Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của virus viêm gan vịt cường độc lưu hành trên đàn vịt tại một số tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI










NGUYỄN THỊ HẰNG




PHÂN LẬP VÀ XÁC ðỊNH MỘT SỐ ðẶC TÍNH SINH HỌC CỦA
VIRUS VIÊM GAN VỊT CƯỜNG ðỘC LƯU HÀNH TRÊN ðÀN VỊT
TẠI MỘT SỐ TỈNH THUỘC ðỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành : THÚ Y
Mã số : 60.62.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN BÁ HIÊN







HÀ NỘI - 2011

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
trung thực, do chính tôi thực hiện và chưa từng ñược công bố hay bảo vệ trong
một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà nội, ngày 25 tháng 08 năm 2011
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hằng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
ii

LỜI CẢM ƠN!

Trong suốt thời gian học tập và thực hiện ñề tài luận văn tại Khoa Thú y

trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, tôi ñã nhận ñược sự dạy bảo ân cần ñầy
trách nhiệm của các thầy, cô giáo trong trường, Viện ñào tạo sau ñại học và ñặc
biệt là các thầy, các cô trong Khoa Thú y, Bộ môn Vi sinh vật- Truyền nhiễm
trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
các thầy, các cô.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Bá
Hiên là người ñã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi ñiều kiện tốt nhất cho
tôi hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này.
Với tất cả lòng biết ơn tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia ñình, cơ quan và các
bạn ñồng nghiệp, ñã ñộng viên tạo mọi ñiều kiện, giúp ñỡ tôi trong quá trình
thực hiện ñề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2011
Học viên



Nguyễn Thị Hằng



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình viii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích của ñề tài 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Bệnh viêm gan vịt do virus (Duck Hepatitis) 3
2.2 Một số ñặc tính sinh học của virus viêm gan vịt 15
2.3 Miễn dịch chống virus viêm gan vịt 23
2.3.1 Miễn dịch thụ ñộng 24
2.3.2 Miễn dịch chủ ñộng 25
3 NỘI DUNG - NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 Nội dung nghiên cứu 27
3.2 Nguyên liệu nghiên cứu 27
3.3 Phương pháp nghiên cứu 29
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
4.1 Kết quả phân lập virus viêm gan vịt cường ñộc 41
4.1.1 Kết quả phân lập virus trên phôi vịt 41
4.1.2 Kết quả phân lập virus trên vịt 49
4.2 Kết quả giám ñịnh virus viêm gan vịt bằng kĩ thuật RT-PCR 55
4.3 Kết quả khảo sát một số ñặc tính sinh học của chủng virus cường ñộc
viêm gan vịt phân lập ñược 57

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iv

4.3.1 Kết quả xác ñịnh một số ñặc tính sinh học của chủng virus cường ñộc
viêm gan vịt phân lập ñược trên phôi vịt 57
4.2.2 Kết quả xác ñịnh một số ñặc tính sinh học của chủng virus cường ñộc

viêm gan vịt phân lập ñược trên vịt 63
4.4 Kết quả xác ñịnh tính tương ñồng kháng nguyên giữa chủng virus cường
ñộc viêm gan vịt phân lập ñược và virus vacxin nhược ñộc viêm gan vịt
chủng DH – EG – 2000 thông qua phản ứng trung hòa 66
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 69
5.1 Kết luận 69
5.2 ðề nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH - HðH : Công nghiệp hóa – Hiện ñại hóa
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DPV : Duck Picornavirus
DHV : Duck Hepatitis Virus
DNA

: Axit Deoxyribonucleic
RNA : Axit Ribonucleic
OIE Office International Epizooties
GDP Gross Dometic Product
PCR
: Polymerase Chain Reaction
RT-
PCR
: Revese Transcription - Polymerase Chain Reaction

ELD
50

: Embryo Lethal Dosis 50 Percent

EID
50
: Embryo Infective Dosis 50 Percent
LD
50
: Lethal Dosis 50 Percent
EDTA
: Ethylen Dimine Tetra Acetic Acid
dNTP
: Deoxy Nucleotide Triphosphate
NXB Nhà xuất bản
X-gal

: 5-bromo-4-chloro-3-indolyl-beta-D-galactopyranoside
Taq polymerase
: Thermus aquaticus polymerase
TAE
: Tris Acetic acid EDTA
cs
: cộng sự
Pp Pages
Tr : trang






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Các ñoạn mồi sử dụng trong phản ứng RT-PCR 34
4.1 Kết quả phân lập virus gây bệnh viêm gan vịt trên phôi vịt 43
4.2 Kết quả kiểm tra bệnh tích ñại thể của phôi vịt phân lập virus 46
4.3 Kết quả phân lập virus cường ñộc viêm gan vịt trên vịt con 50
4.4 Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của vịt con khi phân lập virus
trên vịt con 52
4.5 Kết quả kiểm tra bệnh tích ñại thể ở vịt con khi phân lập virus trên vịt con 53
4.6 Kết quả xác ñịnh liều gây chết 50% phôi vịt (ELD
50
) của chủng virus
viêm gan vịt cường ñộc mẫu Navet- V- NC. 57
4.7 Kết quả xác ñịnh liều gây chết 50% phôi vịt (ELD
50
) của chủng virus
viêm gan vịt cường ñộc mẫu Navet- V- ðT 58
4.8 Kết quả xác ñịnh liều gây chết 50% phôi vịt (ELD
50
) của chủng virus
viêm gan vịt cường ñộc mẫu Navet- V- AG 59
4 .9 Kết quả xác ñịnh liều gây nhiễm 50% phôi vịt (EID50) của chủng
virus viêm gan vịt cường ñộc mẫu Navet- V- NC 60

4.10 Kết quả xác ñịnh liều gây nhiễm 50% phôi vịt (EID
50
) của chủng virus
viêm gan vịt cường ñộc mẫu Navet- V- ðT 61
4.11 Kết quả xác ñịnh liều gây nhiễm 50% phôi vịt (EID
50
) của chủng virus
viêm gan vịt cường ñộc mẫu Navet- V- AG 62
4 .12 Kết quả xác ñịnh liều gây chết 50% vịt con (LD
50
) của chủng virus
viêm gan vịt cường ñộc mẫu Navet- V- NC 63
4.13 Kết quả xác ñịnh liều gây chết 50% vịt con (LD
50
) của chủng virus
viêm gan vịt cường ñộc mẫu Navet- V- ðT 64

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vii

4.14 Kết quả xác ñịnh liều gây chết 50% vịt con (LD
50
) của chủng virus
viêm gan vịt cường ñộc mẫu Navet- V- AG 65
4.15 Kết quả phản ứng trung hòa trên phôi vịt với mẫu Navet- V- NC 66
4.16 Kết quả phản ứng trung hòa trên phôi vịt với mẫu Navet- V- ðT và
Navet-V-AG 67


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang

2.1 Hình thái cấu trúc virus viêm gan vịt 15
2.2 Cấu trúc không gian của picornavirus 17
2.3 Sơ ñồ hệ gen và chuỗi polypeptide của virus viêm gan vịt 19
4.1 Gan phôi xuất huyết 48
4.2 Phôi thí nghiệm, ñối chứng. 48
4.3 Phôi xuất huyết ñiểm 48
4.4 Phôi phù, xuất huyết 48
4.5 Tư thế nằm chết của vịt 54
4.6 Gan vịt bị xuất huyết 54
4.7 Kết quả ñiện di sản phẩm PCR(~ 800 bp) của mẫu virus cường ñộc
viêm gan vịt Navet- V- ðT, Navet- V- AG và Navet- V- NC trên
thạch agarose 1%. 56



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
1

1. MỞ ðẦU


1.1 ðặt vấn ñề
Việt Nam bước vào thế kỷ 21, thời kỳ ñẩy mạnh CNH- HðH ñất nước theo
ñịnh hướng XHCN. Dưới sự lãnh ñạo của ðảng, ñất nước ta ñã và ñang thu ñược

nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực Chính trị- Kinh tế- Văn hoá- Xã hội.
Trong ñường lối ñổi mới của mình, ðảng ta lấy ñổi mới kinh tế là trọng
tâm, xây dựng ðảng là then chốt; lấy ñổi mới kinh tế làm ñộng lực chung cho sự
phát triển toàn xã hội. ðảng ta chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo ñịnh hướng XHCN. Tại ðại hội ðảng lần thứ VIII ñã chỉ rõ “ðẩy
mạnh công cuộc ñổi mới một cách toàn diện và ñồng bộ, tiếp tục phát triển nền
kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của
Nhà nước theo ñịnh hướng XHCN”.
Thực hiện các nghị quyết của ðảng trong ñó phát triển ngành chăn nuôi cũng
ñược ðảng và Nhà nước hết sức quan tâm. ðây là một ngành nhằm tạo ra nguồn thực
phẩm chủ ñộng phục vụ cho ñời sống con người. Chính nhờ có chính sách ñổi mới như
vậy, nền kinh tế nước ta ñã có những bước tăng trưởng rõ rệt. Tốc ñộ tăng trưởng GDP
hằng năm ñạt từ 6- 8%. Do vậy ñời sống nhân dân ngày càng ñược cải thiện, nhu cầu về
thực phẩm (Thịt- trứng- sữa ) của toàn xã hội tăng lên ngày càng cao. Nhu cầu về thực
phẩm ngày càng tăng cao ñòi hỏi ngành chăn nuôi cần phải ñược quan tâm ñúng mức.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành chăn nuôi gia cầm ñặc biệt
là thủy cầm cũng ñang dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa, góp phần vào
chương trình xóa ñói giảm nghèo ở một số vùng nông thôn của nước ta ñặc biệt
là ở một số tỉnh thuộc ñồng bằng sông Cửu Long.
Vịt là loại thuỷ cầm ñược chăn nuôi nhiều nhất. Theo thống kê của Tổng cục
thống kê, số lượng gia cầm năm 2008 là 248,3 triệu con, sơ bộ năm 2009 là 280,2 triệu
con. Theo Cục khuyến nông, tổng số vịt trong cả nước năm 1998 là 37.376.000 con, năm
1999 là 39.207.000 con. Theo FAO (2003) Việt Nam có 57 triệu con vịt ñứng thứ 2 thế

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
2

giới chỉ sau Trung Quốc, sản lượng thịt vịt 67,8 tấn ñứng thứ 5 thế giới
( ðàn thủy cầm tăng nhanh, qua 3

năm ñã tăng từ 62,2 triệu con năm 2006 lên 66,2 triệu con năm 2008, năm 2009 ñạt 72,5
triệu con, tăng 12,8%. Thống kê 01/04/2010: ñàn thủy cầm ñạt 76,6 triệu con, tăng 5,5%
so với năm 2009. Riêng khu vực ðồng Bằng Sông Cửu Long tăng từ 21,3 triệu con năm
2006 lên 29,5% triệu con vào năm 2009, tăng 35,7% so với năm 2006
(
Tuy nhiên song song với sự gia tăng phát triển của ñàn vịt thì dịch bệnh
cũng ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp hơn. Một trong những bệnh thường
gặp và gây thổn thất về kinh tế nghiêm trọng phải kể ñến là bệnh viêm gan vịt
Bệnh viêm gan do virus (Duck Virus Hepatitis) là bệnh truyền nhiễm cấp
tính lây lan nhanh, mạnh của loài vịt. ðây là bệnh quan trọng nhất gây ra thiệt
hại nặng nề cho ngành Chăn nuôi vịt.
Tuy vậy những nghiên cứu về bệnh viêm gan vịt ở nước ta chưa nhiều nên
các phương pháp phòng trị còn rất ít. Hiện nay bộ môn Vi sinh vật – Truyền
nhiễm Trường ðại học Nông Nghiệp Hà nội ñang có giống Virus vacxin nhược
ñộc viêm gan vịt chủng DH- EG- 2000. Giống virus này ñã ñược sử dụng ñể sản xuất

vacxin. Bước ñầu vacxin ñã ñược nghiên cứu về hiệu lực bảo hộ và cho kết quả tốt.
Tuy nhiên ñể ñưa vacxin viêm gan vịt chế từ chủng virus DH- EG- 2000
vào phòng bệnh viêm gan vịt ở nước ta thì việc xác ñịnh sự tương ñồng kháng
nguyên giữa chủng virus vacxin và chủng virus cường ñộc gây bệnh ở Việt Nam
là hết sức quan trọng.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“ Phân lập và xác ñịnh một số ñặc tính sinh học của virus viêm gan vịt
cường ñộc lưu hành trên ñàn vịt tại một số tỉnh thuộc ðồng bằng sông Cửu Long”
1.2 Mục ñích của ñề tài
- Phân lập virus viêm gan vịt cường ñộc tại một số tỉnh thuộc ðồng bằng
Sông Cửu Long.
- Xác ñịnh một số ñặc tính sinh học của chủng virus cường ñộc viêm gan
vịt phân lập ñược.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Bệnh viêm gan vịt do virus (Duck Hepatitis)
Bệnh viêm gan vịt do virus (Duck Virus Hepatitis - DVH) là một bệnh
truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở vịt con 1- 6 tuần tuổi, mẫn cảm nhất là vịt con
dưới 3 tuần tuổi. Bệnh lây lan rất nhanh với tỷ lệ chết cao, có khi lên ñến 95 –
100% toàn ñàn. Bệnh do một loại virus viêm gan vịt nhóm A, thuộc họ
Picornaviridae gây ra. Trước ñây, virus viêm gan vịt ñược xếp loại dựa vào mối
quan hệ về huyết thanh học, bao gồm 3 type khác nhau là: virus viêm gan vịt
type I (DHV-1), type II(DHV-2) và type III(DHV-3). Phổ biến hơn cả là virus
viêm gan vịt type I (Fabricant và Levine, 2002) virus viêm gan vịt type II và type III
mới ñược tìm thấy ở Anh và Mỹ, gây tỷ lệ chết không ñáng kể (Woolcock, 2003).
Hiện nay, với sự phát triển của sinh học phân tử, các nghiên cứu sâu về
gen/hệ gen, cũng như nguồn gốc phả hệ của các chủng virus ñã xác ñịnh virus
gây bệnh viêm gan vịt trên thế giới hiện nay gồm có 3 genotype khác nhau là
genotype 1 (DHAV-1), genotype 2 (DHAV-2), genotype 3 (DHAV-3). (Stanway và
cs, 2005; Tseng và cs, 2006; Ding C và Zhang D, 2007).
Bệnh có biểu hiện ñặc trưng: Vịt chết nhanh với tỷ lệ chết rất cao và chết
ở trạng thái ñặc biệt ñầu ngoẹo về một bên, 2 chân duỗi thẳng. Mổ khám thấy
gan sưng to, xuất huyết lốm ñốm trên gan, có ñiểm hoại tử.
2.1.1 Tình hình bệnh viêm gan vịt trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1.1 Tình hình bệnh viêm gan vịt trên thế giới
Bệnh viêm gan do virus ở vịt ñược phát hiện lần ñầu tiên vào mùa xuân
năm 1945 ở Mỹ nhưng chưa phân lập ñược mầm bệnh. Levine và Hofstaf quan
sát thấy một dịch bệnh lạ lây lan trên ñàn vịt con 1 tuần tuổi, vịt chết nhanh sau
khi có biểu hiện triệu chứng, bệnh tích ñặc trưng là gan sưng và có các ñiểm xuất
huyết (Levine và Hofstaf, 1945). Trong khi bệnh lây lan trong ñàn vịt thì mầm

bệnh vẫn chưa ñược phân lập.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
4

Mùa xuân năm 1949, Levine và Fabricant theo dõi một bệnh tương tự trên
ñàn vịt Bắc Kinh trắng tại Long Island (Mỹ) và có tới 70 trại vịt lớn mắc bệnh
gây thiệt hại nặng nề. Ban ñầu ở những trại mắc bệnh nặng tỷ lệ chết lên tới
95%, thời ñiểm cuối ổ dịch ở một số trại còn sót lại khi vịt mắc bệnh tỷ lệ chết giảm
dần chỉ còn 15%. Tổng số vịt chết trong ổ dịch lên tới 75.000 con (Levine và
Fabricant, 1950).
Năm 1950, bằng phương pháp nuôi cấy trên phôi gà, Levine và Fabricant
ñã phân lập ñược virus viêm gan vịt type I (Nguyễn ðức Lưu và Vũ Như Quán,
2002).
Năm 1953, bệnh xảy ra trên các ñàn vịt xảy ra ở các vùng khác của nước
Mỹ. Sau ñó bệnh cũng ñược phát hiện ở nhiều nước trên thế giới: Anh, Canada,
Niderland, Ai Cập và Tây Ban Nha, ở Bỉ. Ở Liên Xô bệnh ñược xác ñịnh trên
lãnh thổ Ucraina và nước cộng hoà Nga. Ở Mỹ, Canada, Anh bệnh viêm gan vịt
con thuộc bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải ăng ký như bệnh Newcastle (Nguyễn
Xuân Bình, 1995) .
Năm 1965 bệnh viêm gan vịt xảy ra ở Norfolk - Anh trên những ñàn vịt
con ñã ñược tiêm phòng vacxin nhược ñộc viêm gan vịt typ I. Bằng phương pháp
bảo hộ chéo trên vịt ñã phân lập ñược virus viêm gan vịt typ II khác hẳn với
virus viêm gan vịt typ I. Cho ñến nay virus viêm gan vịt typ II chỉ gây bệnh ở
Anh (Asplin, 1965).
Năm 1969, ở ñảo Long( Mỹ), bệnh viêm gan vịt ñã xảy ra trên ñàn vịt con
ñã ñược tiêm phòng vacxin nhược ñộc typ I (Toth, 1969). Bệnh xảy ra nhẹ hơn
so với bệnh viêm gan vịt của virus typ I, tỉ lệ chết của vịt con hiếm khi vượt quá
30%. Haider và Calnek ñã ñặt tên virus này là virus viêm gan vịt typ III và cho
ñến nay virus viêm gan vịt typ III mới chỉ ñược công bố ở Mỹ (Haider và

Calnek, 1979).
Theo các báo cáo gần ñây nhất, bệnh viêm gan vịt xảy ra ở khắp nơi trên
thế giới, trong ñó có cả Trung Quốc và Triều Tiên (OIE, 2000).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
5

2.1.1.2 Tình hình bệnh viêm gan vịt ở Việt Nam
Tại Việt Nam, năm 1978 ñã ghi nhận có bệnh viêm gan vịt, nhưng chưa
phân lập ñược virus tại thời ñiểm ñó (Trần Minh Châu và Lê Thu Hồng, 1987) .
Năm 1979 - 1983, bệnh xảy ra ở nhiều ñịa phương làm chết nhiều vịt con (Lê
Thanh Hoà và cs, 1984). Năm 1985, Trần Minh Châu và cộng sự ñã phân lập
ñược một chủng virus viêm gan vịt cường ñộc ở một trại vịt ở Phú Xuyên - Hà
Sơn Bình. Qua nuôi cấy trên phôi gà, chủng virus này yếu ñi, không gây bệnh
cho vịt con mà tạo ñược ñề kháng cho vịt con.
Qua ñiều tra cho biết từ tháng 1 ñến tháng 6 năm 2001 khi ñiều tra 20 ổ
dịch tại các ñịa phương: Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam, Hà Nội, Tuyên Quang kết
luận ñó chính là bệnh viêm gan vịt do virus với tỷ lệ nhiễm trong ñàn lên tới
100%, lứa tuổi mắc bệnh từ 1 - 21 ngày tuổi, tỷ lệ chết từ 48,57 - 90% (Nguyễn
Văn Cảm và cs 2001). Gần ñây nhiều giống vịt, ngan cao sản nhập vào nước ta
chưa thích nghi với ñiều kiện môi trường nên bệnh viêm gan vịt càng xảy ra
nhiều hơn, ñặc biệt ở các ñịa phương như Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình và các tỉnh
ðồng bằng Sông Cửu Long gây tổn thất rất lớn (Nguyễn Hữu Vũ và cs, 2001).
Theo thông báo của cục Thú y năm, tại Nam ðịnh tháng 5 năm 2001 ñã
xảy ra một ổ dịch lớn tại xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, ñàn vịt 10.000 con mới
nở ñã mắc bệnh viêm gan vịt và ñến 5 ngày tuổi chết 7.000 con, những ngày sau ñó
số chết giảm dần nhưng tổng số chết lên tới 80% tổng ñàn (Hoàng Văn Năm, 2002).
Năm 2004, qua ñiều tra 10 huyện thuộc 4 tỉnh và thành phố là Hà Nội,
Hưng Yên, Bắc Ninh và Hà Tây thấy bệnh xảy ra ở vịt con dưới 40 ngày tuổi,
ñặc biệt bệnh xảy ra nhiều và có tỷ lệ chết cao ở lứa tuổi 1-7 ngày tuổi. Hàng

năm bệnh viêm gan vịt vẫn xảy ra thường xuyên, tùy từng thời ñiểm mà bệnh
xuất hiện ở các vùng ñịa lý khác nhau (Nguyễn Phục Hưng, 2004).

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
6

2.1.2 Truyền nhiễm học
2.1.2.1 Loài mắc bệnh
Trong tự nhiên, bệnh viêm gan vịt do virus type I gây ra chỉ xảy ra ở vịt
con (Nguyễn Xuân Bình, 1995). Ở những ñàn vịt bị bệnh, tỷ lệ nhiễm bệnh
100%, tỷ lệ vịt chết tuỳ theo lứa tuổi: vịt dưới 1 tuần tuổi chết 95%; 1 - 3 tuần
tuổi chết ít hơn: 50%; 4 - 5 tuần tuổi tỷ lệ chết không ñáng kể. Vịt trưởng thành
bị nhiễm virus không có triệu chứng lâm sàng, không ảnh hưởng ñến sản lượng
trứng. Gà, gà tây và các ñộng vật có vú khác không mẫn cảm với virus viêm gan
vịt. Gia cầm non một vài ngày hay vài tuần tuổi vẫn có thể bị nhiễm bệnh, con
vật có biểu hiện triệu chứng, bệnh tích và có kháng thể trung hoà trong máu
(Rahn, 1962). Gà con có thể bị nhiễm bệnh, bệnh thể hiện không ñiển hình và có
thể truyền virus cho con khác (Asplin, 1961).
Trong phòng thí nghiệm, dùng virus viêm gan vịt type I gây bệnh cho vịt
con bằng cách cho uống hoặc tiêm phúc mạc, vịt có bệnh tích: gan sưng, xuất
huyết lốm ñốm trên gan, túi mật sưng, lách sưng và có thể phân lập ñược virus từ
gan 17 ngày sau khi cho uống.
Người ta còn dùng phôi gà 9-10 ngày tuổi hoặc phôi vịt 10-14 ngày tuổi
ñể gây bệnh bằng cách tiêm vào xoang niệu mô. Khi phôi chết mổ khám thấy
những bệnh tích: xuất huyết trên da, phù phôi, phôi còi cọc, gan xuất huyết lấm
tấm, hoại tử.
Các loài vật khác như thỏ, chuột lang, chuột nhắt trắng, chó ñều không
cảm thụ với bệnh.
Trong phòng thí nghiệm và trong tự nhiên, virus viêm gan vịt type II, III
chỉ gây bệnh cho vịt con.

2.1.2.2 ðường xâm nhập và cách lây lan
Trong ñàn vịt con bị bệnh, virus viêm gan vịt type I lây lan rất nhanh từ
con bệnh sang con lành, tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao 100%. Virus xâm nhập vào cơ
thể qua ñường tiêu hoá, hô hấp hoặc qua vết thương. Trong ñiều kiện tự nhiên vịt

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
7

con mắc bệnh chủ yếu qua ñường miệng. Có sự xâm nhập của virus qua vùng da
bị tổn thương nhưng ít gặp.
Những vịt chưa bị nhiễm virus, cho sống cùng ñàn vịt bệnh, chúng sẽ mắc
bệnh và chết sau ñó ít ngày.
Bệnh không truyền lây qua trứng, vịt con nở ra từ trứng của vịt mẹ nhiễm
bệnh vẫn phát triển tốt (Asplin, 1958).
Các loài chim hoang dã mang virus viêm gan vịt từ vùng này sang vùng
khác theo phương thức cơ học, ñây chính là nguyên nhân gây ra các vụ dịch mới
ở nơi xa (Asplin, 1961). Ở những vịt khỏi bệnh, virus ñược bài xuất ra ngoài
theo phân sau 8 tuần (Reuss, 1959). Chuột cống nâu có thể là vật chủ dự trữ
virus viêm gan vịt type I. Ở loại ñộng vật này virus ñược thu nhận vào cơ thể,
tồn tại 35 ngày, sau ñó ñược bài tiết ra bênh ngoài trong khoảng thời gian 18 –
22 ngày sau khi nhiễm. Trong huyết thanh của chuột có kháng thể và kháng thể
tồn tại 12 – 24 ngày (Demakov, 1975).
Priz, 1973 ñã gây bệnh cho vịt con bằng ñường gây nhiễm qua không khí.
Trong các trường hợp này, virus xâm nhập vào cơ thể qua thanh quản và ñường
hô hấp trên (Priz, 1973). Có thể gây bệnh cho vịt bằng cách cho uống ( Asplin, 1958).
Virus viêm gan vịt type II xâm nhập vào cơ thể qua ñường tiêu hoá và
ñường lỗ huyệt. Ở những vịt khỏi bệnh, virus ñược bài xuất theo phân ít nhất 1
tuần sau khi nhiễm bệnh.
2.1.2.3 Cơ chế gây bệnh của virus
Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc ñường tiêu hoá, hô hấp hoặc vết

thương rồi vào máu. Theo máu, virus ñến các cơ quan phủ tạng ñặc biệt là gan,
cơ quan thích hợp nhất ñối với virus. Quá trình ñược biểu hiện qua hai gia ñoạn:
Ở giai ñoạn ñầu do tác dụng của virus, trao ñổi chất ở gan bị rối loạn. Các
kiểm tra tổ chức học cho thấy lượng glycogen trong gan giảm thấp nhưng ngược
lại lượng lipit lại tăng cao do trao ñổi mỡ ở gan, ñặc biệt là trao ñổi cholesterol bị
ñình trệ. Vì vậy vịt con ở thời kỳ sau bào thai thiếu năng lượng nên sức ñề kháng
giảm sút.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
8

Ở giai ñoạn hai virus trực tiếp phá hoại tế bào gan, tế bào nội mô huyết
quản bị phá hoại, gây xuất huyết ñặc trưng.Virus sinh sản trong tế bào gan, nhất
là tế bào thuộc hệ võng mạc nội mô như tế bào Kuffer. Khi kiểm tra thấy tổ chức
gan bị phá hoại, cơ thể không ñược giải ñộc làm con vật chết do ngộ ñộc.
2.1.3 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
2.1.3.1 Triệu chứng lâm sàng
Thời kỳ nung bệnh từ 1-5 ngày, ñôi khi kéo dài 8 ngày thậm chí 13 ngày.
Thời gian nung bệnh phụ thuộc vào ñộc lực của virus, liều lượng tiêm và phương
pháp gây bệnh cũng như tình trạng cơ thể.
Vịt con có thể mắc bệnh và chết vào ngày ñầu tiên sau khi nở. Bệnh xuất
hiện bất ngờ, vịt ít vận ñộng, buồn ngủ, cánh sã, bỏ ăn. Một số trường hợp bị ỉa
chảy, phân loãng.
Một, hai giờ khi xuất hiện triệu chứng ñầu tiên thấy có chứng xanh tím
niêm mạc, rối loạn vận ñộng, co giật. Con vật thường chỉ ngồi, sau ñó nằm la
liệt, nghiêng sườn và nằm ngửa, chân thẳng dọc theo thân, ñầu quặt ngửa lên
lưng hoặc ngoẹo sang bên sườn và vịt con thường chết ở tư thế này (gọi là
Opisthotonus). ðây là một trong những dấu hiệu ñặc trưng của bệnh
(
Nguyễn

Phục Hưng, 2004).
Bệnh kéo dài 2-3 ngày và ñôi khi dài hơn. Vịt ốm có triệu chứng rất ít khi
khỏi, phần lớn là chết, còn những con ốm không có triệu chứng lâm sàng sau khi
khỏi bệnh sẽ hình thành kháng thể trong máu. Bệnh viêm gan vịt truyền nhiễm do virus
có tỉ lệ chết biến ñộng từ vài phần trăm ñến 90% (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
2.1.3.2. Bệnh tích
* Bệnh tích ñại thể
Bệnh tích chủ yếu tập trung ở gan. Gan thường bị sưng, nhũn, dễ bị nát khi
ấn nhẹ. Trong một số trường hợp gan bị nhũn có hình thái như gelatin. Bề mặt
loang lổ do có nhiều xuất huyết, kích thước và hình dạng khác nhau. Xuất huyết
lan rộng không có ranh giới. Sự xuất huyết gan không phải có ở tất cả vịt chết do

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
9

bệnh viêm gan virus. Sự xuất huyết ở gan rõ rệt nhất khi nhỏ bệnh phẩm vào
niêm mạc mũi. Khi tiêm vào phúc mạc, các cơ quan khác ít bị tổn thương và
càng ít hơn khi gây ra bệnh qua ñường miệng. Trong gan có thể gặp các ổ hoại
tử do bệnh viêm gan bị biến chứng sang bệnh phó thương hàn. Lách có thể sưng,
thận tụ máu (Nguyễn Thát, 1975).
* Bệnh tích vi thể
Những biến ñổi vi thể trong viêm gan virus ở vịt con chủ yếu thấy ở gan và
ñại não. Trong gan có những ñám tế bào bị hoại tử, viêm tăng sinh ống mật và
xung quanh mạch, lúc ñầu là những bạch cầu hạt sau ñó là tế bào lympho và các
tương bào. Ở một nửa số vịt con thấy các bệnh tích viêm tăng sinh quanh mạch
và viêm tăng sinh mô thần kinh ñệm. Sự tổn thương của tế bào gan ở vịt con mắc
bệnh viêm gan virus giống những tổn thương như ở viêm gan của người . Bệnh tích
trong não vịt chết do viêm gan giống viêm não thể thanh dịch (Fabricant và cs,
1957).
Phôi vịt 10 – 14 ngày tuổi ñược tiêm virus viêm gan vịt type I vào xoang

niệu mô, phôi chết trong khoảng 24 – 72 giờ sau khi tiêm và có biểu hiện xuất
huyết dưới da, gan xuất huyết có nhiều ñiểm hoại tử.
* Bệnh tích siêu vi thể
Lấy gan làm tiêu bản siêu vi thể kiểm tra dưới kính hiển vi ñiện tử. Kết quả
là sau 1 giờ có hiện tượng vỡ glycogen trong tế bào gan và quan sát thấy những
hạt có ñường kính 100 - 300nm, các tế bào hoại tử sau 12 giờ nhiễm. Các hạt
virus ñược tìm thấy sau 1 giờ và 18 ñến 24 giờ gây bệnh (Adamiker, 1969).
Sau khi gây nhiễm virus vào tế bào lách thì tế bào lách bị biến ñổi sau 6
giờ, bị hoại tử sau 24 giờ, thoái hóa nhân, tương bào, không tìm thấy tiểu thể
virus, có những biến ñổi nhẹ trong cơ ( Woolcock và Fabricant, 1997).
Không tìm thấy thể bao hàm trong tế bào gan vịt bệnh, ñây là ñiểm khác ñối
với bệnh dịch tả vịt.
Vịt bị nhiễm virus viêm gan vịt type II bệnh tích vi thể ñặc trưng ở gan: các
tế bào gan bị hoại tử lan tràn, tế bào ống dẫn mật tăng sinh trên một phạm vi rộng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
10

2.1.4 Chẩn ñoán bệnh
2.1.4.1 Chẩn ñoán lâm sàng và bệnh tích
Trong phương pháp chẩn ñoán này, cần chú ý các ñiểm sau:
- Bệnh xuất hiện ñột ngột, diễn biến cấp tính.
- Chỉ xảy ra ở vịt dưới 60 ngày tuổi.
- Có bệnh tích ñặc trưng ở gan: Tuy nhiên trong nhiều trường hợp bệnh tích
ở gan không thể hiện rõ do ñó nếu nghi ngờ cần phải mổ khám nhiều vịt.
2.1.4.2 Chẩn ñoán virus học
Bệnh phẩm là gan, lách hoặc óc vịt bệnh pha với nước sinh lý thành nồng ñộ
20%, xử lý kháng sinh ñể diệt tạp khuẩn, ly tâm lấy nước trong rồi tiến hành:
- Gây nhiễm cho phôi: Tiêm 0,2 ml hỗn dịch bệnh phẩm vào xoang niệu
của phôi gà 8- 10 ngày tuổi hoặc phôi vịt 10- 14 ngày tuổi.

Nếu trong bệnh phẩm có chứa virus, phôi sẽ chết trong vòng 18 – 72h với các
bệnh tích ñặc trưng trên phôi.
- Gây bệnh cho vịt: cho ñến nay, phương pháp nhạy cảm nhất và có ñộ tin
cậy cao là tiêm truyền bệnh phẩm nghi trên vịt con 1 - 7 ngày tuổi.
Mỗi bệnh phẩm ñã xử lý tiêm cho 6 - 10 vịt con mới nở với liều 0,2 ml vào
dưới da. Vịt càng nhỏ tuổi, tính cảm thụ càng cao. Nếu có virus, sau 1 – 3 ngày
vịt có triệu chứng:
+ Bỏ ăn, buồn ngủ, sã cánh, ỉa chảy, niêm mạc xanh tím.
+ Vịt nằm ngửa, co giật, chân duỗi thẳng ñầu ngoẹo sang bên sườn hoặc
trên lưng, ñây là tư thế chết ñặc trưng của bệnh và gọi là Opisthotonus.
Bệnh tích:
+ Bệnh tích chủ yếu tập trung ở gan: gan sưng, xuất huyết lốm ñốm trên
gan, xuất huyết thành ñám, vệt.
+ Ngoài ra còn thấy cơ tim nhợt nhạt như bị luộc chín, màng bao tim và túi
khí bị viêm, thận và lách hơi sưng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
11

2.1.4.3 Chẩn ñoán phân biệt
Trong chẩn ñoán bệnh viêm gan do virus của vịt cần phân biệt với một số
bệnh khác:
 Bệnh dịch tả vịt (Duck plague): Bệnh dịch tả vịt thường xảy ra ở mọi lứa
tuổi với các triệu chứng ñiển hình như: sưng ñầu, ñau mắt, liệt chân, liệt cánh,
tiêu chảy phân trắng, tốc ñộ vịt chết chậm hơn. Mổ khám thấy hiện tượng viêm
kết mạc mắt, xuất huyết dưới da, viêm loét xuất huyết ñường tiêu hóa. Virus dịch
tả rất mẫn cảm với chloroform và có thể tìm thấy thể bao hàm trong chẩn ñoán tổ
chức học.
 Bệnh phó thương hàn vịt (Duck Salmonellosis): Vịt con thường có biểu
hiện gầy, ñi ngoài phân trắng, gan có ñiểm hoại tử. Vịt ñẻ bị viêm buồng trứng,

trứng non teo, dị hình, vịt giảm ñẻ, vỏ trứng mỏng dễ vỡ. Quan sát bệnh tích thấy
chưa tiêu hết lòng ñỏ trứng ở vịt con, gan, lách, thận sưng, xung huyết, bệnh có
thể chứa khỏi bằng kháng sinh (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Vi khuẩn
salmonella có thể nuôi cấy phân lập ñược trong phòng thí nghiệm trên các môi
trường thạch thông thường: môi trường thạch máu, thạch thường.
 Chứng nhiễm ñộc aflatoxin (Aflatoxicosis): không có hiện tượng lây lan
trong ñàn, vịt chết nhanh ở mọi lứa tuổi. Bệnh tích chủ yếu là: xoang bụng và
xoang bao tim tích nước, gan sưng có màu nhợt nhạt, thận và lách xuất huyết.
Kiểm tra tổ chức học thấy tổ chức nhu mô gan và thận bị phá huỷ nghiêm trọng
nhưng không có tế bào viêm.
2.1.4.4 Phương pháp huyết thanh học
Người ta thường sử dụng các phản ứng huyết thanh học với mục ñích
chuẩn ñộ virus, ñánh giá mức ñộ miễn dịch của vịt sau khi sử dụng vacxin hoặc
ñiều tra dịch tễ học.
Có thể áp dụng nhiều loại phản ứng như: phản ứng trung hoà, phản ứng kết
hợp bổ thể, phản ứng kết tủa khuyếch tán trong thạch, phản ứng ELISA.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
12

- Phản ứng trung hòa ñược sử dụng ñể ñịnh type viêm gan vịt type I,
(Woolcock, 1998): dùng vịt con 1 - 7 ngày tuổi, mỗi con tiêm 1 - 2ml huyết
thanh miễn dịch hoặc kháng thể ñặc hiệu chế từ lòng ñỏ vào dưới da. Sau 24 giờ
tiến hành tiêm virus cường ñộc với liều 10
3
LD
50
. Kết quả 80 - 100 % vịt ñối
chứng chết, 80 - 100% vịt thí nghiệm sống sót.
Tuy nhiên phản ứng trung hoà trên vịt hay trên phôi gà, vịt với mẫu huyết

thanh cần xác ñịnh ñược pha ở nồng ñộ cố ñịnh và virus viêm gan vịt chuẩn
ñược pha loãng thành các nồng ñộ khác nhau, ñược trộn với tỷ lệ 1: 1 rồi gây
nhiễm cho vịt mẫn cảm hoặc cho phôi dễ thực hiện hơn cả.
ðọc kết quả khi xác ñịnh ñược số lượng vịt hoặc phôi sống và chết.
- Dùng phản ứng bảo hộ chéo ñể phân biệt virus viêm gan vịt type I, type II,
type III: tiêm huyết thanh miễn dịch viêm gan vịt type I, type II cho vịt 2 - 4 ngày
tuổi. Sau 3 ngày tiến hành công cường ñộc virus phân lập ñược (Gough, 1985) .
2.1.5 Phòng chống bệnh
2.1.5.1 Phòng bệnh
* Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y:
Trong chăn nuôi vịt con, ñể phòng bệnh viêm gan do virus của vịt thì việc
vệ sinh phòng bệnh có ý nghĩa rất quan trọng.
- Khi chưa có dịch
Chuồng trại chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi phải thường xuyên ñược tẩy uế,
sát trùng bằng dung dịch formol 1% hoặc dung dịch NaOH 3%.
Tại những vùng an toàn dịch nên tự túc con giống, trứng ấp phải lấy từ ñàn
bố mẹ khoẻ mạnh, trước khi ấp phải sát trùng bằng formol 1%. Máy ấp phải
ñược tiêu ñộc kỹ bằng phương pháp xông hơi formol. Nếu không tự túc ñược
con giống, nên tiêm phòng cho vịt bằng kháng huyết thanh hoặc vacxin trước khi
ñưa về nuôi.
- Khi có dịch xảy ra
Phải ñảm bảo ñúng nguyên tắc chống bệnh nhằm cắt ñứt một trong 3 khâu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
13

của quá trình sinh dịch.
+ Cấm vận chuyển, mua bán vịt, trứng vịt trong vùng ñang có dịch nhằm
tránh lây lan.
+ Trong ổ dịch phải cách ly những vịt ñang bị bệnh.

+ Dùng kháng huyết thanh hoặc vacxin tiêm cho ñàn vịt ñể loại bỏ những
vịt ñang nung bệnh, những con ốm, ñồng thời tạo miễn dịch nhanh chóng cho
những vịt chưa mắc bệnh.
+ Xác vịt chết cần xử lý ñúng kỹ thuật.
+ Chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, môi trường xung quanh khu chăn nuôi
phải ñược tiêu ñộc, sát trùng kỹ càng.
* Phòng bệnh bằng vacxin
Khi bệnh mang tính chất ñịa phương thì tiêm phòng bằng vacxin với
chủng virus nhược ñộc là biện pháp tốt nhất.
Với vịt con mới nở không có kháng thể thụ ñộng do mẹ truyền mà ñược
nuôi trong vùng có dịch thì cần tiêm vacxin trước khi ñưa về nuôi, nên tiêm lúc
vịt ñược 1 ngày tuổi với liều 0,2ml/con vào dưới da.
Với vịt sinh sản, tiêm vacxin tạo trạng thái miễn dịch cao ñể vịt mẹ truyền
kháng thể cho vịt con qua trứng.
Tiến hành tiêm vacxin 2 lần cách nhau 4 - 6 tuần mỗi lần 0,5 - 1 ml vacxin
vào bắp thịt.
Lần tiêm thứ 2 vào thời ñiểm vịt bắt ñầu ñẻ, sau ñó cứ 6 tháng tái chủng 1 lần.
Hiện nay, tại Bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm - khoa Thú y - trường
ðHNN Hà Nội ñang nghiên cứu quy trình sản xuất vacxin dùng chủng virus
nhược ñộc viêm gan vịt DH - EG - 2000. Vacxin ñược chế trên phôi gà ấp 9 - 11
ngày. Sử dụng phòng bệnh cho vịt con và vịt ñẻ rất an toàn và có hiệu lực tốt.
Ngoài ra còn có vacxin viêm gan vịt của các công ty khác như Navetco hay Xí
nghiệp thuốc Thú y Trung ương hoặc vacxin nhập khẩu…

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
14

2.1.5.2 ðiều trị và khống chế bệnh
ðối với bệnh viêm gan virus ở vịt, ñể làm giảm thiệt hại do bệnh gây ra,
có thể tiến hành một số biện pháp sau:

- Phát hiện bệnh sớm, can thiệp bằng cách tiêm huyết thanh miễn dịch hay
kháng thể viêm gan vịt chế từ lòng ñỏ trứng cho vịt. Bệnh do virus viêm gan vịt
type I gây ra, dùng huyết thanh miễn dịch của vịt khỏi bệnh type I hay dùng
kháng thể viêm gan vịt type I chế từ lòng ñỏ trứng tiêm cho vịt con với liều
0,5ml cho một con.
Hiện nay, các nhà khoa học ñã nghĩ tới việc dùng kháng thể phòng bệnh và trị
bệnh. Năm 2001, công ty HANVET sản xuất kháng thể viêm gan vịt với liều phòng
0,5ml/con, liều ñiều trị 1ml/con, tiêm dưới da hoặc cho uống (Nguyễn ðức Lưu,
2002).
- Tiêm thẳng vacxin vào ổ dịch cũng có thể khống chế ñược bệnh viêm gan
virus ở vịt. Việc khống chế bệnh bằng cách này dựa trên cơ sở của hiện tượng
cản nhiễm (Interference) trong miễn dịch chống virus của cơ thể sinh vật.
Thực tế cho thấy, việc dùng vacxin có hiệu quả hay không còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như kháng thể truyền từ mẹ, thời gian vịt con tiếp xúc với virus
cường ñộc viêm gan vịt. Nếu vịt con sinh ra chưa có miễn dịch thì cần ñược tiêm
phòng trong vòng 24 giờ ñầu, sau 4 - 7 ngày tiêm nhắc lại, mỗi lần tiêm là 0,5ml
kháng thể lòng ñỏ hay kháng huyết thanh. Ở ñàn vịt con ñược vịt mẹ truyền cho
kháng thể, nếu bị nhiễm bệnh tự nhiên thì việc dùng vacxin sẽ kém hiệu quả.
Còn ñối với ñàn vịt con ñã sớm tiếp xúc với virus cường ñộc thì việc sử dụng
vacxin sẽ không có hiệu quả. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y
thích hợp và tẩy uế chuồng trại sẽ góp phần rất quan trọng trong việc giải quyết
căn bệnh này.
- Ngăn không cho mầm bệnh lây lan: không bán chạy vịt, không mua vịt ở
nơi có dịch, xử lý xác chết, dụng cụ chăn nuôi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
15

2.2 Một số ñặc tính sinh học của virus viêm gan vịt
2.2.1 Hình thái, kích thước, phân loại virus viêm gan vịt

Virus viêm gan vịt thuộc họ Picornaviridae, có kích thước rất nhỏ, xuyên
qua ñược màng lọc Beckefeld và Seitz (Levine và Fabricant, 1950); Theo Reuss
(1959) dưới kính hiển vi ñiện tử virus là những hạt tròn bề mặt xù xì, không có
vỏ bọc, kích thước từ 20-40nm, có 32 capxome.


Hình 2.1. Hình thái cấu trúc virus viêm gan vịt (Duck Hepatitis Virus)
Trong quá trình nghiên cứu virus viêm gan vịt các nhà khoa học ñã xác
ñịnh ñược 3 type khác nhau gây ra bệnh (Viện Thú y, 1998)
• DHV type I (Picornavirus)
• DHV type II (Astrovirus)
• DHV type III (Piconavirus)
Các type II và III ñược công nhận tồn tại riêng biệt và nó gây bệnh cho vịt
con ñã miễn dịch với type I (Nguyễn ðức Lưu, 2002).
* Virus viêm gan vịt type I (hay còn gọi là type cổ ñiển)
Virus viêm gan vịt type I do Levine và Fabricant phân lập vào năm 1950 là
một Enterovirus, nằm trong họ Picornaviridae, loại RNA, kích thước 20 - 40nm
(Richter, 1964), không có vỏ bọc ngoài, có 32 capsome.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
16

Phần lớn gây chết cho vịt con 7 - 21 ngày tuổi, tỷ lệ chết cao 80 - 95%.
Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp cho vịt con thì vịt chết trong vòng từ 18 ñến
48 giờ sau khi tiêm, thường chết trước 24 giờ.
Virus có thể phát triển trên cả phôi gà và phôi vịt. Nếu tiêm vào túi niệu
nang phôi vịt (10 - 14 ngày tuổi) hoăc phôi gà (8 - 10 ngày tuổi) thì phôi vịt sẽ
chết trong khoảng 24 - 72 giờ, trong khi phôi gà thường 5 - 8 ngày sau mới chết.
Virus không có khả năng gây ngưng kết hồng cầu của gà, vịt, cừu, ngựa,
chuột lang, thỏ, lợn virus không ngưng kết hồng cầu khỉ khi thí nghiệm ở pH

6,8 - 7,4 và nhiệt ñộ 4
0
C; 24
0
C; 37
0
C. Trong tự nhiên kháng nguyên của virus
viêm gan vịt type I không ổn ñịnh, dễ bị biến dị (Shalaby, 1978). Người ta ñã
phân lập ñược các type virus biến dị ở Ấn ðộ, Nước ngoài và chứng minh sự
biến dị của virus type I bằng phản ứng huyết thanh học. Vịt ñược miễn dịch với
type I không ñủ bảo hộ khi công cường ñộc bằng chủng virus biến dị
* Virus viêm gan vịt type II (type hiện ñại)
ðược Asplin xác ñịnh năm 1965, ñây là một Astrovirus, có ñường kính 28-
30nm khi quan sát bằng kính hiển vi ñiện tử.
Type II thường gây bệnh cho vịt lớn hơn từ 2-3 tuần tuổi và gây tỷ lệ chết
không ñáng kể. Nó gây chết cấp tính ở vịt, triệu chứng và bệnh tích giống so với type
I. Virus type II mất khả năng gây nhiễm ở nhiệt ñộ 50
o
C trong vòng 60 phút.
* Virus viêm gan vịt type III
Virus viêm gan vịt type III ñược Toth phát hiện vào năm 1969 ở Mỹ (Toth,
1969), virus là một Piconavirus, có tính kháng nguyên không quan hệ với virus
viêm gan vịt type I, quan sát dưới kính hiển vi ñiện tử trên tế bào thận vịt nhiễm
virus cho thấy: virus là loại RNA có ñường kính 30nm trong tế bào chất.
Sau ñó người ta cũng phát hiện thêm một số type khác như: Ở Hà Lan,
Eipens phát hiện ñược một type cường ñộc kí hiệu là H, Asplin ghi nhận ñược
một chủng cường ñộc kí hiệu là TN. Từ 1953 – 1963, ở Anh lại xuất hiện 2 type
khác nhau ñó là:
Type gây bệnh kí hiệu là MTWDP (DT) WDP

×