Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Kiểm soát melamine trong thức ăn chăn nuôi (Trình bày tại Hội thảo về Vệ sinh An toàn Thực phẩm – Đại Học Nông nghiệp Hà Nội 3-2009)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.22 KB, 19 trang )

KiỂM SOÁT MELAMINE TRONG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Trình bày tại Hội thảo về Vệ sinh An toàn Thực phẩm – Đại
Học Nông nghiệp Hà Nội 3-2009)
GS VŨ DUY GiẢNG
ĐHNN-HÀNỘI
1/ MỞ ĐẦU
+ Năm 2007, thức ăn thú cảnh nhiễm melamine làm hàng nghìn chó và mèo
ở Mỹ bị chết vì suy thận cấp.
+ Năm 2008, sữa nhiễm melamine ở Trung Quốc đã làm ít nhất 54.000 trẻ
em bị bệnh trong đó có 4 trẻ tử vong và 13.000 trẻ đang phải nằm viện.
(Trung quốc mỗi năm xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa trị giá 3,5 tỷ đô la
Mỹ).
+ Năm 2008, trứng nhiễm melamine ở Hông Kông (mức melamine là
4,7ppm, vượt gần 2 lần ngưỡng cho phép) làm cho tập đoàn Hanwei
Dalian, Trung quốc phá sản (tập đoàn Hawei nuôi gà mái đẻ hy vọng đến
2010 sẽ đưa vào thị trường mỗi năm 10 triệu trứng, tương đương 200 ngàn
tấn trứng mang thương hiệu "Gegeda" và trở thành top 3 của thế giới về
sản xuất trứng).
+ Ở Việt Nam, tính đến 20/10/2008; 777,5 Tấn sữa (trong đó có 411Tấnsữa
nhập) phát hiện nhiễm melamine bị huỷ bỏ.
→ Việc kiểm soát melamine trong thực phẩm và TACN
trở nên quan trọng
.
HÌNH MỘT EM BÉ ĐANG PHẢI
LỌC THẬN
TRUNG QUỐC LÀ NƯỚC XUẤT
KHẨU MELAMINE LỚN NHẤT
THẾ GIỚI
2/ MELAMINE, CYANURIC ACID VÀ
MELAMINE CYANURATE


• MELAMINE
+ Tính chất: chất bột mầu trắng, kl riêng 1,57, hòa tan
trong nước ít (3,1g/L nước ở 20
o
C)
+ Công thức hóa học: C
3
H
6
N
6
(hàm lượng N chiếm
66% trong phân tử); tên: 1,3,5-triazine-2,4,6-triamine
+ Melamine có thể đuợc chế tạo từ urê, cứ 6 phân tử urê
cho một phân tử melamine:
6(NH
2
)
2
CO → C
3
H
6
N
6
+ 6NH
3
+ 3CO
2
+ Quy trình kết tinh và rửa melamine làm sản sinh một lượng

lớn nước thải → cóhại cho môi trường.Nước thải thu hồi và
cô đặc lại thành dạng rắn, chứa 70% melamine cùng với các
đồng phân như ammeline,ammelide,acid cyanuric.
Melamine tinh chế thì khá đắt, nhưng melamine dạng không
tinh chế thì rẻ hơn nhiều nhưng cũng độc hơn melamine tinh
chế.
(Melamine có thể được thuỷ phân hay vi khuẩn biến thành
ammeline → ammelide → cyanuric acid:
(C
3
N
3
)(NH
2
)
3
→ (C
3
N
3
)(NH
2
)
2
OH
Melamine Ammeline
→ (C
3
N
3

)(NH
2
)(OH)
2
→ (C
3
N
3
)(OH)
3
Ammelide Cyanuric acid
• ỨNG DỤNG MELAMINE TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP
◙ Trong công nghiệp, melamine được dùng để sản xuất:
-Nhựa melamine (kết hợp với formaldehyde), rất bền với nhiệt
-Bọt melamine, một chất trùng hợp dùng để tẩy rửa, làm sạch
-Chất chống cháy.
-Là thành phần chính của sắc chất vàng 150, một chất mầu trong mực in và trong
chất dẻo
-Sử dụng trong sản xuất bêtông nhằm làm giảm hàm lượng nước, tăng khả năng
chịu lực
◙ Trong nông nghiệp, melamine được dùng để chế tạo phân bón,thuốc trừ sâu
cyromazine; melamine cũng có mặt trong thuốc có gốc asrenic được dùng trong điều
trị xoắn trùng châu Phi (trypanosomiasis)
-Melamine được dùng như một nguồn nitơ phi protein cho bò từ năm 1958, tuy
nhiên đến 1978 thì không được dùng nữa vì sự thủy phân của nó khá chậm và không
hoàn toàn
3/ ĐỘC TÍNH CỦA MELAMINE, CYANURIC ACID VÀ MELAMINE
CYANURATE
● MELAMINE
+ Độc cấp tính

Melainine có tính độc thấp
Liều LD50 (khảo sát ở chuột) : > 3000 mg/kg thể trọng nếu đưa vào đường miệng;
muối ăn cũng có LD50 tương tự
+ Độc mãn tính
-Melamine có thể gây những tổn hại về sinh sản hay sỏi thận, sỏi bàng quang, từ đó
dẫn đến ung thư bàng quang.
-Một nghiên cứu năm 1953: chó ăn 3% melamine trong một năm đã có những biến
đổi trong nước tiểu: giảm tỷ trọng, tăng lượng nước tiểu, sạn tinh thể melamine trong
nước tiểu, nước tiểu có máu và protein.
-Tuy nhiên, trên người thì không đủ bằng chứng để kết luận về ung thư bàng quang
gây ra bởi melamine (IARC, 1999).
• CYANURIC ACID
Tính chất: chất bột mầu trắng, không mùi vị
Công thức: (CNOH)
3
, tên: 1,3,5-triazine-2,4,6-triol
Tổng hợp: Urea dưới tác dụng của nhiệt độ 175
o
C phân giải cho ra cyanuric acid và
ammonia: 3H
2
N-CO-NH
2
→ (CNOH)
3
+ 3NH
3
Các sản phẩm trung gian hình thành trong quá trình sản xuất cyanuric acid từ urea:
Isocyanic acid (HNCO); biuret (H
2

N-CO-NH-CO-NH
2
) và triuret (H
2
N-CO-NH-
CO-NH-CO-NH
2
)
Cyanuric acid cũng có thể cho ra ammelide trong quá trình tinh chế:
H
2
N-CO-NH-CO-NH
2
→ [C(O)]
2
(CNH
2
)(NH
2
)N + 2NH
3
+ H
2
O
Cyanuric acid được clo hóa sẽ cho ra N-chlorinated cyanurates và một số hợp chất N-
chloro:
[C(O)NH]
3
+ 2Cl
2

+2NaOH → [C(O)Cl]
2
[C(O)NH]
Các hợp chất N-chloro được dùng làm chất tẩy rửa, chất diệt tảo cho hồ bơi.
+ Độc cấp tính:
Đối với động vật có vú, acid cyanuric có độc cấp tính thấp,
LD50 (chuột, liều uống): 7700 mg/kg thể trọng (OECD
1999)
+ Độc mãn tính:
Acid cyanuric gây tổn thương mô: dãn ống thận, hoại tử và
tăng sinh thượng bì ống thận, thấm nhiễm neutrophil,
khoáng hóa và xơ hóa (những biến đổi này có thể gây ra
bởi các tinh thể cyanurate trong ống thận).
Liều gây tác hại không quan sát thấy (NOAEL: No-
Observed-Adverse-Level) đối với những ảnh hưởng trên là
150 mg/kg/ngày (OECD 1999).
•Melamine cyanurate
-Melamine cyanurate: phức tinh thể chứa melamine và cyanuric acid
theo tỷ lệ 1/1. Phức rất bền do mạng cầu nối hydrogen giống như
mạng cầu nối hydrogen giữa các cặp base của DNA.
+ Độc tính của melamine cyanurate
- LD50 ở chuột (đường miệng):
4100 mg/kg thể trọng đối với melamine cyanurate
6000 mg/kg - - melamine
7700 mg/kg - - cyanuric acid
-Tinh thể melamine cyanurat trong ống thận hình thành sạn
(calculi) trong thận, trong niệu quản, niệu đạo hay trong bàng
quang.
Sạn thận là hỗn hợp của melamine, protein, acid uric và
phosphate có tính chất khác hẳn so với các loại sỏi thận

khác.
Đó là những viên “sạn dẻo”, rất khó phá vỡ để đào thải →
phá huỷ chức năng thận.
+ Cơ hội hình thành “sạn dẻo” trong thận
+ Melamine có trong TACN hay thực phẩm do:
-chủ động đưa melamine vào
-thôi nhiễm từ vật liệu bao gói
-do TACN hay thực phẩm bị nhiễm thuốc trừ sâu chứa
cyromazine
+ Cyanuric acid là tiền chất của thuốc sát khuẩn nước,
chất tẩy rửa, thuốc diệt tảo (FDA cho phép dùng một số
lượng nhất định acid cyanuric acidtrong phụ gia nitơ phi
protein (NPN) và trong nước uống).
→ Nhiều cơ hội hình thành “sạn dẻo”, nhất là khi chủ
động đưa melamine vào TACN hay thực phẩm.
Sạn thận
trong thận
Sạn thận
trong niệu
quản
+ SỰ THÔI NHIỄM CỦA MELAMINE
Melamine và formaldehyde có thể thôi nhiễm vào thực phẩm từ túi bọc hay
đồ chứa.
Nghị quyết 2002/72/EC đưa raSML (Specific Migration Limit) của:
+ melamine:30 mg/kg hay 5 mg/dm2
+ formaldehyde:15 mg/kg hay 2,5 mg/dm2
(để đánh giá SML của các chất trên người ta ngâm dụng cụ hay túi chứa
thực phẩm trong acid acetic 3% ở 70
o
C trong 2 giờ).

Năm 2004 và 2008 Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm của Anh đã làm hai
cuộc điểu tra về mức thôi nhiễm melamine và formaldehyde từ đồ chứa
thực phẩm.
Kết quả điều tra:100% số mẫu đều có mức thôi nhiễm melamine dưới giới
hạn cho phép, tuy nhiên năm 2004 có 10% số mẫu (5/50) và năm 2008 có
16% số mẫu (8/50) có mức thôi nhiễm formaldehyde trên giới hạn cho
phép.
Sự tiếp xúc với melamine do thôi nhiễm thì không lớn: con người mỗi ngày
trung bình chỉ hấp thu 0,007 mg/kg thể trọng melamine từ tất các nguồn
thôi nhiễm qua con đường ăn uống(OECD, 1999)
4/Lượng tiêu thụ hàng ngày có thể chấp nhận
của melamine (TDI: Tolerable Daily Intake):
FDA
tạm thời
: 0,63 mg/kg thể trọng/ngày
EFSA
tạm thời
(Cơ quan Quản lý An toàn Thực phẩm
Châu Âu): 0,5mg/kg thể trọng/ngày
WHO
chính thức
: 0,2 mg/kg thể trọng
(Đưa ra ngày 5/12/2008)
5/ KIỂM SOÁT MELAMINE TRONGTACN
Quyết định về việc quản lý melamine trong chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sảncủa Bộ NN&PTNT (QĐ số 3762/QĐ-BNN-CN,
ngày 28 tháng 11 năm 2008):
Điều 1: Cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng các
loại nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhiễm
melamine. Mức chấp nhận được coi là không có melamine

đối với nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi, thủy sản là không
lớn hơn 2,5mg/kg.
Điều 2: Quy định các bước xác định melamine trong nguyên
liệu và thức ăn chăn nuôi, thủy sản như sau:
Bước 1: Định tính bằng phương pháp ELISA hoặc
HPLC-UV với giới hạn phát hiện < 2,5 ppm.
Bước 2: Định lượng khi có kết quả dương tính ở bước
1 bằng LC/MS hoặc GC/MS.
•KIỂM SOÁT MELAMINE TRONGSỮA VÀ
THỰC PHẨM CỦA VIỆT NAM
Bộ Y tế Việt Nam công bố giới hạn melamine
nhiễm chéo (ngày12/12/2008):
+ Trong sữa và sản phẩm sữa cho trẻ <36
tháng: 1ppm (1mg/kg)
+ Trong thực phẩm: 2,5ppm (2,5mg/kg)
6/ KẾT LUẬN
“Cơn bão melamine” không những đã gây tổn hại sức
khoẻ con người mà còn tàn phá nền kinh tế của
nhiều nước. Tuy “cơn bão” đã qua đi nhưng bài học
về vệ sinh an toàn thực phẩm thì còn đó.
Sẽ còn những “cơn bão” số 2,3 , 4… khác như các
cơn bão về hormone, về chất dioxin… nếu toàn xã
hội và các nhà quản lý không quan tâm và ngăn chặn
kịp thời.
Đối với ngành TACN tất cả hãy hành động theo
phương châm:
“Safe feed for safe food”
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN

×