Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh
áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Bài làm
Rừng trong khi ấy chuyển phong vân
Sắp sửa xôn xao cuộc họp quần
Vời vợi núi cao kêu bạn đến
Thành đô trai trẻ cũng dời chân.
Ta quên sao đựơc những ngày cả nước lên đường chiến đấu. Những ngày
tháng tuy chịu nhiều mất mát hi sinh nhưng thật hào hùng! Trong những chàng trai
ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc có trai tim nhiệt tình của tầng lớp
thnah niên trí thức Hà Nội. Hình ảnh người chiến sĩ “lưng đeo gươm, tay mềm mại
bút hoa” ấy được thể hiện đậm nét trong đoạn thơ sau của Tây Tiến:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh
áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Quang Dũng)
Đoạn thơ vừa thể hiện vẻ đẹp lãng mạn hào hoa phong nhã của người lính Tây
Tiến ,vừa mang đậm tính bi tráng.
ở những khổ thơ trước, Quang Dũng vẽ nên trước mắt chúng ta bức tranh sinh
động của núi rừng hiểm trở, dữ dội và những bản làng hiền hoà ẩn hiện trong
sương núi. Ai đã từng đọc qua bài thơ không thể nào quên được hình ảnh phong
cảnh nơi đây và càng không thể quên được hình ảnh người lính với bao ấn tượng
đẹp đẽ, sâu sắc.
Hình tưọng người lính được tô đậm với bút pháp lãng mạn, phi thường. Quang
Dũng đã sử dụng bút pháp đối lập giữa hình thức và tinh thần để làm nổi bật lên
bức tượng đài về đoàn quân Tây Tiến.
Những người lính hiện ra trước mắt ta thật lẫm liệt và dữ tợn. Họ là những đứa
con của núi rừng cheo leo, hiểm trở và của ghập ghềnh thác lũ…. Họ như loài sư tử
dũng mãnh, oai vệ, sẵn sàng chiến đấu và tiêu diệt khi kẻ thù xâm lược giang sơn.
“Đoàn binh không mọc tóc”, “quân xanh màu lá dữ oai hùm” và đôi mắt trừng
trưùng đầy vẻ oán hận, căm thù gợi cho ta nhớ lại hình ảnh chàng Kinh Kha ngày
xưa. Qua cách miêu tả của Quang Dũng, đoàn quân Tây Tiến xuất hiện như được
sinh ra cùng một lứa, cùng một mẹ. Họ mang đặc điểm dường như bẩm sinh rất
giống nhau. Họ có cùng ý chí, cùng nhân dạng và phẩm chất cao đẹp của người
anh hùng.
Miêu tả nét hùng dũng, oai phong của người lính, Quang Dũng vẫn không che
giấu một thực tế nghiệt ngã, đau lòng. Những cơn sốt rét rừng đã cướp đi của họ
mái tóc xanh bồng bềnh của tuổi trẻ. Về gian khổ, thiếu thốn đã biến những thân
hình cường tráng ngày xưa, giờ trở nên tiều tuỵ, xanh xao, hốc hác.
Tuy nghiên ,trong cái hình nhân ốm yếu, nhợt nhạt ấy, ta vẫn thấy được vẻ
hùng dũng, oai phong và trái tim lãng mạn, giàu tình cảm của họ.
Nguyễn Đình Thi cũng đã từng tâm sự:
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Cùng gần tâm trạng đó, một lần khác nhà thơ đã viết:
Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngàn
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi bước anh nằm, mỗi miếng anh ăn.
Người lính của Quang Dũng cũng thế, học cũng nhớ về hình ảnh của người
con gái. Nhưng có thể đây không phải là người con gái yếu mà là nét đẹp đặc trưng
của người Hà Nội phồn hoa. Nối nhớ không được diễn tả trực tiếp mà nó được thể
hiện qua đôi mắt trừng vì những đêm thức trắng trong giấc mơ ngọt ngào…
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Đó chính là nét đẹp riêng của người lính trí thức mà anh “bộ đội Cụ Hồ” trong
bài thơ của Tố Hữu không có được. Nếu người nông dân khi ra đi kháng chiến nhớ
về “giếng nước gốc đa”, “nước mặn đồng chua” và người vợ “mòn chân bên cối
gạo canh khuya” thì người lính Tây Tiến lại mơ về một “dáng kiều thơm”.
Hình ảnh người con gái hiện lên thật thướt tha, kiều diễm và mong manh. Cái
“dáng” ấy thật huyền ảo, mơ hồ, chập chờn, thoát ẩn thoát hiện như nàng tố nga.
Người con gái ấy đại diện cho nét đẹp của quê hương, của tổ quốc. Nhớ dáng kiều
là nhớ về dáng hình quê hương xứ sở. Người lính ra đi, cầm súng chiến đấu quên
mình để bảo vệ nét đẹp trong sáng và tinh khôi ấy của quê hương. Câu thơ vừa thể
hiện nhiệt tình sôi nổi của tuổi trẻ, vừa diễn tả một tìnhc ảm yêu nước tha thiết sâu
lắng. Quả thật, người lình biết căm thù nhưng cũng rất biết yêu thương. Cái yêu
thương đầy lãng mạn của tuổi trẻ
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh.
Hình tượng “người ra đi đầu không ngoảnh lại, sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
gây biết bao xúc động trong lòng người đọc! Người chiến sĩ chiến đấu bất cần đời
mình một ra đi là đã chấp nhận hi sinh, bằng lòng với cái chết. Ra đi chỉ nghĩ đến
vận mệnh đất nước mà không màng đến tương lai đời mình.
Những ngôi “mồ viễn xứ”kia rồi sẽ ra sao? Ai sẽ là người thắp lên cho họ
những nén nhang cho hương hồn họ được siêu thoát? Những ngôI mộ không tên.
Những cái chết vô danh. Thương sao người mẹ già còm cõi ngày ngày trông ngóng
tin con, mái tóc đã bạc màu theo năm tháng nhưng chẳng thấy bóng con về.
Bấm tay tính buổi anh đi
Mẹ thường vẫn nhắc biết khi nào về.
Sẽ mãi mãi và mãi mãi không có ngày:
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về!
Câu thơ của Quang Dũng gợi xiết bao nỗi bi thương. Thương cho người chiến
sĩ bỏ quên lại cuộc đời khi tuổi hãy còn xanh! Thương cho người mẹ già suốt đời
quằn vai gánh nặng vất vả nay phảI gánh thêm nỗi đau mất con! Nhưng cái
không khí ảm đạm, thê lương không huỷ diệt đi tính hùng tráng của bài thơ.
“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” thể hiện dũng khí mạnh mẽ của người
lính Tây Tiến. Họ bất chấp mọi gian khổ, hi sinh, bất chấp cái chết để ra đi và
chiến đấu một cách kiêu hùng. Bức tượng đài về những người chiến sĩ bỗng trở
nên sáng rực rỡ, lẫm liệt, oai phong đến lại thường!
áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Anh đã nhường lại manh chiếu nghĩa tình để sưởi ấm đồng đội trong cơn giá
rét. Thân thể lạnh vùi trong lòng đất sâu nhưng có lẽ, anh không cảm thấy cô đơn,
lạnh lẽo vì bên anh có tình đồng đội chan chứa, mặn mà. Đã có sông Mã đưa
hương hồn anh về với quê hương đất mẹ. Sông Mã như thay cho tiếng cầu kinh,
thay cho tiếng súng tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Cái chết của người línhTây Tiến tưởng đã êm xuôi, tưởng đã trôi vào dĩ vãng
theo năm tháng! Nhưng không, sông Mã ngày ngày vẫn “gầm” lên đầy uất hận,
nghẹn ngào, Núi rừng Tây Tiến và con sông ấy ngàn năm sẽ khắc ghi mãi bóng
hình người đã ngã xuống…
Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa.
(Chính Hữu)
Một thời đại chiến tranh khói lửa, gian lao, thử thách, hi sinh, vất vả và cũng
thật oai hùng đã được Quang Dũng dựng lại qua bài thơ Tây Tiến. Đặc biệt, nhà
thơ đã thành công trong việc tác nên những bức tượng đài về người lính Tây Tiến
bằng những đường nét cụ thể và tiêu biểu từ hình dáng đến tâm hồn. Bức tượng đài
ấy sẽ đứng vững chãi, hiên ngang giữa tâm hồn những người yêu thơ thế hệ hôm
nay và mai sau.