần dần lan tỏa xuống đồng
bằng – Mẫu Thoải.
1.4.4 Đình
Đình làng là công trình kiến trúc công cộng của làng xã, dùng làm nơi diễn ra

các hoạt động chính trị tinh thần văn hóa xã hội của nhân dân ở nông thôn làng xã
dưới thời phong kiến.
Trong từ điển Tiếng Việt: “Đình làng là nơi thờ Thành Hoàng và họp việc làng”
Ngôi Đình làng là công trình công cộng của làng xã, có nhiều chức năng khác
nhau phục vụ cộng đồng cư dân, tựu chung lại có 4 chức năng cơ bản:
– Đình làng là trung tâm hành chính ở địa phương. Dưới thời phong kiến ngôi,
là trụ sở làm việc của chính quyền địa phương, nơi các quan chức,hào lý ở làng xã
triển khai các chính sách đôn đốc và duy trì các hoạt động hành chính, các hoạt
động liên quan đến đời sống chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội của địa phương.
16
– Đình làng là trung tâm tôn giáo – tín ngưỡng ở làng xã: Là nơi thờ cúng
Thành Hoàng của làng, vị thần bản mệnh, bảo trợ của làng xã. Ngoài ra còn là nơi
thờ các vị Hậu Thần, những Tiền Hiền, Hậu Hiền,… là những người có công với
làng xã trong việc kiến thiết, xây dựng,tu sửa các công trình công cộng của làng
xã. Nơi đây thường niên, định kì hay đột xuất diễn ra các nghi thức tôn giáo tín
ngưỡng liên quan đến đời sống tâm linh, tinh thần của người dân làng xã.
– Đình làng là trung tâm văn hóa xã hội ở địa phương, làng xã: Nơi diễn ra
các hoạt động văn hóa xã hội ở thôn quê như các lễ hội truyền thống, nơi diễn ra
các hình thức diễn xướng dân gian, các hoạt động trình diễn, biểu diễn nghệ thuật
như hát chèo, hát quan họ, hát nhà tơ, hát xoan, hát đúm, rối nước, cá hoạt động
văn hóa thể thao thi tài, diễn xướng. Với các cá nhân, ngôi Đình làng còn là nơi
gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với nhau.
– Đình làng là trung tâm văn hóa ẩm thực ở làng xã. Đình làng nơi diễn ra lễ
tế Thần Hoàng Làng với những lễ vật được chuẩn bị chu đáo, nơi tổ chức thi nấu
cỗ, chế biến những đồ ăn thức uống chọn ra những món ăn ngon nhất, những đồ
uống tốt nhất dâng lên Thánh Thần, thể hiện sự tôn trọng của người dân và cầu
mong sự giúp đỡ của Thánh Thần. Đình làng còn là nơi diễn ra các hoạt động ăn
uống cộng cảm giữa các thành viên trong làng xã tùy theo vai vế, vị trí của họ
trong xã hội.
1.4.5 Am

Là Chùa nhỏ, Miếu nhỏ nơi thờ các nhân vật lịch sử hay văn hóa hoặc thờ
cúng cộng đồng sinh linh (am cô hồn, am công đồng…) Theo từ điển Phật học,
Chùa nhỏ gọi là am. Thường am là nơi thờ Phật đồng thời là nơi tu hành của
người xuất gia.
Am còn là những ngôi nhà nhỏ hẻo lãnh, tĩnh mịch của người ở ẩn thời xưa. Đó
có thể là cá bậc thiền Sư hay Đạo Sĩ.
17
1.4.6 Nghè
Là kiến trúc sớm được dựng lên để thờ Thần ở những đơn vị nhỏ hơn làng. Ví
dụ như làng Lim ở Bắc Ninh có Nghè ở giáp Đoài, Nghè giáo Đông, Nghè hai giáp
Nam Bắc ở sau Đình làng Lim.
Sau này khi thi cử Nho học phát triển, thời Nguyễn, những Ông thi đỗ từ Tiến
Sĩ trở lên, dân làng phải dựng Đình nghi để Ông về ở, lâu dần gọi thành Đình
Nghè. Ông Nghè có quyền chiếm ruộng bất cứ nào trong Tổng, vì thế xưa kia có
câu: ‘‘chưa đỗ Ông Nghè đã đe Hàng Tổng’’. Khi Ông Nghè qua đời, nếu được
tôn làm Thần thì cũng được thờ trong Nghè.
1.4.7 Điếm
Là kiến trúc được dựng lên ở đơn vị nhỏ hơn làng, xóm,giáp, ngõ để thờ thần
thổ công, thổ địa trong xóm ngõ. Hàng năm ở Điếm, xóm, ngõ cũng có lệ cúng
Thần, tổ chức ăn uống, vui văn nghệ.
1.4.8 Quán
Gắn liền với Đạo giáo. Xuất phát từ xa xưa bên Trung Quốc có các nghĩa
Quán, những kiến trúc sơ sài dựng lên bên đường, trong đó để sẵn những đồ ăn,
nước uống. Những hiệp sĩ đi làm việc nghĩa, đến bữa cứ việc vào quán ăn uống
vừa đủ, không phải trả tiền. Dần về sau, nghĩa quán trở thành những nơi hoạt động
thờ cúng của đạo quán. Hiện nay ở Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng xung quanh
cũng còn ít di tích đạo quán.
1.4.9 Miếu
Có 3 dạng Miếu:
Miếu thờ Thần Cây,Thần Đá, Thần Núi, Thần Sông, Thần Giếng.

Miếu thờ Tổ nghành nghề, văn chỉ, Văn Miếu thờ Khổng Tử – người lập ra Nho
giáo, thờ các thầy dạy nho học. Võ Miếu thờ Quan Võ, Y Miếu thờ Tuệ Tĩnh, Hải
Thượng Lãn Ông, những vị đứng đầu y học cổ truyền nước ta.
18
Tôn Miếu, Miếu Thờ Tổ Tiên Nhà Vua: Thế Miếu, Thái Miếu.Thời phong kiến
Miếu còn là biểu tượng về tổ quốc, gọi là Tôn Miếu.
1.4.10 Đàn
Đàn thường không có sẵn kiến trúc, có thể cần thiết người ta dùng cho cuộc cầu
cúng nào đó. Còn thường thì Đàn được xây đắp sẵn nền ở một nơi cố định, khi tế lễ
người ta mới dựng tạm kiến trúc.
Ở kinh đô có Đàn Nam Giao, cũng gọi là viên khâu (gò tròn) gồm ba lớp bệ từ
to đến nhỏ chồng lên nhau, nơi hàng năm nhà Vua đến tế Trời.
Đàn xã tắc, cũng gọi là Đàn phương trạch (hồ vuông) gồm hai lớp bệ hình
vuông, nơi hàng năm, ngày xuân Vua đến tế Thần Xá Tắc (Thần Đất, Thần Lúa)
Ở các tỉnh lị thời Nguyễn thường đắp Đàn Tiên Nông, nơi quan đầu tỉnh hàng
năm đến tế Thần Sông, Thần Núi.
19
Chương 2: Giá trị văn hóa tâm linh của Thăng Long Tứ Trấn và thực trạng
khai thác phục vụ du lịch.

2.1 Giới thiệu khái quát Thăng Long Tứ Trấn.
Tứ trấn của Thăng Long – Hà Nội là nơi thờ bốn vị thần đã được phong sắc qua
các thời kì, trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn tồn tại bền vững trong ý
niệm tốt đẹp của người dân. Tứ trấn là một trong những kiến trúc văn hóa, được
tôn tạo để chào đón Hà Nội 1.000 năm tuổi.
Thời kì đất nước còn sơ khai, có nhiều hiện tượng thiên nhiên lạ mà con người
không thể giải thích .Do đó con người có suy nghĩ là nhờ các vị thần trấn giữ, để
cuộc sống của người dân được bình yên, xã hội được phát triển. Hà Nội là trung
tâm, là trái tim của cả đất nước, do đó việc trấn giữ được coi trọng bằng việc nhờ
cậy bốn vị thần, trấn giữ bốn phương.

Bốn ngôi đền trấn ngự ở bốn phương. Đó là phương thức sáng tạo không gian
thiêng, là quy hoạch của thành Thăng Long xưa, đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ Linh khí của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Tứ trấn tạo ra sức mạnh huyền
diệu, thần quyền, hỗ trợ cho thế quyền, để uy lực của Thủ đô ngày càng vững
mạnh, đất nước ngày càng yên vui.
Tứ trấn gồm: Đền Bạch Mã (phương Đông), thờ thần Long Đỗ, vị thần bảo hộ
kinh thành Thăng Long, đền Voi Phục (phương Tây), thờ thần Linh Lang Đại
Vương, đền Quán Thánh (phương Bắc), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, đền Kim Liên
(phương Nam), thờ thần Cao Sơn.
Phía Đông tượng trưng cho màu hồng, thể hiện khả năng phát triển, do đó trấn
phía Đông nhằm bảo vệ 36 phố phường Hà Nội, giúp cho việc phát triển công
thương, dịch vụ của kinh thành. Trấn phía Tây nhằm bảo vệ uy lực quân sự. Trấn
phía Bắc nhằm chống ngoại xâm, sự xâm nhập của các thế lực thù địch và trấn phía
20

×