Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thực trạng phát triển xuất nhập khẩu của việt nam và dự báo đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 16 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2015
Nguyễn Thành Trung
Cục Xúc tiến thương mại
Bức tranh chung về thương mại hàng hóa Việt Nam với thế giới từ năm 2003 đến
nay là giá trị nhập khẩu lớn hơn so với giá trị xuất khẩu, thâm hụt tăng dần theo thời gian.
Nếu trong năm 2003 thâm hụt thương mại vào khoảng 2,581 tỷ USD thì đến năm 2008
mức thâm hụt lên đến 12,782 tỷ USD, gấp 5 lần so với năm 2003. Năm 2009 mức thâm
hụt là 15,412 tỷ USD, gấp 5,9 lần so với năm 2003. Trong năm 2010, cán cân thương mại
tiếp tục nghiêng về nhập siêu với mức thâm hụt vào khoảng trên 12,61 tỷ USD. Thâm hụt
thương mại 9 tháng đầu năm 2011 đạt 9,09 tỷ USD. Vấn đề nghiêm trọng hơn là việc này
làm thâm hụt cán cân thanh toán, tạo áp lực lên việc phá giá đồng nội tệ và điều chỉnh lãi
suất. Về lâu dài, thâm hụt cán cân thanh toán được bù đắp bằng nguồn ngoại tệ từ khu
vực FDI, kiều hối, khi không đủ nó phải được đi vay thông qua việc điều chỉnh chênh
lệch giữa lãi suất tiền đồng với lãi suất ngoại tệ, từ đó gây áp lực phá giá lên đồng nội tệ
và ảnh hưởng đến lạm phát cũng như mức tăng giá nói chung.
Xuất khẩu của Việt Nam nói chung xác lập vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn
cầu ở nhóm hàng hóa cơ bản như dầu mỏ và khoáng sản, nông sản, hàng dệt may, da
giày, thủy sản, đồ gỗ và điện tử. Đây là những ngành thâm dụng lao động lớn nhưng về
xu thế không còn tăng trưởng nhanh trên thế giới, đồng thời rất dễ bị ảnh hưởng bởi việc
hạ thấp chi phí từ các đối thủ mới có chi phí lao động thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy,
trong tương lai gần Việt Nam khó có thể chuyển đổi năng lực công nghệ để nâng lên mức
cao hơn trong thang giá trị gia tăng toàn cầu. Trong khi đó, khu vực FDI chưa chuyển
giao hiệu quả công nghệ cho phía Việt Nam và mức đầu tư cho nghiên cứu triển khai trên
cả nước rất thấp làm chậm tiến trình chuyển đổi năng lực sản xuất theo hướng hiện đại.
Xem xét xuất khẩu không thể tách rời xem xét nhập khẩu. Tại Việt Nam, nhập khẩu
nguyên phụ liệu và công nghệ góp tỷ trọng lớn trong tỷ trọng giá trị xuất khẩu. Điều này
phản ánh năng lực ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam là vô cùng yếu, mặc dù được
hô hào phát triển trong nhiều năm. Các “tín đồ” xuất khẩu “hô hào” cho việc tăng trưởng
xuất khẩu mà không nhìn vào thực trạng và năng lực sản xuất hiện tại, thực trạng ngành
công nghiệp phụ trợ để thấy rằng, càng muốn gia tăng xuất khẩu các mặt hàng thô và căn


bản, nền kinh tế càng trở lên dễ bị tổn thương hơn với các cú sốc bên ngoài. Lý do cơ bản
là, thay vì sản xuất ra với chi phí cao các sản phẩm phụ trợ đầu vào, doanh nghiệp có thể
nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc và ASEAN với chất lượng tương đương và giá
thành rẻ hơn nhiều (không tính đến phần nhập khẩu công nghệ). Năm thị trường chính là
Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN chiếm tỷ trọng tới 70% trong tổng giao
dịch thương mại với Việt Nam. Trong đó, Việt Nam có thặng dư thương mại với thị
trường Hoa Kỳ và EU, Nhật Bản thì có khi thăng dư có khi thâm hụt, còn lại là thâm hụt
và nhập siêu nghiêm trọng từ thị trường Trung Quốc và ASEAN. Như vậy, chúng ta đang
lấy thặng dư từ Hoa Kỳ và EU để bù đắp cho thâm hụt từ Trung Quốc và ASEAN. Điều
đáng buồn là, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN không chỉ là nguyên
phụ liệu mà còn bao gồm công nghệ sản xuất, hàm nghĩa Việt Nam đang nhập khẩu công
1
nghệ lạc hậu và cũ kỹ của thế giới, điều này dẫn đến việc càng khó tăng năng suất trong
tương lai cũng như khó có thể giúp Việt Nam bước nhanh hơn trong việc theo đuổi giá trị
gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
1.1. Thực trạng xuất khẩu Việt Nam
1.1.1.Tình hình chung
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ 01/01 đến 15/11 đạt … tỷ USD, trong đó
xuất khẩu đạt 82,3 tỷ USD, tăng 34,8% và nhập khẩu là 91,39 tỷ USD, tăng 27%. Tổng
kim ngạch xuất khẩu của khối FDI từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2011 lên 39,89 tỷ
USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 48,5% tổng trị giá xuất khẩu của cả
nước.
Năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 157 tỷ
USD, tăng 23,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 72,19 tỷ USD, tăng
26,4% và nhập khẩu là 84,8 tỷ USD, tăng 21,2%. Nhập siêu là 12,61 tỷ USD, bằng
17,5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Biểu đồ: Kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam giai
đoạn 2006
– 2010

Năm
2010, tổng
trị giá xuất
nhập khẩu
của khu vực FDI là 70,92 tỷ USD, tăng 41,5% so với năm trước. Trong đó, trị giá xuất
khẩu là 34,1 tỷ USD, tăng 41,2% và chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trị giá nhập khẩu của khu vực này là 36,97 tỷ USD, tăng 41,8%, chiếm 43,6% tổng kim
ngạch nhập khẩu của cả nước.
Nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2010
ở mức cao, đạt 19%/năm. Quy mô xuất khẩu tăng từ 15 tỷ USD năm 2001 lên 72,19 tỷ
năm 2010, tăng hơn 4,7 lần. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên GDP tăng
từ 46% năm 2001 lên 70% năm 2010. Năm 2004, Việt Nam chỉ có 6 nhóm hàng đạt kim
ngạch trên 1 tỷ USD thì đến nay đã có 18 nhóm hàng, trong đó có 10 nhóm hàng đạt kim
ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và 8 nhóm hàng trên 2 tỷ USD. Sản phẩm xuất khẩu của
Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 220 nước và vùng lãnh thổ.
2
Trong 10 năm qua, xuất khẩu đã đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế.
Các điều kiện nghiêm ngặt của thị trường nhập khẩu đã khuyến khích áp dụng các quy
định về môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, phương pháp sản xuất thân thiện môi
trường. Bên cạnh đó, phát triển xuất khẩu góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập,
nâng cao trình độ lao động, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với khu vực nông thôn. Tuy
nhiên, mô hình tăng trưởng trong tương lai của Việt Nam phải chuyển đổi từ các ngành
xuất khẩu thâm dụng lao động sang các ngành mang hàm lượng tri thức và công nghệ cao
đang là một bài toán chưa có lời giải. Những ngành xuất khẩu hiện tại càng bền vững thì
khả năng chuyển đổi càng khó khăn. Chuyển đổi mà không suy nghĩ đến việc toàn dụng
lao động và dịch chuyển lao động sang các ngành mới thì thất nghiệp gia tăng sẽ kéo theo
những hệ lụy về an ninh và bất ổn xã hội hơn nữa.
Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu
tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời
gian qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và

hiệu quả xuất khẩu. Chúng ta chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất
khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu
có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, có khả năng tham
gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, mở rộng
xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh
học và ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu dựa vào việc khuyến khích
khai thác tài nguyên thiên nhiên và sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào gây ô
nhiễm. Chia sẻ lợi ích từ xuất khẩu chưa thật bình đẳng, đặc biệt là lợi ích thu được từ
các nhóm hàng xuất khẩu có nguồn gốc thiên nhiên. Cơ hội về thu nhập và việc làm dựa
vào xuất khẩu chưa thật sự bền vững đối với nhóm xã hội dễ bị tổn thương là người có
thu nhập thấp, khu vực nông nghiệp, khoảng cách giàu nghèo gia tăng.
1.1.2.Xuất khẩu theo thị trường
Sử dụng dữ liệu tổng hợp của
Trademap-ITC để đánh giá Top 10 thị
trường nhập khẩu cao nhất của Việt
Nam tính từ năm 2006 đến nay là Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Úc, Malaysia, Thái Lan, Thụy Sỹ, Đài
Loan, Pháp. Ngoài Top 10 thị trường
nhập khẩu hàng Việt Nam, các thị
trường khác sau Top 10 tính tổng giá
trị cho 5 năm trở lại đây là Canada,
Thổ Nhĩ Kỳ, Braxin, Nam Phi, Isarel,
Cộng hòa Séc, Chi lê, Bồ Đào Nha, Peru và Costa Rica.
Biểu đồ quan hệ ba biến giữa (1) mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của Việt
Nam với (2) tăng trưởng nhập khẩu của các thị trường xác định các vị trí các nước trên
trục tọa độ, kích thước bóng thể hiện thị phần nhập khẩu của đối tác trong tổng nhập khẩu
toàn cầu tính cho tất cả các loại hàng hóa. Hình trên cho thấy, mức tăng trưởng xuất khẩu
của Việt Nam so với mức tăng nhập khẩu chung của đối tác là cao hơn (bóng màu xanh),
3

trừ các thị trường Indonesia, Singapore và Úc có mức tăng trưởng nhập khẩu cao hơn.
Các thị trường năng động như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng kong vừa có thị phần lớn
vừa tăng trưởng nhanh và xuất khẩu của Việt Nam góp phần lớn vào sự tăng trưởng
nhanh chóng này.
Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2010, mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm cho
các thị trường của Việt Nam nằm trong ngưỡng từ 10-20%, trong khi các thị trường này
đang ổn định và nhiều thị trường có xu hướng tăng trưởng âm. Điều này ngụ ý rằng cạnh
tranh sẽ càng gay gắt hơn và Việt Nam được lựa chọn là quốc gia cung ứng các sản phẩm
hàng hóa nguyên vật liệu thô với chi phí thấp hoặc là quốc gia được lựa chọn thuê ngoài
trong việc gia công hàng dệt may và giày dép.
1.1.3.Xuất khẩu theo mặt hàng
Trong một thời kỳ dài kể từ năm 1986 đến nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của
Việt Nam vẫn là than, dầu thô, gạo, cà phê, hạt tiêu, dệt may, giày dép và phụ kiện, thủy
sản và hàng điện tử.
4
Phân tích 20 mặt hàng trọng điểm của Việt Nam xuất khẩu trong giai đoạn 2006-
2010 trong Hình cho thấy mức quan hệ của 3 yếu tố (1) mức độ tăng trưởng nhập khẩu
hàng năm trên thế
giới với (2) thị
phần của Việt Nam
trên thế giới và
kích thước bóng
thể hiện giá trị xuất
khẩu, màu xanh thể
hiện việc tăng thị
phần của phía Việt
Nam trong tổng thị
phần toàn cầu và
màu vàng thể hiện
việc giảm thị phần

của Việt Nam
trong tổng toàn
cầu.
Hai mặt hàng
chúng ta mất thị
phần là nhiên liệu
khoáng sản dầu mỏ
(mã HS 27) và cà
phê, chè, gia vị (mã
HS 09). Ba nhóm
tăng trưởng thị
phần cao của Việt
Nam là giày dép
(mã HS 64) thủy
hải sản (mã HS 03)
và quần áo phụ
kiện dệt và không
dệt (mã HS 61, 62).
Do ảnh hưởng
của thị trường nhà đất Hoa Kỳ, ngành xây dựng và vật liệu xây dựng đều có tăng trưởng
âm và sụt giảm trên thế giới, mặc dù vậy Việt Nam vẫn đạt được mức tăng dương so với
tăng trưởng âm của thế giới. Nhưng dù sao các ngành này cũng cho thấy sự khó khăn và
cạnh tranh khốc liệt hơn.
5
Tăng trưởng thương mại
toàn cầu cho tất cả các mặt
hàng giai đoạn 2006-2010 đạt
mức tăng trưởng 3%, có
nghĩa là toàn cầu tăng trưởng
xuất khẩu 3% tương đương

tăng trưởng nhập khẩu cũng
tăng 3%. So với mức bình
quân thế giới để thấy một số
khác biệt theo mặt hàng của
Việt Nam. Hình bên thể hiện
quan hệ của (1) mức độ tăng
trưởng nhập khẩu trên thế
giới giai đoạn 2006-2010, (2)
tăng trưởng thị phần xuất
khẩu của Việt Nam, kích
thước bóng thể hiện giá trị
xuất khẩu, màu xanh thể hiện
ngành nàycủa Việt Nam có
thặng dư xuất khẩu, còn bóng
màu vàng thể hiện ngành này
của Việt Nam có thâm hụt
thương mại (nhập khẩu cao
hơn xuất khẩu). Xuất khẩu
mặt hàng của Việt Nam chủ
yếu rơi vào hai khu vực chính
là (1) tăng trưởng thị phần
trong khu vực tăng trường
toàn cầu và (2) tăng trưởng
thị phần trong khu vực suy
giảm toàn cầu. Ở khu vực 1
gồm các ngành liên quan đến
thực phẩm thiết yếu như:
thủy sản, thịt, cá, chế biến hải
sản, ngũ cốc, trái cây. Ở khu vực 2 gồm các ngành như: giày dép, nội thất, đồ gỗ. Riêng
hàng dệt may thì nhóm mã HS 61 (quần áo, phụ kiện dệt) nằm ở khu vực 1 còn nhóm mã

HS 62 (quần áo, phụ kiện không dệt) thì nằm ở khu vực 2. Riêng cà phê, chè, gia vị của
Việt Nam bị mất thị phần trong khu vực tăng trưởng toàn cầu.
1.1.4.Sự phù hợp và dịch chuyển của mặt hàng theo thị trường
Một số nhóm mặt hàng chính gắn với các thị trường nhập khẩu và mức độ thay đổi
được liệt kê và phân loại dưới đây theo ngành hàng. Mỗi ngành có những đặc thù riêng
trong giai đoạn biến động mạnh về kinh tế và chính trị trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc
6
sản xuất các mặt hàng nhu yếu phẩm và thực phẩm giúp cho Việt Nam đứng vững trong
giai đoạn biến động này.
Hàng dệt may: Trong năm qua, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn
nhất của hàng dệt may Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so với năm 2009 lần lượt
là 6,12 tỷ USD và 22,5%; 1,92 tỷ USD và 16,5%; 1,15 tỷ USD và 21%. Tổng kim ngạch
hàng dệt may xuất sang 3 thị trường này đạt gần 9,2 tỷ USD, chiếm 82% tổng kim ngạch
xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 12/2010 đạt gần 1,19
tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2010 lên 11,21 tỷ
USD, tăng 23,7% so với năm 2009. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đạt hơn 6,8 tỷ USD, tăng 25%.
Giày dép các loại: Năm 2010, xuất khẩu giày dép sang EU chiếm 44% thị phần
xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 2,25 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm 2009.
Tiếp theo là sang thị trường Hoa Kỳ đạt 1,41 tỷ USD, tăng 35,5%; sang Mexico đạt 192
triệu USD, tăng 38,7%; sang Nhật Bản đạt 172 triệu USD, tăng 40,4%. Tổng kim ngạch
xuất khẩu năm 2010 lên 5,12 tỷ USD, tăng 26% so với năm trước.
Thuỷ sản: Năm 2010, xuất khẩu thuỷ sản sang EU đạt 1,2 tỷ USD, tăng 7,6%; sang
Hoa Kỳ đạt 956 triệu USD, tăng 34,4%; sang Nhật Bản đạt 894 triệu USD, tăng 17,5%;
sang Hàn Quốc đạt 389 triệu USD, tăng 24,2% so với năm 2009. Tổng giá trị thuỷ sản
xuất khẩu sang 4 thị trường này đạt 3,44 tỷ USD, chiếm 68,6% tổng kim ngạch xuất khẩu
thuỷ sản cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong năm 2010 đạt
hơn 5 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2009.
Dầu thô: Dầu thô của Việt Nam năm 2010 chủ yếu được xuất sang Úc với 2,9 triệu

tấn, giảm 13%; sang Malaysia: 1,3 triệu tấn, giảm 28%; sang Singapore: 997 nghìn tấn,
giảm 56%; sang Hàn Quốc: 875 nghìn tấn, tăng 4,3%; sang Hoa Kỳ: 594 nghìn tấn, giảm
44%. Tính đến hết năm 2010, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt gần 8 triệu tấn,
giảm 40,4% và kim ngạch đạt 4,96 tỷ USD, giảm 20% so với năm 2009.
Gạo: Philippin là đối tác dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam năm 2010 với
1,48 triệu tấn, giảm 13,6% so với năm trước; tiếp theo là các thị trường: Singapore đạt
539 nghìn tấn, tăng 64,7%; Cuba đạt 472 nghìn tấn, tăng 5%. Mặc dù, xuất khẩu gạo
giảm ở thị trường lớn nhất Philippin, nhưng tăng mạnh ở một số thị trường mới nổi như
thị trường Inđônêxia đạt 687 nghìn tấn (năm 2009 chỉ là 17,8 nghìn tấn); Bănglađét đạt
359 nghìn tấn (năm 2009 là hơn 5 nghìn tấn). Năm 2010, lượng gạo xuất khẩu của Việt
Nam đạt 6,89 triệu tấn, tăng 15,6% và kim ngạch đạt 3,25 tỷ USD, tăng 21,9% so với
năm 2009.
Cao su: Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong
năm 2010 với 464 nghìn tấn, giảm 9% so với năm 2009 và chiếm 59,4% tổng lượng cao
su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Malaysia: 58,9 nghìn tấn, tăng 95,5%; Hàn Quốc:
34,7 nghìn tấn, tăng 22,4%; Đài Loan: 31,9 nghìn tấn, tăng 27,5%; Đức: 27,8 nghìn tấn,
tăng 29,9%. Năm 2010, lượng cao su xuất khẩu đạt 782 nghìn tấn, tăng 6,9% và kim
ngạch đạt 2,39 tỷ USD, tăng 94,7% so với năm 2009.
Sắt thép các loại: Lượng sắt thép xuất khẩu trong năm 2010 đạt 1,28 triệu tấn, tăng
162,9% và kim ngạch đạt 1,05 tỷ USD, tăng 174,2% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ
7
yếu do tăng mạnh ở một số thị trường như Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ, Đài Loan, Úc.
Campuchia là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong năm 2010
với 275 nghìn tấn, tăng 32,8% so với năm trước. Tiếp theo là các thị trường: Malaixia:
136 nghìn tấn, tăng hơn 2 lần; sang Inđônêxia: 135 nghìn tấn, tăng 132%; sang Trung
Quốc: 111 nghìn tấn, tăng gấp hơn 9 lần; sang Ấn Độ: 101 nghìn tấn, tăng gấp 9,5 lần;
sang Braxin: 55 nghìn tấn, tăng gấp 9 lần; sang Đài Loan: 40 nghìn tấn, tăng 32 lần; sang
Úc: 28,4 nghìn tấn, tăng 20 lần so với năm 2009.
1.1.5.Giá trị gia tăng trong xuất khẩu sản phẩm Việt Nam
Xem xét cơ cấu xuất nhập khẩu theo ngành cho thấy khu vực nông lâm thủy sản

luôn xuất siêu, còn khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ luôn nhập siêu. Đểgia tăng
hàm lượng trị giácho các sản phẩm nông lâm thủy sản, vấn đề khó khăn không phải là
công nghệ sản xuất thực phẩm hoặc hàng chế biến, mà chính là khó khăn về khâu tiếp thị
và phát triển thị trường, đặc biệt là xây dựng và quản trị hệ thống phân phối trực tiếp đến
người tiêu dùng. Nông nghiệp đang là ngành tạo ra ngoại tệ để phục vụ hoạt động của các
ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Đối với các ngành hàng dệt may, giày dép, điện tử thì xuất khẩu phụ thuộc quá
nhiều vào việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu và các sản phẩm phụ trợ. Nếu tăng xuất
khẩu các ngành này, nhập khẩu cũng gia tăng tương ứng. Các mặt hàng muốn chuyển từ
phân đoạn bán sản phẩm mang tính gia công với chi phí thấp sang thành các sản phẩm
khác biệt hóa, có thương hiệu trực tiếp tại thị trường nhập khẩu sẽ vô cùng khó khăn và
đòi hỏi đầu tư lớn mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp toàn cầu. Điều này là
không thể đối với quy mô và năng lực của doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng nguy hiểm
hơn nữa khi việc lệ thuộc vào sản phẩm đầu vào từ nước ngoài kéo theo hệ lụy là Việt
Nam không có quyền tác động đến mức giá và khối lượng đầu vào từ nguồn cung. Trong
trường hợp nguồn cung tăng giá hoặc hạn chế số lượng, sẽ phá vỡ mô hình sản xuất dựa
trên lao động và giá rẻ của Việt Nam hiện nay.
Để thấy được rõ nét các phân tích về chuỗi giá trị toàn cầu này, có lẽ cần các nghiên
cứu riêng cho từng ngành hàng và từng sản phẩm cụ thể. Từ đó, Chính phủ có chiến lược
và lộ trình hành động cho việc khuyến khích thay đổi ngành kinh tế, chuyển dịch sang
các khu vực có giá trị gia tăng cao hơn, được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát
triển của Chính phủ. Tái cấu trúc ngành kinh doanh trọng điểm cho nền tảng tăng trưởng
là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều Bộ/Ngành và đòi hỏi định hướng chiến
lược và tầm nhìn dài hạn của Chính phủ để có thể đầu tư đủ cho phát triển. Ngay lập tức,
có thể Việt Nam chưa có các ngành công nghệ sinh học phân tử, sản phẩm dựa trên
nghiên cứu tế bào mầm, thực phẩm biến đổi gen hoặc thiết bị công nghệ thông tin và phát
triển nội dung số. Nhưng ưu tiên và có chính sách ưu đãi cho phát triển các ngành dựa
trên nền tảng công nghệ cao sẽ đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam
Theo kết quả điều tra, các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam đến từ 4

nhóm nhân tố chính, thứ nhất là thiếu vốn (24,36% rất khó khăn và 24,49% khá khó
khăn), thiếu nguyên liệu đầu vào (16,9% rất khó khăn và 26,76% khá khó khăn), yêu cầu
thị trường phức tạp (21,95% rất khó khăn và 37,8% khá khó khăn) và giá thành các chi
phí vận chuyển phân phối và lưu trữ tại Việt Nam cao đặc biệt là các chi phí vân động và
8
bôi trơn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính được tính vào chi phí. Doanh nghiệp
có thể tiết giảm chi phí đầu vào, tối thiếu lương và quản trị nhân sự hiệu quả nhưng lại
không thể và không có cách nào để giảm các chi phí giao dịch xã hội, mà các chi phí này
cấu thành một phần không nhỏ trong giá thành để có thể cạnh tranh.
Do
các mặt
hàng
của Việt
Nam
không đòi hỏi công nghệ cao nên sử dụng công nghệ đại trà và cơ cấu nhập khẩu cho thấy
đây là các công nghệ ít tiên tiến (so sánh tương đối với Hoa kỳ và Châu Âu) vì ta chủ yếu
nhập công nghệ từ Trung Quốc và ASEAN). Tương tự, các ngành nông nghiệp và gia
công xuất khẩu tại Việt Nam chưa đến mức đòi hỏi nguồn nhân lực có tri thức cao nhưng
lại cần có kỹ năng thực hành giỏi. Trong khi lao động phổ thông chuyển đổi giữa các
ngành dệt may, giày dép sang điện tử đã làm mất đi rất nhiều công sức trong việc đào tạo
tay nghề công nhân.
1.2.1.Các yếu tố đầu vào nhập khẩu và quan hệ với xuất khẩu
Xem xét các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam cho thấy việc nhập khẩu cho tiêu
dùng, công nghiệp và xây dựng là chủ yếu. Tỷ trọng lớn rơi vào nhóm thiết bị, sắt thép,
phương tiện giao thông, điện tử và nhiên liệu. Ngoài ra có mức tăng đột xuất của nguyên
phụ liệu (vải dệt nhóm mã HS 60) do tăng trưởng xuất khẩu đột ngột của nhóm ngành
hàng dệt may và giày dép.
9
Nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày đạt 9,8 tỷ USD, tăng
33,6% so với năm 2009. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là: 5,36 tỷ USD, nguyên phụ

liệu: 2,62 tỷ USD, xơ sợi dệt: 1,18 tỷ USD và bông là 674 triệu USD. Nguồn nhập khẩu
chính từ các thị trường: Trung Quốc dẫn đầu với 3,13 tỷ USD, tăng 50%; Hàn Quốc:
1,73 tỷ USD, tăng 20,3%; Đài Loan: 1,73 tỷ USD, tăng 17,3%; Hồng Kông: 539 triệu
USD, tăng 30%; Nhật Bản: 514 triệu USD, tăng 10,2%. Tổng trị giá nhập khẩu từ 5 thị
trường này là 7,63 tỷ USD, chiếm 78% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả
nước. Nếu tính tổng xuất khẩu cả dệt may và giầy dép năm 2010 đạt 16,33% thì nguyên
phụ liệu nhập khẩu đã chiếm tỷ trọng 60,01% trong trị giá hàng xuất. Khoảng gần 40%
còn lại dành cho chi phí máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, nhân công và vận hành
doanh nghiệp, từ đó có thể suy ra tỷ suất lợi nhuận là không cao, đạt chưa đến 10% trong
toàn ngành.
1.2.2.Quốc gia nhỏ tham gia thị trường toàn cầu
Xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới không có nhóm hàng nào chiếm quá 10% thị
phần toàn cầu, điều này có nghĩa là chúng ta không có quyền quyết định mức giá trên thị
trường toàn cầu. Ngay cả một số mặt hàng nông sản mà Việt Nam trong Top dẫn đầu trên
thị trường thế giới như: gạo, cà phê, hạt điều thì Việt Nam vẫn không đủ năng lực quyết
định mức giá bán trên thị trường toàn cầu.
Nhóm nghiên cứu đánh giá phương pháp định giá của doanh nghiệp xuất khẩu để
xem xét phương pháp định giá phổ biến mà các doanh nghiệp áp dụng đối với giá hàng
xuất khẩu là gì? Kết quả cho thấy phương pháp định giá trên cơ sở giá của sản phẩm đã
10
có sẵn trên thị trường và định giá phân biệt theo từng phân khúc là phương pháp phổ biến
được lựa chọn.
Phương pháp giảm giá liên tục (low-cost / phí hạ) là một trong hai chiến lược cơ
bản thành công thì không có doanh nghiệp nào áp dụng được do việc không ngừng tăng
năng suất để giảm chi phí hoặc giảm chi phí các đầu vào cũng như cách thức tổ chức triển
khai sản xuất tiết kiệm tại Việt Nam đã gặp giới hạn.
Với phương pháp định giá này, việc tác động đến kết quả xuất khẩu được các doanh
nghiệp tham gia nghiên cứu đánh giá là 15,66% tốt, 59,04% khá, 24,1% trung bình và
1,2% kém. Kết quả cho thấy mức tác động chủ yếu chỉ đạt được ở mức trung bình khá.
Điều này ngụ ý các doanh nghiệp và ngành hàng sản xuất tại Việt Nam khó có thể có

được việc thay đổi phương pháp định giá trong dài hạn mà lệ thuộc vào mức giá chung
trên thị trường toàn cầu. Hạn chế do không thể tăng năng suất nhằm giảm thiểu chi phí
cũng như cải tiến để có được giá trị gia tăng cao hơn trong sản xuất của doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam chính là rào cản lớn cho đổi mới và tăng trưởng trong tương lai.
1.2.3.Chính sách và chương trình khuyến khích xuất khẩu
Từ sau khi Chính phủ xóa bỏ chính sách thưởng xuất khẩu, ngoại trừ xuất khẩu theo
hiệp định, đến nay tại Việt Nam chỉ còn duy nhất chương trình xúc tiến thương mại là các
hoạt động gián tiếp nhằm hỗ trợ và tăng cường năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp
Việt Nam. Tuy nhiên, với quy mô của doanh nghiệp trên toàn quốc mà tổng chi phí cho
ngân sách xúc tiến thương mại là quá hạn chế thì sẽ không thể khuyến khích tăng trưởng
xuất khẩu trong dài hạn.
11
Tương quan giữa ngân sách XTTM và tăng trưởng xuất khẩu
Phân tích việc chi tiêu ngân sách của các địa phương cho hoạt động xúc tiến thương
mại với giá trị xuất khẩu của các địa phương năm 2010 cho kết quả tương quan 8.799312,
hàm nghĩa nếu tăng ngân sách cho xúc tiến thương mại tăng lên 10% thì xuất khẩu tăng
trưởng 8.799312%. Mặc dù tương quan cao chưa chắc đã phản ánh được thực chất của
tác động giữa chi tiêu cho xúc tiến thương mại đến tăng trưởng xuất khẩu nhưng cũng có
thể so sánh với các quốc gia khác để thấy rằng mức chi tiêu cho xúc tiến thương mại tại
Việt Nam là không đáng kể. Cần hiểu rằng, quốc gia dành ngân sách cho xúc tiến thương
mại là một khoản đầu tư cho tương lai chứ không phải là chi phí. Vì hiệu quả của việc chi
tiêu, nếu có, sẽ thể hiện ở các hợp đồng trong tương lai chứ không phải ngay lập tức.
1.2.4.Chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với định hướng xuất khẩu và tiêu
thụ nội địa
Muốn phát triển xuất khẩu trong dài hạn, Việt Nam cần chiến lược tái cấu trúc cơ
cấu ngành sản xuất, thực hiện chiến lược nhập khẩu đúng đắn. Mô hình tăng trưởng
hướng vào xuất khẩu của Việt Nam cần tăng hàm lượng công nghệ của khu vực xuất
khẩu, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phát triển
ngành công nghiệp phụ trợ gắn kết chặt chẽ với mạng lưới sản xuất và chuyển giao công
nghệ toàn cầu.

12
Đảm bảo các mặt hàng xuất khẩu có thị trường trong nước ổn định, giữ vững vị thế
tiêu thụ trên sân nhà song hành với việc phát triển thị trường xuất khẩu.
Một số vấn đề có thể giải pháp hoặc chưa thể giải quyết nhưng Chính phủ cần xác
định một lộ trình và biết bắt đầu từ đâu. Tiến trình này là quá trình trả lời cho các câu hỏi
như: làm thế nào tăng cường giá trị gia tăng trong sản xuất các mặt hàng nông sản, dệt
may, giày dép, điện tử; phân đoạn nào chúng ta có thể tham gia sâu hơn; nếu chuyển đổi
sang các ngành công nghiệp hiện đại với hàm lượng khoa học công nghệ cao thì chúng ta
sẽ bắt đầu từ ngành nào, liệu chiến lược đào tạo có đủ cung cấp nhân lực cho phát triển
ngành công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ nội dung số trong tương lai đủ
để cạnh tranh với các quốc gia khác trên thế giới Nếu không bắt tay vào làm từ một
chính sách cụ thể, có thể chúng ta chỉ có các tuyên bố thuần túy thay vì thực sự triển khai
các chiến lược. Ngành công nghiệp phụ trợ là một điển hình tiêu biểu việc kêu gọi phát
triển, nhưng nhiều nghiên cứu không chỉ rõ ra và đưa ra giải pháp cụ thể tại sao ngành
này 10 năm nay không phát triển nổi tại Việt Nam.
Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất không phải là việc có thể làm trong 1 đến 3 năm,
nhưng chúng ta cần kế hoạch và lộ trình để thực hiện từ những năm đầu tiên. Hơn bao
giờ hết, chính sách xúc tiến thương mại không còn là việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
thị trường mà cần thâm nhập sâu hơn, thở cùng hơi thở của doanh nghiệp, để cùng doanh
nghiệp phát triển sản xuất, thay đổi công nghệ và mô hình sản xuất theo hướng ngày càng
gia tăng giá trị công nghệ và hàm lượng chất xám trong sản phẩm.
1.3. Các khuynh hướng và dự báo đến năm 2015
1.3.1.Các phương pháp dự báo được doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sử
dụng
Luận cứ mà các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng trong việc dự báo doanh số xuất
khẩu và tăng trưởng xuất khẩu dựa trên dữ liệu về kết quả kinh doanh, phân tích kết quả
kinh doanh theo thời gian và xác định kỳ vọng của khác hàng. Hạn chế của doanh nghiệp
xuất khẩu là chưa thực hiện việc tham khảo ý kiến chuyên gia, cho phép dùng thử hàng
mẫu ở thị trường nước ngoài và tiến hành đánh giá, hoặc tổ chức đội ngũ bán hàng trực
tiếp và đánh giá hoặc dự báo thông qua đội ngũ này.

13
Trong trường hợp chưa có ngân sách hoặc chưa thể trực tiếp đưa ra các phân tích về
dự báo, khuyến nghị được đưa ra là sử dụng các kết quả dự báo và phân tích của bên thứ
ba hoặc của các hiệp hội ngành hàng toàn cầu. Vấn đề là các dự báo này nên được xem
xét lại định kỳ nhằm xác định các nhân tố ảnh hướng đến kết quả vì việc tham gia vào
của doanh nghiệp và sự cạnh tranh có thể làm thay đổi kết quả dự báo.
1.3.2.Các nhân tố góp phần làm ảnh hưởng và thay đổi khuynh hướng thị
trường
Hàng năm, BCG (Boston Cosulting Group) cũng như các công ty nghiên cứu thị
trường hàng đầu thế giới thường công bố báo cáo về các khuynh hướng lớn (Megatrends)
ảnh hưởng đến đời sống, tiêu dùng và sản xuất toàn cầu. Đánh giá của nhóm nghiên cứu
đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phản ánh quan điểm về nhân tố ảnh hưởng
và thay đổi khuynh hướng thị trường gồm hai nhóm chính.
Nhóm thứ nhất là các nhân tố về ảnh hưởng của sản phẩm đến sức khỏe, thay đổi
công nghệ và thu nhập. Nhóm nhân tố thứ hai thấp hơn là tiến trình đô thị hóa, sự đa
dạng hóa của dân số, thay đổi phong cách sống và nỗ lực thị trường của chính các công ty
kinh doanh. Doanh nghiệp xuất khẩu đánh giá thấp các nhân tố như sự di trú, thay đổi giá
trị văn hóa hay tăng thời hạn bảo quản hoặc sử dụng sản phẩm.
1.3.3.Thực trạng nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin và xác định các căn
cứ dự báo tại doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
55% các doanh nghiệp được điều tra cho rằng
sẵn sàng mua thông tin hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn
dự báo về biến động thị trường, 45% còn lại không
sẵn sàng chi trả. Có nghĩa là còn gần một nửa đối
tượng là các doanh nghiệp xuất khẩu không sẵn sàng
trả tiền cho các dự báo tương lai để biết trước nhằm
đưa ra các kế hoạch và chương trình hành động phù
hợp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu khá chủ
động trong việc cập nhật thông tin và giá cả thị
14

trường, với 62,65% cập nhật hàng ngày; 6,02% cập nhật 2 lần/tuần; 10,84% cập nhật 1
lần/tuần và khoảng 20% còn lại cập nhật dưới 2 lần/tháng.
Mức độ nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng tương đương với nhau. Tần
suất được thực hiện nhiều nhất là 1 lần/ năm, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh (34,12%) và
nghiên cứu khách hàng và thị trường (38,37%). Nhóm doanh nghiệp xuất khẩu thứ hai
thực hiện việc cập nhật theo tháng, với nghiên cứu thị trường và khách hàng chiếm
20,93% lần/tháng và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 23,53% lần/tháng. Vẫn còn đến
5,81% doanh nghiệp xuất khẩu được điều tra chưa bao giờ tiến hành nghiên cứu thị
trường và khách hàng, 5,88% chưa bao giờ nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp xuất
khẩu sử dụng đồng thời
nhiều phương pháp
trong việc tiến hành
phân tích đối thủ cạnh
tranh trên thị trường:
xác định và mô tả 3 đối
thủ cạnh tranh then chốt
trên thị trường mục tiêu
(chiếm 24%), xác định
cấu trúc ngành với các
đặc tính ngành (chiếm
37%), đánh giá khả
năng và năng lực của 3
đối thủ cạnh tranh
(chiếm 41%) và xác
định đối thủ cạnh tranh
mới và tiềm năng trên
thị trường (chiếm 41%), tìm hiểu và dự báo các hoạt động cạnh tranh sẽ được đối thủ tiến
hành (chiếm 45%).
1.3.4.Dự báo xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam đến năm 2015

Mỗi phương pháp và mô hình dự báo sẽ cho các kết quả khác nhau. Điều quan trọng
là chúng ta cần nắm được nguyên tắc của dự báo. Trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng
số liệu từ năm 2001 đến năm 2010 xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam theo mã HS 2
số được Trademap-ITC cung cấp để tìm kiếm hàm dự báo tuyến tính. Trên cơ sở đó
nhóm nghiên cứu chạy kết quả thành bảng tổng hợp dưới đây cho dự báo đến năm 2015
đối với từng nhòm ngành.
15
16

×