Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

đánh giá sức sản xuất của đàn lợn đực giống landrace, yorkshire và maxter nuôi tại xí nghiệp lợn cầu diễn, từ liêm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


NGUYỄN NGỌC DUY


ðÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT CỦA ðÀN LỢN ðỰC GIỐNG
LANDRACE, YORKSHIRE VÀ MAXTER NUÔI TẠI XÍ
NGHIỆP LỢN CẦU DIỄN - TỪ LIÊM - HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.40


Người hướng dẫn khoa học: . NGUYỄN VĂN KIỆM

HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

i

LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.


- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Tác giả



Nguyễn Ngọc Duy

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

ii
LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi ñược bày tỏ lời biết ơn
chân thành nhất ñến TS. Nguyễn Văn Kiệm, người hướng dẫn khoa học ñã tận
tình giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Lời cám ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Bộ
môn Sinh lý – Sinh hóa, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thủy sản, Viện ñào
tạo Sau ñại học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới lãnh ñạo và cán bộ Công ty trách nhiệm
hữu hạn Nhà nước một thành viên giống gia súc Hà Nội, ñặc biệt là cán bộ
công nhân Xí nghiệp lợn Cầu Diễn ñã nhiệt tình giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành gia ñình và bạn bè ñồng nghiệp ñã
ñộng viên, giúp ñỡ tôi trong trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, cho phép tôi ñược bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu
sắc tới tất cả những sự giúp ñỡ quý báu ñó.


Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Tác giả


Nguyễn Ngọc Duy




Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

iii

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC VIẾT TẮT……………………………………………………. ix
1. MỞ ðẦU 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1


1.2. Mục đích của đề tài 2

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Cở sở lý luận 4

2.1.1. Vai trò của lợn đực giống và lợi ích của công tác truyền tinh
nhân tạo trong chăn nuôi lợn ở nước ta 4

2.1.2. Đặc điểm sinh lý của lợn đực giống 7

2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá phẩm chất tinh dịch 15

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh dịch 21

2.2.1. Giống 21

2.2.2. Tuổi của lợn đực 22

2.2.3. Thức ăn và dinh dưỡng 22

2.2.4. Các yếu tố thời tiết, khí hậu 24

2.2.5. Trạng thái sức khỏe của lợn đực giống 25

2.2.6. Chế độ khai thác và sử dụng 25


2.2.7. Chế độ vận động 26

2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 28

2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 28

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

iv
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
35

3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

3.1. Đối tượng nghiên cứu 38

3.2. Địa điểm 38

3.3. Nội dung nghiên cứu 38

3.3.1. Đánh giá phẩm chất tinh dịch của đực giống theo các chỉ tiêu 38

3.3.2. Đánh giá sức sản xuất của đực giống thông qua kết quả phối
giống và khả năng sinh sản của đàn nái 39

3.3.3. Đánh giá sức sản xuất của đực giống thông qua khả năng tăng
trọng và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng ở đàn lợn con từ sau cai
sữa tới 60 ngày tuổi 39

3.4. Phương pháp nghiên cứu 39


3.4.1. Theo dõi và thu thập số liệu về năng suất sinh sản của lợn đực
giống 39

3.4.2. Đánh giá sức sản xuất của đực giống tới kết quả phối giống và
khả năng sinh sản của đàn nái 41

3.4.3. Đánh giá sức sản xuất của đực giống qua chỉ tiêu tăng khối
lượng/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn con
sau cai sữa tới 2 tháng tuổi 42

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 43

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44

4.1. Đánh giá phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống Landrace,
Yorkshire và Maxter 44

4.1.1. Thể tích tinh dịch (V, ml) 45

4.1.2. Hoạt lực tinh trùng 47

4.1.3. Nồng độ tinh trùng 48

4.1.4. Chỉ tiêu tổng hợp V.A.C 49

4.1.5. Sức kháng của tinh trùng 50

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


v

4.1.6. Tỷ lệ kỳ hình 51

4.1.7. Độ pH của tinh trùng 52

4.2. Đánh giá sức sản xuất của đực giống tới tỷ lệ thụ thai 52

4.3. Đánh giá sức sản xuất của đực giống tới khả năng sinh sản của
đàn nái 54
4.3.1. Số con sơ sinh/ổ 54

4.3.2. Số con sơ sinh sống/ổ 61

4.3.3. Khối lượng sơ sinh/con 62

4.3.4. Khối lượng sơ sinh/ổ 63

4.3.5. Số con cai sữa/ổ 63

4.3.6. Khối lượng cai sữa/con 64

4.3.7. Khối lượng cai sữa/ổ 65

4.4. Đánh giá sức sản xuất của đực giống tới khả năng tăng trọng và
tiêu tốn thức ăn của lợn con từ sau cai sữa đến 2 tháng tuổi 66

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 69

5.1. Kết luận 69


5.1.1. Đánh giá phẩm chất tinh dịch 69

5.1.2. Đánh giá sức sản xuất của đực giống tới tỷ lệ thụ thai 69

5.1.3. Đánh giá sức sản xuất của đực giống tới khả năng sinh sản của
đàn nái 69

5.1.4. Đánh giá sức sản xuất của đực giống tới khả năng tăng trọng và
tiêu tốn thức ăn ở đàn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi 70

5.2. Đề nghị 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71





Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Thành phần hóa học của tinh dịch lợn (Hafez, 1976) 11

Bảng 2.2: Diễn biến thể tích tinh dịch lợn Yorkshire và Landrace qua
các tháng (V, ml) 15


Bảng 2.3: Diễn biến hoạt lực tinh trùng lợn Yorkshire và Landrace
qua các tháng 16

Bảng 2.4: Diễn biến nồng độ tinh trùng lợn Yorkshire và Landrace
qua các tháng 17

Bảng 2.5: Diễn biến chỉ tiêu V.A.C của tinh trùng lợn Yorkshire và
Landrace qua các tháng 19

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu và phẩm chất tinh dịch lợn Yorkshire và
Landrace 30

Bảng 2.7: Ảnh hưởng của kiểu gen Halothan đến phẩm chất tinh dịch
của lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Sơn Đồng, Hà Tây 31

Bảng 2.8: Phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống Landrace và
Yorkshire 31

Bảng 2.9: Ảnh hưởng của kiểu gen Halothan đến phẩm chất tinh dịch
của lợn Landrace và Yorkshire 32

Bảng 2.10: Năng suất sinh sản chung của nái Landrace, Yorkshire và
F
1
(Landrace x Yorkshihre) 33

Bảng 2.11: Phẩm chất tinh dịch của một số giống lợn Landrace Thụy
Điển, Yorkshire, Duroc và Pietran 36

Bảng 2.12: Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch lợn 36


Bảng 2.13: Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch của lợn
đực giống Duroc và Yorkshire 37

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

vii

Bảng 4.1: Phẩm chất tinh dịch của lợn Landrace, Yorkshire và
Maxter 46

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của đực giống tới tỷ lệ thụ thai 53

Bảng 4.3: Sức sản xuất của đực giống Landrace tới khả năng sinh sản
của nái giống 55

Bảng 4.4: Sức sản xuất của đực giống Yorkshire tới khả năng sinh
sản của nái giống 57

Bảng 4.5: Sức sản xuất của đực giống Maxter tới khả năng sinh sản
của nái giống 59

Bảng 4.6: Sức sản xuất của đực giống tới khả năng tăng trọng và tiêu
tốn thức ăn ở đàn con từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi 68







Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ

Trang

Biểu đồ 4.1: Số con đẻ ra, số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ của
đực Landrace 56

Biểu đồ 4.2: Khối lượng lợn con ở các thời điểm sơ sinh, cai sữacủa
đực Landrace 56

Biểu đồ 4.3: Số con đẻ ra, số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ của
đực Yorkshire 58

Biểu đồ 4.4: Khối lượng lợn con ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa của
đực Yorkshire 58

Biểu đồ 4.5: Số con đẻ ra, số con sơ sinh sống và số con cai sữa/ổ của
đực Maxter 60

Biểu đồ 4.6: Khối lượng lợn con ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa của
đực Maxter 60


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



Cs : Cộng sự
CS : Cai sữa
ĐVTA : Đơn vị thức ăn
KL : Khối lượng
KLCS : Khối lượng cai sữa
L x L : Landrace x Landrace
L x Y : Landrace x Yorkshire
M x L : Maxter x Landrace
M x Y : Maxter x Yorkshire
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TT : Tăng trọng
TTNT : Truyền tinh nhân tạo
TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn
V.A.C : Tổng số tinh trùng tiến thẳng
Y x L : Yorkshire x Landrace
Y x Y : Yorkshire x Yorkshire


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Chăn nuôi lợn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất chăn nuôi ở nước
ta. Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn đã có những bước phát triển cả
về quy mô, năng suất, chất lượng cũng như số lượng. Tổng đàn lợn cả nước

tăng từ 21,8 triệu con năm 2001 lên 27,6 triệu con năm 2009 (1/10/2009),
trong đó đàn lợn nái là 4,2 triệu con, sản lượng thịt đạt 2,931 triệu tấn (Cục
chăn nuôi, 2009)[15].
Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế thế giới và tình hình dịch bệnh đã ảnh
hưởng lớn đến chăn nuôi lợn ở nước ta trong thời gian qua. Năm 2006, số đầu
lợn giảm 2,1% so với năm 2005, năm 2007 giảm 1,1% so với năm 2006 (Cục
chăn nuôi, 2008)[14]. Năm 2008, đàn lợn tăng hầu như không đáng kể so với
năm 2007 (+0,53%). Năm 2009 đã tăng trở lại, tuy nhiên tốc độ tăng thấp hơn
so với thời kỳ 2001-2005 (+3,47%) (Cục chăn nuôi, 2009). Mặc dầu số lượng
đầu lợn năm 2006, 2007, 2008 giảm so với năm 2005 nhưng do công tác quản
lý giống lợn được cải thiện, nhiều nơi đã khuyến khích phát triển chăn nuôi
theo quy mô trang trại tập trung và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào
trong chăn nuôi nên số lượng và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2007
- 2008 vẫn tăng tuơng đối cao (5,4%).
Mặc dù chăn nuôi lợn ở nước ta đã tăng trưởng khá nhanh về tổng đàn,
chất lượng đàn cũng như quy mô sản xuất… tuy nhiên so với yêu cầu và khả
năng thì kết quả này còn rất khiêm tốn và phần lớn lượng sản phẩm sản xuất
chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nội địa (từ 98 - 99%), khối lượng xuất
khẩu sang các nước chưa nhiều và không ổn định, sản phẩm chủ yếu vẫn là
thịt lợn sữa và lợn choai.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

2

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do: Công tác quản lý
giống chưa được tổ chức tốt, các tiến bộ kỹ thuật giống, lai tạo giống, dinh
dưỡng, thức ăn, thú y chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tiến. Một lý do
có tính chất lịch sử đó là điều kiện kinh tế xã hội của ta trong những năm
trước đây còn thấp, chưa có đủ điều kiện để đầu tư thích đáng vào việc phát
triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa. Vì vậy, để khắc phục

những vấn đề trên chúng ta đã có nhiều biện pháp kỹ thuật như áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật về chọn giống, chuồng trại, chế biến thức ăn, chế độ
chăm sóc nuôi dưỡng và công tác phòng trừ dịch bệnh nhằm tăng năng suất
chăn nuôi, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
của người dân và phục vụ cho xuất khẩu, trong đó không thể không nói đến
vai trò quan trọng của lợn đực giống ngoại.
Đực giống có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện khả năng sản
xuất của thế hệ sau. Đặc biệt, trong chăn nuôi lợn, giá trị của một con đực
giống tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với một con nái nhất
là trong điều kiện hiện nay đang áp dụng phổ biến kỹ thuật truyền tinh nhân
tạo. Cụ thể, mỗi năm một con lợn đực giống tốt có thể truyền những thông tin
di truyền về các tính trạng kinh tế (tăng trọng cao, tiêu tốn thức ăn thấp, …)
cho hàng ngàn con ở thế hệ sau, trong khi một nái tốt chỉ có thể truyền cho
khoảng 20 lợn con mà thôi. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá phẩm chất tinh
dịch của đàn lợn đực giống là vô cùng quan trọng.Xuất phát từ yêu cầu và
thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài:
“ðánh giá sức sản xuất của ñàn lợn ñực giống Landrace, Yorkshire
và Maxter nuôi tại xí nghiệp lợn Cầu Diễn – Từ Liêm – Hà Nội”.
1.2. Mục ñích của ñề tài
- Đánh giá sức sản xuất của đàn lợn đực giống thông qua các chỉ tiêu chất
lượng tinh dịch.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

3

- Đánh giá phẩm chất của đàn lợn đực giống thông qua khả năng sinh sản
của đàn lợn nái.
- Đánh giá sức sản xuất của đàn lợn đực giống qua đời con
- Trên cơ sở đó đóng góp bổ sung vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và
sử dụng đực giống hợp lý nhằm nâng cao phẩm chất tinh dịch của lợn đực

giống, từ đó nâng cao năng suất trong chăn nuôi.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Hiện nay nhu cầu thịt nạc của thị trường trong nước và xuất khẩu ngày
càng tăng. Vấn đề đặt ra cho công tác giống là chọn lọc và tạo ra nhữngđực
giống tốt làm nền tảng cho các công thức lai để tạo ra được những giống lợn
thương phẩm nuôi thịt có tốc độ sinh trưởng và khả năng cho thịt nạc cao.
Để giải quyết tốt được yêu cầu trên chúng ta phải tiến hành chọn lọc,
nhân thuần, lai tạo nhằm sản xuất những đàn giống ngoại có năng suất sinh
sản cao đáp ứng nhu cầu của những cơ sở chăn nuôi lợn nái. Đó cũng chính là
cơ sở để những nhà chuyên môn có được định hướng đúng đắn trong chiến
lược phát triển đàn nái ngoại, góp phần đẩy nhanh tiến độ của chương trình
“nạc hoá” đàn lợn của nước ta.











Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Cở sở lý luận
2.1.1. Vai trò của lợn ñực giống và lợi ích của công tác truyền tinh nhân
tạo trong chăn nuôi lợn ở nước ta
Đực giống có vai trò rất quan trọng trong ngành chăn nuôi lợn vì mỗi
năm một đực giống phối cho từ 50 – 500 con nái, do đó một đực giống tốt có
khả năng sinh ra 500 – 5000 lợn con, còn lợn nái tốt chỉ đẻ 25 con/năm. Đực
tốt sẽ ảnh hưởng tới đàn tốt còn nái tốt chỉ ảnh hưởng tới ổ tốt. Lợn đực giống
tốt là tài sản quý giá của nhà chăn nuôi. Ảnh hưởng của đực giống tới đời sau
không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng, bởi vì có nhiều tính trạng, đặc
tính thường mang tính trội của đực như màu sắc lông da, thể chất, sức khỏe,
tính kháng bệnh, tỷ lệ nạc. Ilovanov [dẫn từ 19] đã chứng minh rằng : sức
sống của tinh trùng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thụ thai, sinh trưởng và
phát triển của đời sau. Tinh trùng có sức sống cao thì con sinh ra có khả năng
sinh trưởng, phát dục, sức kháng với bệnh tốt… Vì vậy, trong ngành chăn
nuôi lợn nói riêng việc kiểm tra sức hoạt động của tinh trùng, kiểm tra các chỉ
tiêu đánh giá phẩm chất có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh sản của gia
súc. Với sự ảnh hưởng rất lớn đến đời sau như vậy lợn đực giống chiếm vị trí
quan trọng trong việc nâng cao năng suẩt, chất lượng sản phẩm ngành chăn
nuôi lợn
Những thành tựu trong truyền tinh nhân tạo để nhân giống, cải tạo
giống ở nước ta từ năm 1960 trở lại đây đã chứng minh vai trò của lợn đực
giống ngoại. Theo đánh giá của Cục chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn: thời gian qua truyền tinh nhân tạo là biện pháp chủ lực nòng
cốt trong chăn nuôi lợn lai kinh tế, góp phần cải tạo đàn lợn nội để tăng năng
suất, chất lượng thịt, giảm tiêu tốn thức ăn và từng bước góp phần vào chương
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

5

trình "nạc hóa" đàn lợn. Việc sử dụng lợn đực giống ngoại vào khai thác sản

xuất tinh nhân tạo là một tiến bộ kỹ thuật quan trọng, là một bộ phận hữu cơ
của công tác giống lợn gồm cải tạo giống, hợp lý hóa cơ cấu giống, quy hoạch
giống và mục tiêu của chương trình nạc hóa. Tiến bộ kỹ thuật này đã làm và
được thể hiện ưu thế trên diện rộng, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục
tiêu kinh tế, kỹ thuật trong chăn nuôi lợn hàng hóa và xuất khẩu (Cục chăn
nuôi – 1990) [12].
Hiện nay ở các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh trung du và
miền núi phía Bắc đều có các trung tâm, trạm, trại đực giống làm nhiệm vụ
sản xuất tinh dịch lợn phục vụ cho công tác truyền tinh nhân tạo. Điển hình là
các tỉnh : Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hải Phòng… là những
tỉnh có phong trào truyền tinh nhân tạo lợn mạnh ở phía Bắc, số lượng trạm
truyền tinh nhân tạo có tỉnh đã có từ 2 – 3 trạm, còn lại hầu hết là các tỉnh đều
có ít nhất một trạm truyền tinh nhân tạo.
Số lượng đực giống nuôi tại các cơ sở truyền tinh nhân tạo lợn trung
binh 1.300 con, năm 1987 là 1.580 con, trong đó lợn Yorkshire và Landrace
chiếm tỷ lệ khoảng 95% (Cục chăn nuôi thú y, 1990)[12]. Theo báo cáo tháng
7/2006 của Cục chăn nuôi – Bộ NN&PTNT[13] thì cả nước hiện nay có
khoảng 300 cơ sở nuôi lợn đực khai thác tinh nhân tạo với số lượng đực giống
khoảng 2.000 con và sản xuất được 2,6 – 3 triệu liều tinh mỗi năm, đáp ứng
truyền tinh nhân tạo khoảng 20% nhu cầu đàn lợn nái cả nước.
Thực tế sản xuất của nước ta cũng như các nước trên thế giới trong
nhiều năm qua cũng xác nhận truyền tinh nhân tạo gia súc là một biện pháp
kỹ thuật hữu hiệu thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.Kỹ thuật truyền tinh
nhân tạo gia súc có những lợi ích kinh tế kỹ thuật to lớn:
Đối với công tác giống gia súc, kỹ thuật truyền tinh nhân tạo tạo điều
kiện thuận lợi cho việc truyền giống, lai tạo giống trong sản xuất. Nước ta
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

6


cũng như các nước đang phát triển, đàn gia súc địa phương thường cho năng
suất thấp. Việc cải tạo giống ở địa phương là một nhu cầu tất yếu, việc dùng
các con đực ngoại có năng suất cao cho nhảy trực tiếp thường cồng kềnh, hạn
chế. Vì vậy, việc sử dụng các liều tinh pha chế được bảo tồn thường trực tại
cơ sở với dụng cụ, thiết bị đơn giản cùng với tay nghề kỹ thuật viên thành
thạo chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt trong công tác truyền giống, cải tạo
giống. Chúng ta có thể nhập tinh dịch giống tốt để cải tạo giống địa phương,
nâng cao hiệu quả sinh sản và hiệu suất sử dụng đực giống, tránh được hiện
tượng đồng huyết và thoái hóa giống trong sinh sản.
Về hiệu quả kinh tế, nhờ truyền tinh nhân tạo mà ngành chăn nuôi lợn
đã mang lại những hiệu quả cao về kinh tế như giảm thấp được số đầu đực
giống phải nuôi, do đó tiết kiệm được diện tích chuồng trại, thức ăn, giảm chi
phí sản xuất trong chăn nuôi, tăng hiệu suất sử dụng đực giống quý. Là biện
pháp kỹ thuật nhân giống, cải tạo giống nhằm nâng cao phẩm chất giống đời
sau nhanh nhất, tốt nhất và kinh tế nhất, do đó tăng nhanh sản phẩm chăn nuôi
cho xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Qua truyền tinh
nhân tạo đã góp phần tăng nhanh đàn lợn lai có tỷ lệ nạc cao, tăng trọng
nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp…
Ngoài ra truyền tinh nhân tạo với việc dùng các dụng cụ chuyên dùng,
thích hợp có thể chống lây lan một số bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng
thông qua con đường sinh sản như Brucellosis, Vibriosis, Leptospirosis…,
ngăn ngừa khả năng lây nhiễm từ đực giống sang lợn nái và ngược lại.
Như vậy việc nuôi dưỡng và chăm sóc, cũng như sử dụng lợn đực
giống đều phải được coi trọng. Trong một đời lợn đực giống có thể trực tiếp
sản xuất được từ 2.500 – 10.000 lợn con giống. Vậy yêu cầu của việc chăm
sóc và nuôi dưỡng lợn đực giống là: lợn không được quá béo hoặc quá gầy,
khả năng sản xuất tinh tốt, lợn đực giống có tính tình nhanh nhẹn và hăng, cơ
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

7


thể khỏe mạnh, có tỷ lệ thụ thai cao, chất lượng đàn con tốt và tính di truyền
ổn định hay có chiều hướng tăng dần cho đời sau.
Hiệu quả của việc sử dụng lợn đực giống qua kiểm tra năng suất cá thể
đã được các tác giả trong nước nghiên cứu. Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Hiền
(1990)[31]đã sử dụng lợn đực giống qua kiểm tra năng suất cá thể nhận thấy
các chỉ tiêu tốc độ tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và độ dày mỡ lưng được cải
thiện rõ rệt. Theo các tác giả trên, khi sử dụng lợn đực giống chưa qua kiểm tra
thì đàn con có các chỉ tiêu: Khối lượng lúc 7 tháng tuổi đạt 69,9 ± 9,9kg; tăng
trọng bình quân toàn kỳ là 419 ± 82,6g/ngày; tiêu tốn thức ăn là 4,3 ± 0,7kg
thức ăn/kg tăng trọng. Các chỉ tiêu tương ứng khi dùng lợn đực đã qua kiểm tra
là: 88,5 ± 11,6kg; 532,3 ± 49g/ngày; 3,6 ± 0,6kg thức ăn/kg tăng trọng.
2.1.2. ðặc ñiểm sinh lý của lợn ñực giống
2.1.2.1. ðặc ñiểm cấu tạo cơ quan sinh dục lợn ñực giống
- Dịch hoàn (Testix) hay tinh hoàn
Cấu tạo: Bên ngoài là lớp giác mạc riêng gồm một lớp sợi vững chắc
do phúc mạc kéo đến hình thành. Bên trong là màng trắng (tổ chức liên kết
mỏng), từ màng trắng có các vách đi sâu vào trong chia dịch hoàn thành nhiều
múi, mỗi múi chứa nhiều ống sinh tinh uốn khúc bên trong có tinh trùng được
hình thành. Trong ống sinh tinh của gia súc trưởng thành luôn luôn có các
dạng của tinh trùng đang phân chia và phát triển từ tinh nguyên bào đến tinh
bào, rối đến tiền tinh trùng. Ngoài ra, ở đáy ống sinh tinh còn có tế bào đáy
(còn gọi là tế bào đỡ, tế bào Sertoli) là nơi biến thái của tinh trùng từ tiền tinh
trùng thành tinh trùng non. Chính tế bào Sertoli cung cấp dinh dưỡng cho tinh
trùng phát dục. Quanh ống sinh tinh có tế bào kẽ Leidig (tiết hormone sinh
dục đực), các nhu mô và các mạch máu nhỏ. Các ống sinh tinh cong trong
mỗi tiểu thùy hướng về phía trung tâm, chuyển thành ống thẳng, chúng liên
hệ nhau tạo thành lưới tinh.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


8

Dịch hoàn là cơ quan làm nhiệm vụ sản xuất ra các tế bào tinh trùng.
Khi gia súc đến tuổi trưởng thành, các tế bào kẽ trong dịch hoàn tiết ra một
loại hormone thuộc nhóm testosteron, đại diện là Androgen giúp cho việc
hình thành nên các đặc tính sinh dục đực trên gia súc đực. Các tế bào tinh
trùng được hình thành trên ống sinh tinh.
- Phụ dịch hoàn (Epididymis) hay mào tinh hoặc dịch hoàn phụ: là tập
hợp các ống sinh tinh để cuối cùng quy tụ thành một ống duy nhất. Một đầu
nối liền với đầu của ống dẫn tinh, đầu kia nối liền với ống sinh tinh nhỏ của
dịch hoàn. Tinh trùng được sản sinh ở ống sinh tinh của tinh hoàn rồi được
đưa về phụ dịch hoàn. Ở dịch hoàn phụ, tinh trùng phải di chuyển một quãng
đường dài, ở lợn là 100m.Là kho để chứa tinh trùng và giúp tinh trùng sống
lâu trong cơ thể.Dịch hoàn phụ là nơi cất giữ tinh trùng, ở đó tinh trùng có thể
sống được 1 – 2 tháng, dịch hoàn phụ có thể dự trữ được khoảng 200 tỷ tinh
trùng (70% nằm ở đuôi dịch hoàn phụ).
Trong phụ dịch hoàn có đủ các điều kiện cần thiết để cho tinh trùng
sống và phát triển, thành thục như độ pH hơi toan (6,2 – 6,8) kìm hãm sự vận
động của tinh trùng, môi trường yếm khí thiếu oxy, đồng thời nhiệt độ ở đây
thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 3 – 4
0
C cũng làm cho tinh trùng ít hoạt động, giảm
tiêu tốn năng lượng nên thời gian sống lâu hơn. Ở vách phụ dịch hoàn có
nhiều mạch quản và lâm ba là nguồn cung cấp năng lượng cho tinh trùng. Nếu
đến một giai đoạn nào đó mà con đực không sử dụng thì tế bào được lưu giữ
tại đây, già cỗi, và nếu không được sử dụng thì sẽ bị hấp phụ và làm tiêu biến
đi sau 40 – 60 ngày.Ngoài ra, phụ dịch hoàn còn là nơi hấp thụ một số muối
khoáng giữ cho áp suất thẩm thấu không thay đổi tao điều kiện cho tinh trùng
sống lâu. Là nơi mà tinh trùng thành thục trước khi xuất tinh, đặc biệt là trong
quá trình vận chuyển trong phụ dịch hoàn tinh trùng hoàn thiện màng bán

thấm lipoproteid.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

9

- Ống dẫn tinh: Phần kéo dài của đuôi phụ dịch hoàn, qua ống bẹn vào
xoang bụng tới bầu tinh (là nơi phình to nằm cuối cùng của ống dẫn tinh, nằm
trên bàng quang). Ống dẫn tinh có chức năng pha loãng các chất tiết của
đường sinh dục với tinh trùng trước khi được phóng ra ngoài từ bầu tinh.
- Dương vật: Dương vật loài có vú chủ yếu gồm thể hang, các thỏi xốp
có cấu tạo từ mô liên kết vững chắc, có lẫn các sợi đàn hồi và các tế bào cơ
trơn. Tác dụng của dương vật là bài tiết nước tiểu, phương tiện giao phối và
phóng tinh dịch ra ngoài.
- Các tuyến sinh dục phụ
Các tuyến sinh dục phụ bao gồm: tuyến tiền liệt, tuyến cầu niệu đạo và
tinh nang. Chất tiết của chúng gọi là tinh thanh với chức năng chính: kích
thích và gây hưng phấn sinh dục và các dịch tiết của tuyến sinh dục rửa đường
niệu đạo sinh dục và nuôi sống các tế bào sinh dục đực khi ra ngoài cơ thể
Trước khi gia súc phóng tinh, dịch của tuyến Cowper tiết trước, dịch
này nhiều ít khác nhau tùy từng loài gia súc. Tiếp đến là tinh trùng và dịch tiết
của tuyến tiền liệt, giai đoạn này chất tiết có màu và màu đó do nồng độ tinh
trùng quyết định. Cuối cùng là dịch tiết của nang tuyến, dịch này có keo dính.

Hình 2.1: Cấu tạo cơ quan sinh dục lợn ñực giống
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

10
2.1.2.2. ðặc ñiểm và thành phần hóa học của tinh dịch lợn
Tinh dịch lợn cũng như tinh dịch của các loài gia súc khác, nó là hỗn
hợp các dịch tiết của cơ quan sinh dục đực do các tuyến sinh dục phụ tiết ra,

khi con đực hưng phấn cao độ và thực hiện thành công phản xạ sinh dục để
tiết tinh dịch vào đường sinh dục của con cái hay dụng cụ hứng tinh. Tinh
dịch lợn đực gồm hai phần: tinh thanh và tinh trùng.
Tinh thanh chiếm 94,7% khối lượng tinh dịch. Tinh thanh của tinh dịch
là môi trường có tác dụng kích thích tinh trùng hoạt động. Sự hoạt động của
tinh trùng làm tiêu hao năng lượng dự trữ, làm trương phồng màng bọc đầu
tinh trùng, đồng thời làm mất điện tích bề mặt gây ra các đám kết dính làm
tinh trùng lợn chóng chết khi ra ngoài cơ thể con đực (Milovanov, 1962)[dẫn
từ 45]. Tinh thanh của tinh dịch là hỗn hợp chất lỏng được tiết ra bởi tuyến
sinh phụ như tiền liệt tuyến và niệu đạo (55 – 70%), tinh nang (20 – 26%) và
tinh hoàn phụ (2 – 3%). Do tinh thanh chiếm khối lượng lớn trong tinh dịch
và chỉ là môi trường cho tinh dịch hoạt động, do vậy khối lượng tinh dịch là
chỉ tiêu có ý nghĩa về mặt pha loãng và qua nó không thể kết luận được tính
tốt hay xấu.
Các nghiên cứu về sinh học tinh dịch lợn đã được các tác giả trong và
ngoài nước nghiên cứu (Zogorski, 1973; Nguyễn Xuân Hoàn và cộng sự,
1976; Xuxoep, 1985; Nguyễn Tuấn Anh, 1985…)[dẫn từ 33]
Thành phần có ý nghĩa sinh học quan trọng nhất trong tinh dịch là tinh
trùng. Tinh trùng lợn gồm 4 phần: đầu, cổ, thân và đuôi. Về mặt hình thái và
kích thước, phần đầu và cổ dài khoảng 9 - 10µ, phần thân dài 10 - 12µ, còn
phần đuôi dài 30 - 32µ. Phần đầu của tinh trùng có Acrosome bao bọc, trong
đó có chứa các enzym như Hyaluronydase, Acrosil, Phosphattase có tác dụng
làm tan màng phóng xạ và màng trong suốt của trứng để tinh trùng tiếp cận
với noãn hoàng trong quá trình thụ tinh. Vì vậy việc đánh giá tình trạng của
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

11
Acrosome của tinh trùng là cần thiết (Nguyễn Tấn Anh, 1990)[5]. Do lớp
protit của Acrosome ở tinh dịch của tinh trùng lợn đực dễ bị trương phồng
hay bị bong ra khỏi đầu tinh trùng làm cho các enzim thoát ra ngoài và dẫn

đến mất khả năng thụ thai (Nguyễn Tấn Anh, 1994)[7]. Tinh trùng vận động
được nhờ sự co rút của các sợi cơ ở thân và đuôi. Sự vận động của tinh trùng
trong đường sinh dục rất quan trọng, sức hoạt động tốt thì tinh trùng mới
ngược dòng gặp trứng để thụ tinh.
Tinh dịch lợn là một hỗn hợp các chất lỏng rất phức tạp, cho đến nay
thành phần hóa học của nó vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Một
số chất chỉ được xác định ở mức định tính, các loài khác nhau thì thành phần
hóa học của tinh dịch cũng khác nhau, tác dụng chủ yếu của chúng là rửa
đường niệu sinh dục, là môi trường để nuôi sống tinh trùng ngoài cơ thể, kích
thích tinh trùng trong quá trình hoạt động ở đường sinh dục cái.
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của tinh dịch lợn (Hafez, 1976)
Thành
phần
Trung bình
(mg%)
Dao động
(mg%)
Thành phần
Trung
bình
(mg%)
Dao động
(mg%)
pH 7,5 7,3 – 7,8 Fructose 13 3 – 50
H
2
O 95 94 - 98 Sobitol 12 6 – 18
Sodium 650 290 – 850

Citricacid 130 30 – 330

Potasium 240 80 – 380 Inocitol 530 380 – 630
Calcium 5 2 – 6 Protein 3.700
Magnesium

11 5 – 14 Ergothionine

6 – 23

2.1.2.3. Sự tiết tinh dịch ở lợn ñực
Ở lợn đực ngoại khi đã thảnh thục về tính dục (6 – 8 tháng tuổi và khối
lượng cơ thể từ 90 – 100kg) người ta có thể cho phối giống trực tiếp hay lấy
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

12
tinh bằng phương pháp nhân tạo. Theo Đặng Đình Tín (1986)[17] ở lợn đực tinh
trùng và chất phân tiết không tiết ra đồng thời. Theo Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn
Anh (1993)[45] có thể quan sát thấy 3 giai đoạn xuất tinh như sau :
- Giai đoạn đầu: Tiết ra từ 10 – 20ml dịch trong suốt không có tinh
trùng, chất này có tác dụng rửa đường niệu sinh dục chuẩn bị cho tinh trùng di
chuyển qua.
- Giai đoạn 2: Kéo dài 1 – 2 phút, tiết ra khoảng 100 – 200ml chất dịch
gồm có tinh trùng và các chất phân tiết của các tuyến sinh dục phụ như tiền
liệt tuyến, tinh nang và Cowper.
- Giai đoạn 3: Là sự bài tiết chủ yếu của các tuyến sinh dục phụ (150 –
200ml), số lượng tinh trùng ở giai đoạn này ít, thời gian kéo dài 4 – 5 phút.
Trong tinh dịch, phần quan trọng nhất là tinh trùng, đây là yếu tố chính gây
thụ thai ở lợn cái.
2.1.2.4. Quá trình hình thành tinh trùng
Khi gia súc đực đã đến tuổi thành thục về tính thì ở dịch hoàn bắt đầu
sản sinh ra tinh trùng. Tinh trùng là tế bào duy nhất có khả năng tự vận động,

là tế bào sinh dục đực đã hoàn chỉnh về hình thái, cấu tạo và đặc điểm sinh lý,
sinh hóa học bên trong và có khả năng thụ tinh. Nói cách khác, tinh trùng là tế
bào sinh dục đực đã qua phân chia giảm nhiễm, đã thành thục và có khả năng
thụ thai.
Như vậy, khi con đực thành thục về tính, cơ quan sinh dục bắt đầu sinh
ra những tế bào sinh dục có khả năng thụ thai, đồng thời dưới tác dụng của
hormone, cơ quan sịnh dục đực cũng phát triển, đặc điểm sinh dục phụ phát
triển và gia súc đực có phản xạ về tính.
Quá trình hình thành tinh trùng không phải bắt đầu ngay sau khi con
đực được sinh ra mà phải có một thời gian nhất định nào đấy. Quá trình hình
thành tinh trùng chia ra làm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, mỗi giai đoạn khác
nhau thì tinh trùng có hình dáng và cấu trúc đặc biệt khác nhau nhưng giữa
các giai đoạn có mối quan hệ thống nhất với nhau.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

13
Tinh trùng lợn được tạo ra từ các tế bào Sertoli ở thành của các ống
sinh tinh. Các ống này chứa rất nhiều loại tế bào khác nhau, trong đó quan
trọng nhất là tế bào mầm hay tế bào sinh dục nguyên thủy. Vào một thời điểm
nào đó, tế bào sinh dục nguyên thủy tăng lên qua 2 lần phân chia, lần thứ nhất
biến thành tinh bào sơ cấp rồi thành tinh bào thứ cấp có 19 nhiễm sắc thể
thường và một nhiễm sác thể giới tính (X hoặc Y). Một tinh bào thứ cấp tồn
tại không lâu rồi phân chia thành hai tiền tinh trùng và hoàn thiện dần thành
tinh trùng. Khi đã được hình thành, tinh trùng chuyển từ dịch hoàn đến phụ
dịch hoàn. Trong dịch hoàn phụ, tinh trùng tồn tại trong môi trường hơi có
tính axit nên khả năng hoạt động của chúng bị ức chế. Khi di chuyển trong
phụ dịch hoàn tinh trùng được bao phủ một lớp Lipoproteit, lớp này nâng cao
khả năng ổn định cho tinh trùng, giúp cho tinh trùng không bị tụ dính. Quá
trình hình thành chịu sự điều khiển trực tiếp của Testosteron (Nguyễn Xuân
Tịnh, 1996)[50].


Hình 2.2: Sơ ñồ A và hình vẽ B về quá trình sinh tinh
1. Tinh nguyên bào (2n NST) 3. Tinh bào 2 (n NST)
2. Tinh bào 1 (2n NST) 4. Tiền tinh trùng (n NST hoặc với X hoặc với Y)

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

14
Quá trình sản sinh ra tinh trùng từ trong ống dẫn tinh nhỏ. Quá trình
này được sản sinh liên tục trong dịch hoàn. Vào giai đoạn 50 ngày tuổi sau
khi đẻ, trong các ống sinh tinh đã hình thành các tinh bào sơ cấp. sau thời kỳ
này, các biến đổi cơ thể và hormone cũng xuất hiện và thay đổi hình thái, cấu
trúc dịch hoàn, các ống sinh tinh to lên nhanh chóng làm tăng nhanh kích
thước và khối lượng của tinh hoàn. Ở giai đoạn 150 ngày tuổi, đường kính
của các ống sinh tinh đã đạt 130 – 140 µm, 210 ngày tuổi là 210 µm.
Từ 3 tháng tuổi trong ống sinh tinh có tất cả các dạng tế bào sinh dục từ
tinh nguyên bào đến tiền tinh trùng. Từ 4 tháng tuổi đã có nhiều tinh trùng và
tới 8 tháng tuổi thì ống sinh tinh đạt mức ổn định về kích thước, các tế bào
Sertoli dày đặc. Vào giai đoạn 5 - 6 tháng tuổi các tế bào Leydic đã sản xuất
ra hormone Androgen (Testosterone).
Sự thành thục tính dục của lợn đực được xác định khi tinh hoàn có đủ
khả năng sản xuất tinh trùng thành thục và có khả năng thụ thai. Thông
thường tuổi thành thục về tính sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc. Quá trình
sinh tinh dịch ở lợn đực bắt đầu sớm (trước 3 tháng tuổi), riêng ở các giống
lợn nội: Móng Cái, Ỉ, Ba Xuyên… lợn đực 40 ngày tuổi đã có tinh trùng thành
thục, hoạt lực đạt 0,6 – 0,7; đến 50 – 55 ngày tuổi lợn đực đã có khả năng
giao phối và thụ thai. Ở các loài lợn lai, lợn ngoại sự xuất hiện tinh trùng có
khả năng thụ thai thường chậm hơn (Lê Xuân Cương, 1986)[28]. Sự thành
thục của tinh trùng chịu sự điều khiển của hệ thống thần kinh và hormone.
Đồng thời quá trình thành thục sinh dục chịu ảnh hưởng của kiểu di truyền và

môi trường. Do vậy ở các giống lợn khác nhau, môi trường khác nhau thì độ
tuổi và khối lượng cơ thể khi thành thục cũng khác nhau (Trần Cừ, 1978; Lê
Xuân Cương, 1986).
Trong thực tế, người ta không sử dụng lợn vào giao phối khi mới thành
thục về tính. Vì lúc này chất lượng tinh dịch còn thấp, cơ thể chưa phát triển
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………

15
đầy đủ về thể vóc, ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản và sức sống của đời
sau, lợn đực sớm bị suy yếu, mất khả năng giao phối. Do vậy khi lợn đã thành
thục về tính và thành thục cả về thể vóc thì mới bắt đầu cho phối.
2.1.3. Các chỉ tiêu ñánh giá phẩm chất tinh dịch
2.1.3.1. Thể tích tinh dịch
Là lượng tinh dịch mà lợn đực xuất ra trong một lần thực hiện thành công
phản xạ xuất tinh. Ở lợn lượng tinh mỗi lần xuất là khá lớn. Lượng tinh lớn không
chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt kỹ thuật.
Bảng 2.2: Diễn biến thể tích tinh dịch lợn Yorkshire và Landrace qua các
tháng (V, ml)
Giống Yorkshire (n = 21con) Landrace (n = 10con)
Tham số


Tháng
Trong
Năm
X
± SE
SD Cv%
X
± SE

SD Cv%
1 318,0 ± 12,69 62,06 19,5 228,1 ± 16,68 47,05 20,6
2 305,0 ± 12,62 64,24 20,0 241,5 ± 19,60 55,29 22,8
3 329,0 ± 9,27 46,35 14,0 235,2 ± 15,97 45,05 19,1
4 290,1 ± 11,24 56,26 19,3 247,0 ± 28,52 80,03 32,5
5 286,0 ± 13,7 72,25 25,3 228,1 ± 14,49 40,88 17,9
6 269,2 ± 14,3 73,00 27,1 227,8 ± 17,69 46,72 20,5
7 297,7 ± 16,45 82,28 27,6 217,1 ± 20,50 57,82 26,6
8 310,8 ± 16,04 76,87 24,7 224,0 ± 18,59 52,45 23,4
9 301,4 ± 16,25

77,87 25,8 219,0 ± 20,97 55,37 25,2
10 344,4 ± 19,22 88,07 25,5 326,8 ± 20,29 60,29 25,4
11 346,7 ± 20,26 95,06 27,4 271,0 ± 17,90 47,27 17,4
12 341,7 ± 19,76 90,53 36,4 259,0 ± 24,83 70,04 27,0
(Theo ðỗ ðức Khôi, Trần Tiến Dũng, ðinh Văn Chỉnh, 1995)[27]

×