Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

giáo án bồi dưỡng sinh học lớp 6 tham khảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.7 KB, 141 trang )

Tuần: 1 Ngày soạn;
Tiết: 1 Ngày dạy:
MỞ ĐẦU SINH HỌC
Bài: 1
ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống
- Phân biệt vật sống và vật không sống.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh vẽ 1 vài nhóm sinh vật - Hình 2.1Sgk
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc trước bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, ổn định : Kiểm tra sỉ số lớp
2 Bài cũ :
3 Bài mới “Đặc điểm của cơ thể sống”
A. Giới thiệu bài: 2'
- Giới thiệu bài mới: Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật, cây
cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất quanh ta, chúng bao gồm các vật
không sống và vật sống.
B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống 20'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho hoc sinh kể tên 1 số:


Cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn
1 cây, con, đồ vật đại diện để quan sát.
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm và trả
lời câu hỏi:
+ Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để
sống?
+ Cái bàn có cần những điều kiện giống
con gà và cây đậu không?
+ Sau 1 thời gian chăm sóc đối tượng
nào tăng kích thước và đối tượng nào
không tăng?
- GV gọi HS trả lời.
- GV khẳng định lại ý kiến đúng.
- GV cho HS tìm thêm 1 số ví dụ về vật
sống và vật không sống.
- Gv yêu cầu Hs rút ra kết luận.
- Học sinh tìm những sinh vật gần với
đời sống như: Cây nhãn, cây cải, cây
đậu… con gà, con lợn…cái bàn, ghế…
- Chọn đại diện: con gà, cây đậu, cái bàn.
- Các nhóm thảo luận:
+ Cần thức ăn, nước uống, không
khí( oxi)
+ Không cần
+ Con gà, cây đậu lớn lên. Cái bàn không
thay đổi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của
nhóm -> nhóm khác bổ sung
- Hs trả lời: vật sống( con cá, cây mít…),
vật không sống( hòn đá….)

- Học sinh nêu kết luận
- 1 -

* Kết luận 1:
- Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống 15'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho Hs quan sát bảng Sgk
trang 6
- Giáo viên cho Hs hoạt động độc lập.
- Giáo viên kẻ bảng Sgk vào bảng phụ.
- Giáo viên yêu cầu Hs trả lời
- Giáo viên yêu cầu Hs nêu thêm ví dụ
- Giáo viên hỏi: Qua bảng trên hãy cho
biết đặc điểm của cơ thể sống?
- Hs quan sát bảng Sgk trang 6.
- HS hoàn thành bảng.
- Hs ghi kết quả vào bảng của Giáo viên,
học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ
sung.
- Hs ghi tiếp các ví dụ khác vào bảng.
- Hs trả lời: trao đổi chất với môi trường,
lớn lên và sinh sản.
- Hs đọc kết luận Sgk trang 6.
* Kết luận 2:
Đặc điểm của cơ thể sống là:
- Trao đổi chất với môi trường.
- Lớn lên, sinh sản.
4.Tổng kết đánh giá: 5'

- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
- Kiểm tra đánh giá:
Giáo viên cho Hs trả lời câu hỏi 1,2 Sgk.
5. Hướng dẫn về nhà: 3'
- Học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị giờ sau: 1 số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên.
* :






\
\
- 2 -

Tuần: 1 Ngày soạn:
Tiết: 1 Ngày dạy:
Bài: 2
NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Nêu được 1 số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt
lợi, hại của chúng.
- Biết được 4 nhóm sinh vật chính: Động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.
- Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.

3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh to về quang cảnh tự nhiên có 1 số động vật và thực vật khác nhau.
Tranh vẽ đại diện 4 nhóm sinh vật chính( Hình 2.1 Sgk)
2. Chuẩn bị của học sinh:
Tranh ảnh trong tự nhiên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, ổn định: Kiểm tra sỉ số lớp
2 Bài cũ:
3 Bài mới
A. Giới thiệu bài: 2'
- Giới thiệu bài mới: Giáo viên treo tranh, nói: " Trong tự nhiên có rất nhiều
loài sinh vật khác nhau. Sinh học là khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật trong
tự nhiên. Để biết được sự đa dạng đó chúng ta sẽ nghiên cứu bài hôm nay: Nhiệm
vụ của Sinh học".
B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Sinh vật trong tự nhiên 25'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a) Sự đa dạng của thế giới Sinh vật
- Giáo viên treo bảng phụ có bài tập
trang 7 Sgk, yêu cầu hs làm bài tập.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Qua bảng thống kê em có nhận xét gì
về thế giới sinh vật?
+ Sự phong phú về môi trường, kích
thước, khả năng di chuyển của SV nói
lên điều gì?
b) Các nhóm sinh vật:

- Giáo viên cho hs quan sát bảng thống
kê và trả lời câu hỏi:
- Học sinh lên bảng hoàn thành bảng
thống kê trang 7 Sgk và ghi tiếp 1 số cây,
con khác.
- Nhận xét theo cột dọc, bổ sung: đa
dạng, phong phú có nhiều loại khác
nhau.
- Trao đổi theo nhóm để rút ra kết luận:
Sinh vật đa dạng.
- Học sinh nghiên cứu độc lập thông tin.
- 3 -

+ Có thể chia thế giới SV làm mấy
nhóm?
+ Chia SV thành 4 nhóm dựa vào những
đặc điểm nào?
+ Chia thành 4 nhóm lớn: Vi khuẩn,
nấm, thực vật, động vật.
+ Động vật: Di chuyển; Thực vật: Có
màu xanh; Nấm: Không có màu xanh; Vi
sinh vật: Vô cùng nhỏ bé.
* Kết luận 1:
- Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú
- Sinh vạt trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn như: Vi khuẩn, nấm,
động vật, thực vật…
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của Sinh học 10'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho Hs đọc Sgk trang 8.
- Giáo viên hỏi: Nhiệm vụ của sinh học

là gì?
- Giáo viên gọi 1->3 Hs trả lời.
- Giáo viên yêu cầu 1 Hs đọc to nội
dung: Nhiệm vụ của Thực vật học cho cả
lớp nghe.
- Hs đọc thông tin tóm tắt nội dung chính
để trả lời câu hỏi.
- Hs nghe rồi bổ sung, nhắc lại phần trả
lời của bạn.
- Hs nhắc lại nội dung vừa nghe, ghi
nhớ.
* Kết luận 2:
- Nhiệm vụ của Sinh học: Nghiên cứu hình thái, cấu tạo cũng như sự đa dạng
của sinh vật nói chung và của thực vật nói riêng dể sử dụng hợp lí, phát triển và bảo
vệ chúng phục vụ đời sống con người.
- Nhiệm vụ của Thực vật học cũng như của sinh học.
4.Tổng kết đánh giá: 5'
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
- Kiểm tra đánh giá:
+ Thế giới SV rất đa dạng được thể hiện như thế nào?
+ Người ta chia SV trong tự nhiên thành mấy nhóm?Kể tên các nhóm?
+ Nêu nhiệm vụ của Sinh học và Thực vật học?
5. Hướng dẫn về nhà: 3'
- Học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị giờ sau: Ôn lại kiến thức quang học ở sách Tự nhiên xã hội. Sưu
tầm tranh ảnh về thực vật ở nhiều môi trường.
* Rút kinh
nghiêm :







- 4 -

Tuần: 1 Ngày soạn:
Tiết: 2 Ngày dạy:
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
Bài: 3
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm chung của thực vật.
- Hiểu sự đa dạng, phong phú của thực vật
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh ảnh khu rừng, vườn cây, sa mạc, hồ nước
2. Chuẩn bị của học sinh:
Tranh ảnh các loài thực vật sống trên Trái Đất
Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách "Tự nhiên xã hôi"
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, ổn định: Kiểm tra sĩ số
2 Bài cũ :
3 Bài mới

A. Giới thiệu bài:
- Kiểm tra bài cũ: Sv trong tự nhiên chia thành mấy nhóm? Kể tên? 3'
- Giới thiệu bài mới: ở bài trước chúng ta đã học về sự đa dạng của thực vật.
Vậy đặc điểm chung của thực vật là gi ? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Sự phong phú, đa dạng của Thực vật. 15'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh.
Thảo luận câu hỏi ở Sgk trang 11.
- Giáo viên quan sát các nhóm có thể nhắc nhở
hay gợi ý cho những nhóm có học lực yếu.
- Giáo viên chữa bằng cách gọi 1->3 hs đại
diện nhóm trình bày.
- Giáo viên yêu cầu hs rút ra kết luận về thực
vật.
- Học sinh quan sát hình Sgk và các
tranh ảnh mang theo. Thảo luận.
- Đưa ra ý kiến: + Thực vật sống ở mọi
nơi trên Trái Đất, sa mạc ít thực vật
còn đồng bằng phong phú hơn.
+ Cây sống trên mặt nước rễ ngắn,
thân xốp.
- Hs rút ra kết luận.
- 5 -

* Kết luận 1:
Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, chúng có nhiều dạng khác nhau, thích
nghi với môi trường sống.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của thực vật 20'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Giáo viên cho Hs làm bài tập mục
trang 11 Sgk.
- Giáo viên treo bảng phụ.
- Yêu cầu hs trả lời.
- Giáo viên đưa ra 1 số hiện tượng yêu
cầu hs nhận xét về sự hoạt động của sinh
vật:
+ Con gà, con mèo: chạy, đi
+ Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời
gian ngọn cong về chỗ sáng.
-> Từ đó rút ra đặc điểm chung của Thực
vật.
- Hs hoàn thành các nội dung
- Hs lên viết trên bảng của Giáo viên.
- Hs nhận xét:
Động vật có di chuyển còn thực vật
không di chuyển và có tính hướng sáng.
- Hs rút ra những đặc điểm chung của
thực vật
* Kết luận 2:
- Tự tổng hợp chất hữu cơ
- Phần lớn không có khả năng di chuyển
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
4.Tổng kết đánh giá: 4'
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
- Kiểm tra đánh giá:
+ Thực vật sống ở những nơi nào trên Trái Đất?
+ Đặc điểm chung của Thực vật là gì?
5. Hướng dẫn về nhà: 1'
- Học bài, làm bài tập.

- Chuẩn bị giờ sau: + Tranh cây hoa hồng, hoa cải.
+ Theo nhóm: Mẫu cây dương xỉ, cây cỏ.
* Rút kinh
nghiêm :






- 6 -

Tuần: 2 Ngày soạn:
Tiết: 3 Ngày dạy:
Bài: 4
CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA?
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa
dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản( hoa, quả)
- Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ, chăm sóc thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh vẽ phóng to hình 4.1, 4.2 Sgk
Mẫu cây cà chua, đậu có cả hoa, quả, hạt.

2. Chuẩn bị của học sinh:
Sưu tầm tranh cây dương xỉ, rau bợ…
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, ổn định: Kiểm tra sĩ số
2 Bài cũ : - Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm chung của Thực vật là gì? 4'
3 Bài mới
A. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài mới: Sgk 1'
B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa 20'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho hs quan sát các cơ quan
của cây cải.
- Giáo viên hỏi:
+ Cây cải có những loại cơ quân nào?

+ Chức năng của từng loại?
+ Rễ, thân, lá là cơ quan gì của cây?
Chức năng?
+ Hoa, quả, hạt là cơ quan gì của cây?
Chức năng?
- yêu cầu hs hoạt động nhóm hoàn thành
bảng 2 Sgk.
- yêu cầu hs lên bảng, nhóm khác nhận
- Học sinh quan sát hình 4.1 Sgk đối
chiếu với bảng 1Sgk,ghi nhớ kiến thức.
Trả lời câu hỏi:
+ 2 loại: Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan
sinh sản.
+ Là cơ quan sinh dưỡng, chức năng

nuôi dưỡng cây.
+ Là cơ quan sinh sản, chức năng: Sinh
sản để duy trì nòi giống.
- Hs quan sát tranh, hoàn thành bảng
- Hs trả lời, nhóm khăc nhận xét, bổ
- 7 -

xét, bổ sung.
- giáo viên lưu ý cho hs cây dương xỉ
không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản
đặc biệt.
- Giáo viên hỏi: Dựa vào đặc điểm có
hoa của thực vật thì có thể chia thành
mấy nhóm?
- Giáo viên kết luận lại.
sung.
- Học sinh trả lời.
- Hs nghe giảng.
- Học sinh trả lời,học sinh khác nhận xét,
bổ sung.
-Học sinh nghe giảng, lưu ý kết luận.
* Kết luận 1:
Thực vật có hai nhóm: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
- Thực vật có hoa: là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt
- Thực vật không có hoa: cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt
Thực vạt có hoa gồm 2 loại cơ quan.
- Cơ quan sinh dưỡng: Rê, thân, lá có chức năng nuôi dưỡng cây
- Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển
nòi giống.
Hoạt động 2: Cây một năm và cây lâu năm 15'

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên viết lên bảng 1 số cây như:
+ Cây lúa, cây ngô, mướp -> gọi là cây 1
năm.
+ Cây hồng xiêm, mít, vải -> gọi là cây
lâu năm.
- Giáo viên hỏi: Tại sao người ta lại nói
như vậy?
Thực vật đó ra hoa, kết quả bao nhiêu
lần trong vòng đời?
- Giáo viên yêu cầu hs trả lời, rút ra kết
luận.
- Hs thảo luận theo nhóm
- Có thể là: Lúa sống ít thời gian, thu
hoạch cả cây.
Các cây to cho nhiều quả
- Hs thảo luận
- Hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs rút ra kết luận về cây 1 năm và cây
lâu năm.
* Kết luận 2:
Cây 1 năm ra hoa, kết quả 1 lần trong vòng đời.
Cây lâu năm ra hoa, kết quả nhiều lần trong vòng đời.
4.Tổng kết đánh giá: 3'
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
- Kiểm tra đánh giá:
Hs trả lời câu hỏi 1,2,3 Sgk
5. Hướng dẫn về nhà: 2'
- Học bài, làm bài tập. Đọc mục " Em có biết"
- Chuẩn bị giờ sau: Chuẩn bị 1 số rêu tường.

* Rút kinh
nghiêm :






- 8 -

Tuần: 2 Ngày soạn:
Tiết: 4 Ngày dạy:
CHƯƠNG I : TÊ BÀO THƯC VÂT
Bài: 5
KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
Nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
Biết cách sử dụng kinh lúp và kính hiển vi.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng thực hành.
3. Thái độ:
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp và kính hiển vi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Kính lúp cầm tay, kính hiển vi.
Mẫu: 1 vài bông hoa, rễ nhỏ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
1 đám rêu, rễ hành.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, ổn định: - Kiểm tra sĩ số
2 Bài cũ : - Kiểm tra bài cũ: Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm. 3'
3 Bài mới
A. Giới thiệu bài:
-Muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp và kính hiển vi. 2'
B. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng. 20'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a) Tìm hiểu cấu tạo kính lúp
- Gviên yêu cầu hsinh đọc thông tín Sgk
và cho biết kính lúp có cấu tạo ntn?
b) Cách sử dụng kính lúp cầm tay:
- Gviên yêu cầu hs đọc Sgk, quan sát
hình 5.2 Sgk.
c) Tập quan sát mẫu bằng kính kúp
- Gviên qsát, kiểm tra tư thể đặt kính lúp
của hs.
- Học sinh đọc thông tin
- Hsinh trả lời, ghi nhớ cấu tạo kính lúp.
- Hs trả lời cấu tạo của kính lúp
- Học sinh đọc Sgk
- Hs sử dụng và trình bày cách sử dụng
kính lúp.
- Hsinh quan sát cây rêu và vẽ vào giấy.
* Kết luận 1:
Cấu tạo kính lúp: Kính lúp gồm 2 phần
- Tay cầm bằng kim loại( nhựa)
- Tấm kính trong, lồi 2 mặt có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 - 20
lần.

- Để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
Hoạt động 2: Kính hiển vi và cách sử dụng 15'
- 9 -

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a) Cấu tạo kính hiển vi:
- Gviên yêu cầu hs hoạt động nhóm
nghiên cứu cấu tạo kính hiển vi.
- Gviên gọi đại diện lên trình bày.
b) Cách sử dụng:
- Giáo viên nêu cách sử dụng và làm
thao tác sử dụng kính để cả lớp cùng
theo dõi.
- Học sinh hoạt động nhóm thảo luận về
cấu tạo kính hiển vi.
- Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm
khác bổ sung.
- Học sinh thao tác theo.
* Kết luận 2:
Kính hiển vi có 3 phần chính:
- Chân kính
- Thân kính
- Bàn kính
Cách sử dụng:
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính
- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng
- Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.
4.Tổng kết đánh giá: 3'
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
- Kiểm tra đánh giá:

Trình bày cấu tạo, cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi.
5. Hướng dẫn về nhà: 2'
- Học bài, làm bài tập. Đọc mục " Em có biết"
- Chuẩn bị giờ sau: Mỗi nhóm mang 1 củ hành tây, 1 quả cà chua chín.
* Rút kinh
nghiêm :







- 10 -

Ngày soạn:
Ngày dạy :
Bài: 6
QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT
A. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật( tế bào vẩy hành hoặc tế bào thịt quả
cà chua chín).
2. Kỹ năng:
- Có kỹ nâng sử dụng kính hiển vi.
- Tập vẽ hình quan sát được trên kính hiển vi.
3. Thái độ:
- Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ.
- Trung thực, chỉ vẽ những hình quan sát được.

C. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Biểu bì vẩy hành và thịt quả cà chua chín.
- Tranh phóng to củ hành và tế bào vẩy hành, quả cà chua chín và tế bào thịt
quả cà chua.
- Kính hiển vi.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Học lại bài kính hiển vi.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1, Kiểm tra
2 Giới thiệu bài: 5'
-Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo, chức năng, cách sử dụng kính hiển vi.
- Giới thiệu bài mới: Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
Giáo viên yêu cầu làm tiêu bản tế bào cà chua hoặc vảy hành.
Vẽ lại hình khi quan sát.
Giáo viên phát dụng cụ.
Giáo viên phân công: 1 số nhóm làm tiêu bản tế bào vẩy hành, 1 số nhóm
làm tiêu bản tế bào thịt cà chua.
3, Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi 20'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc cách
tiến hành lấy mẫu và quan sát mãu trên
kính.
- Gv làm mẫu tiêu bản đó để hs cùng
quan sát.
- Gv đi tới các nhóm giúp đỡ, nhắc nhở,
giải đáp thắc mắc của hs.
- Học sinh quan sát H.6.1 Sgk
- Đọc và nhắc lại các thao tác.

- Chọn 1 người chuẩn bị kính, còn lại
chuẩn bị tiêu bản như hướng dẫn.
- Tiến hành làm chú ý: ở tế bào vẩy hành
cần lấy 1 lớp thật mỏng trải phẳng không
bị gập, ở tế bào thịt quả cà chua chỉ lấy 1
lớp mỏng.
- 11 -

Hoạt động 2: Vẽ hình đã quan sát được dưới kính 15'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên treo tranh phóng to giới
thiệu:
+ Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành.
+ Quả cà chua và tế bào thịt quả cà
chua.
- Giáo viên hướng dẫn hs cách vừa quan
sát, vừa vẽ hình.
- Nếu còn thời gian Gv cho hs đổi tiêu
bản của nhóm này cho nhóm khác để có
thể quan sát được cả 2 tiêu bản.
- Học sinh quan sát tranh,nghe giáo viên
giảng.
- Hs đối chiếu tranh với hình vẽ của
nhóm mình, phân biệt vách ngăn tế bào.
- Học sinh vẽ hình vào vở.
- Hs đổi tiêu bản, quan sát.
4.Củng cố 3'
- Học sinh tự nhận xét trong nhóm về thao tác làm tiêu bản, sử dụng kính
hiển vi, kết quả.
- Kiểm tra đánh giá:

Giáo viên đánh giá chung buổi thực hành.
Cho điểm các nhóm làm tốt, nhắc nhở nhóm nào chưa tích cực.
Phần cuối: Lau kính xếp lại vào hộp
Vệ sinh lớp học.
5. Hướng dẫn về nhà: 2'
- Học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị giờ sau: Chuẩn bị 1 số tranh ảnh về hình dạng các tế bào thực vật.
Ngày soạn : 11/9/2014
Ngày dạy :16/9/2014
Tiết 6 CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào
Những thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào
Khái niệm về mô
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ.
- 12 -

Nhận biết kiến thức.
3. Thái độ:
Yêu thích môn học.
B. TRỌNG TÂM
-Cấu tạo tế bào. Khái niệm mô
C. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh phóng to hình 7.1 - 7.5Sgk
2. Chuẩn bị của học sinh:
Sưu tầm tranh ảnh về tế bào thực vật
D. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1 Kiểmr tra:
- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên cho hs nhắc lại đặc điểm tế bào biểu bì vẩy hành 2'
2. Giới thiệu bài:
3 bài mới
:
Hoạt động 1: Hình dạng và kích thước của tế bào 10'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a) Tìm hiểu hình dạng của tế bào
- Gviên yêu cầu hsinh đọc thông tín Sgk mục 1
trả lời câu hỏi:
+ Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo
rễ, thân, lá?
- Gv lưu ý có thể hs nói là 1 ô nhỏ, giáo viên
chỉnh mỗi ô nhỏ đó là 1 tế bào.
- Gv cho hs quan sát lại hình Sgk + tranh ->
nhận xét về hình dạng của tế bào.
- Gv hỏi: Trong cùng 1 cơ quan tế bào có
giống nhau không?
b) Tìm hiểu kích thước tế bào:
- Gv yêu cầu hs nghiên cứu Sgk rút ra nhận xét
về kích thước tế bào.
- Gv thông báo thêm số tế bào có kích thước
nhỏ (mô phân sinh ngọn), tế bào sợi gai dài…
- Gv yêu cầu hs rút ra kết luận.
- Học sinh quan sát hình 7.1 - 7.3Sgk
t23 trả lời câu hỏi
- Hs thấy được điểm giống nhau đó là
cấu tạo bằng nhiều tế bào.
- Hs nghe giảng, lưu ý
- Hs quan sát tranh đưa ra nhận xét:

tế bào có nhiều hình dạng.
- Trả lời: Giống nhau.
- Hsinh đọc thông tin và xem bảng
kích thước tế bào ở Sgk T24 tự rút ra
nhận xét.
- Hs trình bày, hs khác nhận xét, bổ
sung.
- Kích thước của tế bào khác nhau.
* Kết luận 1:
Cơ thể thực vật được cấu tạo bằng tế bào.
Các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.
Hoạt động 2: Cấu tạo tế bào 15'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- 13 -

- Giáo viên yêu cầu hs nghiên cứu độc
lập nội dung SgkT24.
- Gv treo tranh câm: Sơ đồ cấu tạo tế bào
thực vật.
- Gọi hs lên chỉ các bộ phận của tế bào
trên tranh.
- Gv nhận xét có thể cho điểm.
- Gv mở rộng: lục lạp trong chất tế bào
có chứa hầu hết cây có màu xanh và góp
phần vào quá trình quang hợp.
- Gv tóm tắt,hỏi: Vậy cấu tạo tế bào thực
vật gồm những thành phần nào?
- Học sinh đọc thông tin Sgk kết hợp
quan sát hình 7.4sgk
- Xác định được các bộ phận của tế bào

rồi ghi nhớ.
- Hs lên chỉ tranh và nêu chức năng từng
bộ phận.
Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs nghe giảng, lưu ý
- Hs trả lời: Vách tế bào, màng sinh chất,
chất tế bào, nhân.
* Kết luận 2:
Tế bào gồm: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
Hoạt động 3: Mô 5'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên treo tranh các loại mô yêu cầu hs
quan sát, Gv hỏi:
+ Nhận xét cấu tạo, hình dạng các tế bào của
cùng 1 loại mô, của các loại mô khác nhau?
- Yêu cầu hs rút ra kết luận: Mô là gì?
- Gv bổ sung thêm vào kết luận của hs: Chức
năng của các tế bào trong 1 mô nhất là mô
phân sinh làm cho các cơ quan của thực vật
lớn lên.
- Học sinh quan sát tranh, trao đổi
nhanh trong nhóm đưa ra nhận xét
ngắn gọn.
- Hs trình bày, nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
- Hs nghe giảng
* Kết luận 3:
Mô gồm 1 nhóm tế bào giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng.
4.Củng cố 5'
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.

- Kiểm tra đánh giá:
Hs trả lời câu hỏi 1,2,3 Sgk
Hs giải ô chữ nhanh.
5. Hướng dẫn về nhà: 1'
- Học bài, làm bài tập. Đọc mục " Em có
biết" :




- 14 -

Ngày soạn :15/9/2014
Ngày dạy :20/9/2014
Tiết 7 SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
A. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
Trả lời được câu hỏi: Tế bào lớn lên, phân chia như thế nào?
Hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào ở thực vật. Chỉ có
những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ tìm tòi kiến thức.
3. Thái độ:
Yêu thích môn học.
B. TRỌNG TÂM
-Sự lớn lên và phân chia cuả tế bào.Ý nghĩa của quá trình đó
C. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh phóng to H8.1,2 Sgk

2. Chuẩn bị của học sinh:
Ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh.
D. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo tế bào? 3'
2 Giới thiệu bài mới: Sgk 2'
3.bài mới
Hoạt động 1: Sự lớn lên của tế bào 20'
- Mục tiêu:
Học sinh thấy được tế bào lớn lên nhờ trao đổi chất.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên treo tranh yêu cầu học sinh
hoạt động nhóm, nghiên cứu Sgk, trả lời
câu hỏi:
+ Tế bào lớn lên như thế nào?
+ Nhờ đâu tế bào lớn lên được?
- Gv gợi ý:
+ Tế bào trưởng thành là tế bào không lớn
thêm được nữa và có khả năng sinh sản.
+ Khi tế bào lớn bộ phận nào tăng kích
thước, bộ phận nào nhiều lên?
+ Màu vàng chỉ không bào.
- Gv yêu cầu HS trả lời, rút ra kết luận.
- Học sinh đọc thông tin, kết hợp quan
sát hình, trao đổi nhóm.
- Hs trả lời:
Tế bào tăng kích thước, vách tế bào
lớn lên, chất tế bào nhiều lên, không
bào to ra.
Tế bào lớn lên nhờ trao đổi chất.
- hs lưu ý gợi ý của giáo viên để trả

lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
- Hs rút ra kết luận.
* Kết luận 1:
Tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần thành tế bào trưởng thành nhờ quá
trình trao đổi chất.
- 15 -

Hoạt động 2: Sự phân chia tế bào 15'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Gviên yêu cầu hs nghiên cứu Sgk theo
nhóm.
- Gv viết sơ đồ trình bày mối quan hệ
giữa sự lớn lên và phân chia tế bào:
Lớn dần
+ Tế bào non > tế bào trưởng
phân chia
thành > tế bào non mới.
- Gv yêu cầu thảo luận nhóm trả lời câu
hỏi Sgk.
- Gv gợi ý sự lớn lên của các cơ quan
của thực vật do hai quá trình:
+ Phân chia tế bào
+ Sự lớn lên của tế bào.
- Gv tổng kết nội dung
- Gv đưa câu hỏi: Sự lớn lên và phân
chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với
thực vật?
- Học sinh đọc thông tin sgk, quan sát

hình để nắm được sự phân chia của tế
bào.
- Hs theo dõi sơ đồ và nghe giảng.
- Hs thảo luận, trả lời:
+Quá trình phân chia:Sgk
+Tế bào ở mô phân sinh có khả năng
phân chia.
+ Các cơ quan của thực vật lớn lên nhờ
tế bào phân chia.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ
sung.
- Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp
thực vật lớn lên( Sinh trưởng và phát
triển)
* Kết luận 2:
Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp thực vật lớn lên( Sinh trưởng và phát
triển)
4.Củng cố 3'
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
- Kiểm tra đánh giá:
Học sinh trả lời câu hỏi Sgk
5. Hướng dẫn về nhà: 2'
- Học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị giờ sau: Mỗi nhóm mang 1 số cây có rễ rửa sạch: Cây rau cải,
cam, nhãn, rau dền, hành, cỏ
:







- 16 -

Chương II: Rễ
Ngày soạn :18/9/2014
Ngày dạy : 23/9/2014
Tiết 8 Các loại rễ, các miền của rễ
A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
Nhận biết và phân biệt được 2 loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm.
Phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
B. TRỌNG TÂM
-Phân biệt các loại rễ. cấu tạo và chức năng từng miền
C. Đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
1 số cây có rễ: cây rau cải, cây nhãn, cây rau dền, cây hành…
Tranh phóng to H9.1, 9.2,9.3Sgk
Miếng bìa ghi sẵn các miền của rễ, các chức năng của rễ, phiếu học tập mẫu.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Cây có rễ: cây rau cải, cây mít, cây hành, cỏ dại, đậu.
D. Hoạt động dạy và học:
7'
1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày quá trình phân chia tế bào?
Nêu ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào
2.Giới thiệu bài mới: Sgk

3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Các loại rễ 17'
- Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu các loại rễ và nhận biết các rễ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- 17 -

- Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu
học sinh hoạt động nhóm, đặt rễ cây lên
bàn, chia rễ cây thành 2 nhóm, hoàn
thành bài tập 1 trong phiếu.
- Gv quan sát, giúp đỡ nhóm hs học lực
trung bình và yếu.
- Gv hướng dẫn ghi phiếu học tập( chưa
chữa bài tập 1).
- Gv yêu cầu hs tiếp tục làm bài tập 2,
treo tranh câm H.9.1( sgk tr.29) để hs
quan sát.
- Gv yêu cầu hs dọc btập 2 đã làm cho hs
khác nhận xét, bổ sung của các nhóm.Gv
chữa, chọn 1 nhóm hoàn chỉnh để nhắc
lại cho cả lớp.
- Gv cho các nhóm đối chiếu các đặc
điểm của rễ với tên cây trong nhóm A, B
của bt 1 đã phù hợp chưa?Nêu chưa thì
chuyển các cây của nhóm cho đúng.
- Gv yêu cầu hs làm bt3, gv gợi ý dựa
vào đặc điểm rễ có thể gọi tên rễ( nêu
học sinh gọi nhóm A là rễ thẳng thì gv
chỉnh lại là rễ cọc)

- Gv hỏi: Đặc điểm của rễ cọc và rễ
chùm?
- G v yêu cầu hs làm nhanh bt số 2 trang
29.
* Nhận biết các loại rễ:
G v cho hs xem rễ cây rau dền và cây
nhãn yêu cầu hs hoàn thành 2 câu hỏi.
- Gv cho hs theo dõi đáp án để hs sửa
chỗ sai. Gv có thể cho điểm nhóm nào
học tốt hay nhóm trung bình có tiến bộ
để khuyến khích.
- Học sinh nhận phiếu học tập.
- Hs đặt tất cả cây có rễ của nhóm lên
bàn.
- Hs kiểm tra, quan sát thật kỹ, tìm
những rễ giống nhau đặt vào 1 nhóm.
- Hs nghe gv hướng dẫn, thống nhất tên
cây của từng nhóm, ghi phiếu học tập ở
bt 1.
- Bt2: hs quan sát kĩ rễ của các cây ở
nhóm A chú ý kích thước các rễ, cách
mọc trong đất, kết hợp với tranh( có 1 rễ
to, nhiều rễ nhỏ) -> ghi lại phiếu tương
tự như thế với rễ cây ở nhóm B.
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày, nhóm
khác nghe, bổ sung.
- Hs đối chiếu với kết quả đúng để sửa
chữa nếu cần.
- Hs làm bt3-> từng nhóm trình bày,
nhóm khác nhận xét, thống nhất tên của

rễ cây ở 2 nhóm là rễ cọc và rễ chùm.
- Hs đọc to phiếu đã chữa của nhóm cho
cả lớp nghe.
- Hs trả lời, làm bt, hs khác nhận xét, bổ
sung.
- Hs hoạt động cá nhân: qs rễ cây của
Giáo viên, kết hợp với hình 9.2 Sgk
trang 30, hoàn thành 2 câu hỏi ở dưới
hình.
- Hs tự đánh giá câu trả lời của mình.
- Qsát đáp án trên bảng để sửa chữa
(nếu cần)
* Kết luận 1:
Nội dung trong phiếu học tập:
Bài tập Nhóm A B
1 Tên cây - Cây rau cải, cây mít, cây đậu - Cây hành, cỏ dại, cây
ngô.
2 Đặc điểm
chung
- Có 1 rễ cái to, khoẻ, đâm
thẳng, nhiều rễ con mọc xiên,
từ rễ con mọc nhiều rễ nhỏ hơn.
- Gồm nhiều rễ to, dài
gần bằng nhau, mọc toả
từ gốc thân thành
chùm.
3 Đặt tên rễ Rễ cọc Rễ chùm
Hoạt động 2: Các miền của rễ 15'
- Mục tiêu: Hs nắm được 4 miền chính của rễ và chức năng của các miền đó.
- Cách tiến hành:

- 18 -

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Gviên cho hs tự nghiên cứu Sgk trang
30
+ Vấn đề 1: Xác định các miền của rễ.
Giáo viên treo tranh câm các miền của
rễ, đặt các miếng bìa ghi sẵn các miền
của rễ trên bàn-> hs chọn và gắn vào
tranh.
- Gv hỏi: Rễ có mấy miền?Kể tên.
- Gv cho hs ghi.
+ Vấn đề 2: Tìm hiểu chức năng các
miền của rễ.
- Gv hỏi: Chức năng chính các miền của
rễ?
- Học sinh làm việc độc lập, đọc nội
dung trong khung kết hợp với quan sát
tranh và chú thích -> ghi nhớ.
- Hs lên bảng dùng các miếng bìa viết
sẵn gắn lên tranh câm->xác định được
các miền.
- Hs khác theo dõi, nhận xét, sửa lỗi( nếu
có)
- Hs trả lời câu hỏi, cả lớp ghi nhớ 4
miền của rễ.
- 1 hs lên gắn các miếng bìa viết sẵn
chức năng vào các miền cho phù hợp.
- Hs khác theo dõi, nhận xét.
- Hs trả lời câu hỏi.

* Kết luận 2:
Rễ có 4 miền chính: Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền
chóp rễ.
4.Củng cố 5'
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
- Kiểm tra đánh giá:
Kể tên 10 cây có rễ cọc, 10 cây có rễ chùm?
Đánh dấu X vào ô trống cho câu trả lời đúng:
Trong các miền sau đây của rễ, miền nào có chức năng dẫn truyền:
a) Miền sinh trưởng.
b) Miền hút
c) Miền trưởng thành
d) Miền chóp rễ.
V. Hướng dẫn về nhà: 1'
- Học bài, làm bài tập.
:







\
\
- 19 -

Ngày soạn :23/9/2014
Ngày dạy :27/9/2014
Tiết 9 Cấu tạo miền hút của rễ


A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
HIểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.
Bằng quan sát nhận xét thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp
với chức năng.
Biết sử dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng thực tế có liến
quan đến rễ cây.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng quan sát tranh, mẫu.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ cây.
B. Trọng tâm
Cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ
C. Đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh phóng to H10.1, 10.2, 7.4 Sgk
Phóng to bảng cấu tạo chức năng miền hút các miếng bìa ghi sẵn.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Ôn lại kiến thức về cấu tạo, chức năng các miền của rễ, lông hút, biểu bì, thịt
vỏ.
D. Hoạt động dạy và học:
1 Kiểm tra : Nêu cấu tạo và chức năng các của các miền của rễ? 7
2 Giới thiệu bài mới: Sgk
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ: 15'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- 20 -

- Giáo viên treo tranh phóng to H10.1 và 10.2 Sgk

giới thiệu:
+ Lát cắt ngang qua miền hút và tế bào lông hút.
+ Miền hút gồm 2 phần vỏ và trụ giữa.
- Gv yêu cầu hs nhắc lại
- Gv ghi sơ đồ lên bảng cho hs điền các bộ phận:
Các bộ
phận
của
miền
hút
Giáo
viên ghi
Biểu bì
Vỏ
Thịt vỏ
Mạch rây
Bó mạch
Trụ giữa
Mạch gỗ
Ruột
Hs ghi
- Hỏi: Vì sao mỗi lông hút là 1 tế bào?
-Giáo viên nhận xét và cho điểm hs trả lời đúng.
- Học sinh theo dõi tranh trên
bảng ghi nhớ được 2 phần vỏ
và trụ giữa
- hs xem chú thích của hình
10.1, sgk tr.32 ->ghi ra giấy
các bộ phận của phần vỏ và trụ
giữa.

- 1->2 hs nhắc lại cấu tạo của
phần vỏ và trụ giữa.
hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs lên bảng điền nốt vào sơ
đồ của giáo viên, hs khác bổ
sung.
- Hs đọc nội dung ở cột 2 của
bảng "Cấu tạo chức năng của
miền hút" ghi nhớ nội dung cấu
tạo của biểu bì, thịt vỏ, mạch
rây, mạch gỗ, ruột.
- 1 hs đọc lại nội dung trên để
cả lớp cùng nghe.
- Hs chú ý cấu tạo của lông hút
có vách tế bào, màng tế bào,
chất tế bào, nhân… để trả lời
lông hút là tế bào.
* Kết luận 1:
Miền hút của rễ gồm 2 phần: Vỏ và trụ giữa
- 21 -

Các bộ
phận của
miền hút
Biểu bì
Vỏ
Thịt vỏ
Mạch rây
Bó mạch
Trụ giữa Mạch gỗ

Ruột
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của miền hút 20'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Gviên cho hs nghiên cứu Sgk trang 32 -
Bảng " Cấu tạo và chức năng của miền
hút", qsát H.7.4
- Cho hs thảo luận theo 3 vấn đề:
+ Cấu tạo miền hút phù hợp với chức
năng thể hiện như thế nào?
+ Lông hút có tồn tại mãi không?
+ Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa
tế bào thực vật với tế bào lông hút?
- Giáo viên gợi ý: Tế bào lông hút có
không bào lớn, kéo dài để tìm nguồn
thức ăn.
- Giáo viên nghe, nhận xét phần trả lời
của nhóm-> cho điểm nhóm nào trả lời
đúng,động viên nhóm khác cố gắng.
- Giáo viên đưa câu hỏi: Trên thực tế
nhiều bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng,
nhiều rễ con, hãy giải thích?
- Giáo viên củng cố bài bằng cách như
sách hướng dẫn.
- Học sinh đọc cột 3 trong bảng kết hợp
với hình10.1 và cột 2 -> ghi nhớ nội
dung.
- Thảo luận đưa ra được ý kiến:
+ Phù hợp cấu tạo chức năng: Biểu bì:
Các tế bào xếp sát nhau -> Bảo vệ Lông
hút: là tế bào biểu bì kéo dài ra….

+ Lông hút không tồn tại mãi, già sẽ
rụng.
+ Tế bào lông hút không có diệp lục.
- Đại diện của 1 -2 nhóm trình bày,
nhóm khác nhận xét ->bổ sung.
- Hs dựa vào cấu tạo miền hút, chức
năng của lông hút trả lời.
* Kết luận 2:
Bảng: Cấu tạo và chức năng của miền hút
4.Củng cố
2'
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
- Kiểm tra đánh giá:
Học sinh trả lời câu hỏi Sgk
5 Hướng dẫn về nhà:
1'
- Học bài, làm bài tập. Đọc mục " Em có biết"
- Chuẩn bị giờ sau: Theo Sgk hướng dẫn.
:







- 22 -


Ngày soạn: 25/9/2014

Ngày dạy :30/9/2014

Tiết 10 Sự hút nước và muối khoáng của rễ
A Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
Biết quan sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của
nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây.
Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.
Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều
kiện nào?
Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu
của Sgk đề ra.
2. Kỹ năng: Thao tác, bước tiến hành thí nghiệm.
Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng
trong thiên nhiên.
3. Thái độ:
Yêu thich môn học
B. Trọng tâm
- Vai trò của nước và muối khoáng với cây
- Con đường hút nước và muối khoáng của rễ
C. Đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh phóng to H.11.1,11.2 Sgk
2. Chuẩn bị của học sinh:
Kết quả các mẫu thí nghiệm ở nhà.
D. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo, chức năng các bộ phận của miền hút?
2.Giới thiệu bài mới: Sgk
3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của cây 17'

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Thí nghiệm 1:
- Giáo viên cho hs nghiên cứu Sgk.
Thảo luận theo 2 câu hỏi thứ nhất.
- Giáo viên bao quát lớp, nhắc nhở các nhóm,
hướng dẫn động viên nhóm hs yếu.
- Sau khi hs đã trình bày kết quả-> giáo viên
thông báo kết quả đúng để cả lớp nghe và bổ
sung kết quả của nhóm nếu cần.
* Thí nghiệm 2:
- Giáo viên cho các nhóm báo cáo kết quả thí
nghiệm cân rau quả ở nhà.
- giáo viên cho hs nghiên cứu Sgk.
-Giáo viên lưu ý khi hs kể tên cây cần nhiều
- Học sinh hoạt động nhóm
- Từng cá nhân trong nhóm đọc thí
nghiệm sgk chú ý tới: Điều kiện thí
nghiệm, tiến hành thí nghiệm.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến,
ghi lại nội dung cần đạt được:cây cần
nước như thế nào và dự đoán cây chậu
B sẽ héo dần vì thiếu nước.
- Đại diện của 1-2 nhóm trình bày kết
quả, nhóm khác bổ sung.
- Các nhóm báo cáo, đưa ra nhận xét
chung về khối lượng rau quả sau khi
phơi khô là bị giảm.
- 23 -

nước và ít nước tránh nhầm cây ở nước cần

nhiều nước, cây ở cạn cần ít nước.
- Yêu cầu hs rút ra kết luận.
- Hs đọc thông tin Sgk, thảo luận theo 2
câu hỏi trong sách.
- Hs đưa được ý kiến: Nước cần cho
cây, từng loại cây, từng giai đoạn cây
cần lượng nước khác nhau.
- Hs trình bày ý kiến kết luận.
* Kết luận 1:
Nước rất cần cho cây, nhưng cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại
cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu muối khoáng của cây 17'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Thí nghiệm 3: Giáo viên treo tranh H.11.1,
cho hs đọc TN 3 Sgk35.
- Gv hướng dẫn hs thiết kế TN theo nhóm,
TN gồm các bước:
+ Mục đích thí nghiệm
+ Đối tượng thí nghiệm.
+ Tiến hành: Điều kiện và kết quả.
- Gv nhận xét,bổ sung vì đây là TN đầu tiên
các em tập thiết kế.
- Gv cho hs đọc Sgk trả lời câu hỏi trong
sách.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm hs có câu trả
lời đúng.
- Học sinh đọc Sgk kết hợp quan sát tranh
và bảng số liệu ở sgk36, trả lời câu hỏi sau
thí nghiệm 3.
- Mục đích thí nghiệm: Xem nhu cầu muối

đạm của cây.
- hs trong nhóm sẽ thiết kế thí nghiệm của
mình theo hướng dẫn của gv.
- 1,2 nhóm trình bày thí nghiệm.
- Hs đọc sgk trả lời câu hỏi ghi vào vở.
- 1 vài hs đọc câu trả lời.
* Kết luận 2:
Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hoà tan trong đất. Cây cần 3 loại muối
khoáng: Đạm, lân, kali.
4. củng cố 3'
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
- Kiểm tra đánh giá: Học sinh trả lời câu hỏi Sgk
5. Hướng dẫn về nhà: 1'
- Học bài, làm bài tập. Đọc mục " Em có biết"
- Chuẩn bị giờ sau: Xem lại bài: "Cấu tạo miền hút của rễ.
:







\
- 24 -


Ngày soạn :30/9/2014
Ngày dạy : 4/10/2014


Tiết 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ (tiếp)
A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh cần đạt được mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.
Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng.
2. Kỹ năng:
Nghiên cứu thông tin, tìm tòi kiến thức mới.
3. Thái độ:
Yêu thich cây cối.
B. Trọng tâm
-Xác định con đường hút nước muối khoáng hòa tan. Các điều kiện ảnh bên
ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước muối khoáng

C. Đồ dùng dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Tranh phóng to H11.2 Sgk
2. Chuẩn bị của học sinh:
Ôn lại bài :"Cấu tạo miền hút của rễ"
D. Hoạt động dạy và học:
1.Kiểm tra: Cho biết cây cần nước và muối khoáng ntn?
2. Giới thiệu bài mới: Giáo viên cho hs nhắc lại phần kết luận cuối bài trước -> vào
bài mới.

3. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường rễ cây hút nước và muối khoáng 15'
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- 25 -

×