Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

NHỮNG TRÌNH bày NHỮNG băn KHOĂN, THẮC mắc TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT lớp 1 tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 10 trang )

NHỮNG TRÌNH BÀY NHỮNG BĂN KHOĂN, THẮC MẮC TRONG SÁCH
GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 1 TẬP 1
1. Lỗi hình ảnh
- Hình con voi cầm ngược quyển sách (Bài 2 trang 7)
- Lỗi hình ảnh và chữ viết không ăn khớp:
+ Trong hình quyển sách chỉ có số không có chữ (bài 19, trang 41)
+ Hình ảnh chỉ có mẹ, không có cha ( Bài 53, trang 109)
+Thiếu hình ảnh hồ (bài 55 trang 113)
+ Hình ảnh chỉ có “tiêm chủng” không có “uống thuốc” (Bài 79, trang
161)
+ Thiếu hình ảnh ca nhạc
2. Lỗi chữ:
- Phần chữ mẫu chỉ được viết trên dòng kẻ ngang, không giống như trong
vở ô li của các em:
- Không thống nhất trong cách viết hoa, viết thường
+Bài 42, trang 87
+Bài 43, trang 89
+ Bài 75, trang 153
+ Bài 82, trang 167
+ Bài 83, trang 169

- Sử dụng từ ngữ trừu tượng, khó diễn đạt ý nghĩa
+ Bài 50, trang 103: Từ “ngẩn ngơ”
+Bài 31, trang 64: Từ “trỉa đỗ”
+ Bài 30, trang 62 : Từ “xưa kia”
+ Bài 46, trang 92 : Từ “mơn mởn”
+ Bài 66, trang 134: Từ “cháy đượm”
3. Khó khăn học sinh gặp phải
- Ng ôn ngữ nói và ngôn ngữ viết dễ bị nhầm lẫn
Ví dụ: dạy/dậy, nhảy/nhẩy, giầy/giày…
- Quá nhiều âm khó trong cùng một bài (Bài 42, trang 86-87)


- Học sinh dễ bị nhầm lẫn khi phát âm các vần
+at/ac
+ai/ay
+iêu/iu
+q/c (quấn/cuốn, quốc/cuốc).
+ ch/tr
+ l/n
+ iu/ưu
+iêu/ươu
+ r/d/gi
+ s/x

4. Khắc phục khó khăn của học sinh
- Bằng phát âm mẫu của mình giáo viên đưa ra trước học sinh cách phát
âm chuẩn ,các từ cần luyện, yêu cầu học sinh phát âm theo. Với học sinh
lớp 1, trong các giờ học vần giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phát
âm chuẩn thông qua việc luyện đọc theo mẫu của giáo viên.Giáo viên
phát âm trước ,sau đó gọi những học sinh phát âm chuẩn đọc trước tiếp
theo gọi các học sinh khác.Giáo viên đặc biệt chú ý đến những học sinh
hay phát âm sai ,gọi các em đọc nhiều .Giáo viên nên để những âm ,vần
,tiếng,từ mà học sinh hay phát âm lẫn lộn bên cạnh nhau để hướng dẫn
các em phát âm và sửa sai cho học sinh
Ví dụ:
Giáo viên phát âm chuẩn các âm:
• Âm tr : Đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng,bật ra,không có tiếng thanh.
• Âm ch:Lưõi trước chạm lợi rồi bật nhẹ,không có tiếng thanh
( tre – che, trú – chú, trăn-chăn,trai- chai…)
• Âm x: Khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng-lợi,hơi thoát ra xát nhẹ không có tiếng
thanh
• Âm s: Uốn đầu lưỡi về phía vòm ,hơi thoát ra xát mạnh,không có tiếng thanh

(xe – se, xinh – sinh, xương- sương… )
• Âm n: Đầu lưỡi chạm lợi,hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi
• Âm l: Lưỡi cong lên chạm lợi,hơi đỉa phía hai bên rìa lưỡi
• Vần uôi- ui: nuôi- nui, quả chuối – chúi về phía trước,tuổi thơ - tủi thân.
- Giáo viên cho học sinh luyện nhiều dạng bài tập mà các em hay mắc lỗi.
Việc luyện tập nhiều sẽ giúp các em nhớ cách cách đọc và viết từ đúng.
Ví dụ: Các dạng bài điền vào chỗ chấm:
s/x ; l/n; r/d/gi; iu/ưu; iêu/ươi; ai/ay…
- Giáo viên kết hợp sử dụng hình thức giải nghĩa và sử dụng đồ vật thật
hoặc hình ảnh trực quan để giải nghĩa những từ khó. Như vậy học sinh
hiểu và nhớ lâu hơn.
Ví dụ: “chiêng” là một nhạc cụ người dân tộc thường sử dụng để tạo nên
âm thanh trong các dịp lễ hội.
Bên cạnh giải nghĩa từ , giáo viên có thể cho học sinh quan sát đồ vật thật
hoặc hình ảnh về cái chiêng.
Danh sách thành viên nhóm 7
1. Trịnh Thu Ngân (nhóm trưởng)
2. Dương Hương Nhung
3. Lê Phương Anh
4. Hoàng Phương Hiếu
5. Phạm Thanh Hoa

×