TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
o0o
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG
NGỪA,
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM
TẠI XÃ LIÊN SƠN, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ
NAM
Giáo viên hướng dẫn : THS. NGUYỄN QUANG
HUY
Sinh viên thực hiện : ĐẶNG THẾ THẬT
Líp : QUẢN LÝ KINH TẾ
MSSV : TX 071587
Hà Nội, 2012
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
2
Lời cảm ơn!
Trong thời gian thực tập từ ngày 08/2/2012 đến ngày 30/4/2012 tại
UBND xó Liờn Sơn, dưới sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong
khoa công tác xã hội mà trực tiếp là thầy giáo - Thạc sỹ Nguyễn Quang Huy
cùng các anh, chị em cán bộ của UBND xó, tụi không những đã hoàn thành
báo cáo của mình mà kỳ thực tập cũn giỳp tụi học hỏi được nhiều kinh
nghiệm, kiến thức bổ ích - đó là những kỹ năng rất cơ bản sẽ giúp ích cho tôi
rất nhiều trong quá trình công tác, làm việc.
Em xin chân thành cảm ơn thày giáo Nguyễn Quang Huy, lãnh đạo
UBND xó cựng đội ngũ cán bộ công chức, cán bộ chuyên trách và bán
chuyên trách đã tạo mọi điều kiện, quan tâm, giúp đỡ tôi trong thời gian thực
tập tại xã cũng như hoàn thành báo cáo này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
3
MỤC LỤC
TH C TR NG VÀ M T S BI N PHÁP PHÒNG NG A, Ự Ạ Ộ Ố Ệ Ừ 1
GI I QUY T V N TR EM LAO NG S M Ả Ế Ấ ĐỀ Ẻ ĐỘ Ớ 1
T I XÃ LIÊN S N, HUY N KIM B NG, T NH HÀ NAMẠ Ơ Ệ Ả Ỉ 1
H N i, 2012à ộ 2
L i c m n!ờ ả ơ 3
PH N M UẦ ỞĐẦ 1
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
4
PHẦN MỞ ĐẦU
“Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” khẩu hiệu ấy đang trở thành
phương châm hành động của nhiều quốc gia trên thế giới, của nhân dân và
Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của gia đình. Trẻ
em lao động sớm là một vấn đề mang tính toàn cầu đang được nhiều nước
trên thế giới đặc biệt quan tâm, với quan niệm: Một xã hội nhân đạo là một xã
hội không thể bỏ qua việc người ta tiếp tục bóc lột trẻ em bằng hình thức lao
động sớm.
Liên Sơn là một trong bẩy xã miền núi của huyện Kim Bảng, cơ sở hạ
tầng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, vấn đề trẻ em lao động sớm
tuy chưa phải là những vấn đề gay cấn nhưng hiện tượng trẻ em lao động quá
sức mình, trẻ em lao động tại các khu vực nặng nhọc, độc hại đang có chiều
hướng gia tăng do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Tình trạng gia tăng
trẻ em lao động sớm trong những năm gần đây không những ảnh hưởng trực
tiếp tới sức khoẻ, sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ mà còn góp phần làm
cho tệ nạn ma túy, mại dâm và phạm pháp trong trẻ em có chiều hướng gia
tăng gây nên mối lo lắng cho toàn xã hội, nếu không được quan tâm đúng
mực thì trẻ em dễ trở thành mục tiêu bóc lột của những kẻ trục lợi.
Để tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này em đã chọn nghiên cứu chuyên đề:
“Thực trạng và một số biện pháp phòng ngừa, giải quyết vấn đề trẻ em lao
động sớm tại xó Liờn Sơn - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam” với mong
muốn nâng cao kỹ năng, tâm thế nghề nghiệp và đóng góp một phần nhỏ bé
cho công tác phòng ngừa, giải quyết vấn đề trẻ em lao động sớm ở xó Liờn
Sơn - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam. Chuyên đề tốt nghiệp gồm các nội
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
1
dung chính sau:
- Khảo sát thực trạng trẻ em lao động sớm tại xó Liờn Sơn, huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam.
- Chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
- Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa và giải quyết vấn đề trẻ em lao
động sớm một cách có hiệu quả tại địa phương.
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRẺ EM
LAO ĐỘNG SỚM
1. Trẻ em và trẻ em lao động sớm
1.1. Một số khái niệm
Ngay từ xa xưa lao động trẻ em đã tồn tại dưới dạng này hay dạng khác,
số người ở độ tuổi trẻ em ở các nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng phải
đi làm cho bản thân và cho sự sống của gia đình. Các em thường phải sống và
làm việc trong các điều kiện thiếu an toàn và luôn bị những hiểm nguy rình
rập.
* Khái niệm trẻ em
- Căn cứ vào những điều kiện, đặc điểm con người Việt Nam, Luật Bảo
vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em thì: “ Trẻ em là những công dân Việt Nam dưới
16 tuổi”.
- Theo điều một Công ước Quốc tế về quyền trẻ em thì trẻ em là “người
dưới 18 tuổi trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Như vậy, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em đã chia sự phát triển của con
người ra làm hai giai đoạn: giai đoạn chưa thành niên và giai đoạn thành niên.
* Một số khái niệm liên quan
- Công ước Quốc tế về quyền trẻ em không đưa ra những định nghĩa cụ
thể về trẻ em lao động sớm song theo logic từ các tài liệu cụ thể của Liên Hợp
quốc và tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì có thể hiểu: “Lao động trẻ em là
người còn ở lứa tuổi trẻ em đã phải đi làm cho bản thân và cho sự sống của
gia đỡnh”
1
.
- Trẻ em lao động sớm: Là những trẻ em (dưới 16 tuổi theo Pháp luật
Việt Nam) tham gia hoạt động lao động trên thị trường lao động, có quan hệ
lao động hay không tham gia quan hệ lao động nhưng đều nhằm mục đích tạo
1
Nguồn: Công ước quốc tế về quyền trẻ em
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
3
thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình đó là những trẻ em phải bỏ học đi
làm thuê trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế,
trong các làng nghề, những trẻ em lang thang kiếm sống ở đô thị trẻ phải
làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay những công việc ảnh
hưởng đến nhân cách, cướp đi các cơ hội phát triển về thể chất, về trí lực và
các nhu cầu khác của trẻ thơ….
1.2. Những tác hại của trẻ em lao động sớm
- Trẻ em do phải lao động kiếm sống quá sớm đã làm giảm đi sự phát
triển lành mạnh của trẻ gây trở ngại cho tương lai của chúng về sự phát triển
nghề nghiệp, việc làm. Đối với một số công việc có hại cho sức khoẻ, tâm lý
của trẻ em và như vậy chắc chắn xã hội, tương lai phải gánh chịu những hậu
quả không nhỏ - những chủ nhân phát triển “quố quặt” cả về thể lực và trí lực.
- Còn với trẻ em khi lao động quá sức, tiếp xúc với các chất hoá học độc
hại thì sẽ mang lại tác động tiêu cực vì trong quá trình đú đó tạo ra uốn cong
quá trình phát triển tự nhiên làm cho thể lực, trí lực phát triển không bình
thường.
- Trẻ em lao động sớm góp phần làm gia tăng nạn thất nghiệp và thiếu
việc làm cho người lớn. Khi trẻ em phải lao động để kiếm miếng ăn có ảnh
hưởng xấu tới việc học tập của chúng, lao động trẻ em lớn lên thành lao động
người lớn với trình độ thấp kém không có văn hóa, làm giảm tri thức con
người - tri thức này rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội trong tương
lai. Với những lao động đó không thể có năng suất, thu nhập cao và như vậy
thực tế nghèo đói của xã không giảm mà lại tăng lên gấp bội khi số trẻ này
thành người lớn. Như một vòng luẩn quẩn, đến lượt mình, trẻ em lao động
sớm lại kéo dài sự nghèo đói hoặc dẫn đến sự nghèo đói tiếp theo - trẻ em lại
phải lao động.
Như vậy trẻ em phải kiếm sống mưu sinh dù trong hoàn cảnh, điều kiện
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
4
nào (làm thuê trong các thành phần kinh tế bất kỳ loại hình sản xuất kinh
doanh hay dịch vụ lao động, lang thang ….) thì đều lợi bất cập hại. Lao động
nhất là trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, môi trường xấu, thời gian kéo dài
(tại các khu vực khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng….) đều ảnh
hưởng không tốt đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và việc học tập,
vui chơi của các em.
1.3. Nguyên nhân chính và những yếu tố ảnh hưởng đến trẻ em lao
động sớm tại địa phương
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của xó Liờn Sơn
Liên Sơn là một trong bảy xã miền núi của huyện Kim Bảng, là nơi đất
không rộng người không đông được tách ra từ xã Khả Phong cũ là nơi có
đường thủy, bộ đi qua thuận lợi cho phát triển kinh tế của xã.
Liên Sơn có tổng diện tích là 2.039,38 ha với dân số năm 2011 là 3.586
người, mật độ trung bình 601 người/km
2
. Liên Sơn là một xã thuần nụng nờn
sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp, dịch vụ vẫn đang ở mức thấp
so với nhiều xã trong huyện.
Các ngành kinh tế chủ yếu của xã là nụng, lõm, ngư nghiệp: khai thác
chế biến đá, vật liệu xây dựng, xi măng …. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới
của Bộ LĐTB-XH năm 2011 giảm xuống còn 9,82%, mục tiêu phấn đấu đến năm
2012 giảm xuống còn 7,56%.
Về dân số và lao động: Năm 2011 tổng dân số toàn xã là 3.586 người
trong đó nữ 1.829 người chiếm 51% tổng dân số. Dân số trong độ tuổi lao
động là1.489 người chiếm 41,52% dân số. Dân số từ 15 tuổi trở nên tham gia
các hoạt động kinh tế là 1.789 người chiếm 49,89% dân số. Số lao động tham
gia trong các ngành kinh tế như: công nghiệp, xây dựng là 1.275 người; số
còn lại tham gia trong các lĩnh vực nông - lâm nghiệp
Về tình hình việc làm: Năm 2010 toàn xó đó tạo được gần 400 chỗ làm
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
5
việc mới và tạo việc làm thêm cho 346 lượt người. Số người thất nghiệp
chung của toàn xã là 34 người chiếm 1,9 % lực lượng lao động so với năm 2009 giảm
0,4%.
1.3.2. Nguyên nhân thiên tai
Liên Sơn là một xã miền núi có địa hình phức tạp, hệ thống sông ngòi
chạy dọc theo địa bàn xó nờn thường xuyên phải chịu những hậu quả nặng nề
do thiên tai gây ra. Trung bình mỗi năm có tới 2-3 trận bão kéo theo là mưa
đá, lũ lụt, hạn hán đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa màng dẫn tới nhiều
gia đình lâm vào cảnh thiếu, đói. Đây là một trong những nguyên nhân làm
tăng số lượng trẻ em lao động sớm hàng năm của xã.
1.3.3. Các yếu tố xã hội
- Sự gia tăng dân số (mỗi năm dân số xó Liờn Sơn tăng khoảng 55
người), tình trạng di dân tự do ở trong đồi núi cũng là một nguyên nhân làm
tăng trẻ em lao động sớm.
- Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá của đất nước tạo ra sự mất cân
bằng về nguồn việc làm và mức sống giữa thành thị và nông thôn đã tạo sức
hút mạnh mẽ trẻ em trong các gia đình khó khăn về kinh tế ra đô thị hay khu
công nghiệp kiếm việc và trở thành trẻ em lao động sớm. Do khó khăn về
kinh tế đi đôi với sự phát triển không đồng đều giữa khu vực nông thôn và
thành thị; do sự chênh lệch về mức sống và thu nhập, những gia đình đông
con là nguyên nhân dẫn đến trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm.
1.3.4. Yếu tố từ bản thân trẻ em
Nguyên nhân chủ quan thuộc về chính bản thân trẻ em là bỏ học, không
chịu được khó khăn, mong muốn có cuộc sống đổi thay, nhạy bén với môi
trường sống, chạy theo thị hiếu, theo bạn bè … Sự lôi cuốn của bạn bè cùng
lứa tuổi có tác động mạnh mẽ tới trẻ, một số em muốn khẳng định vai trò của
bản thân trong việc tự kiếm sống Nguyên nhân này mặc dù ít được bộc lộ
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
6
ra bên ngoài nhưng lại là nguyên nhân chủ đạo vì đa phần các em tự quyết
định tham gia lao động và lựa chọn cho mình một hình thức lao động riêng.
Nguyên nhân chủ quan thuộc về chính bản thõn cỏc em không thích học,
không chịu được cuộc sống khó khăn của gia đình, mong muốn một cuộc
sống thay đổi, chạy theo thị hiếu, theo bạn bè, các em tự quyết định đi lang
thang kiếm sống và tự lựa chọn cho mình một cuộc sống riêng.
1.3.5. Yếu tố về phía chủ sử dụng lao động
Do lao động trẻ em còn thơ ngây không hiểu biết chính sách, dè dặt
trong đấu tranh: dễ sai khiến, chấp nhận giá nhân công thấp và chỉ cần đáp
ứng cho một số những đòi hỏi giản đơn nên chủ sử dụng lao động thích sử
dụng lao động trẻ em hơn. Vì vậy, với những công việc giản đơn, chủ sử dụng
lao động chỉ cần sử dụng lao động trẻ em chứ không muốn thuê lao động
người lớn. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho lực lượng lao động trẻ em
có xu hướng gia tăng.
1.3.6. Hệ thống luật pháp
Hệ thống luật pháp quy định về độ tuổi trẻ em được phép tham gia quan
hệ lao động và quy định đối với chủ sử dụng lao động tuy đã được ban hành
nhưng thiếu các quy định chặt chẽ về cơ chế kiểm tra, kiểm soát, xử lý những
hành vi vi phạm một cách nghiêm túc có thể được xem như là một nguyên
nhân dẫn đến việc sử dụng vô tổ chức trẻ em lao động sớm nhất là ở khu vực
ít bị kiểm tra, kiểm soát như bói đỏ của tư nhân, các hàng quán nhỏ Như
vậy, chế tài đối với các chủ sử dụng lao động trẻ em cũng là yếu tố ảnh
hưởng, là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ em lao động sớm ở các địa
phương.
1.3.7. Yếu tố từ phía gia đình
Do sự cư xử thô bạo, hắt hủi con cái của các bậc cha mẹ làm cho chúng
sợ hãi, xa lánh cha mẹ, bỏ nhà chốn đi theo bạn bè. Đồng thời cũng do nhận
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
7
thức và trách nhiệm của gia đình còn hạn chế, nhiều bậc cha mẹ mong muốn
con cái đi làm để kiếm sống giúp gia đình cú thờm thu nhập.
1.4. Quan điểm của Đảng - Nhà nước về công tác phòng ngừa và giải
quyết vấn đề trẻ em lao động sớm.
Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở Châu Á phê
chuẩn công ước về quyền trẻ em. Ngay sau khi giải phóng giành được chính
quyền, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 29/SL ngày 12-3-1947 quy
định các xưởng kỹ nghệ, hầm mỏ không được thuê mướn trẻ em dưới 12 tuổi
vào làm việc. Sở Lao động có quyền yêu cầu người chủ phải thay đổi hoặc
thôi không cho trẻ em từ 12 tuổi đến 18 tuổi vào làm những công việc quá sức
mình sau khi có sự xem xét của thầy thuốc.
Những quy định này tuy còn sơ khai nhưng rất quan trọng của pháp luật
Việt Nam, nó góp phần bảo vệ lao động trẻ em thời bấy giờ, vừa là cơ sở để
hoàn thiện các quy định trong các văn bản pháp luật sau này. Đảng và Nhà
nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về vấn đề này:
- Nghị định số 374/NĐ-HĐBT (nay là Chính phủ) ngày 14-11-1991 quy
định chỉ được sử dụng lao động trẻ em trong độ tuổi quy định làm những công
việc mà Bộ LĐTB-XH ban hành.
- Bộ luật lao động được Quốc Hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu
lực từ ngày 01/01/1995 quy định những điều khoản về lao động trẻ em và lao
động chưa thành niên được cụ thể qua các Điều 6, Điều 120, Điều 121.
- Chỉ thị số 06/1998/CT-TTg; Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày
12/02/2004 về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng
trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc
trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2005-2010.
- Luật phổ cập giáo dục tiểu học (16/8/1991) quy định quyền cơ bản của
trẻ em là phải được học tập và chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
8
đối với mọi công dân Việt Nam từ 6 đến 14 tuổi. Đây là một văn bản pháp lý
quan trọng nhất nhằm bảo vệ quyền học tập của trẻ em trong đó có trẻ em
tham gia lao động trước tuổi.
2. Kinh nghiệm của nước ngoài trong phòng ngừa trẻ em lao động
sớm
Hiện nay, việc xóa bỏ lao động trẻ em được thực hiện theo nhiều cách,
nhiều kiểu khác nhau ở các quốc gia trên thế giới. Ở mỗi nước, mỗi vùng sẽ
có những giải pháp riêng cho mình và được áp dụng tùy theo điều kiện, hoàn
cảnh của những quốc gia hay vựng đú. Cú rất nhiều chương trình đã được áp
dụng ở các quốc gia khác nhau nhằm loại bỏ lao động trẻ em hoặc hạn chế,
đặc biệt là những lao động đang phải tham gia vào những công việc nguy
hiểm. Những ví dụ sau đây sẽ minh họa cho điều này:
2.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ
Ở Ấn độ có phong trào chống lao động trẻ em mang tên Rugmark. Mục
tiêu của phong trào này là tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng đối với vấn
đề lao động trẻ em. Mỗi sản phẩm làm ra sẽ được dỏn nhón của Rugmark để
bảo đảm với người tiêu dùng rằng trong quỏ trỡnh sản xuất sản phẩm đú
khụng sử dụng lao động trẻ em. Với sự hỗ trợ của những phong trào như
Rugmark, đú chớnh là một thông điệp rõ ràng đối với những công ty dựa vào
lao động trẻ em: không những người tiêu dùng được thông tin về sản phẩm,
mà họ còn từ chối mua những sản phẩm có sử dụng lao động trẻ em.
2.2. Kinh nghiệm của các nước Nam Mỹ
Ở Nam Mỹ, có một phong trào tên Tierra del Vido. Là một chi nhánh
của Swiss Charity Sentinelles, đây là một chương trình cung cấp những công
việc thay cho những công việc trong các hầm mỏ. Trẻ em vẫn tiếp tục làm
việc, nhưng sẽ làm việc ở ngoài trời, trồng cây và rau quả. Những sản phẩm
này sau đó sẽ được cung cấp cho trẻ em bị đói. Trẻ em lao động sẽ có đủ thời
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
9
gian tham gia các lớp học buổi tối. Mặc dù được trả thấp hơn mức lương công
việc trong hầm mỏ, chương trình này đó rất thành công và hiện nay có nhiều
trẻ em tham gia.
2.3. Kinh nghiệm của Bangladesh
Bangladesh: hợp tác đa phương để xóa bỏ lao động trẻ em trong ngành
công nghiệp may xuất khẩu.
Biên bản ghi nhớ được biết đến với cái tên “Đưa trẻ em trở lại trường
học và xóa bỏ lao động trẻ em” bao hàm những yếu tố chính sau:
- Điều tra hiện trạng
- Xây dựng một chương trình giáo dục đặc biệt cho trẻ em lao động
- Giám sát và xác nhận các xí nghiệp may
- Chi trả thu nhập cho trẻ em để tham gia vào các lớp học
- Huấn luyện kĩ năng
- Huấn luyện về tín dụng vi mô và kĩ năng kinh doanh
2.4. Đỳc rỳt của các nghiên cứu về vấn đề TELĐS
Do bản chất của lao động trẻ em là rất phức tạp, nên giải pháp cho vấn
đề lao động trẻ em cần có tính chất toàn diện, tổng thể. Điều này cũng được
các nhà nghiên cứu thống nhất, như được thể hiện trong các nghiên cứu của
Anjli Garg (2000) hay Peter Fallon và Zafiris Tzannatos (1998). Theo đó, giải
pháp hiệu quả nhất là một giải pháp toàn diện, bao gồm nhiều kỹ thuật khác
nhau. Theo Anjli Garg (2000), một giải pháp toàn diện cho việc giải quyết
vấn đề lao động trẻ em phải bao gồm một cách tiếp cận đa khía cạnh gồm
những yếu tố sau:
- Chính phủ Mỹ và các quốc gia khác phải cố gắng sửa đổi các qui định
của WTO là bao gồm IFLS, ví dụ như việc cung cấp lao động trẻ em.
- Chính phủ các quốc gia phải cung cấp các giải pháp an sinh xã hội cho
người nghèo.
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
10
- Các công cụ đa phương, ví dụ như định hướng về thỏa ước ILO, cùng
với các tổ chức quốc tế và NGOs, phải đấu tranh vấn đề lao động trẻ em
- Các giải pháp phải đấu tranh với sự chấp nhận của xã hội về vấn đề lao
động trẻ em bằng cách gia tăng sự hiểu biết của toàn xã hội về vấn đề này.
- Ở các quốc gia có vi phạm về lao động trẻ em phải tăng cường những
đạo luật về lao động trẻ em một cách mạnh mẽ, cũng như công ước về quyền
trẻ em đó xõy dựng những chuẩn mực mới về luật pháp quốc tế mà mỗi quốc
gia phải tuõn thủ, dẫn đến các qui định trong quốc gia cần có những qui định
về những hành vi được chấp nhận trong xã hội đó. Tất cả các quốc gia phải
thành lập một hệ thống các qui định về lao động trẻ em. Chiến lược này rất
quan trọng đối với sự thành công của Hongkong trong việc xóa bỏ lao động
trẻ em.
- Các phương tiện và chương trình giáo dục phải được xây dựng nhằm
thâu nhận những đứa trẻ được đưa khỏi công việc. Công việc có thể cản trẻ
em đến trường, trong khi đó, giáo dục kém chất lượng thường làm cho trẻ em
nghỉ học sớm và bắt đầu đi làm. Giáo dục tốt, ngược lại, có thể giữ chân trẻ
lao động. Giáo dục càng dài hơn và càng tốt, khả năng trẻ bị bắt đi làm sẽ
càng giảm. Hiệp ước về quyền trẻ em đề nghị rằng giáo dục tiểu học cần được
phổ cập và bắt buộc. Nếu chính phủ mỗi quốc gia quyết tâm làm chuyện này,
tỉ lệ bóc lột lao động trẻ em sẽ giảm đáng kể.
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
11
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM Ở
XÃ LIấN SƠN - HUYỆN KIM BẢNG
1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xó Liờn Sơn
Liên Sơn là xã miền núi của huyện Kim Bảng, có địa giới hành chính là:
Phía Tây giáp với dãy núi xã Ba Sao; Phía Bắc giáp dòng sông Đỏy - Chựa
Bà Đanh nối dài theo xã Ngọc Sơn; Phía Đông giỏp nỳi Ngũ Động - xã Thi
Sơn; Phía Nam giáp Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn - xã Thanh Sơn. Liên
Sơn là nơi tập trung đụng cỏc cơ quan, xí nghiệp như: Xí nghiệp Xi măng Nội
Thương, Công ty Cổ phần xi măng 77, Trạm thu vệ tinh VTV1, Nhà máy
nghiền sàng của Công ty VIMECO Hà Nội. Liên Sơn có tuyến đường 21A
chạy dọc theo xã dài gần 5 Km nối liền cỏc xó Thi Sơn, Ba Sao, Khả Phong
Liên Sơn là xó cú địa hình khá đa dạng bao gồm: đất đồng bằng, đất đồi núi
trong đó Đồng Sơn và Do Lễ có địa hình bậc thang và đồi núi đặc biệt có
nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú đó là núi đá vôi, đất đồi là nguồn
nguyên liệu quý để sản xuất xi măng.
Liên Sơn có tổng diện tích 2.038,39 ha trong đó đất sản xuất nông
nghiệp là 154,58 ha, nghề nghiệp chính của nhân dân trong xã là sản xuất
nông nghiệp ngoài ra cũn cú thờm nghề phụ như khai thác vật liệu xây dựng,
trồng cây đồi rừng, dịch vụ và một số nghề thủ công mỹ nghệ như làm đồ
mộc, thêu ren Tính đến 31/12/2011 tổng dân số toàn xã là 3.586 nhân khẩu
phân bố trên khắp ba thôn xóm là: thôn Đồng Sơn, thôn Do Lễ và thụn Bỳt
Phong trong đó Đồng Sơn là thôn theo đạo Thiên Chúa toàn tòng. Với 100%
dân số sống ở nông thôn, lực lượng trong độ tuổi lao động là 1.489 người
chiếm 45,2% dân số trong đó có 90% lao động nông nghiệp; Số người chưa
đến tuổi lao động chiếm số lượng khá cao là 1.293 người chiếm 39,2% dân số
và số người đã hết tuổi lao động là 513 người chiếm 15,6% dân số. Thu nhập
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
12
của người dân chủ yếu dựa vào cây lúa với một năm có hai vụ chính là vụ
chiêm và vụ mùa. Diện tích đất nông nghiệp là 154,58 ha. Ngoài ra cũn cú sự
đan xen trồng cây hoa màu sau khi thu hoạch lúa mùa như cây ngô đông,
khoai đông, đỗ tương, bầu bí … diện tích trồng cây màu vụ đông khoảng 75
ha. Có thể núi Liờn Sơn có một nguồn lực tự nhiên rất phong phú, đây sẽ là
điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế đa ngành, liên kết, hợp tác thu hút
đầu tư của các doanh nghiệp, các công ty vào phát triển kinh tế xã hội của xã.
Xuất phát từ đặc điểm chung của xã, vì vậy mà nhân dân chủ yếu sống
bằng nghề nông, trồng cây đồi rừng, có tới 90% dân số có nguồn thu nhập
chính từ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn một bộ phận nhỏ dân cư làm
thêm nghề thủ công như: Mây tre đan, thêu ren, nghề sơn mài, mục, cơ khí
Mấy năm gần đây do xu hướng mở rộng đầu tư phát triển kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá - hiện đại hoá, một số nhà máy xi măng, nghiền sàng được
xây dựng trên địa bàn xã thu hút gần 400 lao động trong xã vào làm góp phần
không nhỏ vào việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và phần nào đáp ứng
nhu cầu nguyện vọng của nhân dân.
Đời sống của nhân dân trong xã khá phong phú, tinh thần thần dân trí
được cải thiện như: Phổ cập giáo dục tiểu học, mở các lớp xoá mù chữ song
vẫn còn nhiều bất cập. Trong xó cú ba thôn nhưng theo hai tôn giáo khác
nhau, số hộ theo đạo Thiên Chúa là 290 hộ, còn lại 728 hộ theo đạo Phật. Do
có hai thành phần tôn giáo khác nhau vì vậy mà ở mỗi thôn hình thành một
loại hình văn hoỏ riờng nú gắn với con người và những giá trị đã được người
dân gìn giữ đến ngày hôm nay như: hát chèo, đua thuyền ngoài ra còn tổ
chức hội làng vào những ngày đầu xuân như hội làng Do Lễ, hội làng thụn
Bỳt Phong.
Từ những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội nêu trên cho ta thấy Liên
Sơn là một xã nằm trong khu vực kinh tế năng động, có nhiều tiềm năng để
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
13
phát triển kinh tế xã hội địa phương. Hy vọng trong một tương lai không xa
Liên Sơn sẽ là một trung tâm kinh tế năng động - trung tâm công nghiệp nằm
ở phía Nam của huyện Kim Bảng và phía Tây của tỉnh Hà Nam.
Các ngành kinh tế chủ yếu của xã là nụng, lõm, ngư nghiệp: khai thác
chế biến đá, vật liệu xây dựng, xi măng…. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của
Bộ LĐTB-XH năm 2011 giảm xuống còn 9,82%, mục tiêu phấn đấu đến năm
2012 giảm xuống còn 7,56%.
Về dân số và lao động: Năm 2011 tổng dân số toàn xã là 3.586 người
trong đó nữ 1.829 người chiếm 51% tổng dân số. Dân số trong độ tuổi lao
động là1.489 người chiếm 41,52% dân số. Dân số từ 15 tuổi trở nên tham gia các
hoạt động kinh tế là 1.789 người chiếm 49,89% dân số. Số lao động tham gia trong các
ngành kinh tế như: công nghiệp, xây dựng là 1.275 người; số còn lại tham gia trong các
lĩnh vực nông - lâm nghiệp
Về tình hình việc làm: Năm 2010 toàn xó đó tạo được gần 400 chỗ làm việc mới
và tạo việc làm thêm cho 346 lượt người. Số người thất nghiệp chung của toàn xã
là 34 người chiếm 1,9 % lực lượng lao động so với năm 2009 giảm 0,4%.
2. Thực trạng trẻ em lao động sớm ở xó Liờn Sơn
Trẻ em lao động sớm không phải là vấn đề mới; ở hầu hết các nước tiên
tiến trên thế giới nhất là ở những nước đang phát triển trước đây cũng như
hiện nay đều tồn tại một bộ phận không nhỏ trẻ em tham gia lao động sớm để
cú thờm thu nhập giúp đỡ gia đình.
Ở nước ta trong thời kỳ bao cấp không phải không có trẻ em lao động
sớm nhưng đó chỉ là những trường hợp cá biệt (do hoàn cảnh quá đặc biệt khó
khăn, hoặc bố mẹ ly hôn…), trẻ em lao động sớm lúc đó không phổ biến,
không trở thành vấn đề xã hội bức xúc. Hiện nay trẻ em lao động sớm đã và
đang trở thành một vấn đề mang tính chất xã hội. Ở nước ta cho đến nay chưa
có một cuộc điều tra toàn diện nào về vấn đề trẻ em lao động sớm, tuy vậy
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
14
cũng đó cú những cuộc điều tra chuyên đề mang tính chất nghiên cứu hoặc có
một số bài viết công bố trên phương tiện thông tin đại chúng nờu nờn những
hiện tượng mang tính chất lẻ tẻ, phản ánh một số nét về tình hình lao động trẻ
em. Tính đến thời điểm hiện nay cả nước có khoảng 171.000 trẻ em lao động
sớm và đang có xu hướng gia tăng do hai lý do chủ yếu: Do tác động của nền
kinh tế thị trường và thiên tai, bão lụt, hạn hán trên diện rộng làm cho nhiều
gia đình vốn đã khó khăn về kinh tế lại khó khăn thêm dẫn đến một số trẻ em
phải tham gia lao động sớm tạo thêm thu nhập cho gia đình.
2.1. Quy mô, cơ cấu trẻ em lao động sớm xó Liờn Sơn
Liên Sơn là xã miền núi của huyện Kim Bảng, 90% dân số sống bằng
nghề trồng lỳa nờn đời sống của nhân dân nhìn chung còn nhiều khó khăn.
Chính vì vậy mà số trẻ em phải lao động sớm của xã khá cao và không ngừng
gia tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước và một số năm gần đây số lượng trẻ
em lao động sớm gia tăng một cách đột biến.
Bảng 1: Số trẻ em lao động sớm của xó Liờn Sơn
(Đơn vị tính: Người)
TT Năm Người
1 2006 34
2 2007 52
3 2008 97
(Nguồn: Báo cáo của xó Liờn Sơn tháng 12/2006)
Trong năm 2004 và 2005 số trẻ em lao động sớm không ngừng tăng lên,
đặc biệt năm 2006 có sự gia tăng đột biến. Năm 2006 cả xó cú 97 trẻ em lao
động sớm tăng gấp ba lần so với năm 2004 và gấp gần hai lần so với năm
2005. Đó là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân
nghèo đói, thiên tai … dự báo trong những năm tới số trẻ em lao động sớm
sẽ tiếp tục gia tăng. Với tình hình kinh tế xã hội hiện nay, trẻ em lao động
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
15
sớm là một vấn đề xã hội hết sức bức xúc của Liên Sơn, vấn đề đó phải sớm
được giải quyết nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh của hiện tượng
này.
Trẻ em lao động sớm được phân bố không đều giữa các thôn xóm, phần
lớn các em tập trung ở thụn Bỳt Phong - nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho
việc lao động kiếm tiền của các em. Qua số liệu báo cáo thống kê trẻ em lao
động sớm của cỏc thụn, xúm cho thấy:
Bảng 2: Sự phân bố trẻ em lao động sớm của xó Liờn Sơn
(Đơn vị tính: Người)
TT Thôn, xóm
Trẻ em lao động
sớm
Tỷ lệ %
1 Do Lễ 28 28,8
2 Đồng Sơn 17 17,5
3 Bút Phong 52 53,7
(Nguồn: Số liệu báo cáo, thống kê của UBND xó Liờn Sơn tháng 12/2006)
Trẻ em lao động sớm được phân bố không đồng đều giữa cỏc thụn, xúm
và tập trung chủ yếu ở thụn Bỳt Phong có 52 trẻ em lao động sớm chiếm
53,7% tổng số trẻ em lao động sớm của toàn xã. Xó Liên Sơn có tổng số trẻ
em lao động sớm là 97 em trong đó có 82 em tham gia lao động ở vùng nặng
nhọc, độc hại. Liên Sơn là xã đứng thứ nhất của huyện Kim Bảng về số lượng
trẻ em lao động sớm. Nguyên nhân chủ yếu là do đời sống khó khăn nên trẻ
em ở đây không có điều kiện học tập lên cao chủ yếu phải bỏ dở dang đề về
lao động giúp đỡ gia đình. Do Lễ là thôn đứng thứ hai sau Bút Phong về số
lượng trẻ em lao động sớm. So với một vài năm trước đây trẻ em lao động
sớm ở thôn Do Lễ đến nay đã giảm xuống đáng kể, đó là kết quả bước đầu
của việc thực hiện đề án: “Phũng ngừa giải quyết tình trạng trẻ em lang thang
kiếm sống bị lạm dụng sức lao động giai đoạn 2006-2010”. Theo số liệu báo
cáo thống kê của thôn Đồng Sơn trẻ em lao động sớm của thôn giảm đáng kể,
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
16
đây là một điều đáng mừng đối với xó Liờn Sơn.
Như vậy có thể thấy rằng ở những thôn có tỷ lệ hộ nghốo, đúi cao thì ở
đó cú đụng trẻ em lao động sớm.
2.2. Độ tuổi, giới tính trẻ em lao động sớm xó Liờn Sơn
2
Liên Sơn là xó nghốo, nhân dân vốn có truyền thống cần cù lao động.
Với trẻ em, lao động mang tính chất giáo dục, giúp đỡ gia đình như trông em,
cắt cỏ, chăn bò, nấu cơm các em ở nông thôn có thể làm từ khi lên 7-9 tuổi.
Nhưng xột trờn góc độ trẻ em tham gia lao động tạo thu nhập thì ở độ tuổi đó
là quá nhỏ. Theo kết quả điều tra độ tuổi của trẻ em lao động sớm trên địa bàn
xó Liờn Sơn cho thấy:
Trẻ em lao động sớm có ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung chủ yếu ở một số
độ tuổi sau:
- Độ tuổi 13 - 16: chiếm 70%.
- Độ tuổi 11 - 13: chiếm 25%.
- Độ tuổi 8 - 11: chiếm 5%.
Về giới tính:
- Số em nam là: 63 em chiếm 65%.
- Số em nữ là: 34 em chiếm 35%.
Kết quả điều tra đã phản ánh trẻ em lao động sớm có ở mọi lứa tuổi
(học sinh tiểu học và THCS) nhưng tập trung đông nhất ở lứa tuổi 13 - 16
(chiếm 70%). Đây là độ tuổi phát triển mạnh về tâm sinh lý và là thời kỳ
chuyển tiếp từ thiếu niên sang thanh niên. Ở độ tuổi này các em vẫn còn thiếu
hiểu biết, thiếu kinh nghiệm sống, nhạy cảm, dễ bị kích động. Chính vì vậy
các em dễ bị tác động của môi trường xung quanh. Lao động sớm đặc biệt lại
làm những công việc nặng nhọc, độc hại ở những vùng nguy hiểm sẽ ảnh
hưởng không tốt tới sự phát triển thể chất cũng như nhân cách của trẻ.
2
Nguồn: Kết quả báo cáo thống kê UBND xã Liên Sơn tháng 12/2006
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
17
2.3. Hoàn cảnh gia đình trẻ em lao động sớm xó Liờn Sơn.
Trẻ em lao động sớm, mỗi em có một hoàn cảnh riêng nhưng có một
điểm chung là các em đều xuất thân từ những gia đình nghèo khó, đông anh
chị em. Qua điều tra thực tế 20 trẻ em lao động sớm ở thụn Bỳt Phong cho
thấy hoàn cảnh gia đình của các em như sau:
Bảng 3: Hoàn cảnh gia đình của trẻ em lao động sớm
(Đơn vị tính: %)
TT Hoàn cảnh gia đình Tỷ lệ %
1 Gia đình nghèo đói 67
2 Mồ côi cha mẹ 8
3 Mồ côi cả cha, mẹ 3
4 Cha mẹ ly hôn 3
5 Gia đình khó khăn, đông anh, chị em 13
6 Hoàn cảnh khác 6
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế xó Liờn Sơn năm 2006)
Qua kết quả điều tra cho thấy trẻ em lao động sớm xuất thân từ những
gia đình nghèo đói là chủ yếu (chiếm 67%). Con số này phản ánh sâu sắc mối
tương quan giữa nghèo đói với vấn đề trẻ em lao động sớm, đó là mối tương
quan nhân quả.
Từ đó có thể khẳng định rằng trẻ em lao động sớm đều có hoàn cảnh gia
đình khó khăn, thiếu thốn về vật chất. Đõy chớnh là nguyên nhân cơ bản
khiến các em phải sớm tham gia vào thị trường lao động đồng thời cũng là
một vấn đề mà các cấp, các ngành cần sớm quan tâm, giải quyết.
2.4. Trình độ văn hoá của trẻ em lao động sớm xó Liờn Sơn
Trẻ em lao động sớm hầu hết đều đang học dở tiểu học, THCS và có
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
18
nhiều em đã bỏ học do chi phí giáo dục quá lớn so với thu nhập của gia đình.
Mặt khác một số bậc cha mẹ cũn quỏ coi trọng lợi ích vật chất trước mắt mà
bắt con bỏ học để lao động kiếm sống hơn là việc tạo cho con có một trình độ
học vấn để phát triển trong tương lai đã đẩy trẻ em vào con đường trẻ em lao
động sớm.
Qua kết quả báo cáo cuối năm 2006 của cỏc thụn, xúm cho thấy:
- 68% trẻ em có trình độ từ lớp 7 - 9 trong đó 21% trẻ em đã bỏ học.
- 27% trẻ em có trình độ từ lớp 5 - 7 trong đó 7% trẻ em đã bỏ học.
- 5% trẻ em có trình độ dưới lớp 5.
Nhưng điều đáng lưu ý là ngoài 28% trẻ em đã bỏ học thì số trẻ em có
nguy cơ bỏ học chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 18%) tập trung chủ yếu ở các em
đang học từ lớp 7-9 và rải rác trong độ tuổi học lớp 5-7. Điều đáng mừng là
90% trẻ em được hỏi cho rằng giáo dục là điều cần thiết, quan trọng, là hành
trang vào đời; nghèo đói buộc các em phải nghỉ học lại là điều khác. Trong số
các em đã nghỉ học khi được hỏi có muốn tiếp tục quay lại trường học khụng
thỡ cú tới 90% các em mong muốn được tiếp tục đi học, số còn lại thì muốn
đi làm để kiếm tiền hay ngại đến trường Từ những kết quả điều tra, nghiên
cứu cho thấy: trẻ em lao động sớm gắn liền với sự thất học và có trình độ học
vấn thấp.
2.5. Nhu cầu, nguyện vọng trẻ em lao động sớm xó Liờn Sơn
Qua kết quả điều tra nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em lao động sớm ở xó
Liờn Sơn (thông qua các bức tranh vẽ) trong chương trình hỗ trợ trẻ em lao
động sớm của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy: 58% các em ước mơ
trở thành cô giáo, bác sỹ, chú bộ đội, công an 37% muốn trở thành công
nhân giỏi được làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp; có em thích trở thành
bác nông dân cày cấy giỏi như bố, mẹ em
Về nhu cầu nguyện vọng của trẻ có thể nói trẻ em lao động sớm có xu
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
19
hướng muốn trở thành những người hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục,
quốc phòng, tiểu thương … những công việc tuy bình thường nhưng có thu
nhập ổn định. Đáng chú ý là có hơn 80% các em cho rằng để đạt được nguyện
vọng đú cỏc em phải chăm chỉ học tập. Những kết quả này một lần nữa khẳng
định ý chí, nghị lực, thái độ dám nghĩ, dám làm của các em và ý tưởng đó rất
cần được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp chính quyền.
2.6. Hình thức lao động của trẻ em lao động sớm tại xó Liờn Sơn
3
* Trẻ em làm thuờ trong các thành phần kinh tế
Tiếp theo hình thức lao động tự do có thể kể đến hình thức lao động
trong các cơ sở sản xuất, xây dựng, dịch vụ như: khai thác đá và sản xuất vật
liệu xây dựng, bán hàng ăn, bán cà phê, bưng bê thức ăn, rửa bát đĩa… ở hình
thức lao động này thực tế các em đã nằm trong quan hệ lao động, có hợp đồng
thoả thuận lao động (hầu hết là bằng miệng) có trả công lao động. Với hình
thức lao động này điều nguy hiểm đối với các em là không có ai bảo vệ, phải
làm những công việc nặng nhọc, độc hại, quá sức mình, thời gian lao động và
thời gian nghỉ ngơi có thể rất tuỳ tiện.
* Trẻ lao động ở các đô thị:
Qua kết quả điều tra cho thấy ngày càng có nhiều trẻ em từ nông thôn ra
đô thị kiếm sống. Các em xuất thân từ những gia đình nghèo, thiếu thốn về
vật chất, sớm phải bươn chải lo kiếm miếng ăn.
Trẻ em lao động sớm ở các đô thị thường làm các công việc như: đánh
giày, bỏn bỏo, bỏn vé số, bán bánh mì, thu nhặt phế liệu, phế thải xung quanh
các bãi rác thải
Qua kết quả điều tra của ban công an xó Liờn Sơn năm 2006 cho thấy:
+ Đánh giày: 21%
3
Nguồn:Kết quả báo cáo thống kê UBND xã Liên Sơn tháng 12/2006
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
20
+ Bán hàng rong: 24%
+ Thu nhặt phế liệu: 27%
+ Các công việc lao động chân tay: 21%
+ Cụng việc khác: 7%.
Các em tham gia làm nhiều công việc khác nhau nhưng chủ yếu là thu
nhặt phế liệu và bán hàng rong. Trong quá trình lao động các em gặp rất nhiều
rủi ro như tai nạn giao thông, bị cướp giật, bị bọn côn đồ đánh đập… Với
những em đi thu nhặt phế liệu sẽ bị ảnh hưởng rất lớn về thể lực do phải đi
nhiều nơi, do chất độc từ các bãi rác thải hay lao động quá sức. Nhiều gia
đình rất ít nghĩ đến những ảnh hưởng có thể xảy ra với các em hoặc có biết
cũng bỏ qua nên nhiều khi vô tình các bậc cha mẹ chính là người đưa các em
vào những hoàn cảnh nguy hại mà không ý thức được điều đó. Trẻ em lao
động sớm ở các đô thị là đối tượng đặc biệt rất cần sự quan tâm giúp đỡ của
gia đình và cộng đồng.
* Trẻ em giúp việc trong các hộ gia đình.
Giúp việc trong các hộ gia đình, các em nhỏ ít gặp phải trường hợp
ngược đãi, thô bạo, bất công mà các em đi làm thuê khác thường gặp song các
em phải làm hàng loạt các công việc không tên và chịu một sức ép về thời
gian khá lớn. Những công việc các em làm hàng ngày là quét dọn nhà cửa,
giặt giũ quần áo, trông em, nấu cơm Đây là những công việc gia đình mà
trẻ em thường làm để giúp đỡ bố mẹ nhưng có sự phân công cho các thành
viên khỏc. Cũn cỏc em giúp việc ở đây thì một mình phải làm tất cả các công
việc ấy so với lứa tuổi các em là quá sức, hơn nữa các em còn phải thức
khuya dậy sớm, chăm lo đời sống sinh hoạt hàng ngày cho cả một gia đình.
Theo số liệu thống kê về số lượng trẻ em tham gia lao động trong lĩnh vực
này chiếm 6% và các em đều đã bỏ học hoặc không có điều kiện đến trường.
Có một bộ phận không nhỏ trẻ em làm việc trong các hộ gia đình đã bị chủ hộ
Sinh viên: Đặng Thế Thật Khoa: Khoa học Quản lý
21