Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Khủng hoảng tài chính Mỹ ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.68 KB, 6 trang )

KHỦNG HOẢNG TAI CHÍNH MỸ ẢNH HƯỞNG TỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Nếu kinh tế Mỹ suy thoái, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng ở cả ba
hướng:
_ Thứ nhất, Là một siêu cường kinh tế, đóng góp 1/4 GDP, chiếm 15%
tổng kim ngạch nhập khẩu trung bình hằng năm của thế giới, nên tác động
của kinh tế Mỹ đến thế giới là rất rõ trên các phương diện thương mại, đầu
tư, tài chính... xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ chịu tác động trực tiếp
nhất và nhanh nhất. Xuất khẩu của Việt Nam có thể giảm vì hai lý do: Thứ
nhất, giá nguyên liệu thô trên thị trường thế giới đang giảm, kể cả khi không
có khủng hoảng ở Mỹ. Thứ hai, sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến
eo hẹp thị trường hàng hóa, khiến nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam
giảm. Tất cả những yếu tố đó có thể khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, do cầu tiêu dùng tại
Mỹ đang trên đà suy giảm mạnh do tác động của khủng hoảng tài chính,
trong 7 tháng đầu năm, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt
19,2%, thấp hơn khá nhiều so với mức 28,6% của cả năm 2007. Không
những vậy, tỷ trọng của thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam đã giảm, từ 20,7% của năm ngoái xuống còn 17,7% trong 9 tháng
đầu năm nay. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được cho là chịu nhiều
ảnh hưởng nhất là hàng may mặc, giày da, cá basa, cà phê… “Việt Nam, đặc
biệt là ngành dệt may sẽ không thoát khỏi ảnh hưởng từ sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ.
Năm 2008, thị trường Mỹ chiếm đến 55% kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may. Để
kích thích người tiêu dùng Mỹ mạnh tay mua sắm trở lại thì giá hàng hóa phải rẻ hơn,
doanh nghiệp buộc phải giảm giá. Khi đó, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam sẽ đối
mặt với tình huống hết sức nan giải là phải chấp nhận những hợp đồng có đơn giá thấp.
Nhưng khi thực hiện những hợp đồng đơn giá thấp lại phải đối mặt với khả năng bị kiện
chống bán phá giá. Hiện Mỹ vẫn đang thực hiện chương trình giám sát hàng dệt may nhập
khẩu từ Việt Nam.” và -"Sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ trong thời gian vừa qua đã tác
động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngành da giày đang
phải đàm phán rất vất vả về giá với các nhà nhập khẩu đến từ Mỹ cho mùa hàng mới. Cũng


rất khó cho doanh nghiệp nếu bây giờ phải mở rộng hay chuyển hướng thị trường ngoài thị
trường Mỹ nhằm giảm thiểu sự thiệt hại trong trường hợp sức mua tại thị trường này yếu
đi.
Trên một khía cạnh khác, theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự
báo kinh tế - xã hội quốc gia, không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất
khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ, mà cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
còn tác động gián tiếp đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU và
Nhật Bản – hai thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Phân tích của
các chuyên gia kinh tế cho thấy, do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng,
người tiêu dùng của các thị trường này cũng phải cắt giảm chi tiêu, nên nhu
cầu nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ có xu
hướng giảm. Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16,5% trong khi năm ngoái là 18%.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế thì kinh tế Mỹ có thể phải tới
cuối năm 2010 mới phục hồi, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải cắt giảm chi tiêu,
kéo theo cầu nhập khẩu hàng hóa giảm, vì vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
của Việt Nam sang Mỹ khó có thể đạt mức 30%/năm như trong thời gian
qua, mà chỉ đạt khoảng 20% trong giai đoạn 2009 – 2010. Các thị trường
EU, Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng
của Mỹ. Cộng thêm những khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam, do tín dụng thắt chặt, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khiến giá
thành sản xuất cao, hàng hóa khó cạnh tranh, thì xuất khẩu của Việt Nam
trong thời gian tới chắc chắn sẽ chịu những ảnh hưởng tiêu cực.
_Thứ hai, khi kinh tế Mỹ suy thoái, khu vực bị ảnh hưởng nhất là các nước Đông
Á, đang chiếm tới 60-70% tổng đầu tư vào Việt Nam. Khi đó, các nước này sẽ thắt chặt chi
tiêu, khuyến khích xuất khẩu khiến đầu tư vào Việt Nam có thể giảm, xuất khẩu của chúng
ta cũng sẽ gặp thách thức lớn. Cạnh tranh giữa các nước Đông Nam Á có chung cơ cấu
hàng xuất khẩu với Việt Nam sẽ gay gắt hơn.
_Thứ ba, nguồn tài chính, vốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là thị trường chứng
khoán sẽ suy giảm

- Không chỉ xuất khẩu bị ảnh hưởng mà theo Trung tâm Thông tin
và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ sẽ
tác động không nhỏ tới thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường chứng
khoán, bất động sản và cả vấn đề giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Tuy vậy, những tác
động này được cho là sẽ có một độ trễ nhất định, do sự hội nhập quốc tế
về tài chính, tiền tệ của Việt Nam chưa sâu và chưa toàn diện.
Mỹ cũng là nhà đầu tư (NĐT) lớn, nếu cộng cả giá trị đầu tư qua
các nước thứ 3 thì Mỹ là NĐT số 1 vào Việt Nam trong nhiều năm qua.
Vì vậy, sự sụt giảm của kinh tế Mỹ chắc chắn là có tác động trực tiếp và
gián tiếp (với những mức độ khác nhau) đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô c
ủa Vi ệt Nam
- Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vốn
cao và thường mang tính dài hạn nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều lắm,
nhưng vốn đầu tư gián tiếp (FII) thì có thể có chịu ảnh hưởng ở mức độ
nào đó . Trong bối cảnh suy thoái đang lan rộng ra toàn cầu, các định chế
tài chính sẽ phải xem xét lại chiến lược đầu tư và danh mục đầu tư của
mình. Điều đó có thể sẽ dẫn đến những điều chỉnh nhất định đến dòng
đầu tư vào thị trường vốn (cổ phiếu và trái phiếu) Việt Nam. Lưu ý là
các nhà ĐTNN chiếm 40%-50% giá trị giao dịch và khoảng 25%-30%
cổ phiếu trên TTCK Việt Nam.
- Những dự báo ban đầu cho thấy, số vốn ODA của Việt Nam dự
kiến giải ngân 2,3 tỷ USD trong năm nay khó có thể thực hiện được, khi
đầu tư toàn cầu bị cắt giảm, dự trữ cho vay của các nước phát triển được
cân đối lại để bình ổn thị trường tài chính. Tương tự, giải ngân vốn FDI
cũng có thể sẽ giảm, khi mà trong tình hình khó khăn hiện nay, không chỉ
các công ty của Mỹ, mà còn của các nước khác, đặc biệt của các công ty
con tại quốc gia thứ ba mà Mỹ thông qua để đầu tư vào Việt Nam sẽ thận
trọng hơn trong kế hoạch tài chính và đầu tư. Ngay cả các dự án FDI
đang triển khai cũng có thể bị chững lại, vì rất có thể, các công ty sẽ phải

cân đối lại nguồn vốn, đảm bảo tài chính an toàn trong cuộc khủng hoảng
này. Riêng các dự án mới cấp phép, nếu chủ đầu tư bị tổn thương lớn từ
cuộc khủng hoảng này, thì có thể bị tạm dừng triển khai, thậm chí rút bỏ.
Do vậy, năm 2009 – 2010, tốc độ giải ngân vốn FDI được dự báo là sẽ
theo xu hướng chậm lại. Giải ngân ODA và FDI dự báo sẽ chậm lại trong
bối cảnh Việt Nam đang nhập siêu khá lớn thì sẽ ảnh hưởng lớn đến cán
cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, đến tính thanh khoản của nền kinh
tế.
- Có thể, vì khủng hoảng tài chính mà các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư
nước ngoài sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn, hoặc thận trọng
hơn trong việc ra các quyết định đầu tư. Trong bối cảnh suy thoái đang
lan rộng ra toàn cầu, các định chế tài chính sẽ phải xem xét lại chiến lược
đầu tư và danh mục đầu tư của mình. Điều đó có thể sẽ diễn ra sự điều
chỉnh nhất định của dòng đầu tư vào thị trường vốn Việt Nam
Sự sụp đổ của một số ngân hàng lớn ở Mỹ, vốn có bề dày hoạt động
hàng trăm năm, có thể gây nên tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư, khiến
họ muốn chuyển các khoản tiền tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại ra
vàng hay các tài sản có giá trị khác, trong khi năng lực quản trị rủi ro của các
ngân hàng Việt Nam còn yếu.
Thực tế cũng cho thấy, sự trồi - sụt của thị trường chứng khoán Việt
Nam , cho dù được cho là vì những tác động mang tính tâm lý, cũng đã
khẳng định có sự ảnh hưởng nhất định từ những thông tin của cuộc khủng
hoảng tài chính Mỹ đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ khó huy động vốn hơn, hoặc họ sẽ có xu
hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư khi những thị trường lớn của
họ đang có vấn đề. Ngay cả đầu tư trực tiếp nước ngoài, tuy không ảnh
hưởng trực tiếp bởi những diễn biến trên thị trường tài chính, cũng có thể sẽ
bị tác động một khi kinh tế đình trệ và đầu tư bị cắt giảm toàn cầu.
Luồng tiền đầu tư nóng vào Việt Nam cũng có thể bị ảnh hưởng. Theo
các số liệu của các chuyên gia ngân hàng nước ngoài đang làm việc tại Việt

Nam, đầu năm nay, tổng lượng tiền đầu tư nóng (tiền gửi bằng ngoại tệ của
các nhà đầu tư nước ngoài vào hệ thống ngân hàng trong nước) là khoảng 4
tỷ USD. Hiện nay, luồng tiền này được cho rằng đang ở mức 8 tỷ USD
Tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đối với Việt
Nam không lớn, vì Việt Nam không có định chế tài chính nào đầu tư vào cổ
phiếu, trái phiếu của các tập đoàn như Lehman Brothers, AIG... Tuy nhiên,
tác động gián tiếp lại khá mạnh, chẳng hạn như lãi suất cho vay liên ngân
hàng quốc tế gia tăng, có thể ảnh hưởng tới nợ ngắn hạn của Việt Nam tại

×