Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Bảo hộ sở hữu trí tuệ thực trạng và giải pháp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.54 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI

MÔN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Chuyên đề 6:

BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở
VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:
Nhóm thực hiện:

GS. TS. Võ Thanh Thu
1. Nguyễn Phan Anh
2. Trần Minh Chính
3. Trần Quốc Hưng
4. Nguyễn Thị Diễm
5. Nguyễn Thị Phương Thảo-1985

Lớp: Thương mại – K20


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................3
ĐẦU.......................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
I. Sở hữu trí tuệ là gì?............................................................................................................5
1.1 Khái niệm.........................................................................................................................5
1.2 Q trình phát triển của quyền sở hữu trí tuệ.................................................................5


1.2.1 Bản quyền và văn hóa..................................................................................................5
1.2.2 Bằng sáng chế và sự đổi mới.......................................................................................6
1.2.3 Nhãn hiệu và bảo vệ người tiêu dùng..........................................................................7
1.2.4 Sở hữu trí tuệ và xã hội................................................................................................8
II. Bảo hộ sỡ hữu trí tuệ là gì? Vì sao phải bảo hộ SHTT? .................................................8
2.1 Khái niệm.........................................................................................................................8
2.2 Vì sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?...................................................................................9
2.3 Tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các nước đang phát triển..............10
2.3.1. Lợi ích của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ...........................................................10
2.3.2 Mặt trái của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ..................................................................10
II. Vai trị của bảo hộ sở hữu trí tuệ....................................................................................10
3.1. Đối với hoạt động thương mại ....................................................................................10
3.2. Đối với hoạt động đầu tư nước ngồi, chuyển giao cơng nghệ: ................................11
3.3. Vai trị của hệ thống SHTT đối với phát triển kinh tế.................................................11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM
I. Quá trình hình thành các quy định về quyền SHTT và Luật SHTT của Việt Nam........15
II. Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005........................................................................................15
III. Các cơng ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt nam đã ký kết..................................25
3.1. Sơ lược các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ Việt Nam tham gia...........................25
3.2. Hiệp định Thương Mại Việt- Mỹ.................................................................................27
3.3. Hiệp định TRIPs...........................................................................................................28
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM –
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỰC THI BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM
I. Thực trạng bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam................................................................33
1.1. Các số liệu về thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ..........................................33
1.2. Thực trang việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam...................................44
1.3. Thành tựu và hạn chế...................................................................................................45
1.3.1. Thành tựu..................................................................................................................45
1.3.2. Hạn chế:....................................................................................................................46
II. Một số giải pháp nâng cao thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhằm thu hút

đầu tư FDI............................................................................................................................48
2.1. Nhóm giải pháp về pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ...................48
2.2. Nhóm giải pháp thực thi pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.....................50
KẾT LUẬN.........................................................................................................................53
LUẬN.........................................................................................................................53


LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Ngày nay, tài sản trí tuệ ngày càng được coi trọng và được bảo vệ trên phạm vi tồn cầu.
Khơng chỉ các nước phát triển mà các nhóm quốc gia khác cũng dần ý thức được tầm quan trọng
của việc bảo hộ các tài sản vơ hình này.
Tài sản trí tuệ là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên giá trị và tính cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của các nhà đầu tư và
một cách gián tiếp- quyết định sự thành bại của một thương hiệu hay một doanh nghiệp.
Với một nước đang phát triển và hội nhập mạnh mẽ như Việt Nam, việc bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ càng đóng một vai trị quan trọng trong việc thâm nhập thị trường thế giới, thu hút
vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, bảo hộ sở hữu trí tuệ cịn là chìa khóa cho sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp và nói rộng ra là cho mỗi quốc gia.
Tuy nhiên, vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng nói trên cho nên việc bảo hộ các thương
hiệu Việt Nam quá lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng vi phạm bảo hộ sở hữu trí tuệ ngày càng nghiêm
trọng.
Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa thật sự hoàn thiện cộng với việc nhà nước chưa tuyên
truyền phổ biến rộng rãi các kiến thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp và người
tiêu dùng cũng là một trong những ngun nhân của vấn nạn trên.
Và đó chính là những lý do thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài này.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Hiểu được sở hữu trí tuệ là gì, bảo hộ sở hữu trí tuệ là gì, giới thiệu về luật sở hữu tri tuệ,
các cơng ước và hiệp định Việt Nam đã tham gia. Từ thực tiễn bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

mà đề xuất một số giải pháp nâng cao việc thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nhằm thu
hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI).

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, những
thành tựu và hạn chế đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của nhà nước và các doanh nghiệp
Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế.

3


4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này được thực hiện dựa trên những phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin
- Phương pháp thống kê các số liệu liên quan đã thu thập được ở các sở ban ngành.
- Phương pháp phân tích: tổng hợp các thơng tin có được để đưa ra giải pháp
- Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu thống kê của năm sau so với năm trước.

5. Bố cục của đề tài:
Nội dung đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan bảo hộ sở hữu trí tuệ
Chương 2: Cơ sở pháp lý về bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Chương 3: Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và Giải pháp nâng cao
thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ


BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

I. Sở hữu trí tuệ là gì?
1.1 Khái niệm
Theo ESCAP: “Sở hữu trí tuệ bao gồm mọi đối tượng do trí tuệ con người tạo ra mà cá
nhân được trao quyền sỡ hữu nó có thể sử dụng hợp pháp đối tượng đó, tùy theo ý muốn của
mình mà khơng bị bất cứ người nào khác can thiệp.”
Sở hữu trí tuệ, hay có khi cịn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc
con người. Nó được chia thành 2 nhóm như sau:



Sở hữu cơng nghiệp: sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu dịch vụ, tên gọi xuất
xứ.



Quyền tái bản: tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sản phẩm
phần mềm công nghệ thông tin.

Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên.

1.2 Q trình phát triển của quyền sở hữu trí tuệ
Hiện nay, người ta ngày càng quan tâm tới các vấn đề sở hữu trí tuệ. Nhưng đáng tiếc là
vấn đề này lại thường xuyên được đề cập theo chiều hướng nhấn mạnh đến những điều gây tranh
cãi và những tranh luận trái ngược nhau. Thực ra có rất nhiều nội dung về bảo vệ sở hữu trí tuệ
mà mọi người có thể nhất trí được với nhau.
Để hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này, chúng ta cần dành một chút thời gian xem xét q trình
phát triển của quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và vai trò của IPR trong việc đạt được những những
mục tiêu chung. Sau khi xem xét, chúng ta đi tới một kết luận rằng việc bảo vệ sở hữu trí tuệ

đóng một vai trị sống cịn trong q trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhưng chỉ bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ khơng thơi sẽ khơng thể có được những phát triển về kinh tế, văn hóa, xã
hội. Nhưng một quốc gia khó có thể đạt được những mục tiêu phát triển nếu khơng có sự bảo vệ
này.

1.2.1 Bản quyền và văn hóa
Chúng ta có thể ghi nhận khái niệm về “bản quyền” đã có từ thế kỷ 17 ở nước Anh với luật
bảo vệ những tác phẩm sáng tạo của văn sỹ, nghệ sỹ, ca sỹ và sau này là các nhà làm phim và
chuyên gia viết phần mềm. Khái niệm này thậm chí còn được trang trọng ghi nhận trong Hiến
pháp Hoa Kỳ tại Điều I, Mục 8, Khoản 8 “Quốc hội có quyền … nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa
học và nghệ thuật bằng cách đảm bảo quyền tối cao của tác giả và nhà phát minh trong một
khoảng thời gian nhất định đối với những tác phẩm và phát minh của họ”.
Ý tưởng cơ bản về bản quyền này rất đơn giản: Các nghệ sỹ và người sáng tác cần phải
được hưởng thành quả lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó thì
những thành quả này sẽ thuộc về toàn thể xã hội. Xã hội được lợi bởi quy định này sẽ khuyến
khích sáng tạo và tạo ra những sản phẩm văn hóa phong phú đa dạng cho mọi người. Thực chất
thì chúng ta có thể nói rằng bảo hộ bản quyền là điều cần thiết để đảm bảo sự sáng tạo văn hóa
trong xã hội.
Nhưng nếu việc bảo hộ bản quyền là quan trọng trong việc đạt được những thành quả văn
hóa thì đương nhiên việc ăn cắp những sản phẩm được bảo hộ bản quyền - tức là việc sao chép
5


trái phép các sản phẩm văn hóa - là mối nguy hại cho lĩnh vực sáng tác trong xã hội chúng ta.
Nhiều tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và
thậm chí cả Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đều thừa
nhận mối liên hệ này. Thực ra, nếu chúng ta truy cập trang web của UNESCO
() thì chúng ta sẽ thấy cả một phần được dành cho vấn đề bản quyền và
một danh sách các chương trình và ấn phẩm giải thích rõ hơn cho chúng ta về lợi ích của bản
quyền đối với những chính sách văn hóa, khoa học, giáo dục và giúp ta có những phương thức

chống lại nạn ăn cắp bản quyền.
Cho dù gần đây báo chí nói nhiều đến việc tải phim và nhạc trên mạng ở các nước phát
triển như Hoa Kỳ, nhưng thực ra những vi phạm nghiêm trọng phần lớn lại xảy ra ở các nước
đang phát triển. Nhiều giọng ca mới, nhiều tác giả và kịch bản phim đã không thể ra đời đơn
giản chỉ vì các nghệ sỹ này khơng có đủ động lực để chấp nhận mạo hiểm. Họ biết rằng cho dù
họ có sản xuất ra sản phẩm gì chăng nữa thì sản phẩm của họ ngay lập tức sẽ bị sao chép - ăn
cắp - và họ không được cung cấp đủ tiền bạc để phát triển tài năng của mình.
Đây khơng phải là một lập luận trừu tượng: Việc ăn cắp bản quyền diễn ra ở tất cả các
châu lục. Một ví dụ điển hình là Hồng Kơng, nơi ngành công nghiệp điện ảnh phát triển mạnh đã
bị ảnh hưởng ghê gớm bởi nạn ăn cắp bản quyền đến nỗi một vài năm trước đây người ta dự
đoán rằng Hồng Kông sẽ không giữ được ngành công nghiệp điện ảnh nữa. Hiện nay, ngành
công nghiệp này ở Hồng Kông đang khởi sắc trở lại và khán giả khắp nơi trên thế giới được
thưởng thức những bộ phim mới rất hay do chính quyền Hồng Kơng đã mạnh tay xử lý nạn ăn
cắp bản quyền. Các xưởng phim trong ngành cơng nghiệp điện ảnh của Băng-la-đét
“Dhaliwood” đã đình cơng vào tháng 3 năm 2004 nhằm phản đối tình trạng ăn cắp bản quyền và
yêu cầu chính phủ phải hành động. Những tiến triển tương tự cũng đã diễn ra trong ngành âm
nhạc trên thế giới. Các nhạc sỹ Ê-ti-ô-pia đã đình cơng bảy tháng liền vào năm 2003 nhằm gây
áp lực địi chính phủ phải có những biện pháp chống nạn ăn cắp bản quyền mạnh mẽ hơn. Các
nghệ sỹ này đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ những tác phẩm của họ trước những kẻ
xâm phạm bản quyền.

1.2.2 Bằng sáng chế và sự đổi mới
Bằng sáng chế bảo hộ rất nhiều các loại phát minh như kiểu dáng cơng nghiệp, quy trình
sản xuất, sản phẩm công nghệ cao, hợp chất phân tử. Bằng sáng chế cũng được ghi nhận trong
Hiến pháp Hoa Kỳ giống như bản quyền. Hiến pháp trao cho Quốc hội quyền thúc đẩy “sự tiến
bộ của khoa học và nghệ thuật” bằng cách cho các nhà phát minh được hưởng độc quyền tối cao
trong một thời gian nhất định đối với những “phát minh” của họ.
Khái niệm về bằng sáng chế dựa trên cơ sở thỏa hiệp có đi, có lại. Nhà phát minh hay sáng
chế có độc quyền tối cao trong việc sử dụng phát minh của mình trong một thời gian nhất định.
Để đổi lại, quy định của hầu hết các quốc gia đều yêu cầu nhà phát minh công bố phương pháp

tìm ra phát minh để cho mọi người có thể hiểu và học hỏi được từ những phát minh này. Sau khi
thời hạn bảo hộ phát minh hết hạn thì bất cứ ai cũng có thể sử dụng hay bán phát minh này. Nhà
phát minh được khuyến khích về mặt kinh tế để chấp nhận rủi ro và sáng tạo; xã hội nhận được
lợi ích của phát minh và kiến thức của nhà phát minh được ứng dụng trong những lĩnh vực khác.
Người Mỹ luôn tự hào là một dân tộc có nhiều nhà phát minh sáng chế sẵn sàng thử
nghiệm những cái mới trong cả ngành công nghiệp lẫn cả trong chính trị. Vì vậy, bằng sáng chế
là một phần quan trọng trong lịch sử phát triển của Hoa Kỳ. Mặc dù hầu hết học sinh Mỹ có thể
khơng biết rằng bằng sáng chế được đề cập tới trong Hiến pháp nhưng nhiều học sinh biết qua
các bài học rằng một trong những bằng sáng chế đầu tiên được cấp cho máy tỉa hột bông của Eli
Whitney, chiếc máy có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của Hoa Kỳ.

6


Nếu những gì đã diễn ra ở Mỹ là đúng quy luật thì nó cũng sẽ đúng ở các quốc gia khác, kể
cả ở những quốc gia đang phát triển. Việc bảo hộ chặt chẽ sở hữu trí tuệ khơng những chỉ thúc
đẩy sức sáng tạo mà còn tạo ra niềm tin vững chắc vào nền kinh tế đó, đủ để thu hút đầu tư nước
ngoài và tăng cường chuyển giao công nghệ. Điều này đã được chứng minh trong một số nghiên
cứu về quan hệ giữa sở hữu trí tuệ, đặc biệt là bằng sáng chế, với tốc độ phát triển. Chẳng hạn
như một nghiên cứu đáng chú ý của Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu năm 2002 của Ngân
hàng Thế giới đã phát hiện ra rằng “dù cho các quốc gia có mức thu nhập khác nhau nhưng việc
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ln gắn liền với phát triển thương mại và đầu tư nước ngồi, nhờ
đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn”. Một ấn bản khác năm 2002 của Ngân hàng
Thế giới mang tựa đề “Cẩm nang Phát triển, Thương mại và WTO” đã chú dẫn một số nghiên
cứu tuy chưa đưa ra được những kết quả rõ ràng nhưng cũng đã chỉ ra rằng việc bảo hộ mạnh mẽ
bằng sáng chế có thể: 1) gia tăng thương mại toàn cầu; 2) thu hút thêm được đầu tư trực tiếp
nước ngồi; 3) tăng cường việc mua bán cơng nghệ và do đó có thể tăng năng lực sản xuất trong
nước; 4) góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng.
Ngày nay, Giooc-đa-ni có thể là một ví dụ điển hình cho những kết quả nghiên cứu trên.
Tại quốc gia này, việc gia tăng bảo hộ bằng sáng chế đã đem lại những lợi ích kinh tế hữu hình

(xem bài “Giooc-đa-ni hưởng lợi từ việc cải cách việc bảo hộ sở hữu trí tuệ”). Viện Sở hữu Trí
tuệ Quốc tế (IIPI) đã công bố một báo cáo đầy đủ vào tháng 8 năm 2004 nghiên cứu việc thành
lập ngành công nghiệp công nghệ dược và thuốc chữa bệnh từ cây cỏ có khả năng cạnh tranh
tồn cầu của Giooc-đa-ni. Báo cáo phát hiện ra rằng “Kinh tế Giooc-đa-ni đã được hưởng lợi lớn
từ việc bảo hộ sở hữu trí tuệ tốt hơn trong thời gian gần đây” theo như công bố của IIPI. Báo cáo
nhấn mạnh hệ thống bảo vệ sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là bảo vệ bằng sáng chế,
“đã tăng cường tập trung vào những phát minh dựa trên nghiên cứu cho các công ty dược phẩm
của Giooc-đa-ni”.
Điều này đã được thể hiện trong đóng góp tăng đột biến của ngành chăm sóc y tế, từ 2,8%
năm 1997 lên tới 3,5% năm 2001, vào GDP của Giooc-đa-ni. Kể từ năm 1997 số lượng việc làm
trong các lĩnh vực y tế tăng thêm 52%. Báo cáo cũng cho thấy “ngành dược phẩm là ngành lớn
thứ hai ở Giooc-đa-ni và từ năm 1999 tới 2002 lượng thuốc xuất khẩu của các công ty Giooc-đani tăng thêm 30%”.

1.2.3 Nhãn hiệu và bảo vệ người tiêu dùng
Nhãn hiệu là một từ, cụm từ, ký hiệu, hay kiểu dáng, hoặc sự kết hợp các từ, cụm từ, ký
hiệu hay kiểu dáng nhằm xác định và phân biệt nguồn gốc của hàng hóa do một người sản xuất
với hàng hóa do những người khác sản xuất. Vì vậy, nhãn hiệu xác định được người sản xuất ra
một mặt hàng và người ta dùng nhãn hiệu để biết được chất lượng của hàng hóa. Nhãn hiệu cũng
giúp khách hàng biết địa điểm cung cấp sự trợ giúp khi hàng hóa khơng đạt chất lượng. Một số
loại hình nhãn hiệu đã tồn tại tới vài ngàn năm nay. Du khách tới thăm Vạn Lý Trường Thành ở
Trung Quốc vẫn có thể thấy dấu hiệu của người sản xuất để lại trên một số những viên gạch.
Dấu hiệu này cho phép các hoàng đế thời đó yên tâm về mặt chất lượng và trong trường hợp cần
thiết thì có thể quy kết được trách nhiệm.
Việc đảm bảo chất lượng và quy kết được trách nhiệm đã hồn tồn bị xóa sổ khi những kẻ
làm hàng giả dùng nhãn hiệu và đánh lừa khách hàng bằng những sản phẩm do bọn chúng sản
xuất. Khi nghĩ tới hàng giả, nhiều người có thể nghĩ ngay tới đồng hồ Rolex giả, bật lửa Zippo
giả hay túi xách Louis Vuitton giả. Việc làm giả những sản phẩm này đã gây ra những tổn thất
nghiêm trọng cho các cơng ty sản xuất hàng xịn và khiến cho chính phủ thất thu thuế. Nhưng
việc làm giả nhãn hiệu còn gây ra một hậu quả nghiêm trọng khác, đó là làm ảnh hưởng tới sức
khỏe và sự an toàn của cộng đồng.

Hoa Kỳ cũng không thể tránh khỏi nạn làm hàng giả. Trong buổi tường trình trước Ủy ban
Pháp luật Thượng viện Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 2004, Trợ lý Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ là
7


Christopher Wray đã đưa ra những ví dụ về việc vi phạm nhãn hiệu. Ông nhấn mạnh rằng vào
đầu năm 2004, một công dân bang Alabama đã nhận tội 28 lần làm hàng giả và bị buộc tội làm
giả nhãn hiệu thuốc diệt côn trùng. Anh ta đã bán thuốc diệt côn trùng giả với nhãn hiệu giả của
loại thuốc diệt muỗi và gián tiếp bán thuốc diệt virus West Nile cho các thành phố và doanh
nghiệp tư nhân ở một số bang của Hoa Kỳ. Bị cáo đã không đưa ra được tên của thuốc diệt côn
trùng, nhà sản xuất và các thành phần hoạt chất. Trong một vụ án khác năm 2002, Bộ Tư pháp
Hoa Kỳ đã kết tội một công dân bang California theo cáo trạng của liên bang vì liên quan đến âm
mưu bán sữa bột giả cho trẻ sơ sinh. Sau khi bán sữa bột cho trẻ sơ sinh giả cho hàng ngàn trẻ
em, những nạn nhân dễ bị tổn thương nhất, bị cáo đã trốn sang Canada năm 1995. Hắn đã bị bắt
ở Canada năm 2001 và năm 2002 được đưa về xét xử tại Hoa Kỳ.
Nạn làm hàng giả cũng gây ra nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới an toàn và sức khỏe cộng
đồng ở những quốc gia đang phát triển. Một bi kịch khủng khiếp hơn đã diễn ra ở Trung Quốc.
Vào tháng 5 năm 2004, hãng tin AP đưa tin từ Bắc Kinh cho biết 47 tên đã bị kết tội bán sữa bột
giả cho trẻ sơ sinh và chính quyền cho biết hành động này là nguyên nhân gây ra cái chết của
hàng chục trẻ em. Theo bài báo, cuộc khám xét sau đó của cảnh sát đã phát hiện ra hàng ngàn
bao đựng sữa bột giả với nhãn mác của 45 loại sữa khác nhau.
Thuốc tân dược giả cũng đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng gây chết người ở khắp nơi
trên thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Không ai biết rõ về điều này hơn
Dorothy Akunyili, Giám đốc Cơ quan Quốc gia Kiểm tra và Quản lý Thuốc và Thực phẩm của
Nigeria. Câu chuyện của bà được kể chi tiết trên trang nhất tờ Nhật báo Phố Wall vào tháng 5
năm 2004 cứ như thể một câu chuyện xảy ra trong tiểu thuyết. Nhưng đáng tiếc đó lại là chuyện
có thật chứ không phải là chuyện giả tưởng. Việc điều tra và chống lại nạn làm thuốc tân dược
giả đã khiến bà bị mưu sát và cơ quan bà bị phóng hỏa. Nhưng bà vẫn anh dũng tiếp tục cơng
việc của mình với niềm thơi thúc cá nhân do em gái bà đã chết vì bị tiêm thuốc insulin giả. Cũng
giống như nhiều người khác, bà hiểu rõ nguy cơ và hiểm họa của nạn hàng giả.


1.2.4 Sở hữu trí tuệ và xã hội
Có một điểm chung xuyên suốt các vấn đề về bản quyền, bằng sáng chế và nhãn hiệu vừa
được đề cập ở trên. Việc thúc đẩy sự phát triển văn hóa, tăng cường sức sáng tạo và phát triển
kinh tế, bảo vệ sự an toàn và sức khỏe cộng đồng là những mục tiêu chung. Tất cả chúng ta đều
muốn sống trong những xã hội tôn vinh và thúc đẩy những giá trị này. Trong khi bàn luận về sở
hữu trí tuệ ngày nay, chúng ta cần nhớ tới vai trò của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ trong cuộc sống
hàng ngày của chúng ta.
Hoa Kỳ hết sức tin tưởng vào giá trị của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vì những lý do đã
nêu trên và nhiều lý do khác và Hoa Kỳ sẵn sàng cộng tác với các quốc gia khác nhằm tăng
cường việc bảo hộ sở hữu trí tuệ.

II. Bảo hộ sỡ hữu trí tuệ là gì? Vì sao phải bảo hộ SHTT?
2.1 Khái niệm
Từ góc độ vật chất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm đảm bảo cho người sáng tạo có
thể khai thác giá trị kinh tế từ các sản phẩm sáng tạo của mình để bù đắp lại cơng lao sáng tạo.
Bảo hộ sở hữu trí tuệ là việc xác lập và bảo vệ quyền của tổ chức hoặc cá nhân đối với tài
sản trí tuệ của mình. Cá nhân hay tổ chức có thể tự mình hoặc thơng qua cơ quan có thẩm quyền
thực hiện thiết lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ về đối với Bản quyền tác giả, sáng chế, giải
pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, bí quyết thương mại, tên thương
mại...
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo cho người sáng tạo có thể khai thác giá trị kinh
tế từ các sản phẩm sáng tạo của mình để bù đắp lại cơng lao sáng tạo.
8


Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ln gắn với thời hạn bảo hộ. Ví dụ tác phẩm điện ảnh được
bảo hộ 50 năm, thiết kế bố trí mạch tích hợp có thời hạn bảo hộ là 10 năm.
Hết thời hạn này, các sáng tạo trở thành tài sản chung của nhân loại và tất cả mọi người có
thể khai thác, sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả thù lao cho người sáng tạo.

Quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ dưới dạng sở hữu trí tuệ độc quyền, nhằm khuyến khích
năng lực sáng tạo của các chủ thể, là động lực thúc đẩy văn hóa, kinh tế, xã hội, khoa học-công
nghệ của một quốc gia phát triển. Nhưng việc bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ là có chọn lọc, phải
đảm bảo lợi ích của nhà nước, xã hơi, cơng dân. Quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ có thời hạn và
muốn được bảo hộ phải đáp ứng các yêu cầu luật định.

2.2 Vì sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?
Sở hữu trí tuệ thực chất là gì? Tại sao phải coi nó là yếu tố sống cịn của 1 doanh nghiệp,
thậm chí với cả những doanh nghiệp có quy mơ khiêm tốn nhất?
Sở hữu trí tuệ (SHTT) khơng đơn giản chỉ là những tấm bằng sáng chế bạn đang nắm giữ
trong tay. Tùy từng trường hợp, nó cịn có thể là thương hiệu, hình ảnh, âm điệu, phần mềm, các
tác phẩm hội họa, nói tóm lại là bất cứ sản phẩm gì do lao động trí óc tạo ra. Khi xã hội phát
triển, nhu cầu vật chất thiết yếu được đáp ứng đầy đủ thì những giá trị tinh thần này càng được
coi trọng. Nếu người nắm giữ sản phẩm vơ hình này không biết cách bảo vệ, rất dễ dàng chúng
sẽ “trôi tuột” vào tay kẻ khác.
Chính vì thế, vấn đề về bản quyền, bằng sáng chế, đăng kí thương hiệu ln được đặt ra
như một trong những điều kiện tiên quyết đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Dù đó chỉ là
cái tên hay một đặc trưng nào đó của sản phẩm/ dịch vụ, thì giải quyết tốt vấn đề SHTT sẽ giúp
doanh nghiệp duy trì bước phát triển bền vững cũng như đón đầu đối thủ trong các chiến lược
cạnh tranh.
Xuất phát điểm đầu tiên của SHTT phải nằm trong chính kế hoạch kinh doanh tổng thể của
doanh nghiệp. Trong đó, cần chú trọng những điểm sau:



Bằng sáng chế: Đó là những văn bằng hợp pháp miêu tả chi tiết những phát minh kĩ
thuật, cho phép người sở hữu, trong thời gian hiệu lực nhất định, khai thác, hưởng lợi
từ phát minh đó, đồng thời có quyền ngăn cấm bất kì ai khác sử dụng chúng.




Bản quyền: là sự bảo vệ hợp pháp đối với 1 sản phẩm mang tính sáng tạo, ví dụ: tác
phẩm hội họa, âm nhạc, văn chương, các bộ phim, chương trình phát sóng, các bản
thu âm, phần mềm máy tính... Khác với bằng sánh chế, bản quyền tự động phát sinh
ngay từ khi tác phẩm được tạo lập và xuất bản. Bản quyền có thể bảo vệ quyền lợi của
người sở hữu khi không có bằng sáng chế.



Nhãn hiệu được đăng ký: là cơ sở pháp lý để xây dựng và phát triển thương hiệu, là
công cụ để tạo nhận thức và gây ấn tượng về sản phẩm/ dịch vụ trong tâm trí người
tiêu dùng.



Một trong những lợi ích thiết thực dễ thấy nhất từ SHTT là đặc quyền sử dụng phát
minh, sáng chế, thương hiệu. Điều này tạo ra vị thế cạnh tranh rõ rệt đối với các đối
thủ trên thương trường.

Không những thế, bản chất của những sản phẩm mang tính sáng tạo là khả năng tạo ra lợi
nhuận cao. Do đó, quản lý tốt vấn đề SHTT có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng doanh thu, lợi
nhuận cũng như các chỉ số tăng trưởng hàng năm của doanh nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp đang tìm cách tăng vốn, quản lý SHTT có thể là 1 cơng cụ
hữu ích, bởi nó làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư cũng như các nhà phân tích. Ví dụ, 1 doanh
9


nghiệp nắm trong tay càng nhiều bằng sáng chế thì càng được định giá cao, cả trước và sau khi
phát hành cổ phiếu.
Những lý do trên đây không chỉ đơn thuần giải thích cho sự cần thiết và tầm quan trọng

của quản lý SHTT trong từng doanh nghiệp, mà hơn hết, nó cịn đặt ra một câu hỏi vơ cùng thiết
thực: vậy các đối thủ cạnh tranh khác đã có chiến lược quản lý SHTT hay chưa, họ đã nắm trong
tay những bảo bối SHTT nào?
Đó là câu hỏi thực sự cần lời giải đáp.

2.3 Tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các nước đang phát triển
2.3.1. Lợi ích của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Ngăn chặn được sự sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái. Hàng giả, hàng nhái đều là
những sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và gây thiệt hại cho nhà sản xuất chân chính cả về
doanh thu và uy tín. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp loại bỏ các sản phẩm này ra khỏi thị
trường, đảm bảo quyền lợi của cả nhà sản xuất chân chính và người tiêu dùng.
Khuyến khích sáng tạo tại chỗ và chuyển giao công nghệ. Nhiều nhà phát minh trong nước
và các nhà đầu tư nước ngồi thường nản lịng khi khơng có chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
đủ mạnh ở nước sở tại, họ khơng có động lực để sáng tạo và cũng không muốn đem công nghệ
mới hoặc nghiên cứu phát triển cơng nghệ ở nước sở tại vì sợ bị mất bí mật cơng nghệ.

2.3.2 Mặt trái của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Phần lớn số lượng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ hiện nay do các nước phát triển
nắm giữ. Ðiều này tạo nên lợi thế rất lớn cho sản phẩm của các nước này so với các nước đang
phát triển. Trong một số lĩnh vực, ví dụ dược phẩm, sự độc quyền khai thác bằng sáng chế đã
đẩy giá sản phẩm lên rất cao, đem lại lợi nhuận khổng lồ cho hãng sản xuất. Các nước đang phát
triển, vốn đã khơng có cơng nghệ, lại phải chịu mua các sản phẩm với giá cao này nên thiệt thịi
càng lớn.
Một ví dụ khác là phần mềm máy tính. Giá một chương trình phần mềm thường từ vài trăm
đến hàng ngàn đô-la Mỹ, vượt gấp nhiều lần giá của chiếc máy tính. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt
chế độ bản quyền phần mềm thì rất có thể nhiều nước đang phát triển khơng có được trình độ
cơng nghệ thơng tin hiện nay.
Nói vậy khơng có nghĩa là chúng ta khuyến khích việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà
điều chính yếu là chúng ta cần phối hợp với các nước đang phát triển khác đấu tranh cho một hệ
thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cơng bằng và hợp lý hơn.


II. Vai trị của bảo hộ sở hữu trí tuệ:
3.1. Đối với hoạt động thương mại :
Những hạn chế trong bảo hộ quyền SHTT có thể bóp méo nền thương mại của một quốc
gia. Một quốc gia có hệ thống bảo hộ yếu (về bản quyền) sẽ tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp, cụ
thể như sao chép bất hợp pháp băng đĩa, phần mềm máy tính, v.v... thay vì nhập khẩu các sản
phẩm này với giá cao. Bên cạnh đó, việc kiểm sốt hoạt động buôn bán qua biên giới một cách
lỏng lẻo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu các mặt hàng vi phạm và hàng giả.
Nhà kinh doanh cũng có thể thay đổi phương án kinh doanh của mình do những hạn chế trong
việc bảo hộ quyền SHTT. Ban đầu nhà kinh doanh có ý định triển khai phương án kinh doanh,
nhưng nếu nhận ra những khiếm khuyết trong việc bảo hộ bí mật thương mại, có thể họ sẽ từ bỏ
ý định này. Như vậy, hệ thống bảo hộ quyền SHTT yếu là một trong những lý do chính dẫn đến
các hoạt động kinh doanh phi pháp và mang tính "chụp giật". Trong trường hợp ngược lại, một
10


hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh sẽ tạo điều kiện cho việc chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh
doanh, giảm thiểu rủi ro của q trình kinh doanh và đó chính là tiền đề thúc đẩy sự phát triển
của nền thương mại.

3.2. Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, chuyển giao cơng nghệ:
Một cơng ty đa quốc gia có nhiều lựa chọn khác nhau để xâm nhập và chiếm lĩnh thị
trường nước ngồi. Họ có thể đầu tư trực tiếp, hoặc liên doanh với doanh nghiệp địa phương
thông qua góp vốn, cơng nghệ, nhân lực hay là chuyển giao cơng nghệ. Việc lựa chọn hình thức
đầu tư và kinh doanh của nhà đầu tư phụ thuộc vào thị trường và hệ thống luật pháp của nước sở
tại, trong đó hệ thống bảo hộ SHTT đóng một vai trị quan trọng. Nét đặc trưng của các công ty
đa quốc gia là chúng thường sở hữu những khoản tài sản vô hình rất lớn, trong đó cơng nghệ là
một trong những loại tài sản vơ hình quan trọng nhất. Xét trên góc độ quyền SHTT, đó là các
nhãn hiệu nổi tiếng, các sáng chế đã tạo nên danh tiếng của công ty và là một phần không thể
mất đi của công ty. Các cơng ty đa quốc gia có xu hướng xây dựng các cơng ty 100% vốn của

mình tại các nước có hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh, đối với nhà đầu tư, ưu điểm của hình
thức này là có thể bảo hộ tốt bí mật cơng nghệ và nhãn hiệu hàng hóa, cịn nhược điểm của nó
là tốn kém, không tận dụng được hết các ưu thế mà địa phương đem lại và quốc gia được đầu tư
không học hỏi được kỹ năng quản lý cũng như cách thức sản xuất.
Quyền SHTT còn ảnh hưởng đến kênh chuyển giao công nghệ. Công nghệ ở đây được
phân loại thành loại dễ bắt chước và loại khó bắt chước. Loại cơng nghệ dễ bắt chước thường
gồm có cơng nghệ sao chép băng đĩa nhạc, sản xuất đồ chơi, v.v... Có nhiều lý do dẫn đến hiện
tượng bắt chước công nghệ, chẳng hạn, đối với các công ty nhỏ, việc bắt chước công nghệ nhằm
phục vụ cho sản xuất kinh doanh, cịn đối với các cơng ty có nhiều đối thủ cạnh tranh, việc
nghiên cứu công nghệ của đối phương sẽ giúp họ khắc phục những nhược điểm của công nghệ
hiện đang sử dụng và phát minh ra những công nghệ mới. Loại cơng nghệ khó bắt chước thường
được sử dụng trong lĩnh vực dược phẩm và phần mềm máy tính. Việc bắt chước công nghệ sẽ
giúp các chuyên gia trong ngành giảm bớt chi phí trong việc phát hiện và tạo ra những loại thuốc
mới và nhanh chóng tung ra thị trường các sản phẩm cạnh tranh tương tự, thậm chí có thể là
những sản phẩm ưu việt hơn. Nhìn chung, các sản phẩm máy móc, thiết bị y tế thường khó bắt
chước. Tuy nhiên, dù tinh vi và phức tạp đến mức nào, tất cả các sản phẩm đều hàm chứa rủi ro
bị lộ bí mật cơng nghệ, hay bị bắt chước. Chính vì vậy, các nhà đầu tư phải cân nhắc khá nhiều
vấn đề khi tiến hành chuyển giao công nghệ. Một hệ thống bảo hộ SHTT mạnh có thể hạn chế
việc sao chép, làm giả sản phẩm và tăng chi phí bắt chước. Bất kỳ quốc gia nào xây dựng được
một hệ thống bảo hộ SHTT mạnh sẽ có điều kiện tiếp nhận các cơng nghệ tiên tiến phục vụ cho
việc phát triển đất nước. Ngược lại, các quốc gia có hệ thống bảo hộ quyền SHTT yếu sẽ chỉ có
cơ hội tiếp nhận các cơng nghệ đã phát minh từ lâu, thậm chí đã lỗi thời và mất dần giá trị khai
thác.

3.3. Vai trò của hệ thống SHTT đối với phát triển kinh tế:
Bảo hộ SHTT khơng những mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu sản phẩm trí tuệ,
cơ quan nhà nước cấp giấy phép, mà còn cho những người mua quyền sử dụng tài sản trí
tuệ đó.



Nhìn vào lịch sử phát triển của các quốc gia, nhất là các nước công nghiệp phát triển, sở
hữu trí tuệ được đánh giá là loại tài sản chiếm vị trí quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng của
đất nước. Với mỗi phát minh, sáng chế ra đời và được bảo hộ, chủ thể sở hữu sản phẩm trí tuệ có
được tỷ lệ tiền bản quyền cao hơn và có giá trị thị trường cao hơn nhiều lần, người mua quyền
sở hữu trí tuệ và người xin cấp giấy phép sử dụng cũng vui lòng trả nhiều tiền hơn do có sự bảo
hộ. Việc bảo hộ này nhằm giảm rủi ro trong các giao dịch thương mại về quyền sở hữu trí tuệ,
nhưng đồng thời cũng tạo nguồn thu cho nhà nước thông qua việc cung cấp các hiệp định bảo hộ
và nhân lên nhiều lần giá trị sử dụng của các tài sản trí tuệ đã được bảo hộ đó bằng việc thương
11


mại hố chúng, chính việc thương mại hố các tài sản trí tuệ đã đem lại cho chủ thể sở hữu cũng
như những người mua quyền sử dụng tài sản trí tuệ đó những lợi ích kinh tế. Ví như với việc
mỗi năm có đến hàng trăm các phát minh, sáng chế mới ra đời, NOKIA không chỉ thu được lợi
nhuận khổng lồ từ những sản phẩm trí tuệ mới này được cung cấp bởi chính hãng mà cịn thu
được nhiều tỷ USD từ việc bán bản quyền. Theo tài liệu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới thì
tổng thu nhập từ bản quyền về sáng chế trên toàn thế giới tăng từ 10 tỷ USD năm 1990 lên 110
tỷ USD năm 2000; riêng hãng máy tính IBM (Mỹ) năm 2000 đã thu được 1,7 tỷ USD.
Cụ thể có các cơng ty Việt Nam điển hình như, Cơng ty Phân lân Văn Điển thành công với
hàng loạt các sáng chế và giải pháp hữu ích, như: Lị cao sản xuất phân lân nung chảy (1 BĐQ
sáng chế, 2 BĐQ giải pháp hữu ích); Thiết bị và phương pháp sàng rửa phân loại nguyên liệu (1
BĐQ GPHI), phối liệu đóng bánh quặng phốt phát (1 BĐQ GPHI), phối liệu để sản xuất phân
lân nung chảy… Hiệu quả đạt được là Công ty đã sử dụng 100% nguyên vật liệu trong nước,
giảm tiêu hao nhiên liệu 70%, giảm tiêu hao điện 81%, làm lợi 253 tỷ đồng (1992-2002) v.v….;
Giống lúa mới TH3-3 của PGS-TS Nguyễn Thị Trâm đã chuyển nhượng quyền với giá 10 tỷ
đồng (6/2008); Cơ sở Duy Lợi cũng thành công với kiểu dáng công nghiệp Võng xếp được bảo
hộ ở Việt Nam và nước ngoài, là doanh nghiệp thành cơng trong nước và nước ngồi, đã và đang
phát triển mạnh mẽ và doanh thu tăng qua từng năm, chống vi phạm quyền SHTT thành công,
chống cạnh tranh bất chính ở Nhật Bản và Hoa Kỳ. Có thể nói Duy Lợi là một trong những
doanh nghiệp đã đi lên từ cơng cụ sở hữu trí tuệ.

Bảo hộ SHTT là công cụ cạnh tranh hữu hiệu cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế
quốc gia


Đỗi với mỗi quốc gia, doanh nghiệp, năng lực sở hữu trí tuệ là một trong những năng lực
nội sinh quan trọng hàng đầu để phát triển bền vững. Quốc gia, doanh nghiệp nào có được càng
nhiều quyền sở hữu trí tuệ thì năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp đó càng cao.
Với các nước đang phát triển, năng lực cạnh tranh thường thấp, khả năng tiếp cận thị
trường hạn chế, cho nên để có thể phát triển bền vững và hội nhập hiệu quả, cần thiết phải đánh
giá đúng vị trí quan trọng của sở hữu trí tuệ. Cách tốt nhất là phải tiếp cận các chuẩn mực quốc
tế về sở hữu trí tuệ nhằm xây dựng hệ thống sở hữu trí tuệ có hiệu quả. Điều đó làm cho hoạt
động sở hữu trí tuệ xét trên phạm vi quốc gia ngày càng có khuynh hướng tiến gần hơn tới chuẩn
mực chung của thế giới.
Bảo hộ SHTT là phương tiện đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia và của từng
doanh nghiệp


Bất kỳ tài sản hữu hình nào đều bị giới hạn bởi thời gian, không gian, khối lượng và giá trị
của nó. Các tài sản hữu hình này khơng chỉ bị thu hẹp về quy mô, số lượng mà cịn có khả năng
bị thay thế bởi các sản phẩm mới do tri thức tạo ra. Do đó, sở hữu các tài sản hữu hình là sở hữu
cái có giới hạn, cịn sở hữu tri thức, trí tuệ của nhân loại là sở hữu cái vơ hạn, vì vậy sẽ là vô
cùng bền vững nếu chúng ta biết khai thác và sử dụng một cách hiệu quả – có thể nói sở hữu trí
tuệ là sở hữu một thứ tài sản đặc biệt, khi sử dụng không những không mất đi mà cịn có khả
năng kiến tạo những sản phẩm trí tuệ cao hơn, là những tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ và
bền vững đối với những chủ thể sở hữu và xã hội.
Thực tiễn cho thấy, lợi nhuận lớn thường đổ dồn về những doanh nghiệp nào biết quan tâm
đầu tư và khai thác sản phẩm trí tuệ của mình hay những quốc gia sở hữu nhiều phát minh, sáng
chế của nhân loại. Vì lẽ đó mà hàng năm, hãng sản xuất danh tiếng như Nokia đầu tư hàng tỷ
USD và huy động nhiều ngàn lao động trí tuệ trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, mỗi
năm hãng này đệ trình đăng ký bảo hộ sáng kiến và giải pháp mới cho 500 phát minh các loại.


12


Tuân thủ hệ thống quản lý SHTT là cách thức để các nước đang phát triển tiếp cận bền
vững hơn với các hoạt động đầu tư và hội nhập hiệu quả


Việc tạo dựng và củng cố giá trị của mọi đối tượng sở hữu trí tuệ là một q trình đầu tư
tốn kém về vật chất và trí tuệ. Do vậy, việc sao chép, mơ phỏng, thậm chí đánh cắp nguyên vẹn
các thành quả sáng tạo kỹ thuật – kinh doanh của đối thủ cạnh tranh là biện pháp hấp dẫn nhất để
đạt mục tiêu lợi nhuận và chiến thắng. Nguy cơ chiếm đoạt các sản phẩm trí tuệ là nguy cơ
thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng trong các nền kinh tế cơng nghiệp hố. Bởi vậy, việc
ngăn chặn nguy cơ này là vấn đề ám ảnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, họ sẽ chỉ chấp nhận
chuyển giao công nghệ và thực hiện các biện pháp đầu tư, nếu họ nhận thấy có đủ cơ hội khai
thác an tồn, hiệu quả cơng nghệ ở quốc gia dự định đầu tư.
Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu cho rằng vì lạc hậu về kỹ thuật và cơng nghệ mà khơng cần phải
có một sự bảo hộ cơng nghệ nào ở các nước đang phát triển. Cần thấy rằng, các nhà đầu tư nước
ngồi có xu hướng lo sợ rằng bảo hộ sở hữu trí tuệ lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc thiếu kiểm sốt đối
với cơng nghệ được chuyển giao và như vậy công nghệ chuyển giao này sẽ dễ trở thành mục tiêu
bị vi phạm bản quyền. Vì lẽ đó, xác lập được một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hiệu quả và việc
tuân thủ hệ thống quản lý bảo hộ sở hữu trí tuệ một cách nghiêm túc sẽ là một điều kiện tiên
quyết tác động đến quyết định đầu tư và chuyển giao của các cơng ty nước ngồi.


Hệ thống bảo hộ SHTT hiệu quả xóa bỏ được nguy cơ tụt hậu

Kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản cho thấy, một quốc gia hồn tồn có thể phát triển
mạnh mẽ mà khơng nhất thiết phải có nguồn lực vật chất dồi dào, mà vấn đề là nhận thức được
giá trị thực sự của tài sản trí tuệ và việc bảo hộ các tài sản trí tuệ đó. Cựu Thủ tướng Nhật Bản

Tanzan Ishibashi đã từng nói: “ Tơi tin chắc rằng, đây là bí quyết phát triển cơng nghiệp của
chúng tơi từ thời Meiji. Chỉ trong một nước đã nhận ra giá trị thực sự của hệ thống bảo hộ sáng
chế và quyết tâm dùng mọi sức lực của nó để xây dựng hệ thống đó, người ta mới có thể hy vọng
công nghiệp phát triển ”.
Một khi cơ sở hạ tầng và khả năng kỹ thuật cho việc cải tiến công nghệ đã được thiết lập ở
một nước, nhất là ở các nước đang phát triển, hệ thống bảo hộ sáng chế sẽ thành một yếu tố thúc
đẩy sự nghiệp cải tiến kỹ thuật. Bởi vậy, câu hỏi đặt ra cho các nước đang phát triển khơng phải
là có thiết lập hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hay khơng, mà phải là thiết lập như thế nào và vào
lúc nào trong quá trình phát triển kinh tế, kỹ thuật của đất nước sẽ là phù hợp cho việc áp dụng
một hệ thống bảo hộ tồn diện và hiệu quả.
Tóm lại, việc đánh giá và phân tích vai trị của quyền SHTT đối với phát triển kinh tế của
một quốc gia là công việc tương đối phức tạp và cần phải được xem xét từ nhiều góc độ. Việc
bảo hộ quyền SHTT tốt sẽ khuyến khích nghiên cứu, phát triển cơng nghệ, nâng cao chất lượng
hàng hóa và tạo uy tín cho sản phẩm. Ngồi ra, việc bảo hộ tốt sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm
cao, hạn chế các vi phạm như tình trạng khai thác cơng nghệ khơng được phép của người sở hữu
bằng độc quyền, hay sản xuất hàng giả, hàng nhái và các vi phạm khác. Xét về lâu dài, hệ thống
SHTT mạnh sẽ có tác dụng tốt trong việc phát triển công nghệ và kinh doanh lành mạnh, đóng
một vai trị tích cực đối với cơng cuộc phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là, xét trên một khía cạnh nào đó, hệ thống bảo hộ
SHTT yếu sẽ cho phép một quốc gia phát triển cơng nghệ với chi phí thấp. Đương nhiên, trong
bối cảnh mới khi mà xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và chuyên nghiệp đang ngày
càng trở thành nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia và tồn thế giới, chúng ta khơng thể và
khơng muốn khuyến khích và áp dụng cách tiếp cận này. Thực tế chỉ ra rằng, hiện nay, đa phần
các nước nghèo vẫn coi đây là giải pháp để hiện đại hóa cơng nghệ của mình và qua đó, phát
triển nền kinh tế của mình. Song phải khẳng định rằng, một hệ thống SHTT mạnh ln là cái
đích cuối cùng trên con đường phát triển kinh tế của một nước.

13



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO HỘ SỞ HỮU

TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM

I. Q trình hình thành các quy định về quyền SHTT và Luật SHTT của
Việt Nam:
Xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nghèo và chậm phát triển do bị thựcdân Pháp đơ
hộ. Vì vậy, luật về sở hữu trí tuệ của chúng ta ra đời muộn hơn ở những nước khác.
- Năm 1957, Miền Nam mới ban hành Luật Thương hiệu và năm 1958, Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hồ ban hành "Thể lệ về thương phẩm và thương hiệu". Tuy nhiên, giá trị thực
tiễn của các văn bản này chưa cao.
- Năm 1976, Việt Nam tham gia vào Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Ngày
14/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 197/HDBT ban hành "Điều lệ về Nhãn
hiệu hàng hố." Đây là văn bản đầu tiên chính thức nhắc đến vấn đề bảo hộ độc quyền trong sở
hữu công nghiệp.
- Hàng loạt các pháp lệnh, nghị định, công ước…. và văn bản liên quan đến sở hữu trí tuệ đã
ra đời từ năm 1982 - 2005, tạo tiền đề phát triển cho công cuộc đổi mới như: Nhãn hiệu hàng
hố ngày 14/2/1982; Điều lệ Kiểu dáng Cơng nghiệp ngày 13/05/1988; Pháp lệnh Chuyển giao
Công nghệ từ Nước ngoài vào Việt Nam ngày 5/12/1988; Nghị Định 49/HĐBT ngày 4/03/1991
hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Chuyển giao Công nghệ từ Nước ngoài vào Việt Nam; BLDS
1995 và Nghị định 63/CP về sở hữu công nghiệp (ngày 24/10/1996) và Nghị định 12/1999/NĐCP ngày 8/3/1999 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Công ước Paris;
Công ước Washington và …..
- Năm 2005, tại phiên họp Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 (từ ngày 18/10/2005 đến
29/11/2005), Quốc Hội đã thơng qua Luật Sở hữu trí tuệ- Luật số 50/2005/QH11. Luật này có
hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2006, bao gồm 6 phần 18 chương và 222 điều.
- Năm 2009, tại kỳ họp Quốc hội khóa XII, kỳ hợp thứ 5, Quốc đã thông qua Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 – Luật số 36/2009/QH12, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2010. Phần lớn nội dung tập trung điều chỉnh các quyền về tác giả, tác
phẩm, kiểu dáng cơng nghiệp....


II. Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005
Luật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh tất cả các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ, cấu trúc Luật
SHTT được chia thành 6 phần. Trừ Phần VI (Điều khoản thi hành), các phần cịn lại có các nội
dung sau đây:


Phần I (những qui định chung): qui định phạm vi, đối tượng áp dụng, đối tượng điều
chỉnh, các khái niệm được sử dụng trong Luật SHTT, nguyên tắc áp dụng luật, căn cứ phát
sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với từng đối tượng. Đây là những qui định chứa đựng
những qui phạm mang tính nguyên tắc.



Phần II (quyền tác giả và quyền liên quan): qui định điều kiện bảo hộ, nội dung quyền
và giới hạn quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, xác
định các chủ thể của quan hệ về quyền tác giả, quyền liên quan; qui định về chuyển giao
quyền tác giả, đăng ký quyền tác giả và tổ chức đại diện quyền tác giả.



Phần III (quyền sở hữu công nghiệp) : Phần này qui định điều kiện bảo hộ, xác lập
quyền sở hữu công nghiệp; xác định chủ sở hữu công nghiệp, nội dung và giới hạn của các

14


quyền sở hữu công nghiệp; qui định việc chuyển nhượng quyền theo thoả thuận cũng như
li-xăng bắt buộc; và qui định về đại diện sở hữu công nghiệp.



Phần IV (giống cây trồng): qui định điều kiện bảo hộ, qui trình nộp đơn xác lập quyền
đối với giống cây trồng, nội dung và giới hạn các quyền đối với giống cây trồng, chuyển
giao giống cây trồng. Mặc dù Việt Nam đã có Pháp lệnh giống cây trồng từ năm 2001, đây
vẫn là các qui định mới; kinh nghiệm của Việt Nam trong lĩnh vực này còn hạn chế.



Phần V (bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ): đi vào vấn đề màViệt Nam còn bị các nước coi là
yếu kém: thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tuân thủ các cam kết về thực thi quyền sở hữu trí
tuệ qui định tại Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và Thỏa ước TRIPS, Phần V gồm có các
qui định chung về thực thi, xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo thủ tục dân
sự, hành chính, hình sự, trong đó nhấn mạnh đến các biện pháp khẩn cẩp tạm thời cũng
như cách thức xác định mức bồi thường thiệt hại.

Một số nội dung cơ bản của luật SHTT năm 2005:


Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.


Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng
các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên.



Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền
liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.


Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Bộ Khoa học và Cơng nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn
hố - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu
trí tuệ và quyền sở hữu cơng nghiệp.
Bộ Văn hố - Thông tin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà
nước về quyền tác giả và quyền liên quan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực
hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo
thẩm quyền.


Phân tích một số đối tượng sở hữu trí tuệ trong quyền sở hữu cơng nghiệp

1. Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế
1.1. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
1) Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các
điều kiện sau đây:
15



+ Có tính mới
+ Có trình độ sáng tạo
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2) Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu
khơng phải là hiểu biết thơng thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có tính mới
+ Có khả năng áp dụng cơng nghiệp.
1.2. Đối tượng khơng được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế : Các đối tượng sau đây không
được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
1) Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
2) Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn
luyện vật ni, thực hiện trị chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
3) Cách thức thể hiện thơng tin;
4) Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
5) Giống thực vật, giống động vật;
6) Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải
là quy trình vi sinh;
7) Pương pháp phịng ngừa, chẩn đốn và chữa bệnh cho người và động vật.
1.3. Tính mới của sáng chế
1) Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ cơng khai dưới hình thức sử
dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước
ngồi trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp
đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
2) Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ cơng khai nếu chỉ có một số người có hạn được
biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
3) Sáng chế khơng bị coi là mất tính mới nếu được cơng bố trong các trường hợp sau đây
với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công
bố:

+ Sáng chế bị người khác công bố nhưng khơng được phép của người có quyền
đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật sở hữu trí tuệ.
+ Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Luật sở
hữu trí tuệ. cơng bố dưới dạng báo cáo khoa học;
+ Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật sở hữu
trí tuệ. trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm
quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
1.4. Trình độ sáng tạo của sáng chế
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã
được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mơ tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ
hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày
ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng

16


quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ
dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
1.5. Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng cơng nghiệp nếu có thể thực hiện được
việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội
dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
2. Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp
2.1. Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1) Có tính mới;
2) Có tính sáng tạo;
3) Có khả năng áp dụng cơng nghiệp.
2.2. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng cơng nghiệp:

1) Hình dáng bên ngồi của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải
có;
2) Hình dáng bên ngồi của cơng trình xây dựng dân dụng hoặc cơng nghiệp;
3) Hình dáng của sản phẩm khơng nhìn thấy được trong q trình sử dụng sản phẩm.
2.3. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp
1) Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng cơng nghiệp đó khác
biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ cơng khai dưới hình thức sử
dụng, mơ tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước
ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công
nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
2) Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác
biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để
phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.
3) Kiểu dáng cơng nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ cơng khai nếu chỉ có một số người
có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng cơng nghiệp đó.
4) Kiểu dáng cơng nghiệp khơng bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các
trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong
thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của
người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này
b) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của
Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Kiểu dáng cơng nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của
Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển
lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
2.4. Tính sáng tạo của kiểu dáng cơng nghiệp

17



Kiểu dáng cơng nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng
công nghiệp đã được bộc lộ cơng khai dưới hình thức sử dụng, mơ tả bằng văn bản hoặc
bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc
trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được
hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng cơng nghiệp đó khơng thể được tạo ra một cách dễ dàng
đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
2.5. Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng cơng nghiệp được coi là có khả năng áp dụng cơng nghiệp nếu có thể dùng
làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngồi là kiểu dáng cơng nghiệp
đó bằng phương pháp cơng nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
3. Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí
3.1. Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ
Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1) Có tính ngun gốc;
2) Có tính mới thương mại.
3.2. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí
Các đối tượng sau đây khơng được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:
1) Ngun lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán
dẫn;
2) Thơng tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.
3.3. Tính nguyên gốc của thiết kế bố trí
1) Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả;
b) Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch
tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.
2) Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thơng thường chỉ được coi là
có tính ngun gốc nếu tồn bộ sự kết hợp đó có tính ngun gốc
3.4. Tính mới thương mại của thiết kế bố trí
1) Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương
mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.

2) Thiết kế bố trí khơng bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí
được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền
đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người được người đó cho phép khai thác
nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
3) Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại quy định tại khoản 2 Điều này là
hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn
được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hố chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.
4. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu
4.1. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

18


1) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình
ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2) Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch
vụ của chủ thể khác.
4.2. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
1) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của
các nước;
2) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên
viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt
Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
3) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh,
hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài
4) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm
tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có u cầu khơng được sử dụng, trừ

trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận
5) Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về
nguồn gốc xuất xứ, tính năng, cơng dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của
hàng hoá, dịch vụ.
4.3. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
1) Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số
yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận
biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2) Nhãn hiệu bị coi là khơng có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ
không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa
nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thơng thường của hàng
hố, dịch vụ bằng bất kỳ ngơn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên,
nhiều người biết đến;
c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng,
chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang
tính mơ tả hàng hố, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng
phân biệt thơng qua q trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn
hiệu;
d) Dấu hiệu mơ tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hố, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu
đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc
được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định
tại Luật này;

19



e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương
tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong
trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu
được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên;
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người
khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc
tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được
hưởng quyền ưu tiên;
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người
khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn
hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị
chấm dứt vì lý do nhãn hiệu khơng được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản
1 Điều 95 của Luật này;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là
nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với
hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ
không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả
năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi
dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của
người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu
dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử
dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa
lý của hàng hoá;
m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch
nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh
nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh khơng có

nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của
người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng cơng nghiệp có ngày
nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn
đăng ký nhãn hiệu.
4.4. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
1) Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử
dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
2) Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3) Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng
hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4) Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5) Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

20


6) Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7) Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8) Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn
hiệu.
5. Điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại
5.1. Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên
thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
5.2. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại
Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác
khơng liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên

thương mại.
5.3. Khả năng phân biệt của tên thương mại
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1) Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
2) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác
đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
3) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc
với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
6. Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
6.1. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh
thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều
kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa
lý đó quyết định.
6.2. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
1) Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
2) Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý khơng được bảo hộ, đã bị
chấm dứt bảo hộ hoặc khơng cịn được sử dụng;
3) Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử
dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
4) Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
6.3. Danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý

21



1) Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm
của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thơng qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết
đến và chọn lựa sản phẩm đó.
2) Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc
một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ
tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với
phương pháp kiểm tra phù hợp.
6.4. Điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý
1) Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về
con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
đó.
2) Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái
và các điều kiện tự nhiên khác.
3) Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất
truyền thống của địa phương.
6.5. Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý
Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng
từ ngữ và bản đồ.
7. Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh
7.1. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1) Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
2) Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi
thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
3) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó khơng
bị bộc lộ và khơng dễ dàng tiếp cận được.
7.2. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh
Các thơng tin bí mật sau đây khơng được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
1) Bí mật về nhân thân;
2) Bí mật về quản lý nhà nước;

3) Bí mật về quốc phịng, an ninh;
4) Thơng tin bí mật khác khơng liên quan đến kinh doanh.
8. Quy đinh chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
8.1. Quyền tự bảo vệ
1) Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp cơng nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm
dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại;
22


c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan;
d) Khởi kiện ra tịa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2) Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội
có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3) Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh
không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện
pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật sở hữu trí tuệ và các biện pháp hành chính
theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
8.2. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1) Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác
thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành
chính hoặc hình sự.
2) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện

pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan
đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định
của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8.3. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Tồ án, Thanh tra, Quản
lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2) Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Tồ án. Trong trường
hợp cần thiết, Tịa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp
luật.
3) Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra,
Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần
thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành
chính theo quy định của pháp luật.
4) Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở
hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.
8.4. Giám định về sở hữu trí tuệ
1) Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức,
nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến vụ việc
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có
quyền trưng cầu giám định về sở hữu trí tuệ khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý.
3) Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu
giám định về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4) Chính phủ quy định cụ thể hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.

III. Các cơng ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt nam đã ký kết.
23



Việt nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO do vậy việc thực thi quyền sở
hữu trí tuệ mang ý nghĩa to lớn khi mà Quyền sở hữu trí tuệ khơng tách rời mà cịn có quan hệ
chặt chẽ với thương mại và phát triển kinh tế.
Tính đến nay Việt Nam tham gia rất nhiều cơng ước quốc tế Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam
chẳng hạn như tham gia công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1949, tham gia Công
ước Berne về bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 2005, Công ước Geneva từ năm
2005…

3.1. Sơ lược các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ Việt Nam tham gia:


Cơng ước Paris năm 1883 về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp:

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp ("Công ước Paris") được ký kết ngày
20.3.1883 tại Paris. Công ước Paris quy định một số điều như sau:
Nguyên tắc đối xử quốc gia: Công ước Paris quy định rằng đối với việc bảo hộ sở
hữu công nghiệp, mỗi nước thành viên phải dành cho công dân của các nước thành viên
khác sự bảo hộ tương tự như sự bảo hộ dành cho cơng dân của mình.
Quyền ưu tiên: Công ước Paris quy định quyền ưu tiên đối với sáng chế, mẫu hữu
ích, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể là trên cơ sở một đơn hợp lệ đầu tiên đã
được nộp tại một trong số các nước thành viên, trong một thời hạn nhất định (12 tháng đối
với sáng chế và mẫu hữu ích, 6 tháng đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp) người
nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại bất cứ nước thành viên nào khác và các đơn
nộp sau sẽ được coi như đã được nộp vào cùng ngày với ngày nộp đơn đầu tiên.
Một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp mà các
nước thành viên phải tn thủ;


Các quy định về hành chính phục vụ cho việc thi hành Công ước.


Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật:

Công ước Berne (1886) về bảo hộ các quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học và nghệ
thuật được ký kết lần đầu tiên vào ngày 9/9/1886 tại Berne, Thuỵ Sỹ.
Việt Nam tham gia Công ước Berne, trở thành quốc gia thứ 156 tham gia Cơng ước và
Cơng ước này có hiệu lực thi hành đối với Việt Nam từ ngày 26/10/2004. Công ước Berne quy
định một số nguyên tắc:
Nguyên tắc đối xử quốc gia: Theo quy định của Công ước Berne thì những tác phẩm
(văn học, nghệ thuật) được bảo hộ theo Cơng ước Berne thì tác giả của chúng được hưởng
các quyền tương tự như cơng dân của nước đó hiện được hưởng theo quy định của luật
pháp quốc gia sở tại.
Nguyên tắc bảo hộ tự động: Có nghĩa là, tại các quốc gia đã tham gia Cơng ước thì
việc hưởng và thực hiện các quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật không
phải làm bất kỳ thủ tục nào. Việc bảo hộ được thực hiện kể cả trong trường hợp tác phẩm
không được bảo hộ ở quốc gia gốc.
Nguyên tắc bảo hộ độc lập: Luật pháp của quốc gia đã tham gia công ước sẽ quy định
về mức độ và các thủ tục, phương thức bổ cứu nhằm thực hiện sự bảo hộ quyền tác giả
đối với tác phẩm được yêu cầu bảo hộ. Sự đãi ngộ đặc biệt hoặc sự hạn chế bảo hộ của
một quốc gia là thành viên của công ước đối với những tác phẩm của tác giả là công dân
của quốc gia không phải là thành viên sẽ không bắt buộc áp dụng tại các quốc gia thành
viên khác.
24


Theo quy định của cơng ước Bern thì đối tượng bảo hộ là các tác phẩm văn học và nghệ thuật.
Thỏa ước Madrid năm 1891 về đăng ký quốc tế về nhãn hiệu và Nghị định thư liên quan
đến thỏa ước năm 1989:


Thoả ước này được ký tại Madrid năm 1891, trong đó quy định việc đăng ký quốc tế nhãn

hiệu tại Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Geneva. Theo Thoả
ước này thì cơng dân của một nước thành viên của Thoả ước muốn bảo hộ một nhãn hiệu của
mình tại nhiều nước thành viên khác, trước tiên phải đăng ký nhãn hiệu của mình tại Cơ quan Sở
hữu cơng nghiệp quốc gia, sau đó thơng qua Cơ quan Sở hữu cơng nghiệp quốc gia có thể nộp
đơn đăng ký quốc tế cho Văn phòng quốc tế của WIPO. Văn phòng quốc tế sẽ công bố đơn đăng
ký quốc tế và chỉ rõ những nước thành viên mà người nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của
mình (nước được chỉ định). Nước được chỉ định có thời gian 1 năm để xem xét chấp nhận hoặc
từ chối bảo hộ nhãn hiệu trên lãnh thổ của mình. Nếu sau 1 năm nước được chỉ định khơng có ý
kiến thì nhãn hiệu coi như được chấp nhận bảo hộ ở nước đó.
Tính đến ngày 22.06.1999 Thoả ước Madrid có 51 thành viên. Việt Nam tham gia Thoả
ước này từ ngày 08.03.1949. Tính đến nay đã có hơn 50000 nhãn hiệu của người nước ngồi
được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam thơng qua Thoả ước Madrid.


Cơng ước Stockholm năm 1967 thành lập tổ chức SHTT thế giới (WIPO)

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, tiếng Anh viết tắt là WIPO, được thành lập trên cơ sở
Công ước ký tại Stockholm này 14.07.1967 gọi là Công ước về việc thành lập "Tổ chức Sở hữu
trí tuệ Thế giới". Đây là một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Geneve, Thụy Sỹ và là một
trong 16 Tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. WIPO có trách nhiệm thúc đẩy việc bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi tồn thế giới thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia và quản lý
các hiệp định, hiệp ước khác nhau liên quan đến các khía cạnh luật pháp và quản lý sở hữu trí
tuệ. Tính đến ngày 22.06.1999 số nước thành viên của WIPO là 171. Việt Nam là thành viên của
WIPO từ ngày 02.07.1976.


Hiệp ước hợp tác quốc tế về bằng sáng chế (PCT) năm 1970:

Hiệp ước hợp tác về sáng chế (Patent Cooperation Treaty – PCT ) được ký tại
Washington vào tháng 6 năm 1970, có hiệu lực từ ngày 24 tháng 1 năm 1978 và hoạt động từ

ngày 01.06.1978 . Việt Nam tham gia Hiệp ước từ ngày 10.03.1993.
Mục tiêu chủ yếu của PCT là đơn giản hoá thủ tục nộp đơn khi người nộp đơn yêu cầu bảo
hộ sáng chế của mình ở nhiều nước trên thế giới và làm cho việc nộp đơn đó nên có lợi cả cho
họ và cơ quan Patent quốc gia mà sáng chế đó được yêu cầu bảo hộ.
PCT quy định các bước về:
-

Xử lý đơn tại cơ quan nhận đơn

-

Tra cứu quốc tế

-

Công bố đơn

-

Xét nghiệm sơ bộ quốc tế



Nộp đơn quốc tế

….

Cơng ước Brussel năm 1974 về bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa

Cơng ước Brussels (do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO - quản lý) được thông qua

ngày 21/5/1974 tại thành phố Brussels (Bỉ). Sự xuất hiện của cơng ước này đánh dấu giai đoạn
mới trong q trình bảo vệ quyền của các tổ chức phát sóng đối với tín hiệu mang chương trình
25


×