Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 86 trang )

Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM
GVHD: GS.TS Võ Thanh Thu
Nhóm sinh viên thực hiện :
1. Đinh Ngọc Hiếu
2. Trần Thị Loan
3. Chung Thụy Bảo Quỳnh
4. Nguyễn Thị Phương Thảo (1987)
5. Huỳnh Anh Tuyên
Lớp: Thương Mại – Cao học K20
- NĂM 2012 -
Thương Mại CH – K20 Trang 1
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN























Thương Mại CH – K20 Trang 2
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 5
KHÁI QUÁT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ 5
BẢO HỘ QUYỂN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 5


 !
"#$%&'( !)
*+, !
-./.01!2
)(3'(+,1$45+61,17%8$9
)(3
)(31$4517%8$9:
CHƯƠNG 2 19
LUẬT BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM 19

;,<'(*=>4!+,8 !?)
@/8/4!A6+,?B+*/+/+'(CDE==F
G,?$A469")
=A")
E69HI6")
@J'(/%5+4A8 !?":
CK9/8 1L4!$D<M?AN.+4AO8":
CK9.%./.PQR4.6J
= S/J?A
"CO/./.91'J6TJ-1B44.6J)
LỜI KẾT 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 66
LỜI MỞ ĐẦU
Khi xã hội phát triển, nhu cầu vật chất thiết yếu được đáp ứng đầy đủ thì những
giá trị tinh thần này càng được coi trọng. Nếu người nắm giữ sản phẩm vô hình này
không biết cách bảo vệ, rất dễ dàng chúng sẽ “trôi tuột” vào tay kẻ khác.
Thương Mại CH – K20 Trang 3
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
Tài sản vô hình này ngày càng khẳng định vai trò là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị
của doanh nghiệp và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngày nay tài sản
vô hình chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Khi
đã thực sự là thành viên WTO và đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng, khi hàng
rào thuế quan dần được gỡ bỏ, doanh nghiệp Việt Nam cần phải có một chiến lược phát
triển thương hiệu và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Một chiến lược phát triển phù hợp và hệ
thống quản lý hữu hiệu về sở hữu trí tuệ sẽ giúp các doanh nghiệp có được sản phẩm có
tính cạnh tranh cao lại tiết kiệm chi phí và kịp thời ngăn chặn việc sao chép nhãn mác,
làm nhái sản phẩm
Đối với một nước đang phát triển và nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu

như Việc Nam, việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thành công còn là điều kiện
tiên quyết để chúng thu hút vốn đầu tư nước ngoài- một nguồn lực rất lớn giúp chúng ta
phát triển.
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là tình trạng phổ biến ở Việt Nam, mà
các quốc gia khác trên thế giới cũng như vậy, kể cả các nước phát triển như Mỹ, Đức,
Pháp… Tuy nhiên, điểm yếu của Việt Nam là không chỉ riêng người dân chưa nhận
thức về sở hữu trí tuệ, mà ngay cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp cũng chưa
coi trọng vấn đề này.
Thực tế này cũng đặt ra yêu cầu phải gia tăng mối quan tâm tới vấn đề sở hữu trí
tuệ cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn cho mỗi quốc gia nếu muốn tồn tại và hội
nhập thành công.
Những ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việc Nam được phân tích
ở trên là lý do để chúng tôi nghiên cứu đề tài này.
Thương Mại CH – K20 Trang 4
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ
BẢO HỘ QUYỂN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.1. Vài nét cơ bản:
TỔ CHỨC SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ GIỚI – World Intellectual Property
Organization (WIPO)
www.wipo.int
Địa chỉ: 34 Chemin des Colombettes, 1211 Geneva 20, Switzerland
Điện thoại: 0041223389111
Fax: 0041227335428
E-mail:
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới: 26/04 hàng năm
Trụ sở tại Geneve, Thụy Sĩ
CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ – National

Office of Intellectual Property of
Vietnam (NOIP)
www.noip.gov.vn
Cục trưởng: Ông Tạ Quang Minh
Địa chỉ: 384-386 Nguyễn Trãi, Quận
Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (04) 3858 3069, (04) 3858
3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156
Thương Mại CH – K20 Trang 5
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
Fax: (04) 3858 8449, (04) 3858 4002
E-mail: ,
 Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trưởng đại diện: Ông Nguyễn Thanh Bình
Địa chỉ: 27B Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 39322714 - 39322715
Fax: (08) 39322716
Bộ phận Nhận đơn: (08) 39322715
Bộ phận Tư vấn hỗ trợ: (08) 39322714
E-mail: ,
 Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Đà Nẵng
Trưởng đại diện : Ông Huỳnh Minh Nhật
Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh – Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: (0511) 3889955 ; Mobile Phone : 0903502566
Fax: (0511) 3889977
E-mail:
1.2. Sở hữu trí tuệ là gì?
Sở hữu trí tuệ có thể được định nghĩa một cách khái quát là sở hữu sự sáng tạo của trí
tuệ con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học nghệ thuật, âm nhạc, phần mềm máy tính,

phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp,
Đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh
thần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh,
khoa học, công nghệ của nhân loại.
1.3. Quyền Sở hữu trí tuệ là gì?
Quyền Sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm
quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và
quyền đối với giống cây trồng.
Thương Mại CH – K20 Trang 6
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
Đó là độc quyền được công nhận cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức,
cho phép họ được sử dụng hay khai thác các khía cạnh thương mại của một sản phẩm
sáng tạo.
1.4. Đối tượng của Quyền Sở hữu trí tuệ?
 Quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả :
• Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra
hoặc sở hữu.
• Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín
hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
 Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam là các tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học được sáng tạo, thể hiện dưới một hình thức nhất định và có tính nguyên
gốc, không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm.
 Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới hình thức nhất
định. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả tại cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền. Tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác
giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, việc đăng ký
quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc chứng minh quyền tác giả khi có
tranh chấp xảy ra.

 Quyền sở hữu công nghiệp : là quyền của tổ chức, cá nhân đối với :
1). Sáng chế:
• Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ
sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
• Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có
khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
 Người muốn được hưởng quyền đối với sáng chế/giải pháp hữu ích phải làm đơn xin
cấp Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn
Thương Mại CH – K20 Trang 7
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
phải thể hiện đầy đủ bản chất của giải pháp kỹ thuật xin bảo hộ theo những hình thức
được quy định chặt chẽ bởi pháp luật về sáng chế/giải pháp hữu ích. Đơn sẽ được xét
nghiệm theo trình tự và thủ tục luật định. Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích
được cấp nếu đơn được trình bày theo đúng quy định, sáng chế/giải pháp hữu ích trong
đơn thỏa mãn các tiêu chuẩn bảo hộ, và người nộp đơn đã nộp đủ các khoản lệ phí quy
định. Phạm vi, nội dung, thời hạn bảo hộ quyền đối với sáng chế/giải pháp hữu ích
được xác định theo Bằng độc quyền được cấp.
 Quyền đối với sáng chế/giải pháp hữu ích được bảo hộ trong thời hạn Bằng độc
quyền có hiệu lực. Bằng độc quyền sáng chế, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm
tính từ ngày nộp đơn hợp lệ; Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, có hiệu lực từ ngày cấp
đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.
2). Kiểu dáng công nghiệp:
• Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng
đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế
giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
 Người muốn được hưởng quyền đối với Kiểu dáng công nghiệp phải làm đơn xin cấp
Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ . Đơn phải thể
hiện đầy đủ bản chất của Kiểu dáng công nghiệp xin bảo hộ theo những hình thức được
quy định chặt chẽ bởi pháp luật về Kiểu dáng công nghiệp. Đơn sẽ được xét nghiệm

theo trình tự và thủ tục luật định. Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp được cấp nếu
đơn được trình bày theo đúng quy định, Kiểu dáng công nghiệp trong đơn thỏa mãn các
tiêu chuẩn bảo hộ, và người nộp đơn đã nộp đủ các khoản lệ phí quy định. Phạm vi, nội
dung, thời hạn bảo hộ quyền đối với Kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằng
độc quyền được cấp.
 Thời hạn bảo hộ quyền đối với Kiểu dáng công nghiệp là thời hạn Bằng độc quyền
Kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực. Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực
từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp
2 lần, mỗi lần 5 năm.
3). Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn:
• Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và
các mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Thương Mại CH – K20 Trang 8
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
 Để được bảo hộ thì Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn phải có tính nguyên gốc
-Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và chưa được biết đến rộng rãi trong giới những
người sáng tạo Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và những nhà sản xuất mạch tích
hợp bán dẫn tại thời điểm được tạo ra.
 Để được hưởng quyền đối với Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn thì phải làm đơn
xin cấp Bằng độc quyền Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và nộp cho Cục Sở hữu
trí tuệ. Bằng độc quyền Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp nếu đơn được
trình bày theo đúng quy định, Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đáp ứng các tiêu
chuẩn bảo hộ, và người nộp đơn đã nộp đủ các khoản lệ phí quy định.
 Chủ sở hữu công nghiệp đối với Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có quyền thực
hiện hoặc ngăn cấm người khác thực hiện bất kỳ hành vi nào sau đây đối với Thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh: (i) Sao chép
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ, sản xuất mạch tích hợp bán dẫn
theo Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ; (ii) Phân phối, nhập khẩu bản

sao Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất
theo Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích
hợp bán dẫn sản xuất theo Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ.
 Bằng độc quyền Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực trên toàn lãnh thổ
Việt Nam. Thời hạn bảo hộ Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bắt đầu từ ngày cấp
Văn bằng bảo hộ và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau: (i) Ngày kết
thúc 10 năm, kể từ ngày cấp Văn bằng; (ii) Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày Thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn được người có quyền nộp đơn hoặc người được người đó
cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới; (iii) Ngày
kết thúc 15 năm, kể từ ngày tạo ra Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
4). Nhãn hiệu (hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ):
• Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu dùng để nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một cơ
sở kinh doanh, giúp phân biệt chúng với hàng hóa hoặc dịch vụ của các cơ sở kinh
doanh khác. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là chữ cái hoặc chữ số, từ, hình ảnh hoặc hình
vẽ, hình khối (03 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu tố này. Nhãn hiệu hàng hoá được hiểu
bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ.
• Nhãn hiệu tập thể là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các thành
viên thuộc một hiệp hội với sản phẩm hoặc dịch vụ của các cơ sở không phải là thành
viên.
Thương Mại CH – K20 Trang 9
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
• Nhãn hiệu nổi tiếng là loại nhãn hiệu hàng hóa đã được người tiêu dùng biết đến một
cách rộng rãi.
 Người muốn được hưởng quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá phải làm đơn xin cấp
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn phải
tuân theo những hình thức được quy định chặt chẽ bởi pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá.
Đơn sẽ được xét nghiệm theo trình tự và thủ tục luật định. Giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu hàng hoá được cấp nếu đơn được trình bày theo đúng quy định, nhãn hiệu
hàng hoá trong đơn thỏa mãn các tiêu chuẩn bảo hộ, và người nộp đơn đã nộp đủ các

khoản lệ phí quy định. Phạm vi, nội dung, thời hạn bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu
hàng hoá được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được cấp.
 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10
năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10
năm. Thời hạn bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá phát sinh trên cơ sở đăng ký
quốc tế theo Thoả ước madrid được Nhà nước bảo hộ từ ngày đăng ký quốc tế được
công bố trên Công báo nhãn hiệu hàng hoá quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
đến hết thời hạn hiệu lực đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid. Quyền sở hữu công
nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn hiệu được
công nhận là nổi tiếng ghi trong Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng.
5). Tên thương mại:
• Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Để được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại thì tên gọi đó phải là tập hợp các
chữ cái (có thể kèm theo chữ số) phát âm được; và có khả năng phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên gọi đó với các chủ thể khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
 Tên thương mại sẽ không được bảo hộ nếu gây nhầm lẫn với tên thương mại của
người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực
kinh doanh, hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ
từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó, hoặc thuộc các đối tượng không hộ,
như tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
 Tên thương mại được tự động bảo hộ (không cần phải đăng ký) khi đáp ứng các yêu
cầu nêu trên. Tên thương mại được bảo hộ chừng nào chủ sở hữu vẫn còn duy trì hoạt
động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
Thương Mại CH – K20 Trang 10
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
 Mọi hành vi sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với tên
thương mại của người khác cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch
vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh
doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối

với tên thương mại.
6). Chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hóa:
• Chỉ dẫn địa lý là những từ, tên gọi, dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh được sử dụng để
chỉ ra rằng sản phẩm có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc
trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có
được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
• Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của
mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất,
chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự
nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.
• Tóm lại, chỉ dẫn địa lý không chỉ là tên gọi mà còn là những từ, dấu hiệu, biểu tượng,
hình ảnh trong khi đó tên gọi xuất xứ chỉ là tên địa lý.
 Chỉ dẫn địa lý (không bao gồm tên gọi xuất xứ hàng hoá) được bảo hộ mà không cần
phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tên gọi xuất xứ hàng hoá chỉ được
bảo hộ thông qua việc đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Giấy chứng nhận đăng ký tên gọi
xuất xứ hàng hoá có hiệu lực vô thời hạn.
 Tên địa lý nước ngoài chỉ được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam nếu đang được bảo
hộ tại nước mang tên hoặc có địa phương mang tên đó.
7). Bí mật kinh doanh:
• Để được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh, thông tin phải có đủ các điều kiện
sau đây: (i) Không phải là hiểu biết thông thường; (ii) Có giá trị thương mại đối với
người nắm giữ thông tin đó và đem lại cho chủ sở hữu lợi thế hơn so với các đối thủ
cạnh tranh những người không nắm giữ thông tin đó; (iii) Được chủ sở hữu bảo mật
bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận
được.
Thương Mại CH – K20 Trang 11
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
 Bí mật kinh doanh được bảo hộ mà không cần phải nộp đơn đăng ký, và được bảo hộ
khi bí mật kinh doanh còn đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ như đã nêu trên.

8). Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh:
• Theo quy định của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam thì
hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm: (i) Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để
làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động
kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ; (ii) Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của người
khác mà không được người đó cho phép.
• Tóm lại, pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh quy định cơ sở pháp lý để
thực hiện việc chống lại các hành vi vi phạm nhãn hiệu chưa đăng ký bảo hộ, các trang
trí, bao gói sản phẩm, và thông tin bí mật. Quy định về chống cạnh tranh không lành
mạnh cũng có thể áp dụng nếu một bên sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với
nhãn hiệu hàng hóa của người khác đã đăng ký cho các sản phẩm/dịch vụ khác với sản
phẩm/dịch vụ của nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký và việc sử dụng đó có khả năng gây
nhầm lẫn.
 Quyền đối với giống cây trồng:
• Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng
mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
 Theo Pháp lệnh về giống cây trồng mới, Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới được
cấp cho người chọn tạo giống cây trồng mới bao gồm giống cây nông nghiệp và giống
cây lâm nghiệp.
 Để được bảo hộ thì giống cây trồng mới phải thuộc các chi, loài cây trồng trong danh
mục được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, phải có tính
khác biệt; có tính đồng nhất; có tính ổn định; có tính mới về mặt thương mại và có tên
gọi phù hợp.
 Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
cấp. Chủ sở hữu văn bằng bảo hộ có quyền cho phép hay không cho phép người khác
sử dụng vật liệu nhân của giống được bảo hộ, sản phẩm thu hoạch nhận được từ việc
gieo trồng vật liệu nhân của giống được bảo hộ trong các hoạt động kinh doanh hoặc
nhằm mục đích kinh doanh.
Thương Mại CH – K20 Trang 12
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt

Nam
 Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới là 20 năm, đối với cây thân gỗ và nho là 25
năm. Thời gian bắt đầu được bảo hộ tính từ ngày hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ
giống cây trồng mới được Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới chấp nhận là hồ sơ
hợp lệ.
1.5. Bảo hộ Quyền Sở hữu trí tuệ là gì?
* Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ là bảo vệ các sản phẩm sáng tạo và sáng chế của mình
nhằm mang lại các độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu,
tác phẩm văn học nghệ thuật và các tài sản vô hình khác. Việc bảo hộ Sở hữu trí tuệ cho
phép doanh nghiệp có được quyền sở hữu đối với các tài sản vô hình và khai thác tối đa
tiềm năng của những tài sản này.
Hay nói một cách đơn giản, bảo hộ Sở hữu trí tuệ khiến tài sản vô hình trở nên ‘hữu
hình hơn một chút’ bằng cách biến chúng thành những tài sản độc quyền.
* Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ là việc chủ thể quyền Sở hữu trí tuệ hoặc cơ quan có
thẩm quyền sử dụng các biện pháp cần thiết mà pháp luật cho phép để bảo đảm quyền
Sở hữu trí tuệ được thực thi trên thực tế.
* Việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ:
+ Dưới góc độ chủ thể quyền: sẽ bảo đảm việc xử lý, ngăn chặn và ngăn ngừa
hành vi xâm phạm quyền;
+ Dưới góc độ xã hội: có tác dụng kích thích, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu,
sáng tạo, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn và lành mạnh;
+ Dưới góc độ quốc tế: luôn là mối quan tâm to lớn không chỉ ở từng quốc gia
mà ở cả bình diện quốc tế.
Kinh nghiệm của các nước đã trải qua giai đoạn công nghiệp cho thấy nếu tăng cường
bảo hộ Sở hữu trí tuệ lên 10% thì đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng 50% và các công
nghệ cao sẽ tăng trưởng 40%. Ðó là cơ hội vô cùng to lớn mà các nước đang phát triển
phải nắm lấy.
1.6. Văn bản pháp luật điều chỉnh:
 Bộ luật, luật:
Thương Mại CH – K20 Trang 13

Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
Số Tên Ngày thông qua
33/2005/QH11 Bộ Luật Dân sự (phần Sở hữu trí tuệ) 14/06/2005
15/1999/QH10 Bộ Luật Hình sự (phần Sở hữu trí tuệ) 21/12/1999
37/2009/QH12 Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) (phần Sở hữu trí tuệ) 19/06/2009
50/2005/QH11 Luật Sở hữu trí tuệ 29/11/2005
36/2009/QH12 Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi) 19/06/2009
30/2004/QH11 Luật Xuất bản 03/12/2004
12/2008/QH12 Luật Xuất bản (sửa đổi) 03/06/2008
27/2004/QH11 Luật Cạnh tranh 03/12/2004
36/2005/QH11 Luật Thương mại 14/06/2005
80/2006/QH11 Luật Chuyển giao công nghệ 29/11/2006
21/2008/QH12 Luật Công nghệ cao 13/11/2008
 Nghị định:
- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu
trí tuệ về sở hữu công nghiệp và bản lồng ghép với Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.
- Nghị định số 119/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu
trí tuệ về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ và bản lồng ghép
với Nghị định số 105/2006/NĐ-CP.
- Nghị định số 97/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Sở
hữu công nghiệp.
- Nghị định số 100/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
- Nghị định số 104/2006/NĐ-CP Về việc quy định chi tiết,hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.

Thương Mại CH – K20 Trang 14
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về Sở
hữu trí tuệ.
- Nghị định số 106/2006/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở
hữu công nghiệp.
 Thông tư:
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị
định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
- Thông tư 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 hướng dẫn việc cấp,thu hồi
Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt
động giám định sở hữu công nghiệp
- Thông tư 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/03/2009 sửa đổi,bổ sung Thông tư số
01/2008/TT-BKHCN hướng dẫn việc cấp,thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công
nghiệp và Giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công
nghiệp
- Thông tư 18/2011/TT-BKHCN Ngày 22/7/2011 sửa đổi, bổ sung một số quy
định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ sung
theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 31/7/2010 và Thông tư số 01/2008/TT-
BKHCN ngày 25/02/2008, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-
BKHCN ngày 27/3/2009.
- Bản hợp nhất Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi
hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 /9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được
sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số
18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011.
- Bản hợp nhất Thông tư 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 hướng dẫn việc

cấp, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và Giấy chứng nhận tổ chức đủ
điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông
tư số 04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009 và Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày
22/07/2011.
1.7. Vai trò của bảo hộ Sở hữu trí tuệ đối với hoạt động đầu tư quốc tế?
1.7.1. Vai trò chung:
Thương Mại CH – K20 Trang 15
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
 Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ sẽ nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp bởi Sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình, có giá trị của doanh nghiệp:
+ Sở hữu trí tuệ có thể tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp của bạn thông qua
chuyển giao quyền sử dụng, bán hoặc thương mại hóa sản phẩm hoặc dịch vụ được bảo
hộ quyền Sở hữu trí tuệ mà những sản phẩm, dịch vụ đó có thể nâng cao thị phần hoặc
biên độ lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính việc thương mại hoá các tài sản trí tuệ đã
đem lại cho chủ thể sở hữu cũng như những người mua quyền sử dụng tài sản trí tuệ đó
những lợi ích kinh tế.
+ Sở hữu trí tuệ có thể nâng cao giá trị doanh nghiệp của bạn trong mắt của nhà
đầu tư hoặc các tổ chức tài chính bởi thị trường sẽ định giá doanh nghiệp trên cơ sở
những tài sản mà nó sở hữu, trong đó năng lực Sở hữu trí tuệ là một trong những năng
lực nội sinh quan trọng hàng đầu để phát triển bền vững. Quốc gia, doanh nghiệp nào
có được càng nhiều quyền Sở hữu trí tuệ thì năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh
nghiệp đó càng cao Một nhãn hiệu đẹp có uy tín với khách hàng cũng có thể làm tăng
giá trị hiện tại của doanh nghiệp và có vai trò quyết định giúp sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn đối với khách hàng.
+ Một chiến lược phát triển phù hợp và hệ thống quản lý hữu hiệu về Sở hữu trí
tuệ sẽ giúp các doanh nghiệp có được sản phẩm có tính cạnh tranh cao lại tiết kiệm chi
phí và kịp thời ngăn chặn việc sao chép nhãn mác, làm nhái sản phẩm
 Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, thương mại của 1
quốc gia:

Hệ thống bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ yếu là một trong những lý do chính dẫn
đến các hoạt động kinh doanh phi pháp và mang tính "chụp giật". Nó có thể bóp méo
nền thương mại, sẽ tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp sao chép bất hợp pháp băng đĩa,
phần mềm máy tính, v.v thay vì nhập khẩu các sản phẩm này với giá cao. Bên cạnh
đó, việc kiểm soát hoạt động buôn bán qua biên giới một cách lỏng lẻo sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu các mặt hàng vi phạm và hàng giả. Ngược lại, một hệ
thống bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện cho việc chuyên nghiệp
hóa hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro của quá trình kinh doanh và đó chính là
tiền đề thúc đẩy sự phát triển của nền thương mại.
 Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ còn ảnh hưởng đến kênh chuyển giao công nghệ,
khuyến khích phát triển công nghệ và thu hút công nghệ trong và ngoài nước:
Tất cả các sản phẩm dù tinh vi và phức tạp đến mức nào đều hàm chứa rủi ro bị
lộ bí mật công nghệ, hay bị bắt chước. Chính vì vậy, các nhà đầu tư phải cân nhắc khá
Thương Mại CH – K20 Trang 16
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
nhiều vấn đề khi tiến hành chuyển giao công nghệ. Một hệ thống bảo hộ Sở hữu trí tuệ
mạnh có thể hạn chế việc sao chép, làm giả sản phẩm và tăng chi phí bắt chước. Bất kỳ
quốc gia nào xây dựng được một hệ thống bảo hộ Sở hữu trí tuệ mạnh sẽ có điều kiện
tiếp nhận các công nghệ tiên tiến phục vụ cho việc phát triển đất nước, từ đó cải thiện
trình độ kỹ thuật quốc gia, phát triển nhân tài, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.
Ngược lại, các quốc gia có hệ thống bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ yếu sẽ chỉ có cơ hội
tiếp nhận các công nghệ đã phát minh từ lâu, thậm chí đã lỗi thời và mất dần giá trị khai
thác.
 Một hệ thống bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ góp phần vào sự phát triển kinh
tế của quốc gia, chống lại nguy cơ tụt hậu:
+ Bất kỳ tài sản hữu hình nào cũng đều có giới hạn và cùng với thời gian, không
gian khối lượng và giá trị của các tài sản hữu hình này không chỉ bị thu hẹp về quy mô,
số lượng mà còn có khả năng bị thay thế bởi các sản phẩm mới do tri thức tạo ra. Do
đó, sở hữu các tài sản hữu hình là sở hữu cái có giới hạn, còn sở hữu tri thức, trí tuệ của

nhân loại là sở hữu cái vô hạn, vì vậy sẽ là vô cùng bền vững nếu chúng ta biết khai
thác và sử dụng một cách hiệu quả – có thể nói Sở hữu trí tuệ là sở hữu một thứ tài sản
đặc biệt, khi sử dụng không những không mất đi mà còn có khả năng kiến tạo những
sản phẩm trí tuệ cao hơn, là những tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững đối
với những chủ thể sở hữu và xã hội.
+ Việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ tốt sẽ khuyến khích nghiên cứu, phát triển
công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa và tạo uy tín cho sản phẩm. Quyền Sở hữu trí
tuệ sẽ khuyến khích người có óc sáng chế và dọn đường cho những phát minh tiếp
theo. Ngoài ra, việc bảo hộ tốt sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm cao, hạn chế các vi phạm
như tình trạng khai thác công nghệ không được phép của người sở hữu bằng độc quyền,
hay sản xuất hàng giả, hàng nhái và các vi phạm khác. Xét về lâu dài, hệ thống Sở hữu
trí tuệ mạnh sẽ có tác dụng tốt trong việc phát triển công nghệ và kinh doanh cạnh tranh
lành mạnh, đóng một vai trò tích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế.
+ Nhờ có Sở hữu trí tuệ, các nhà sáng tạo mới tạo ra nhiều sáng chế, giải pháp
hữu ích, kiểu dáng mới thúc đẩy nhanh quá trình thương mại hóa các đối tượng Sở hữu
trí tuệ. Quyền Sở hữu trí tuệ là một cách dùng lợi nhuận để thúc đầy công trình phát
minh đi vào sản xuất và đời sống. Hàm lượng trí tuệ trong chỉ số tăng trưởng GDP tăng
nhanh, sẽ tạo ra một phong trào thi đua lao động sáng tạo, đẩy mạnh các hoạt động sáng
kiến - sáng chế ở cơ sở, nâng cao dân trí bằng việc bảo hộ bản quyền các tác phẩm văn
học, nghệ thuật và khoa học, công nghệ. Ðó chính là con đường duy nhất giúp các nước
nghèo thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu
Thương Mại CH – K20 Trang 17
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
+ Thực tiễn cho thấy, lợi nhuận lớn thường đổ dồn về những doanh nghiệp nào
biết quan tâm đầu tư và khai thác sản phẩm trí tuệ của mình hay những quốc gia sở hữu
nhiều phát minh, sáng chế của nhân loại. Vì lẽ đó mà hàng năm, hãng sản xuất danh
tiếng như Nokia đầu tư hàng tỷ USD và huy động nhiều ngàn lao động trí tuệ trong
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, mỗi năm hãng này đệ trình đăng ký bảo hộ
sáng kiến và giải pháp mới cho 500 phát minh các loại.

Kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản cho thấy, một quốc gia hoàn toàn có thể
phát triển mạnh mẽ mà không nhất thiết phải có nguồn lực vật chất dồi dào, mà vấn đề
là nhận thức được giá trị thực sự của tài sản trí tuệ và việc bảo hộ các tài sản trí tuệ đó.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Tanzan Ishibashi đã từng nói: “ Tôi tin chắc rằng, đây là bí
quyết phát triển công nghiệp của chúng tôi từ thời Meiji. Chỉ trong một nước đã nhận ra
giá trị thực sự của hệ thống bảo hộ sáng chế và quyết tâm dùng mọi sức lực của nó để
xây dựng hệ thống đó, người ta mới có thể hy vọng công nghiệp phát triển ”.
1.7.2. Vai trò đối với đầu tư quốc tế:
 Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ đem lại:
+ Sự tăng trưởng kinh tế
+ Sự cạnh tranh hữu hiệu giữa các doanh nghiệp
+ Đảm bảo phát triển bền vững
+ Chống tụt hậu
 nâng cao vị thế của doanh nghiệp cũng như quốc gia đó trên thương trường, ngăn
chặn việc sao chép, bắt chước, là cách thức tiếp cận bền vững hơn với các hoạt động
đầu tư, thu hút các nhà đầu tư.
 Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn hình thức
đầu tư và kinh doanh của các nhà đầu tư:
Họ có thể đầu tư trực tiếp (tức là trực tiếp chọn địa điểm đầu tư, xây dựng nhà
máy và điều hành sản xuất), hoặc liên doanh với doanh nghiệp địa phương thông qua
góp vốn, công nghệ, nhân lực hay đơn giản nhất là chuyển giao công nghệ. Các công ty
đa quốc gia có xu hướng xây dựng các công ty 100% vốn của mình tại các nước có hệ
thống bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ mạnh vì chúng thường sở hữu những khoản tài sản
vô hình rất lớn, trong đó công nghệ là một trong những loại tài sản vô hình quan trọng
nhất. Xét trên góc độ quyền Sở hữu trí tuệ, đó là các nhãn hiệu nổi tiếng (there are well
knows, patents), các sáng chế đã tạo nên danh tiếng của công ty và là một phần không
thể mất đi của công ty. Chính vì vậy bí mật công nghệ và nhãn hiệu hàng hóa sẽ được
Thương Mại CH – K20 Trang 18
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam

bảo hộ tốt, tuy nhiên khá tốn kém, không tận dụng được hết các ưu thế mà địa phương
đem lại và quốc gia được đầu tư không học hỏi được kỹ năng quản lý cũng như cách
thức sản xuất.
 Việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ tác động đến quyết định đầu tư và chuyển giao
công nghệ của các nhà đầu tư:
Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ chấp nhận chuyển giao công nghệ và thực hiện
các biện pháp đầu tư, nếu họ nhận thấy đủ cơ hội khai thác an toàn, hiệu quả công nghệ
đó ở quốc gia dự định đầu tư. Họ có xu hướng lo sợ rằng bảo hộ Sở hữu trí tuệ lỏng lẻo
sẽ dẫn đến việc thiếu kiểm soát đối với công nghệ được chuyển giao và như vậy công
nghệ chuyển giao này sẽ dễ trở thành mục tiêu bị vi phạm bản quyền. Điều này sẽ giúp
đối thủ cạnh tranh sao chép, mô phỏng, thậm chí đánh cắp nguyên vẹn các thành quả
sáng tạo kỹ thuật – kinh doanh, khắc phục những nhược điểm của công nghệ hiện đang
sử dụng và phát minh ra những công nghệ mới, giảm bớt chi phí trong việc phát hiện và
nhanh chóng tung ra thị trường các sản phẩm cạnh tranh tương tự, thậm chí có thể là
những sản phẩm ưu việt hơn - biện pháp hấp dẫn nhất để đạt mục tiêu lợi nhuận và
chiến thắng. Vì lẽ đó, xác lập được một hệ thống bảo hộ Sở hữu trí tuệ hiệu quả và việc
tuân thủ hệ thống quản lý bảo hộ Sở hữu trí tuệ một cách nghiêm túc sẽ tạo được niềm
tin đối với nhà đầu tư, sẽ là một điều kiện tiên quyết tác động đến quyết định đầu tư và
chuyển giao của các công ty nước ngoài.
CHƯƠNG 2
LUẬT BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM
2.1. Khái quát về luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) của Việt Nam:
Thương Mại CH – K20 Trang 19
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
1. Luật SHTT của Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực
từ ngày 1-7-2006.
2. Luật SHTT được sửa đổi 2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01
năm 2010.

3. Nội dung chính của luật SHTT bao gồm 6 phần, 18 chương và 222 điều.
 Phần thứ nhất: những quy định chung. Bao gồm 12 điều.
 Phạm vi điều chỉnh: Luật này quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền
tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các
quyền đó.
 Đối tượng áp dụng: Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức,
cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế
mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
 Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
+ Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình
được mã hoá.
+ Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu,
tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
+ Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu
nhân giống.
 Giải thích từ ngữ: Quyền sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả, Quyền liên quan đến quyền
tác giả, Quyền sở hữu công nghiệp, Quyền đối với giống cây trồng, Chủ thể quyền
sở hữu trí tuệ.
+ Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình
sáng tạo ra hoặc sở hữu.
+ Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
+ Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Thương Mại CH – K20 Trang 20
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
+ Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với
giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được
hưởng quyền sở hữu.
 Áp dụng pháp luật.
+ Trong trường hợp có những vấn đề dân sự liên quan đến sở hữu trí tuệ
không được quy định trong Luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.
+ Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về sở hữu trí tuệ của
Luật này với quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật này.
+ Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế đó.
 Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ.
 Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ.
 Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ.
 Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ.
 Nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
 Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
 Phí, lệ phí về sở hữu trí tuệ.
 Phần thứ hai: quyền tác giả và quyền liên quan. Bao gồm: 6 chương và 45 điều.
• Điều kiện bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan.
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm
khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự
(sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình
khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
Thương Mại CH – K20 Trang 21
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc
lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số
liệu.
• Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
• Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.
• Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.
• Chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
• Tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan.
 Phần thứ ba: quyền sở hữu công nghiệp. Bao gồm: 5 chương, 99 điều.
• Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
Một số đối tượng sở hữu trí tuệ trong quyền sở hữu công nghiệp
Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
 Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế
nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới
b) Có trình độ sáng tạo
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp
hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau
đây:
a) Có tính mới
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế
1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí
óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
3. Cách thức thể hiện thông tin;
Thương Mại CH – K20 Trang 22
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
5. Giống thực vật, giống động vật;
6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học
mà không phải là quy trình vi sinh;
7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động
vật.
Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
 Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
1. Có tính mới;
2. Có tính sáng tạo;
3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.
 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công
nghiệp
1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm

bắt buộc phải có;
2. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công
nghiệp;
3. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng
sản phẩm.
Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí
 Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ
1. Có tính nguyên gốc;
2. Có tính mới thương mại.
 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:
1. Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch
tích hợp bán dẫn;
2. Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.
Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu
Thương Mại CH – K20 Trang 23
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
 Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình
ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một
hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
 Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ,
quốc huy của các nước;
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng,
cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ

chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ
quan, tổ chức đó cho phép;
3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt
hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam,
của nước ngoài
4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng
nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu
không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm
nhãn hiệu chứng nhận
5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối
người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị
hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.
Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại
 Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực
và khu vực kinh doanh.
 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại
Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
Thương Mại CH – K20 Trang 24
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ - Thực trạng và giải pháp ở Việt
Nam
hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được
bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.
Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
 Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính

chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước
tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không
được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo
hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về
nguồn gốc của sản phẩm;
4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa
lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh
 Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật
kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh
doanh đó;
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh
doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh
1. Bí mật về nhân thân;
2. Bí mật về quản lý nhà nước;
3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;
Thương Mại CH – K20 Trang 25

×