Các nguyên nhân gây xói mòn do nước ở vung bắc trung bộ.
1. Các nguyên nhân tự nhiên.
*.địa hình:
Bắc trung bộ là nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đông đổ
xuống Vịnh Bắc Bộ, có độ dốc khá lớn. Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa
hình chia cắt phức tạp bởi các con sông và dãy núi đâm ra biển, như
dãy Hoàng Mai (Nghệ An), dãy Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) sông Mã (Thanh
Hoá).Nhìn chung bắc trung bộ có địa hình phức tạp,đại bộ phận là đồi,
núi hướng ra biển ,có độ dốc lớn và nước chảy xiết. Độ dốc lớn làm
tăng tốc độ dòng chảy trên mặt và có khả năng làm cho nước chảy tập
trung theo nhứng hưỡng xác định. Độ dốc quyết định thế năng của hạt
đất và dòng chảy phát sinh trên bề mặt, do vậy là yếu tố quyết định đến
lượng xói mòn. Năng lượng gây xói mòn của dòng chảy bề mặt gia tăng
khi độ dốc tăng lên. Cường độ xói mòn còn phụ thuộc vào chiều dài dốc:
dốc càng dài khối lượng nước chảy, tốc độ dòng chảy, lực quán tính
càng tăng, xói mòn càng mạnh.\
• Khí hậu.
là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trong cả nước. Hàng
năm thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ, gió Lào, hạn hán, mà
nguyên nhân cơ bản là do vị trí, cấu trúc địa hình tạo ra. Mùa mưa lũ ở
Bắc Trung Bộ thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10. Những trận lũ lụt
lớn đã xảy ra ở miền Trung vào các
năm: 1952, 1964, 1980, 1983, 1990, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003,
Có lúc xảy ra lũ chồng lên lũ như các đợt lũ tháng 11, 12 năm 1999 ;
tháng 10, 11 năm 2010.Vì mưa lũ xảy ra thường xuyên nên gây nên
hiện tượng xói mòn đất do nước. . Chỉ cần lượng mưa trên 10mm, ở
những nơi có độ dốc trên 10
0
là có thể gây ra hiện tượng xói mòn đất.
lực của giọt mưa khiến cho lớp đất ở phần bề mặt bị tách ra thành từng
hạt, các hạt đất di chuyển theo dòng chảy sẽ dễ dàng hơn, trực tiếp gây
ra xói mòn, giọt mưa càng lớn sức công phá càng mạnh. .
• Độ che phủ đất của cây:
Độ che phủ rừng là 47.8%,cao,chỉ đứng sau Tây Nguyên nhưng diện
tích rừng vẫn giảm ; rừng tái sinh và rừng mới trồng chiếm tỉ trọng cao .
Chất lượng rừng chưa đáp ứng yêu cầu giữ nước và phòng chống thiên
tai. Lớp thực vật che phủ đất có ý nghĩa quyết định tới lượng đất bị xói
mòn. Nếu trên mặt đất có cây che phủ thì mưa không rơi trực tiếp xuống
đất và phân tán trên cành, lá cây do đó xói mòn xảy ra ít và với cường
độ nhỏ.
• Địa chất
Các đất khác nhau có các tính chất khác nhau, tính chống chịu với
nước khác nhau. Đất có kết cấu kém, không tơi xốp (ví dụ các đất
limon, vertisols) thì sẽ dễ xảy ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi.
Sự gắn kết yếu giữa các lớp đất với nhau hoặc giữa lớp đất tầng phủ
với tầng đá gốc tạo thành các mặt trượt trên sườn núi dốc. Các đặc
điểm này làm cho đất dễ bị sạt lở.
2. Các nguyên nhân trực tiếp gây xói mòn đất do nước:
a, Sự phá rừng: Chặt phá rừng bừa bãi là nguyên nhân chủ yếu
gây xói mòn đất do nước ở trên các vùng đất dốc của vùng khí
hậu ẩm ướt. Phá rừng làm giảm thảm thực vật che phủ bề mặt,
làm tăng sức công phá của hạt mưa đối với đất dẫn đến các hạt
đất dễ bị phá hủy các liên kết và có tính bở rời làm cho đất dễ bị
cuốn trôi theo nước. Ngoài ra, thực vật còn có vai trò cải tạo đất,
làm đất tơi xốp, tăng tính thấm nước của đất làm giảm xói mòn
xảy ra.
b, Sự đốn chặt quá mức thảm thực vật:
Người dân thường đốn chặt các rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng cây bụi
để lấy gỗ, củi đốt và nhiều sản phẩm rừng khác. Nhưng việc đốn chặt
quá mức vượt quá mức độ tái sinh tự nhiên của rung đã gây ra tình
trạng suy giảm nghiêm trọng thảm thực vật che phủ. Kết quả là làm tăng
xói mòn, rửa trôi đất.
c, Canh tác không hợp lý:
Canh tác nông nghiệp trên các vùng đất dốc, các vùng đất chất lượng
kém mà không có các phương thức canh tác, bảo vệ và cải tạo hợp lý
thì đất sẽ rất nhanh bị thoái hóa và nguy cơ xảy ra xói mòn là rất cao.
d, Chăn thả quá mức:
Người dân vùng cao tỉnh vung Bắc Trung Bộ thường thả rông gia súc
sau các vụ thu hoạch. Việc chăn thả quá mức làm suy giảm cả về chất
lượng và số lượng thảm thực vật che phủ bề mặt. Ngoài ra, lượng gia
súc lớn dẫm đạp lên đất làm chặt tầng đất mặt, giảm khả năng thấm
nước của đất; kết quả là làm cho tăng nguy cơ xảy ra xói mòn đặc biệt ở
vùng đất dốc.
e, Không có các biện pháp bảo vệ và cải tạo đất:
Người dân sinh sống trên vùng đất dốc không thực hiện các biện pháp
cải tạo và bảo vệ đất sẽ làm tính chống chịu của đất với nước ngày
càng suy giảm, dễ xảy ra xói mòn.
f, Tưới tiêu không hợp lý:
Việc tưới quá nhiều nước trên vùng đất dốc làm cho đất không thấm kịp
và sẽ dẫn đến hiện tượng chảy tràn và rửa trôi.
3. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến xói mòn do nước ở Bắc
Trung Bộ
a. Sự gia tăng dân số
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao (14,7%o năm 1999), tốc độ gia tăng
dân
số của vùng giảm xuống chưa nhanh (gần 1,6%o/năm thời kỳ 1989–
2000), mặc dù đây là vùng xuất cư. Làm cho diễn ra tình trạng thiếu đất
đai để phục vụ cho hoạt và các hoạt động sản xuất; dấn đến việc khai
thác và sử dụng không hợp lý tài nguyên đất ngay cả trên các vùng đất
rừng có độ dốc lớn. kết quả là làm tăng nguy cơ xảy ra xói mòn đất.
b, Thiếu đất đai:
thiếu đất sinh hoạt và đất canh tác đã làm cho người dân phải mở rộng
đất canh tác và đất sinh hoạt vào các diện tích rừng hay trên cả những
vùng đất dốc, làm cho tăng nguy cơ xảy ra xói mòn đất.
c, Các áp lực và quan điểm kinh tế:
Việc sở hữu ít đất đai đã dẫn đến những áp lực kinh tế rất khốc liệt đối
với nông dân để đạt được lượng lương thực và thu nhập khác đáp ứng
các nhu cầu trước mắt họ đã thực hiện các biện pháp canh tác không
hợp lý, bóc lột triệt để tài nguyên đất làm đất thoái hóa trầm trọng; đồng
thời mở rộng đất canh tác lên các vùng rừng tự nhiên, rừng trồng và
trên các vùng đất dốc khiến cho tình trạng xói mòn xảy ra ngày càng
trầm trọng hơn.
d, Sự phát triển kinh tế - GTVT:
Cuộc sống của người dân vùng Bắc Trung Bộ ngày càng được cải thiện,
tốc độ phát triển kinh tế nhanh, ngày càng nhiều các khu công nghiệp,
khu sản xuất mọc lên. Đi đôi với phát triển kinh tế là phát triển GTVT-
ngày càng nhiều các tuyến đường cao tốc được xây dựng, thâm chí có
cả dự án xây dựng sân bay. Nhưng đồng nghĩa với nó là việc mất đi một
diện tích đất đai lớn để phục vụ các mục đích đó. Việc quy hoạch không
hợp lý sẽ làm phá hủy các hệ sinh thái rừng trên các vùng đất dốc, có
kết cấu kém; sẽ dẫn đến xói mòn, rửa trôi và nghiêm trọng hơn nữa là
nguy cơ xảy ra lũ quét.
e, Sự nghèo nàn:
Người dân vùng núi cao chủ yếu là dân tộc thiểu số có cuộc sống khó
khăn, sinh sống còn dựa vào tự nhiên nhiều. Sự khó khăn trong cuộc
sống làm họ tìm mọi cách khai thác tự nhiên nhiều hơn ngay cả ở
những vùng cần phải bảo vệ để cải thiện cuộc sống; sự khai thác đó đã
làm suy giảm các tài nguyên rừng, tài nguyên đất. Ngoài ra chính sự
nghèo nàn đã làm cho họ không có các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất
hợp lý.
Tài liệu tham khảo:
/>trien-kinh-te-xa-hoi-o-bac-trung-bo/
/>van-bi-thu-hep-164271.html
/>content/uploads/downloads/2012/11/2004_Dacdiemdanso-
BacTrungBo.pdf
/>ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3hLizBHd1cfIwN_MyM3A
08vc2cXVx83Y49AY_2CbEdFAO8ydjg!/?
WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/nongthonvn/nongthonvn
/vungnongthon/bactrungboduyenhaimientrung/b3ea280040491d54a00cf
a9171cb7767