Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

nghiên cứu bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid phối hợp với dung dịch tiêm truyền glucose, acid amin và chất điện giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.44 KB, 45 trang )

Lời cảm ơn
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn :
PGS.TS.Phạm Ngọc Bùng, Người Thầy đã tận tình hướng dẫn,
giảng dạy cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian nghiên
cứu, thực nghiệm và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Th.s. Vũ Ngọc Uyên, người đã giúp
đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô, Kỹ thuật viên Bộ môn
Vật lý – Hóa lý, cùng toàn thể các thầy cô Trường Đại học Dược Hà Nội,
và Khoa Hóa dầu Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Dược
Hà Nội, các Bộ môn, Phòng ban trong trường về những giúp đỡ dành
cho tôi.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã
động viên và tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu để hoàn thành
khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Đỗ Thị Thu Hằng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch truyền tĩnh mạch hỗn hợp nuôi dưỡng toàn phần đã được
nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Hiện nay tại bệnh viện một
số nước đã áp dụng kỹ thuật phối chế các dung dịch tiêm truyền với
thành phần đáp ứng theo nhu cầu thể trạng của từng bệnh nhân. Sử dụng
dịch truyền theo cách phối chế theo đơn như vậy đem lại hiệu quả điều
trị cao. Tuy nhiên sự phối chế các chế phẩm dịch truyền với nhau cần
đảm bảo không có tương kỵ, tương tác thuốc.


Ở Việt Nam, việc sử dụng nhũ tương lipid tiêm truyền pha chế
phối hợp với dung dịch tiêm truyền glucose, acid amin và các chất điện
giải đã được áp dụng ở Viện Nhi. Tuy nhiên trong nước chưa sản xuất
được nhũ tương tiêm truyền lipid, phải nhập khẩu. Đồng thời chưa có
nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc phối hợp các thành phần đến
kích thước tiểu phân cũng như độ bền trạng thái tập hợp của nhũ tương
lipid trong dịch truyền.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài” Nghiên cứu
bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid phối hợp với dung dịch tiêm
truyền glucose, acid amin và chất điện giải ” với các mục tiêu:
1. Xây dựng được quy trình bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid đạt
một số chỉ tiêu vật lý – hóa lý.
2. Đánh giá được tương tác và độ ổn định trạng thái tập hợp của nhũ
tương tiêm truyền lipid khi phối hợp với các dung dịch tiêm
truyền glucose, acid amin và chất điện giải.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về dịch truyền hỗn hợp nuôi dưỡng toàn phần
Dịch truyền hỗn hợp nuôi dưỡng toàn phần là dịch truyền cung
cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân cần hỗ trợ dinh dưỡng, nhung việc hỗ trọ
dinh dưỡng qua đường tiêu hóa không đủ hoặc chống chỉ định. Đồng
thời, mỗi bệnh nhân có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau do đó lượng dịch
truyền nuôi dưỡng toàn phần phải được tính toán riêng cho từng bệnh
nhân. Do đó cần phải pha chế phối hợp dịch truyền hỗn hợp nuôi dưỡng
toàn phần ngay tại khoa dược bệnh viện. Dịch truyền hỗn hợp nuôi
dưỡng toàn phần pha chế phối hợp từ các dung dịch tiêm truyền:
glucose, acid amin, chất điện giải và nhũ tương lipid.
1.1.1. Thành phần của dịch truyền hỗn hợp nuôi dưỡng toàn phần
1.1.1.1. Dung dịch tiêm truyền glucose
Thường dùng dạng monohydrat của glucose (dextrose), mỗi gam

glucose cung cấp 3.4kcal. Trong thực tế, thường dùng dung dịch glucose
tiêm truyền có nồng độ lớn hơn 5% phối hợp với nhũ tương lipid để
cung cấp năng lượng cho người bệnh [3].
Khi tiêm truyền glucose cần chú ý nồng độ đường huyết, cân bằng
nước và điện giải của bệnh nhân.
1.1.1.2. Dung dịch tiêm truyền acid amin
Acid amin là thành phần cơ bản cấu tạo nên peptid và protein của
cơ thể. Có 20 loại acid amin chuẩn, mà sự kết hợp của chúng tạo ra các
protein thiết yếu cho việc cấu thành cơ thể người. Trong đó có 8 loại
acid amin thiết yếu (lysin, leucin, isoleucin, methionin,
phenylalanin, threonin, tryptophan, valin) đáp ứng nhu cầu sinh lý mà
cơ thể không thể tự tổng hợp được hoặc tổng hợp được với lượng rất
3
nhỏ. Vì vậy, các chế phẩm cung cấp dinh dưỡng phải cung cấp được 8
acid amin thiết yếu và 10 acid amin không thiết yếu. Tỷ lệ các acid amin
thiết yếu so với tổng số các acid amin trong một dung dịch có thể thay
đổi từ 0.39-0.66 [5].
1.1.1.3. Dung dịch tiêm truyền các chất điện giải
Các chất điện giải có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý
của cơ thể. Bất kỳ sự rối loạn điện giải nào cũng gây ra những phản ứng
bất lợi cho cơ thể.
Thường dùng dung dịch tiêm truyền NaCl 0.9%; CaCl
2
10%; KCl
10%
1.1.1.4. Nhũ tương tiêm truyền lipid
Nhũ tương tiêm truyền lipid là nhũ tương D/ N, dùng theo đường
tĩnh mạch có kích thước giọt dầu thay đổi từ 200 – 500nm, trong đó có
không quá 0.4 % tổng số các giọt có kích thước lớn hơn 5 μm [12,29].
Trong thực tế điều trị cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân cần

thiết hỗ trợ dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa: nếu chỉ truyền glucose và
acid amin sẽ chỉ cung cấp protein mà không cung cấp đủ năng lượng cần
thiết cho bệnh nhân. Khả năng cung cấp năng lượng của lipid lớn hơn
glucose và acid amin: 1 gam lipid cung cấp 9.3 Kcal; 1 gam glucose
cung cấp 3.4 Kcal; 1 gam protein cung cấp 4.1 Kcal [4]. Việc sử dụng
quá mức glucose gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm [3]. Do đó cần phải
bổ sung năng lượng bằng lipid. Nguồn năng lượng lipid được sử dụng ở
đây là nhũ tương tiêm truyền lipid. Nhũ tương lipid này không những
cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn cung cấp các acid béo thiết yếu.
Pha dầu trong nhũ tương lipid:
Pha dầu trong các chế phẩm thương mại thường dùng là các acid
béo chưa bão hòa mạch dài(LCT) : dầu đậu nành tinh chế, dầu safflower,
4
dầu cá giàu acid ω-3, dầu olive tinh chế… hoặc các acid béo chưa bão
hòa đơn mạch trung bình (MCT). Mỗi loại dầu có thành phần acid béo
thiết yếu khác nhau :
- Dầu đậu nành: acid linoleic 51%; acid oleic 24%; acid γ-
linolenic 9%; acid stearic 4% [15].
- Dầu safflower: acid linoleic 77%; acid oleic 13%; acid γ-
linolenic 0%; acid stearic 3% [15].
- MCT được điều chế bằng cách thủy phân dầu dừa, rồi cất phân
đoạn lấy các acid béo có 6-12 C. Sau đó MCT được ester hóa với
glycerin. MCT chứa khoảng 60% acid caprylic và 40% acid capric [13,
19].
Pha dầu có thể là một dầu hoặc hỗn hợp nhiều loại dầu. Hỗn hợp dầu
có thể là hỗn hợp vật lý trộn giữa các loại dầu LCT và MCT hoặc hỗn hợp
hóa học ester hóa các acid béo chưa no mạch dài và mạch trung bình với
glycerin (ST). Xu hướng hiện nay là phối hợp nhiều loại dầu để cung cấp
đầy đủ các loại acid béo đồng thời tận dụng được lợi thế trong quá trình
chuyển hóa trong cơ thể bệnh nhân [24,29]

Mỗi loại dầu phải đạt các tiêu chuẩn qui định trong mỗi chuyên
luận riêng trong dược diển châu Âu. Ngoài ra, do tính chất chế phẩm là
dịch tiêm truyền nên mỗi loại dầu phải đạt các tiêu chuẩn về nội độc tố
vi khuẩn: không quá 100CFU/g [13].
Pha nước trong nhũ tương lipid:
Do yêu cầu chế phẩm là dịch truyền nên nước cất sử dụng phải đạt
tiêu chuẩn nước cất pha tiêm.
Ngoài ra, còn có các thành phần điều chỉnh pH và áp suất thẩm
thấu của nhũ tương:
5
- Glycerin được sử dụng làm chất đẳng trương trong mọi công
thức nhũ dịch truyền tĩnh mạch [9,20].Glycerin phải đạt tiêu chuẩn qui
định trong dược điển châu Âu: kim loại nặng: không quá 5 phần triệu;
Clorid không quá 10 phần triệu… [13].
- Điều chỉnh pH bằng NaOH hoặc HCl tùy theo giá trị pH cần đạt
tới. pH của nhũ tương thường từ 7-8, phù hợp với pH sinh lý và duy trì
được độ ổn định vật lý của nhũ tương (bởi ở pH này, sự thủy phân các
este của MCT- LCT và phospholipid là thấp nhất) [15,18].
Một thành phần khác cũng có vai trò ổn định nhũ tương là acid
oleic và muối natri oleat. Acid cholic, acid deoxycholic và muối của
chúng cũng có tác dụng ổn định nhũ tương [18].
Chất nhũ hóa trong nhũ tương lipid:
Là thành phần không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong
việc hình thành và ổn định nhũ tương. Có 3 loại chất nhũ hóa (CNH):
CNH có nguồn gốc thiên nhiên; CNH có nguồn gốc tổng hợp hoặc bán
tổng hợp; Các chất rắn ở dạng bột mịn [16,17,24,29].
Mặc dù số lượng CNH rất phong phú, tuy nhiên việc sủ dụng
CNH trong chế phẩm tiêm truyền hết sức hạn chế bởi lý do độc tính. Hầu
hết các chất nhũ hóa tổng hợp đều độc khi sử dụng trong thuốc tiêm
truyền bởi nó có khả năng làm tan huyết do thay đổi tính thấm của thành

mạch và màng tế bào máu. Một số CNH như: sorbitan este( Span), ester
của sorbitan và polyethyenglycol (Tween) dùng trong thuốc tiêm thể tích
nhỏ, không dùng trong thuốc tiêm truyền thể tích lớn [18].
Trong thực tế thường sử dụng phospholipid lòng đỏ trứng (egg
lecithin) [13,17,24,29]. Nồng độ lecithin được sử dụng trong nhũ tương
lipid tiêm truyền có xu hướng giảm từ 1.2% xuống còn 0.6% để làm
giảm lượng cholesterol tự do trong máu.Lecithin sử dụng trong bào chế
6
nhũ tương phải đạt các tiêu chuẩn: chỉ số Iod: 60-73/ 100g; Nội độc tố:
không quá 20EU/g; phosphor( % trọng lượng/ trọng lượng): 3.5%-4.1%
….[30].
1.1.1.5. Một số chế phẩm nhũ tương tiêm truyền lipid trên thế giới
và thị trường Việt Nam
Bảng 1.1Một số chế phẩm nhũ tương tiêm truyền lipid trên thế giới và
Việt Nam
Sản phẩm NSX Pha dầu ( % ) CNH ( % )
Liposyn Abbott Dầu đậu nành/
Dầu safflower
1/1 ( 10 và 20 )
Lecithin lòng đỏ trứng
( 1.2 )
Intralipid Fresenius Kabi Dầu đậu nành
( 10 và 20 )
Lecithin lòng đỏ trứng
( 1.2 )
Lipofundin
MCT/LCT
( Việt Nam )
B. Braun Dầu đậu
nành/MCT,

1/1 ( 10 và 20 )
Lecithin lòng đỏ trứng
( 0.75 và 1.2 )
Lipovenos
( Việt Nam )
Fresenius
Kabi Austria
GmbH
Dầu đậu nành
( 10 và 20 )
Lecithin lòng đỏ trứng
( 0.6 và 1.2 )
Nhà sản xuất Fresenius Kabi đưa ra chỉ tiêu về nhũ tương tiêm
truyền lipid SMOFlipid 10% như sau: nhũ tương trắng, đồng nhất, định
lượng thành phần các acid béo chưa no, glycerin, natri, phosphor, dl-α-
tocopherol, pH, giới hạn các acid béo tự do, độ vô khuẩn và nội độc tố…
đặc biệt là chỉ tiêu 75% KTTP trung bình dưới 350nm, không có tiểu
phân lớn hơn 5μm và không được có hơn 2% lượng tiểu phân có kích
thước từ 1.5μm- 5μm.
1.2. Phương pháp bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid
7
1.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu và bao bì
Bao bì thủy tinh, nút cao su, nút nhôm: theo quy định của dược
điển cho thuốc tiêm truyền
Nguyên liệu: dầu thực vật, glycerin, lecithin và nước cất đạt tiêu
chuẩn và vô khuẩn
1.2.2. Phương pháp bào chế
Có thể phân loại các phương pháp bào chế nhũ tương nói chung theo
cách phối hợp 2 pha dầu- nước như sau [27]:
1.2.2.1. Phương pháp phân tán pha nội vào pha ngoại

Nguyên tắc: Giai đoạn đầu tiến hành điều chế nhũ tương đặc, có
độ nhớt cao, tạo điều kiện phát huy lực gây phân tán, các chất tan trong
pha nào hòa tan vào pha đó, pha ngoại dùng lượng nhỏ so với lượng có
trong thành phần. Dùng lực gây phân tán tới độ phân tán và đồng nhất tối
đa, sau đó mới pha loãng để có nhũ tương theo công thức
- Các chất điện ly gây kết vón tiểu phân, gây tách pha cần pha
loãng, phối hợp dần vào nhũ tương
- Các chất dễ bị nhiệt phân hủy, dễ bay hơi cần cho vào sau cùng
khi nhũ tương đã nguội bằng nhiệt độ phòng
1.2.2.2. Phương pháp phân tán pha ngoại vào pha nội
Nguyên tắc: Giai đoạn đầu pha nội chiếm tỉ lệ khối lượng cao. Khi
tiếp tục thêm nhiều pha ngoại có thể dẫn đến sự đảo pha (pha phân tán
trở thành môi trường phân tán). Chất nhũ hóa thân pha nào hơn, pha đó
sẽ trở thành pha ngoại
Trong nhiều trường hợp, phương pháp này còn gọi là phương
pháp keo khô vì các chất nhũ hóa sử dụng là các chất keo thân nước,
polymer dùng ở trạng thái bột mịn, phân tán nhanh vào pha dầu, sau đó
thêm pha nước vừa đủ để hòa tan chất nhũ hóa, dùng lực gây phân tán
8
tạo nhũ tương đặc. Cuối cùng mới pha loãng tạo nhũ tương theo công
thức
1.2.2.3. Phương pháp phân tán 2 pha dầu - nước vào nhau ở nhiệt độ
thích hợp
Nguyên tắc tiến hành: Chuẩn bị 2 pha dầu – nước riêng, dược
chất, các chất phụ, chất nhũ hóa…có trong thành phần pha nào thì hòa
tan vào pha đó. Nâng nhiệt độ pha nước và pha dầu ( thường pha nước
cần nhiệt độ cao hơn pha dầu 10ºC( ở 70ºC ± 10ºC)). Phối hợp 2 pha
dùng lực gây phân tán tạo nhũ tương đến khi hệ đồng nhất và kích thước
tiểu phân mịn nhỏ, khuấy kĩ đến khi hệ nguội tới nhiệt độ phòng
Phương pháp này thường được áp dụng trong sản xuất công nghiệp

1.2.2.4. Phương pháp thêm cả 2 pha dầu – nước vào chất nhũ hóa
Phương pháp này có ưu điểm trong giai đoạn đầu chất nhũ hóa có
nồng độ cao phát huy tối đa tác dụng. Về nguyên tắc: các chất còn lại tan
trong pha nào thì hòa tan vào pha đó để chuẩn bị từng pha dầu hoặc nước
1.2.2.5. Phương pháp tách pha từ dung môi đồng tan cả 2 pha dầu- nước
Phương pháp này đi từ dung môi alcol thân nước để hòa tan pha
dầu có sự trợ tan của các chất HĐBM hoặc hỗn hợp dung môi. Dung
dịch này phối hợp với pha nước. Một trong hai pha sẽ tách ra thành các
tiểu phân phân tán tạo thành nhũ tương
1.3. Độ ổn định vật lý-hóa lý và các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền
trạng thái tập hợp của nhũ tương
1.3.1. Độ ổn định vật lý – hóa lý của nhũ tương
Nhũ tương được đánh giá có độ ổn định vật lý khi các chỉ tiêu chất
lượng của thuốc như độ nhớt, phân bố kích thước tiểu phân , pH… giữ
được trong giới hạn tiêu chuẩn đề ra trong thời gian bảo quản.
9
Các chỉ tiêu trên ảnh hưởng đến độ hòa tan, độ hấp thu thuốc, độ
đồng đều hàm lượng của thuốc, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị
của thuốc. Đặc biệt với nhũ tương tiêm truyền còn ảnh hưởng đến độ an
toàn của thuốc [5,6,23,24].
1.3.1.1. Kích thước tiểu phân trong nhũ tương
Tiểu phân trong nhũ tương thuốc là các giọt dầu trong nước (nhũ
tương D/N) hoặc các giọt nước trong dầu (nhũ tương N/D) [5,23].
Phân bố kích thước tiểu phân trong nhũ tương là một yếu tố quan
trọng quyết định hình thức cảm quan, tốc độ tách lớp… sau thời gian bảo
quản. Các tiểu phân trong nhũ tương có thể có các kiểu phân bố khác
nhau
Kích thước tiểu phân trong nhũ tương thuốc sau thời gian bảo quản có
thể tăng theo chiều hướng tự diễn biến làm giảm diện tích bề mặt tiếp xúc
trong hệ làm giảm năng lượng tự do của hệ. Khi kích thước hạt càng lớn thì

khả năng kết tụ càng tăng và do đó kích thước tiểu phân càng dễ tăng lên. Hệ
càng bền nếu kích thước hạt càng nhỏ trong điều kiện sức căng bề mặt phân
cách pha đã được giảm nhỏ tối đa [9,26].
1.3.1.2. Tốc độ tách lớp của các tiểu phân trong nhũ tương
Tốc độ tách lớp của các tiểu phân (V
sl
) phân tán là yếu tố ảnh
hưởng đến độ bền vững của nhũ tương. Tốc độ này càng lớn nhũ tương
càng không bền, dẫn đến bị tách lớp [5].
Theo phương trình Stock: V
sl
=
1 2
2 ( )
9
r d d g

²
η
Trong đó : V
sl
: vận tốc tách của các tiểu phân pha phân tán khỏi MTPT;
d
1
, d
2
: tỷ trọng của pha phân tán và MTPT; r : bán kính tiểu phân pha
phân tán; η : độ nhớt của MTPT; g : gia tốc trọng trường
10
Biện pháp tăng độ nhớt và làm nhỏ kích thước tiểu phân làm chậm

quá trình tách lớp của nhũ tương [23].
1.3.1.3. Điều kiện bền vững trạng thái tập hợp của nhũ tương
Độ ổn định vật lý của nhũ tương, xét về cấu trúc hóa lý của một hệ
phân tán được gọi là độ bền trạng thái tập hợp, là khả năng hệ giữ được
phân bố kích thước tiểu phân như trạng thái ban đầu, hạn chế được sự
tập hợp của các tiểu phân nhỏ thành các tiểu phân lớn [14,23].
Có thể áp dụng lý thuyết khoa học về hệ phân tán keo để chỉ ra
điều kiện bền vững của nhũ tương phụ thuộc vào 5 yếu tố như sau: Lực
hút Van der Waals; lực đẩy tĩnh điện, lực solvate hóa, Sự giảm của lớp
điện kép, Cầu nối polymer.
Theo thuyết về độ bền của hệ keo của các nhà khoa học Deryagin,
Landau, Verway và Ovebeek (thuyết DLVO) thì lực tương tác giữa hai
tiểu phân ( F
T
) bằng tổng hợp của lực đẩy (F
R
) và lực hút (F
A
):
F
T
= F
R
+ F
A
Bề mặt tiểu phân trong nhũ tương tích điện tạo ra lớp điện kép trên
bề mặt tiểu phân bao gồm lớp hấp phụ và lớp khuếch tán. Khi tiểu phân
di chuyển luôn kéo theo lớp hấp phụ, lớp hấp phụ được di chuyển trượt
trên bề mặt phân cách của lớp này với lớp khuếch tán.
Điện thế trên bề mặt trượt được gọi là thế điện động Zeta, nó

quyết định tốc độ di chuyển của tiểu phân trong điện trường. Khi điện
thế Zeta của tiểu phân có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 25mV thường dễ dẫn
đến keo tụ. Nhưng kích thước các hạt phân tán trong hệ không đều nhau
nên sự hấp phụ các ion từ môi trường phân tán lên bề mặt mỗi tiểu phân
cũng khác nhau, từ đó điện thế Zeta ở mỗi tiểu phân cũng khác nhau
[17,23].
11
Điện thế Zeta càng lớn lực đẩy tĩnh điện giữa các tiểu phân càng
mạnh, không có điều kiện kết dính với nhau gây ra hiện tượng kết tụ
đông vón, tăng kích thước tiểu phân. Nhũ tương tương đối bền vững khi
giá trị tuyệt đối của thế Zeta đo được lớn hơn 30mV (điều kiện đủ để
thiết lập “hàng rào năng lượng” ngăn cản các tiểu phân tiến gần nhau gây
kết tụ, có hiệu lực giúp hệ phân tán ổn định) [ 8,23,31].
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền trạng thái tập hợp của nhũ
tương
1.3.2.1. Tá dược ổn định nhũ tương
Các chất diện hoạt sử dụng trong nhũ tương tạo điều kiện giảm
nhỏ KTTP và kích thước hạt phân bố trong khoảng hẹp dần. Khi hấp phụ
lên bề mặt tiểu phân chất diện hoạt tạo ra lớp áo bảo vệ. Chất diện hoạt
ion hóa còn có thể làm tích điện làm tăng lực đẩy tĩnh điện (tăng thế
Zeta), làm tăng độ bền trạng thái tập hợp của nhũ tương. Việc sử dụng
chất diện hoạt thích hợp cón có tác dụng chống lại sự bám dính của các
tiểu phân vào bề mặt bao bì, một trong những nguyên nhân gây kết vón
trong quá trình bảo quản. Tuy nhiên đối với nhũ tương tiêm truyền, do
đưa lượng lớn dịch vào cơ thể nên việc sử dụng các chất diện hoạt cần
được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo yêu cầu điều trị và an toàn [14,23 ]
Các chất điện ly thêm vào nhũ tương có thể làm tăng hay giảm thế
điện động Zeta của tiểu phân trong nhũ tương, từ đó làm tăng hay giảm
độ bền trạng thái tập hợp của hệ.
1.3.2.2. Nhiệt độ

Nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến sự tích điện bề mặt tiểu phân do tăng
quá trình phản hấp phụ các ion tạo điện thế bề mặt, làm giảm độ nhớt
môi trường, dẫn đến giảm độ bền nhũ tương.
12
Nhiệt độ cao khi tiệt khuẩn cũng như trong quá trình bảo quản làm
tăng động năng của các tiểu phân dễ gây ra sự tập hợp kết vón các tiểu
phân.
1.3.2.3. Độ nhớt của môi trường phân tán
Khi độ nhớt của môi trường phân tán càng cao, sự chuyển động
của các tiểu phân càng giảm nên xác suất chúng va chạm, tiếp xúc với
nhau để kết hợp thành hạt lớn dần, rồi tách hẳn thành lớp riêng cũng
giảm đi, độ bền của nhũ tương tăng lên. Độ nhớt của nhũ tương luôn lớn
hơn môi trường phân tán [8].
Theo Smolukhosly độ nhớt của nhũ tương có tiểu phân mang điện
cao hơn độ nhớt của nhũ tương có tiểu phân không mang điện. Sự tăng
độ nhớt này là kết quả của sự tồn tại lớp điện kép trên bề mặt đã gây ra
hiệu ứng điện nhớt [16].
1.3.2.4. pH
Nhũ tương D/N tồn tại bền vững ở một khoảng pH thích hợp. Khi
pH thay đổi làm thay đổi tỷ lệ nồng độ các ion trong dung dịch, dẫn đến
ảnh hưởng tới điện thế bề mặt, bề dày lớp khuếch tán và thế Zeta. Nếu
chất kiềm thêm vào hệ, các tiểu phân có khuynh hướng thu được nhiều
điện tích âm. Ngược lại nếu acid được thêm vào hệ, các tiểu phân sẽ thu
được nhiều điện tích dương. Do đó cần duy trì pH của nhũ tương ở giá
trị xác định nào đó bằng cách dùng hệ đệm thích hợp. Ở mỗi mẫu đều có
một điểm mà đường cong thế Zeta đi qua giá trị 0, điểm này được gọi là
điểm đẳng điện, là điểm mà hệ ở trạng thái kém ổn định nhất. Với nhũ
tương tiêm truyền, ngoài vai trò ổn định nhũ tương, cần điều chỉnh pH
về giá trị thích hợp với pH của máu, đảm bảo an toàn khi tiêm truyền[6].
13

1.4 Một số nghiên cứu về nhũ tương tiêm truyền lipid phối hợp với
các dung dịch tiêm truyền: glucose, acid amin và chất điện giải
Năm 2007, Kovácsné Balogh Judit đã nghiên cứu độ ổn định của
nhũ tương tiêm truyền phối hợp với các chất cung cấp năng lượng và
chất điện giải, trong đó KTTP và điện thế Zeta là những chỉ tiêu quan
trọng hàng đầu để đánh giá độ ổn định vật lý- hóa lý của chế phẩm sau
khi phối hợp [18,19].
Năm 2009, Balogh Judit và cộng sụ, trong thí nghiệm nghiên cứu
độ ổn định của nhũ tương tiêm truyền phối hợp các chất cung cấp năng
lượng và chất điện giải đã chứng minh được nhũ tương chứa dầu LCT có
độ ổn định kém hơn so với nhũ tương chứa Structolipid mặc dù KTTP
ban đầu của Intralipid nhỏ hơn ( 200nm ) so với Structolipid ( 350 nm ),
nhưng sau thời gian bảo quản, nhũ tương Intralipid có KTTP tăng lên rõ
rệt ( 4 ngày : 350nm; sau 10 ngày: 500nm ) [19].
Năm 2002, trong nghiên cứu của mình về độ ổn định của nhũ
tương tiêm truyền phối hợp các chất cung cấp năng lượng với các chất
điện giải, F. Brouillet và cộng sự đã chứng minh được việc giảm KTTP
và phân bố KTTP bằng cách lọc qua màng lọc sứ có kích thước lỗ lọc
khác nhau ( 0.8; 1.2; 1.4μm ) [10].
Năm 2002, R. H. Miiller và cộng sự đã nghiên cứu về độ ổn định
của Lipofundin MCT/ LCT khi phối hợp với các chất điện giải nồng độ
cao: 66.7 mmol/l ion kim loại hóa trị I; 6.7 mmol/l ion kim loại hóa trị
II( 3.4mmol là ion Ca
2+
). Chế phẩm để ổn định trong 7 ngày, trong khi
đó Intralipid ổn định trong không quá 7 ngày [21,22].
14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, thiết bị

2.1.1. Nguyên vật liệu
STT Hóa chất Nguồn gốc Tiêu chuẩn
1 Dầu đậu nành Viện công nghệ thực
phẩm
NSX
2 Dầu vừng Viện công nghệ thực
phẩm
NSX
3 Dầu đậu nành tinh chế Đức BP 2005
4 Lecithin Trung Quốc BP 2005
5 Glycerin Trung Quốc BP 2005
6 Nước cất pha tiêm Việt Nam DĐVN 4
7 Nhũ dịch tiêm truyền
Lipovenoes 10%
Áo( Fresenius Kabi
Austria GmbH)
NSX
8 Dung dịch tiêm truyền
Vaminolact 6.5%
Áo( Fresenius Kabi
Austria GmbH)
NSX
9 Dung dịch tiêm CaCl
2
10%
Việt Nam ( DPTW 1) BP 2005
10 Dung dịch tiêm truyền
Glucose 10%
Việt Nam
(B.BRAUN)

BP 2005
11 Dung dịch tiêm truyền
Glucose 30%
Việt Nam
(B.BRAUN)
BP 2005
12 Dung dịch tiêm KCl 10% Việt Nam BP 2005
13 Dung dịch tiêm truyền
NaCl 0.9%
Việt Nam
(B.BRAUN)
BP 2005
17 Dung dịch tiêm NaCl 10% Việt Nam
(BIDIPHAR)
BP 2005
18 Chai thủy tinh, nút cao su,
nắp nhôm
Đức NSX
15
2.1.2. Thiết bị
- Máy đo kích thước tiểu phân HORIBA LA-950
- Máy khuấy từ gia nhiệt IKA
®
RH digital KT/C.
- Máy siêu âm Satorius Labsonic
®
M.
- Tủ sấy tĩnh.
- Máy HPLC Agilent 1200 VKN/VL/06.19
- Nồi cách thủy, cân kỹ thuật, nhiệt kế và các dụng cụ, thiết bị bào chế,

kiểm nghiệm khác.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát sơ bộ lựa chọn nguyên liệu và phương pháp bào chế
nhũ tương tiêm truyền lipid
2.2.2. Nghiên cứu lựa chọn pH và phương pháp bào chế nhũ tương
tiêm truyền lipid
2.2.3. Xây dựng qui trình bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid
- Xây dựng qui trình bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid trong qui
mô nhỏ thử nghiệm :50ml và 500ml
2.2.4. Nghiên cứu đánh giá tương tác khi phối hợp nhũ tương tiêm
truyền lipid với các dung dịch tiêm truyền: glucose, acid amin và các
chất điện giải
- Sơ bộ đánh giá tương tác khi phối hợp nhũ tương lipid với các
dung dịch tiêm truyền: glucose, acid amin và các chất điện giải bằng cảm
quan và kính hiển vi.
- Nghiên cứu đánh giá độ dẫn điện riêng, kích thước tiểu phân và
pH của các mẫu nhũ tương phối hợp.
- Nghiên cứu đánh giá tương tác hóa học trong mẫu nhũ tương
phối hợp.
16
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp xác định sơ bộ kích thước tiểu phân bằng kính
hiển vi
Nguyên tắc: Sử dụng kính hiển vi vật kính 100 cùng với trắc vi thị kính
Tiến hành : Lấy mỗi mẫu 0.1ml pha loãng trong 20ml nước cất. Dùng pipet
Pasteur chấm một giọt nhỏ lên phiến kính. Dùng lam kính dàn mỏng lớp
mẫu. Soi trên kính hiển vi sơ bộ đếm các giọt ở từng vùng kích thước khác
nhau. Làm như vậy với mỗi mẫu 3 lần, lấy kết quả trung bình [8,31].
2.3.2. Phương pháp xác định kích thước tiểu phân
Tiến hành xác định KTTP trên máy đo KTTP HORIBA LA-950

theo nguyên tắc tán xạ laser
Khi chiếu tia laser vào các tiểu phân có kích thước khác nhau sẽ thu
được mức độ tán xạ ánh sáng khác nhau. Dựa vào mức độ tán xạ của
chùm tia sáng sau khi va đập vào tiểu phân có thể tính được kích thước
tiểu phân theo thuyết Mie [11].
Phương pháp tán xạ laser đưa ra kết quả là tỷ lệ phần trăm thể tích
của các hạt theo đường kính tiểu phân. Khi chiếu tia laser tới tiểu phân,
tại rìa tiểu phân xảy ra hiện tượng tán xạ ánh sáng mạnh và trên nền ta
thu được hình ảnh của tiểu phân ( nhờ Detector nhận biết hình ảnh ).
Thông thường để đánh giá một cách chuẩn xác người ta thường dùng
hệ số giao thoa ánh sáng trên một micromet:
SCPM = C
sca
. ( 4π r
3
/3 )
Hệ số giao thoa tán xạ được tính theo công thức:
S = 0.75
*
( 1 - cos θ ) . SCPM
Trong đó : cos θ là cosin góc tán xạ trung bình
Từ phân tích mối tương quan giữa kích thước tiểu phân và S ta tính
được kích thước của tiểu phân
17
Tiến hành đo
Mẫu cần phân tích được phân tán đều trong nước ( bằng siêu âm )
với tỷ lệ nhất định, cho vào buồng đựng mẫu, lựa chọn chỉ số khúc xạ
tương ứng với mỗi mẫu khác nhau và các chế độ rung, khuấy, tuần
hoàn tối ưu. Nguồn tia sáng laser được phát ra, qua hệ thống lọc và
đập vào các tiểu phân. Năng lượng của nguồn sáng laser làm tiểu

phân nhiễu xạ, từ đó cho ra các thông tin về kích thước tiểu phân nhờ
một hệ thống có gắn máy tính sử dụng phần mềm chuyên dụng.
Một số mẫu chuẩn đã được nạp sẵn bộ vi xử lý để đối chiếu, so
sánh với mẫu đang cần xác định và cho ra thông tin chính xác về mẫu
tiểu phân cần phân tích. Thông tin về kích thước tiểu phân sẽ được
qua máy thu và hệ thống khuếch đại rồi in ra kết quả.
2.2.3. Phương pháp đo độ dẫn điện riêng
Tiến hành đo theo nguyên tắc nêu trong tài liệu [1]
- Sử dụng chất điện ly chuẩn đã biết độ dẫn điện riêng κ
ch
hiệu
chỉnh máy đo về giá trị chuẩn của chất điện ly.
- Rót mẫu cần đo vào cốc đo của máy. Tiến hành đo độ dẫn điện
của mỗi mẫu. Tiến hành 3 lần lấy kết quả trung bình
2.3.4. Phương pháp bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid
Công thức cho 500ml nhũ tương lipid 10% :
Dầu đậu nành 50g
Lecithin 3g
Glycerin 11g
Nước cất pha tiêm vừa đủ 500ml
Phương pháp bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid được tiến hành dựa
trên các nghiên cứu trước đó [7,12,23]. Tiến hành theo sơ đồ 2.3 trang 18.
18
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ các giai đoạn bào chế nhũ tương lipid
Pha nước
( 70-80ºC )
Nhũ tương đặc
( khuấy từ, 70ºC )
19
Nước cất+Glycerin

( 100ºC/ 1h )
Lecithin
Dầu thực vật
( 121ºC/ 15 phút )
Pha dầu
( 60-70ºC )
Nhũ tương
(siêu âm đồng nhất hóa,
70ºC )
Đóng chai, dán nhãn
Nước cất pha
tiêm
Dung dịch
NaOH 0.1N
Nguyên tắc bào chế nhũ tương tiêm truyền lipid
- Hấp tiệt trùng dầu ở 121ºC/ 15 phút.
- Nước đạt tiêu chuẩn nước cất pha tiêm theo dược điển. Các nguyên
liệu: glycerin, lecithin, dầu đạt tiêu chuẩn dược điển và vô khuẩn.
- Tiến hành pha chế trong điều kiện vô khuẩn
- Tiến hành bào chế theo phương pháp 1.2.2.1; 1.2.2.2; 1.2.2.3 đã trình
bày ở mục 1.2.2.
- Tùy theo từng phương pháp tiến hành phối hợp từ từ pha dầu vào pha
nước hoặc ngược lại, hoặc phối hợp đồng thời 2 pha không qua giai đoạn
tạo nhũ tương đặc.
- Khi lecithin nằm trong pha dầu, tiến hành tương tự như trên sơ đồ, khi
đó pha dầu gồm: dầu và lecithin; pha nước gồm glycerin và nước cất.
2.3.5. Phương pháp bào chế dịch truyền phối hợp nhũ tương lipid
với dung dịch tiêm truyền glucose 10%; 30% với dung dịch tiêm
truyền acid amin và dung dịch tiêm truyền các chất điện giải
Nguyên tắc pha chế phối hợp các dịch truyền:

- Pha loãng nhũ dịch tiêm truyền 10% bằng glucose 10%, sau đó pha
loãng tiếp bằng glucose 30%, khuấy đều cho đồng nhất.
- Thêm từ từ dung dịch vaminolact 6.5% vào nhũ tương đã pha loãng ở
trên, đồng nhất hóa bằng máy khuấy từ và máy siêu âm.
- Tiếp tục thêm từ từ dung dịch chất điện giải NaCl 0.9%; KCl 10%và
CaCl
2
10% vào hỗn hợp trên, vừa thêm vừ khuấy từ và siêu âm.
- Đồng nhất hóa hỗn hợp bằng khuấy từ và siêu âm.
Các chế phẩm sử dụng đều phải đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm thành phẩm
và các giai đoạn pha chế được thực hiện trong điều kiện vô khuẩn.
2.3.6. Phương pháp định lượng acid amin
Định lượng acid amin bằng phương pháp HPLC
20
Điều kiện sắc ký:
- Thiết bị: máy HPLC Agilent 1200 VKN/VL/06.19; cột Hypersil
ODS, 5 μm ( 250 * 4.6mm )
- Bước sóng phát hiện: 338nm
- Tốc độ dòng: 1μl/ phút
- Tiêm mẫu: 20μl
Pha mẫu chuẩn: Hút 5 ml mẫu chuẩn pha trong 100ml HCl 0.1N. Siêu
âm và lọc, để phản ứng xảy ra. Sau đó tiến hành tiêm mẫu.
Pha mẫu thử: Hút 5ml mẫu thử pha trong 20ml HCl 0.1N. Siêu âm và
lọc, để phản ứng xảy ra. Sau đó tiến hành tiêm mẫu.
Tiến hành: Hút 4 μl dung dịch thử ( chuẩn ), 4 μl dung dịch thuốc thử
OPA, 4 μl dung dịch thuốc thử FMOC, 12 μl đệm borat pH10.4, lắc đều.
Sau 3 phút tiêm vào hệ thống sắc ký
Cách tính:
1
100 1000

(%) 100%
100 5
c
nhan
m
St
X x x x x
Sc HL
=
2
20 1000 295,4
(%) 100%
100 5 60
c
nhan
m
St
X x x x x x
Sc HL
=
Trong đó : X
1
là nồng độ acid amin ban đầu trước khi phối hợp ( tại
thời điểm 0 h)
X
2
là nồng độ acid amin sau 4h bảo quản ở điều kiện nhiệt
độ phòng
HL
nhan

: Hàm lượng acid amin trên nhãn
21
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ
VÀ BÀN LUẬN
3.1. Khảo sát sơ bộ lựa chọn nguyên liệu và phương pháp bào chế
nhũ tương tiêm truyền lipid
Công thức cho 50ml nhũ tương lipid:
1.Dầu thực vật 5g
2. Lecithin 0.3g
3. Glycerin 1.1g
4. Nước cất pha tiêm vừa đủ 50ml
Để lựa chọn được thành phần pha dầu, pha nước và phương pháp
bào chế nhũ tương lipid, chúng tôi tiến hành khảo sát các mẫu dầu và
phương pháp bào chế nhũ tương.
Theo các nghiên cứu của các tài liệu đã nghiên cứu , chúng tôi tiến
hành khảo sát lựa chọn pha dầu của nhũ tương lipid từ 3 mẫu dầu nguyên
liệu : Dầu 1: dầu vừng ; Dầu 2 : dầu đậu nành; Dầu 3 : dầu đậu nành
tinh chế
và khảo sát 2 cách phối hợp chất nhũ hóa (Lecithin) vào nhũ tương :
- Cách 1 : phối hợp CNH vào pha nước
- Cách 2 : phối hợp CNH vào pha dầu
với 3 phương pháp bào chế nhũ tương theo trình tự phối hợp hai pha:
Phương pháp a : phân tán pha dầu vào pha nước :
- Chuẩn bị pha nước: cân các thành phần theo lượng ghi trong công thức
+ CNH trong pha nước: phân tán lecithin trong glycerin và nước
cất (5ml), khuấy đến đồng nhất thu được pha nước. Giữ pha nước ở 70-
80ºC.
22
+ CNH trong pha dầu: phân tán glycerin trong nước cất (5ml),
khuấy đến đồng nhất thu được pha nước. Giữ pha nước ở 70-80ºC.

- Chuẩn bị pha dầu: cân theo lượng trong công thức, đun nóng ở 70ºC.
- Tạo nhũ tương đặc : nhỏ từ từ pha dầu vào pha nước, sử dụng lực gây
phân tán là khuấy từ ( 700 vòng/ phút), chiều dài cánh khuấy 3cm.
- Pha loãng nhũ tương đặc bằng nước cất (70-80ºC). Siêu âm với f = 60
Hz; biên độ 0.5mm; t= 15 phút, duy trì nhiệt độ nhũ tương ở 70ºC.
- Điều chỉnh thể tích nhũ tương vừa đủ 50ml.
Phương pháp b : phân tán pha nước vào pha dầu :
- Chuẩn bị pha nước: cân các thành phần theo lượng ghi trong công thức
+ CNH trong pha nước: phân tán lecithin trong glycerin và nước
cất (5ml), khuấy đến đồng nhất thu được pha nước. Giữ pha nước ở 70-
80ºC.
+ CNH trong pha dầu: phân tán glycerin trong nước cất (5ml),
khuấy đến đồng nhất thu được pha nước. Giữ pha nước ở 70-80ºC.
- Chuẩn bị pha dầu: cân theo lượng trong công thức, đun nóng ở 70ºC.
- Tạo nhũ tương đặc : nhỏ từ từ pha nước vào pha dầu, sử dụng lực gây
phân tán là khuấy từ ( 700 vòng/ phút), chiều dài cánh khuấy 3cm.
- Pha loãng nhũ tương đặc bằng nước cất (70-80ºC). Siêu âm với f = 60
Hz; biên độ 0.5mm; t= 15 phút, duy trì nhiệt độ nhũ tương ở 70ºC.
- Điều chỉnh thể tích nhũ tương vừa đủ 50ml.
Phương pháp c : phân tán 2 pha dầu và nước vào nhau ở nhiệt độ thích
hợp ( 70-80ºC)
- Chuẩn bị pha nước: cân các thành phần theo lượng ghi trong công thức
+ CNH trong pha nước: phân tán lecithin trong glycerin và nước
cất (50ml), khuấy đến đồng nhất thu được pha nước. Giữ pha nước ở 70-
80ºC.
23
+ CNH trong pha dầu: phân tán glycerin trong nước cất (50ml),
khuấy đến đồng nhất thu được pha nước. Giữ pha nước ở 70-80ºC.
- Chuẩn bị pha dầu: cân theo lượng trong công thức, đun nóng ở 70ºC
- Tạo nhũ tương: phối hợp 2 pha, sử dụng lực gây phân tán là khuấy từ

(700 vòng/ phút), chiều dài cánh khuấy 3cm và siêu âm vời tần số f = 60
Hz/ 15 phút, biên độ 0.5mm.
- Điều chỉnh thể tích nhũ tương vừa đủ 50ml.
Sơ đồ các giai đoạn bào chế nhũ tương lipid được trình bày trong
sơ đồ 2.3 mục 2.3.4
Thành phần và phương pháp bào chế của các mẫu nhũ tương lipid
nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1
Bảng 3.1. Thành phần và phương pháp bào chế của các mẫu nhũ tương
lipid nghiên cứu
STT Mẫu Thành phần Cách tiến hành
Pha dầu Pha nước
1 M1.1.a Dầu 1 2+3+4 Phương pháp a
2 M1.2.a Dầu 1+ 2 3+4
3 M1.1.b Dẩu 1 2+3+4 Phương pháp b
4 M1.2.b Dầu 1+ 2 3+4
5 M1.1.c Dầu 1 2+3+4 Phương pháp c
6 M1.2.c Dầu 1+ 2 3+4
7 M2.1.a Dầu 2 2+3+4 Phương pháp a
8 M2.2.a Dầu 2+ 2 3+4
9 M2.1.b Dầu 2 2+3+4 Phương pháp b
10 M2.2.b Dầu 2 + 2 3+4
11 M2.1.c Dầu 2 2+3+4 Phương pháp c
12 M2.2.c Dầu 2 + 2 3+4
13 M3.1.a Dầu 3 2+3+4 Phương pháp a
14 M3.2.a Dầu 3 + 2 3+4
15 M3.1.b Dầu 3 2+3+4 Phương pháp b
16 M3.2.b Dầu 3 + 2 3+4
17 M3.1.c Dầu 3 2+3+4 Phương pháp c
18 M3.2.c Dầu 3+ 2 3+4
24

Sau khi bào chế được các mẫu nhũ tương tiến hành khảo sát sơ bộ
KTTP trên kính hiển vi có trắc vi thị kính theo phương pháp nêu trong
mục 2.3.1.
Kết quả sơ bộ đánh giá cảm quan và kích thước tiểu phân của các
mẫu nhũ tương lipid nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2. Kết quả sơ bộ đánh giá cảm quan và kích thước tiểu phân của
các mẫu nhũ tương lipid nghiên cứu
STT Mẫu Kết quả
Cảm quan KTTP
1 M1.1.a Có hiện tượng phân lớp
khi pha loãng nhũ tương,
siêu âm tạo nhũ tương
đồng nhất.
61% hạt có kích thước
khoảng 300nm. 39% các hạt
có kích thước khoảng 500-
700nm, xuất hiện một vài
hạt có kích thước khoảng 1-
3μm
2 M1.2.a Nhũ tương đặc đồng
nhất. Pha loãng có hiện
tượng phân lớp, siêu âm
không đồng nhất.
Không xác định
3 M1.1.b Nhũ tương đặc phân lớp.
Pha loãng có hiện tượng
phân lớp, siêu âm tạo nhũ
tương đồng nhất.
58% hạt có kích thước
khoảng 300nm. 42% các hạt

có kích thước khoảng 500-
700nm, xuất hiện một vài
hạt có kích thước khoảng 1-
3μm
Bảng 3.2 Kết quả sơ bộ đánh giá cảm quan và kích thước tiểu phân của
các mẫu nhũ tương lipid nghiên cứu (tiếp theo)
25

×