Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (em) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè kim tuyên tại phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 123 trang )



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






























ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LÊ THỊ TRANG





“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT
HỮU HIỆU (EM) ĐẾN SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƢỢNG CHÈ KIM TUYÊN TẠI PHÚ THỌ”

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. ĐỖ THỊ NGỌC OANH
2. TS. ĐINH THỊ NGỌ




Thái Nguyên – Năm 2011


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin trích
dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn


Lê Thị Trang


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các
thầy cô giáo giảng dạy, thầy cô giáo hướng dẫn khoa học, được sự giúp đỡ của cơ
quan, các đồng ghiệp và gia đình. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và
kính trọng đến:
TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh – Khoa sau đại học – Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
TS. Nguyễn Thị Ngọc Bình – Phó Trưởng bộ môn Nông Lâm kết hợp – Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.

Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, tập thể giáo viên của trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
Tập thể lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía
Bắc.
Gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập, thực hiện đề tài.
Phú Thọ, ngày 18 tháng 9 năm 2011.
Tác giả luận văn


Lê Thị Trang


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………… ….………………… i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH……………………………………………………………………………………iv
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và yêu cầu 2
2.1. Mục đích 2
2.2. Yêu cầu 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3

1.2. Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) 5
1.2.1. Khái niệm 5
1.2.2. Thành phần và hoạt động của vi sinh vật trong chế phẩm EM 5
1.2.2.1. Vi khuẩn quang hợp 6
1.2.2.2. Vi khuẩn lactic 6
1.2.2.3. Xạ Khuẩn 6
1.2.2.4. Nấm men 7
1.2.2.5. Nấm sợi 7
1.2.3. Hoạt động tổng hợp của các vi sinh vật trong chế phẩm EM 7
1.2.4. Các dạng chế phẩm EM 8
1.3. Tình hình nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM)
trong nƣớc và trên thế giới 9
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM)
trên thế giới 9
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) ở
Việt Nam 12


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.4. Đặc điểm sinh trƣởng phát triển của chè Kim Tuyên 16
PHẦN II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Vật liệu nghiên cứu 18
2.2. Phạm vi nghiên cứu 18
2.3. Nội dung nghiên cứu 18
2.3.1. Nội dung nghiên cứu 18
2.3.2. Các công thức nghiên cứu 18
2.3.3. Bố trí thí nghiệm 20
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu 20
2.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng 20

2.4.2. Các chỉ tiêu về năng suất chè 22
2.4.3. Các chỉ tiêu phẩm cấp nguyên liệu 22
2.4.4. Các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu 23
2.4.5. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu của cây chè 24
2.4.6. Tính hiệu quả của phun chế phẩm 24
2.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu 25
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. Ảnh hƣởng của điều kiện thời tiết khí hậu trong thời gian nghiên cứu 26
3.2. Ảnh hƣởng của nồng độ phun chế phẩm đến thời gian bật mầm sau đốn của
chè Kim Tuyên 27
3.2.1. Ảnh hưởng của nông độ chế phẩm đến thời gian hoàn thành đợt sinh
trưởng búp và tốc độ tăng trưởng búp 28
3.2.1.1. Thời gian hoàn thành đợt sinh trưởng 28
3.2.1.2. Tốc độ sinh trưởng búp 29
3.2.1.3. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của chè Kim Tuyên 31
3.2.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm đến chất lượng nguyên liệu 33
3.3. Ảnh hƣởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến sinh
trƣởng của chè Kim Tuyên 36
3.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến tốc độ
tăng trưởng chiều cao cây và độ rộng tán 36


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến chiều cao
cây 38
3.3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến độ rộng tán
chè 39
3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu

(EM) đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 40
3.3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến chiều
dài búp và khối lượng búp 41
3.3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến mật độ búp
44
3.3.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến năng suất
46
3.3.3. Ảnh hưởng nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
(EM) đến phầm cấp nguyên liệu chè 48
3.3.4. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến thành phần
cơ giới búp chè 50
3.3.5. Ảnh hưởng nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
(EM) đến chất lượng chè 52
3.3.6. Ảnh hưởng nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
(EM) đến khả năng chống chịu sâu bệnh chè 54
3.3.6.1. Ảnh hưởng nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
(EM) đến rầy xanh hại chè 54
3.3.6.2. Ảnh hưởng nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
(EM) đến bọ cánh tơ hại chè 59
3.3.6.3. Ảnh hưởng nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
(EM) đến nhện đỏ hại chè 60
3.4. Hiệu quả kinh tế sau phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận 69
2. Đề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

EM:

Efective Microoganisms
TB:
Trung bình
LSD
05
:
Giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
CV%:
Mức độ biến động số liệu
P:
Hệ số Prob
CTV:
Cộng tác viên
ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC BẢNG

STT
Tên bảng
Trang
1
Điều kiện thời tiết khí hậu trong thời điểm nghiên cứu tại Phú Hộ - Phú
Thọ năm 2011
26
2
Kết quả ảnh hưởng của nồng độ phun chế phẩm đến thời gian bật
mầm sau đốn
28

3
Ảnh hưởng của nồng độ phun chế phẩm EM đến thời gian hoàn
thành đợt sinh trưởng búp đầu tiên (vụ xuân 2/2011)
29
4
Ảnh hưởng của nồng độ phun chế phẩm EM đến động thái tăng
trưởng búp ở vụ Xuân
30
5
Kết quả ảnh hưởng của nồng độ phun chế phẩm EM đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất vụ xuân của chè Kim tuyên tuổi 4
32
6
Kết quả ảnh hưởng nồng độ phun chế phẩm EM đến chất lượng
nguyên liệu chè vụ xuân
34
7
Kết quả ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM
đến chiều cao cây và độ rộng tán
37
8
Kết quả ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM
đến khối lượng búp một tôm hai lá và một tôm ba lá
41
9
Kết quả ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM
đến chiều dài búp
43
10
Kết quả ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM

đến mật độ búp
45
11
Kết quả ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM
đến năng suất
46
12
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế
phẩm EM đến phẩm cấp nguyên liệu chè
45
13
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế
51
iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

phẩm EM đến thành phần cơ giới búp chè
14
Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến chất
lượng chè
53
15
Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật
hữu hiệu (EM) đến mật độ rầy xanh hại chè
55
16
Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật
hữu hiệu (EM) đến mật độ bọ cánh tơ hại chè
60

17
Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật
hữu hiệu (EM) đến mật độ nhện đỏ
64
18
Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm
67

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
STT
Tên đồ thị
1
Ảnh hưởng của nồng độ phun chế phẩm EM đến động thái tăng trưởng búp
của chè Kim Tuyên
2
Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến chiều cao cây
3
Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩmđến độ rộng tán chè
4
Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun đến năng suất chè Kim Tuyên
1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis O. Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày, có nhiệm
kỳ kinh tế dài, mau cho sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định góp phần

xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân.
Sự phát triển của cây chè phụ thuộc nhiều yếu tố: Khí hậu, đất đai, điều kiện
chăm sóc đặc biệt là lượng nước và phân bón. Khác với cây công nghiệp khác, sản
phẩm thu hoạch của cây chè là bộ phận sinh trưởng (búp và lá non) và thời gian thu
hoạch kéo dài suốt 9 – 10 tháng trong năm. Mặt khác, việc cung cấp chất dinh
dưỡng thông qua bón phân chỉ bón tập trung từ 2 – 3 lần/năm và đất trồng chè là đất
chua, dốc nên khả năng xói mòn rửa trôi mạnh. Vì thế, để đạt được năng suất tối đa
thì việc cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời là rất thiết.
Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp các loại phân bón qua lá có nguồn gốc
từ tự nhiên và hóa học được sử dụng rộng rãi nhằm thúc đẩy sinh trưởng và nâng
cao năng suất cây trồng trong điều kiện bất thuận của môi trường như thiếu dinh
dưỡng và hạn hán. Tuy nhiên, trong những năm gần đây vấn đề xây dựng một nền
nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường đang được quan tâm vì thế các loại
phân bón qua lá có nguồn gốc tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp
hiện đại để sản xuất những sản phẩm an toàn và chất lượng. Trong đó, việc nghiên
cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (Effective Microorganisms - EM) làm
tăng năng suất và sức đề kháng của cây trồng ngày càng được quan tâm, chú trọng
[24] [29] [30].
Kim Tuyên là giống chè lai có nguồn gốc từ Trung Quốc có chấ t lượ ng tốt, là
nguyên liệu chế biến chè xanh chất lượng cao, tuy nhiên năng suất không cao. Mặt
khác, theo dự báo của ủy ban chè quốc tế ITC: Trong những năm tới nhu cầu sử
dụng chè xanh sẽ tăng mạnh do tác dụng tốt đối với sức khỏe và sự nhận thức toàn
cầu về văn hóa trà. Vì thế, việc nghiên cứu sử dụng các chế phẩm phân bón qua lá
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nhằm bổ sung dinh dưỡng làm tăng năng suất và đảm bảo chất lượng chè là việc rất
cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên

cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) đến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng chè Kim Tuyên tại Phú Thọ”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định được nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu tối
ưu, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt, nâng cao
năng suất và chất lượng chè.
2.2. Yêu cầu
Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật
hữu hiệu (EM) đến:
- Khả năng sinh trưởng, phát triển của cây chè.
- Năng suất và chất lượng búp chè
- Khả năng chống chịu sâu bệnh hại chè.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định cơ sở khoa học về ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế
phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) cho giống chè Kim Tuyên.
- Góp phần bổ sung quy trình kỹ thuật chăm sóc chè.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học,
giảng dạy và chuyển giao cho sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được cách sử dụng chế phẩm EM (nồng độ và thời kỳ phun) cho
sản xuất chè.
- Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chè búp từ
đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng chè.
3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

PHẦN I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
* Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây chè
- Cây chè có khả năng liên tục hút dinh dưỡng trong chu kỳ phát dục hàng
năm cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó. Trong điều kiện khí hậu
ở miền Bắc nước ta, về mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng nhưng vẫn yêu
cầu lượng dinh dưỡng tối thiểu, do đó việc cung cấp dinh dưỡng cho cây cần đầy
đủ và thường xuyên trong năm.
- Quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây chè
không có giới hạn rõ ràng và là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất. Vì
vậy, cần phải bón phân hợp lý để khống chế quá trình sinh thực cho chè hái búp
và khống chế quá trình sinh trưởng dinh dưỡng cho chè thu hoạch giống.
- Khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng của cây chè rất rộng rãi. Nó
có thể sống ở nơi đất rừng màu mỡ mới khai phá song cũng có thể sống ở những
nơi đất nghèo dinh dưỡng và vẫn cho năng suất nhất định. Do đặc điểm đó, muốn
nâng cao năng suất chè cần phải bón phân đầy đủ.
- Chè là cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm thu hoạch là búp và lá non,
đồng thời đó cũng là cơ quan đồng hóa tích lũy dinh dưỡng cho cây. Hàng năm, cây
chè cho thu hái búp từ 5 – 6 đợt trong điều kiện bình thường. Nếu thâm canh cao thì
có thể thu hái 7-8 đợt. Thời gian hoàn thành đợt sinh trưởng búp phụ thuộc vào
giống, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu.

4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Sơ đồ đợt sinh trưởng búp

Mầm chè

được phát động

Lá vảy ốc
mở

Lá thật
xuất hiện

Cành ngừng
st (hái búp)

Mầm chè
được phát động


Giai đoạn ẩn Giai đoạn hiện

Thời kỳ hoạt động Thời kỳ tiềm sinh


Ở giai đoạn ẩn búp chè sinh trưởng chậm hơn ở giai đoạn hiện, ở giai đoạn
tiềm sinh cành ngừng sinh trưởng tích lũy dinh dưỡng cho mầm phát động. Do đó,
nếu có biện pháp cung cấp dinh dưỡng kịp thời thì sẽ rút ngắn được thời gian ở giai
đoạn tiềm sinh đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho giai đoạn sau.
Mặt khác, việc cung cấp chất dinh dưỡng thông qua bón phân cho cây chè
chỉ tiến hành từ 2 – 3 lần/năm. Đặc biệt, đất trồng chè thường là đất chua, độ dốc
8
0
– 10
0

và lượng mưa hàng năm ở nước ta thường tập trung vào tháng 6-8. Do đó
lượng dinh dưỡng bị xói mòn rửa trôi lớn. Ngoài ra, cần chú ý rằng: hàng năm
trọng lượng cành lá đốn cũng xấp xỉ bằng trọng lượng búp và lá non đã thu hoạch
và theo Daraxêli thì lượng đạm bị rửa trôi thường bằng 1/3 tổng lượng đạm bón
vào đất. Chính vì thế cần, để đạt được năng suất tối đa thì việc cung cấp chất dinh
dưỡng kịp thời là rất thiết.
* Vai trò của vi sinh vật với sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu của
cây trồng
Trong tự nhiên vi sinh vật tồn tại ở cả 3 môi trường: Đất, nước và không khí.
Cây trồng sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên chịu ảnh hưởng của các
vi sinh vật. Nói cách khác, vi sinh vật có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng,
phát triển và khả năng chống chịu của cây trồng được thể hiện như sau:
- Về sinh trưởng, phát triển
Đợt sinh trƣởng
5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

+ Vi sinh vật có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng, làm tăng sức
sống của cây trồng, tăng khả năng chịu hạn, chịu úng và chịu nhiệt.
+ Vi sinh vật làm tăng khả năng quang hợp của cây trồng.
+ Vi sinh vật làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cây.
- Về khả năng chống chịu sâu bệnh hại
+ Một số vi sinh vật có khả năng tiết ra kháng sinh chống lại sâu bệnh hại
như: nấm, xạ khuẩn,
+ Một số vi sinh vật có ích có thể sống ký sinh trên cơ thể của sâu bệnh hại
hoặc môi giới truyền bệnh.
Tuy nhiên, vi sinh vật có hai loại: vi sinh vật có ích và vi sinh vật có hại. Vi
sinh vật có hại là những sinh vật dị dưỡng sống ký sinh trên cây trồng, kìm hãm sự
sinh trưởng và phát triển, gây bệnh cho cây trồng. Như vậy, nếu trong môi trường vi

sinh vật có hại chiếm ưu thế thì nó sẽ kìm hãm sinh trưởng phát triển và gây bệnh
cho cây trồng và ngược lại. Chính vì thế, việc cung cấp thêm một số vi sinh vật có
ích cho cây trồng sẽ có tác động rất tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây
trồng.
1.2. Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM)

1.2.1. Khái niệm
Vi sinh vật hữu hiệu Efective Microoganisms (EM) là tập hợp các loài vi
sinh vật có ích như: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn sống
cộng sinh trong cùng một môi trường.
Chế phẩm EM do Giáo sư – Tiến sĩ Teuro Higa – Trường đại học Tổng hợp
Ryukyus, Okinawa sáng chế ra và được áp dụng vào thực tiễn từ năm 1980 [17].
Chế phẩm được chính thức đưa vào Việt Nam từ tháng 4 năm 1997.
1.2.2. Thành phần và hoạt động của vi sinh vật trong chế phẩm EM
Chế phẩm EM bao gồm các vi khuẩn quang hợp tổng hợp chất hữu cơ từ
CO
2
và H
2
O, xạ khuẩn sản sinh các kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và quá
trình phân giải các chất hữu cơ, vi khuẩn lactic, nấm men sản sinh các vitamin và
6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

axitamin. Các vi sinh vật trong chế phẩm EM sống cùng nhau trong một môi trường
và hỗ trợ lẫn nhau cùng sinh trưởng và phát triển.
1.2.2.1. Vi khuẩn quang hợp
Vi khuẩn quang hợp là nhóm vi khuẩn tự dưỡng quang năng có khả năng sử
dụng năng lượng ánh sáng mặt trời chuyển hóa thành các năng lượng hóa học. Năng

lượng này dùng để đồng hóa CO
2
và H
2
O trong không khí tạo nên các chất hữu cơ.
Vi khuẩn quang hợp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong EM và nó cũng giữ vai trò
chủ đạo trong quá trình hoạt động. Vi khuẩn quang hợp tổng hợp nên các chất có lợi
như axit amin, hormon sinh trưởng, đường và các hoạt động sinh học khác. Tất cả
các quá trình đó thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của thực vật.
1.2.2.2. Vi khuẩn lactic
Vi khuẩn lactic thuộc loại vi khuẩn Gram (+), không tạo bào tử, hầu hết
không di động, có hình thái khác nhau. Vi khuẩn lactic lên men kỵ khí bắt buộc.
Tuy nhiên chúng cũng có khả năng tăng trưởng cả khi có mặt oxy. Vi khuẩn lactic
thu nhận năng lượng nhờ quá trình phân giải kỵ khí đường, hydrat cacbon với sự
tích lũy acid lactic trong môi trường.
Những hoạt động của vi khuẩn lactic trong chế phẩm EM
- Vi khuẩn lactic làm tăng acid lactic, là chất khử trùng mạnh, nó ức chế và
tiêu diệt vi sinh vật có hại bằng cách làm giảm độ pH.
- Vi khuẩn lactic làm tăng sự phân hủy các hợp chất hữu cơ và làm tăng sự
phân cắt các hợp chất hữu cơ như xenlulozo sau đó lên men chúng mà không gây
ảnh hưởng có hại đến các chất hữu cơ không phân hủy khác.
- Vi khuẩn lactic có khả năng tiêu diệt sự hoạt động và truyền mầm bệnh của
Fusarium (loài gây bệnh làm yếu cây trồng và làm gia tăng mầm bệnh).
1.2.2.3. Xạ Khuẩn
Xạ khuẩn là trung gian giữa vi khuẩn và nấm thuộc nhóm Prokaryot. Đa số
vi khuẩn có cấu tạo dạng sợi liên kết với nhau thành khuẩn lạc phân nhánh phức tạp
nhưng toàn bộ hệ sợi chỉ là một tế bào có nhiều nhánh, không có vách ngăn ngang.
Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong đất và trong chế phẩm EM (sau
7


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi khuẩn và nấm). Chúng tham gia vào quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ như
xenluloza, tinh bột góp phần khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
Ngoài ra, xạ khuẩn còn sản sinh các chất kháng sinh từ quá trình trao đổi chất của vi
khuẩn quang hợp và chất hữu cơ trong môi trường. Chất hữu cơ này có tác dụng
diệt nấm và các vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, xạ khuẩn còn có khả năng tiết ra các
loại vitamin nhóm B (B
2
, B
6
, B
12
, ), một số acid amin và acid amin hữu cơ khác.
1.2.2.4. Nấm men
Nấm men thuộc vi nấm có cấu trúc đơn bào. Nấm men tham gia vào quá
trình chuyển hóa vật chất phân hữu các chất hữu cơ trong đất. Nấm men còn tổng
hợp các chất kháng sinh có ích cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng từ axit
amin và đường được tạo thành trong quá trình trao đổi chất của vi khuẩn quang hợp.
Các chất có hoạt tính sinh học như hormon và enzim do nấm tạo ra thúc đẩy tế bào
hoạt động. Những chất được tạo thành trong quá trình trao đổi chất của nấm men lại
là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật hữu hiệu khác như vi khuẩn lactic và xạ
khuẩn. Ngoài hoạt động sinh lý, bản thân nấm men có nhiều loại vitamin và các axit
amin, đặc biệt là axit amin không thay thế.
1.2.2.5. Nấm sợi
Nấm sợi có cấu trúc đa bào hình sợi phân nhánh, tạo thành một hệ sợi chằng
chịt phát triển rất nhanh gọi là khuẩn ti thể hay sợi nấm. Nấm sản sinh ra men như
Aspergillus, Penicillum nhanh chóng phân hủy chất hữu cơ tạo ra alcol, este và chất
kháng sinh. Do vậy, chúng có thể khử được chất độc và bảo vệ khỏi sự phá hoại của
sâu bọ.

1.2.3. Hoạt động tổng hợp của các vi sinh vật trong chế phẩm EM
Chế phẩm EM là tập hợp các vi sinh vật có ích cùng chung sống trong một
môi trường, chúng sống cộng sinh với nhau và hỗ trợ nhau do đó hiệu quả của hoạt
động tổng hợp của chế phẩm tăng lên rất nhiều.
Trong chế phẩm EM loài sinh vật hoạt động chủ yếu là vi khuẩn quang hợp.
Sản phẩm của quá trình trao đổi ở vi khuẩn quang hợp là nguồn dinh dưỡng cho các
8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi sinh vật khác như vi khuẩn lactic, xạ khuẩn và vi khuẩn quang hợp cũng sử dụng
các chất do vi sinh vật khác sản sinh ra.
Theo GS. Teuro Higa: Chế phẩm EM giúp cho quá trình sinh ra các chất
chống oxi hóa như inositol, ubiquione, saponine, polysacharide phân tử thấp,
polyphenol và các muối chelate. Các chất này có khả năng hạn chế bệnh hại, kìm
hãm các vi sinh vật có hại khác và kích thích các vi sinh vật có lợi. Đồng thời các
chất này cũng giải độc các chất có hại do có sự hình thành các enzim phân hủy. Mặt
khác, các vi sinh vật kích thích sự hình thành chất kích thích sinh trưởng [27].
1.2.4. Các dạng chế phẩm EM
Các vi sinh vật trong chế phẩm EM có một hoạt động chức năng riêng của
chúng. Do đều là các vi sinh vật có lợi, cùng chung sống trong một môi trường, sống
cộng sinh với nhau, cùng hỗ trợ cho nhau nên hoạt động tổng thể của chế phẩm EM
tăng lên rất nhiều (Nguyễn Quang Thạch và CTV, 2001) [14]. Có nhiều dạng chế
phẩm EM đã được sản xuất. Tuy nhiên, trong ứng dụng chỉ cần dùng riêng biệt một
loại chế phẩm hoặc phối hợp nhiều loại khác nhau cũng đã mang lại hiệu quả cao.
 Dung dịch EM gốc (EM1)
EM1 nguyên chất là tập hợp khoảng 50 loài vi sinh vật có ích cả háo khí và
kỵ khí thuộc 10 chi khác nhau gồm vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men,
xạ khuẩn và nấm mốc sống cộng sinh cùng môi trường.
Chế phẩm EM1 là chất lỏng màu nâu vàng, có mùi dễ chịu, vị chua ngọt, pH

< 3,5. Chế phẩm EM1 được bảo quản ở nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắng mặt trời
trực tiếp chiếu vào. Thời gian bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm.
EM1 được dùng trực tiếp để bón cho cây, bổ sung vào thức ăn, nước uống
cho gia súc, phun trực tiếp vào rác thải.
Từ chế phẩm EM1 có thể chế ra các chế phẩm khác như EM thứ cấp, EM
Bokashi B (làm thức ăn cho gia súc) và EM Bokashi C (để xử lý môi trường)
 EM Bokashi
EM Bokashi thường có dạng bột, hoặc hạt nhỏ được điều chế bằng cách lên
men các chất hữu cơ (cám, bánh dầu, bột cá, phân, than bùn) với dung dịch EM1.
9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

EM Bokashi có tác dụng tăng tính đa dạng của vi sinh vật trong đất và cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng.
EM Bokashi B: Dung dịch EM1, rỉ đường (hoặc đường nâu), nước sạch,
được pha trộn theo tỷ lệ 3:3:100. Sau đó phun dung dịch trên vào thức ăn và trộn
đều cho đến khi độ ẩm đạt khoảng 30 - 40%. Cho vào bao hoặc thùng chứa, bao kín
để lên men kỵ khí. Sau 7-10 ngày, khi hỗn hợp lên men, thơm mùi rượu, có mốc
trắng trên bề mặt, nghĩa là EM Bokashi B đã làm xong và có thể đem dùng.
EM Bokashi C: Vật liệu khô là cám gạo và mùn cưa được pha trộn theo tỷ lệ
1:1. Dung dịch EM được chuẩn bị như trên. Cách làm tương tự như đối với EM
Bokashi B.
 EM 5
EM 5 được dùng để phun lên cây trồng, nhằm tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh
và loại trừ sâu hại bằng quá trình sinh học, không phải tiêu diệt bằng quá trình trực
tiếp.
 EM - FPE (EM - Fermented Plant Extract)
EM - FPE là chiết xuất cây cỏ lên men EM. EM - FPE bao gồm một hỗn hợp
cỏ tươi với rỉ mật đường và EM1. Tác dụng chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho

cây trồng, đồng thời hạn vi sinh chế vật gây bệnh và côn trùng.
1.3. Tình hình nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) trong
nƣớc và trên thế giới
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) trên
thế giới
Sản phẩm phân bón vi sinh vật đầu tiên trên thế giới được sản xuất vào năm
1898 do Công ty Nitragin tại Mỹ với tên gọi Nitragin chứa chủng vi khuẩn nốt sần
Rhizobium. Trải qua một thời gian dài, tới nay phân bón vi sinh vật đã trở thành
hàng hoá và được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài phân vi khuẩn nốt
sần, các loại phân vi sinh vật khác như cố định nitơ tự do từ Azotobacter,
Clostridium, tảo lam cố định nitơ từ Azospirillum, phân giải phophat khó tan từ
Bacillus, Pseudomonas tăng sức đề kháng cho cây trồng từ vi sinh vật gây bệnh
10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vùng rễ từ Steptomyces, Bacillus cũng được sản xuất với số lượng lớn. Theo số
liệu thống kê năm 1993 tại ấn Độ, cho thấy thời gian từ 1992 - 1993, tổng lượng các
dạng vi sinh vật bón trực tiếp cho cây trồng là 2.584 tấn. Năm 2000, tổng số các loại
vi sinh vật tại ấn Độ có khả năng đạt 818.000 tấn (Phạm Văn Toản, 2002 ) [15].
Tại Nhật Bản, EM (Effective Microorganisms) được áp dụng thực tiễn vào
đầu năm 1980 sau 15 năm nghiên cứu. Chế phẩm đầu tiên ở dạng dung dịch, bao
gồm 80 loài vi khuẩn từ 10 loại được phân lập từ Okinawa và các vùng khác nhau
của Nhật Bản. Sau đó, EM được sản xuất và sử dụng ở trên 40 nước trên thế giới
Các nghiên cứu, áp dụng công nghệ EM đạt được kết quả một cách rộng rãi
trong lĩnh vực xử lý môi trường, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến phân bón vi
sinh cho cây trồng Qua các báo cáo khoa học tại các Hội nghị Quốc tế về công
nghệ EM cho thấy công nghệ EM có thể gia tăng cân bằng sinh quyển, tính đa dạng
của đất nông nghiệp, tăng chất lượng đất, khả năng sinh trưởng, chất lượng sản
phẩm nông nghiệp. Vì thế, các nước trên thế giới đón nhận EM như một giải pháp

để đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Nhiều nhà máy, xưởng sản xuất EM đã được xây dựng ở nhiều nước trên thế giới và
đã sản xuất được hàng ngàn tấn EM mỗi năm như: Trung Quốc, Thái Lan (hơn
1000 tấn/năm), Myanmar, Nhật Bản, Brazil (khoảng 1.200 tấn/năm), Srilanca,
Nepal, Indonesia (khoảng 50 - 60 tấn/năm) [14].
Ở Campuchia được sự hướng dẫn của đội ngũ chuyên gia Nhật Bản đưa công
nghệ EM vào sản xuất ứng dụng trong việc phòng trừ rầy nâu hại lúa. Khi phun chế
phẩm EM5 trên diện tích bị rầy nâu sau một tuần thì hầu như 100% rầy nâu đã bay
đi, cây lúa lại sinh trưởng và phát triển bình thường [23].
Theo Shou – Song Yue, Cui – Ping Wang, Hui – lian Xu và Jun – Ying Dai
[36] khi nghiên cứu ứng dụng chế phẩm EM đến khả năng trao đổi chất và năng
suất của đậu tương cho biết: Khi phun EM ở nồng độ 0,1% và 0,5% phun lần 1 vào
thời kỳ ra hoa rộ và phun lần hai sau lần phun thứ nhất 10 ngày thì năng suất đậu
tương thu được tăng khoảng 14,3% và 4,5%.
11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Theo Ahmad R.T. và CTV (1993) [22], sử dụng EM cho các cây trồng như
lúa, lúa mì, bông, ngô và rau ở Pakistan làm tăng năng suất các cây trồng. Năng suất
lúa tăng 9,5%, bông tăng 27,7%. Đặc biệt, bón kết hợp EM-2 và EM-4 cho ngô làm
tăng năng suất lên rõ rệt. Bón EM-4 cho lúa, mía và rau đã làm tăng hàm lượng chất
dễ tiêu ở trong đất. Hàm lượng đạm dễ tiêu tăng 2,2% khi bón kết hợp NPK + EM-4
(Zacharia P.P., 1993) [39].
Khi bón kết hợp phân hữu cơ với EM cho cây lạc ở vùng đất đỏ của Trung
Quốc, đã làm tăng hàm lượng chất dễ tiêu trong đất, tăng đạm tổng số và giảm tỷ lệ
C/N. EM làm tăng khả năng nảy mầm của lạc, tăng năng suất và tăng khối lượng
sinh vật học (Zhao Q, 1995)[40].
Theo kết quả nghiên cứu của Yamada K. và CTV (1996) [37], Bokashi có độ
pH là 5,5 và chứa 4,3 mg S, 900 mg N dễ tiêu dưới dạng NH

4
, 10 mg P
2
O
5
. Hiệu
lực của EM Bokashi đến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất và sinh trưởng
phát triển của cây trồng do các yếu tố tạo nên là nguồn hữu cơ, nguồn vi sinh vật
hữu hiệu và các chất đồng hoá có trong EM.

Milagrosa S.P. và E.T. Balaki (1996) [30] cho rằng, bón riêng biệt Bokashi
(2000 kg/ha) hoặc EM -1 (10 l/ha với nồng độ 1/500) cho khoai tây đã hạn chế được
bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum. Năng suất khoai tây ở trường
hợp bón riêng Bokashi cao hơn so với bón riêng EM-1. Bón kết hợp Bokashi và
EM-1 làm tăng kích cỡ củ to nhiều hơn so với bón phân gà + NPK. Việc tăng kích
cỡ củ và năng suất là do Bokashi và EM-1 có hiệu lực trong việc cung cấp các chất
dinh dưỡng cần thiết cho cây trong suốt các thời kỳ sinh trưởng phát triển.
Sử dụng EM cho lúa, khoai lang và ớt đã làm tăng năng suất và hàm lượng
các chất dinh dưỡng trong như P
2
O
5
, Ca, Mg (Lee K.H., 1991; Jamal T. và CTV,
1997) [29], [28]. Đến năm 1999, trong lĩnh vực nông nghiệp đã áp dụng công nghệ
EM cho khoảng 1 triệu ha trồng trọt, chủ yếu đối với các loại cây trồng là rau, lúa,
ngô [14].
Những nghiên cứu trên cây đu đủ tại Braxin (Chagas và cộng sự, 2001), trên
cây rau ở Newzeland và SriLanca (Daly và Stewart, 1999; Sangakkara và Higa,
12


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2000), trên cây táo tại Nhật Bản (Fujita, 2000) cho thấy: sử dụng EM mang làm
tăng năng suất và khả năng chống chịu của cây trồng.
Tại Indonexia, những nghiên cứu về EM bắt đầu vào năm 1989. Những thử
nghiệm trên cây cam tại Sukabumi, West Java đã chỉ ra rằng: sau 3 tháng sử dụng
EM năng suất quả tăng từ 150 kg lên 400 kg quả/700 cây. Những thử nghiệm trên
cà chua, đậu tương cũng cho kết quả năng suất tăng 133%. Năm 1993, Bộ Nông
nghiệp Indonexia đã đăng ký cho sản phẩm EM-4 được sử dụng tại Indonexia.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của EM trong quản lý dịch hại và
chất lượng sản phẩm.
Susan Carrodus (2002) [34] cho rằng EM Bokashi có ảnh hưởng tích cực
đến sinh trưởng, làm tăng hàm lượng diệp lục của cây giống cải bắp và cải củ. Số rễ
tăng lên và sự hoạt động của bộ rễ nhiều hơn, các lá xanh hơn. Kết quả này là do sự
cung cấp các chất dinh dưỡng liên tục cho cây từ Bokashi, còn EM có chứa các
phytohormon hoặc các hoạt chất sinh học khác làm trì hoãn sự già hoá của cây
(Yamada K. và CTV, 1996) [37].
Theo Sopit V. (2006) [35], ở vùng đông bắc Thái Lan, bón riêng Bokashi
cho ngô ngọt, năng suất tăng 16% so với đối chứng, thấp hơn nhiều so với bón NPK
(15:15:15), nhưng giá phân NPK đắt gấp 10 lần so với Bokashi. Hơn nữa, giá phân
hoá học cao và lợi ích trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho người nông dân, đặc
biệt đối với người nông dân nghèo là chủ của những mảnh đất cằn cỗi thì việc ứng
dụng công nghệ EM là rất hữu ích.
Như vậy, có thể thấy rằng chế phẩm EM có tác dụng rất tốt ở nhiều lĩnh vực
của đời sống và sản xuất. Nhiều nhà khoa học cho rằng EM với tính năng đa dạng,
hiệu quả cao, an toàn với môi trường và giá thành rẻ, có thể làm nên một cuộc cách
mạng lớn về lương thực, thực phẩm và cải tạo môi trường sinh thái.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) ở
Việt Nam
Tại Việt Nam, công nghệ EM được biết đến vào cuối những năm 1996 và đã

được thử nghiệm tại một số địa phương. Nhận thức được vai trò của phân bón vi
13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

sinh vật từ những năm đầu của thập kỷ 80 nhà nước ta đã triển khai hàng loạt các đề
tài nghiên cứu thuộc chương trình công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp giai
đoạn 1986 -1990 và chương trình công nghệ sinh học các năm 1991-1995, 1996-
1998 (Phạm Văn Toản, 2002) [15].
Năm 1997, một số cơ quan nghiên cứu như Viện Bảo vệ thực vật, Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội và một số tỉnh như Thái
Bình, Hà Nội, v.v đã có nhiều nghiên cứu thử nghiệm bước đầu thăm dò chế phẩm
EM trên một số lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, vệ sinh môi trường. Kết quả
ban đầu cho thấy, sử dụng công nghệ EM có hiệu quả tích cực.
Ở Thái Bình, khi xử lý EM cho hạt cải bắp, thóc giống cho thấy tỷ lệ nảy
mầm cao hơn, cây con sống khỏe hơn và có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh
hơn. Khi phun EM cho rau muống, năng suất tăng 21-25%, phun cho đậu tương
năng suất tăng 15-20%.
Tại Hải Phòng đã xử lý EM cho các loại cây ăn quả: vải, cam, quýt … làm
cho cây phát triển mạnh hơn, quả to hơn, chín sớm, vỏ đẹp hơn và năng suất tăng
10-15%.
Tại trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, xử lý EM cho lúa làm năng suất
tăng 8-15% và không bị bệnh khô vằn lá.
Nhóm nghiên cứu của ThS. Đỗ Hải Lan (khoa Sinh - Hóa, Đại học Tây Bắc)
cho biết có thể xử lý EM 1% với cây lan Hồ Điệp Tím Nhung vừa đưa ra khỏi
phòng nuôi cấy mô để tăng cường khả năng thích nghi của cây vời điều kiện ngoại
cảnh mới. Cũng có thể xử lý EM ở giai đoạn cây còn non để kích thích sự sinh
trưởng sinh dưỡng, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của cây lan ở giai đoạn
sau.
Từ năm 1998 - 2000, đề tài độc lập cấp Nhà nước "Nghiên cứu thử nghiệm

và tiếp thu công nghệ EM trong các lĩnh vực nông nghiệp và vệ sinh môi trường" do
PGS.TS. Nguyễn Quang Thạch làm chủ nhiệm đề tài đã được Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường quyết định cho thực hiện [14]. Đề tài đã đánh giá độ an toàn
của chế phẩm EM, xác định thành phần biến động số lượng và đặc tính của chế
14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

phẩm EM, hiệu quả của EM trong xử lý rác thải và vệ sinh môi trường, trong trồng
trọt, chăn nuôi. Từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng công nghệ EM ở
nhiều Viện, Trung tâm và ở các tỉnh nhất là trong lĩnh vực môi trường.
Trong nông nghiệp, kết quả nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm EM trên một
số cây trồng cho thấy hiệu quả tích cực. Đó là việc làm tăng hiệu quả sản xuất nông
nghiệp, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, chất lượng, cải thiện đất trồng
và làm nền tảng canh tác nông nghiệp hữu cơ.
Trên cây lúa, sử dụng chế phẩm EM-5, EM-FPE riêng rẽ hay phun xen kẽ
EM-5 và EM-FPE trên lúa 3 lần/vụ có tác dụng hạn chế sự gia tăng của bệnh bạc lá
và bệnh khô vằn hại lúa.
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Thạch [14]: Nghiên cứu ứng dụng EM trong
trồng trọt (lúa, ngô và đậu tương) thu được kết quả:
- Đối với lúa CR203: Khi phun EM thứ cấp với nồng độ 0,3% phun ở 3 thời
điểm khi lúa đẻ nhánh, bón đón đòng và khi lúa trỗ hoàn toàn.
+ EM có tác dụng làm tăng khả năng tích lũy vật chất khô từ 4 - 48% so với
đối chứng.
+ EM có tác dụng tốt đến sinh trưởng của cây rút ngắn thời gian sinh trưởng
trong vụ Xuân là 7 - 9 ngày và vụ Mùa là 4 - 5 ngày.
+ EM làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh như: bạc lá, đốm nâu, dòi đục
nõn, bọ trĩ.
- Đối với ngô: Phun chế phẩm EM với nồng độ 0,13% phun định kỳ 7 - 10
ngày/lần tính từ lúc ngô 5 - 6 lá.

+ EM có tác dụng rút ngắn thời gian từ gieo đến trỗ cờ phun râu 2 - 3 ngày,
trỗ tập trung.
+ Xử lý chế phẩm EM làm tăng chiều cao cây, tăng diện tích lá và trọng
lượng chất khô.
+ Sử dụng chế phẩm EM có tác dụng làm tăng năng suất từ 6,7% - 11,6% so
với đối chứng.
15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Đối với đậu tương: Phun chế phẩm EM ở nồng độ 0,2% và 0,3% phun
định kỳ 7 - 10 ngày/lần.
+ Xử lý EM có tác dụng tốt đến sinh trưởng phát triển của cây đậu tương:
tăng chiều cao cây, khả năng hình thành nốt sần, tăng chỉ số diện tích lá, khả năng
tích lũy vật chất khô.
+ EM có tác dụng làm tăng năng suất các giống đậu tương từ 11,3% - 22%
so với bón phân thông thường.
- Trên cây cà chua, dùng tổng hợp EM Bokashi, EM-5 và EM-FPE có bổ
sung Kasugamicin đạt hiệu quả giảm bệnh héo xanh đến 45,51% và làm giảm thiệt
hại do bệnh thối đen đỉnh quả.
- Phun EM cho cây dưa chuột bao tử thì cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn,
năng suất tăng 25% so với đối chứng.
- Đối với rau ăn lá, sử dụng EM Bokashi kết hợp với phun EM thứ cấp làm
giảm chỉ tiêu NO
3
-
trong lá rau cải, các chỉ tiêu cấu thành năng suất tăng rõ rệt.
Công nghệ EM được coi là khâu quan trọng trong sản xuất rau sạch.
- EM còn có tác dụng làm tăng chiều cao cây, đường kính gốc ghép các cây
vải, nhãn, na so với lô đối chứng (Nguyễn Quang Thạch, 2001) [14].

Năm 2003, Phạm Văn Toản, Phạm Bích Hiên, Viện khoa học Nông nghiệp
Việt Nam đã nghiên cứu tuyển chọn một số chủng Azotobacter đa hoạt tính sinh
học sử dụng cho sản xuất phân bón vi sinh vật chức năng. Kết quả đã xác định được
9 chủng Azotobacter có khả năng cố định nitơ, sinh tổng hợp IAA và ức chế vi
khuẩn héo xanh. Hầu hết các chủng Azotobacter đều có khả năng sinh trưởng và
phát triển tốt ở nhiệt độ thích hợp là 25 - 30
0
C và pH từ 5,5 - 8,0. Đồng thời cũng
tuyển chọn dược 3 chủng Azotobacter vừa có hoạt tính sinh học cao, vừa đa hoạt
tính, có các điều kiện sinh trưởng và phát triển thích hợp với điều kiện sản xuất và
ứng dụng phân bón vi sinh vật ở nước ta [16].
Cũng theo tác giả Phạm Văn Toản (2005) [18], khi nghiên cứu sử dụng phân
bón vi sinh vật đa chủng nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh héo xanh do vi
khuẩn đối với một số cây trồng cạn ở miền Bắc kết quả cho thấy: Phân vi sinh vật

×