Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh và phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây rau cải bắp tại huyện ba vì thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.56 MB, 101 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



ðẶNG THỊ NGUYỆT HOA



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH VÀ
PHÂN BÓN LÁ ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CÂY RAU CẢI BẮP TẠI HUYỆN BA VÌ- THÀNH PHỐ HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS: Hoàng Minh Tấn
GS.TS: ðỗ NăngVịnh


HÀ NỘI, 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
i



LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



ðặng Thị Nguyệt Hoa









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS: Hoàng Minh Tấn,
GS.TS ðỗ Năng Vịnh, các thầy ñã tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi hoàn

thành bản luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn những ý kiến ñóng góp, ñịnh hướng quý báu
của các Thầy cô Bộ môn Sinh lý thực vật trong quá trình thực hiện ñề tài,
hoàn chỉnh luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Khoa ñào tạo Sau ñại học - Trường ñại học
Nông nghiệp I Hà Nội ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn Viện rau quả Trung ương, Sở Nông nghiệp và
PTNT Hà Nội, Phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê huyện Ba Vì – Hà Nội,
UBND Thị trấn Tây ðằng và gia ñình anh Nguyễn Văn Thơm (chủ ruộng) ñã
tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
Cảm ơn những tình cảm chân thành của tất cả bạn bè ñồng nghiệp ñã
nhiệt tình giúp ñỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.

ðặng Thị Nguyệt Hoa




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
iii

MỤC LỤC
Lời cam ñoan ………………………………… …………… i
Lời cảm ơn………………………………………… …………ii
Mục lục………………………………………… …………….iii
Danh mục bảng………………………………… …………… vii
Danh mục các chữ viết tắt……………………… …………… ix
1. MỞ ðẦU i
1.1. ðặt vấn ñề 1

1. 2. Mục ñích, yêu cầu 2
1.2.1. Mục ñích: 2
1.2.2. Yêu cầu: 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến: 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
1.4. Giới hạn ñề tài: 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Giới thiệu về cây rau cải bắp 4
2.1.1 Nguồn gốc: 4
2.1.2. Phân loại 4
2.1.3 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của cây rau cải bắp 5
2.1.4. Sinh trưởng và phát triển cây rau cải bắp 7
2.1.5. Yêu cầu ñiều kiện sinh thái của cây cải bắp 9
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan ñến ñề tài: 13
2.2.1. Vai trò của vi sinh vật ñất trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững
và khái niệm về phân bón vi sinh vật
13
2.2.2. Khái niệm về phân bón vi sinh vật, phân hữu cơ vi sinh: 18
2.2.3. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân bón vi sinh vật ngoài
nước:
18
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
iv

2.2.4. Tình hình nghiên cứu, ứng dụng phân bón vi sinh trong nước 20
4.2. Một số nghiên cứu về phân bón qua lá cho cây rau 24
4.2.1. Khái niệm về phân bón lá và nghiên cứu về phân bón lá cho cây rau 24
3. ðỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1. ðối tượng và vật liệu nghiên cứu: 31

3.1.1. ðối tượng nghiên cứu: 31
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu: 31
3.2. Nội dung nghiên cứu: 32
3.3. Phương pháp nghiên cứu: 32
3.3.1. Phưong pháp bố trí thí nghiệm: 32
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu: 35
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH SÔNG
GIANH ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
RAU CẢI BẮP 36

4.1.1 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh ñến thời gian
sinh trưởng của cải bắp
36
4.1.2 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh ñến sinh trưởng
của cải bắp
4.1.3. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh tới ñộng thái
tăng trưởng số lá cây rau cải bắp
38
4.1.4. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh tới ñộng
thái tăng trưởng chiều dài lá cây cải bắp 37
4.1.5. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh tới ñộng thái tăng trưởng
ñường kính tán lá cây cải bắp
41
4.1.6. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh tới ñộng thái
tăng trưởng ñường kính bắp của cải bắp 42
4.1.7. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh ñến sâu bệnh hại 44
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
v


4.1.8. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh ñến một số
yếu tố năng suất và năng suất cải bắp 44
4.1.9. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh tới một số chỉ
tiêu chất lượng rau cải bắp 49
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM PHÂN BÓN QUA LÁ
TỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
RAU CẢI BẮP
51
4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến thời gian sinh trưởng của cải bắp…….49
4.2.2 Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao
của cây rau cải bắp
53
4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến ñộng thái tăng trưởng số lá của
cây rau cải bắp 54
4.2.4. Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến ñộng thái tăng trưởng chiều dài
lá cây rau cải bắp
55
4.2.5. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng ñường kính tán
lá cây cải bắp …………………………………………… 55
4.2.6. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng ñường kính
bắp cải 59
4.2.7. Ảnh hưởng của phân bón lá tới sâu bệnh hại rau cải bắp 60
4.2.8. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến một số chỉ tiêu chất lượng rau cải
bắp khi thu hoạch
62
4.2.8. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến một số chỉ tiêu chất lượng rau cải
bắp khi thu hoạch5.
4.2.8. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến một số chỉ tiêu chất lượng rau cải
bắp khi thu hoạch
5.1. KẾT LUẬN: 68

5.2. ðÈ NGHỊ: 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g cải bắp ăn ñược 5
Biểu 2.2: Khả năng tiết kiệm ñạm khoáng của phân VSV cố ñịnh nitơ 22
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh tới thời gian
sinh trưởng ở các giai ñoạn của rau cải bắp 36
Bảng 4.2.: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh tới ñộng thái
tăng trưởng chiều cao cây rau cải bắp 37

Bảng 4.3.: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh ñến ñộng thái
tăng trưởng số lá cây rau cải bắp 38
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh ñến ñộng thái
tăng trưởng chiều dài lá cây cải bắp 40

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón HCVS sông Gianh ñến ñộng thái tăng
trưởng ñường kính tán lá cây cải bắp 41
Bảng 4. 6: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh ñến ñộng thái
tăng trưởng ñường kinh bắp của cải bắp 43

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh ñến ñộng thái
mật ñộ bọ nhảy trên rau cải bắp 45

Bảng 4. 8: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh ñến ñộng thái
tỷ lệ bệnh ñốm lá trên cây cải bắp 46


Bảng 4.9: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh ñén một số yếu
tố năng suất và năng suất cải bắp 47

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh tới một số chỉ
tiêu chất lượng rau cải bắp 49
Bảng 4.11:Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sông Gianh ñến hiệu quả
kinh tế của rau cải bắp 50

Bảng 4.12:Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến thời gian 51
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao
cây rau cải bắp 53

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
vii

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến ñộng thái tăng trưởng số lá
rau cải bắp 54

Bảng 4.15: Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng chiều dài lá
cây rau cải bắp 55
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng ñường kính
tán lá cây cải bắp 57

Bảng 4.17: Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng ñường kính
bắp cải 59
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của phân bón lá tới ñộng thái mật ñộ bọ nhảy 60
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của phân bón lá tới ñộng thái tỷ lệ bệnh ñốm lá 60
Bảng 4.20: Ảnh hưởng của phân bón lá ñến một số chỉ tiêu chất lượng rau cải
bắp khi thu hoạch 62
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của phân bón lá ñến một số yếu tố năng suất và năng

suất rau cải bắp
Bảng 4.22 Ảnh hưởng của phân bón qua lá tới hiệu quả kinh tế của rau cải
bắp 67
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
viii

CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
TCQð : Tiêu chuẩn quy ñịnh.
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế Thế Giới
VSV : Vi sinh vật.
HCVS : hữu cơ vi sinh
FAO : Food and Agricultural Organization of the Unitet National
CC : Chiều cao
CD : Chiều dài
CT : Công thức
DT : Diện tích
ðC : ðối chứng
ðK : ðường kính
ðVT : ðơn vị tính
kg : Kilogam
KL : Khối lượng
KTNN : Kinh tế nông nghiệp
KT - KT : Kinh tế - Kỹ thuật
NSTB : Năng suất trung bình
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
PTNT : Phát triển nông thôn

TB : Trung bình
TG : Thời gian
TT : Thứ tự
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
1

1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Rau là cây trồng có vai trò quan trọng trong ñời sống, kinh tế, xã hội.
Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con
người trên khắp hành tinh. ðặc biệt, khi lương thực và các thức ăn nhiều ñạm
ñã ñược ñảm bảo thì yêu cầu về chất lượng, số lượng rau lại càng gia
tăng như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và tăng sức ñề
kháng cho cơ thể kéo dài tuổi thọ. Chính vì thế, rau xanh trở thành sản
phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ rộng
lớn ở nội ñịa và xuất khẩu.
Tại Ba Vì, cùng với một số loại rau thông dụng khác, cải bắp là loại rau
ñã ñược trồng nhiều trong vụ ðông- Xuân. ðã nhiều năm nay rau cải bắp ñã
trở thành nguồn rau xanh chủ yếu của ñịa bàn Hà Nội nói chung và Ba Vì nói
riêng ðiều này không chỉ vì rau cải bắp là loại rau xanh giàu vitamin, bổ
dưỡng, có chứa nhiều muối khoáng, nhất là canxi, photpho, kali, sắt, mà còn
có thể ñể ñược lâu hơn một số loại rau xanh khác trong quá trình vận chuyển,
ñơn giản trong bao gói, thuận tiện cho người dân sử dụng. ðiều ñặc biệt là
vitamin A và PP trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch máu bền
vững hơn. Trong cải bắp có chứa nhiều chất chống ung thư như sulforaphane,
phenethyl isothiocyanate và Indol-33 carbinol. Với các công dụng như vậy,
cải bắp trở thành món ăn thường thấy nhất trong bếp ăn của người Mỹ, món
ăn ñóng vai trò chính trong các bữa ăn kiêng của người dân Châu Âu và Châu
Á. Ở Việt Nam, cải bắp cũng trở nên phổ biến, quen thuộc với người dân,
ñược trồng nhiều trong vụ ðông xuân ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây

Nguyên. Cây cải bắp trở thành cây xóa nghèo cho người dân ở nhiều ñịa
phương của Ba Vì với thu nhập bình quân 80 triệu ñồng/ha.
Cây cải bắp là cây có yêu cầu sinh thái phù hợp với khí hậu của Ba Vì
và có nhiều triển vọng ñể phát triển. Tuy nhiên, do tập quán canh tác còn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
2

nhiều lạc hậu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân, nên việc sử dụng
phân bón (ñặc biệt là các loại phân hóa học) chưa mang lại hiệu quả, làm
bùng phát một số loại sâu hại, gây tốn kém chi phí, thậm chí làm tổn hại ñến
môi trường cũng như sức khỏe của người sử dụng.
Trong những năm gần ñây trên thế giới và trong nước ñang hình thành
xu hướng xây dựng nền nông nghiệp bền vững nhằm nâng cao sản lượng, chất
lượng cây trồng nhưng vẫn giữ ñược ñộ phì nhiêu của ñất thông qua phát triển
nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái. ðây ñược coi là một biện pháp
quan trọng trong sự hình thành nhanh các cân bằng sinh học trên cơ sở sử
dụng cân ñối giữa phân vô cơ, phân hữu cơ, phân bón lá, phân bón vi sinh vật
tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch chất lượng cao.
Phân hữu cơ vi sinh, phân bón qua lá ñã và ñang góp phần tích cực vào
việc xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. Trong ñó phải kể ñến vai
trò của vi sinh vật trong việc làm tăng ñộ phì nhiêu của ñất.
Xuất phát từ thực tiễn này, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
“ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh và phân bón qua lá
ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây rau cải bắp tại huyện Ba Vì-
thành phố Hà Nội” .
1. 2. Mục ñích, yêu cầu
1.2.1.Mục ñích:
- Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh và
phân bón lá ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây rau cải bắp ñể
khuyến cáo cho người nông dân sử dụng hai loại phân bón trên nhằm tăng

năng suất và hiệu quả kinh tế cho người trồng rau cải bắp.
1.2.2. Yêu cầu:
- Xác ñịnh ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ñến một số
chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây rau cải bắp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
3

- Xác ñịnh ảnh hưởng của một số chế phẩm phân bón lá:Yogen No2,
Komix, Vibio ñến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của sản xuất cây
rau cải bắp.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến:.
1.3.1.Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có ý
nghĩa về ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh và phân bón lá ñến cây rau
cải bắp trồng tại Ba Vì- Hà Nội
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ góp phần bổ xung thêm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu và sản xuất rau cải bắp tại huyện Ba Vì- Hà Nội.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung vào quy trình trồng rau cải bắp tại
huyện Ba Vì- Hà Nội ñạt ñộ an toàn và hiệu quả kinh tế cao.
1.4. Giới hạn ñề tài:
- Giống cải bắp: NS-X, là giống cải bắp lai của Nhật Bản nhập nội vào
Việt nam, ñược trồng phổ biến ở huyện Ba Vì.
- Thời gian nghiên cứu trong vụ ñông năm 2010- 2011 ( từ tháng
11/2010- 2/2011.
- ðịa ñiểm nghiên cứu tại thôn Vân Hồng, thị trấn Tây ðằng, huyện Ba
Vì, Hà Nội.
- Chỉ nghiên cứu một loại phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và 3 loại
phân bón lá phổ biến ở ñịa phương là: Yogen, Komix, Vibio.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.Giới thiệu về cây rau cải bắp
2.1.1 Nguồn gốc:
Cải bắp có nguồn gốc từ ðịa Trung Hải từ thời Hy Lạp và La Mã cổ
ñại. Cải bắp ñược phát triên từ lựa chọn nhân tạo diễn ra liên tục ñể ngăn chặn
chiều dài các giống. Bailey (1942) ñã mô tả cải bắp hoang dại là bố mẹ của
cải bắp ñang ñược trồng hiện nay. Nó là cây lâu năm, thân phân nhánh, các lá
dưới có cuống, các lá trên không có cuống, không hình thành bắp.
Cải bắp ñược giới thiệu ở Việt Nam từ thế kỷ XVIII. Nó có thể ñược di
thực từ Trung Quốc và ñược phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Cải bắp ñược
trồng trong vụ ðông Xuân ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Cải bắp có nguồn gốc ôn ñới, nhiệt ñộ xuân hóa là 1- 10
0
C trong khoảng 15-
30 ngày tùy thời gian sinh trưởng của giống. Do ñặc ñiểm như vậy nên sản
xuất hạt cải bắp ở Việt Nam là rất khó khăn. Trừ những giống chịu nhiệt có
thể ñể giống trên các vùng núi cao như Sapa, Sin Hồ
2.1.2. Phân loại: Cải bắp ñược có hệ thống phân loại thực vật như sau:
Giới (regnum): Plantae
Ngành ( diviso): Magnoliophyta
Lớp (class): Magnoliopsida
Bộ (ordo): Brassicales
Họ (familia): Brassicaceae
Chi (genus): Brassica
Loài (species): B. oleracea
Nhóm (group): Capitata

Cải bắp (Brassica oleracea var. Capitata L.; n=9). Cải bắp có 3 loại:
- Cải bắp trắng: Loại này rất có giá trị ở Châu Âu và các nước
Châu Á, ñược dùng trong sản xuất với diện tích lớn, loại này thường có thời
gian sinh trưởng ngắn, cuốn bắp sớm, chất lượng ngon.
- Cải bắp ñỏ: loại này mới ñược trồng ở Việt Nam, ở các nước nó
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
5

ñược dùng ñể làm xalat, thời gian sinh trưởng dài.
Ngoài ra còn loại cải bắp dùng cho chế biến: thích hợp với các vùng núi
cao, tuy nhiên ở Việt nam chưa ñược chú trọng trồng loại giống này.
- Cải bắp xoăn: Loại này chưa ñược trồng ở Việt Nam. Lá của
loại này thường xoăn, xốp và nổi gờ. [43]
2.1.3 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của cây rau cải bắp.
Ông bà ta xưa có câu : “Cơm không rau như ñau không thuốc”. Câu nói
ñó cho thấy rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của
con người, ñặc biệt là ñối với người Châu Á và người Việt Nam.
* Thành phần dinh dưỡng
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g cải bắp ăn ñược
Thành phần ðơn vị Giá trị
Tỷ lệ thải bỏ % 10,0
Năng lượng Kcalo 29,0
Nước G 90,0
Proteein G 1,8
Lipid G
-
Glucid G 5,4
Cellulose G 1,6
Tro G 1,2
Calci Mg 48

Phosphor Mg 31
Sắt Mg 1,1
Beta-cảoten Mcg 280
B1 Mg 0,06
B2 Mg 0,05
PP Mg 0,4
C Mg 30
Nguồn : Viện dinh dưỡng năm 2000
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
6

Các chất dinh dưỡng nói trên rất cần cho cơ thể con người. Muốn tăng
ñược hàm lượng các chất trên cần có sự tác ñộng của con người như chọn tạo
giống và kỹ thuật trồng trọt tốt.
*. Giá trị kinh tế và sử dụng:
- Cải bắp ñược coi là vị thuốc của người nghèo, nó ñã ñược dùng ñể trị
bệnh thiếu chất tươi, chậm tiêu, táo bón, loét dạ dày và các bệnh ngoài da như
mụn nhọt, ngay cả bệnh giời leo (zonna).
- Tác dụng trị bệnh ñau dạ dày của cải bắp ñã ñược khoa học hiện ñại
nghiên cứu và xác nhận. Cuộc khảo sát của Giáo sư Garnect- Chêny tại
trường Y khoa Stanford (Mỹ) và Shive ở ðại học Texas cho thấy kết quả trị
loét dạ dày- tá tràng bằng nước ép cải bắp là 162/265 ca khỏi bệnh sau 3 tuần
ñiều trị.
Hoạt chất trị lành vết loét dạ dày là sinh tố U, một hợp chất có lưu
huỳnh, methylmethiomin sulfomium. Chất này ñược ñưa vào công nghiệp
trong những năm thế kỷ XX, dưới tên ñặc chế Epadyn U. Ngày nay người ta
ñã tổng hợp ñược chất này mà không cần chiết xuất từ cải bắp nữa. ðối với
người Việt Nam chúng ta, cải bắp tươi có sẵn quanh năm nên việc ép nước
không khó khăn, có thể tự làm lấy dễ dàng.
- Một vài thử nghiệm khác cho thấy, cải bắp làm giảm quá trình ñồng

hóa glucid và làm giảm lượng ñường huyết. Ngoài ra cải bắp có ít chất ñường
nên có thể dùng cho người bị bệnh ñái tháo ñường.
- Bác sỹ Shive ở ñại học Texas tìm thấy trong cải bắp một chất gọi là
“glutamine” dùng ñể trị nghiện rượu.
- Cải bắp có khả năng sinh nhiệt thấp, lại có axit tartronic, một chất
dùng ñể trị bệnh béo phì.
- Người xưa thường lấy lá cải bắp, bỏ xương lá và làm dập nát rồi ñắp
vào mụn nhọt, vết thương. Nhờ vậy vết thương không làm ñộc và hết mủ.
Người ta cũng dùng lá giã nát ñể ñắp lên vết giời leo.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
7

Theo giáo sư Paul Talaluy ( trường ñại học Hopkin- Mỹ) thì trong cơ
thể có 2 loại enzim. Loại thứ nhất có tính kích thích tế bào cảm ứng với tác
nhân gây ung thư. Loại thứ 2 ức chế tác nhân gây ung thư làm cho chúng
không còn ñộc tính. Trong cơ thể khỏe mạnh có sự quân bình giữa hai loại
enzim này. Ông cũng tìm thấy chất sulfographan trong một số cây thuộc họ
cải (cruciferal): cải bắp, su hào, xà lách, cải xông. Sulfographan ngăn cản phát
triển khối u bằng cách hoạt hóa các enzim loại thứ 2. Người bệnh ung bướu
nên dùng cải bắp.
Tại Trung Quốc, bệnh ung thư vú rất hiếm thấy ở những vùng dân cư
ăn nhiều rau cải. Trong phòng thí nghiệm, những con vật ăn nhiều rau cải bị
cố tình gây ung thư vẫn khỏe mạnh và không mắc bệnh.
2.1.4. Sinh trưởng và phát triển cây rau cải bắp
Về sinh trưởng và phát triển của cải bắp có thể chia làm 4 thời kỳ:
*. Thời kỳ cây con:
Cây con cải bắp nằm trọn trong thời gian ở vườn ươm. Thời gian ở
vườn ươm tốt nhất nên chiếm khoảng 1/3 tổng thời gian sinh trưởng, không
nên kéo dài hơn. Cây giống già làm ảnh hưởng ñến năng suất từ 15- 20%. Sau
khi gieo ñược 25- 30 ngày ở vụ chính hầu hết các cây giống ñều ñạt từ 5- 6 lá,

một vài giống ñạt 8- 9 lá. Vào mùa sớm, nhiệt ñộ cao, cây sinh trưởng khó
khăn nên thời gian vườn ươm từ 35- 40 ngày. Khối lượng cây con ở thời kỳ
này chiếm 1/100- 1/300 cây trưởng thành. Sau khi gieo 3- 4 ngày, hầu hết các
giống ñều mọc khỏi mặt ñất. Sau khi gieo 7- 10 ngày có lá thật thứ nhất, sau
khi gieo 15 ngày, hầu hết các giống có tốc ñộ ra lá lớn nhất, sự khác nhau phụ
thuộc chủ yếu vào giống từ 0,38- 0,68 lá/ngày.
*. Thời kỳ trải lá (trải lá bàng):
Sau khi trồng ñược 30- 35 ngày, các giống ñều trải lá; thời kỳ này vô
cùng quan trọng ñối với ñời sống cây cải bắp. Khi cây trải lá, số lá trên cây
tăng lên không ngừng, diện tích ngoài tán lá cây không ngừng tăng trưởng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
8

ðây là thời kỳ tạo cơ sở vật chất cho bắp cuốn. Thời kỳ trải lá, lá rộng, song
song với mặt ñất. Tốc ñộ tăng diện tích lá nhanh nhất là sau khi trồng ñược
55- 60 ngày. ðây là thời ñiểm quan trọng trong kỹ thuật trồng trọt, cần chú ý
tới ñộ ẩm và chất dinh dưỡng.
Những cây có ñường kính tán to, ñều, ñường kính tán cây trung bình
ñạt từ 50- 70 cm là những giống tốt. Thời gian trải lá từ 10- 15 ngày, trong
thời kỳ này cây tiếp tục trải lá ñồng thời với cuốn bắp.
*. Thời kỳ cuốn:
Khi ñường kinh tán cây và số lá ngoài ñạt ñến trị số cực ñại thì cây bắt
ñầu cuốn. Thời kỳ này quyết ñịnh năng suất cao hay thấp, nên người sản xuất
ñặc biệt quan tâm và tăng cường chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại. Khi cuốn,
lá ở ñỉnh sinh trưởng cuộn vào phía trong, tạo thành khuôn bắp ban ñầu, sau
ñó những ñỉnh lá phía trong tiếp tục hình thành và lớn lên làm cho bắp lớn
dần cho ñến khi ñạt tới tốc ñộ lớn của giống. Sau trồng 55- 60 ngày, tốc ñộ ra
lá, ñường kính hoa thị không có sự sai khác lớn giữa các giống, khi ñó các
giống chín sớm bắt ñầu cuốn.
Các giống trung bình và giống muộn tiếp tục sinh trưởng một thời gian

cho tới khi ñường kính hoa thị ñạt cực ñại thì cuốn bắp. Sau thời ñiểm cuốn
bắp từ 10- 15 ngày, nếu gặp ñiều kiện thuận lợi thì khối lượng bắp có thể tăng
50- 70% so với khối lượng vốn có của giống.
Khi chín thương phẩm hình dạng bắp, kích cỡ bắp, khối lượng bắp khác nhau
chủ yếu do giống và kỹ thuật trồng trọt.
*. Thời kỳ ra hoa kết quả:
Cải bắp là cây 2 năm nên khi gặp ñiều kiện thuận lợi về nhiệt ñộ và ánh
sáng, cây qua giai ñoạn xuân hóa và giai ñoạn ánh sáng. Sau khi cuốn bắp
sang năm thứ hai, thân trong vươn cao làm nứt bắp (gọi là ngồng) thân chính
tiếp tục vươn cao. Trên thân chính và các nhánh ñều có hoa, hoa quả tập trung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
9

vào các tháng 3,4. Nhiệt ñộ cho nụ hoa phát triển tốt trong khoảng 20
0
C vào
tháng 5 quả chín và kết thúc thời kỳ sống từ hạt ñến hạt của cây cải bắp.
2.1.5. Yêu cầu ñiều kiện sinh thái của cây cải bắp
*. Nhiệt ñộ:
Nhiệt ñộ thích hợp cho sự hình thành bắp là 15- 20
0
C, nhiệt ñộ trên
25
0
C và nhỏ dười 10
0
C ñều làm giảm sự sinh trưởng của cây rau cải bắp, tuy
nhiên cải bắp vẫn duy trì sinh trưởng thậm chí – 10
0
C với các giống chịu

sương giá. Riêng các giống chịu nhiệt của Nhật Bản có thể sinh trưởng tốt và
hình thành bắp thậm chí ở nhiệt ñộ - 4
0
C ñến -5
0
C. ðặc biệt ở giai ñoạn này
cải bắp rất nhạy cảm với nhiệt ñộ, nếu trong thời gian sinh trưởng cải bắp gặp
nhiệt ñộ thấp từ 2- 12
0
C thì cây sẽ không hình thành bắp mà chuyển sang giai
ñoạn xuân hóa và ra hoa ngay khi cây còn bé.
*. Nước:
Cải bắp có bộ lá lớn nên hệ số thoát hơi nước rất lớn. Kết quả nghiên
cứu cho biết sự thoát hơi nước ban ngày lớn hơn ban ñêm 16 lần và vào
khoảng 10g nước/1h/1 ñơn vị diện tích lá (m
2
). ðặc biệt ở thời kỳ hình thành
bắp cây yêu cầu 80- 85% ñộ ẩm ñồng ruộng. Trong giai ñoạn này nếu không
ñảm bảo ñủ ẩm sẽ dẫn ñến hiện tượng bắp nhỏ và nhiều xơ, giảm năng suất và
chất lượng.
*. Ánh sáng:
Cải bắp là cây ưa sáng, ñặc biệt ở giai ñoạn ñầu sinh trưởng, cường ñộ
ánh sáng khoảng 20.000- 22.000 lux là thích hợp nhất cho cải bắp. Thời gian
chiếu sáng từ 10- 12 h/ngày ñêm kết hợp với ánh sáng ñủ sẽ làm cho cây sinh
trưởng bình thường và cho năng suất cao. Tuy nhiên ngày nay nhờ sự phát
triển của khoa học người ta ñã chọn ñược các giống có thể cho thu hoạch cao
thích hợp cho nhiều thời vụ trồng trong 1 năm. Ở Việt Nam với việc sử dụng
các giống cải bắp lai của Nhật Bản ñã có thể cho sản xuất cải bắp phục vụ cho
thị trường từ tháng 10 ñến tháng 4 năm sau.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….

10

*. ðất và chất dinh dưỡng:
Cải bắp có thể trồng trên tất cả các loại ñất nếu ñảm bảo ñủ ẩm. Nên
trồng cải bắp trên ñất phù sa, tiêu nước tốt, màu mỡ và giữ ẩm.
Các giống sớm thích hợp với ñất nhẹ, còn các giống muộn thích ñất nặng
hơn và giàu dinh dưỡng, giữ ẩm tốt. Trên ñất nặng sinh trưởng của cải bắp tuy có
chậm hơn nhưng chất lượng sản phẩm ñạt cao hơn. ðộ pH ñất thích hợp cho cải
bắp là 6,0- 6,5, hầu hết các giống cải bắp ñều chịu ñược ñất mặn.
- N: làm tăng nhanh số lá, quyết ñịnh năng suất thương phẩm, yêu cầu
N suốt trong quá trình sinh trưởng.
- P: có tác dụng làm bắp cuốn sớm hơn, thời kỳ cuốn bắp tăng cường
bốn phân lân, lân làm tăng khối lượng bắp.
- K: là yếu tố cần thiết sau N, tăng hiệu suất quang hợp và tích lũy chất khô.
2.1.6. Thời vụ trồng cải bắp:
*ðông Xuân:
- Gieo sớm: Vào tháng 10 – 11 dương lịch thu hoạch vào tháng 1. Cải
bắp trồng chủ yếu trên ñất có cơ cấu nhẹ, thoát nước tốt và không bị ngập bị
ngập úng. Canh tác vụ này ñỡ công tưới nước, ít sâu, giá bán cao nhưng năng
suất thấp.
- Gieo chính vụ: Vào tháng 11 - 12 và thu hoạch vào tháng 2 dương
lịch (Tết Nguyên ðán). ðầu vụ còn mưa cần làm giàn che cây con và ñánh
luống thoát nước tránh ngập úng. Cây sinh trưởng trong ñiều kiện nhiệt ñộ
tương ñối thấp trong năm nên phát triển thuận lợi, năng suất cao, ít sâu bệnh.
- Gieo muộn: Vào tháng 12 - 1, trồng tháng 1- 2 và thu hoạch vào tháng
3 - 4 dương lịch, vì trời không mưa nhiệt ñộ cao lượng nước cung cấp cho cải
bắp rất lớn, sâu bệnh phát triển nhiều nhất là sâu tơ.
*Hè Thu: Vụ hè Thu gieo tháng 4 - 5 thu hoạch vào tháng 7 dương lịch,
vụ này có mưa nhiều nên giảm ñược công tưới nước, nhưng sâu bệnh nhiều,
nhất là bệnh thối nhũn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
11

2.1.7. Các giống trồng phổ biến:
Sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với sản
xuất và tiêu thụ.
- K.K.cross: Là giống lai F1của Nhật ñược trồng phổ biến ở vùng ñồng
bằng các tỉnh phía Nam từ lâu ñời, thời gian thu hoạch 75 - 85 ngày, năng
suất bình quân 30 - 40 tấn/ha.
- Newtop: Là giống lai F1, thời gian từ trồng ñến thu hoạch 75 - 85
ngày, năng suất bình quân 30 - 40 tấn/ha.
- Asia cross: Giống lai F1 nhập nội, giống này thu hoạch chậm hơn
K.K.cross 3 -5 ngày, nhưng năng suất khá hơn.
2.1.8. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
*. Chuẩn bị cây con:
- Lượng hạt giống cần thiết ñể cung cấp ñầy ñủ cho 500 m2 ñất trồng là
25 g. Gieo hạt trong bầu ñất hay gieo trên liếp ươm có khả năng tiết kiệm 1/2
lượng hạt giống.
Chú ý : Xử lý cây con trong vườn ươm.
*. Chuẩn bị ñất:
Trồng ñất nhiều sét cần lên liếp cao 20 - 40 cm, rộng 60 - 80 cm nếu
trồng hàng ñơn và 1 - 2 m nếu trồng hàng kép, khoảng cách cây trên hàng 50 -
60 cm. Tuỳ giống, mùa vụ và ñộ phì nhiêu của ñất mà bố trí mật ñộ trồng từ
850 - 1.250 cây/ha (17.000 - 25.000 cây/ ha) cho thích hợp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
12

*. Bón phân:
Ngày sau khi
gieo

Cách
bón
Lượng phân bón (kg/500 m
2
)
Vôi

16-16-
8
KCl

Urê Supper lân

Phân Chuồng
0 (Bón lót) Rãi 25 15 1000
Dậm lần 2 Tưới 5
25 Rãi 7,5 1
35 Tưới 7,5 1,5

5
45 Tưới 10 2,5

5
Tổng 25 25 5 15 15 1.000
*. Chăm sóc:
- Tưới tiêu nước: Vụ ðông Xuân và vụ Xuân Hè nếu tưới thùng có thể
tưới 2 -3 lần trong ngày, tưới phun máy mỗi ngày 1 lần. Nếu tưới thấm, nước
ñược dẫn từ sông vào rãnh giữa các liếp Cải giúp tưới thấm một phần. Khi
Cải còn nhỏ rễ ăn nông nên tát lên liếp ñể tưới.
- Làm cỏ, xới gốc: Trong thời gian canh tác nên làm cỏ 2 lần, thường

làm cỏ kết hợp với bón phân thúc, xới gốc phá váng và ñánh bỏ lá già ñể chân
cải ñược thoáng, sâu bệnh không ẩn nấp.
*. Phòng trừ sâu bệnh: sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, rệp, ñốm lá, thối nhũn tùy
theo thời vụ.
*. Thu hoạch:
Thời gian thu hoạch tùy thuộc giống và mùa trồng. Thu hoạch khi bắp
cuộn chặt, 2 lá úp ngoài mặt căng, bắp phát triển ñầy ñủ, mặt bắp bóng láng
và lá gốc bắt ñầu vàng. Nếu thu hoạch sớm lá chưa cuốn chặt, năng suất kém.
Nếu thu hoạch muộn bắp nứt nẻ, kém phẩm chất. Nên thu hoạch vào lúc trời
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
13

mát hay buổi chiều, có thể thu hoạch 2 ñợt nếu bắp tăng trưởng không ñều.
Năng suất cải bắp 20 - 35 tấn/ha tùy giống và mùa vụ.[2b].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan ñến ñề tài:
2.2.1. Vai trò của vi sinh vật ñất trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững
và khái niệm về phân bón vi sinh vật
* Vai trò vi sinh vật ñất trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững
Nói ñến môi trường ñất ta phải nói ñến vai trò của hệ vi sinh vật ñất.
Trong ñó, vi sinh vật ñất ñóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình
thành ñất do các tác dụng:
+ Tổng hợp các chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng và tăng
nguồn dinh dưỡng cho ñất như tổng hợp các chất ñạm hữu cơ từ nitơ của khí
quyển nhờ vi khuẩn nột sần, sống cộng sinh với cây họ ñậu góp phần cung
cấp chất dinh dưỡng có N hữu cơ cho cây và vi khuẩn cố ñịnh ñạm
azotobacterium giúp tăng hợp chất N hữu cơ, vô cơ trong ñất.
+ Tăng cường sự phân giải các hợp chất hữu cơ trong ñất góp phần
hình thành chất mùn trong ñất ñể tăng ñộ phì trong ñất.
+ Tăng cường sự chuyển hóa các hợp chất vô cơ trong ñất.
Có sự ñóng góp tích cực ñó là nhờ các chủng vi sinh vật ñặc hiệu như:

* Vi sinh vật cố ñịnh ñạm:
Trong khí quyển của trái ñất khí nitơ chiếm khoảng 76%, con người,
ñộng vật, thực vật ñều cần N. Song ñại ña số sinh vật ñều không sử dụng trực
tiếp khí nitơ, chỉ có nhóm vi sinh vật cố ñịnh nitơ mới có khả năng này.
Hàng năm, nhu cầu về nitơ ñối với cây trồng trên toàn thế giới là trăm
triệu tấn. Tuy nhiên, phân bón hóa học mới chỉ ñáp ứng ñược khoảng 30%,
lượng còn lại là do quá trình cố ñịnh nitơ phân tử cung cấp (12).
Khả năng cố ñịnh ñạm của vi khuẩn cố ñịnh ñạm hội sinh Azospirillum
ñược Beijerinck phát hiện từ năm 1992, nhưng vai trò của nó trong hoạt ñộng
cố ñịnh ñạm vùng rễ của cây họ hòa thảo chỉ ñược biết ñến vào những năm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
14

của thập kỷ 70 nhờ việc tìm ra nơi trú ngụ của chúng. Năm 1976 ñã phát hiện
thấy Azospirillum bên trong bề mặt của mô rễ, tạo mối quan hệ cộng sinh với
cây, chúng có thể tồn tại trong ñất ở vùng rễ, trên bề mặt rễ. ðây là loại vi
khuẩn có khả năng cố ñịnh ñạm khá lớn, chúng nhận các chất hữu cơ như pectin,
axit hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng ñể phát triển và cố ñịnh ñạm, ñồng thời cung
cấp các hợp chất chứa ni tơ cho cây chủ [23]. Hiện nay người ta ñã sản xuất ra
các phân vi sinh vật cố ñịnh ñạm cho cây hòa thảo, ñặc biệt là cây lúa mang tên
là Azogin và ñã ñược triển khai cho các cây trồng khác nhau ở nhiều vùng sinh
thái khác nhau, có thể tăng năng suất cây trồng từ 5- 15% [42].
Chế phẩm vi khuẩn nốt sần ñã ñược sản xuất từ rất lâu trên thế giới.
Năm 1896 ở ðức lần ñầu tiên chế ra loại chế phẩm gọi là Nitrazin, Ở Mỹ sản
xuất ra chế phẩm Nitroculture, ở Anh sản xuất loại phân Nitrbacterin [10].
Tới nay hầu hết các nước ñều sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần cho cây bộ
ñậu ñặc biệt là cây ñậu tương.
Tuy nhiên khả năng làm giàu ñạm cho ñất tùy thuộc vào các loại cây
trồng [18].
- ðậu ñũa, ñậu răng ngựa (Vicia faba) cố ñịnh ñược 45- 552

kg/N/ha/năm
- ðậu Hà Lan (Pirium ratia) cố ñịnh ñược 45- 77 kg/N/ha/năm
- ðậu xanh (Phaseolas aureus) cố ñịnh ñược 63- 342 kg/N/ha/năm
- ðậu tương (Glycine max) cố ñịnh ñược 179 kg/N/ha/năm
- ðậu triều (Cajianus cajian) cố ñịnh ñược 168- 280 kg/N/ha/năm.
- Cỏ ba chẽ, có 3 lá (Trìolium spp): có khả năng cố ñịnh ñược 291
kgN/năm.
Vi sinh vật cố ñịnh ñạm tự do trong không khí ñã ñược biết ñến từ lâu.
Người ta ñã sử dụng chúng ñể làm phân vi sinh vật Azotobactrin, dùng ñể xử
lý cho hạt giống, chế khô nuôi cấy trong ñất hoặc trộn với than bùn ñể bón
vào ñất. Tuy nhiên hiệu lực của chúng không ổn ñịnh, năng suất chỉ tăng từ 5-
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
15

10 % [26].
Ngoài ra, vi khuẩn lam (Cyanobacteria) cộng sinh với bèo hoa dâu
(Azolia) có khả năng cố ñịnh ñược 20- 30 kgN/ha/vụ trên luống ngập nước.
Có tất cả 1.400 loài vi khuẩn lam, trong ñó có rất nhiều loài có khả năng cố
ñịnh ñạm. Ở các nước như Nhật Bản, Ấn ðộ, Trung Quốc, Ý, Ai Cập, chúng
ñược sử dụng như một nguồn ñạm sinh học [42].
* Vi sinh vật phân giải lân
Vi sinh vật phân giải lân là nhóm vi sinh vật (vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm
sợi), có khả năng phân hủy các hợp chất phospho khó tan ñã có sẵn trong ñất
hoặc bón vào ñất thành dạng dễ tan mà cây trồng có thể hấp thụ ñược. Các
loài vi sinh vật phân giải lân có thể kể ñến: Pseudomonas, Flavo, Bacterinin,
Pennicium [10].
Vai trò của vi sinh vật phân giải lân ñược nhiều nhà khoa học trên thế
giới biết ñến từ những năm 50- 60, với các cây ngũ cốc như kiều mạch, ñại
mạch và ngô [26]. Vi sinh vật phân giải không chỉ làm tăng năng suất mà còn
làm tăng hiệu quả của phân lân vô cơ từ 15- 30 %. Tuy nhiên tùy từng loại ñất

mà phản ứng của cây trồng ñối với vi sinh vật phân giải lân có khác nhau.
Năng suất cây trồng tăng hơn so với ñối chứng ở vùng ñất chua khoảng 9-
27%. Một số thử nghiệm khi bón quặng photphat cho thấy sử dụng vi sinh vật
phân giải lân có thể tiết kiệm ñược 50kg P
2
0
5
/ha/vụ. Chúng có thể làm tăng
năng suất rau quả từ 5- 30%, ngoài ra còn làm tăng chất lượng nông sản [10].
Bón phân vi sinh vật phân giải lân nhằm góp phần ñẩy nhanh quá trình
phân giải hợp phospho khó tiêu thành dễ tiêu ñối với cây trồng, qua ñó làm
giảm tổn thất to lớn cho quá trình bay hơi rửa trôi gây ra. Nó là một biện pháp
cải tạo ñất, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái và giảm
ñược rất nhiều chi phí so với sử dụng phân hóa học.
* Vi sinh vật phân giải xenluloza
Xenluloza là thành phần chủ yếu của màng tế bào thực vật. Ở cây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
16

bông xeluloza chiếm tới 90%, ở các cây gỗ nói chung xeluloza chiếm từ 40-
50%. Hàng ngày, hàng giờ, một lượng lớn xenluloza ñược tích lũy trong ñất
do các sản phẩm tổng hợp của thực vật thải ra, cây cối chết ñi, cành lá rụng
xuống, rễ cây ñã thu hoạch ở trong ñất [10]. Số lượng xác thực vật ñưa vào
ñất hàng năm trên mỗi ha ñối với rừng là 5- 9 tấn, ñối với cánh ñồng nhiệt ñới
là 10- 15 tấn, ñồng cỏ ôn ñới là 6- 10 tấn, thảo nguyên là 1,5 tấn [26]. Trong
tự nhiên có nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng phân hủy xenlulo nhờ có hệ
enzim xellulaza ngoại bào. Trong ñó vi nấm là nhóm có khả năng phân giải
mạnh nhất vì nó tiết ra môi trường một lượng lớn enzim ñầy ñủ các thành
phần. Các nấm mốc cũng có hoạt tính phân giải xelluloza ñáng chú ý là
Tricoderma [42]. ðể nâng cao hiệu quả xử lý chất xơ có thể dùng hỗn hợp của

các giống nấm hoặc hỗn hợp nấm- vi khuẩn- xạ khuẩn [19], chế phẩm vi sinh
vật xử lý tàn dư thực vật trên ñồng ruộng với thời gian 21- 30 ngày [46].
Nhiều loài vi khuẩn cũng có khả năng phân giải xelluloza.
- Nhóm vi khuẩn hiếu khí bao gồm: Psendomonas, Xellulomon,
Achromobacter.
- Nhóm vi khuẩn kỵ khí bao gồm Clostridium [10].
- Ngoài vi khuẩn, vi nấm, xạ khuẩn và nấm cũng có khả năng phân hủy
xelluloza. Người ta thường dùng xạ khuẩn Treptamyees trong việc phân hủy
rác thải sinh hoạt, những xạ khuẩn này thường thuộc nhóm ưa nóng, sinh
trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt ñộ 45- 50
0
C rất thích hợp với quá trình ủ
rác thải [42].
- Trong sản xuất phân bón vi sinh, ngoài các chủng vi sinh vật cố ñịnh
ñạm, phân giải lân thì việc phối trộn thêm các loại vi sinh vật phân giải
xenluloza sẽ làm tăng thêm hiệu quả sử dụng phân phức hợp hữu cơ vi sinh.
Sử dụng vi sinh vật phân giải xelluloza sẽ làm tăng khả năng phân giải
xelluloza ñể tạo ra chất mùn, tăng ñộ phì nhiêu cho ñất, duy trì sự cân bằng và

×