Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Trắc nghiệm về bệnh lao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.14 KB, 71 trang )

LAO PHỖI
1. Tổn thương lao phổi cũ ổn định là:
A. Thâm nhiễm
B. Nốt
C. Kê thể nốt
D. Bã đậu
.E. Nốt vôi
2. Tổn thương lao phổi không tiến triển là:
A. Thâm nhiễm
B. Nốt
C. Bã đậu
.D. Xơ
E. Hang
3. Tổn thương lao phổi tiến triển là, ngoại trừ:
A. Thâm nhiễm
B. Nốt
C. Hang mới
D. Kê
.E. Xơ
4. Tổn thương lao phổi cũ ổn định là, ngoại trừ:
A. Nốt vôi
B. Dãi xơ
C. Hang cũ
D. Đám xơ
.E. Nốt
5. Triệu chứng cơ năng nghi ngờ lao phổi là, ngoại trừ:
A. Ho khạc đờm kéo dài
B. Ho ra máu
C. Sốt về chiều và tối
D. Đau ngực, khó thở
.E. Phổi nghe ran ẩm


6. Biến chứng của lao phổi là, ngoại trừ:
A. Tràn khí màng phổi
B. Tràn dịch màng phổi
C. Lao ngoài phổi
.D. Viêm phế quản
E. Ho ra máu
7. Di chứng của lao phổi là, ngoại trừ:
A. Vôi hóa
B. Xơ cứng màng phổi
C. Dãn phế quản
.D. Tâm phế mạn
E. Xơ hóa
8. Biến chứng của lao phổi là, ngoại trừ:
A. Suy hô hấp mạn
B. Ho ra máu
C. Bội nhiễm tạp khuẩn
1
D. Lao cấp tính
.E. Ung thư phổi
9. Biến chứng của lao phổi là, ngoại trừ:
.A. Lao sơ nhiễm
B. Lao kê
C. Lao màng não
D. Lao màng phổi
E. Lao màng bụng
10. Chẩn đoán lao phổi không dựa vào:
A. Lâm sàng
B. X quang phổi
C. BK đờm
D. Phản ứng Mantoux

.E. Công thức máu
11. Chẩn đoán xác định lao phổi dựa vào:
A. Lâm sàng
.B. BK đờm
C. X quang phổi
D. Công thức máu
E. Phản ứng Mantoux
12. Hang lao được hình thành bởi tổ chức:
A. Viêm bã đậu
B. Bã đậu đã hóa lỏng
.C. Bã đậu đã thoát ra ngoài
D. Bã đậu đã vôi hóa
E. Bã đậu có lớp vỏ xơ bao bọc
13. Tổ chức bã đậu là, ngoại trừ:
A. Mủ lao
B. Có thể hóa lỏng
C. Có thể vôi hóa
D. Tổn thương đặc hiệu lao
.E. Bắt đầu phản ứng viêm lao
14. Biện pháp phòng bệnh lao phổi là, ngoại trừ:
A. Điều trị lao tích cực
B. Thanh xử lý chất thải
C. Cách ly giường lao cá nhân
.D. Điều trị nội trú
E. Tiêm chủng BCG vaccin
15. Ran nổ khô là ran, ngoại trừ:
A. Phế nang
B. Nghe cuối thời kỳ hít vào
.C. Nghe đầu thời kỳ thở ra
D. Do viêm phế nang xuất tiết

E. Có trong lao phổi
16. Ran rít là do, ngoại trừ:
A. Chít hẹp lòng phế quản
B. Co thắt phế quản
C. Phù nề niêm mạc lòng phế quản
2
D. Dị vật lòng phế quản
.E. Dịch tiết trong lòng phế quản
17. Tâm phế mạn là:
A. Bệnh tim do phổi mạn tính
B. Bệnh phổi do tim mạn tính
C. Bệnh tim và phổi mạn tính
.D. Suy tim phải do phổi mạn tính
E. Bệnh phổi mạn tính do tim
18. Tâm phế mạn là biến chứng của, ngoại trừ:
A. Hen phế quản
B. Xơ phổi kẽ
C. Khí phế thủng
.D. Tràn khí màng phổi
E. Lao phổi tổn thương rộng
19. Đánh giá suy hô hấp dựa vào, ngoại trừ:
A. Nhịp thở
B. Tím tái đầu chi
C. Thành phần khí máu
.D. Nhịp tim
E. Chức năng hô hấp
20. Gây xẹp nhu mô phổi do, ngoại trừ:
A. Xơ phổi
B. U phổi
C. Dị vật

D. Tràn khí màng phổi
.E. Khí phế thủng
21. Lao kê ở phổi được xếp vào:
A. Thể lao mạn tính.
B. Thể lao bán cấp.
C. Thể lao nặng.
D. Thể lao tiềm tàng.
.E. Thể lao cấp tính.
22. Đường gây bệnh của lao kê là:
A. Đường phế quản.
B. Đường tiếp cận.
C. Đường bạch huyết.
.D. Đường máu.
E. Đường máu và đường bạch huyết.
23. Khởi phát lao kê ở trẻ em:
.A. Rầm rộ.
B. Từ từ.
C. Cả hai hình thức rầm rộ và từ từ.
D. Tiềm tàng.
E. Các câu trên đều đúng.
24. Khởi phát lao kê ở người lớn:
A. Rầm rộ.
B. Từ từ.
.C. Cả hai hình thức rầm rộ và từ từ.
3
D. Tiềm tàng.
E. Các câu trên đều đúng.
25. Triệu chứng thực thể trong lao kê ở phổi:
A. Nghe nhiều ran nổ.
B. Rì rào phế nang giảm.

C. Ran nổ + rì rào phế nang giảm.
.D. Hầu như bình thường.
E. Hội chứng đặc phổi.
26. Cận lâm sàng quan trọng trong chẩn đoán lao kê ở phổi:
A. Chiếu X quang phổi.
.B. Chụp X quang phổi chuẩn.
C. Phản ứng Tuberculin.
D. BK dịch dạ dày.
E. Nuôi cấy đàm tìm BK.
27. Lao kê thường phối hợp với:
A. Lao phổi.
B. Lao gan.
.C. Lao màng não.
D. Lao hạch.
E. Lao màng phổi.
28. Chẩn đoán xác định lao kê ở phổi:
A. Bệnh cảnh lâm sàng.
.B. Soi đàm AFB(+).
C. Chụp X quang phổi chuẩn.
D. Phản ứng Mantoux.
E. Công thức máu.
29. Phòng bệnh lao kê chủ yếu ở trẻ em bằng:
A. Phát hiện sớm các thể lao phổi.
B. Phát hiện và điều trị dứt điểm nguồn lây chính.
.C. Tiêm chủng vaccin BCG.
D. Hóa dự phòng ( phòng bệnh bằng Isoniazid ).
E. Cách ly trẻ với nguồn lây chính.
30. Phác đồ điều trị lao kê thường phối hợp:
.A. 5 thứ thuốc kháng lao.
B. 3 thứ thuốc kháng lao.

C. 4 thứ thuốc kháng lao.
D. 2 thứ thuốc kháng lao.
E. 6 thứ thuốc kháng lao.
31. Trong điều trị lao kê, liều lượng Isoniazid hàng ngày là:
A. 4 - 5 mg / kg / ngày
B. 6 - 8 mg / kg / ngày.
.C. 4 - 6 mg / kg / ngày.
D. 5 - 10 mg / kg / ngày.
E. 10 - 15 mg / kg / ngày.
32. Trong điều trị lao kê,liều lượng hàng ngày của Rifampicin
A. 10 - 12 mg / kg / ngày.
B. 8 - 10 mg / kg / ngày.
.C. 8 - 12 mg / kg / ngày.
4
D. 10 - 15 mg / kg / ngày.
E. 6 - 8 mg / kg / ngày.
33. Trong điều trị lao kê, 15 - 20 mg / kg / ngày dùng hàng ngày là liều lượng của
thuốc:
A. Streptomycin.
B. Rifampicin.
.C. Ethambutol.
D. Isoniazid.
E. Pyrazinamid.
34. Liều lượng 20 - 30 mg / kg / ngày dùng hàng ngày trong điều trị lao kê là liều
lượng của thuốc:
A. Rifampicin.
.B. Pyrazinamid.
C. Ethambutol.
D. Streptomycin.
E. Isoniazid

35. Trong điều trị lao kê, liều lượng 12 - 18 mg / kg / ngày dùng hàng ngày cũng như
cách quãng là liều lượng của thuốc:
A. Ethambutol
B. Isoniazid.
C. Pyrazinamid.
D. Rifampicin .
.E. Streptomycin.
36. Phác đồ nào là hóa trị liệu ngắn ngày điều trị lao kê.
A. 3 SHZ / 6 S
2
H
2
B. 2 SHR / 6 S
2
H
2
C. 2 SHRE / 6 RH.
.D. 2 SHRZ / 6 HE.
E. 2HRZ / 6 RH.
37. Mục đích của phối hợp thuốc trong điều trị bệnh lao là:
A. Giảm tỷ lệ tái phát.
B. Rút ngắn thời gian điều trị.
C. Giảm độc tính của thuốc kháng lao.
.D. Tránh vi khuẩn kháng thuốc.
E. Tăng tác dụng của các thuốc kháng lao.
38. Hiện nay,điều trị bệnh lao kê chủ yếu sử dụng
A. Chế độ ăn uống,nghỉ ngơi.
B. Điều trị ngoại khoa.
C. Điều trị nội khoa.
.D. Hóa trị liệu.

E. Kết hợp nội ngoại khoa.
39. Bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ lao kê ở phổi cần phải làm:
A. Chụp X quang phổi.
B. Nuôi cấy đàm.
C. Soi đàm trực tiếp nhiều lần.
.D. Chụp X quang phổi và soi đàm trực tiếp.
E. Tốc độ lắng máu.
5
40. Biện pháp cơ bản để phòng bệnh lao kê ở người lớn là:
A. Phát hiện sớm các thể lao.
B. Cách ly bệnh nhân lao phổi.
C. Xử lý tốt các chất thải bệnh nhân lao.
.D. Phát hiện và điều trị lao phổi AFB(+).
E. Tiêm phòng vaccin BCG.
41. Trong ho ra máu, yếu tố này tác động làm tăng tuần hoàn đến phổi. Đó là yếu tố:
A. Viêm nhiễm.
B. Tổn thương xơ của phổi.
C. Lao động nặng.
.D. Sốt.
E. Thay đổi thời tiết.
42. Trong ho ra máu ,yếu tố này làm tăng đột ngột áp lực trong phổi dễ làm tổn thương
mạch máu. Đó là yếu tố:
.A. Ho
B. Đi nắng lâu.
C. Tổn thương xơ của phổi.
D. Thay đổi độ ẩm.
E. Viêm nhiễm.
43. Dấu hiệu báo trước của ho ra máu là:
A. Bồn chồn lo lắng.
B. Khó thở nhiều.

C. Buồn nôn.
.D. Nóng ngực sau xương ức.
E. Vị tanh máu ở miệng.
44. Đặc điểm của máu ho ra trong ho ra máu là:
A. Máu bầm.
B. Máu tươi.
C. Máu bầm lẫn bọt.
.D. Máu tươi lẫn bọt.
E. Có đuôi ho ra máu .
45. Trong ho ra máu có thể có sốt,sốt đó có thể do:
A. Mất máu cấp.
B. Tắc nghẽn đường thở do cục máu đông.
.C. Phản ứng của cơ thể.
D. Thiếu máu.
E. Sốc.
46. Để đánh giá độ trầm trọng của ho ra máu, người ta căn cứ vào:
A. Triệu chứng hô hấp.
B. Triệu chứng tuần hoàn.
C. Triệu chứng thần kinh.
D. Ước lượng số lượng máu mất.
.E. Phối hợp nhiều yếu tố.
47. Sự trầm trọng của ho ra máu là do:
A. Mất máu cấp.
B. Mất máu mạn.
C. Tắc nghẽn đường thở do cục máu đông.
6
D. Thiếu oxy não.
.E. Các câu trên đều đúng.
48. Tất cả bệnh nhân có ho ra máu ,cần phải làm:
A. Soi phế quản.

B. Chụp X quang phổi.
.C. Xét nghiệm đàm nhiều lần tìm BK.
D. Huyết đồ.
E. Chụp phế quản có cản quang.
49. Nguyên nhân ho ra máu thường gặp ở Việt Nam là:
A. Lao phổi.
B. Giãn phế quản.
C. Ung thư phế quản - phổi.
D. Lao phổi,giãn phế quản.
.E. Lao phổi,giãn phế quản,ung thư phế quản - phổi.
50. Ho ra máu dẫn đến các hậu quả sau,ngoại trừ:
A. Tử vong.
B. Trụy tim mạch.
.C. Lao lan tràn theo đường máu.
D. Thiếu máu.
E. Xẹp phổi.
51. Khi bệnh nhân đang ho ra máu ,nhân viên tuyến y tế cơ sở cần phải:
A. Chuyển bệnh nhân đi ngay lên tuyến trên.
B. Giữ lại để cấp cứu.
.C. Sơ cứu rồi chuyển lên tuyến trên.
D. Sử dụng kháng sinh để phòng bội nhiễm trước khi chuyển lên tuyến trên
E. Truyền máu rồi chuyển lên tuyến trên.
52. Aminazin là tên biệt dược của:
A. Phenothiazin.
B. Carbazochrom.
C. Morphin.
D. Promethazin.
.E. Chlorpromazin.
53. Hàm lượng 1,5mg / ống là của thuốc:
A. Morphin.

B. Aminazin.
C. Dolargan.
.D. Adrenoxyl.
E. Phenergan
54. Liều tối đa một lần của Morphin là:
A. 0,02mg
.B. 0,02g
C. 0,03g
D. 0,05g
E. 0,03mg.
55. Cần sử dụng Morphin thận trọng trong cấp cứu ho ra máu vì:
A. Đó là thuốc độc bảng A nghiện.
B. Morphin là thuốc ức chế thần kinh trung ương.
C. Morphin kích thích trung tâm nôn.
7
D. Morphin làm co cơ vòng gây bí trung đại tiện.
.E. Morphin ức chế trung tâm hô hấp.
56. Đông miên là hỗn hợp của 3 thuốc:
A. Aminazin + Morphin + Dolargan.
B. Aminazin + Morphin + Chorpromazin.
C. Adrenoxyl + Seduxen + Phenergan.
.D. Dolargan + Aminazin + Phenergan.
E. Sandostantin + Dolargan + Phenergan.
57. Thuốc y học dân tộc có tác dụng điều trị ho ra máu là:
A. Cây rẻ quạt.
.B. Hoa hòe.
C. Thảo quyết minh.
D. Bồ công anh.
E. Kim ngân.
58. Giảm tác dụng gây nôn của Morphin, người ta dùng:

A. Primperan.
B. Aminazin.
.C. Atropin.
D. Seduxen.
E. Nospa.
59. Ho ra máu trong lao phổi được xem là:
A. Triệu chứng phát hiện bệnh thường gặp.
.B. Biến chứng của lao phổi.
C. Lao phổi có tiên lượng nặng.
D. Dễ lây bệnh cho cộng đồng.
E. Gặp khó khăn trong điều trị.
60. Bệnh nhân N, 64 tuổi, ho ra máu theo đàm,chọn cách xử trí nào là phù hợp nhất:
A. Morphin.
B. Aminazin.
C. Đông miên.
.D. Giảm ho ra máu + seduxen.
E. Bactrim.
61. Thường khởi bệnh của lao phổi rầm rộ: ho kéo dài, sốt nhẹ, hội chứng nhiễm trùng
nhiễm độc dễ phát hiện ( 60-75% ).
A. Đúng
B. Sai
62. Hiện nay lao kê ít gặp hơn phế quản phế viêm lao.
A. Đúng
B. Sai
63. Những hạt kê phân bố đều và kích thước đều khắp cả 2 bên phổi.
A. Đúng
B. Sai
64. Yếu tố chẩn đoán quyết định của lao phổi là AFB đờm dương tính.
A. Đúng
B. Sai

65. Một trong những cơ chế gây ho ra máu trong lao phổi là do rối loạn đông máu.
A. Đúng
B. Sai
8
66. Ho ra máu trong lao phổi có tính chất màu đỏ tươi, lẫn bọt, sau đó có đuôi ho ra
máu.
A. Đúng
B. Sai
67. Nguyên nhân tử vong trong thể ho ra máu sét đánh là ngạt thở (suy hô hấp cấp).
A. Đúng
B. Sai
68. Tăng áp hệ động mạch phổi gây vỡ các phình mạch dẫn đến ho ra máu trong lao
phổi thể xơ.
A. Đúng
B. Sai
69. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . còn gọi là mủ lao, là tổn thương đặc hiệu giúp chẩn
đoán xác định lao.
70. Đường lây truyền lao phổi chủ yếu là đường. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
71. Lao kê phổi là thể lao lan tràn chủ yếu theo đường. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
72. Ho ra máu thể sét đánh gây. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . đột ngột.
9
BỆNH LAO PHỐI HỢP HIV/ AIDS
1. Thông tin nào sau đây là không đúng với tình hình dịch tể lao và HIV/AIDS:
A. HIV thúc đẩy bệnh lao tiến triển nhanh hơn.
B. HIV là yếu tố thuận lợi nhất làm cho người nhiễm lao trở thành bệnh lao.
.C. Bệnh lao là nguyên nhân xếp thứ hai gây tử vong cho người nhiễm HIV.
D. Tình hình bệnh lao nhiễm HIV tăng nhanh ở Việt Nam.
E. Những người đồng nhiễm lao và HIV có nguy cơ thành bệnh lao 30 lần mạnh hơn
so với người HIV âm tính.
2. HIV là yếu tố thuận lợi nhất làm cho người nhiễm lao trở thành mắc lao vì HIV:

A. Là một virus có độc tính cao đối với cơ thể.
.B. Tấn công tế bào CD
4
mà CD
4
lại có vai trò quan trọng trong miễn dịch bệnh lao.
C. Làm giảm hoạt động của tế bào phế nang.
D. Làm giảm đáp ứng miễn dịch của các quần thể lymphô.
E. Làm giảm đáp ứng miễn dịch chống lao.
3. Tác động của HIV đến bệnh lao và chương trình chống lao vì HIV làm:
A. Thay đổi tình hình dịch tể lao.
B. Tăng tỷ lệ tử vong vì bệnh lao.
C. Bệnh cảnh lâm sàng không còn kinh điển.
.D. Giảm tác dụng của các thuốc kháng lao thiết yếu.
E. Khó khăn trong công tác giám sát và quản lý.
4. Tỷ lệ điều trị khỏi ở bệnh nhân lao có nhiễm HIV so với người lao không nhiễm
HIV là:
A. 30 - 40%
.B. 40 - 50%
C. 50 - 60%
D. 60 - 70%
E. 70 - 80%
5. Đặc điểm lâm sàng của bệnh lao nhiễm HIV giai đoạn đầu khi tình trạng suy giảm
miễn dịch nhẹ là:
A. Tổn thương lao phổi có hang.
B. Triệu chứng thường gặp là ho ra máu.
.C. Tổn thương lao phổi không có hang và có hạch trung thất.
D. Lao hạch thường gặp vị trí ở 2 bên cổ.
E. Tổn thương lao phổi gặp ở các thuỳ trên.
6. Đặc điểm lâm sàng bệnh lao nhiễm HIV giai đoạn sau khi tình trạng suy giảm

miễn dịch nặng là:
A. Tổn thương lao phổi lan toả.
B. Vị trí tổn thương hay gặp ở thuỳ dưới của phổi.
.C. Tổn thương có hang và xơ co kéo.
D. Lao phổi có hạch trung thất to.
E. Hay gặp các thể lao ngoài phổi.
7. Điểm khác biệt của lao hạch HIV (-) và lao hạch HIV(+) là:
A. Vị trí hay gặp là ở cổ.
B. Hạch di động ở giai đoạn đầu.
.C. Hạch to toàn thân.
D. Hạch dính chùm và dính vào da ở giai đoạn sau.
E. Hạch dò mủ.
10
8. Điểm khác biệt của lao kê HIV(-) và lao kê HIV (+) là:
A. Vi khuẩn gây bệnh theo đường máu.
B. Tổn thương dạng kê phân bố 2 phổi.
C. Tổn thương đa phủ tạng.
.D. Tìm được vi khuẩn lao trong máu.
E. Triệu chứng cơ năng rầm rộ.
9. Điểm khác biệt của lao phổi HIV (−) và lao phổi HIV (+) là:
A. Ho khạc đờm kéo dài.
B. Tổn thương hang thường gặp ở hạ đòn.
.C. Tổn thương lao gặp ở thuỳ dưới và không có hang.
D. Hay gặp tổn thương xơ.
E. Phản ứng Mantoux (−).
10. Hình ảnh X quang phổi thường gặp ở bệnh nhân lao phổi HIV (+) là:
A. Thâm nhiễm có hang ở các thuỳ dưới.
B. Xơ co kéo gây xẹp phổi.
C. Nốt lan toả 2 phổi.
.D. Ít có hang và hạch trung thất to.

E. Xơ hang thuỳ trên phổi.
11. Chẩn đoán lao phổi trên bệnh nhân nhiễm HIV khó khăn vì:
A. Bệnh cảnh lâm sàng không kinh điển.
.B. Không tìm được AFB trong đờm bằng soi trực tiếp.
C. Phản ứng Mantoux âm tính.
D. Tốc độ lắng máu không tăng.
E. X quang phổi hình ảnh không điển hình.
12. Nhóm có nguy cơ cao nhiễm HIV ở bệnh nhân lao là:
A. Mắc bệnh đái đường.
B. Nghiện thuốc lá.
.C. Nghiện ma tuý.
D. Suy dinh dưỡng.
E. Truyền máu.
13. Nguy cơ phổ biến đồng nhiễm lao HIV là:
A. Có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
B. Tiền sử truyền máu.
C. Suy dinh dưỡng.
D. Xăm mình.
.E. Tiêm chích ma tuý.
14. Dấu hiệu nào không phải là biểu hiện nghi nhiễm HIV trên bệnh nhân lao:
A. Sút cân trên 20% trọng lượng cơ thể.
B. Sẹo do Zona.
C. Loét bộ phận sinh dục dai dẵng.
.D. Ho ra máu tái diễn.
E. Nấm Candida vùng hầu họng.
15. Theo John Crofton, dấu hiệu chính nghi ngờ người bệnh lao có nhiễm HIV là:
A. Ho liên tục trên một tháng.
.B. Tiêu chảy kéo dài trên một tháng.
C. Có tiền sử bị bệnh Zona.
D. Nhiễm nấm Candida.

E. Hạch to toàn thân.
11
16. Theo John Crofton, hai dấu hiệu phụ nghi ngờ người bệnh lao có nhiễm HIV là:
A. Sút 10% trọng lượng cơ thể và ho liên tục trên 1 tháng.
B. Sốt kéo dài trên 1 tháng và có tiền sử bị bệnh Zona.
C. Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng và nhiễm nấm candida.
.D. Nhiễm nấm canđida và ho liên tục trên 1 tháng.
E. Sút 10% trọng lượng cơ thể và sốt kéo dài trên 1 tháng.
17. Hiệp hội bài lao thế giới và Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo không nên sử dụng
cho bệnh nhân lao nhiễm HIV 2 loại kháng lao:
A. Streptomycin và Isoniazid.
B. Streptomycin và Rifampicin.
.C. Streptomycin và Thiacetazon.
D. Streptomycin và Pyrazinamid.
E. Streptomycin và Ethambutol.
18. Chương trình chống lao quốc gia quy định phác đồ đầu tiên sử dụng cho người bị
lao nhiễm HIV là:
.A. 2HRZE/6HE.
B. 3SHZ/ 6S
2
H
2
.
C. 3RHE/6R
2
H
2
E
2
.

D. 2RHZ/4RH.
E. 2SHRZ/6HE.
19. Trên bệnh nhân lao nhiễm HIV, dùng loại kháng lao này sinh ra tác dụng ngoại ý
là sùi da, bong vảy và đau nên kháng lao này là chống chỉ định. Kháng lao đó tên
là:
A. Streptomycin.
.B. Thiacetazon.
C. Viomycin.
D. Pyrazinamid.
E. Ethambutol.
20. Đáp ứng điều trị lao ở bệnh nhân nhiễm HIV thường kém do:
A. Phác đồ điều trị kém hiệu quả.
B. Bệnh nhân bỏ trị.
.C. Vi khuẩn kháng thuốc.
D. Mắc các thể lao nặng.
E. Khó giám sát điều trị.
21. Bệnh lao ở người nhiễm HIV thường gặp bệnh cảnh:
A. Lao phổi là phổ biến.
B. Lao ngoài phổi là phổ biến.
C. Lâm sàng lao phổi điển hình.
D. Lâm sàng lao phổi không điển hình.
.E. Lâm sàng lao phổi không điển hình và thường gặp lao ngoài phổi.
22. Trong các yếu tố sau đây, yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc lao:
A. Nghiện rượu.
B. Nghiện thuốc lá.
C. Nghiện ma túy.
.D. Nhiễm HIV.
E. Bệnh đái tháo đường.
23. Ở đối tượng đồng nhiễm lao và HIV, để ngăn ngừa lao nhiễm thành lao bệnh,
chúng ta cần phải:

12
A. Tiêm chủng BCG cho tất cả đối tượng nhiễm HIV.
B. Ngăn cản bệnh nhân tiếp xúc với nguồn lây.
C. Nâng cao sức đề kháng bằng chế độ ăn uống.
.D. Dự phòng bằng uống INH 6 tháng.
E. Giáo dục kiến thức về bệnh lao.
24. Câu nào đúng về sử dụng Streptomycin cho đối tượng nghiện ma túy mắc lao:
A. Không dùng trong điều trị.
B. Thay kim khi sử dụng.
C. Dùng bơm kim tiêm một lần.
.D. Kiểm tra nhiễm HIV trước khi quyết định dùng thuốc.
E. Không dùng vì tỷ lệ tai biến thuốc cao.
25. Tác dụng ngoại ý của Ethambutol khi điều trị ở bệnh nhân lao nhiễm HIV:
Viêm gan.
Dị ứng.
Xuất huyết giảm tiểu cầu.
Hội chứng tiền đình.
.E. Giảm thị lực.
26. Tác dụng ngoại ý của Isoniazid ở bệnh nhân lao nhiễm HIV:
A. Viêm gan ứ mật.
.B. Viêm dây thần kinh ngoại biên.
C. Hội chứng giả cúm.
D. Mày đay.
E. Giảm thị lực.
27. Liều kháng lao 15 - 20 mg/ kg/ ngày dùng hàng ngày, sử dụng trong phác đồ điều
trị lao nhiễm HIV, đó là liều lượng của thuốc:
A. Streptomycin.
B. Rifampicin.
.C. Ethambutol.
D. Isoniazid.

E. Pyrazinamid.
28. Thuốc kháng lao nào không có trong phác đồ điều trị bệnh lao nhiễm HIV của
Chương trình chống lao quốc gia:
A. Rifampicin.
B. Pyrazinamid.
C. Ethambutol.
.D. Streptomycin.
E. Isoniazid.
29. Liều kháng lao lượng 8 - 12 mg/ kg/ ngày dùng hàng ngày, sử dụng trong phác đồ
điều trị lao nhiễm HIV, đó là liều lượng của thuốc:
A. Ethambutol.
B. Isoniazid.
C. Pyrazinamid.
.D. Rifampicin.
E. Streptomycin.
30. Yếu tố chính đánh giá kết quả điều trị lao phổi nhiễm HIV là:
.A. X. quang phổi.
B. Công thức máu, tốc độ lắng máu.
C. Soi đàm trực tiếp.
13
D. Triệu chứng lâm sàng.
E. Phản ứng Tuberculin.
31. Theo Tổ chức y tế thế giới, bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 ở những
bệnh nhân HIV dương tính.
A. Đúng
B. Sai
32. Trên thế giới, 1/3 số người nhiễm HIV có mắc lao.
A. Đúng
B. Sai
33. Số người đồng nhiễm lao và HIV sẽ có nguy cơ thành bệnh lao 30 lần mạnh hơn so

với người HIV âm tính.
A. Đúng
B. Sai
34. Vào cuối năm 2000, 70% số bệnh nhân HIV sống ở Châu Âu.
A. Đúng
B. Sai
35. Ở châu Á và châu Phi ( 2000 ), 40 % nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân AIDS
là do. . . . . . . . . .
36. Ở các nước đã phát triển, tình hình nhiễm HIV - AIDS làm . . . . . . . . dịch tể
lao.
14
ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO
1. Chỉ định điều trị VHD (theo Chương Trình Chống Lao Quốc Gia), ngoại trừ:
A. Lao tái phát VHC
B. Lao kháng thuốc VHC
C. Lao tái triển VHC
.D. Lao bỏ dở điều trị VHC
E. Lao thất bại điều trị VHC
2. Giai đoạn điều trị lao duy trì của phác đồ VHD là 5R3E3H3. Số 3 có nghĩa là:
A. Tuần 3 lần
B. Tuần 3 ngày
.C. Tuần 3 ngày cách nhật
D. Tháng 3 tuần
E. Tuần 3 ngày liền nhau
3. Nguyên tắc điều trị lao là, ngoại trừ:
A. Phối hợp thuốc
B. Đúng và đủ liều
C. Gồm 2 giai đoạn
.D. Tăng uống giảm chích
E. Thời gian kéo dài

4. Điều trị lao có kiểm soát là, ngoại trừ:
A. Đảm bảo thuốc vào tận máu và dạ dày bệnh nhân
B. Uống thuốc trước mặt nhân viên y tế
C. Bệnh nhân phải được công khai thuốc
.D. Tiêm và uống thuốc cùng một lần
E. Tiêm và phát thuốc theo y lệnh
5. Nguyên tắc điều trị lao là, ngoại trừ:
A. Phối hợp từ 3 loại thuốc trở lên
B. Giảm liều khi có độc tính thuốc
.C. Rút ngắn thời gian điều trị
D. Tiêm và uống cùng một lần
E. Gồm 2 giai đoạn tấn công và duy trì
6. Nguyên tắc điều trị lao là:
A. Phối hợp lần lượt từng loại thuốc
B. Tăng liều khi nhờn thuốc
C. Kéo dài khi chưa đáp ứng điều trị
D. Chia 2 lần đối với bệnh nhân yếu
.E. Không được bỏ dở điều trị
7. Nguyên tắc điều trị lao là:
A. Phối hợp càng nhiều thuốc càng tốt
B. Giảm liều khi có suy gan, thận
.C. Thời gian kéo dài, đều đặn, liên tục
D. Có thể chia 2 lần với bệnh nhân yếu
E. Điều trị toàn diện nguyên nhân và triệu chứng
8. Xử trí khi xảy ra độc tính do RIF + INH, ngoại trừ:
A. Ngưng thuốc
B. Chuyền đường ưu trương
C. Điều trị thuốc bảo vệ tế bào gan
15
D. Cắt INH và dùng lại RIF giảm liều

.E. Cắt RIF và dùng lại INH giảm liều
9. Xử trí khi điều trị kháng lao INH có xảy ra dị ứng do thức ăn, ngoại trừ:
A. Ngưng thuốc
B. Uống nước chanh đường
C. Dùng kháng histamin
.D. Cắt INH, tiếp tục thức ăn đó
E. Cắt thức ăn đó, tiếp tục uống H
10. Xử trí nôn mửa do độc tính INH, ngoại trừ:
A. Ngưng INH
B. Chuyền dịch Glucosa
C. Dùng Vitamin B
6
liều cao
D. Chuyền dịch NaCl
.E. Dùng thuốc băng niêm mạc dạ dày
11. Tác dụng ngoại ý của INH là, ngoại trừ:
A. Viêm đa dây thần kinh ngoại biên
B. Viêm gan hoại tử
C. Rối loạn tiêu hóa, nôn mửa
.D. Viêm dây thần kinh số VIII
E. Rối loạn nội tiết vú to ở nam giới
12. Tác dụng ngoại ý của SM là, ngoại trừ:
A. Rối loạn thăng bằng
B. Ù tai, giảm thính lực
C. Suy thận
D. Dị ứng chậm
.E. Mờ mắt, giảm thị lực
13. Tổ chức điều trị lao chủ yếu là:
A. Nội khoa
B. Ngoại khoa

.C. Ngoại trú
D. Nội trú
E. Nội trú + ngoại trú
14. Chỉ định của VHC là, ngoại trừ:
A. Lao phổi mới AFB (+)
B. Lao phổi mới AFB (−)
C. Lao ngoài phổi
D. Lao cấp tính
.E. Lao kháng thuốc
15. Tác dụng ngoại ý của PZA là:
.A. Sưng và đau các khớp nhỏ
B. Viêm gan hoại tử tế bào gan
C. Suy thận
D. Ù tai, giảm thính lực
E. Mù màu, giảm thị lực
16. Tác dụng ngoại ý của EMB là:
.A. Viêm dây thần kinh thị giác
B. Viêm dây thần kinh thính giác
C. Viêm đa dây thần kinh ngoại biên
16
D. Viêm gan cấp
E. Viêm thận cấp
17. Tác dụng ngoại ý của RMP là:
A. Viêm gan hoại tử
.B. Viêm gan vàng da
C. Viêm dây thần kinh số II
D. Viêm dây thần kinh số VIII
E. Viêm thận mạn
18. Tác dụng ngoại ý của PZA là ứ đọng ở các khớp:
A. Urê

B. Creatinin
.C. Acid uric
D. Acid axêtic
E. Ammoniac
19. Nguyên tắc điều trị liều cao, tấn công, kéo dài áp dụng cho, ngoại trừ:
A. Lao kê
B. Lao màng não
C. Lao xương
D. Phế quản phế viêm lao
.E. Lao sơ nhiễm
20. Tác dụng ngoại ý của EMB là suy giảm chức năng:
A. Gan
.B. Thận
C. Thị giác
D. Thính giác
E. Tiêu hóa
21. Tác dụng ngoại ý của EMB là:
A. Ù tai, giảm thính lực
.B. Mù màu, giảm thị lực
C. Ù tai, mất thăng bằng
D. Rối loạn tiêu hóa, nôn mửa
E. Viêm gan, vàng da vàng mắt
22. Tác dụng ngoại ý của PZA là:
A. Viêm dây thần kinh số VIII
B. Viêm dây thần kinh số II
C. Viêm đa dây thần kinh ngoại biên
.D. Sưng đau các khớp nhỏ
E. Viêm gan vàng da tắc mật
23. Tác dụng ngoại ý của RIF là, ngoại trừ:
A. Viêm gan vàng da tắc mật

B. Hội chứng giả cúm
C. Xuất huyết giảm tiểu cầu
.D. Suy thận mạn
E. Nổi phát ban
24. Tác dụng ngoại ý của INH là:
A. Viêm gan cấp
.B. Viêm gan hoại tử tế bào gan
C. Viêm gan vàng da vàng mắt
17
D. Viêm thận mạn
E. Viêm thận cấp
25. Ưu điểm của điều trị lao 2 giai đoạn là:
A. Tiêu diệt nhanh vi khuẩn kháng thuốc.
B. Hạn chế tai biến thuốc.
C. Hiệu quả điều trị cao.
D. Hiệu quả và an toàn.
.E. Hiệu quả, an toàn và kinh tế.
26. Đặc tính thuốc kháng lao thiết yếu là: (1) độc tính thấp ; (2) giá thành rẻ ; (3) tỉ lệ
vi khuẩn kháng thuốc cao ; (4) tác dụng không giống nhau trên vi khuẩn ở tổn
thương các cơ quan khác nhau.
A. (1) & (4)
B. (2) & (3)
.C. (1) & (2)
D. (2) & (4)
E. (1) & (3)
27. Phối hợp Isoniazid và Rifampicin làm tăng nguy cơ viêm gan hoại tử do: (1)
Isoniazid làm tăng độc tính của Rifampicin ; (2) Rifampicin làm tăng độc tính của
Isoniazid ; (3) Rifampicin đóng vai trò cảm ứng men.
A. (1)
B. (2)

C. (1) & (3)
.D. (2) & (3)
E. (1), (2) & (3)
28. Cách sử dụng thuốc kháng lao tốt nhất là: (1) uống sau khi ăn ; (2) uống tất cả các
thứ thuốc cùng một lúc ; (3) uống thuốc lúc bụng đói ; (4) không chia thuốc nhiều
lần trong ngày.
A. (1), (2) & (4)
B. (3) & (4)
.C. (2), (3) & (4)
D. (2) & (3)
E. (1) & (4)
29. Chọn thuốc kháng lao thích hợp nhất trong điều trị lao lần đầu là phối hợp :
A. Kháng lao thiết yếu và kháng lao mới.
B. Kháng lao thiết yếu và kháng lao thứ yếu.
.C. Kháng lao thiết yếu.
D. Kháng lao thứ yếu.
E. Kháng lao mới.
30. Nguyên tắc phối hợp thuốc mạnh, liều cao, kéo dài, áp dụng trong điều trị:
A. Lao phổi có biến chứng
B. Lao phổi có diện tổn thương rộng
C. Lao kê phổi
.D. Lao kê phổi + Lao màng não
E. Lao màng phổi
31. Nguy cơ cao của tai biến do dùng Rifampicin: (1) suy thận ; (2) điều trị Rifampicin
cách quãng; (3) nghiện rượu ; (4) suy gan.
A. (1), (2) & (3)
B. (2), (3) & (4)
18
C. (3) & (4)
D. (2) & (4)

.E. (1), (2), (3) & (4)
32. Bệnh nhân có test Streptomycin (+):
A. Cho dùng Streptomycin theo phương pháp giải mẫn cảm
B. Thử lại test một lần nữa để kiểm tra
.C. Không dùng Streptomycin trong điều trị
D. Dùng Streptomycin phối hợp Corticoid
E. Cho tiếp tục dùng, nếu tai biến nặng sẽ ngưng thuốc
33. Nguy cơ tai biến viêm dây thần kinh thị giác của Ethambutol: (1) suy gan ; (2) suy
thận ; (3) bệnh về mắt.
A. (1) & (3)
B. (2)
C. (3)
.D. (1) & (2)
E. (2) & (3)
34. Tác dụng ngoại ý: viêm gan, hội chứng giả cúm, hội chứng dạ dày ruột là của
thuốc kháng lao:
A. Isoniazid
B. Pyrazinamid
.C. Rifampicin
D. Streptomycin
E. Ethambutol
35. Điều trị lao sai lầm là:
A. Phối hợp 3 kháng lao trở lên
B. Liều lượng thuốc theo cân nặng
C. Uống thuốc xa bữa ăn
.D. Để người bệnh tự dùng thuốc
E. Uống thuốc đủ thời gian qui định của phác đồ
36. Yếu tố chính làm phát triển kháng thuốc thứ phát: (1) sự hợp tác tồi của bệnh
nhân ; (2) quản lý – phân phối thuốc không đầy đủ kịp thời ; (3) sử dụng thuốc
không đúng phác đồ.

A. (1) & (2)
B. (2)
.C. (1), (2) & (3)
D. (3)
E. (2) & (3)
37. Khi có tai biến thuốc kháng lao xảy ra, chọn 3 điều cần làm trong các điều sau: (1)
ngừng thuốc ; (2) xem lại liều lượng thuốc ; (3) chuyển uống thuốc vào bữa ăn ;
(4) thay thế loại thuốc khác ; (5) điều trị triệu chứng.
A. (1), (2) & (3)
B. (2), (3) & (4)
.C. (1), (2) & (5)
D. (1), (2) & (4)
E. (2), (3) & (5)
38. Yếu tố cần xem xét để chọn lựa biện pháp sử dụng corticoid trong điều trị bệnh
lao: (1) thời gian phát hiện bệnh ; (2) giai đoạn của tổn thương ; (3) cơ quan bị
bệnh ; (4) phác đồ điều trị.
19
A. (1) & (2)
B. (1) & (3)
C. (1), (2) & (3)
.D. (2), (3) & (4)
E. (1), (2), (3) & (4)
39. Đánh giá kết quả điều trị thử lao phổi, yếu tố nào là quan trọng: (1) cải thiện lâm
sàng ; (2) thời gian thay đổi của hình ảnh X. quang ; (3) diễn biến của tốc độ lắng
máu.
A. (1)
B. (2)
C. (1) & (3)
.D. (1) & (2)
E. (1), (2) & (3)

40. Phải phối hợp thuốc kháng lao vì:
A. Điều trị lao có 2 giai đoạn
.B. BK có tính kháng thuốc đột biến
C. BK có tính sinh sản chậm
D. Điều trị lao phải kéo dài
E. BK có trì tính
41. Phải phối hợp thuốc kháng lao để:
.A. Tránh kháng thuốc đột biến
B. Diệt BK ngủ
C. Diệt BK nội bào
D. Rút ngắn thời gian điều trị
E. Tránh kháng thuốc mắc phải
42. Phải phối hợp thuốc kháng lao để:
A. Giảm liều từng loại thuốc
B. Dễ cắt bỏ khi có độc tính
.C. Tránh BK kháng thuốc
D. Diệt nhanh BK ngủ
E. Đạt nồng độ cao nhất trong máu
43. Phải kéo dài thời gian điều trị kháng lao vì:
A. Lao phổi là bệnh mạn tính
.B. BK có tính sinh sản chậm
C. BK có tính kháng thuốc đột biến
D. Điều trị lao có 2 giai đoạn
E. Lao phổi dễ tái phát
44. Điều trị lao sai là:
A. Không phối hợp thuốc
B. Không đủ liều lượng
C. Bỏ dở nửa chừng
D. Không kiểm soát
.E. Không đúng nguyên tắc

45. Điều trị lao đúng nguyên tắc là, ngoại trừ:
A. Phối hợp thuốc
B. Đúng và đủ liều lượng
.C. Điều trị nội trú + ngoại trú
D. Gồm 2 giai đoạn
20
E. Có kiểm soát
46. Phải phối hợp thuốc kháng lao để rút ngắn thời gian điều trị.
A. Đúng
.B. Sai
47. Điều trị lao sai lầm là điều trị không đúng nguyên tắc.
.A. Đúng
B. Sai
48. Nguyên tắc điều trị lao là thuốc kháng lao có thể chia 2 khi bệnh nhân suy kiệt và
uống ngay sau bữa ăn.
A. Đúng
.B. Sai
49. Điều trị lao có INH. Khi xảy ra dị ứng do thức ăn thì cắt bỏ thức ăn đó và tiếp tục
uống INH.
.A. Đúng
B. Sai
50. Điều trị RIF + INH, khi xảy ra viêm gan vàng da tắc mật hoại tử tế bào gan, thì cắt
RIF và tiếp tục uống INH.
A. Đúng
.B. Sai
51. Lao tái phát khi điều trị lao lần đầu bỏ dở điều trị giữa chừng.
A. Đúng
.B. Sai
52. Nguyên tắc điều trị lao là thời gian. . . . . . . . . . , thường xuyên, đều đặn, liên tục,
không bỏ dở điều trị nửa chừng.

53. DOTS nghĩa là. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. .
54. Giai đoạn điều trị của VHD là 5R3E3H3. Số 3 nghĩa là. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
21
ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH BỆNH LAO HIỆN NAY
1. Trước Công nguyên, bệnh lao được xem là bệnh:
.A. Di truyền.
B. Bẩm sinh.
C. Truyền nhiễm.
D. Không chữa được.
E. Không chữa được và là bệnh di truyền.
2. Đến thế kỷ 19, ai là người mô tả chính xác các tổn thương giải phẩu bệnh lao:
A. Laennec.
B. Sokolski.
.C. Sokolskivà Laennec.
D. Laennec và Koch.
E. Koch và Sokolski.
3. Robert Koch tìm ra trực khuẩn lao năm nào:
A. 1890.
B. 1885.
.C. 1882.
D. 1880.
E. 1900.
4. Mantoux dùng kỹ thuật nào để phát hiện nhiễm lao:
.A. Tiêm trong da.
B. Lẫy da.
C. Tiêm dưới da.
D. Tiêm bắp.
E. Tem dán vào mặt da.
5. Vaccin BCG do ai tìm ra:

A. Calmette.
.B. Calmette và Guérin.
C. Guérin.
D. Calmette và Koch.
E. Guérin và Koch.
6. Thời gian tìm ra vaccin BCG mất bao lâu:
A. 15 năm.
.B. 13 năm.
C. 10 năm.
D. 12 năm.
E. 11 năm.
7. Thuốc kháng lao nào ra đời sớm nhất:
.A. Streptomycin.
B. Isoniazid.
C. Rifampicin.
D. Pyrazinamid.
E. Ethambutol.
8. Streptomycin là kháng sinh tác dụng trên:
A. Vi khuẩn kháng acid - cồn.
B. Vi khuẩn gram dương và vi khuẩn kháng acid - cồn.
C. Vi khuẩn gram dương.
22
.D. Vi khuẩn gram âm và vi khuẩn kháng acid - cồn.
E. Vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm.
9. Isoniazid tìm ra vào năm:
A. 1952.
B. 1950.
C. 1945.
.D. 1944.
E. 1960.

10. Thuốc kháng lao tác dụng diệt khuẩn mạnh nhất là:
A. Streptomycin.
.B. Rifampicin.
C. Isoniazid.
D. Ethambutol.
E. Pyrazinamid.
11. Viện lao và bệnh phổi trung ương thành lập năm nào:
.A. 1957.
B. 1960.
C. 1975.
D. 1954.
E. 1945.
12. Chương trình chống lao 10 điểm thực hiện trong giai đoạn:
A. 1954 -1975.
B. 1975- 1980.
. C. 1976- 1985.
D. 1985- 1995.
E. 1995- 2000.
13. Chương trình chống lao cấp hai đề ra năm nào:
A. 1954.
B. 1975.
.C. 1985.
D. 1995.
E. 1945.
14. Bệnh lao ở người chủ yếu do trực khuẩn nào gây ra:
.A. Lao người.
B. Lao bò.
C. Lao chim.
D. Trực khuẩn không điển hình.
E. Trực khuẩn kháng acid -cồn.

15. Trực khuẩn lao không điển hình khó điều trị bởi vì:
A. Hiếm gặp.
B. Đề kháng với thuốc kháng lao.
C. Đột biến kháng thuốc hay xẩy ra.
D. Thường xảy ra tai biến.
.E. Ít chịu tác dụng của thuốc kháng lao thiết yếu.
16. Nguồn lây lao chính là:
. A. Lao phổi BK trực tiếp (+).
B. Lao phổi BK nuôi cấy (+).
C. Lao phổi BK cô đọng (+).
23
D. Lao màng não.
E. Lao kê.
17. Thời gian nguy hiểm của nguồn lây lao sẽ giảm sau khi điều trị đặc hiệu kháng lao:
.A. 2 tuần.
B. 3tuần.
C. 4 tuần.
D. 6 tuần.
E. 8 tuần.
18. Bệnh nhân nhiễm lao thường:
A. Có triệu chứng lâm sàng.
B. Có tổn thương trên phim X. quang.
.C. Phản ứng IDR (+).
D. Có triệu chứng lâm sàng và phản ứng IDR(+).
E. BK đàm (+).
19. Vaccin BCG được sản xuất từ:
A. Trực khuẩn lao người còn độc tính.
.B. Trực khuẩn lao bò giảm độc tính.
C. Trực khuẩn lao người giảm độc tính.
D. Trực khuẩn lao bò tăng độc tính.

E. Trực khuẩn lao người tăng độc tính.
20. Trên thế giới, năm 2000, ước tính số người bị nhiễm lao khoảng:
.A. 1,9 tỷ.
B. 2 tỷ.
C. 2,3 tỷ.
D. 2,4 tỷ.
E. 2,5 tỷ.
21. Năm 1999, trên thế giới ước tính số người bị nhiễm HIV:
A. 30 triệu.
.B. 31 triệu.
C. 33 triệu.
D. 35 triệu.
E. 36 triệu.
22. Ở Việt nam mỗi năm số người mới mắc lao ( các thể ):
A. 130. 000 người.
B. 135000 người.
.C. 145000 người.
D. 150000 người.
E. 155 000 người.
23. Theo giả thuyết mới, bệnh lao diễn biến qua mấy giai đoạn:
A. 1.
.B. 2.
C. 3.
D. 4.
E. 5.
24. Bệnh lao thứ phát xảy ra khi:
A. Độc tính vi khuẩn mạnh hoặc sức đề kháng cơ thể giảm.
B. Độc tính vi khuẩn bình thường và sức đề kháng cơ thể giảm.
C. Độc tính vi khuấn bình thường hoặc sức đề kháng cơ thể giảm.
24

D. Độc tính vi khuẩn mạnh và sức đề kháng cơ thể bình thường.
.E. Độc tính vi khuẩn mạnh và sức đề kháng cơ thể giảm.
25. Bệnh lao có thể chữa khỏi nếu:
A. Điều trị đủ thời gian.
B. Điều trị sớm.
C. Dùng thuốc đúng liều.
D. Nâng cao sức đề kháng.
.E. Điều trị đúng theo chiến lược DOTS.
26. Biện pháp phòng lao tích cực:
A. Tiêm vaccin BCG.
B. Nơi ở thoáng khí.
C. Ăn nhiều chất đạm.
D. Không hút thuốc lá.
.E. Phát hiện và điều trị sớm nguồn lây.
27. Bệnh lao có những đặc điểm sau đây, ngoại trừ:
A. Dịch tể lao cao ở các nước kém phát triển.
B. Chi phí điều trị tốn kém.
C. Rất dễ lây.
D. Khó quản lý điều trị.
.E. Hay gặp ở người già.
28. Năm 2000, tỷ lệ nhiễm lao ở bệnh nhân HIV/ AIDS:
A. 1/2.
.B. 1/3.
C. 1/4.
D. 1/5.
E. 2/3.
29. Năm 2000, số người nhiễm trực khuẩn lao kháng thuốc trên thế giới:
A. 50- 100 triệu.
B. 50 -150 triệu.
.C. 50- 200 triệu.

D. 50- 250 triệu.
E. 50 -300 triệu.
30. Bệnh nhân lao nhiễm HIV thường gặp ở đối tượng:
A. Người già.
B. Phụ nữ.
C. Trẻ em.
.D. Đàn ông trẻ tuổi.
E. Thiếu niên.
31. Thuốc kháng lao Streptomycin ra đời năm 1944 do Waksman tìm ra.
.A. Đúng
B. Sai
32. Viện Chống Lao Trung ương thành lập năm 1957 do BS. Phạm ngọc Thạch làm
Viện trưởng đầu tiên.
.A. Đúng
B. Sai
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×