Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Khóa luận phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và thực tiễn áp dụng trong hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh thanh xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.1 KB, 3 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG
THỨC
THANH
TOÁN TÍN
DỤNG
CHỨNG TỪ VÀ THựC
TIỄN ÁP DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH THANH XUÂN.
Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện Msv Lớp
Ths. Nguyễn Thu Hằng. LÊ Hoàng.
0851010088
Anh 17- KTĐN- K47.
Hà Nội, tháng 8 năm 2012.


Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 3
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 3
LỜI MỞ ĐẦU
Đồng hành cùng xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt
động kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng mở
rộng. Sự giao lưu buôn bán hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau với khối
lượng ngày một lớn đòi hỏi thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu phải nhanh
chóng thuận tiện nhất cho các bên. Góp phần vào sự phát triển đó là sự đóng
góp không nhỏ của ngành ngân hàng. Các ngân hàng thương mại (NHTM)
đóng vai trò cầu nối quan trọng trong thanh toán xuất nhập khẩu, trong việc thu
hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho các


đối tác nước ngoài góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại.
Trong những năm qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) nói chung và Chi nhánh Thanh Xuân- Hà Nội nói riêng đã
không ngừng đổi mới và nâng cao các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục
vụ tốt cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu
của họ. Cùng với chính sách kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, thông thoáng
của Chính phủ, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Do đó, các hình
thức thanh toán quốc tế ngày càng được phát triển và hoàn thiện.
Là một phương thức thanh toán phổ biến, phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ có nhiều ưu điểm hơn các phương thức khác. Tuy nhiên trong
quá trình tham gia thương mại quốc tế, chúng ta chưa đáp ứng được các yêu
cầu đòi hỏi phức tạp về nghiệp vụ, vì thế ưên thực tế hiệu quả sử dụng của
phương thức này còn thấp và bị nhiều hạn chế. Nhận ra tầm quan trọng của vấn
đề nên em muốn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ và thực tiễn áp dụng trong hoạt động thanh toán hàng hóa xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Thanh
Xuân”.
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 4
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 4
1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ trong hoạt
động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietcombank- Chi nhánh Thanh Xuân
trong giai đoạn 2009 đến nay, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả trong thanh toán xuất nhập khẩu tại Chi nhánh trong những năm tiếp
theo.
1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hỏa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng chứng từ trong
thanh toán quốc tế đồng thời luận giải sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả
phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu ở chi nhánh

ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Thanh Xuân.
Tập trung phân tích thực trạng thanh toán xuất nhập khẩu theo phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2009
đến nay.
Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả của phương thức
thanh toán tại Vietcombank Thanh Xuân. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị
đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan, với Ngân hàng nhà nước Việt
Nam và với Vietcombank Việt Nam (VCB Việt Nam).
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán tín dụng chứng
từ trong hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
Vietcombank- Chi nhánh Thanh Xuân.
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 5
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 5
2.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu
bằng tín dụng chứng từ của VCB Thanh Xuân trong giai đoạn từ 2009 đến nay.
3. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chính của khóa luận gồm có 3
chương:
Chương 1: Lý luận chung về thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán túi
dụng chứng từ
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 6
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 6
.Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Vietcombank-
Chi nhánh Thanh Xuân.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng Viecombank Thanh Xuân.

Với thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế, bài viết sẽ không
tránh khỏi những sai sót, đôi chỗ còn lúng túng trong diễn đạt, em rất mong các
thầy cô xem xét, chỉ bảo.
Em cũng xin gửi lời cám ơn tới Ths. Nguyễn Thu Hằng đã hướng dẫn em
đợt thực tập này.
Cám ơn Phòng thanh toán quốc tế và kinh doanh dịch vụ ngân hàng
Vietcombank Thanh Xuân đã hỗ trợ em trong quá trình thực tập để bài viết
được tốt hơn.
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page s
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page s
Và sau đây sẽ là nội dung của chuyên đề.NỘI DUNG
CHƯƠNG1
LÝ LUẬN CHUNG VÈ THANH TOÁN QUÓC TẾ VÀ PHƯƠNG
THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.
1. Khái quát chung về thanh toán quốc tế.
1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế.
“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên
cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tố chức hay cá nhân nước
này với tố chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tố chức
quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên
quan”.
1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế.
1.2.1. Đổi với nền kinh tế.
a. Thanh toán quốc tế là đòi hỏi tất yếu khách quan trong phát triển kinh
tế.
b. Thanh toán quốc tế là một công cụ quan trọng trong hoạt động xuất
nhập khẩu, là cầu nối quan ừọng giữa người mua và người bán, là một mắt xích
không thể thiếu trong lưu thông hàng hoá.
c. Thanh toán quốc tế là thước đo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả kinh doanh.

d. Thanh toán quốc tế trên phương diện quản lý nhà nước.
1.2.2. Đổi với Ngân hàng.
Thanh toán quốc tế tạo môi trường ứng dụng công nghệ ngân hàng: Hệ
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 8
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 8
thống ngân hàng của mỗi nước dù đã hay đang phát triển đều hết sức quan tâm
đến hoạt động thanh toán quốc tế. Tiêu chí hoạt động thanh toán là nhanh
chóng, kịp thời, an toàn và chính xác. Do đó các công nghệ tiên tiến của ngành
ngân hàng đều được ứng dụng nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn các tiêu chí
này.
Thanh toán quốc tế đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng trên cơ sở thu phí
dịch vụ thanh toán quốc tế. Đối với các ngân hàng thương mại hiện đại, tỷ trọng
lợi nhuận thu được từ hoạt động dịch vụ - là hoạt động tương đối an toàn -
ngày càng cao so với lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng- là nghiệp vụ
truyền thống nhưng chứa đựng đầy rủi ro.
Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại. Thông qua hoạt
động ngân hàng, thực hiện thanh toán quốc tế sẽ có được những quan hệ đại lý
với Ngân hàng và đối tác nước ngoài. Với thời gian hoạt động càng lâu, mối
quan hệ này ngày càng mở rộng trên cơ sở họp tác và tương trợ.
1.3. Các phưcmg thức thanh toán quốc tế chủ yếu.
1.3.1. Phương thức chuyển tiền (Remỉttance).
1.3.1.1. Khái niệm.
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán mà trong đó khách
hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất
định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm và thời gian nhất
định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
1.3.1.2. Các bên tham gia.
- Người hả tiền (người mua) hoặc người chuyển tiền (người đầu tư, kiều
bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra nước ngoài). Đây là bên yêu
cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài.

Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 9
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 9
- Người hưởng lợi (người bán, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư) hoặc là
người do người chuyển tiền qui định.
- Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người chuyển tiền.
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 10
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 10
Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người hưởng
lợi.Trình tự tiên hành nghiệp vụ.
Stf đồ: Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức
thanh toán chuyển tiền.
(1) Trên cơ sở hợp đồng mua bán
ngoại thương nhà xuất khẩu cung cấp hàng
hoá, dịch vụ và chứng từ cho người nhập
khẩu.
(2) Người nhập khẩu đối chiếu, kiểm tra bộ chứng từ với hợp đồng
nếu thấy hoàn toàn phù hợp thì viết đơn yêu cầu chuyển tiền đến ngân hàng
phục vụ mình.
(3) Ngân hàng kiểm tra và trích tiền ở tài khoản của người nhập khẩu
và ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài chuyển trả tiền cho nhà
xuất khẩu.
(4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người hưởng lợi (trực tiếp hoặc
gián tiếp qua ngân hàng khác).
1.3.2. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection ofpayment).
1.3.2.1. Khái niệm.
Phương thức thanh toán nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó
người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách
hàng sẽ ký phát hối phiếu uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ trên cơ sở hối
phiếu đã lập ra. vấn đề sử dụng phương thức nhờ thu ừên cơ sở “Quy tắc thống
nhất về nhờ thu” số 522 của Phòng Thương mại quốc tế (URC522).

1.3.2.2. Các bên tham gia.
- Người bán, người xuất khẩu (người hưởng lợi)
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 11
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 11
- Ngân hàng bên bán là ngân hàng nhận sự uỷ thác của bên bán (người
xuất khẩu).
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 12
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 12
- Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán là ngân hàng tại nước người
mua (người nhập khẩu).
- Người mua, người nhập khẩu (người ừả tiền).
1.3.2.3. Trình tự tiến hành nghiệp vụ: phụ thuộc vào từng loại nhờ
thu. a. Nhờ thu hoi phiếu trơn: đây là phương thức trong đó người bán uỷ thác
cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu mình lập ra, còn
chứng từ hàng hoá gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng.
Người xuất khẩu
Ngân hàng nhập khấu

Người nhập khẩu
Stf
đồ:
Trình
tự
nghiệp
vụ nhờ thu hối phiếu trơn
(1) Trên cơ sở họp đồng mua bán đã ký kết, người bán (xuất khẩu) gửi
hàng và chuyển chứng từ hàng hoá cho người mua.
(2) Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ đến cho
người mua (người nhập khẩu), sẽ lập một hối phiếu đòi tiền người mua gửi tới
ngân hàng phục vụ mình và uỷ thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ.

(3) Ngân hàng phục vụ bên bán gửi hối phiếu kèm theo uỷ nhiệm thu
cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua nhờ thu hộ tiền.
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 13
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 13
(4) Ngân hàng phục vụ nhập khẩu yêu cầu người mua ừả tiền hối
phiếu, nếu là thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu (nếu là
trường họp mua chịu).
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 14
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 14
(5) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền thu được cho
người bán, nếu là chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng chuyển cho người bán
hoặc có thể giữ lại nếu có sự đồng ý của người bán. Khi đến hạn thanh toán
ngân hàng sẽ đòi tiền người mua.
b. Nhờ thu kèm chứng từ.
Đây là phưomg thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho ngân
hàng thu hộ tiền từ người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ
vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm với các điều kiện là nếu người mua trả tiền
hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ hàng
hoá cho người mua để nhận hàng.
Trình tự nghiệp vụ cũng tương tự như phương thức thanh toán nhờ thu
hối phiếu trơn. Chỉ khác ở bước (1) là lập bộ chứng từ thanh toán nhờ ngân
hàng thu hộ và bước (4) là ngân hàng đại lý chỉ giao chứng từ hàng hoá cho
người mua nếu như người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu.
1.3.3. Phương thức thanh toán tín dụng chủng từ (Documentary credit).
Đây là phương thức được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế vì
nó khắc phục được những rủi ro mà 2 phương thức trên gây ra cho người xuất
khẩu và người nhập khẩu.
Trong nội dung tiếp theo và cũng là nội dung chính của chương 1, em xin
đề cập sâu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
2. Lý luận về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

2.1. Khái niệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP,
No.500 ) tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau:
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 15
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 15
Nhằm phục vụ mục đích của những điều khoản này, những thuật ngữ
“tín dụng chứng từ” và “tín dụng dự phòng” (dưới đây gọi là túi dụng), có
nghĩa là bất cứ một sự thoả thuận nào, dù cho được gọi hoặc mô tả như thế nào,
theo đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và theo
chỉ thị của một khách hàng (người yêu cầu phát hành túi dụng) hoặc nhân danh
chính mình:
1. Phải thực hiện việc trả tiền theo lệnh của một người thứ ba (người thụ
hưởng), hoặc phải chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người thụ hưởng
ký phát,
hoặc
2. Uỷ quyền cho ngân hàng khác thực hiện việc trả tiền như vậy, hoặc
chấp nhận và trả tiền hối phiếu đó,
hoặc
3. Uỷ quyền cho ngân hàng khác chiết khấu, dựa vào những chứng từ đã
được quy định đảm bảo rằng các điều khoản và điều kiện của tín dụng đã
được phù họp.
Đe thực hiện các mục đích của những điều khoản này, các chi nhánh của
một ngân hàng ở các nước khác được coi là một ngân hàng khác.
Từ định nghĩa trên của UCP nêu ưên, chúng ta có thể diễn đạt theo một
cách khác như sau:
Tín dụng chứng từ là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong
đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) theo yêu càu của một khách hàng
(người yêu càu mở tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ ba, hoặc trả cho bất cứ
người nào theo lệnh của người thứ ba (người thụ hưởng); hoặc sẽ trả, chấp
nhận, chiết khấu hối phiếu do người thụ hưởng phát hành; hoặc cho phép ngân

Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 16
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 16
hàng ưả tiền, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu đó, khi xuất trình đày đủ các
chứng từ đã quy định và mọi điều khoản điều kiện của thư túi dụng đã được
thực hiện đầy đủ.
Từ định nghĩa tín dụng chứng từ, chúng ta có thể thấy thực chất của tín
dụng là một sự cam kết thanh toán có điều kiện, bằng văn bản của ngân hàng
phát hành tín dụng.
2.2.Thư tín dụng là công cụ quan trọng trong phương thức Thanh toán tín
dụng chứng từ.
2.2.1. Khái niệm.
“Thư tín dụng (Letter of credit) là một văn bản (thư hoặc điện tín) do
ngân hàng phát hành mở ra, trên cơ sở yêu cầu của người nhập khẩu; trong đó
ngân hàng này cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, nếu họ xuất trình đầy đủ
bộ chứng từ thanh toán phù họp với nội dung của thư tín dụng”.
2.2.2. Những nội dung cơ bản của thư tín dụng (ƯC).
2.2.2.1. SốhiệuL/C
Đe tạo điều kiện thuận lợi trong việc hao đổi thông tin giữa các bên liên
quan, trên mỗi L/C đều có số hiệu riêng, số hiệu này còn được sử dụng để ghi
các chứng từ thanh toán.
2.2.2.2. Địa điểm và ngày phát hành L/C
Địa điểm phát hành L/C là nơi ngân hàng phát hành mở L/C để cam kết
trả tiền cho người thụ hưởng. Địa điểm này còn có ý nghĩa quan trọng, liên
quan đến việc tham chiếu luật lệ để giải quyết khi có những bất đồng.
Ngày phát hành L/C, là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực về sự cam
kết của ngân hàng phát hành L/C đối với người thụ hưởng. Là ngày bắt đầu tính
thời hạn hiệu lực L/C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người
nhập khẩu có thực hiện mở L/C đứng thời hạn như đã thoả thuận trong hợp
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 17
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 17

đồng thương mại.
2.2.2.3. Loại L/C
Trong đơn đề nghị mở L/C người nhập khẩu phải nêu rõ loại L/C cần mở.
Dựa trên cơ sở này ngân hàng sẽ phát hành đúng loại L/C đó. Bởi vì mỗi loại
L/C đều có những nội dung tính chất khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên liên quan cũng khác nhau.
2.2.2.4. Tên, địa chỉ của những thành phần liên quan đến phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ
Thường gồm: người yêu càu mở L/C; người thụ hưởng; ngân hàng phát
hành; ngân hàng thông báo; ngân hàng thanh toán; ngân hàng xác nhận (nếu có)
2.2.2.5. Số tiền của L/C (kim ngạch)
Số tiền của L/C phải được ghi rõ bằng số và bằng chữ và phải thống nhất
với
nhau.
2.2.2.6. Thời hạn hiệu lực của L/C
Thời gian hiệu lực của L/C là khoảng thời gian mà ngân hàng phát hành
cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, khi người này xuất trình bộ chứng từ
trong thời hạn đó và phù họp với các điều khoản của L/C.
Thời hạn hiệu lực được tính kể từ ngày phát hành đến ngày hết hiệu lực
của L/C. Ngày hết hạn hiệu lực thường được gắn liền với nơi (địa điểm) hết hiệu
lực.
2.2.2.7. Thời hạn trả tiền của L/C
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 18
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 18
Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C (trả tiền
ngay), hoặc nằm ngoài hiệu lực của L/C (trả tiền chậm).
2.2.2.8. Những nội dung liên quan đến hàng hoá: tên hàng, trọng
lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì ký mã hiệu
2.2.2.9. Những nội dung liên quan đến vận chuyển, giao nhận hàng
hoá: điều kiện cơ sở giao hàng, nơi gửi hàng, giao hàng, cách thức vận chuyển,

cách giao hàng (cho phép hay không cho phép giao hàng từng phần, chuyển tải
được phép hay không)
2.2.3. Tính chất của L/C.
L/C được hình thành ưên cơ sở họp đồng thương mại nhưng khi ra đời
lại hoàn toàn độc lập với họp đồng với họp đồng thương mại. Tính độc lập của
L/C được thể hiện ở chỗ ngân hàng mở L/C không cần biết việc thực hiện họp
đồng mua bán như thế nào, chỉ biết nhà xuất khẩu có bộ chứng từ phù họp với
L/C là sẽ thanh toán.
2.2.4. Một số loại L/C.
2.2.4.1. L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C)
Đây là loại L/C mà ngân hàng phát hành có quyền huỷ bỏ không cần sự
đồng ý các bên liên quan.
2.2.4.2. L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C)
Là L/C mà ngân hàng phát hành không được quyền huỷ bỏ khi không có
sự đồng ý của các bên liên quan.
2.2.4.3. L/C không thể huỷ ngang có xác nhận(Confirmed
irrevocable
uc)
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 19
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 19
Là L/C không huỷ ngang, được một ngân hàng có uy tín đảm bảo (xác
nhận) ưả tiền cho người thụ hưởng, theo yêu cầu của ngân hàng phát hành L/C.
2.2.4.4. L/C không thể huỷ ngang miễn truy đòi (Irrevocable without
recourse L/C)
Đây là loại L/C không thể huỷ ngang, mà sau khi người thụ hưởng đã ưả
tiền, thì ngân hàng mở không có quyền đòi lại tiền trong bất kỳ tình huống nào.
2.2.4.5. L/C chuyển nhượng (Transíerable L/C)
Là L/C không thể huỷ bỏ trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền
được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo
lệnh của người hưởng lợi đàu tiên.

2.2.4.6. L/C giáp lưng (Back to back L/C)
Sau khi nhận được một L/C (L/C gốc) của ngân hàng nước ngoài phát
hành, người xuất khẩu sử dụng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho
người thụ hưởng khác ở nước ngoài, với nội dung tương tự với L/C ban đầu,
L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng.
2.2.4.7. L/C đối ứng (Reciprocal L/C)
Là loại L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó đã mở ra.
2.2.4.8. L/C dự phòng (Stand by L/C)
Là L/C mà ngân hàng cam kết sẽ thanh toán lại cho người nhập khẩu
trong trường họp người xuất khẩu không có khả năng giao hàng.
2.3. Các bên tham gừt và quỵ trình thanh toán tín dụng chứng từ.
- Người xin mở thư tín dụng: người mua, người nhập khẩu hàng hoá.
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 20
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 20
- Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhập
khẩu.
- Người hưởng thư tín dụng: người bán, người xuất khẩu hay bất kỳ
người nào khác mà hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng
lợi.
* Trình tự tiến hành nghiệp vụ:
(1) Nhà nhập khẩu và xuất khẩu ký kết họp đồng thương mại.
(2) Trên cơ sở họp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết nhà nhập
khẩu làm đơn xin mở L/C và các chứng từ có liên quan đến việc mở L/C.
(3) Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở L/C và các chứng từ
khác có liên quan, ngân hàng mở L/C sẽ lập một thư tín dụng và thông báo việc
mở L/C này, sau đó chuyển L/C cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng
thông báo ở nước người bán.
(4) Khi nhận được L/C, ngân hàng thông báo kiểm tra hình thức của L/C
sau đó chuyển L/C dưới hình thức văn bản nguyên văn cho người xuất khẩu.

(5) Nhà xuất khẩu nhận được L/C sẽ tiến hành kiểm tra nội dung L/C.
Nếu nhà xuất khẩu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, không chấp nhận
L/C thì đề nghị người nhập khẩu bổ sung L/C cho đên khi hoàn toàn phù họp
với họp đồng mới giao hàng.
(6) Sau khi giao hàng nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu
càu của L/C xuất trình qua ngân hàng thông báo để thông báo cho ngân hàng
mở L/C xin thanh toán.
(6’) Thế hiện công việc của ngân hàng thanh toán trong trường họp mua
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 21
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 21
đứt chứng từ và ứng trước tiền hàng.
(7) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy họp lệ
với L/C thì trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù họp ngân hàng có
quyền từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
(8) Ngân hàng mở L/C chuyển toàn bộ chứng từ cho người nhập khẩu để
nhận tiền và đòi tiền người nhập khẩu.
(8’) Chuyển trả tiền cho ngân hàng thanh toán.
5
2.4. UCP - Văn bản pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
UCP (Uniíorm Customs and Practice for Documentary Credits ICC, 1993
Revision, No 500)- Quy tắc và cách thực hành thống nhất về thanh toán tín dụng
chứng từ, số 500, bản sửa đổi năm 1993 của Phòng Thưomg mại quốc tế, và bản
mới nhất UCP No 600 ban hành ngày 25/10/2006, có hiệu lực kể từ ngày
01/07/2007- Bản
quy tắc này mang tính chất pháp lý tuỳ ý, có ý nghĩa là khi áp dụng nó các bên
đương sự phải thoả thuận ghi vào L/C, đồng thời có thể thoả thuận khác, miễn
là có dẫn chiếu.
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 22
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 22
Trình tự nghiệp vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ.

Những nội dung chính của bản Quy tắc này bao gồm những vấn đề sau
đây:
- Nguyên tắc chung và định nghĩa về tín dụng chứng từ;
- Hình thức và thông báo thư tín dụng;
- Trách nhiệm của ngân hàng;
- Chứng từ thanh toán;
- Những điều khoản khác như: quy định về số lượng và số tiền, giao
từng phần, ngày hết hiệu lực, cách bốc xếp hàng, xuất trình chứng từ thanh
toán.
Hiện nay ở nước ta, các ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh
ngoại thương đã thống nhất sử dụng bản quy tắc này như một văn bản pháp lý
điều chỉnh các loại thư tín dụng được áp dụng trong thanh toán quốc tế giữa
Việt Nam và các nước ngoài.
2.5. Chứng từ theo L/C.
Nét đặc trưng của tín dụng chứng từ bên cạnh L/C còn thể hiện ở chỗ
việc chi trả có liên quan đến việc thể hiện chứng từ. Sự tồn tại của các chứng từ
này (bộ chứng từ), cũng như sự phù họp của nó với L/C tạo nên nền tảng của tín
dụng thư kèm chứng từ, vì ngân hàng không càn nhìn thấy hàng hoá chỉ xét bộ
chứng từ.
2.5.1. Ý nghĩa của chứng từ trong thanh toán.
Đe sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như một công cụ
hiệu quả nhất trong giao dịch thanh toán thương mại quốc tế hiện nay, điều
không kém phần quyết định là phải lập bộ chứng từ hoàn hảo đáp ứng được các
điều kiện và điều khoản của L/C.
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 23
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 23
Chứng từ thể hiện thực chất và giá trị hàng hoá. Trong phương thức tín
dụng chứng từ ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ, chi hộ mà còn
là người đại diện cho người nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho người xuất
khẩu, đảm bảo cho bên xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng

hoá mà họ đã cung cấp, đồng thời đảm bảo cho bên nhập khẩu nhận được số
lượng hàng hoá chất lượng tương ứng với tiền mà mình đã thanh toán.
2.5.2. Các loại chứng từ.
2.5.2.1. Chứng từ tài chính.
a. Hoiphiầi.
* Khái niệm: Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một
người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, đến
một ngày nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả
một số tiền nhất định cho người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho
một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
* Đặc điểm của hổi phiếu: có tính trừu tượng; tính bắt buộc trả tiền; tính
lưu
thông.
* Các nghiệp vụ của hoi phiấi: chấp nhận hối phiếu; ký hậu hối phiếu; bảo
lãnh hối phiếu; từ chối trả tiền hối phiếu.
* Căn củ phân loại hổi phiếu:
- Căn cứ thời hạn trả tiền của hối phiếu: Hối phiếu trả tiền ngay; Hối
phiếu có kỳ hạn.
- Căn cứ vào chứng từ kèm theo: Hối phiếu trơn; Hối phiếu kèm chứng
từ.
- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu: Hối phiếu đích
danh; Hối phiếu trả cho người cầm phiếu; Hối phiếu theo lệnh; Hối phiếu tín
dụng.
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 24
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 24
- Căn cứ vào người ký phát hối phiếu: Hối phiếu thương mại; Hối phiếu
ngân
hàng.
b. Séc.
*Khái niệm.

Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, do một khách hàng của
ngân hàng ký phát, ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ khoản
của mình để trả cho người được chỉ định trên séc hoặc trả cho người cầm séc.
* Thành phần tham gia thanh toán séc
- Người ký séc: là người chủ tài khoản thanh toán ở ngân hàng.
- Người thụ lệnh: ngân hàng (thực hiện việc trích tài khoản người ký
phát séc trả cho người thụ hưởng).
- Người thụ hưởng: người được hưởng sô tiên trên tờ séc.
* Những nội dung pháp ỉỷ trên tờ séc.
Phải có tiêu đề “Séc”. Nếu không có tiêu đề này, ngân hàng sẽ từ chối việc
thực hiện lệnh của người ký phát.
Số tiền nhất định, phải ghi rõ ràng cụ thể, không được ghi lãi suất bên
cạnh số tiền đó.
Số tiền phải được diễn đạt cả bằng số và bằng chữ, với số lượng bằng
nhau.
- Ngày tháng, địa điểm ký phát séc.
- Tên, điạ chỉ người trả tiền, người hưởng lợi.
- Tài khoản trích tiền, ngân hàng mở tài khoản.
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 25
Lê Hoàng -Anhl7-KTĐN-FTU Page 25

×