Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu trong thời kỳ lão hóa ở khỉ macaca mulatta nuôi tại đảo rều, quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI









MAI THỊ THANH NGA


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA MÁU
TRONG THỜI KỲ LÃO HÓA Ở KHỈ MACACA MULATTA NUÔI
TẠI ðẢO RỀU - QUẢNG NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : THÚ Y
Mã số : 60.62.50
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM NGỌC THẠCH




HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp


i


LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Mai Thị Thanh Nga

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ii


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này tôi ñã nhận ñược sự hướng dẫn rất nhiệt
tình của thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch cùng
với những ý kiến ñóng góp quý báu của các thầy cô trong bộ môn Nội
chẩn- Dược- ðộc chất, Khoa Thú y trường ñại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới những sự giúp
ñỡ quý báu ñó.
Với sự nỗ lực của bản thân trong quá trình thực hiện ñể tài tôi cũng
luôn nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình của lãnh ñạo cùng toàn thể các cán bộ
công nhân viên ở ñảo Rều- Quảng Ninh.

Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn
nhà trường, các thầy cô giáo, bạn bè ñồng nghiệp và người thân ñã tạo ñiều
kiện, ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện
ñề tài.

Hà Nội, Ngày 15 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn



Mai Thị Thanh Nga
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích của ñề tài 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Một số tư liệu về khỉ vàng 4
2.2 Các giả thuyết về quá trình lão hóa 14
2.3 Khái quát chung về quá trình lão hóa 21
2.4 Một số khái quát về huyết học 23

2.5 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước trên khỉ vàng Macaca
mulatta 32
3 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1 ðối tượng nghiên cứu 34
3.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 34
3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 34
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 38
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
4.1 Một số biểu hiện ở khỉ trong thời kỳ lão hóa 40
4.1.1 Thể trạng của khỉ Macaca mulatta trong thời kỳ lão hóa 40
4.1.2 Thân nhiệt 44
4.1.3 Tần số mạch 45
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iv


4.1.4 Tần số hô hấp 47
4.2 Một số chỉ tiêu máu ở khỉ trong thời kỳ lão hóa. 47
4.2.1 Hệ hồng cầu 48
4.2.2 Hệ bạch cầu 53
4.2.3 Kích thước các loại tế bào máu 62
4.3 Một số chỉ tiêu sinh hóa máu khỉ Macaca mulatta trong thời kỳ
lão hóa nuôi tại ñảo Rều- Quảng Ninh 64
4.3.1 ðộ dự trữ kiềm 67
4.3.2 Hoạt ñộ men sGOT và sGPT 67
4.3.3 Hàm lượng ñường huyết khi khỉ lão hóa 68
4.3.4 Protein tổng số và các tiểu phần protein huyết thanh ở khỉ trong
thời kỳ lão hóa 69
4.3.4.2 Các tiểu phần protein huyết thanh và tỷ số A/G. 69
4.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của giới tính tới sự lão hóa của khỉ vàng

Macaca mulatta 75
4.4.1 Các biểu hiện bên ngoài của sự lão hóa ở khỉ theo tính biệt 75
4.4.2 Thân nhiệt, tần số mạch, tần số hô hấp của khỉ trong giai ñoạn
lão hóa theo tính biệt 76
4.4.3 Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối huyết cầu,
nồng ñộ huyết sắc tố và lượng huyết sắc tố bình quân hồng cầu
theo giới tính ở khỉ lão hóa 77
4.4.4 Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở khỉ lão hóa 78
4.4.5 Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở khỉ lão hóa 79
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 81
5.1 Kết luận 81
5.2 ðề nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Hb Hemoglobin
LHSTbq Lượng hemoglobin bình quân
NðHSTbq Nồng ñộ huyết sắc tố bình quân
sGOT Serum - glutamate - oxaloaxetat -transminaza
sGPT Serum - glutamat - pyruvat - transminaza
SKTT Sức kháng tối thiểu
SKTð Sức kháng tối ña
TKHC Tỷ khối huyết cầu
V
h/c

Thể tích bình quân của hồng cầu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vi


DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang


4.1 Thể trạng của khỉ Macaca mulatta trong thời kỳ lão hóa 41

4.2 Thân nhiệt, tần số mạch, tần số hô hấp ở khỉ Macaca mulatta
trong thời kỳ lão hóa 46

4.3 Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố và tỷ khối hồng cầu ở
khỉ Macaca mulatta trong thời kỳ lão hóa 49

4.4 Nồng ñộ huyết sắc tố trung bình, lượng huyết sắc tố bình quân
của hồng , sức kháng hồng cầu và thể tích hồng cầu ở khỉ Macaca
mulatta trong thời kỳ lão hóa 52

4.5 Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở khỉ Macaca mulatta
trong thời kỳ lão hóa 54

4.6 Hướng nhân và thế máu ở khỉ Macaca mulatta trong thời kỳ lão hóa 58

4.7 Kích thước tế bào máu của khỉ Macaca mulatta trong thời kỳ lão hóa 63

4.8 ðộ dự trữ kiềm, hoạt ñộ men sGOT, men sGPT và hàm lượng

ñường huyết ở khỉ Macaca mulatta trong thời kỳ lão hóa 65

4.9 Các tiểu phần protein huyết thanh và tỷ số A/G của khỉ khi lão hóa 71

4.10 Hàm lượng Natri, Kali của khỉ khi lão hóa 74

4.11 Một số biểu hiện ngoài của sự lão hóa theo giới tính ở khỉ
Macaca mulatta nuôi tại ñảo Rều- Quảng Ninh 75

4.12 Thân nhiệt, tần số mạch, tần số hô hấp theo giới tính ở khỉ
trong thời kỳ lão hóa 76

4.13 Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối huyết cầu,
nồng ñộ huyết sắc tố và lượng huyết sắc tố bình quân hồng cầu ở
khỉ lão hóa 77

4.14 Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu của khỉ ở khỉ lão hóa 78

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vii


4.15 Hàm lượng protein tổng số và các tiểu phần protein huyết thanh ở
khỉ lão hóa 79

4.16 ðộ dự trữ kiềm, hoạt ñộ men, hàm lượng ñường huyết ở khỉ lão hóa 80



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

1


1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Những năm gần ñây, ngành Thú y luôn phải ñối mặt với những dịch
bệnh mới xảy ra không có tính quy luật nên rất khó kiểm soát và khống chế.
Khi dịch bệnh xảy ra những ñộng vật non và già là những ñối tượng rất hay
mắc. ðối với ñộng vật còn non ngoài việc nhận ñược kháng thể thụ ñộng từ
mẹ, chúng ta còn chủ ñộng phòng ngừa bằng vaccine kết hợp với khả năng
thích nghi tốt với ñiều kiện sống sẽ làm giảm mức ñộ của bệnh. Nhưng ñối
với những ñộng vật già khả năng chống chọi với bệnh tật thường kém do vậy
dịch bệnh xảy ra thường dai dẳng và rất khó kiểm soát. Nguyên nhân chủ yếu
là do ở ñộ tuổi cao cơ thể của ñộng vật cũng như con người thường bước vào
quá trình lão hóa và lão hóa là quá trình biến ñổi một cơ thể trưởng thành
sang một cơ thể suy yếu mọi chức năng cơ quan, hệ thống làm cho cơ thể dễ
cảm nhiễm với bệnh và tăng nguy cơ tử vong.
Trên thế giới nghiên cứu về lão hóa ở ñộng vật chưa nhiều và ở Việt
Nam vấn ñề này vẫn chưa ñược quan tâm ñặc biệt là khỉ. Việc nghiên cứu và
xác ñịnh ñộ tuổi lão hóa trên ñộng vật là rất cần thiết, vì khi xác ñịnh ñược ñộ
tuổi bắt ñầu lão hóa ở từng vật nuôi người ta sẽ có phương pháp chăm sóc
nuôi dưỡng tốt mang lại hiệu quả trong chăn nuôi và làm giảm mức ñộ của
dịch bệnh.
Khỉ vàng tên khoa học là Macaca Mulatta thuộc họ khỉ Cercopi
thecidae trong bộ linh trưởng Primates. Trên thế giới khỉ vàng phân bố ở
Miến ðiện, Ấn ðộ, NêPan, Thái Lan, Lào và miền nam Trung Quốc…Ở Việt
Nam khỉ vàng phân bố rộng ở các tỉnh miền núi, trung du (Tuyên Quang,
Lạng Sơn, Hà Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa,…) và một số hòn ñảo gần bờ
(Hòn Mê, ñảo Rều,…)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
2


Khỉ là loài ñộng vật có giá trị lớn về nhiều mặt, là nguồn dược liệu
quan trọng trong ðông và Tây y. Và là loài ñộng vật bậc cao rất gần gũi với
con người về nguồn gốc và giải phẫu nên ñã ñược dùng làm ñối tượng nghiên
cứu về hệ thần kinh, sự vận ñộng, khả năng sinh sản theo lứa tuổi, các bệnh ở
hệ tim mạch, bệnh ñái ñường.
Ở nước ta khỉ vàng ñược nuôi theo hình thức bán tự nhiên ở ñảo Rều -
Quảng Ninh và nuôi nhốt kết hợp với việc bổ sung thêm hoa quả, mía, cơm,. .
Mỗi năm, viện Vệ sinh dịch tễ thường dùng một số lượng lớn khỉ làm ñộng
vật thí nghiệm ñể sản xuất vaccine Sabin phòng bại liệt cho trẻ em và các
loại vaccine chống dịch sởi, viêm gan A, B, C gần ñây nhất, năm 2005 nước
ta ñã sản xuất ñược vaccine chống virrut H5N1 thử nghiệm thành công trên
ñộng vật và ñang xin phép thử nghiệm trên người. Như vậy, ñể ñảm bảo
cho việc sản xuất vaccine thì khỉ ñược dùng làm ñộng vật phải hoàn toàn
khỏe mạnh và có chứng nhận kiểm dịch của ngành thú y. Tuy nhiên, không
phải ở lứa tuổi nào khỉ cũng ñược dùng ñể sản xuất vaccine nhất là những
khỉ có ñộ tuổi cao. Bởi vì trong thời kỳ lão hóa, con người cũng như con
vật thường giảm sút về thể lực, cơ thể kém chịu ñựng và kém thích nghi
trước hoàn cảnh không thuận lợi của môi trường sống, vì vậy có thể dễ mắc
bệnh và dễ tử vong. Cho nên, việc nghiên cứu, lựa chọn khỉ ở ñộ tuổi nào
phù hợp cho việc sản xuất vaccine là vấn ñề quan trọng và ñặc biệt nghiên
cứu về sự biến ñổi sinh lý bình thường khi cơ thể ở thời kỳ lão hóa là rất
cần thiết cho việc chẩn ñoán lâm sàng và ñiều trị bệnh cho những con già
ñể ổn ñịnh số lượng và chất lượng khỉ nuôi tại ñảo, mặt khác khỉ có thể sử
dụng làm mô hình ñể nghiên cứu quá trình lão hóa ở người. Từ những lí do
trên chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh
lý, sinh hóa máu trong thời kỳ lão hóa ở khỉ Macaca Mulatta nuôi tại ñảo

Rều- Quảng Ninh”
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
3


1.2 Mục ñích của ñề tài
- Xác ñịnh những biểu hiện lão hóa của khỉ Macaca mulatta
- Xác ñịnh sự biến ñổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của khỉ
trong thời kỳ lão hóa.
- Xác ñịnh ñộ tuổi bắt ñầu lão hóa của khỉ Macaca mulatta.
- Bước ñầu xác ñịnh ảnh hưởng của giới tính ở ñộ tuổi lão hóa mạnh
nhất của khỉ Macaca mulatta.












Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
4


2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 Một số tư liệu về khỉ vàng
Tên latinh của khỉ vàng là Macaca mulatta, thuộc họ Cercopi thecideae,
nó còn ñược gọi với nhiều tên khác nhau tùy theo dân tộc như:
Dân tộc Kinh gọi là: khỉ ñỏ ñít, khỉ ñàn, bú dù, khỉ nước.
Dân tộc Thái gọi là: tô lình, lình ñeng, lình lệnh, lình lạnh.
Dân tộc Dao gọi là: tào lình vèng, tào lình vàng, tào bình giàng.
Dân tộc Mường gọi là: khỉ ñỏ.
Khỉ vàng có bộ lông mỏng về mùa hè và dày về mùa ñông, lông ngắn
và mịn. ðầu màu vàng xám, ñỉnh có khoáy. Gáy, vai, phần lưng trên có màu
nâu, nâu vàng hay nâu xỉn, phần lưng dưới màu nâu nhạt. Mông và hai ñùi
hoe ñỏ rực rỡ. Mỗi lông ở vùng này có phần gốc trắng xám, nửa ngoài màu da
cam (ñặc ñiểm ñặc trưng). Cổ màu nâu nhạt. Bụng trắng vàng hoặc trắng màu
ñất thổ. Mu bàn chân vàng nâu, háng màu ñỏ. ðuôi dài (nhưng không vượt
quá nửa chiều dài thân), rậm lông, mặt trên nâu thẫm, mặt dưới vàng nâu.
Trên mặt có ít lông, da ở má, trán màu sáng. Ở con cái ñám da này trở nên ñỏ
khi có kinh nguyệt. Mắt màu nâu nhạt.
Khỉ vàng là loài sống thành ñàn ñiển hình, do vậy việc xác ñịnh số
lượng ñàn khỉ có ý nghĩa quan trọng. Số lượng con trong ñàn, nhóm tuổi, tỉ lệ
giới tính của các ñàn khác nhau. Ở ðảo khỉ có 5 bầy số lượng khỉ ở mỗi bầy
khác nhau. Nhiều nhất là 195 con ở bầy sân nhà cao và ít nhất là 104 con ở
bầy sân nhà bếp, Nguyễn Bá Hiên và cộng sự, 1995[12].
Tổ chức ñàn khỉ vàng khá chặt chẽ và thể hiện tính ñẳng cấp rõ. Mỗi
ñàn có một con ñực khoẻ dẫn ñầu (con ñầu ñàn). Khi di chuyển, con ñầu ñàn
ñi trước ñàn 4 - 6m. Khi kiếm ăn, con ñầu ñàn thường ngồi riêng ở một cây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
5


cao ñể quan sát. Vai trò của con ñầu ñàn ñược các tác giả Lê Hiền Hảo,
1973[9], ðặng Huy Huỳnh, 1997[13] ñề cập ñến. Theo các tác giả này, ngoài

nhiệm vụ quan sát bảo vệ, khỉ ñầu ñàn còn có nhiệm vụ quan trọng trong sinh
sản khỉ ñầu ñàn thường giao phối trước với mọi khỉ cái trong thời kì ñộng
dục, trung tâm của ñàn khỉ vàng là con cái trưởng thành và ñược tổ chức từ
các thế hệ con cái trước ñó, còn con ñực trưởng thành hình như ñóng vai trò
thứ yếu trong ñiều khiển hoạt ñộng của ñàn nhưng giữ vai trò quan trọng
trong bảo vệ ñàn. Ở ñảo Rều, ñảo Vũng Chùa (Quảng Ninh), nơi khỉ vàng
ñược nuôi thả theo ñàn, vai trò bảo vệ ñàn của khỉ ñầu ñàn biểu hiện rõ nét. Ở
hai hòn ñảo này và trong chuồng nuôi, tính ñẳng cấp, vai trò con ñực ñầu ñàn
không chỉ thể hiện trong sinh sản mà còn cả trong tranh giành thức ăn.
Tuy có hiện tượng ñẳng cấp về tuổi tác và sức mạnh song quan hệ giữa
các cá thể trong ñàn khỉ luôn tỏ ra bênh vực và bảo vệ lẫn nhau khi bị ñe doạ.
Hiện tượng này gặp ở các ñàn khỉ ngoài tự nhiên khi bị chó săn ñuổi và ñặc
biệt rõ nét ở trong chuồng nuôi tại vườn thú Hà Nội hay ở ñảo Rều. Khi một
con bị ñe dọa cả ñàn ñã xông ñến cứu trợ và tấn công ñối thủ.
Khỉ vàng không chỉ là loài phân bố rộng về mặt ñịa lý mà còn là loài
rộng về mặt sinh cảnh.
Ở Ấn ðộ, khỉ vàng sống ngay ở vùng thôn quê, thậm chí ở cả trong thị
trấn, thị xã, thành phố và ngay bên ñường quốc lộ. Ngoài ra khỉ vàng còn có ở
Nepan, Pakistan, Buma, Mianma, Miến ðiện, miền nam Trung Quốc, Thái
Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Phạm Nhật cho thấy khỉ vàng
sống trong nhiều kiểu rừng và nhiều loại sinh cảnh khác nhau. Ở ñảo Cát Bà
với kiểu chính là rừng nhiệt ñới ñàn khỉ vàng. Tương tự ở các hòn ñảo khác
trong vùng biển ðông Bắc (Bản sen, Ba Mùn) và cả những hòn ñảo ở Nam
ñảo Cát Bà, nơi thực vật rừng bị tàn phá kiệt (Áng Thảm, Cát Dứa,….) vẫn
gặp khỉ vàng sinh sống. Vườn quốc gia Bạch Mã nằm ở cực Nam khu ñịa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
6



ñộng vật Bắc Trường Sơn có sự hiện diện của rất nhiều các loài thú khác nhau
trong ñó có khỉ vàng. Lê Hiền Hảo, 1973[9], còn cho biết khỉ vàng sống và
phát triển tốt ở những hòn ñảo rất nghèo thực vật (Hòn Mê Thanh Hoá, các
ñảo ñá ở vịnh Bái Tử Long,…). Trên ñất liền sinh cảnh của khỉ vàng ña dạng
hơn. Chúng sống trong những khu rừng tái sinh sau nương rẫy, rừng nghèo,
rừng giàu, trên ñịa hình núi ñất hay núi ñá. Sinh cảnh thích hợp nhất ñối với
khỉ vàng là rừng hỗn giao trên núi ñá tiếp giáp với sông suối, hồ hay biển.
Mỗi ñàn khỉ vàng sống trong một khu vực, ñó là vùng sống của chúng.
Vùng sống của khỉ vàng thường ổn ñịnh qua nhiều năm, ngay cả khi nguồn
thức ăn ñó có mùa là khó khăn. Theo một nghiên cứu nhiều năm tại Cát Bà
cho thấy: ở Ao Ếch có 5 con (năm 1981), năm 1982 có 6 con và năm 1989 là
14 con. Trường hợp tương tự cũng ñược gặp tại thung Rếch (Kim Bôi) và núi
ñá ðen (Lạc Thuỷ) Hoà Bình, các ñàn khỉ ở các khu vực này cư trú ñã lâu
mặc dù ven chân núi ñều bị phát ñể làm nương (ðặng Huy Huỳnh và cộng sự,
1997[13].
ðộ lớn vùng sống của khỉ vàng thay ñổi và việc xác ñịnh ñộ lớn trên
thực ñịa chỉ là tương ñối.
Diện tích vùng sống của khỉ vàng có thể ñược mở rộng khi số con trong
ñàn lớn, không bị hạn chế bởi yếu tố ñịa lý hay các yếu tố khác. Tuy nhiên
phạm vi vùng sống còn liên quan ñến chỗ ngủ.
Mỗi ñàn khỉ vàng có một vùng sống riêng và chúng luôn bảo vệ vùng
sống của mình. Hiện tượng các ñàn khỉ ñánh nhau là do nguyên nhân xâm
phạm vùng sống của nhau. Phạm Nhật, 1993[21] ñã quan sát ñược hai ñàn khỉ
vàng gặp ở Cổng Nứa ñã ñánh nhau 2 lần/14 ngày.
Khỉ vàng là loài thú linh hoạt và nhanh nhẹn không những trên cây mà
cả trên mặt ñất và dưới nước. Chúng có thể trèo lên những cây to, cao, bò ra
những cành nhỏ ñể hái quả hoặc lá non. Bình thường từ trên cây, khỉ vàng tụt
xuống theo chiều thuận (ñầu ở trên). Khi bị săn bắn, tính mạng bị ñe doạ, khỉ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
7



vàng cúi ñầu nhảy bổ xuống, gần tới ñất, tư thế con vật chuyển nằm ngang,
hai chân tiếp ñất. Tư thế này không chỉ ñảm bảo an toàn cho vận ñộng nhảy
mà nó còn tạo thế thuận lợi cho con vật chạy trốn ngay.
Trên ñất, khi kiếm ăn khỉ vàng di chuyển tựa trên cả hai chân và hai
tay. Khi tranh giành thức ăn, khỉ vàng di chuyển chủ yếu bằng hai chân và
một tay, tay kia cầm giữ thức ăn. Lúc bị ñuổi khỉ vàng chạy theo kiểu nhảy.
Khỉ vàng bơi rất giỏi. Tiến sĩ Phạm Nhật cho biết chúng bơi từ Hòn Vũng
Chùa sang Hòn Cống Nứa với cự ly 250 mét mặt biển. Ở ñảo Rều một khỉ ñực
ñã bơi từ ñảo Rều ñá sang ñảo Rều ñất trên 300 mét mặt nước biển. Theo nghiên
cứu của Lê Hiền Hảo, 1973[9] khỉ vàng có thể bơi qua 700-800 mét khoảng
rộng giữa hai hòn ñảo và lặn xa tới 20 mét, khỉ vàng rất thích tắm. Ở ñảo Rều
chúng thỉnh thoảng vẫn nhảy xuống ven bãi biển ñể tắm.
Khỉ vàng là loài thú ưa thích vận ñộng, ñặc biệt là những con nhỏ và
chỉ im lặng khi ngủ.
Khỉ vàng là loài có biểu hiện cao về quan hệ xã hội. Thường sau các
buổi ăn, khỉ vàng tập chung ngồi nghỉ trên các tảng ñá, trên cành cây lớn và
chuốt lông bắt bọ, rận cho nhau. Trên thực ñịa, ở ñảo Rều và các ñiểm nuôi
nhốt chuồng cho thấy các con cái trưởng thành vuốt lông cho con ñực trưởng
thành. Con cái có chửa tự vuốt lông cho mình. Con mẹ có con nhỏ bắt rận và
nhặt bẩn trên lông của con. Vào ñầu buổi nghỉ, các con nhỏ thường ñùa
nghịch với nhau. Hiện tượng phổ biến là túm ñuôi kéo hoặc ôm cổ nhau vật
ngã lộn nhào. Ở ñảo Rều hiện tượng chọc tức nhau (trường hợp chỉ xảy ra khi
một con muốn ñùa nghịch còn con kia không thích chơi). Khỉ vàng là loại thú
tinh khôn, tò mò hay bắt chước một số ñộng tác của con người. Biểu hiện tình
cảm thường thấy rõ trên nét mặt. Chúng tỏ ra mừng rỡ, vồn vã, có thể còn
nhảy với bọn sống ở ñảo. Ở ñây nguyên nhân có lẽ là khí hậu, bởi vì thường ở
các ñảo, khí hậu, nhất là nhiệt ñộ và ñộ ẩm thường dễ chịu hơn so với ñất liền.
Ngoài ra mưa, sương mù cũng làm thay ñổi nhịp ñiệu thời gian hoạt ñộng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
8


kiếm ăn của khỉ vàng. Cường ñộ kiếm ăn của khỉ vàng mạnh vào ñầu buổi
sáng, giảm dần lúc 9-10 giờ, buổi chiều mạnh vào lúc 15-16 giờ. Ngoài 16 giờ
hầu như việc kiếm ăn của khỉ vàng giảm, chúng nhởn nhơ, vừa ñi vừa nhặt
quả lá ñể ñến nơi ngủ. Nghỉ trưa là các ñặc ñiểm của hầu hết các loài linh
trưởng nói chung cũng như của khỉ vàng nói riêng.
Ở ñảo Rều trong các tập tính hoạt ñộng, chúng tôi ñặc biệt chú ý ñến
tập tính ngủ và trú ẩn của khỉ. Kết quả theo dõi cho thấy:
Mùa hè: Hoạt ñộng của khỉ có hai pha rõ rệt: hoạt ñộng leo trèo trên
cây và ngủ, nghỉ vào buổi trưa và ban ñêm. Thời gian nghỉ trưa kéo dài
khoảng 60 - 90 phút.
Mùa ñông: Pha ngủ trưa ngắn và không rõ ràng. Nhưng bù lại khỉ dậy
muộn và ñi ngủ sớm.
ða số lần quan sát thấy khỉ vàng có tập tính ngủ ngồi. Các con ñực
thường ngồi một mình. Các con cái có con non dựa vào chạc cây, một tay ôm
con, một tay bám cành nhỏ ñể ngủ. Con non ngồi trong lòng mẹ hai tay túm
chặt lông bụng, miệng ngậm vú. Các con nhỏ (1-2 tuổi) thường ngồi tựa vào
nhau cúi ñầu ngủ. Trong ñiều kiện nuôi nhốt, nhiều con ngủ ngồi nhưng cũng
nhiều con nằm sấp, mặt nghiêng ngay trên nền chuồng.
Khỉ vàng bắt ñầu ngủ khi trời tối hẳn. Giấc ngủ khỉ vàng không say và
không sâu, ñêm thường có sự thay ñổi tư thế. Khỉ vàng khá tỉnh trong khi
ngủ, chỉ một tiếng ñộng nhỏ cũng làm chúng tỉnh giấc và những lúc ñó chúng
thường phát ra tiếng kêu: “khoọc, khoọc”. Càng gần sáng khỉ vàng càng thay
ñổi tư thế nhiều hơn. Lê Hiền Hảo, 1973[9] có nhận xét khỉ vàng tỏ ra khó
ngủ vào những ñêm trăng sáng.
Hầu hết các ñàn khỉ vàng mà Phạm Nhật quan sát ñược có một ñặc
ñiểm giống nhau là chúng không ngồi tập chung hay tụ tập lại và ngủ theo ñàn

mà ngồi tách thành nhóm nhỏ 2-3 con.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
9


Với mật ñộ khoảng 700 con/km
2
, ñảo Rều không còn là môi trường
dinh dưỡng mà chỉ là môi trường sống cho khỉ.
Thảm thực vật ở ñây phong phú, song những loại cây là thức ăn của khỉ
còn lại rất ít và bị khỉ phá tàn phá nghiêm trọng. Hàng ngày khỉ ñược ăn hai
bữa cơm. Cơm ñược nấu chín và có thành phần sau:
- Gạo tẻ 75 - 80%
- ðậu ñen 12 - 15%
- ðậu tương 5 - 6%
- Lạc nhân 3 - 4%
Kết quả theo dõi tập tính ăn của khỉ ở 3 sân ăn từ nhiều tác giả cho
thấy:
Trước giờ ăn khoảng 15 phút (buổi sáng 9h, buổi chiều 15h), ñàn khỉ
tập trung ở quanh khu vực sân ăn, chúng nhảy nhót, kêu ầm ĩ.
Khi cơm ñược ñổ ra sân ăn và nghe tiếng gõ kẻng, khỉ vào sân ăn cơm.
Quá trình này có sự phân lớp rõ rệt, trong khoảng 15 - 20 phút ñầu tiên, chỉ có
khỉ to, khỉ ñầu ñàn và khỉ con vào ăn (chiếm khoảng 15% tổng ñàn). Trong
thời gian này những khỉ mẹ (cõng con) hoặc khỉ nhỡ chỉ dám lẻn vào sân, ôm
vội cơm rồi chạy nhanh. Khỉ ñầu ñàn thường vừa ăn vừa bới chọn thức ăn,
chúng thích ăn lạc, ñỗ, bỏ lại cơm, chúng ngồi cả lên thức ăn. Sau khi chúng
ñi khỏi các khỉ khác mới vào ăn. Tuy nhiên, do cơm bị bới móc, làm vỡ nên
toán khỉ này ăn uể oải và bỏ ñi dần. Thời gian ăn ở một sân kéo dài trung bình
50 - 70 phút. Theo dõi số lượng khỉ vào sân ăn cho thấy có khoảng 10 - 15%
khỉ không vào sân ăn khi chúng nhìn thấy sân cơm bị bới bừa bãi, hôi hám do

bị các “ñàn anh ñàn chị” làm ô nhiễm nên vẫn còn có con bị ñói.
Nghiên cứu quá trình sinh sản, sinh trưởng, phát triển của khỉ vàng (và
các loài linh trưởng khác) ngoài tự nhiên là việc làm khó và không thể xác
ñịnh mùa sinh, ñỉnh cao mùa sinh cũng như một số nhận xét về sinh trưởng và
phát triển trong ñiều kiện nuôi nhốt hay ngoài tự nhiên khi có thể.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
10


Theo dõi quá trình sinh sản của khỉ vàng ở ñảo Rều cho thấy: mùa
sinh sản của khỉ vàng kéo dài từ tháng 3 ñến tháng 10 trong năm. Song tỷ
lệ khỉ sinh sản tập trung cao nhất vào tháng 5 (chiếm tỷ lệ 30,56%), và
tháng 6 (chiếm tỷ lệ 25%) Nguyễn Bá Hiên và các cộng sự[12].
Như vậy, mùa sinh sản tập trung của khỉ vàng trùng với mùa rộ hoa,
nhiều quả của nhiều loại cây rừng ở nước ta, là kết quả của quá trình ñấu
tranh ñể thích nghi với ñiều kiện sống. Về mặt lí thuyết, nhu cầu năng
lượng của khỉ mẹ trong thời gian nuôi con là lớn và chính sự phong phú
nguồn quả của cây rừng trong những tháng này ñã ñáp ứng ñược nhu cầu ñó.
Trong quan hệ sinh dục, một khỉ ñực thường giao phối với nhiều con cái và
ngược lại một con cái quan hệ với nhiều con ñực. Giống các loài thú linh
trưởng khác, khỉ vàng có chu kì rụng trứng hàng tháng. Kết quả theo dõi
trong ñiều kiện nuôi nhốt của Lê Hiền Hảo, 1973[9], của ðặng Huy Huỳnh,
1997[13] và của Phạm Nhật,1993[21], cho thấy chu kì kinh nguyệt của khỉ
vàng ngắn nhất là 25 ngày, dài nhất là 39 ngày và trung bình là 31 ngày,
thời gian hành kinh kéo dài 2 - 2,5 ngày. Theo dõi của Lê Hiền Hảo,
1973[9] cho biết những con cái thường xuyên bị kích thích hay bị bắt trói
làm thí nghiệm thì chu kì kinh nguyệt bị rối loạn, có con chỉ còn 13 ngày.
Những con cái trong thời kì nuôi con nhỏ, kinh nguyệt bị ñình trễ 5-6 tháng
do chuyển ñổi lượng hormon sinh dục.
Ở ñảo Rều khỉ có chu kì sinh dục ngắn nhất là 28 ngày, dài nhất là 37

ngày và trung bình là 31 ngày.
Vào thời kì nuôi con, trong buồng trứng khỉ vàng tiết nhiều hormon
progesteron ñể kích thích sự phát triển tuyến sữa và chính hormon này ñã làm
ngừng chu kì kinh nguyệt.
Ở nước ta, khỉ vàng thành thục tương ñối sớm, con cái khoảng 1,5 tuổi
(trọng lượng cơ thể có thể trên 2000 gram) ñã bắt ñầu có kinh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
11


Trong thời kỳ ñộng dục, quan hệ giữa con ñực và con cái có nhiều biểu
hiện tình cảm ñặc biệt. Phổ biến là cử chỉ âu yếm vuốt ve, ngắm nhìn nhau
dịu dàng, cọ ñầu vào nhau. Giữa các con ñực có biểu hiện trội về sức mạnh ñể
chiếm ñược tình cảm của con cái. Tuy nhiên cũng gặp từng ñôi (1 ñực,1 cái)
có thể cùng lứa tuổi ở cách xa ñàn. ðộng tác trước khi giao hoan của khỉ vàng
có biểu hiện khác nhau. Con ñực và con cái có nhiều cử chỉ âu yếm hơn. Nếu
con ñực thèm muốn trước, chúng tăng cường nhịp ñộ vuốt lông, cọ ñầu vào
con cái. Nếu con cái chấp nhận, nó ñứng trên cả chân và tay, tay hạ thấp, chân
nâng mông cao, ñuôi vồng, ñầu quay nhìn con ñực rất tình cảm khỉ vàng ñực
tiến ñến và cưỡi lên lưng con cái, hai chân sau bám chặt vào phía bắp ñùi
chân, hai tay chống lên mông và ñưa dương vật (ngọc hành) vào bộ phận sinh
dục của con cái. Cũng có trường hợp khỉ ñầu ñàn ép khỉ cái ñể giao phối. .
Về thời gian mang thai của khỉ vàng, Lê Hiền Hảo, 1973 [9] có nêu kết
quả theo dõi của Lapin cho rằng khỉ vàng chửa 165-186 ngày và theo C. G.
Hartman thì trung bình là 168 ngày, tối thiểu là 149 ngày và tối ña là 180
ngày khỉ vàng ở nước ta ñẻ mỗi lứa một con, có trường hợp khỉ cái sinh ñôi
thường ít gặp hơn. Lê Hiền Hảo,1973 [9] cho biết ñã gặp 2 trong số 745
trường hợp khỉ cái ñẻ sinh ñôi ở trại nuôi Xukhumi (Liên Xô cũ).
Thường gặp khỉ vàng ñẻ con vào ban ñêm hoặc chiều tà. Khi chuẩn bị
ñẻ, con mẹ tỏ ra lo lắng, né tránh các con khác và tìm một nơi cách xa ñàn.

Thái ñộ lo âu rõ nét ở con ñẻ lần ñầu. Khỉ ngồi xổm, vừa rặn ñẻ vừa dùng hai
tay ñỡ con non. Sau khi ñẻ, khỉ mẹ liếm sạch các chất nhầy, máu trên lông
con hay vương vãi trên ñất và ăn nhau của mình Lê Hiền Hảo,1973 [9]; ðặng
Huy Huỳnh và cộng sự,1997 [13].
Qua nghiên cứu về tập tính làm mẹ của khỉ vàng cho thấy tất cả các
khỉ mẹ sau khi sinh con luôn luôn ôm con từ khi lọt lòng tới khi cai sữa và
thực tế ñiều tra cho thấy tại cơ sở chăn nuôi khỉ vàng ở ñảo Rều tỷ lệ chết của
khỉ sơ sinh rất ít, trên cơ sở ñó người ta ñã dựa vào tỷ lệ khỉ cái ôm con ñể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
12


ñánh giá tỷ lệ sinh sản của ñàn khỉ. Khỉ con ñẻ ra nặng 200 ñến 300 gram, bộ
lông thưa, mềm, màu xám nhạt, tình trạng cơ thể yếu nhưng tay ñã có khả
năng bám chặt vào bụng mẹ, miệng ngậm vú suốt ngày. Mười năm ngày ñầu
khỉ con gần như giữ nguyên tư thế trước ngực mẹ, sang tuần lễ thứ ba, sức
khoẻ có khá hơn, chúng bắt ñầu có thể ôm mẹ, ở tuần lễ thứ tư khỉ con có khả
năng rời cơ thể mẹ khi mẹ chúng ngồi nghỉ. Bộ lông một tháng tuổi dày và ñã
chuyển màu ở một số chỗ: ñỉnh ñầu, gáy, mặt sau cổ, dọc lưng xám nâu. Hai
bên ñầu màu xám, hung nhạt. Bụng xám trắng. Ngoài hai chi trước màu tro.
Mông và hai ñùi sau màu vàng phớt hoặc hung nhạt. ðuôi cùng màu với màu
lưng nhưng nhạt hơn. Ba tháng tuổi, bộ lông dày màu vàng nâu nhạt, phần
mông và ñùi ñã phớt hoe ñỏ, bụng trắng nhạt. Trọng lượng cơ thể 500-600
gram. Sáu tháng tuổi bộ lông ñã gần giống con trưởng thành, trọng lượng cơ
thể 700-900 gram. Vào tuổi này con vật ñã hoạt ñộng nhanh nhẹn. Bộ răng
mọc ñủ và chúng có khả năng ăn lá và một số quả mềm. Nhiều con ñã ít bú
mẹ, một số thôi bú hẳn. Một năm tuổi khỉ con ñạt trọng lượng 1000 - 1500gr,
bộ lông như bộ lông con trưởng thành, hoạt ñộng hoàn toàn ñộc lập.
Khỉ cái có thể sinh sản sau 1,5 - 2,0 năm tuổi. Cũng có ý kiến cho rằng
con ñực sau một năm tuổi có thể giao phối. ðiều này có thể có vì khỉ vàng cái

1,5 tuổi ñã có kinh. Tuổi thọ của khỉ Macaca mulatta là 30 năm tuổi.
Nói ñến khỉ người ta thấy khỉ có rất nhiều công dụng như cao khỉ và
thịt khỉ ñều dùng ñể làm thuốc.
* Cao khỉ có 2 loại
Cao xương khỉ là cao ñược nấu bằng xương khỉ ñã ñược làm sạch hết
thịt và mỡ.
Cao khỉ toàn tính là cao nấu bằng toàn bộ con khỉ khi ñã bỏ hết phủ
tạng trừ mật.
Cao khỉ loại tốt phải ñược nấu từ 5-7 bộ xương khỉ và có kèm theo mật
của chúng. Nước ta có nhiều loài khỉ làm thuốc nhưng phổ biến nhất là loại
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
13


khỉ vàng Maccaca mulatta. Về công dụng của 2 loại cao nói chung là giống
nhau. Nhưng cao khỉ toàn tính ñược ñánh giá tốt hơn. Chúng có tác dụng bổ
gan, thận giúp trường thọ, bổ toàn thân và thường dùng cho người ăn ngủ
kém, thiếu máu, gầy yếu, xanh xao. Dùng rất tốt cho trẻ em và phụ nữ. Ngoài
các công dụng trên còn một số công dụng ít ñược biết ñến như là:
- Xương ñầu khỉ nấu cao dùng trị sốt rét và trẻ em bị ñộng kinh.
- Da khỉ nấu cao trị ngứa lở.
- Mật khỉ trị ñau mắt, ñộng kinh.
- Sỏi mật khỉ (hầu táo-Calculus Macaca): tán bột dùng hoàn tán không
bỏ vào thuốc sắc, vị ñắng lạnh, hơi mặn và có tác dụng vào kinh tâm, phế, can,
ñởm, tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, hóa ñàm ñịnh suyễn, tiêu viêm giải ñộc.
* Thịt khỉ
Theo nhiều tài liệu cổ thịt khỉ có thể dùng trị sốt rét kinh niên. Danh y
Lý Trời Trân cho rằng ăn thịt khỉ có thể phòng tránh ñược lam sơn trướng
khí. Trung dược học bản thảo ghi thịt khỉ trị chứng phong lao, ngâm rượu
chữa sốt rét kinh niên.

Thịt khỉ chưng cất cách thủy với hoàng kỳ, hoài sơn ăn ñộ dăm lần có
thể chữa khỏi bệnh trĩ.
Rượu thịt khỉ còn dùng bổ thận tráng dương cho nam giới và ñiều trị
chứng lạnh tử cung không sinh ñược con ở phụ nữ. Chữa lưng ñau, gối mỏi,
liên tục mắc tiểu.
Bộ phận sinh dục khỉ ñực ngâm rượu làm thuốc bổ thận tráng dương.
Trong dân gian cũng lưu truyền một số kinh nghiệm sau ñây ñể chữa
cam tích trẻ em:
- Dùng nước miếng khỉ chữa cam tích trẻ em bằng cách ñưa cho khỉ
trái cây khi khỉ ñang ăn dở thì lấy cho trẻ bị bệnh ăn tiếp.
- Dùng gan, dạ dày, ruột khỉ làm thức ăn với cơm hoặc nấu cháo

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
14


2.2 Các giả thuyết về quá trình lão hóa
Trong sinh học, lão hóa (tiếng anh là Senescence, xuất phát từ senex
trong tiếng Latin có nghĩa là “Người già”, “tuổi già”) là trạng thái hay quá
trình tạo nên tuổi tác già nua.
Lão hóa tế bào là một hiện tượng khi các tế bào phân lập trở nên hạn
chế khả năng phân chia trong môi trường nuôi cấy. Lão hóa cơ thể ñề cập ñến
quá trình trưởng thành và già nua của sinh vật. Những quá trình này không
liên quan ñến cơ chế apoptosis (chết tế bào theo chương trình).
Tuổi già của sinh vật thường kèm theo biểu hiện giảm khả năng chống
chọi với stress, mất dần cân bằng nội môi và tăng nguy cơ mắc bệnh tật. Do
ñó, cái chết là một kết cục cuối cùng của lão hóa. Một số nhà khoa học trong
lĩnh vực biogerontology cho rằng tuổi già bản thân nó là một bệnh và có thể
cứu chữa ñược, mặc dù ñây là một vấn ñề ñang tranh cãi.
Người ta xác ñịnh một số yếu tố di truyền và môi trường tác ñộng ñến

quá trình lão hóa ở các sinh vật mô hình, ñiều này ñem lại hy vọng có thể làm
chậm, giữ hoặc phục hồi lại sự lão hóa ở con người. Ví dụ chế ñộ ăn kiêng
(khoảng 30% nhu cầu hàng ngày) ñã kéo dài tuổi thọ của nấm men, sâu, ruồi,
chuột và khỉ. Một vài gen cần thiết cho quá trình này ñã ñược xác ñịnh và
việc sửa ñổi các gen này cũng ñem lại tác dụng như ăn kiêng. Chất
Resveratrol, một loại polyphenol có trong rượu vang ñỏ cũng cho thấy khả
năng kéo dài tuổi thọ của nấm men, sâu và ruồi. Khói thuốc lá là một yếu tố
thúc ñẩy sự lão hóa, những người hút thuốc thường già nhanh hơn những
người không hút.
Nguyên nhân gây lão hóa ñược giải thích bằng nhiều thuyết khác nhau
như: thuyết di truyền, thuyết gốc tự do…Ngoài ra, hiện tượng lão hóa có liên
quan ñến ñột biến gen còn gây ra hội chứng già trước tuổi hay liên quan ñến
tuổi thọ của con người. Quá trình lão hóa diễn ra ở mọi cơ quan trong cơ thể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
15


và gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu thực hiện tích cực
một số biện pháp, chúng ta có thể trì hoãn quá trình lão hóa. Tại các nước
tiên tiến như Nhật Bản, các kiến thức về sự lão hóa ñược phổ biến rộng rãi
cho người dân và các biện pháp này ñã giúp tuổi thọ của người Nhật kéo dài
ñến 86 tuổi. Ở Hàn Quốc, các dược thảo chống lão hóa như nhân sâm, dinh
dưỡng, thuốc bổ dưỡng, thể dục, các yếu tố gây lão hóa,… ñược phổ cập cho
người dân và ñã giúp kéo dài tuổi thọ ñến 78,5 tuổi. Các danh nhân Hy Lạp
có các nhân tố di truyền tốt hầu hết ñều có tuổi thọ rất cao, Pythagoras sống
gần 80 tuổi, Sophocles thọ gần 90 tuổi. Triết gia nổi tiếng như Gorgias 107
tuổi, Democritus 90 tuổi, Platon 80 tuổi, Diogenes thành Sinope 89 tuổi,
Cleanthes 99 tuổi.
Ở Việt Nam, lão hóa là một trong những vấn ñề ñang ñược quan tâm,
tuy nhiên tài liệu và thông tin về lão hóa còn rất giới hạn.

2.2.1 Thuyết di truyền
Thuyết di truyền có lẽ là thuyết khoa học nhất. Theo thuyết này thì con
người có sẵn trong các tế bào của mình một chương trình - mang trong các
“gen”. Các gen hoạt ñộng theo thứ tự, bất di bất dịch: sinh, lão, bệnh, tử.
Các tế bào soma của người bình thường ñều có một thời gian sống có
giới hạn. Thông thường tế bào chết ñi sau 40 - 60 chu kì sao chép. Thời gian
sống của mỗi tế bào ñược quyết ñịnh về di truyền học bởi hai hệ thống ñộc
lập với nhau:
* Hệ thống kiểm soát ñời sống tế bào nhờ quá trình làm hao mòn các
các telomere ở các ñầu tận cùng nhiễm sắc thể:
Ở ñộng vật có vú, các ñầu tận cùng nhiễm sắc thể ñược bảo vệ bằng các
telomere (theo tiếng Hy Lạp, telo có nghĩa là cuối, còn mere là phần), tức là
những cấu trúc ñặc biệt ñược hình thành bởi các chuỗi TTAGGG lặp lại kế
tiếp nhau. Ở người các chuỗi lặp lại của telomere từ 5000 ñến 15000 base.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
16


Telomere có nhiệm vụ bảo ñảm sự bền vững của nhiễm sắc thể, chống lại
thoái hóa có hại, chống lại sự tái tổ hợp sai lạc và có vai trò ñiều hòa gen.
Mỗi lần phân chia, các nhiễm sắc thể ñều mất một số lượng nhỏ AND
của telomere, khoảng chừng 50-100 base. Khi các telomere trở nên quá ngắn
thì các nhiễm sắc thể sẽ kém bền vững, chúng không thể bám ñược vào màng
nhân tế bào, bị dính vào nhau và có hình dạng kỳ dị. Hậu quả là các tế bào
không thể phân chia ñược nữa. Các nhà nghiên cứu ñang bắt ñầu ñánh giá
kích thước của telomere như một “thước ño” chuẩn xác tuổi thọ của các tế
bào. Tuy nhiên enzym telomerase hoạt ñộng ở tế bào mầm và tế bào ung thư,
giúp cho tế bào phân chia liên tục bằng cách kéo dài chuỗi AND của
telomere, khiến cho tế bào trở nên “bất tử”
Cấu tạo của telomerase: telomerase của người gồm 2 tiểu ñơn vị là hTR

và hTERT. hTR (human template for replication) là ARN làm khuôn ñế sao
chép, hTERT (human telomerase reverse trancriptase) là protein xúc tác sự
polymer hóa nucleotid. Thành phần ARN của telomerase người có chừng 445
nucleotid, trong ñó các nucleotid 46-56 là vị trí gắn vào ñầu cùng của
telomere, và ñó là khuôn ñế từ ñó thêm vào các AND của telomere. Trong
việc kéo dài telomere, ñầu tiên telomerase sẽ nhận dạng ñầu cùng của
telomere thông qua các hoạt ñộng giữa telomere và cả hai tiểu ñơn vị hTR và
hTERT của telomerase, nhận dạng xong thì thêm chuỗi sáu base TTAGGG
của telomere, như vậy là kéo dài thêm một telomere và cứ thế tiếp tục.
* Hệ thống kiểm soát sự tiến triển của chu kì tế bào thông qua các gen
p53, AND - PK và INK4
Gen AND - PK sửa chữa những gen bị tổn thương.
Trong khi gen p53 không cho các gen bị tổn thương tự nhân lên. Khi có
một biến cố lớn trong tế bào, protein p53 còn gọi là “ vệ sĩ của bộ gene” sẽ
phát ñi một hiệu lệnh ñể tế bào này tự hủy. Các nhà khoa học cũng cho biết
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
17


rằng các yếu tố lối sống ảnh hưởng ñến cơ chế hoạt ñộng bình thường của gen
p53. Việc tránh các chất ñộc hại tác ñộng ñến p53 là một bước ñi quan trọng
tiến tới một lối sống lành mạnh hơn.
Protein p16INK4a là sản phẩm chính từ sự mã hóa của gen INK4, còn
ñược gọi là protein ức chế ung thư p16INK4a. Protein này có vai trò trong sự
ñiều hòa chu trình tế bào khi ở dạng liên kết và làm bất hoạt các dạng CDK
vòng khác nhau. Sự biểu hiện p16INK4a sẽ gia tăng theo tuổi tác và quá trình
biểu hiện này thì liên quan ñến quá trình già hóa của tế bào và ñược thừa nhận
là chi phối tới quá trình lão hóa. Khi càng lớn tuổi thì nồng ñộ p16INK4a sẽ
càng cao. Kết quả nghiên cứu từ các tế bào có các nguồn gốc khác nhau như
tủy xương, tuyến nội tiết ở tụy. Cũng như não cho thấy là p16INK4a ñã chi

phối quá trình lão hóa bằng cách giới hạn sự tự làm mới của các tế bào có khả
năng nhân ñôi.
2.2.2 Thuyết gốc tự do
Các phản ứng sinh hóa bên trong tế bào “phóng” ra các gốc tự do
(radical libre, free radical). Thực chất một gốc tự do là một nguyên tử oxy
“không ổn ñịnh”, sẵn sàng bám vào các phân tử quanh nó (ñể trở thành ổn
ñịnh). Thuyết này xuất phát từ ý kiến của BS.Deham Harman (trường ðại học
Nebraska) ñưa ra vào năm 1950: Các gốc tự do là nguyên nhân chính gây nên
xáo trộn hoạt ñộng của các ti lạp thể (mitochondries), bám vào các AND.
Nguyên liệu chính của các mật mã di truyền, gây ñột biến gen trong các tế
bào…Nói một cách khác các gốc tự do là nguyên nhân của sự tự hủy hoại của
sự lão hóa ở cấp tế bào.
Gốc tự do là những tiểu phân hóa học (phân tử, nguyên tử, ion) có một
nguyên tử ñơn ñộc lập ở lớp ngoài cùng. Với áp lực mạnh của ñiện tử ñơn
ñộc, gốc tự do có khả năng tương tác với tất cả các phân tử của những tế bào
bên cạnh nó, phá vỡ hoàn toàn màng tế bào, làm hư hại gen di truyền hoặc
hủy hoại toàn bộ tế bào. Nó làm tế bào già ñi và gây ra các bệnh lý tim,

×