Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật rải vụ trên giống nhãn hương chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.96 MB, 135 trang )

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
*****



BïI M¹NH TH¾NG



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT RẢI
VỤ TRÊN GIỐNG NHÃN HƯƠNG CHI



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thị Hương






Hµ néi, 2010

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
i


LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả










Bùi Mạnh Thắng














Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ii


LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phạm
Thị Hương ñã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo cặn kẽ tác giả trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Nông học,
Khoa sau ñại học, ñặc biệt các thầy cô trong Bộ môn Rau-Hoa-Quả, Trường
ðại học Nông nghiệp Hà Nội, ñã trực tiếp ñóng góp nhiều ý kiến quí báu về
chuyên môn cho tác giả hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến Lãnh ñạo Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ñã tạo ñiều kiện về thời gian cho tôi
thực hiện triển khai luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn Sinh viên thực tập lớp Cây trồng
khóa 51 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã phối kết hợp giúp tôi thực
hiện các nghiên cứu thí nghiệm ñồng ruộng.
Qua ñây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia ñình, bạn bè ñã

ñộng viên và tạo ñiều kiện cho tôi trong quá trình học tập, công tác và thực
hiện luận văn này.
Tác giả





Bùi Mạnh Thắng






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iii


MỤC LỤC
1. MỞ ðẦU
1
1.1. ðẶT VẤN ðỀ 1
1.2. Mục ñích và yêu cầu: 2
1.2.1. Mục ñích: 2
1.2.2. Yêu cầu 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài: 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học: 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4
2.1 Cơ sở của ðề tài: 4
2. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 5
2. 2. 1. Nguồn gốc và phân bố cây nhãn 5
2.2.2. Nghiên cứu về yêu cầu sinh thái của cây nhãn 6
2.2.3. Nghiên cứu về ñặc tính nông học của cây nhãn 8
2.2.4. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật chăm sóc 10
2.2.5. Nghiên cứu về sâu bệnh hại nhãn 16
2.2.6. Những nghiên cứu về tác ñộng của chất ñiều hoà sinh trưởng, chế
phẩm qua lá nhằm tăng năng suất nhãn ở Việt Nam và trên thế giới. 18
3. ðỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
28
3.1. ðối tượng, vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 28
3.1.1. ðối tượng, vật liệu nghiên cứu: 28
3.1.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 28
3.1.3 Thời gian nghiên cứu 28
3. 2. Nội dung nghiên cứu 28
3.3. Phương pháp nghiên cứu 29
3.3.1. Phương pháp ñiều tra 29
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iv


3.3.2 Thu thập số liệu 29
3.3.3. Nghiên cứu thí nghiệm ñồng ruộng 29
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu: 32
3.4.1 ðiều tra ñánh giá về ñiều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội, kỹ thuật
canh tác tác ñộng ñến sản xuất nhãn rải vụ tại huyện Tiên Lữ và thành
phố Hưng Yên. 32

3.4.2. Chỉ tiêu về sinh trưởng của cây: 32
3.4.3. Các chỉ tiêu ñánh giá khả năng sinh trưởng của lộc 33
3.4.4. Các chỉ tiêu về hoa: 33
3.4.6. Tình hình nhiễm bệnh và sâu hại 35
3.4.7. Tính hiệu quả kinh tế của công thức thí nghiệm 36
3.4.8. Phương pháp theo dõi: 36
3.5. Xử lý số liệu 36
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
37
4.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hưng Yên. 37
4.1.1. Vị trí ñịa lý 37
4.1.2. ðiều kiện tự nhiên 37
4.1.3 ðiều kiện ñất ñai 40
4.1.4. ðiều kiện kinh tế, xã hội. 43
4.1.3. Tình hình sản xuất và hiệu quả của sản xuất nhãn rải vụ 44
4.2. Ảnh hưởng của cắt tỉa ñến quá trình sinh trưởng phát triển của nhãn
Hương Chi trước khi xử lý: 50
4.2.1 Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa ñến các ñợt lộc 50
4.2.3. Ảnh hưởng của cắt tỉa ñến kích thước và diện tích lá kép lông chim
59
4.2.4. Ảnh hưởng của cắt tỉa ñến tình hình sâu bệnh hại lộc trên nhãn
Hương Chi 60
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
v


4.2.5. Tỷ lệ (C/N) tại thời ñiểm xử lý KClO
3
ở các công thức thí nghiệm
xử lý ra hoa ở nhãn Hương Chi 61

4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá ñến khả năng
sinh trưởng phát triển của cây nhãn Hương Chi trước khi xử lý rải vụ 64
4.3.1 Ảnh hưởng của một số loại phân bón ñến sự sinh trưởng và phát
triển của lộc thu 65
4.4. Ảnh hưởng của thời vụ xử lý KClO
3
ñến khả năng ra hoa trên nhãn
Hương Chi trên nền cắt tỉa 68
4.4.2. Thí nghiệm 2: Tiến hành tại vườn khoa Nông học, Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội 74
4.5.1 Ảnh hưởng của liều lượng xử lý KClO
3
ñến các chỉ tiêu về hoa của
nhãn Hương Chi 82
4.5.3 Ảnh hưởng của liều lượng xử lý KClO
3
ñến các yếu tố cấu thành
năng suất nhãn Hương Chi 85
4.5.4.Ảnh hưởng của liều lượng xử lý KClO
3
ñến các chỉ tiêu về quả và
phẩm chất quả 86
4.5.5. Hiệu quả kinh tế của liều lượng xử lý KClO
3
ở nhãn Hương Chi 87
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
88
5.1.Kết luận 88
5.2.ðề nghị 89
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng phân bón hoá học cho vườn nhãn kinh doanh
11
Bảng 2.1 Lượng phân bón cho nhãn ở các mức ñộ tuổi khác nhau
12
Bảng 2.2. Lượng phân bón cho cây theo tuổi (kg/cây)
13
Bảng 4.1. ðặc ñiểm thời tiết khí hậu 2007-2009 tỉnh Hưng Yên
38
Bảng 4.2 ðặc ñiểm thời tiết khí hậu năm 2010 tỉnh Hưng Yên
39
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu chính của ñất tại các ñiểm lấy mẫu
42
Bảng 4.4. Cơ cấu giống nhãn rải vụ trong vườn nông hộ
44
Bảng 4.5. Lượng phân bón cho 1 cây nhãn làm trái vụ
45
Bảng 4. 6. Tình hình sâu hại nhãn trái vụ
47
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của sản xuất nhãn trái vụ ở một số hộ
49
Bảng 4. 8. Ảnh hưởng của cắt tỉa ñến thời gian ra lộc thu;
51
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của cắt tỉa ñến chỉ tiêu sinh trưởng của ñợt lộc thu sớm
53
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của cắt tỉa ñến ñộng thái tăng trưởng ñường kính của
lộc, chiều dài lộc, số lá/lộc của ñợt lộc thu muộn

56
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của cắt tỉa ñến kích thước và diện tích lá kép lông chim
59
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của cắt tỉa ñến tình hình sâu bệnh hại trên lộc của
giống nhãn Hương Chi
60
Bảng 4.13. Tỷ lệ (C/N) tại thời ñiểm xử lý KClO
3
ở các công thức thí nghiệm
62
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của màu sắc lá và chỉ số Spart ñến khả năng ra
63
hoa trái vụ của giống nhãn Hương Chi
63
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phân bón ñến thời gian phát sinh và kết thúc lộc
thu trên giống nhãn Hương Chi
64
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của một số loại phân bón ñến sự sinh trưởng và phát
triển của lộc thu.
65
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của một số loại phân bón ñến tình hình sâu bệnh hại
nhãn.
67
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vii


Bảng 4.18. Ảnh hưởng của thời vụ xử lý KClO
3
ñến khả năng ra hoa và thời

gian ra hoa.
68
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của thời vụ xử lý KClO
3
ñến các chỉ tiêu về hoa
69
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của thời vụ xử lý ñến tỉ lệ ñậu quả và khả năng giữ
quả
70
Bảng 4.21. ðộng thái tăng trưởng quả từ sau khi tắt hoa của nhãn Hương Chi
71
Bảng 4.22. Ảnh của thời vụ xử lý KClO
3
ñến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất nhãn Hương Chi
72
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của thời vụ xử lý KClO3 ñến ñộ lớn và thành phần cơ
giới của quả
73
Bảng 4.24. Ảnh hưởng của thời vụ xử lý KClO
3
tới chất lượng quả
73
Bảng 4.25. Hiệu quả kinh tế của xử lý KClO
3
tại thôn Nễ Châu, xã Hồng
Nam, thành phố Hưng Yên
74
Bảng 4.26. Ảnh hưởng của thời vụ xử lý KClO
3

ñến khả năng ra hoa
75
Bảng 4. 27. Ảnh hưởng của thời vụ xử lý KClO
3
ñến các chỉ tiêu về hoa
76
Bảng 4.28 . Ảnh hưởng của thời vụ xử lý KClO
3
ñến tỉ lệ ñậu qủa
77
và khả năng giữ quả
77
Bảng 4.29. ðộng thái tăng trưởng quả của nhãn Hương Chi
78
Bảng 4.30 . Ảnh của thời vụ xử lý KClO
3
ñến các yếu tố cấu thành năng suất
nhãn Hương Chi
79
Bảng 4.31. Ảnh hưởng của xử lý KClO
3
ñến ñộ lớn và thành phần cơ giới quả
nhãn
80
Bảng 4.32. Ảnh hưởng của thời vụ xử lý KClO
3
tới chất lượng quả
80
Bảng 4.33. Hiệu quả kinh tế của thời vụ xử lý KClO
3

81
Bảng 4.34. Ảnh hưởng của liều lượng KClO
3
ñến khả năng ra hoa và thời
gian ra hoa
82
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
viii


Bảng 4.36. Ảnh hưởng của liều lượng xử lý KClO
3
ñến tỷ lệ ñậu quả và khả
năng giữ quả
84
Bảng 4.37. Ảnh hưởng của liều lượng KClO
3
ñến các yếu tố cấu thành năng
suất
85
Bảng 4.38. Ảnh hưởng của liều lượng xử lý KClO
3
ñến ñộ lớn và thành phần
cơ giới quả
86
Bảng 4.39. Ảnh hưởng của liều lượng xử lý KClO
3
tới chất lượng quả
86
Bảng 4.40. Hạch toán kinh tế của liều lượng xử lý KClO

3
87
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT TÊN VIẾT TẮT TÊN CHI TIẾT
1 BVTV Bảo vệ thực vật
2
αNAA α Naphtyl axetic axit
3 IAA
Axit β - Indol axetic
4 GA
3
Gibberellin A
3

5 RCBD Khối ngẫu nhiên hoàn toàn
6 IPA isopentenyladenosine

7 CT Công thức
8 ð/C ðối chứng


















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
1


1. MỞ ðẦU

1.1. ðẶT VẤN ðỀ
Cây nhãn (Dimocapus longan Lour.) thuộc họ bồ hòn (Sapindaceae) là
cây ăn quả ñặc sản của vùng ðông Á do dặc tính ña dụng của quả nhãn, vừa
là quả có giá trị dinh dưỡng cao vừa là vị thuốc ñược sử dụng trong các bài
thuốc ñông y cổ truyền. Những năm gần ñây thị hiếu của người tiêu dùng
phương Tây ñã bắt ñầu thay ñổi, nên nhãn ñã ñược di thực sang một số nước
trên thế giới như Malaixia, Philipin, Australia Mỹ, Braxin, Ấn ðộ, nhưng
ñến nay diện tích và sản lượng vẫn không ñáng kể. Cây nhãn trồng chủ yếu ở
các nước ðông Á như Trung Quốc, Thái Lan, ðài Loan và Việt Nam.
Cùi nhãn chứa nhiều các chất dinh dưỡng như Protein, chất béo, một số chất
khoáng như phospho, kali và vitamin C cao hơn nhiều so với các loại quả khác
(36mg; 170mg; 42mg/100g cùi (Wills và cộng sự, 1986, Wenkam, 1990) [56]
Ngoài việc sử dụng nhãn cho ăn tươi, ñóng hộp, sấy khô làm long, nhãn

còn là vị thuốc quí. Dùng long nhãn, lá nhãn, hạt nhãn riêng lẻ hoặc kết hợp
với một vài vị thuốc khác có thể phòng và chữa rất nhiều bệnh như: kém ăn,
mất ngủ, mệt mỏi, giảm tiểu cầu máu, sa dạ dày, sốt rét, bỏng [20].
Ở Việt Nam, nhãn là cây ăn quả ñặc sản quý, ñặc biệt nổi tiếng là nhãn
lồng (Phố Hiến) Hưng Yên. Do giá trị và hiệu quả kinh tế cao (giá trị 1 ha
nhãn gấp 4 - 6 lần ha lúa theo ñánh giá của các hộ nông dân trồng nhãn tại
Hưng Yên) cùng với các ñặc ñiểm như tán lá rộng, xanh quanh năm, khả năng
thích ứng rộng với ñiều kiện môi trường, cây nhãn ñã ñược phát triển trồng ở
hầu hết các tỉnh trong cả nước. Nhãn ñã trở thành một trong những cây ăn quả
chiếm giữ vị trí quan trọng trong việc chuyển ñổi cơ cấu cây trồng trong nông
nghiệp hiện nay, góp phần tích cực làm phong phú và ña dạng hoá sản phẩm
hàng hoá, tác ñộng tích cực tới việc chuyển ñổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn, ñặc biệt các tỉnh miền núi trung du phía Bắc. Tuy nhiên trong sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
2


xuất hiện nay cơ cấu giống sớm, muộn rất ít, chủ yếu là giống chính vụ, do
vậy thời gian thu hoạch rất ngắn gây nhiều bất cập trong khâu thu hoạch cũng
như tiêu thụ sản phẩm.
Phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hoá ñòi hỏi sản phẩm
ngoài chất lượng tốt, mẫu mã ñẹp ña dạng và có mặt thường xuyên trên thị
trường. Do ñó trong những năm gần ñây sản xuất nhãn ñang ñược chú trọng
ngoài việc mở rộng diện tích tăng cường ñầu tư cũng như nâng cao chất lượng
quả và thị trường tiêu thụ. Từ thực tế ñó ñể góp phần vào việc rải vụ và nhằm
giải quyết khó khăn cho việc tiêu thụ quả nhãn cho người sản xuất chúng tôi
tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật rải vụ
trên giống nhãn Hương Chi”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu:
1.2.1. Mục ñích:

Trên cơ sở tìm hiểu tình hình sản xuất và thử nghiệm một số biện pháp
kỹ thuật ñiều khiển ra hoa trái vụ từ ñó xác ñịnh biện pháp kỹ thuật rải vụ
nhãn Hương Chi góp phần cải thiện thu nhập cho người trồng nhãn ở vùng
nhãn truyền thống Hưng Yên.
1.2.2. Yêu cầu
- ðiều tra thu thập số liệu về ñiều kiện khí hậu, ñất ñai, kinh tế xã hội,
các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất nhãn rải vụ tại một số xã của
huyện Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên.
- Ảnh hưởng của việc cắt tỉa ñến quá trình sinh trưởng của cây giai
ñoạn trước khi xử lý ra hoa.
- Ảnh hưởng thời vụ xử lý KClO
3
ñến khả năng ra hoa trái vụ của
nhãn Hương Chi.
- Ảnh hưởng của liều lượng xử lý KClO
3
ñến khả năng ra hoa, ñậu quả
của giống nhãn Hương Chi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
3


- Xác ñịnh các biện pháp kỹ thuật bổ trợ nhằm cải thiện năng suất, chất
lượng nhãn Hương Chi trái vụ.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài:
1.3.1. Ý nghĩa khoa học:
Xác ñịnh mối quan hệ giữa ñiều kiện trồng trọt ảnh hưởng ñến sự ra
hoa, ñậu quả, năng suất và phẩm chất nhãn Hương Chi trái vụ ở ñiều kiện
vùng ñồng bằng sông Hồng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học góp phần xây
dụng qui trình kỹ thuật thâm canh nhãn rải vụ tại ñồng bằng sông Hồng.
- Là cơ sở ñể xác ñịnh một số biện pháp kỹ thuật sử dụng hóa chất ñiều
khiển sự ra hoa nhãn theo hướng có lợi cho người sản xuất.















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở của ðề tài:
Với ñặc ñiểm sinh học của cây nhãn là cây ra lộc hàng năm, số lần ra lộc
tuỳ thuộc vào ñộ tuổi của cây. Từ khi cây nhãn ra lộc hè, ñến lộc thu thì sẽ có
nhiều khả năng ra hoa vào năm sau. Dựa vào ñặc tính này, dùng biện pháp cắt
cành (cắt ñến cành cấp 3 và cấp 4), sẽ kích thích sự ra lộc rồi từ ñó ñiều khiển

những cành lộc phát triển khoẻ mạnh ñể sau này ra hoa mang quả tốt hơn.
Cây nhãn cũng cần có một thời kỳ gần như ngừng sinh trưởng (thời kỳ
ngủ nghỉ) ñể chuẩn bị phân hóa mầm hoa (qua hai tiểu thời kỳ là tiền phân
hóa hoa và phân hóa hoa), sau ñó là ra hoa và ñậu quả. Trên cơ sở tỷ lệ C/N
có thể là yếu tố quan trọng quyết ñịnh quá trình phân hoá mầm hoa. Nếu tỷ lệ
C/N cao dẫn ñến quá trình phân hoá mầm hoa, nếu tỷ lệ này quá thấp thì cây
không ra hoa. Dựa vào ñó nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tác ñộng làm
tăng khả năng ra hoa, ñậu quả của các giống nhãn là ñiều rất cần thiết [3], [8].
Cây nhãn từ sau khi ñậu quả và trước khi quả nhãn chín có hai thời kỳ
rụng quả chính. Sau khi hoa tàn khoảng một tháng thì xảy ra rụng quả lần thứ
nhất (chiếm 40% - 70% tổng số quả rụng). Lần rụng quả thứ 2 vào khoảng
giữa tháng 6 ñến tháng 7. Khi quả chín vẫn còn hiện tượng rụng quả nhưng tỷ
lệ rụng hầu như không ñáng kể. Cùng với yếu tố thời tiết, khí hậu, sâu bệnh
phá hại thì hiện tượng thụ phấn, thụ tinh không hoàn toàn và thiếu chất dinh
dưỡng ñã gây ra hiện tượng rụng quả hàng loạt ở nhãn. Vì vậy, chúng ta cần
nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tác ñộng làm cân bằng dinh dưỡng, giúp
cho cây thụ phấn ñược thuận lợi hơn, ñiều khiển cây ra hoa ñậu quả dưới tác
ñộng của con người. Mặt khác cây nhãn có yêu cầu về ñiều kiện sinh thái
trong thời gian phân hoá mầm hoa nhưng không khắt khe như vải. Vì vậy, có
thể dùng hoá chất ñể xử lý cho nhãn ra hoa ñồng loạt hoặc rải vụ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
5


2. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2. 2. 1. Nguồn gốc và phân bố cây nhãn
Cây nhãn (Dimocapus Longan Lour.) thuộc họ bồ hòn (Sapindaceae),
trong họ có hơn 1000 loài thuộc 125 chi. Hầu hết các cây trong họ thuộc loại
thân gỗ, thân bụi và rất ít cây thân thảo, chúng ñược phân bố rộng rãi ở vùng
nhiệt ñới và á nhiệt ñới ấm. Những loài chính có nguồn gốc ở Châu Á, Nam

Mỹ, Châu Phi và Châu Úc (Bailey, 1949, Leenhouts, 1971) [53]
Có 7 loài thuộc chi Euphoria, tất cả ñều từ vùng nhiệt ñới và á nhiệt ñới
nhưng chỉ có nhãn là cây trồng cho quả ăn ñược. Các loài cây trồng khác
trong cùng họ có giá trị kinh tế quan trọng là vải (Litchi chinensis), chôm
chôm (Nephelium lappaceum) và một vài loài khác như Nephelium mutabile,
Melicocus bijugata và Pometia pinnata [53].
Cây nhãn có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc, từ ñời Hán Vũ ðế cách
ñây hơn 2000 năm ñã có sách ghi chép về nhãn [35, 37]. Những cây nhãn dại
ñược tìm thấy mọc ở ñảo Hải Nam trong rừng mưa ẩm (Zhong 1983) [53].
Một số tác giả cho rằng nguồn gốc cây nhãn xuất hiện ở những vùng ñất thấp
thuộc Srilanca, phía nam Ấn ðộ, Miến ðiện và Trung Quốc. Hiện nay nhãn
ñược trồng trên những vùng ñất ñồng bằng cho ñến ñất có ñộ cao trên 1000m
so với mặt biển từ Miến ðiện sang ñến miền Nam Trung Quốc, chủ yếu là các
nước Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Việt Nam. Nhãn cũng ñang ñược trồng ở
bang Florida của nước Mỹ. Miền nam Trung Quốc ñược xem là trung tâm
chọn lọc và mô tả các dòng nhãn sớm nhất trên thế giới (vào khoảng thế kỷ 11
sau công nguyên) [5].
Theo Decandolle [60] nguồn gốc cây nhãn ở Ấn ðộ, vùng có khí hậu lục
ñịa, vùng tây Ghats ở ñộ cao 1600m còn có rừng nhãn dại, các bang Bengal
và Assam ở ñộ cao 1000m trồng nhiều nhãn. Loenhouto thì cho rằng
Kalimantan (Indonexia) cũng là một cái nôi của cây nhãn [63].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
6


Trên thế giới, Trung Quốc là nước có diện tích trồng nhãn lớn nhất [36].
Vùng trồng nhãn chủ lực là các tỉnh Phúc Kiến, Quảng ðông, Quảng Tây, Tứ
Xuyên. Nhãn còn ñược trồng ở Thái Lan, Ấn ðộ, Việt Nam, Malaixia,
Philippin. Sau thế kỷ 19, nhãn ñược nhập vào trồng ở các nước Âu, Mỹ, Châu
Phi, Austrâylia trong vùng nhiệt ñới và á nhiệt ñới [36].

Ở Việt Nam, nhãn ñược trồng từ bao giờ chưa ñược nghiên cứu xác ñịnh.
Cây nhãn ñược trồng lâu nhất ở chùa Phố Hiến thuộc xã Hồng Châu, thị xã
Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên cách ñây chừng 300 năm [36]. Theo giáo sư Vũ
Công Hậu [11] “Có thể miền Bắc nước ta là một trong những vùng quê hương
của cây nhãn”. Hiện nay nhãn ñược trồng nhiều ở các tỉnh ñồng bằng Bắc
bộ: Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Bắc Giang.
Hưng Yên là tỉnh có diện tích nhãn lớn, tập trung ở thị xã Hưng Yên và
các huyện Phủ Cừ, Tiên Lữ, Kim Thi, Cẩm Bình, Châu Giang, Ninh Thanh.
Nhãn còn ñược trồng ở các vùng phù sa ven sông Hồng, sông Thao, sông Lô,
sông Mã, sông Tiền, sông Hậu, vùng gò ñồi ở các tỉnh Hoà Bình, Vĩnh Phúc,
Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Bắc Cạn, Thái Nguyên và ở các tỉnh
miền Trung. Các tỉnh phía Nam trồng nhiều nhãn ñược kể ñến những vùng:
Cao Lãnh (ðồng Tháp), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Cù Lao An Bình, ðồng Phú
(Vĩnh Long), Tiền Giang, Bến Tre [35, 37].
2.2.2. Nghiên cứu về yêu cầu sinh thái của cây nhãn
* Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến khả năng sinh trưởng, phát triển của nhãn
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến khả năng sinh trưởng,
phát triển của nhãn: Phạm Văn Côn, 2000 [4], Trần Thế Tục, 1998 [36] cho
biết: nhiệt ñộ là một trong những nhân tố khí hậu chính, có ảnh hưởng rõ rệt
ñến quá trình sinh trưởng phát triển, ra hoa, ñậu quả và năng suất cây trồng.
Ở những vùng có nhiệt ñộ bình quân năm từ 20
o
C trở nên thích hợp
trồng nhãn và cho hiệu quả kinh tế. Nhiệt ñộ tối thấp không dưới 1
o
C. Từ
tháng 12 năm trước ñến tháng 1 năm sau, nhiệt ñộ khoảng 8 - 14
o
C rất thuận lợi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

7


cho việc phân hóa mầm hoa của nhãn. Khi nhãn ra nụ, gặp năm có nhiệt ñộ
cao, lá ở chùm hoa phát triển sẽ ảnh hưởng ñến sự ra hoa và ñậu quả của nhãn.
Hoa nhãn nở yêu cầu nhiệt ñộ từ 20 - 27
o
C, nếu gặp nhiệt ñộ thấp việc thụ tinh
không thuận lợi dẫn ñến năng suất thấp. Vào thời ñiểm thu hoạch quả, nhiệt ñộ
không khí có tác dụng cải thiện chất lượng quả, nhưng nếu nhiệt ñộ lớn hơn
40
o
C gây rụng quả, nếu nhiệt ñộ nhỏ hơn 0
o
C có thể làm cho nhãn bị chết hoặc
bị tổn thương rất nặng ([5], [10], [ 35]).
* Ảnh hưởng của nước ñến khả năng sinh trưởng phát triển của nhãn
Nhãn là cây sinh trưởng mạnh, sinh khối lớn nên cần một lượng nước
khá lớn ñặc biệt là vào thời kỳ sinh trưởng mạnh và phát triển quả. Lượng
nước mưa hàng năm cần thiết 1.300 mm - 1.600 mm/năm. Vào thời gian cây
nhãn ra hoa, cây cần có thời tiết ấm, nắng và tạnh ráo.
Nhãn là cây ưa nước, có khả năng chịu úng tốt ( 3-5 ngày), nhưng ñồng
thời là cây chịu hạn nhờ có rễ nấm nên có thể trồng ở vùng gò ñồi.
Năng suất nhãn thường ñạt cao nhất khi lượng mưa là 1.200 - 1.400
mm phân bố vào thời gian từ tháng 3 ñến tháng 6 (Trần Thế Tục, 2004 [34]).
* Ảnh hưởng của ñất ñến khả năng sinh trưởng phát triển của nhãn
Nhãn là cây có nguồn gốc nhiệt ñới, á nhiệt ñới nên thích nghi và phát
triển tốt trên ñất ẩm, mát, ñất phù sa nhiều màu. Thực tế các vùng nhãn nổi
tiếng ñều tập trung trên ñất phù sa ven sông như: vùng nhãn Hưng Yên nằm ở
ven sông Hồng và sông Thái Bình, Sơn La ven Sông Mã, Tiền Giang, ðồng

Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng ven sông Tiền, sông Hậu . . . ñộ pH
thích hợp cho nhãn là 4,5 - 6,0 (Trần Thế Tục, 2004 [35]).
Người Trung Quốc cho rằng: nhãn dễ thoả mãn yêu cầu về ñất của cây
miễn là không phải ñất bạc màu, khô hạn, không thoát nước, ñất nào cũng
trồng ñược nhãn (Nghê Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần, 1991 [22]; Trần Thế
Tục, 2004 [35]).
* Ảnh hưởng của ánh sáng ñến khả năng sinh trưởng phát triển của nhãn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
8


Nhãn là cây thích râm hơn vải, không chịu ñược các nơi quá khô, ánh sáng
gay gắt. Barnhant cho rằng cần phải bảo vệ nhãn vì nó không chịu ñược ánh
sáng gay gắt và khí hậu khô vào mùa hè của chúng ta và cũng không chịu
ñược giá rét của mùa ñông (dẫn theo Trần Thế Tục, 1994 [39])
2.2.3. Nghiên cứu về ñặc tính nông học của cây nhãn
Quá trình sinh trưởng và phát triển của rễ chịu ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố như ñiều kiện ngoại cảnh, loại ñất, tuổi cây, hình thức nhân giống, sự
sinh trưởng phát triển của cành, và quả. Rễ sinh trưởng thành nhiều ñợt, trong
năm (3-4 ñợt/năm), số ñợt rễ phụ thuộc vào tuổi cây. ðợt sinh trưởng mạnh
nhất vào thời gian tháng 6 - 8, tổng thời gian sinh trưởng là 229 ngày và
ngừng sinh trưởng vào ñầu tháng 1, hoạt ñộng của rễ chịu nhiều yếu tố chi
phối nhất là nhiệt ñộ, ñất và nước. Khi nhiệt ñộ ñất ñạt 10ºC trở lên rễ bắt ñầu
hoạt ñộng, nhiệt ñộ thích hợp ñể rễ phát triển là 23 - 28

ºC, nhiệt ñộ từ 29 -
30ºC rễ hoạt ñộng chậm dần, và rễ hầu như ngừng sinh trưởng khi nhiệt ñộ
diễn biến 33 - 34ºC.
Hàm lượng nước trong ñất cũng có ảnh hưởng trực tiếp ñến phát triển
của rễ, nếu hàm lượng nước nhỏ hơn 13% cộng với nhiệt ñộ không thích hợp

rễ sinh trưởng chậm, thậm chí ngừng sinh trưởng. Với ñặc ñiểm nông học của
cây nhãn chịu nước khá, nhưng nếu ngập nước trong thời gian dài rễ nhãn sẽ
bị chết ngạt do thiếu oxi (Trần Thế Tục, 1998 [36]).
Số lượng rễ hút của nhãn, có quan hệ chặt chẽ với lượng cành dinh dư-
ỡng và số lượng quả trên cây. Trên cây có 50% cành dinh dưỡng và 50%
cành quả có sản lượng ổn ñịnh và bộ rễ có số lượng lớn nhất. Số lựơng rễ còn
thay ñổi do tác ñộng của các biện pháp chăm sóc như vun xới: Theo (Nghê
Diệu Nguyên, Ngô Tố Phần, 1991 [22]; Trần Thế Tục, 2004 [35]): khi nghiên
cứu trong vườn nhãn ở Tứ Xuyên, Trung Quốc cho thấy cây ñược vun xới có
số lượng rễ nhiều hơn cây không ñược vun xới (6,75g rễ tơ/30cm
2
ñất so với
cây không ñược vun xới 0,75g rễ tơ/30 cm
2
ñất)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
9


- Nghiên cứu về thân, cành nhãn: cây nhãn có tán hình tròn hoặc hình
mâm xôi, có màu xanh quanh năm và có tuổi thọ cao. Do vậy trong trồng trọt,
ngoài mục ñích kinh tế, cây nhãn còn ñược sử dụng làm cây bóng mát. Theo
Ngô Nhân Sơn (Trung Quốc), trong ñiều kiện bình thường, cây nhãn tơ chưa
ra quả, một năm ra lộc 5 lần. Cây trưởng thành bước vào thời kỳ kinh doanh
thì thời gian và số lần ra lộc hàng năm thay ñổi theo lượng quả, dinh dưỡng
trong cây, tuổi cây, mức ñộ chăm sóc và ñiều kiện ngoại cảnh (Nghê Diệu
Nguyên, Ngô Tố Phần, 1991 [22]). Cây nhãn thường ra 4 ñợt lộc chính trong
năm là lộc xuân, lộc hè, lộc thu, lộc ñông, trong ñó cành thu là cành cho quả
năm sau ([10], [12], [13], [20]).
Với những cây nhãn còn nhỏ chưa có quả, nếu mùa ñông ấm áp thì lộc

ñông xuất hiện. ðối với những cây ñang ở thời kỳ sung sức, cho quả nhiều,
cành ñông ít khi hình thành, những năm cuối thu ñầu ñông trời ấm áp và ñủ
ẩm, cành ñông rất dễ có khả năng hình thành và phát triển. Do cành ñông có
thời gian mọc ngắn và trong thời gian này có nhiều yếu tố bất lợi, nên cành
ñông thường yếu, khó có khả năng trở thành cành cho quả ở vụ xuân năm sau.
Dựa vào mùa vụ phát sinh của các cành lộc, nắm ñược quy luật sinh trưởng,
phát triển và chức năng của từng loại cành ñể ñiều khiển nó một cách hợp lý
trong quá trình hình thành tán cây, ra hoa, ñậu quả là rất cần thiết ([3], [8],
[35], [38]).
- Nghiên cứu về lá nhãn: Lá nhãn thuộc loại lá kép lông chim, lá ñơn
mọc ñối xứng hay so le. ða số các giống nhãn có từ 3 - 5 ñôi lá, có giống có
từ 1 ñến 2 ñôi, thường là 4 ñôi. Lá hình lưỡi mác, mặt lá xanh ñậm, lưng lá
xanh nhạt, cuống lá ngắn gân chính nổi rõ. Lá non màu ñỏ, tím hay nâu tùy
giống và thay ñổi theo thời tiết. Lá nhãn từ lúc bắt ñầu nhú ñến khi thành thục
biến ñộng trong khoảng thời gian 40 - 50 ngày tùy theo vùng trồng, ñiều kiện
dinh dưỡng và mùa vụ. Tuổi thọ của lá từ 1- 3 năm, có thể căn cứ vào cấu tạo,
hình thái, màu sắc của lá ñể phân biệt ñược các giống.
- Nghiên cứu về hoa nhãn: hoa nhãn nở chủ yếu vào ban ñêm, khi bắt
ñầu có ánh sáng thì hầu như hoa ngừng nở, nhãn ra hoa kết quả trong cùng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
10


một năm. Quá trình phân hóa mầm hoa diễn ra trong thời gian từ ñầu tháng 2
ñến cuối tháng 3 ñây là thời kỳ phát triển chùm hoa.
Có thể chia quá trình phân hóa mầm hoa thành các thời kỳ sau:
- Chưa phân hóa mầm hoa
- Trước khi phân hóa mầm hoa
- Thời kỳ phân hóa mầm hoa và hình thành nhánh hoa
- Thời kỳ phân hóa các cơ quan của hoa

- Thời kỳ phân hóa trục chính của mầm hoa
Hoa nhãn có màu trắng vàng, có 5 cánh, phía ngoài có lông tơ. Khi hoa
nở, ñộ lớn hoa ñạt 4 - 5µ, mùi thơm nhẹ, có nhiều mật, hoa xếp thành từng
chùm mọc ở nách lá. Chùm hoa có từ 10 - 20 nhánh, trên chùm hoa có từ
1.500 ñến 3.000 hoa. Nhãn có các loại hoa: Hoa ñực, hoa cái là chủ yếu,
ngoài ra còn có hoa lưỡng tính và hoa dị hình ([20], [34], [37], [39]).
Thời gian ra hoa của nhãn tùy thuộc vào giống, tuổi cây, và các ñiều
kiện ngoại cảnh, thông thường thời gian ra hoa của nhãn vào khoảng ñầu ñến
cuối tháng 2.
2.2.4. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật chăm sóc
* Phân bón và cách bón phân
Theo Sachs và Knop, 1938: cây nhãn cần 10 nguyên tố ñể sinh trưởng
phát triển bình thường, ñó là: các bon, oxy, hydro, nitơ, phospho, kali, canxi,
lưu huỳnh, mangiê và sắt. Ngày nay con người ñã phát hiện ra một cách chính
xác các nguyên tố thiết yếu của cây trồng. Có 16 nguyên tố thiết yếu ñối với
cây ñó là: C, H, O, N, K, P, Ca, Mg, S, Cu, Fe, Mn, Mo, B, Zn, Cl. Trong ñó
7 nguyên tố sau cùng cây cần một lượng rất ít nên ñược gọi là các nguyên tố
vi lượng, các nguyên tố còn lại gọi là các nguyên tố ña lượng (Hoàng Minh
Tấn và cộng sự, 1996, 2000 [28], [29]).
Cũng như nhiều loại cây trồng khác, cây nhãn khi ñáp ứng ñầy ñủ yêu cầu
dinh dưỡng cho cây thì ñó là chìa khoá cho việc tăng năng suất, chất lượng nhãn
quả. Nhãn là cây ăn quả lâu năm, ñược trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau
do ñó việc nghiên cứu phân bón cho nhãn là vấn ñề quan tâm của không chỉ các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
11


nhà khoa học, nhà vườn ở một khu vực, một quốc gia mà còn ở nhiều quốc gia
trên thế giới.
Ở Trung Quốc, vườn nhãn cao sản 11-12 tấn quả/ ha, bón 22,5 tấn nước

phân và 15 tấn phân chuồng cộng 180 kg ure + 225 kg surper lân + 300kg
KCl. Khi phân tích 1000 kg quả tươi cho thấy: cây lấy ñi của ñất hết 4,01 -
4,08 kg N; 1,46 - 1,58 kg P
2
0
5
và 7,54 - 8,96 kg K
2
O tương ứng với tỷ lệ N:
P: K là 1:1,28-1,37: 1,76 - 2,15. Từ kết quả này người ta ñề nghị bón cho
vườn nhãn cao sản là 2,7 kg Ure + 3,5 kg Super lân+ 3 kg KCl cho một cây.
Sở nghiên cứu cây ăn quả Phúc Kiến nghiên cứu tỷ lệ bón N: P: K ñối với
nhãn nhận thấy tỷ lệ 1: 0,5: 1 hoặc 1:1:2 là tốt nhất, hiệu quả tăng rõ rệt.
Trong sản xuất, có thể căn cứ vào năng suất ñể bón phân. Hàng năm khi thu
hoạch 100 kg quả nhãn tươi thì phải bón 2 kg N; 1 kg P
2
O
5
và 2 kg K
2
O. Dưới
ñây là bảng liệt kê lượng phân bón cho nhãn kinh doanh 6-7 năm tuổi ở Viện
nông học Quảng Tây([22],[35].
Bảng 2.1. Lượng phân bón hoá học cho vườn nhãn kinh doanh
Chủng loại và lượng phân bón (kg/cây)
Thời kỳ bón phân
Urê Phân hỗn hợp

Clorua kali Supe lân


ðầu tháng 2 0,25 0,3 0,2 -
Giữa, cuối tháng 3 0,2 0,2 0,2 -
Giữa tháng 5 0,2 0,2 0,2 -
Cuối tháng 6 0,3 0,2 0,3 -
Cuối tháng 7 - giữa tháng 9 0,4 0,3 - -
Giữa, cuối tháng 11 - - 0,5 0,5
Tổng cộng 1.35 1.2 1.4 0. 5
Nguồn : Viện Nông học Quảng Tây (1990-1991)
Nguyễn Hạc Thuý, 2001 [33] khi theo dõi nghiên cứu về mức ñộ bón
phân cho cây nhãn ở Ấn ðộ và các nước khác cho biết: lượng phân bón thích
hợp cho nhãn như sau: cây từ 1 - 3 năm tuổi bón 200g urê + 300 - 500g super
lân + 150 - 250g KCl chia làm 2 - 3 lần bón trong năm. Cây 3 tuổi trở lên bón
300 - 450g urê + 150 - 250g P
2
O
5
+ 350 - 450g KCl .
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
12


Bảng 2.1 Lượng phân bón cho nhãn ở các mức ñộ tuổi khác nhau
Tuổi cây
(năm)
Phân chuồng
(kg/cây/năm)
Canxi
Amoninitrat
(kg/cây/năm)
Superphotphat

(kg/cây/năm)
KCl
(kg/cây/năm)
1-3 10 - 20 0,3 - 1,0 0,2 - 0,6 0,05 - 0,15
4-6 25 - 40 1,0 - 2,0 0,75 - 1,25 0,2 - 0,5
7-10 40 - 50 2,0 - 3,0 1,5 - 2,0 0,3 - 0,8
>10 60 3,5 2,25 0,6
Ở Việt Nam lượng phân bón thích hợp cho nhãn như sau: cây từ 1 - 3
năm tuổi bón 200g urê + 300 - 500g super lân + 150 - 250g KCl chia làm 2 -
3 lần bón trong năm. Cây 3 tuổi trở lên bón 300 - 450g urê + 150 - 250g P
2
O
5

+ 350 - 450g KCl .
Theo ðường Hồng Dật, 2003 [6] cho biết lượng phân bón tuỳ thuộc
vào tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây, ñộ phì nhiêu của ñất. Tuỳ
theo từng nơi mà thay ñổi loại phân cho phù hợp vì ñặc ñiểm ñất ñai khác
nhau. Trên cơ sở ñó tác giả ñề xuất lượng phân bón như sau: Trước khi ra hoa
bón 1/3 ñạm và 1/3 kali. Cây từ 1- 3 năm tuổi bón 200g urê, từ 300 - 500g
super lân, từ 150 - 250g kali clorua, chia làm 2 - 3 lần bón trong năm. Cây 3
tuổi trở lên bón 300 - 450g urê, 150 - 250g P
2
O
5
, 350 - 450g KCl. Khi quả lớn
1cm bón 1/3 ñạm và 1/3 kali. Trước khi thu hoạch quả khoảng 1 tháng bón
1/3 kali, sau khi thu hoạch quả bón 1/3 ñạm và toàn bộ lân.
Hàng năm cần bón thêm phân chuồng hoai mục cho nhãn với lượng
khoảng 10- 20 kg/gốc.

Trần Thế Tục, 2004 [35] ñề xuất liều lượng và tỷ lệ bón: khi cây còn
nhỏ 3-4 năm ñầu có thể dùng nước phân chuồng pha loãng (tỷ lệ 1:3) tưới cho
cây, cách 2 - 3 tháng tưới một lần, mỗi lần tưới 5 - 10 lít nước phân /cây hoặc
có thể thay thế bằng 50 - 100g urê/cây/năm. Khi cây lớn, tán càng rộng, lượng
phân bón càng tăng. Có thể bón phân theo tuổi như sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
13


Bảng 2.2. Lượng phân bón cho cây theo tuổi (kg/cây)
Tu
ổi cây
Loại phân
1- 4 năm 5 -10 năm Trên 10 năm
Phân hữu cơ 15 - 20 25 - 30 40 - 60
Phân lân Văn ðiển 0,3 - 0,4 0,5 - 0,7 1,0 - 1,5
ðạm sunfat 0,5 - 0,7 1,0 - 1,5 2,0 - 3,0
Clorua kali 0,3 - 0,4 0,5 - 0,7 1,2 - 1,8

Cách bón, ñược chia ra làm 4 - 5 lần bón:
+ Lần thứ nhất: bón vào ñầu tháng 2 lúc cây phân hoá mầm hoa, mỗi cây
bón 15 - 20 lít nước phân chuồng, không bón ñạm quá nhiều ñể tránh cành mọc
vượt.
+ Lần thứ hai: bón vào cuối tháng 3 ñến ñầu tháng 4 với 30% phân
ñạm, 30% Kali và 10 - 12% phân lân. Mục ñích của ñợt bón là thúc hoa giúp
hoa phát triển tốt có tác dụng tăng khả năng ñậu quả.
+ Lần thứ ba: bón vào tháng 6 ñến tháng 7 với 40% phân ñạm và 40%
kali. Mục ñích của ñợt bón này là bổ sung dinh dưỡng cho quả phát triển,
ñồng thời chuẩn bị ñiều kiện cho cây phát triển tốt trong năm tới.
+ Lần thứ tư: bón ñầu tháng 7 ñến ñầu tháng 8 trước khi thu hoạch quả

20 - 25 ngày, nhằm cung cấp dinh dưỡng vào thời kỳ quả phát triển nhanh và
khắc phục giữa yêu cầu dinh dưỡng của quả và phát triển cành.
+ Lần thứ năm: bón sau khi thu hoạch quả vào tháng 8 ñến tháng 10
với toàn bộ phân hữu cơ, 80-90% phân lân và toàn bộ lượng phân ñạm, lân,
kali còn lại.
Theo Bùi Thị Mỹ Hồng, 1997 [15] khi nghiên cứu ảnh hưởng của liều
lượng N: P: K ñến năng suất và phẩm chất nhãn tiêu da bò cho biết các công
thức bón N: P: K/cây/năm (N: P
2
O
5
: K
2
O), công thức 450:240:330; và
350:180:270 cộng phân hữu cơ làm năng suất nhãn tăng một cách có ý nghĩa,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
14


công thức 400:210:300; 450:240:330 và 50:180:270 cộng phân hữu cơ làm
tăng ñộ Brix (%), ñặc biệt công thức 350: 180: 270 kết hợp phân hữu cơ làm
cho vỏ quả sáng và ñẹp hơn.
Báo cáo tổng kết “Xây dựng mô hình thâm canh cây nhãn Hưng Yên”,
(1997 - 1998) và (1999-2002) cho cây nhãn thời kỳ kinh doanh, tiến hành bón
phân làm 3 giai ñoạn: cây từ trước ra hoa ñến ñậu quả, lượng phân bón cho
cây ở ñộ tuổi 5 - 10 và hàng năm cho thu hoạch tương ñương 100 kg quả tươi
là 10 kg NPK hoặc 5 kg lân vi sinh + 0,3 kg urê + 0,3 kg KCl. Từ ñậu quả ñến
thu hoặch 0,5 - 0,8 kg urê + 1,0 - 1,5 kg KCl + 0,8 - 1, 0 kg Lân Super. Sau
khi thu hoặch bón 50 - 100 kg phân chuồng hoai + 1-2 kg urê + 2-3kg Kali
clorua + 15 -20kg lân Super ([25], [26]).

Ngoài biện pháp bón gốc, phương pháp phun phân qua lá cũng ñã
ñược sử dụng với các loại phân như Thiên nông, Komix, Superzin -K, ,
Orgamin…Nhằm bổ xung kịp thời dinh dưỡng làm giảm tỷ lệ rụng, tăng trọng
lượng quả, tăng năng xuất nhãn, tăng ñộ sáng vỏ. Phân bón lá Thiên nông ñã
hạn chế ñược sự rụng trái non, phân Komix, Superzin -K làm tăng trọng
lượng trái ([2], [14], [46]).
Theo Hoàng Lâm ( 2005-2007) nghiên cứu ảnh hưởng phân bón qua lá
như YOGEN, rong biển ñều thúc ñẩy quá trình sinh trưởng phát triển mạnh
hơn cho năng suất cao hơn với ñối chứng (10-15%).
Các nguyên tố vi lượng ñược sử dụng làm phân bón nhiều hơn, trên
nhiều loại cây trồng cho hiệu quả rõ rệt. Những nghiên cứu chỉ rõ: nguyên tố
vi lượng có vai trò quan trọng trong hình thành và kích thích hoạt ñộng của
các hệ thống men giúp cho các quá trình sinh lý, sinh hoá và vận chuyển các
hợp chất hữu cơ trong cây (Vũ Hữu Yêm, 1995 [50]). Nguyên tố vi lượng, xét
về mặt số lượng cây cần không nhiều, nhưng mỗi nguyên tố ñều có vai trò xác
ñịnh và không thể thay thế trong ñời sống cây trồng.
* Những nghiên cứu về cắt tỉa ñối với cây nhãn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
15


Sự sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả thường không ñáp ứng yêu cầu
về cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây. Cắt, tỉa cành sẽ tạo
cho cây có bộ tán hợp lý, cây có thế ñứng vững chắc có khả năng cho quả và
mang quả tốt. Cắt tỉa cành, còn là một biện pháp ñiều chỉnh dinh dưỡng, ñiều
hoà sinh trưởng và ra hoa kết quả của cây. Với những cây ñang ra hoa kết quả
cắt tỉa còn có tác dụng làm trẻ hoá lại những cành mang quả, do ñó sẽ làm
tăng sản lượng cây ăn quả (Phạm Văn Côn, 2004 [3]).
Theo tác giả Trần Thế Tục, 2004 [34], [35] cho biết cắt tỉa là một biện
pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất, hạn chế sâu bệnh, khắc

phục hiện tượng ra quả cách năm, kéo dài thời gian thu hoạch và tăng hiệu
quả kinh tế. Tạo hình cho cây thời kỳ kiến thiết cơ bản, cắt tỉa cho cây thời kỳ
kinh doanh nhằm tạo cho cây có bộ tán hợp lý, có khả năng hấp thụ tốt nhất
năng lượng mặt trời và nguồn dinh dưỡng từ ñất. Cắt tỉa loại bỏ ñược các
cành bị sâu bệnh, cành yếu, cành mọc lộn xộn.
Mức ñộ cắt tỉa phụ thuộc vào sức khoẻ cây, giống, tuổi cây ñể có thể
quyết ñịnh mức cắt ñau hay cắt nhẹ. Nghiên cứu của các tác giả Vũ Mạnh
Hải, Phạm Văn Côn, Nguyễn Thị Bích Hồng [1], [48], [49] về ảnh hưởng của
biện pháp cắt tỉa ñến khả năng ra hoa ñậu quả của nhãn cho biết cây cắt tỉa, vệ
sinh cây sau thu hoạch phối hợp với tỉa lộc, tỉa hoa và tỉa quả có tác dụng làm
tăng số cành ra hoa, tỷ lệ ñậu quả và khối lượng trung bình quả, năng suất
nhãn tăng gấp 2 lần so với không tác ñộng.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Huy Bính, 2006 [2] ảnh hưởng của
biện pháp cắt tỉa hoa, quả tới năng suất, chất lượng nhãn Hương Chi cho biết
việc tỉa hoa, quả ñều có tác dụng nâng cao tỷ lệ ñậu quả, năng suất, chất
lượng quả nhãn hơn so với ñể tự nhiên.
Biện pháp khoanh vỏ có ý nghĩa rất rõ rệt trong việc làm giảm sự phát
lộc mùa ñông, xúc tiến sự phân hoá mầm hoa tốt và phương pháp khoanh
xoắn ốc có hiệu quả cao nhất.

×