BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI
PHẠM THỊ LAN
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ NHIỄM KÍ SINH TRÙNG Ở LỢN
RỪNG, NUÔI THEO HÌNH THỨC BÁN TỰ NHIÊN TẠI HUYỆN
TAM DƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60 62 50
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Thọ
Hµ néi - 2011
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực, chưa ñược công bố và sử dụng trong bất cứ công trình nghiên cứu bảo
vệ một học vị nào.
Tôi cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược cảm
ơn và các thông tin trích dẫn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn
Phạm Thị Lan
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thiện luận văn này tôi ñã nhận ñược sự hướng dẫn nhiệt tình
của thầy giáo hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Văn Thọ, cùng với những
ñóng góp quý báu của các thầy cô trong bộ môn kí sinh trùng - khoa Thú y
trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc tới sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Tôi cũng chân thành cảm ơn tới bốn hộ gia ñình chăn nuôi lợn rừng ở
huyện Tam Dương – Vĩnh Phúc ñã giúp ñỡ tôi nhiệt tình ñể tôi hoàn thành tốt
luận văn này.
Tôi cảm ơn nhà trường, các thầy cô giáo, bạn bè ñồng nghiệp và người
thân ñã tạo ñiều kiện ñộng viên giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu thực hiện ñề tài.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn
Phạm Thị Lan
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
LỤC MỤC……………………………………………………………………iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÍ HIỆU vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ viii
1. MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục ñích của ñề tài 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Một số giống lợn rừng trên thế giới 4
2.2.1. Lợn rừng ñại (lợn rừng “thần” hay lợn rậm lông) 5
2.3.2. Lợn rừng Tia trắng 5
2.3.3. Lợn rừng Tai dài 6
2.3.4. Lợn rừng Nhím 6
2.3.5. Lợn rừng Râu dài 6
2.3.6. Lợn rừng Indonesia 6
2.3.7. Lợn rừng Thái Lan 7
2.3.8. Lợn rừng Việt Nam 7
2.2. ðặc ñiểm sinh học của lợn rừng 8
2.3.1. ðặc ñiểm ngoại hình, sinh trưởng phát triển 8
2.3.2. Tập tính sống bầy ñàn 9
2.3.3. Tập tính ñối phó với kẻ thù 10
2.3.4. Tập tính kiếm ăn 10
2.3. Thức ăn trong chăn nuôi lợn rừng 11
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
iv
2.4. Tình hình chăn nuôi lợn rừng trên thế giới và Việt Nam 13
2.4.1. Trên thế giới…………………………………………………… 13
2.4.2. Ở Việt Nam………………………………………………………14
2.5. Nghiên cứu về kí sinh trùng ở lợn rừng 18
2.6.1. Trên thế giới 21
2.6.2. Ở Việt Nam 24
3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1. ðịa ñiểm nghiên cứu 29
3.1.1. ðặc ñiểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Tam Dương – tỉnh
Vĩnh Phúc 30
3.1.2. ðối tượng nghiên cứu 31
3.1.3. Nguyên liệu nghiên cứu 31
3.1.4. Dụng cụ, hóa chất 31
3.2. Nội dung nghiên cứu 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm 32
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu 32
3.3.2. Bố trí thí nghiệm 34
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
A. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ðÀN LỢN RỪNG NUÔI
BÁN TỰ NHIÊN TẠI MỘT SỐ TRANG TRẠI LỢN THUỘC HUYỆN
TAM DƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC 37
4.1. Cơ cấu ñàn lợn 37
4.2. Phương thức chăn nuôi 42
4.2.1. Chuồng trại nuôi lợn rừng 42
4.2.2. Thức ăn và phương thức cho ăn 43
4.3. Tình hình vệ sinh chăn nuôi trên lợn rừng 45
4.4. Tình hình dịch bệnh và vệ sinh phòng bệnh 47
4.4.1. Tình hình dịch bệnh 47
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
v
4.4.2. Vệ sinh phòng bệnh 49
B. THÀNH PHẦN LOÀI KÝ SINH TRÙNG Ở LỢN RỪNG NUÔI BÁN
TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRANG TRẠI NUÔI LỢN RỪNG Ở HUYỆN
TAM DƯƠNG – VĨNH PHÚC 50
4.5. Phát hiện kí sinh trùng trên lợn qua phương pháp mổ khám 50
4.5.1. Ngoại ký sinh trùng ở lợn rừng nuôi bán tự nhiên 51
4.5.2. Nội ký sinh trùng ở lợn rừng nuôi bán tự nhiên…………………52
4.6. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở lợn rừng nuôi bán tự nhiên 59
4.7. Công tác vệ sinh phòng bệnh cho lợn rừng 67
4.7.1. Vệ sinh nguồn nước 67
4.7.2. Vệ sinh thức ăn,nước uống 67
4.7.3. Vệ sinh chuồng trại 68
4.7.4. Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi 68
4.7.5. Vệ sinh phân, nước thải 69
5. KẾT LUẬN - ðỀ NGHỊ 70
5.1. Kết luận 70
5.2. ðề nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÍ HIỆU
F. buski Fasciolopsis burki
A. suum Ascaris suum
O. dentatum Oesophagotomum dentatum
T. suis Trichocephalus suis
M.elongatus Metastrongylus elongatus
M.pudendotectus Metastrongylus pudndotectus
M.salmi Metastrongylus salmi
T Trichinella
+ Có
- Không
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Cơ cấu ñàn lợn của trại 1 37
Bảng 4.2. Cơ cấu ñàn lợn của trại 2 38
Bảng 4.3. Cơ cấu ñàn lợn của trại 3 39
Bảng 4.4. Cơ cấu ñàn lợn của trại 4 40
Bảng 4.5. Phương thức nuôi lợn rừng 43
Bảng 4.6. Thức ăn trong chăn nuôi lợn rừng và phương thức cho ăn 44
Bảng 4.7. Theo dõi sử dụng phân, nước thải, nước uống 46
Bảng 4.8. Tình hình dịch bệnh ở ñàn lợn rừng nuôi bán tự nhiên qua
các năm 48
Bảng 4.9: Tình hình tiêm phòng vacxin cho ñàn lợn 50
Bảng 4.10. Tỉ lệ nhiễm giun sán trên lợn rừng ở trại 1 59
Bảng 4.11. Tỉ lệ nhiễm giun sán trên lợn rừng ở trại 2 61
Bảng 4.12. Tỉ lệ nhiễm giun sán trên lợn rừng ở trại 3…………………… 62
Bảng 4.13. Tỉ lệ nhiễm giun sán trên lợn rừng ở trại 4 63
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ
Biểu ñồ 4.1. Cơ cấu ñàn lợn rừng của trại 1 trong 3 năm (2008-2010) 38
Biểu ñồ 4.2: Cơ cấu ñàn lợn của trại 2 trong 3 năm (2008-2010) 39
Biểu ñồ 4.3. Cơ cấu ñàn lợn của trại 3 trong 3 năm (2008-2010) 40
Biểu ñồ 4.4. Cơ cấu ñàn lợn của trại 4 trong 3 năm (2008-2010) 41
Biểu ñồ 4.5. Tỉ lệ nhiễm giun sán trên lợn rừng ở trại 1 60
Biểu ñồ 4.6. Tỉ lệ nhiễm giun sán trên lợn rừng ở trại 2 61
Biểu ñồ 4.7. Tỉ lệ nhiễm giun sán trên lợn rừng ở trại 3 63
Biểu ñồ 4.8. Tỉ lệ nhiễm giun sán trên lợn rừng ở trại 4 64
DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ
Sơ ñồ 2.1. Vòng ñời phát triển của Sarcoptes scabiei suis 22
Sơ ñồ 2.2. Vòng ñời phát triển của ve Ve cứng – Ixodidae 23
Sơ ñồ 2.1. Vòng ñời phát triển của rận lợn 24
Sơ ñồ 2.3. Vòng ñời phát triển của sán lá ruột lợn – Fasciolopsis buski 25
Sơ ñồ 2.4. Vòng ñời phát triển của giun ñũa lợn - Ascaris suum 26
Sơ ñồ 2.5. Vòng ñời phát triển của giun kết hạt - Oesophagotomum
dentatum 27
Sơ ñồ 2.6. Vòng ñời phát triển của giun tóc lợn - Trichocephalus suis 28
Sơ ñồ 2.7. Vòng ñời phát triển của giun phổi lợn………………………… 29
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Hình thái cấu tạo của H.suis trưởng thành 51
Hình 4.2. Hình thái cấu tạo của F.buski trưởng thành 53
Hình 4.3. Hình thái, cấu tạo của A.suum trưởng thành 55
Hình 4.4. Cấu tạo của Oe.dentatum 56
Hình 4.5. Cấu tạo của T.suis 57
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
1
1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Lợn là loài ñộng vật nuôi ñiển hình. Hầu như tất cả các nước trên thế
giới ñều nuôi lợn. Lợn là một trong những loài vật nuôi cung cấp nguồn thịt
chủ yếu cho con người.
Người nông dân Việt Nam từ lâu ñã gắn bó với con lợn. Nuôi lợn là
tiền bỏ ống ñể dành “lấy công làm lãi”, bán lợn ñi thu nhập trang trải nợ nần,
chi phí trong gia ñình, góp phần không nhỏ vào các việc cần thiết trong gia ñình.
Trong mấy chục năm qua, công tác chọn lựa, lai tạo và phát triển ñàn
lợn ở Việt Nam ñã có nhiều thành tựu ñáng kể. Nhiều giống lợn ñã ñược tạo
ra nhằm cung cấp thực phẩm ngày càng cao. Lợn nuôi cũng như nhiều ñộng
vật nuôi khác ñược thuần dưỡng từ ñộng vật hoang dã. Nghiên cứu thuộc các
lĩnh vực khảo cổ, di truyền học… ñã cho thấy quá trình thuần hóa ñộng vật
hoang dã có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của nhiều
nền văn hóa trên thế giới và mối liên hệ giữa các tộc người.
Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, ñời sống người
dân ngày càng ñược nâng cao, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm trong chăn nuôi
ngày càng nhiều, ñặc biệt là các loại thịt ñặc sản quý hiếm. ðể ñáp ứng nhu
cầu của thị trường, các giống gia súc bản ñịa và hoang dã ñang ñược các nhà
chăn nuôi ñầu tư và khai thác những ñặc tính quý, một trong những ñộng vật
hoang dã ñược nhiều người Việt Nam ưa chuộng ñó là lợn rừng. Thuần hoá
lợn rừng, lai tạo với lợn nhà ñang ñược nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi
của nước ta nghiên cứu và ứng dụng.
Lợn rừng ñang ñược rất nhiều người chăn nuôi và người tiêu thụ ưa
chuộng do ñặc tính: thịt thơm ngon, ít mỡ, nhiều nạc, giá trị kinh tế cao, chi
phí thức ăn thấp, tỉ lệ sống cao và ít bệnh tật…
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
2
Với những ñặc tính ưu việt trên mà nghề nuôi lợn rừng ñang hấp dẫn
rất nhiều người. Nhưng ñể nuôi ñược lợn rừng cùng với vấn ñề kĩ thuật thì
vấn ñề bệnh tật cũng là yếu tố ñáng quan tâm. Vì vậy ñể nâng cao năng suất
và chất lượng của nghề nuôi lợn rừng thì việc kiểm soát vệ sinh dịch bệnh
trong ñó có bệnh kí sinh trùng ở lợn rừng cũng là vấn ñề cần phải lưu ý và chú
trọng của các cơ sở chăn nuôi lợn rừng hiện nay.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề
tài: “Tình hình chăn nuôi và nhiễm kí sinh trùng ở lợn rừng, nuôi theo
hình thức bán tự nhiên tại huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc và biện
pháp phòng trừ”
1.2. Mục ñích của ñề tài
- Xác ñịnh ñược tình hình chăn nuôi lợn rừng hiện nay tại huyện Tam
Dương – Vĩnh Phúc.
- Phát hiện ñược thành phần nội ngoại kí sinh trùng kí sinh trên lợn
rừng nuôi bán tự nhiên ở Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Kiểm soát và phát hiện bệnh kí sinh trùng trên lợn rừng hiện nay.
- ðề xuất biện pháp phòng và ñiều trị bệnh kí sinh trùng trên lợn rừng.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
* Ý nghĩa khoa học
Bước ñầu cung cấp những cơ sở lý luận về chăn nuôi lợn rừng và hệ kí
sinh trùng trên lợn rừng nuôi bán tự nhiên ở nước ta.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả ñánh giá tình hình chăn nuôi lợn rừng ở 4 trại thuộc huyện
Tam Dương – Vĩnh Phúc, giúp cho người chăn nuôi lợn rừng biết ñược thực
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
3
tế tình hình chăn nuôi của mình từ ñó có những biện pháp hữu hiệu ñể nâng
cao năng suất chăn nuôi.
- Kết quả nghiên cứu bệnh kí sinh trùng trên lợn rừng nuôi theo hình
thức bán tự nhiên làm cơ sở ñể phòng và trị bệnh kí sinh trùng trên lợn rừng.
- Là cơ sở ñể huyện, tỉnh ñề ra ñược chính sách cụ thể, nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn rừng
nói riêng, từ ñó phát triển nhân rộng nghề chăn nuôi lợn rừng trong toàn tỉnh,
nâng cao ñời sống của nhân dân.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số giống lợn rừng trên thế giới
Lợn rừng (Wild pig) vốn chính là thủy tổ của các giống lợn nhà hiện
nay. Từ 2500 năm trước, con người ñã có những hiểu biết và khai thác lợn
rừng. Theo tài liệu của nhiều nước thì lợn rừng ñược thuần hóa và bắt ñầu ñưa
vào hệ thống vật nuôi từ thế kỷ XVI.
Theo phân loại ñộng vật thì lợn rừng thuộc giới ñộng vật (Animalia),
ngành dây sống (Chordata), phân ngành có xương sống (Vertebrata), nhóm
ñộng vật có hàm (Gnathosomata), lớp có vú (Mamalia), phân lớp thú cao hay
thú có nhau (Eutheria), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ lợn (Sus), loài lợn
rừng (Sus Scrofa).
Lợn nhà (Sus domesticus) ñược thuần hóa từ lợn rừng (Sus scrofa).
Theo tài liệu trường ñại học University of Michichan Museum of Zoology
(2006), lợn rừng có tên khoa học là Sus scrofa. Lợn rừng bắt nguồn từ châu
Âu, châu Á và Bắc Phi; tuy nhiên, hiện nay, ñã có mặt nhiều nơi trên thế giới.
Chúng sống chủ yếu vùng núi, ẩm ướt. Tại các nước châu Âu có thể sống
vùng tuyết lạnh. Thân ñược phủ bằng một lớp lông thô, màu biến từ xám tối
tới màu nâu. ðầu và thân dài từ 0,9 ñến 1,8 m, nặng 50 ñến 350 kg, thậm chí
ñến 450 kg. Lợn cái có 6 ñôi vú.
Lợn rừng phân bố chủ yếu trên thế giới là ở các vùng Bắc Phi; châu
Âu, phía Nam Nga, Trung Quốc, vùng Trung ðông, Ấn ðộ, SriLanka,
Indonesia (Sumatin, Java, Sumbawa), ñảo Corse, Sardiaigue, những vùng sâu,
xa của Ai Cập và Sudan.
Tài liệu khác thì lợn rừng cũng ñược tìm thấy rất nhiều ở miền Tây Ấn
ðộ, Hoa Kỳ (California, Texas, Florida, Virginia, Hawai ) Australia, New
Zealand và các ñảo thuộc vùng biển Nam Thái Bình Dương, Võ Văn Sự
(2009).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
5
Theo nghiên cứu của Trung tâm hợp tác nghiên cứu Quốc tế phát triển
Nông nghiệp (Pháp) thì lợn rừng có tới 36 giống phân bố ở hầu khắp các lục
ñịa trên thế giới. Phổ biến nhất là các giống: Lợn rừng thần, lợn rừng lông
nhím, lợn rừng hươu, lợn rừng sông, lợn rừng lông dài, lợn rừng Ấn ðộ, lợn
rừng ria trắng châu Phi, lợn rừng Nam Mỹ, và ñược phân bố rất rộng, hầu
như trên khắp thế giới từ châu Âu, châu Á ñến châu Mỹ và châu Phi.
2.1.1. Lợn rừng ñại (lợn rừng “thần” hay lợn rậm lông)
Giống lợn rừng này có tầm vóc rất lớn, sống chủ yếu ở các vùng rừng
rậm, ẩm thấp thuộc châu Phi và châu Âu.
Giống lợn rừng này có chiều dài thân thường là 1,4 – 1,5m, trọng lượng
ñạt từ 100-300kg. Một số con có thể phát triển tối ña sẽ có ñược chiều dài
thân tới 1,8m, nặng 400 – 500kg. Vì vậy chúng ñược gọi là lợn rừng “thần”.
Giống lợn rừng này ñầu to, chân dài, miệng to, mũi rộng. Lợn rừng ñực
thường có khối lượng lớn hơn lợn rừng cái và kết ñôi với nhau suốt ñời tuy
vẫn sống chung trong bầy ñàn nhỏ khoảng 10 – 12 con. Con cái mang thai 4-
5 tháng mỗi lần ñẻ ñược 1 ñến 8 con.
Nhiều nhà khoa học thống nhất với giả thuyết cho rằng ñặc ñiểm rậm
lông, lông dài và che phủ kín thân, kể cả khả năng sinh trưởng tột bậc thành
lợn khổng lồ cũng là những ñặc ñiểm ñược chọn lọc tự nhiên giữ lại cho
chúng nhằm giúp chúng thích nghi với ñiều kiện sống của vùng.
2.1.2. Lợn rừng ria trắng
Giống lợn rừng này thường gặp ở châu Phi, Malaysia, Sumatra, Thái
Lan… Giống lợn rừng này tuy không to lớn và to nặng như lợn rừng “thần”
nhưng chúng cũng có thể phát triển tối ña tới 100 – 120kg, cao 60 -70cm, dài
1,5m. Con ñực thường cao lớn hơn con cái, răng nanh dài và cong hơn.
Giống này thường có màu lông nâu nhạt, da ñen, ñặc biệt là hai bên
mép có ria màu trắng ngà mọc dài. Chúng có tai nhỏ, mặt có u lồi gần mắt,
mắt nhỏ, ñuôi dài, cuối ñuôi có túm lông nhỏ, vai nhô cao hơn mông, chân dài
và nhanh nhẹn. Giống lợn rừng này cũng chưa ñược thuần hóa và nuôi dưỡng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
6
2.1.3. Lợn rừng tai dài
Giống lợn rừng này thường gặp ở Nhật Bản, Hàn Quốc. Chúng có bộ
lông mềm, dài, màu vàng, phần vùng mi dưới, má và sườn có lông rất dài màu
trắng tinh, không có lông bờm. ðầu nhỏ, mắt nhỏ, tai ñặc biệt dài, mõm tai có
lông dài rủ xuống, không có răng nanh, lông màu trắng, mõm trắng.
Thân của lợn Tai dài hơi tròn bởi chiều dài thân chỉ từ 1-1,3m, nặng
40-60kg. Chúng sống theo bầy ñàn nhỏ 10 - 20 con, có vùng phân bố rộng.
2.1.4. Lợn rừng lông nhím
Giống lợn này thường gặp ở vùng Trung ðông, Anh, Nga, Hà Lan,
ðức, ðan Mạch, Thụy Sỹ…
Chúng có bộ lông rậm, dài, cứng mọc tua tủa như lông nhím. Lông màu
ñen hoa râm. Phần dưới má có vệt lông dài viền trắng. Vệt lông trắng còn kéo
dài từ cổ lên ñến bờm. Mặt ngắn, chân nhỏ nhưng nhanh nhẹn, ñuôi ngắn, tai
nhỏ, mắt nhỏ. Trọng lượng con trưởng thành khoảng 35 – 50kg.
2.1.5. Lợn rừng râu dài
Lợn rừng râu dài có tầm vóc tương ñối lớn, dài thân ñạt 1,4 – 1,7m.
Thân hình hẹp, thon, phần ñầu dài, da màu ñen nhạt, cuống ñuôi có túm lông.
Chân cao, mắt nhỏ, tai nhỏ và dựng ñứng. ðiều ñặc biệt là giống lợn này có
phần lông quanh mõm rất dài mặc dù các phần còn lại của cơ thể lông lại
ngắn và cứng.
Lợn rừng cái mang thai 4 tháng, ñẻ rất ít, chỉ từ 2 – 4 con, thời gian nuôi con
kéo dài 1 năm. Giống lợn này hiện ñược tìm thấy ở ðan Mạch, Thụy Sỹ, Ba Lan…
2.1.6. Lợn rừng Indonesia
Giống lợn rừng này chỉ có ñộ dài thân 90 -110cm, cân nặng 30 – 40kg.
Vì có khả năng bơi rất giỏi nên chúng thường thích sống ở vùng ven biển, hồ
và ñầm lầy.
Lợn rừng Indonesia sinh sống thành từng bầy ñàn nhỏ, con ñực có
nhiệm vụ bảo vệ ñàn và ñào bới ñất ñể kiếm thức ăn là các củ thực vật và ấu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
7
trùng dưới ñất cho con cái và con con. Lợn rừng cái mang thai từ 125 – 150
ngày, mỗi lứa chỉ ñẻ ñược 2 con.
2.1.7. Lợn rừng Thái Lan
ðây là giống lợn rừng thường gặp nhất. Chúng ñược phân bố rộng khắp
thế giới gồm châu Âu, châu Phi và nhiều nhất là ở châu Á. Lợn rừng Thái Lan
là nguồn gốc của lợn nhà ñược thuần hóa nhiều ñời nay và chúng cũng là
giống lợn rừng thuần ñược nuôi dưỡng phổ biến hiện nay ở nhiều nước, kể cả
ở Thái Lan và Việt Nam.
Những con lợn thuộc nhóm này có hình dáng thon, ñộ dài cơ thể
khoảng 1,3m. Căn cứ vào ngoại hình thì giống này có hai dòng phổ biến là
dòng lợn rừng mặt dài và dòng lợn rừng mặt ngắn.
* Dòng lợn rừng mặt dài:
+ Lợn có mặt dài, trán hẹp, tai nhỏ, phần vuốt mõm nhọn hẳn ra.
Dáng cao, chân dài, thân mỏng hơn nhưng da dày hơn so với lợn mặt ngắn.
Thân phần lưng hơi cong. Lông dài và nhám, màu ñen nhạt ngả trắng.
+ Lợn mặt dài cho sức sản suất, thịt, da kém hơn nhưng sức ñề kháng
chịu dựng gian khổ tốt hơn dòng lợn mặt ngắn.
* Dòng lợn rừng mặt ngắn:
+ Lợn có mặt ngắn, lông ngắn, mượt hơn và có màu ñen sậm. Lông
bờm vẫn ñậm màu hơn nhưng chỉ cao hơn các phần lông khác chứ không
dựng cao lên hẳn như dòng lợn mặt dài.
+ Lợn mặt ngắn có dáng thấp, da mỏng hơn lợn mặt dài. Thân hình
béo, tròn, phần lưng thẳng, tai to, trán rộng, khả năng sinh trưởng mạnh hơn
nhưng sức ñề kháng kém hơn dòng lợn mặt dài.
2.1.8. Lợn rừng Việt Nam
Việt Nam cũng như ở các nước trong khu vực hiện nay lợn rừng khá phong
phú về chủng loại. Lợn rừng thuần chủ yếu là lợn rừng thường, gồm các loại:
- Lợn rừng thuần mặt dài
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
8
- Lợn rừng thuần mặt ngắn
- Lợn rừng lai giữa giống lợn rừng thuần mặt dài và giống thuần mặt
ngắn. Giống này vừa khắc phục ñược tốc ñộ sinh trưởng chậm của lợn mặt dài
và khả năng ñề kháng không cao của lợn mặt ngắn.
- Lợn rừng thuần lai với các giống lợn ñịa phương như lợn Mẹo, lợn Ba
Xuyên… ðặc biệt là giống lợn Sóc của ñồng bào H
’
Mông thường nuôi thả
rông ở vùng núi Kỳ Sơn, Quỳ Châu (Nghệ An) và còn ñược nuôi ở Lào Cai,
Yên Bái ñều có ñặc ñiểm ngoại hình và nhiều ñặc ñiểm sinh học rất giống với
lợn rừng nên dễ tiến hành ghép ñôi giao phối và thụ thai hiệu quả.
2.2. ðặc ñiểm sinh học của lợn rừng
2.2.1. ðặc ñiểm ngoại hình, sinh trưởng phát triển
Lợn rừng phân bố trên phạm vi rất rộng trên thế giới, với ñiều kiện
sống rất khác nhau (khí hậu, thức ăn …) nên tuy cùng gọi là lợn rừng, nhưng
chúng có sự khác biệt về màu sắc lông, ñộ to nhỏ, sức lớn, sức sinh sản…
Lợn rừng Châu Âu có tầm vóc khá hơn lợn rừng Châu Á, có con nặng
tới 200-300kg, cao 90-100cm, thân dài 150-160cm. Còn lợn rừng Châu Á
thường nặng 100-150kg, thân dài 120-140cm. Cả hai loại lợn rừng Châu Âu
và Châu Á phần lớn có màu da lông ñen hoặc nâu xám (khi ñã trưởng thành);
lông da khô; lông gáy dài và cứng. Lợn ñực khi trưởng thành có răng nanh rất
phát triển. Răng nanh hình tam giác, màu trắng ngà, ñầu răng nanh nhọn, cong
vểnh lên ở hai bên mép.
Lợn rừng khi mới sinh ra hầu hết có màu lông nâu vàng và có những
sọc vàng, hoặc trắng vàng dọc hai bên sườn và lưng. Các vệt sọc này mất dần
khi lợn ñạt từ 12kg/con trở lên và mất hẳn khi 17-18kg/con. ðiều ñặc biệt ở
lợn rừng là vị trí lỗ chân lông. Cứ 3 lỗ chân lông lại mọc chụm lại vào một
chỗ như khóm lúa. Khi cạo lông ñi, chúng xuất hiện rất rõ, ñây là ñặc ñiểm
phân biệt rõ nhất với lợn nhà. Lợn rừng thường có 8 – 10 vú, hiếm thấy có lợn
trên 12 vú. Và cũng như lợn nhà, lợn rừng cái 6 – 7 tháng tuổi ñã bắt ñầu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
9
ñộng dục. ðộng dục của lợn rừng cái âm thầm hơn lợn nhà. Quá trình ñộng
dục diễn ra 3 – 4 ngày và nếu không ñược phối giống thì 20 – 22 ngày sau lại
xuất hiện lần ñộng dục mới (giống như lợn nhà). Thời gian mang thai cũng
tương tự như lợn nhà: 112 – 116 ngày. Gần tới ngày ñẻ, lợn có thai thường tự
tìm hoặc tự tạo ra hang hốc và kiếm lá cây cỏ khô, cây khô… ñể làm ổ ñẻ.
Do sống hoang dã mà lợn rừng có tốc ñộ lớn chậm, 1 năm tuổi chỉ nặng
30-40kg. Lợn rừng có số con ñẻ ra ít từ 5-8con/lứa. Lợn sơ sinh nhỏ, lợn con
thường ñược lợn mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc tới khi lợn mẹ mang thai lần kế
tiếp, có thể kéo dài tới 3-4 tháng. Do vậy lợn rừng ñẻ 1,2-1,3 lứa/năm.
2.2.2. Tập tính sống bầy ñàn
Theo ðỗ Kim Tuyên và cộng sự (2007), trong thiên nhiên, lợn rừng
thường thích sống thành bầy ñàn, ñàn nhỏ gồm 5-6 con, bầy ñàn lớn gồm 5-
10 con. Trong một ñàn có thể chung sống với nhau nhiều thế hệ. Tuy nhiên,
lợn ñực sống chung ñàn thường chỉ tập trung nhiều trong mùa phối giống.
Lợn rừng có khoảng 10 kiểu kêu ñể liên lạc trong bầy báo hiệu về nguồn thức
ăn, tình hình lãnh thổ, kẻ thù, tìm bạn tình, tìm con, tìm mẹ…
Những con ñực to khỏe, khả năng tự vệ và kiếm ăn tốt thì thường tách
ñàn sống một mình thì gọi là lợn ñộc.
Theo Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Khắc Tích (2008), Lợn ñực thường
ưa sống một mình. Mỗi con ñực ở tuổi trưởng thành thường có một “lãnh ñịa”
riêng. Còn lợn cái thường sống thành từng ñàn chừng 20-30 con. ðến khi lợn
cái ñộng dục thì lợn ñực mới tìm ñến ñàn nái ñể giao phối.
Mặt khác sự cọ sát còn ñể cảm nhận sự giống nhau về mùi, hơi quen
của ñàn và phân biệt với kẻ lạ xâm nhập vào bầy. Lợn rừng cũng có sự giao
tranh giữa các con ñực ñể bảo vệ lãnh thổ và giành quyền giao phối với con
cái.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
10
2.2.3. Tập tính ñối phó với kẻ thù
Lợn rừng là loài ñộng vật nhanh nhẹn, chúng có khứu giác nhạy bén,
loại vũ khí mà chọn lọc tự nhiên ñã giữ lại ñể ñảm bảo an toàn cho chúng khi
kiếm ăn trong rừng.
Khi nghe hoặc cảm nhận ñược sự nguy hiểm, lập tức chúng ra hiệu cho
nhau im lặng ñể kẻ thù không phát hiện ra mà bỏ ñi. Trường hợp kẻ thù ñến
ñược gần nơi ẩn nấp, chúng cùng nhau kêu thật to ñể uy hiếp kẻ thù và chạy
thật nhanh vào rừng sâu. Khi cảm thấy an toàn, chúng lại cùng nhau ñứng lại,
dũi ñất kiếm ăn bình thường.
Khi phải ñối phó với kẻ thù, chúng thường dựng ñứng lông bờm, ngẩng
cao ñầu, giơ nanh ñể dọa nạt kẻ thù. Khả năng chạy của lợn rừng rất tốt. Lợn
rừng không sợ nước và bơi khá giỏi.
ðể tránh các bệnh ngoài da, sự khó chịu bởi nóng và sự tấn công của
ve, ruồi, muỗi chích ñốt, lợn rừng duy trì tập tính thích nghi ngâm mình trong
bùn lầy.
Bình thường lợn rừng không phải là loài ñộng vật hung dữ như hổ, báo,
sư tử, trước nguy hiểm chúng thường im lặng ñể nghi binh kẻ thù, không
ñược thì tháo chạy chứ ít khi chúng tấn công ngay. Song khi cùng ñường hoặc
bị thương ñau ñớn làm chúng tức giận thì chúng trở thành con vật khá hung dữ.
Nắm bắt ñược các tập tính này, trong khi thuần dưỡng lợn rừng, người
chăn nuôi nên tạo môi trường tự nhiên và tiếp xúc, làm quen từ từ ñể tránh lợn
rừng bị kích ñộng ñột ngột.
2.2.4. Tập tính kiếm ăn
Lợn rừng vốn là loài ñộng vật hoang dã sống trong rừng và tự ñi tìm
kiếm thức ăn, nước uống. Hơn nữa do ñặc ñiểm của giống loài cộng với cuộc
sống hoang dã qua nhiều thế hệ ñã tạo cho lợn rừng có cấu tạo hình dáng bên
ngoài rất thích hợp với việc tìm kiếm, ñào bới thức ăn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
11
Lợn rừng là loài ñộng vật ăn tạp. Chúng ăn các loại rau cỏ, hoa quả rơi
rụng xuống ñất, củ rễ, thực vật, nấm, khoai, măng, ngô, dứa, lạc, các loại cỏ
ñến các thức ăn như: mối, rắn, chuột, kiến, gián, dế….và cả vô số con vật
khác mà nó kiếm ñược. Thậm chí xác cây, xác ñộng vật chưa thối rữa hết lợn
rừng cũng ăn và tiêu hóa bình thường. ðối với lợn rừng châu Âu thì món ăn
ưa thích của chúng là những quả sồi rụng, hạt mai châu và quả bồ ñào nên
người ta thường săn ñược chúng ở những rừng sồi sai quả (Nguyễn Lân
Hùng, 2006).
Lợn rừng thường hay kiếm ăn vào ban ñêm ñể tránh kẻ thù, nếu khu
vực chúng sống có nhiều thức ăn thì chúng kiếm ăn trong khu vực khoảng
10m. Nếu thức ăn bị cạnh tranh nhiều bởi các loài ñộng vật khác thì chúng có
thể ñi kiếm ăn trong vòng bán kính 50-80m nhưng không có tập tính di cư.
Chúng có thể di chuyển bằng nhiều hình thức vận ñộng như ñi chậm, ñi nước
kiệu, phi nước ñại và bơi.
Lợn rừng có tập tính tham ăn, thích tranh ăn, thích ñi kiếm ăn vào sáng
sớm, chạng vạng tối và ban ñêm còn ban ngày chúng thường ẩn nấp vào rừng
rậm hoặc những nơi yên tĩnh, kín ñáo.
2.3. Thức ăn trong chăn nuôi lợn rừng
Theo Nguyễn Lân Hùng (2006), thức ăn ñược xem như là yếu tố quan
trọng nhất trong chăn nuôi lợn rừng vì nếu không thì thịt lợn rừng sẽ nhanh
chóng giống thịt lợn nhà và như vậy sẽ mất ñi khả năng cạnh tranh ưu thế trên
thị trường. Hơn thế, thức ăn không tốt, không ñúng và phù hợp với từng giai
ñoạn sinh trưởng sẽ ảnh hưởng ñến khả năng sinh trưởng, phát dục và các khả
năng sản xuất khác làm chăn nuôi thua lỗ kém hiệu quả
Lợn rừng vốn là loài vật sống hoang dã trong rừng và tự ñi kiếm ăn,
nước uống. Hơn nữa do ñặc ñiểm của giống loài cộng với cuộc sống hoang dã
qua nhiều thế hệ ñã tạo cho lợn rừng có cấu tạo về hình dáng bên ngoài rất
thích hợp với việc tìm kiếm, ñào bới thức ăn. Chúng có mõm dài, chân cao,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
12
chắc khỏe, da dày, bụng gọn, răng cứng và khỏe….ngoài ra, lợn rừng có dạ
dày và hệ thống tiêu hóa “cực kỳ tốt” nên nó có thể ăn ñược nhiều loại thức
ăn. Với nền thức ăn như vậy và ñôi khi cũng ñược bổ sung thêm một số thức
ăn nhưng nói chung, lợn rừng lớn chậm. Lợn nái ñẻ lứa thưa và số con mỗi
lứa ít. Tuy nhiên chất lượng thịt của chúng lại ngon.
Theo Võ Văn Sự (2009), Nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn tinh: Trang
trại Khánh gia (Bình phước) trong giai ñoạn ban ñầu (trước 2007) cũng chỉ
dùng ñến thức ăn thô (sắn, cỏ), nhưng sau ñó nhận thấy không ñảm bảo sức
khoẻ cho lợn và việc cung ứng một khoản thức ăn thô là khó, nên ñã dùng
thức ăn tinh kết hợp với thức ăn thô theo mùa vụ ñể thay thế. ðứng về hàm
lượng dinh dưỡng mà nói, thức ăn tinh chiếm ñến 70-80%.
Lợn rừng ñược xem là một loại lợn "ăn cỏ" và chính ñiều này là lợi thế
của việc chăn nuôi lợn rừng, vì sẽ giảm chi phí thức ăn và hướng tới kiểu
chăn nuôi hữu cơ (organic farming) – là thức ăn gồm các loại thức ăn nguyên
thủy, không chế biến, pha chế. Thế giới ñang hướng tới kiểu chăn nuôi này.
Và thực khách Việt Nam cũng rất hâm mộ các loại thịt có từ vật nuôi ñược
nuôi bằng các thứ cỏ lá – củ quả. Miền núi và vùng trung du có lợi thế về
nguồn thức ăn cây – củ – quả.
Qua thực tế các trang trại ñã nuôi lợn rừng ở trong và ngoài nước ta
thấy: Thức ăn nuôi lợn rừng rất phong phú, dễ kiếm, giá thành rẻ và chủ yếu
là các loại thân, lá, củ, quả…. sẵn có trong tự nhiên. Hầu hết các trang trại
nuôi lợn rừng ñều trồng chuối, trồng cỏ, sản xuất rau muống, rau lang, lá
sắn…ñể có thức ăn thô xanh quanh năm cho lợn rừng.
ðể lợn rừng có thể lớn nhanh hơn, sinh ñẻ tốt hơn người ta ñã tập cho
lợn rừng làm quen với các loại thức ăn ít chất xơ như bột tấm gạo, cám, bột
ngô, bột ñậu tương, ñậu mèo, củ khoai lang, cơm và thức ăn thừa…ñược nấu
lên rồi trộn với rau, bèo, thân, lá ñể cho lợn ăn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
13
Tổng kết từ các trang trại nuôi lợn rừng thấy: thức ăn giành cho lợn
rừng nuôi từ khi sơ sinh cho ñến khi ñạt thương phẩm chỉ bằng 1/5 lượng thức
ăn cho lợn nhà. Mỗi ngày lợn rừng trưởng thành trung bình 0,5 - 1kg thức ăn
tinh/ngày, 2 kg thức ăn thô xanh/ngày.
- Nhóm thức ăn thô xanh trong chăn nuôi lợn rừng không giống như
nuôi lợn công nghiệp, trong nuôi dưỡng lợn rừng, thức ăn xanh là rất quan
trọng bởi chúng phù hợp với khẩu vị, mức tiêu hóa và tập tính ăn uống của
lợn rừng. Nếu khẩu phần ăn của lợn rừng chỉ có thức ăn tinh, lợn sẽ kém ăn
do không phù hợp, dẫn ñến chất lượng thịt sẽ giảm sút. ðồng thời với khẩu
phần ăn như vậy giá thành lợn rừng sẽ cao và sức tiêu thụ sẽ giảm và nghề
chăn nuôi lợn rừng sẽ không còn là nghề hấp dẫn nữa.
Hầu hết các loại thức ăn thô xanh trong chăn nuôi nói chung ñều có thể
cho lợn rừng ăn các loại bèo, cây ngô non, các loại cỏ chăn nuôi, bí ñao, bí
ñỏ, sắn, khoai…. Và một số phụ phẩm công, nông nghiệp thông thường khác
như cây lang sau khi thu củ, ngọn lá sắn, quả giả ñiều, vỏ và thịt quả cà phê,
vỏ các loại trái cây là phụ phẩm trong công nghiệp sấy khô hoa quả.
- Thức ăn bổ sung: là nhóm thức ăn ñược chế biến ñơn giản từ bột các
loại ngũ cốc, các loại khô dầu, các loại phụ phẩm của công nghệ giết mổ gia
súc, gia cầm như bột xương, bột máu, bột thịt xương, bột dầu cá, ñầu tôm…
và cả các loại thức ăn giàu ñạm có thể sản xuất ngay tại trang trại lợn rừng
như bột giun, bột côn trùng, Võ Văn Sự (2007).
2.5. Tình hình chăn nuôi lợn rừng trên thế giới và Việt Nam
2.5.1. Trên thế giới
Ngày nay lợn rừng ñã ñược nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới
như Pháp (hiện có 800 trang trại chuyên nuôi lợn rừng), Ba Lan, Thái Lan,
Canada, Anh, Trung Quốc, ðức, ấn ðộ, Braxin, Mexico, Tây Ban Nha, Italia,
ðan Mạch, Nhật Bản, Nga, Nepan, Angeri, Indonesia, và Việt Nam.
Ở Thái Lan, theo KVISNA KEO SƯA UM và PHIRA KRAI XENG
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
14
XRI (2005?) (Thái Lan) thì việc nuôi lợn rừng xảy ra tự phát ở Thái Lan từ
10 năm trước ñây và không bị cấm ñoán do lợn rừng không thuộc loại ñối
tượng bị cấm. Hơn nữa lợn rừng cũng dễ nuôi và ít bệnh, thịt ít mỡ, thơm,
việc thuần hóa cũng bắt ñầu từ những nông dân vùng gần biên giới Thái –
Miến ðiện. Ở Thái Lan, không có một tài liệu nào thống kê có bao nhiêu
trang trại lợn rừng. Một số trại nuôi lợn rừng là: trại Bán Bưng (tỉnh Sôn Buri-
vùng ðông Bắc Thái Lan), trại lợn rừng “Bò Thong” (huyện Bò Thong) – trại
lợn rừng lớn nhất Thái Lan, trại Nunthaphisan với số lượng 200 con, Trại
Inter (Số 50 ấp 8 xã Văng Ta Cu, huyện Châu Thành, tỉnh Nakhon Pa Thổm).
Trại lợn rừng Lăm Diêng. Cục Kiểm Lâm cũng xây dựng trại ñể nhân giống
cho dân.
Tại một số nơi tại Bắt Tam Bong và Kô Kông (Campuchia) cũng nuôi
lợn rừng. Theo Tổ chức Lợn Hoang của Anh (2006), tại một số trang trại
nước này có nuôi lợn ñực rừng theo kiểu thả rông hoặc kiểu thâm canh (ñược
gọi với tên là: ‘brown-dirt’ ‘farming’, production systems).
Ở Hungari người ta cho lai lợn rừng với lợn nhà (lợn ñịa phương lông
dài) sinh ra những con lai chân chắc, khá cao… Một thí nghiệm về lai lợn
rừng với lợn nhà của nước này cho biết, khi lai lợn rừng với Landrace 4 ñời,
sau ñó quay trở lại lợn ñực Landrace cho ñến ñời 5 thì nhận thấy: hiệu quả ưu
thế lai cao.
Ở Phần Lan, nuôi lợn rừng ñã bắt ñầu từ những năm 1980 và bây giờ có
hơn 100 trang trại và hơn 2000 lợn rừng ở các vùng khác nhau của ñất nước.
Loài lợn rừng Sus scrofa Linnaeus hiện ñang sống ở nhiều nơi trên thế
giới, bao gồm phần lớn lãnh thổ Châu Âu, Châu Á và Bắc Phi, chúng bao
gồm 27 loài phụ. Giống lợn nhà của Châu Á và Châu Âu ñược thuần dưỡng
ñộc lập từ 2 loài phụ khác nhau, một số lợn rừng ở Châu Á ñã ñược thuần hóa
từ 6000-9000 năm trước.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………….
15
2.5.2. Ở Việt Nam
Lợn rừng – một loài lợn hoang dã ñã và ñang ñược nuôi tại một số
nước như Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Lào và Việt Nam. Tại nước ta,
chăn nuôi lợn rừng nhen nhóm từ năm 2002 và bùng phát từ năm 2005. Hiện
nay có ít nhất 20 trang trại nuôi lợn rừng.
Sự phát triển nhanh chóng ñó xuất phát từ một thực tế là thịt lợn rừng
khá ngon, với lượng mỡ thấp, và ñặc biệt là có hương vị “núi rừng”, Võ Văn
Sự và cộng sự (2009)
Là ñộng vật hoang dã mới ñược thuần hóa nên thịt lợn rừng ñược bán
với giá rất ñắt. Chăn nuôi lợn rừng ñang là một hướng ñi mới có nhiều tiềm năng.
ðàn lợn và kỹ thuật nuôi lợn rừng của Việt Nam xuất phát từ Thái Lan.
Nghề chăn nuôi lợn rừng mới chỉ bắt ñầu lan rộng ở nước ta ñầu năm 2006,
con giống ñược Nhà nước cho phép nhập từ Thái Lan. Hiện nay, thịt lợn rừng
vốn ñược xem là ñặc sản, rất ñược mọi người ưa chuộng vì thịt lợn rừng săn
chắc nhờ vận ñộng liên tục. Lợn rừng ñược hấp thụ những chất bổ dưỡng từ
nguồn thức ăn là cây cỏ tự nhiên nên thịt lợn rừng rất nhiều nạc nhưng rất
mềm, ít mỡ, lớp da dầy nhưng rất giòn, không cứng như thịt lợn nhà. Thịt lợn
rừng rất ngon, thơm, hàm lượng cholesteron thấp, người tiêu dùng rất ưa
chuộng nên không chỉ ở Việt Nam mà nhu cầu xuất khẩu ñi các thị trường lớn
trên thế giới cũng rất lớn.
Nuôi lợn rừng rất dễ, chi phí ñầu tư thấp, chuồng trại ñơn giản, chi phí
thức ăn thấp, dễ nuôi, tỷ lệ sống cao, ít tốn tiền thuốc vì lợn rất ít bị mắc bệnh,
sức chịu ñựng cao. Nguồn thức ăn cho lợn rừng rất dễ kiếm, có thể tận dụng
hay mua giá rẻ các loại rau, củ, quả hoặc cắt cỏ cho chúng ăn… nên thu hồi
vốn nhanh, lợi nhuận cao.
ðến nay cả nước hiện có trên 200 trang trại chăn nuôi lợn rừng với quy
mô lớn và hàng nghìn hộ chăn nuôi với số lượng ít. Theo thống kê của báo
vietbao.vn, tính riêng miền Nam hiện có 3 công ty ñang kinh doanh con giống