Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của công ty tnhh bất động sản fpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 113 trang )

-1-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

ĐỖ THỊ GIANG
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng c«ng t¸c
qu¶n lý dù ¸n ®Çu t x©y dùng cña
C«ng ty TNHH BÊt ®éng s¶n FPT
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Hµ Néi – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-2-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

ĐỖ THỊ GIANG
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng c«ng t¸c
qu¶n lý dù ¸n ®Çu t x©y dùng cña
C«ng ty TNHH BÊt ®éng s¶n FPT
Ngành đào tạo: Quản lý xây dựng
Chuyên ngành: Kinh tế xây dựng
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Cán bộ hướng dẫn: TS. NGUYỄN PHẠM QUANG TÚ
Hµ Néi - 2013
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-3-
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đầu tư các dự án xây dựng không phải một trào lưu nhất thời, đó là
hướng đầu tư đánh dấu sự trưởng thành cả về chất và về lượng của doanh
nghiệp. Sau thời gian không ngừng lớn mạnh, phát triển đa ngành nghề và đạt


được những thành công tập đoàn FPT đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực bất
động sản - thành lập Công ty TNHH Bất động sản FPT( FLand).
Chiến lược phát triển của FLand là đầu tư xây dựng các khu đô thị,
công nghiệp, các toà nhà văn phòng, trung tâm thương mại và chung cư chất
lượng cao, các công trình dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật hiện đại trên cả nước và
cung cấp các dịch vụ hoàn hảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sống, làm việc, sinh
hoạt, vui chơi, giải trí cho mọi đối tượng khách hàng mà trước tiên là cho
cộng đồng FPT, người FPT.
Tuy nhiên, đầu tư không phải mảnh đất màu mỡ đối với mọi doanh
nghiệp, bên cạnh những thuận lợi và lợi ích cho doanh nghiệp, đầu tư chứa đựng
rất nhiều yếu tố rủi ro, bất định không thể lường trước được, vì vậy bên cạnh
nhiều dự án đầu tư thành công đã đem lại hiệu quả tốt cho các doanh nghiệp
cũng không ít dự án thất bại làm doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thậm chí phá sản.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là hoạt động quản lý hết sức phức tạp,
liên quan đến nhiều yếu tố chi phối bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách
quan. Chất lượng công tác quản lý dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng, tiến độ và hiệu quả của dự án. Sau một thời gian công tác tại Công ty
TNHH Bất Động Sản FPT, được làm việc và tham gia nhiều khâu trong quá
trình quản lý dự án, tác giả nhận thấy, vấn đề quản lý dự án tại Công ty cần
phải có sự điều chỉnh để hiệu quả hơn nữa và phù hợp với xu thế phát triển
chung trong thời gian tới. Với những kiến thức đã tích lũy được trong quá
trình tham gia học tập và nghiên cứu tại Trường, tác giả lựa chọn vấn đề
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-4-
nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng của Công ty TNHH Bất động sản FPT” làm đề tài tốt
nghiệp của mình với mong muốn góp phần làm phong phú thêm lý luận về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và giải quyết một số vấn đề về nâng
cao chất lượng quản lý dự án tại Công ty Công ty TNHH Bất động sản FPT
(FLand) nói riêng và các Công ty khác có mô hình quản lý tương tự như

FLand nói chung.
2. Mục đích của đề tài
Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về dự án đầu tư xây dựng công
trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Trên cơ sở đó vận dụng để
đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án các dự án đầu tư xây dựng tại
Công ty TNHH Bất động sản FPT hiện nay rút ra những tồn tại hạn chế và
nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó. Đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty.
3.Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng tại
Công ty TNHH Bất động sản FPT.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý dự án trong các giai đoạn đầu tư
xây dựng các công trình tại Công ty TNHH Bất động sản FPT.
Luận văn sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, chuyên gia,
các phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát thực tế,
Phương pháp phỏng vấn để tập hợp các thông tin sơ cấp và kiểm định
các kết quả nghiên cứu, các nhận định và đánh giá của tác giả. Các số liệu thứ
cấp bao gồm các tài liệu thống kê, báo cáo đã được công bố của Công ty và
Hồ sơ của các Dự án đã và đang thực hiện.
Vận dụng các chính sách, văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước,
Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về quản lý đầu tư xây dựng công trình
vào thực tiễn nghiên cứu đề tài.
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-5-
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Làm phong phú thêm nguồn cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây
dựng
công trình .
Giải quyết một số vấn đề về nâng cao chất lượng quản lý dự án tại

Công ty TNHH Bất động sản FPT(Fland) nói riêng và các Công ty khác có
mô hình quản lý tương tự như Fland nói chung.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 phần chính:
Chương I. Tổng quan về Quản lý dự án và Chất lượng công tác quản lý
dự án đầu tư xây dựng
Chương II. Thực trạng công tác quản lý dự án tại Công ty TNHH Bất
động sản FPT
Chương III. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản
lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH Bất động sản FPT.
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-6-
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1. Lý luận chung về Dự án đầu tư xây dựng
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng
Dự án cũng giống như bất kỳ hoạt động có mục đích nào của con
người đó là việc tiêu hao các nguồn lực của xã hội nhằm tạo ra một sản phẩm
hoặc dịch vụ hữu ích phục vụ nhu cầu nhất định của xã hội. Có nhiều cách
định nghĩa về dự án đầu tư theo tài liệu và các tác giả như sau:
Theo Viện quản lý dự án Quốc tế (PMI-2000) [17] “dự án là một nỗ
lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ đơn nhất.
Trong đó tính tạm thời được thể hiện dự án dự án có thời điểm bắt đầu và thời
điểm kết thúc xác định, tính đơn nhất nghĩa là sản phẩm hoặc dịch vụ được
tạo ra là sản phẩm đầu tiên xuất hiện hoặc khác biệt so với sản phẩm, dịch vụ
đã tồn tại.”
Theo Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn chất lượng ISO, dự án là một quá
trình đơn nhất, gồm tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có
thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt đạt được mục tiêu phù hợp
với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và

nguồn lực.
Theo Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005 [13], dự án đầu tư là tập hợp
các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành hoạt động đầu tư trên địa bàn
cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Theo GS.TSKH Nguyễn Văn Chọn [7]: “Dự án đầu tư là tập hợp các
đề xuất có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý về mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ
chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội làm cơ sở cho việc quyết định bỏ
vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh
tế xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được.”
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-7-
Theo Luật xây dựng số 16/2003 ngày 26/11/2003 : “Dự án đầu tư xây
dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây
dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích
phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng của công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ
trong một thời gian nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm
phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở”
1.1.2.Vai trò của dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng thường có giá trị lớn và ảnh hưởng tới nhiều
mặt của đời sống xã hội. Đầu tư xây dựng cũng như tất cả các hoạt động đầu
tư khác là cốt lõi là động lực cho sự tăng truởng và phát triển nền kinh tế.
Việc ngừng trệ đầu tư không chỉ ảnh hưởng đến các dự án đầu tư xây dựng
mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều nghành kinh tế, dịch vụ liên quan khác.
Đối với tổng cầu: Đầu tư xây dựng là một yếu tố quan trọng cấu thành
tổng cầu. Bởi vì, đầu tư một mặt tạo ra các công trình xây dựng cho nền kinh
tế mặt khác nó lại tiêu thụ và sử dụng một khối lượng lớn nguyên vật liệu và
dịch vụ trong quá trình thực hiện đầu tư.
Đối với tổng cung: đầu tư xây dựng đòi hỏi một nguồn lực, một khối
lượng vốn, thời gian khá dài mới có thể phát huy tác dụng. Do vậy, khi các
thành quả này phát huy tác dụng làm cho sản lượng của nền kinh tế tăng lên.

Như vậy, đầu tư có tính chất lâu dài và nó sẽ làm cho đường tổng cung dài
hạn của nền kinh tế tăng lên
Tốc độ phát triển: Ngoài ra đầu tư còn làm tăng năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm, năng lực sản xuất do vậy thay đổi tốc độ phát triển kinh tế.
Đầu tư xây dựng tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dự án
đầu tư xây dựng sau khi ra đời có thể ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp ví dụ việc xây dựng nhà máy, công
xưởng, xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng, xây dựng trung tâm
nghiên cứu và cung ứng giống cây trồng…
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-8-
Qua việc phân tích trên ta có thể khẳng định rằng đầu tư nói chung và
đầu tư xây dựng nói riêng là chìa khoá cho sự phát triển của mỗi quốc gia và
cho toàn thế giới.
1.1.3. Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng bao gồm các đặc điểm chung như tính cố định,
tính cá biệt và đa dạng, thời gian xây dựng dài, quy mô lớn, phụ thuộc điều
kiện địa phương, tự nhiên… Luận văn phân tích sâu một số đặc điểm như sau:
- Tính bền lâu: Do đất đai là tài sản do thiên nhiên ban tặng, một loại
tài nguyên được xem như không thể bị huỷ hoại, trừ khi có thiên tai, xói lở,
vùi lấp. Đồng thời, các vật kiến trúc và công trình xây dựng trên đất sau khi
xây dựng hoặc sau một thời gian sử dụng được cải tạo nâng cấp có thể tồn tại
hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa. Hiện nay, trong xây dựng hiện đại cùng với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật người ta tính toán và xây dựng các công
trình vĩnh cửu có tuổi thọ lâu dài và khả năng chống chịu động đất, sóng thần,
thảm họa hạt nhân…
- Phụ thuộc rất lớn vào yếu tố địa điểm: Giá trị dự án có thể được quyết
định bởi yếu tố địa điểm nơi đặt dự án, cùng một dự án nhưng đặt trên hai địa
điểm khác nhau có giá trị và giá trị sử dụng khác nhau. Một dự án phát huy
giá trị một cách tối đa khi đáp ứng được về mặt địa điểm đầu tư xây dựng dự

án.
- Tính phụ thuộc vào năng lực quản lý: dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi khả
năng và chi phí quản lý cao hơn so với các dự án thông thường khác. Việc đầu tư
xây dựng các dự án này rất phức tạp, chi phí lớn, thời gian dài. Do đó, các dự án
đầu tư xây dựng đòi hỏi cần có khả năng quản lý thích hợp và tương xứng.
- Mang nặng yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội: các dự án đầu tư
xây dựng chịu sự chi phối của các yếu tố tập quán, thị hiếu và tâm lý xã hội.
- Chịu tác động rất lớn của sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế
và những biến động về tài chính, tiền tệ, khủng hoảng kinh tế… Những thay
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-9-
đổi của nền kinh tế có tác đến nhiều mặt của dự án: Có thể nói tình hình sức
khoẻ của nền kinh tế nói chung luôn phản ảnh trực tiếp và khách quan lên
quyết định đầu tư xây dựng. Sự phát triển hay suy giảm của nền kinh tế trực
tiếp ảnh hưởng tới giá các nguyên vật liệu đầu vào dự án, tới tiến độ thực hiện
dự án do không có nguồn vốn thực hiện dự án hay thậm chí có thể dẫn tới dự
án có thể bi dừng đầu tư.
- Chịu tác động của yếu tố thời cơ: Thời điểm đưa dự án vào kinh
doanh có thể quyết định phần lớn tới hiệu quả dự án đạt được: Trong tình
hình nền kinh tế biến động phức tạp, việc nghiên cứu, nắm bắt cơ hội đầu tư
dự án cũng như đưa dự án vào kinh doanh nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu
quả to lớn thậm chí vượt hơn cả những chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Ngược lại, dự
án không mang lại hiệu quả, thậm chí lỗ dẫn tới tình trạng tài chính bi đát của
chủ đầu tư: bán dự án cắt lỗ, phá sản, giải thể
- Thiệt hại ứ đọng vốn, thiệt hại về kinh tế rất lớn có thể xảy ra nếu dự
án chậm về tiến độ … Do vậy yêu cầu thực hiện nhanh dự án có vai trò quan
trọng đối với việc đầu tư dự án.
- Chế độ chính sách của nhà nước chi phối lớn tới dự án đầu tư xây
dựng, đối với các chính sách khuyến khích phát triển thì đó là động lực thúc
đẩy sự phát triển không ngừng của xây dựng cơ bản, ngược lại sẽ hạn chế

thậm chí ngừng hẳn đầu tư đối với một dạng dự án …
1.1.4. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Có nhiều tiêu chí để phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình:
Theo phân cấp quản lí
+ Dự án nhóm A do thủ tướng quản lí
+ Dự án nhóm B,C do bộ ,cơ quan ngang bộ hoặc UBND các tỉnh,
thành phố quản lí
Theo nguồn vốn huy động
+ Vốn huy động trong nước
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-10-
+ Vốn huy động từ nước ngoài.
Theo hình thức đầu tư: Tự đầu tư, Liên doanh, Hợp đồng HTKD, BOT,
BTO, BT, PPP, v.v
1.1.5. Các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng
Cũng như các dự án khác, dự án đầu tư xây dựng qua các giai đoạn:
chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư. Trong phạm vi đề tài, tác
giả trình bày trình tự, thủ tục thực hiện những công việc chính trong quá trình
đầu tư dự án và vòng đời của dự án đầu tư xây dựng.
a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
- Tìm kiếm và xác định cơ hội đầu tư: Xác định hiện trạng pháp lý của
khu đất; Đánh giá khả năng đầu tư và hiệu quả kinh tế của khu đất;
- Chuẩn bị các thủ tục pháp lý tham gia đầu tư: Xin giới thiệu hoặc thỏa
thuận địa điểm; Xin thỏa thuận với Quận - Huyện, Phường – Xã, cũng như chủ
trương đầu tư của UBND Tỉnh – thành phố (Gửi tờ trình xin lập Dự án đầu tư);
- Xin thông tin quy hoạch kiến trúc khu đất: tính chất sử dụng khu đất, mật
độ xây dựng, chiều cao trung bình, hệ số sử dụng đất, khoảng lùi, chỉ giới xây
dựng;
- Nhiệm vụ lập quy hoạch tỷ lệ 1/2000 (đối với khu đất chưa có quy
hoạch 1/2000), 1/500 và các số liệu kỹ thuật khu đất được lập bởi đơn vị thuê

lập quy hoạch trình Chủ đầu tư thẩm định trước khi sở Quy hoạch kiến trúc
thẩm định lần 2 xin UBND thành phố hoặc quận huyện phê duyệt nhiệm vụ
quy hoạch;
- Đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/2000, 1/500 được lập bởi đơn vị thuê lập quy
hoạch trình Chủ đầu tư thẩm định lần 1 trước khi Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm
định lần 2 xin UBND thành phố hoặc quận huyện phê duyệt đồ án quy hoạch;
- Lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư trình cơ quan có thẩm
quyền thẩm định trước khi được UBND thành phố hoặc quận huyện phê
duyệt phương án, ra quyết định thu hồi đất;
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-11-
- Đánh giá tác động môi trường;
- Xin công văn thỏa thuận các chuyên ngành: Sở tài nguyên môi trường (thỏa
thuận về môi trường và thoát nước), cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy;
- Khảo sát địa chất phục vụ thiết kế cơ sở;
- Lập thiết kế cơ sở dự án đầu tư (báo cáo kinh tế kỹ thuật) được đơn vị
lập trình Chủ đầu tư thẩm định trước khi ra quyết định phê duyệt thiết kế cơ
sở và dự án đầu tư;
- Đăng ký dự án (đăng ký đầu tư) với cơ quan thẩm quyền;
- Thực hiện các thủ tục xin giao đất/ thuê đất trình Sở Tài nguyên và
Môi trường, UBND thành phố, quận huyện ra quyết định giao đất/ thuê đất;
- Các công tác chuẩn bị đầu tư khác…
b) Giai đoạn thực hiện đầu tư
- Thực hiện cắm mốc, bàn giao ranh giới đất ngoài thực địa;
- Giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân có
tài sản trong ranh giới khu đất dự án;
- Nộp tiền sử dụng đất sau khi hoàn thiện các thủ tục kê khai nộp tiền,
xác định mức thu tiền sử dụng đất;
- Xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất dự án;
- Thiết kế các bước tiếp theo: Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi

công, lập tổng dự toán xây dựng công trình được đơn vị tư vấn lập chuẩn bị
thẩm tra;
- Thẩm tra thiết kế kỹ thuật & thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán xây
dựng công trình được đơn vị có chức năng thẩm tra thực hiện, sau khi có hồ sơ
thẩm tra trình chủ đầu tư xem xét phê duyệt;
- Phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xây
dựng công trình;
- Xin cấp phép xây dựng;
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-12-
- Lập kế hoạch đấu thầu cho các công trình, hạng mục công trình thuộc
dự án, trình Chủ đầu tư thẩm định trước khi ra quyết định phê duyệt kế hoạch;
- Thực hiện đấu nối hệ thống điện, cấp thoát nước nước, phòng cháy
chữa cháy, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác;
- Lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu và lựa chọn nhà thầu thiết kế kỹ thuật
thi công, thẩm tra thiết kế kỹ thuật thi công, thi công xây dựng, cung cấp thiết
bị, giám sát thi công;
- Thi công xây dựng;
- Các công việc thực hiện đầu tư khác…
c) Giai đoạn kết thúc đầu tư đưa dự án vào vận hành khai thác
- Kết thúc xây dựng;
- Kiểm toán, Quyết toán dự án hoàn thành;
- Quyết toán vốn dự án hoàn thành;
- Bàn giao công trình;
- Công tác bảo hành công trình;
- Công tác vận hành, quản lý và khai thác công trình;
- Đánh giá sau đầu tư;
- Các công việc kết thúc đầu tư khác
1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng

Quản lý dự án là nhiệm vụ cơ bản của chủ đầu tư, là trung tâm của các
mối quan hệ tác động. Thực chất quản lý dự án của chủ đầu tư là những hoạt
động quản lý của chủ đầu tư hoặc một tổ chức được chủ đầu tư uỷ quyền (ban
quản lý dự án hay đơn vị tư vấn quản lý dự án) nhằm đạt mục tiêu của dự án.
Khái niệm về quản lý dự án hiện nay có khá nhiều quan điểm khác
nhau, có thể kể đến những quan điểm sau:
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-13-
Theo quan điểm của Viện quản lý dự án quốc tế (PMI – 2000) “ quản
lý dự án là việc áp dụng kiến thức, các kỹ năng, các công cụ và các kỹ thuật
vào các hoạt động dự án nhằm đáp ứng các yêu cầu của dự án”.
Theo TS. Mai Văn Bưu [2], quản lý dự án được hiểu một cách chung
nhất là: “ Quản lý dự án là tổng thể những tác động có hướng đích của chủ
thể quản lý tới quá trình hình thành, thực hiện và hoạt động của dự án nhằm
đạt tới mục tiêu dự án trong những điều kiện và môi trường biến động. Một
cách cụ thể hơn, quản lý dự án là quá trình chủ thể quản lý thực hiện các
chức năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra dự án nhằm đảm bảo
các phương diện thời hạn, nguồn lực (chi phí) và độ hoàn thiện (chất lượng)
của dự án”.
Theo PGS.TS. Từ Quang Phương [10], “quản lý dự án là quá trình lập
kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình triển khai của
dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi
ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất
lượng sản phẩm, dịch vụ bằng phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”.
Theo lý thuyết hệ thống thì: “Quản lý dự án là điều khiển một quá trình
hoạt động của hệ thống một quỹ đạo mong muốn, nhằm đạt được mục đích
cuối cùng là tạo ra các sản phẩm như mục tiêu đề ra”. Như vậy, theo cách này
quản lý dự án là điều khiển một hệ thống đã có trước, với một loạt các điều
kiện ràng buộc, các nguyên tắc, các phát sinh xảy ra trong quá trình sản xuất.
Theo TS.Ben Obinero Uwakweh ( trường Đại học Cincinati-Mỹ):

“Quản lý dự án là sự lãnh đạo và phối hợp các nguồn lực và vật tư để đạt
được các mục tiêu định trước về: Phạm vị, chi phí, thời gian, chất lượng và
sự hài lòng của các bên tham gia. Đó là sự điều khiển các hoạt động của một
hệ thống (dự án) trong một quỹ đạo mong muốn. Với các điều kiện ràng buộc
và các mục tiêu định trước”.
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-14-
Qua tìm hiểu một số khái niệm về quản lý dự án đã được các tác giả
khác phát biểu, luận văn xin đưa ra khái niệm chung về quản lý dự án như sau:
Quản lý dự án là toàn bộ những hoạt động có mục đích của Chủ đầu tư (chủ thể
quản lý) thông qua hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách và các công cụ quản
lý nhằm tác động lên đối tượng quản lý dự án là toàn bộ các công việc của dự
án và những bên có liên quan nhằm hoàn thành tốt mục tiêu đã đặt ra.
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án phải thể hiện ở chỗ các công việc
phải được hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phí
được duyệt. Ba yếu tố thời gian, chi phí và chất lượng là những mục tiêu cơ
bản, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tuy mối quan hệ giữa chúng
có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kỳ của một dự án nhưng để đạt
được đồng thời cả 3 mục tiêu là nhiệm vụ bất khả thi. Do đó trong quá trình
quản lý các nhà quản lý dự án phải cân nhắc và lưa chọn phương án tối ưu nhất
và chọn ra được mục tiêu ưu tiên tại từng thời điểm hoặc giai đoạn của dự án.
Hình 1.1. Mục tiêu của công tác Quản lý dự án
1.2.2. Đặc điểm của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Công tác QLDA đầu tư xây dựng dự án kéo dài từ giai đoạn hình
thành và phát triển dự án cho đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Công tác QLDA tác động lền nhiều chủ thể: đơn vị thiết kế, đơn vị
thẩm tra, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, đơn vị cung ứng vật tư…. Các chủ
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-15-
thể này lại có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thường mang tính đối tác.

Môi trường làm việc của dự án mang tính đa phương, dễ xảy ra xung đột
quyền lợi giữa các chủ thể.
- Công tác QLDA Dự án đầu tư xây dựng phụ thuộc vào quy mô, tính
chất của công trình. Quy mô tính chất công trình càng lớn càng đòi hỏi trình
độ quản lý nghiêm ngặt và chặt chẽ.
- Công tác QLDA Dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi nhân lực có trình độ
cao và năng lực quản lý tốt đồng thời có kiến thức về xây dựng công trình.
1.2.3. Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng. Gồm có các nội dung chính sau:
1. Quản lý dự án theo phạm vi công việc
Quản lý dự án đầu tư của chủ đầu tư theo phạm vi công việc từ giai
đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn kết thúc đầu tư và khai thác, vận hành dự
án bao gồm những nội dung quản lý chủ yếu được thể hiện như sau:
Hình 1.2. Sơ đồ quản lý dự án theo phạm vi công việc
2. Quản lý dự án về thời gian
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-16-
Quản lý thời gian dự án là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến
độ nhằm đảm bảo thời gian hoàn thành dự án đúng kế hoạch. Nó chỉ rõ mỗi
công việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào hoàn thành, khi nào kết
thúc và toàn bộ dự án thực hiện bao lâu phải hoàn thành khi nào?
Quản lý thời gian dự án bao hàm việc đưa ra một lịch trình cụ thể phải
làm và điều khiển các công việc nhằm đảm bảo rằng lịch trình đó phải được
thực hiện. Kế hoạch tiến độ dự án được phê duyệt là cơ sở kiểm soát danh mục
và khối lượng công việc phải hoàn thành là cơ sở phân phối nguồn lực, nhất là
vốn đầu tư của dự án.
Một số hoạt động quản lý thời gian:
- Xác định công việc cần thực hiện của dự án
- Xác định danh mục và khối lượng công việc
- Thiết lập tiến độ thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án được lập

theo nhiều phương pháp như phương pháp sơ đồ GANTT, sơ đồ mạng,… Để
lập tiến độ thực hiện dự án cần tìm hiểu và nắm bắt mọi thông tin về dự án,
liệt kê các công việc chính của dự án, xác định công việc nào làm trước, công
việc nào làm sau, kiểm tra lại kế hoạch, yêu cầu kỹ thuật và các nguồn thông
tin để đảm bảo tất cả các phần của dự án được tính đến và không có những
trùng lặp nào, kiểm tra tính logic của các công việc.
- Quản lý thời gian dự trữ: điều này giúp cho nhóm quản lý dự án biết
được mức độ linh hoạt trong tiến độ thực hiện công việc.
- Cảnh báo: khi thời gian thực hiện công việc thực tế chạm đến mức giới
hạn cũng như những nguồn lực có nguy cơ cạn kiệt thì phải báo cáo cho những
người trực tiếp tham gia vào dự án để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
- Cập nhật những thay đổi: thực tế thực hiện dự án ngoài những nguyên
nhân chủ quan còn có những nguyên nhân khách quan tác động làm chậm tiến
độ thực hiện dự án nên phải thường xuyên cập nhật những thay đổi của dự án
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-17-
để người quản lý dự án có thể nắm bắt kịp thời để nhanh chóng điều chỉnh tiến
độ thực hiện từng công việc, đảm bảo tiến độ chung của dự án.
- Đề ra các biện pháp điều chỉnh và loại bỏ trục trặc hay sai lệch, đảm
bảo tiến độ và mục tiêu chung của dự án.
3. Quản lý dự án về chi phí:
Quản lý chi phí là công việc ước tính chi phí các nguồn lực gồm: trang
thiết bị, nguyên vật liệu, con người và các chi phí hỗ trợ khác. Một khi chi phí
đã được ước tính, ngân sách dự án sẽ được xác định và kiểm soát sao cho dự
án luôn nằm trong phạm vi ngân sách và phù hợp với tiến độ đã phê duyệt.
Một số hoạt động quản lý chi phí dự án:
- Kiểm soát việc xác định tổng mức đầu tư: đảm bảo tổng mức đầu tư
tính đúng, tính đủ dựa trên việc kiểm tra tính sự phù hợp của phương pháp
xác định tổng mức đầu tư, kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của tổng mức đầu tư
và lập kế hoạch chi phí sơ bộ.

- Kiểm soát việc xác định dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình
thông qua việc kiểm tra đầy đủ và tính hợp lý của các dự toán bộ phận công
trình, hạng mục công trình và kiểm tra sự phù hợp giữa dự toán bộ phận, hạng
mục công trình với giá trị tương ứng trong kế hoạch chi phí sơ bộ; lập kế
hoạch chi phí trên cơ sở dự toán để phê duyệt và xác định dự toán gói thầu
trước khi đấu thầu.
- Kiểm soát chi phí trong việc đấu thầu và lựa chọn nhà thầu: kiểm soát
giá gói thầu, hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán và các điều khoản
khác có liên quan tới chi phí trong hợp đồng phù hợp cho các gói thầu của
công trình.
- Kiểm soát việc thực hiện, thanh quyết toán các hợp đồng xây dựng và
các công việc không có trong hợp đồng xây dựng.
- Kiểm soát chi phí vận hành, bảo trì, sửa chữa, chi phí quản lý và giái
trị thanh lý công trình.
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-18-
4. Quản lý dự án về chất lượng:
Quản lý chất lượng dự án là quá trình triển khai giám sát các tiêu chuẩn
chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng của các dự án phải
đáp ứng mong muốn của chủ đầu tư được cụ thể hóa trong quy chuẩn xây
dựng, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho dự án và yêu cầu của hồ sơ thiết kế xây
dựng công trình.
Quản lý chất lượng bao gồm cả việc lên kế hoạch nhằm đạt được các yêu
cầu về chất lượng và quản lý chất lượng bằng cách tiến hành các bước để xác
định xem các kết quả đạt được có phù hợp với yêu cầu chất lượng hay không?
• Một số hoạt động quản lý chất lượng dự án:
- Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn lập dự án đầu tư.
+ Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức và năng lực hành
nghề của cá nhân tham gia lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với
quy mô và tính chất của dự án đang xét;

+ Theo dõi kiểm tra thực hiện hợp đồng lập dự án đầu tư xây dựng
công trình, tổ chức nghiệm thu sản phẩm dự án đầu tư xây dựng công trình
(thuyết minh dự án và bản vẽ thiết kế cơ sở) để trình cấp có thẩm quyền phẩm
định, phê duyệt.
- Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát:
+ Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo
sát so với hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất về nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ
khảo sát, phòng thí nghiệm được nhà thầu khảo sát xây dựng sử dụng;
+ Theo dõi, kiểm tra vị trí khoảo sát, khối lượng khảo sát và việc thực
hiện quy trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt;
+ Theo dõi và yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện bảo vệ
môi trường và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát.
- Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế xây dựng:
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-19-
+ Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức thiết kế và năng
lực hành nghề của cá nhân tham gia thiết kế công trình thuộc dự án cũng như
của tổ chức và cá nhân tham gia thẩm tra thiết kế xây dựng công trình của dự
án;
+ Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng thiết kế của nhà thầu
thiết kế; tổ chức nghiệm thu sản phẩm thiết kế theo quy định;
+ Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế (thiết kế kỹ thuật và thiết kế
bản vẽ thi công);
+ Theo dõi và kiểm tra công tác giám sát tác giả của tư vấn thiết kế.
- Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng:
+ Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng
+ Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công
trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng
+ Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản
phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công

trình.
+ Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào
công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của
thiết kế.
+ Tổ chức nghiệm thu công trình theo quy định. Nghiệm thu công trình
xây dựng được thực hiện theo cấp độ: Nghiệm thu từng công việc xây dựng;
nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; nghiệm
thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
+ Tập hợp và kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng,
bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm
thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình
xây dựng.
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-20-
+ Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu
nhà thầu thiết kế điều chỉnh.
+ Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công
trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.
+ Hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn bảo hành.
+ Tiến hành kiểm tra tình trạng công trình, phát hiện hư hỏng để yêu
cầu nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, lắp đặt thiết bị công trình
sửa chữa, thay thế.
+ Giám sát và nghiệm thu việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu khi
thực hiện nghĩa vụ bảo hành.
5. Quản lý dự án về an toàn lao động và vệ sinh môi trường:
Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường là quá trình đảm bảo
an toàn lao động và giữ gìn vệ sinh môi trường trong suốt thời gian thực hiện
và khai thác dự án.
Hoạt động xây dựng, nhất là trong công tác khảo sát thi công xây
dựng, lắp đặt thiết bị dễ bị mất an toàn lao động và gây ô nhiễm môi trường.

Vì vậy đây là một trong những nội dung quản lý dự án trên góc độ chủ đầu tư.
Quản lý an toàn lao động và bảo vệ môi trường gồm:
+ Kiểm tra và theo dõi biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh
môi trường của nhà thầu xây dựng trước và trong quá trình thi công;
+ Xử lý nhà thầu không thực hiện cam kết đảm bảo an toàn lao động
và vệ sinh môi trường;
+ Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn
lao động và vệ sinh môi trường.
6. Quản lý dự án về nhân lực:
Quản lý nhân lực dự án là quá trình lập kế hoạch về nhân lực, hướng
dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn
thành mục tiêu của dự án.
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-21-
7. Quản lý dự án về mặt cung ứng, mua sắm:
Quản lý cung ứng cho dự án là quá trình lựa chọn nhà cung ứng hàng
hoá và dịch vụ, thương lượng với họ, quản lý hợp đồng và điều hành việc mua
bán.
Quản lý cung ứng bao gồm các công việc: đưa ra quyết định cần cung
ứng cái gì, ra sao; chọn nhà cung ứng, ký kết hợp đồng, quản lý hợp đồng và
thanh lý kết thúc hợp đồng. Việc quản lý cung ứng yếu tố đầu vào cho dự án
liên quan với quản lý tiến độ, chất lượng và chi phí của dự án.
8. Quản lý dự án về thông tin trong dự án:
Quản lý thông tin trong dự án là quá trình đảm bảo các dòng thông tin
thông suốt, nhanh chóng giữa các thành viên dự án với các cấp quản lý, giữa
các tổ nhóm quản lý.
Quản lý thông tin trong quản lý dự án bao gồm: thu thập, xử lý, sử
dụng và lưu trữ những thông tin liên quan đến dự án. Những thông tin này có
thể phát sinh bên trong dự án hoặc từ môi trường liên quan đến dự án.
9. Quản lý dự án về mặt rủi ro:

Dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở và khu đô thị thường kéo dài
nhiều năm, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro. Quản lý rủi ro dự án là việc nhận diện
các nhân tố rủi ro trong dự án, sử dụng các phương pháp định tính, định lượng
để xác định tính chất, mức độ rủi ro để có kế hoạch đối phó cũng như quản lý
từng loại rủi ro. Nó bao gồm việc tối đa hoá khả năng và kết quả của các điều
kiện thuận lợi và tối thiểu hóa khả năng và ảnh hưởng của những biến cố gây
bất lợi cho mục tiêu của dự án.
Quản lý rủi ro của dự án đầu tư xây dựng gồm có 3 bước:
+ Nhận dạng và xác định những rủi ro có thể có của dự án
+ Đánh giá tác hại của từng rủi ro tác động đến dự án.
+ Xác định các bước hay những hành động để ứng phó với những rủi
ro nếu xẩy ra.
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-22-
Để quản lý rủi ro, phải nhận định được rủi ro về cả hai mặt: định tính
và định lượng.
+ Định tính rủi ro: đây là giai đoạn định tính hai thuộc tính chính của
rủi ro: khả năng xuất hiện và tác động. Tác động được chia ra làm 4 mức: có
thể bỏ qua, thấp, trung bình, nghiêm trọng. Khả năng xuất hiện chia ra làm 3
mức: thấp, trung bình và cao.
+ Định lượng rủi ro: để định lượng rủi ro ta thường dùng phương pháp
chấm điểm, dùng ma trận định lượng rủi ro, ngoài ra còn sử dụng các phương
pháp như: EMV (expected monetary value) đây là trường hợp đặc biệt của cây
quyết định dùng để ra quyết định, cây quyết định (decesion tree), phân tích độ
nhạy, mô phỏng, ý kiến chuyên gia.
Để đối phó với rủi ro, người quản lý dự án phải tập trung vào các
mặt:
+ Tập trung quản lý vào những rủi ro có điểm xếp hạng cao hoặc có
khả năng xuất hiện lớn;
+ Đưa ra những giải pháp để ứng phó với những rủi ro trên;

+ Ưu tiên nguồn lực để ứng phó với rủi ro;
+ Có thể bỏ qua hoặc không tập trung vào những rủi ro có điểm xếp
hạng thấp hoặc có ít khả năng xuất hiện.
Để đối phó với rủi ro, có 3 phương pháp chính:
+ Phòng tránh: không thể tránh được mọi rủi ro nhưng với một số rủi
ro có thể phòng tránh được bằng cách điều khoản hợp đồng.
+ Giảm nhẹ: có thể giảm nhẹ rủi ro bằng cách mua bảo hiểm
+ Chấp nhận: có thể chấp nhận các hậu quả bằng 2 cách: Chủ động
lập kế hoạch dự phòng nếu rủi ro xảy ra, thụ động tức là chấp nhận giảm lợi
nhuận nếu dự án xảy ra rủi ro.
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-23-
1.2.4. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Dưới đây là hình thức quản lý dự án theo quy định của Nghị định số
12/2009/NĐ-CP [3] (Quy định này áp dụng cho dự án sử dụng vốn ngân
sách, các dự án sử dụng nguồn vốn khác thì chỉ khuyến khích áp dụng):
. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máy
của cơ quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc
giao cho Ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thực hiện
dự án cụ thể như hình 1.4:
Quan hệ giám sát tác giả của tư vấn thiết kế, giám sát chất lượng của tư vấn
giám sát, chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình của TV Chứng nhận
sự phù hợp chất lượng công trình…
Quan hệ hợp đồng giữa chủ đầu tư và các đối tác
Hình 1.3. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án
a. Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử
dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án.
Mô hình náy được áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư
dưới 7 tỷ đồng, khi bộ máy của chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý

thực hiện dự án.
Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-24-
b. Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình
trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, cụ thể như sau:
Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện có để quản lý thêm dự án
mới.
- Trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều kiện để quản
lý thêm dự án mới thì Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án mới để quản lý
thực hiện dự án.
- Trường hợp áp dụng mô hình 1 thì chủ đầu tư sử dụng pháp nhân
của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải có quyết định
cử người tham gia quản lý dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó phải
có người trực tiếp phụ trách công việc quản lý dự án. Những người được cử
tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.
- Trường hợp áp dụng mô hình 2 thì phải bảo đảm các nguyên tắc sau
đây:
+ Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập, là đơn vị trực thuộc chủ
đầu tư. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án do chủ đầu tư giao.
+ Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân
của chủ đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án.
+ Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án bao gồm Giám đốc (hoặc
Trưởng ban), các phó Giám đốc hoặc (Phó trưởng ban) và lực lượng chuyên
môn, nghiệp vụ. Cơ cấu bộ máy của Ban quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm
vụ được giao và đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiết
kiệm chi phí. Các thành viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên
trách hoặc kiêm nhiệm.
+ Một Ban quản lý dự án có thể được giao đồng thời quản lý thực
hiện nhiều dự án nhưng phải đảm bảo từng dự án được theo dõi, ghi chép
riêng và quyết toán kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang
-25-
+ Ban quản lý dự án hoạt động theo Quy chế do chủ đầu tư ban hành,
chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn
được giao.
+ Chủ đầu tư phải cử người có trách nhiệm để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm
tra Ban quản lý dự án thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ để bảo đảm dự án được
thực hiện dúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt. Chủ đầu tư phải chịu
trách nhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
mình theo quy định của pháp luật, kể cả những công việc đã giao cho Ban
quản lý dự án thực hiện.
- Chủ đầu tư (trong trường hợp áp dụng mô hình 1), Ban quản lý dự án
(trong trường hợp áp dụng mô hình 2) nếu có đủ điều kiện năng lực theo quy
định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan thì được thực hiện những công việc thuộc dự án như: lập, thẩm định
thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng; kiểm định
chất lượng công trình xây dựng… Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án được thuê
các tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện những công việc thuộc phạm vi quản
lý thực hiện dự án.
- Trường hợp Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân và năng lực
chuyên môn thì có thể được giao nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án của chủ
đầu tư khác khi cơ quan thành lập ra Ban quản lý dự án chính là cấp quyết
định đàu tư dự án đó.
Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư lựa chọn
và ký hợp đồng thuê một pháp nhân khác làm tư vấn quản lý dự án. Trong
trường hợp này, chủ đầu tư phải cử cán bộ phụ trách, đồng thời phân giao
nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ máy của mình thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn của chủ đầu tư và quản lý việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản
lý dự án.

Luận văn thạc sỹ kinh tế Đỗ Thị Giang

×