Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đồ án tìm hiểu SEO và thiết kế website bán hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.81 KB, 37 trang )

CHƯƠNG I: TÌM HIỂU SEO
1.1. GIỚI THIỆU:
SEO được viết tắt của Search Engines Optimization được dịch sang tiếng Việt là
tối ưu hóa website với công cụ tìm kiếm. Từ khi các công cụ tìm kiếm ra đời đã
đưa ra rất nhiều thuật toán sắp xếp nhằm đem lại những thông tin hữu ích cho
người dùng, các thuật toán này được lưu hành bí mật nên không có ai biết được
cách thức làm việc của các thuật toán này như thế nào nhưng những người làm
SEO website dùng những suy đoán và kinh nghiệm của mình để tìm cách đưa
được website của mình lên thứ hạng mong muốn.
Ngoài đưa website lên top thì hiện nay google còn hỗ trợ đưa các thành phần trong
website lên như video, image.
1.2. LỊCH SỬ:
Đầu phiên bản của thuật toán tìm kiếm dựa vào quản trị trang web cung cấp thông
tin như các thẻ meta từ khoá, hoặc tập tin chỉ mục như ALIWEB. Thẻ meta cung
cấp một hướng dẫn đến nội dung của mỗi trang.
Sử dụng dữ liệu meta vào các trang chỉ mục được tìm thấy sẽ được ít hơn đáng tin
cậy, tuy nhiên, vì những sự lựa chọn của webmastermà các thẻ meta có sự chính
xác trong khả năng updata website lên má chủ tìm kiếm. Những dữ liệu không
chính xác, không đầy đủ, và không nhất quán trong thẻ meta có thể gây ra sự xếp
hạng không đúng vị trí cho các tìm kiếm không liên quan. Việc cung cấp nội dung
đựoc tối ưu hóa và một số thuộc tính trong mã nguồn HTML đối với một trang
web cần phải chính xác để có được kết quả tốt trên công cụ tìm kiếm.
Bằng cách dựa quá nhiều vào các yếu tố như mật độ từ khóa đó được độc quyền
trong vòng kiểm soát của một webmaster, công cụ tìm kiếm sớm bị lạm dụng vào
thao tác xếp hạng. Để cung cấp kết quả tốt hơn cho người dùng của họ, công cụ
tìm kiếm đã phải thích ứng để đảm bảo kết quả của các trang đã cho thấy các kết
quả tìm kiếm có liên quan nhất, thay vì các trang không liên quan nhồi với từ khoá
nhiều bởi webmaster vô đạo đức. Các công cụ tìm kiếm đã phản ứng lại bằng cách
phát triển phức tạp hơn thuật toán xếp hạng, có tính đến các yếu tố bổ sung mà gây
nhiều khó khăn cho quản trị web để thao tác.
Sinh viên ở Đại học Stanford,, Larry Page và Sergey Brin, đã phát triển “backrub”,


một công cụ tìm kiếm dựa trên một thuật toán toán học để đánh giá sự nổi tiếng
của các trang web. Và đã cho ra đời thuật toán Pagẻank, PageRank là một thuật
toán đánh giá khả năng liên kết sâu và rộng của website đó. Thuật toán PageRank
ước tính khả năng của một trang nhất định qua yếu tố người sử dụng web vào xem
website và số người ngẫu nhiên vào website và các liên kết từ website đó đến các
website khác và ngược lại. Như vậy, PageRank được xác định yếu tố ngẫu nhiên
truy cập cho người dùng cao hơn. Thực tế thì lại khác, Pagerank hiện nay chỉ là
một yếu tố xác định thứ hạng trên công cụ tìm kiếm thông qua mức độ phổ biến
liên kết và số người dùng ngẫu nhiên truy cập.
Page và Brin thành lập Google vào năm 1998. Google ngày càng thu hút người
dùng tìm kiếm và sử dụng ngày càng tăng do có nhiều người thích tính thiết kế
website đơn giản của google.Các yếu tố trang web như PageRank và phân tích
siêu liên kết được coi là những yếu tố quan trọng (như tần số từ khóa, thẻ meta,
tiêu đề, liên kết và cấu trúc trang web) để cho phép website xuất hiện trên các
công cụ tìm kiếm. Nhiều trang web bắt đầu tập trung vào việc trao đổi, mua, bán
và các liên kết, hay hơn hết là việc spam liên kết website, thường đựoc xây dựng
trên quy mô lớn để đạt đựoc thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm google.
Đến năm 2004, công cụ tìm kiếm google đã kết hợp một loạt các yếu tố không tiết
lộ trong các thuật toán xếp hạng của họ để giảm tác động của các thao tác liên kết.
Google nói : các thuật toán đựoc sử dụng hơn 200 cách khách nhau để xác định
thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm để giảm thiểu các thủ thuật can thiệp thứ
hạng google. Đáng chú ý như Rand Fishkin, Barry Schwartz, Aaron Wall and Jill
Whalen, đã nghiên cứu các phương pháp khác nhau để tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm, và đã công bố ý kiến của mình tại các diễn đàn trực tuyến và website trao
đổi về SEO, cùng nhìn nhận về sự quan trọng của website trên công cụ tìm kiếm…
Năm 2005, Google bắt đầu cá nhân hóa những kết quả tìm kiếm cho mỗi người
dùng. Tùy thuộc vào lịch sử của họ về tìm kiếm trước đây, Google crafted ghi
nhận kết của tìm kiếm của người dùng. Năm 2008, Bruce Clay nói rằng “xếp hạng
là chết” vì tìm kiếm được cá nhân hoá. Nó sẽ trở thành vô nghĩa như thế nào khi
mỗi người chỉ thấy mỗi kết quả khác nhau và độc lập.

Năm 2007, Google công bố một chiến dịch chống lại các liên kết trả tiền (buy/sell
links).
Ngày 15 tháng 6 năm 2009, Google tiết lộ rằng họ đã thực hiện các biện pháp để
giảm thiểu những tác động của PageRank do sử dụng các thuộc tính nofollow trên
các liên kết. Matt Cutts, Một phần mềm nổi tiếng kỹ sư tại Google, tuyên bố rằng
Google Bot sẽ không theo các liên kết có thẻ ”nofollow” để ngăn chặn việc sử
dụng liên kết bừa bãi hay liên kết các website không tương thích, tránh cho việc
thất thoát thứ hạng và đánh giá SEO. Để tránh việc thất thoát ranking ở trên,Các
nhà phát triển web nên tránh sử dụng Javascript để giảm thất thoát thứ hạng và thẻ
”nofollow” để nâng tầm quan trọng page rank lên. Ngoài ra một số giải pháp đã
được đề xuất bao gồm việc sử dụng iframes, Flash và Javascript vẫn nên hạn chế.
Trong tháng 12 năm 2009 Google tuyên bố sẽ được sử dụng lịch sử tìm kiếm web
của tất cả người dùng của mình để xếp hạng kết quả tìm kiếm.
Tìm kiếm theo thời gian thực được giới thiệu vào cuối năm 2009 trong một nỗ lực
để làm cho kết quả tìm kiếm kịp thời và có liên quan.Với sự phát triển của các
công nghệ truyền thông, kết quả tìm kiếm thời gian thực giúp cho website hiện thị
nhanh chóng trên công cụ tìm kiếm một cách nhanh chóng, giúp người tìm kiếm
nắm bắt hiện tại thông tin trong môi trường siêu thông tin.
Năm 2010: Khởi đầu là việc cho thay đổi hình nền trang chủ Google (không được
yêu thích cho lắm, vì người dùng quen với giao diện đơn giản của Google quá rồi)
Google Instant – Tìm kiếm nhanh chóng với suggest box tích hợp sẵn trên công cụ
tìm kiếm Google (đặc biệt trên Google Chrome).
Sự thay đổi trong Google Search Images – Tìm kiếm hình ảnh:
Được bố trí theo kiểu lát gạch: Giúp bạn nhìn thấy được nhiều hình ảnh hơn
Giao diện Scroll linh hoạt: Cho phép bạn xem đến 1000 bức ảnh mà không phải di
chuyển qua lại giữa các trang như trước nữa
Larger thumbnail previews: Những bức ảnh xuất hiện ở trang kết quả tìm kiếm
được hiển thị to hơn và có độ phân giải nét hơn trước
Một cửa sổ sẽ xuất hiện khi bạn di chuột đến một hình ảnh được thu nhỏ ở trang
kết quả tìm kiếm, cửa sổ này cho phép bạn xem hình ảnh đó với kích thước lớn

hơn, hiển thị nhiều thông tin hơn về hình ảnh hơn và bao gồm cả tính năng xem
những hình ảnh tương tự khác.
Một khi bạn nhấp chuột vào một hình ảnh tại trang kết quả, hình được được chọn
sẽ hiển thị đúng kích cỡ và trang web/blog chứa ảnh đó cũng sẽ xuất hiện phía sau
nhưng mờ hơn….
Năm 2011: Đầu năm là sự nổ rộ việc công bố: Google sẽ mở chiến dịch chống
website spam trong năm 2011 và Google tuyên chiến với các Content Farm, điển
hình của chiến dịch này đó là google cho ra đời thuật toán Panda.
Năm 2012: là năm mà các thuật toán của google lần lượt ra đời như penguin và
zerbra, năm này là năm có nhiều biến động về thuật toán nhất của google.
1.3. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC.
1.3.1. Về lý thuyết:
Giúp mọi người hiểu được cách thức làm việc của một bộ máy tìm kiếm(SE), có
thể hiểu cách thức để đưa một website đạt được kết quả cao trên các công cụ tìm
kiếm(SE).
1.3.2. về thực hành:
Biết cách phân tích độ khó và độ cạnh tranh của một từ khóa, có thể đưa một vài
từ khóa lên top của các công cụ tìm kiếm, nhất là đưa lên top các công cụ tìm kiếm
phổ biến nhất như google. Trong phần thực hành này chúng tôi sẽ thực hiện đưa
một vài từ khoá lên top của công cụ phổ biến nhất tại Việt Nam google.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – KẾ HOẠCH LÀM VIỆC.
Phương pháp nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
Về phương pháp nghiên cứu thì chúng ta phải kết hợp cả lý thuyết và thực hành vì
SEO là một phần của marketing online nên để kết quả SEO được cho là tốt thì các
từ khoá phải là các từ mà có nhiều người tìm kiếm nhất và kết quả đạt được là
website được SEO phổ biến với mọi người xét cho cùng thì làm SEO website
cũng chỉ là dùng thủ thuật để đưa website đạt thứ hạng cao nên cách làm là học
hỏi những website đã đạt thứ hạng cao chúng ta kiểm tra xem cách thức họ làm
như thế nào, kiểm tra các thông số cơ bản như số link liên kết trỏ đến, nguồn link
từ đâu, mật độ từ khóa ra sao và cấu trúc onpage chuẩn như thế nào.

1.5. BỐ CỤC.
Những nội dung chính mà chúng ta sẽ trình bày bao gồm.
Đầu tiên là giới thiệu chung về SEO cũng như lịch sử ra đời và hình thành lĩnh
vực này, thứ hai là chúng ta cùng tìm hiểu về cách thức hoạt động của các bộ máy
tìm kiếm, thứ ba chúng ta sử dụng các kiến thức lập trình để tối ưu hoá một
website chuẩn SEO, cuối cùng là kết luận và đưa ra được những mục tiêu đã đạt
được sau khi hoàn thành đề tài.
TỔNG QUAN BỘ MÁY TÌM KIẾM:
Bộ máy tìm kiếm(Search Engine - viết tắt là SE) là công cụ được các nhà cung cấp
xây dựng để cho người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin trên môi trường internet
bao la. Là nơi mà bạn tìm thấy bất kỳ thông tin nào bằng cách gõ các cụm từ hoặc
từ tìm kiếm. Bộ máy tìm kiếm sẽ trả về một danh sách kết quả tìm kiếm là các
trang web mà bộ máy tìm kiếm đã tổng hợp.
Cách bộ máy tìm kiếm làm việc:
Bộ máy tìm kiếm làm việc bằng cách lưu trữ thông tin về nhiều trang web. Những
thông tin này sẽ được thu thập bởi các Spider (chính là Web crawling) và nội dung
của mỗi trang sẽ được phân tích để bộ máy tìm kiếm quyết định nên index cái nào
(ví dụ, những từ khoá được thu thập từ các titles, heading hay một số trường đặc
biệt gọi là meta tags) để trả về những thông tin mà người tìm kiếm mong muốn
nhất. Dữ liệu về những trang Web sẽ được lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu chỉ mục để
sử dụng cho những lần truy vấn sau. Một số bộ máy tìm kiếm, như Google chẳng
hạn, sẽ lưu trữ toàn bộ hay một phần trang gốc (được xem như một cache) cũng
như thông tin về trang Web đó, trái lại với một số bộ máy tìm kiếm khác, như
AltaVista, sẽ lữu trữ tất cả các từ của những trang mà nó tìm thấy.
Các bộ máy tìm kiếm nổi tiếng:
Ở Việt Nam có đến 95% người sử dụng "Google". Nói đến tìm kiếm thì người ta
nghĩ ngay đế google chứ không nghĩ đến bất cứ bộ máy tìm kiếm nào khác, ở Việt
Nam có câu “dân ta phải biết sử ta, cái gì không biết thì tra google”. Ngoài ra, có
những bộ máy tìm kiếm nổi tiếng như Yahoo, Bing, Yandex(Phổ biến ở Nga),
Baidu(phổ biến ở Trung Quốc)

CẤU TẠO CHUNG CỦA BỘ MÁY TÌM KIẾM:
Bộ máy tìm kiếm được tạo thành bởi 3 yếu tố chính: Spider, Index và Query.
Spider:
Là một con robot được các bộ máy tìm kiếm lập trình bằng các thuật toán có
nhiệm vụ len lỏi khắp nơi trên mạng để tìm kiếm, ghé thăm những website mới để
lập chỉ mục, đưa website vào danh mục của nó. Các spider rất quan tâm đến các
đường liên kết(Hyperlink), do thông qua các đường liên kết này, nó có thể tiếp tục
đến các trang web khác.
Index:
Thu nhận tất cả thông tin mà các spider mang về và dùng một thuật toán vô cùng
phức tạp để lập chỉ mục tất cả dữ liệu này theo từng từ, cụm từ. Việc lập chỉ mục
này sẽ giúp các bộ máy tìm kiếm nhanh chóng tìm ra và tiếp cận nguồn dữ liệu
khổng lồ mà nó lưu giữ. Ngoài việc lập chỉ mục, các phần mềm index còn sử dụng
nhiều thuật toán khác nhau để phân tích, đánh giá các trang web và ấn định thứ
hạng cho chúng. Nhờ vào đó bộ máy tìm kiếm đánh giá tầm quan trọng của mỗi
trang web đối với người dùng đang tìm kiếm.
Query:
Là những gì người dùng nhìn thấy hay còn gọi là giao diện khi sử dụng bộ máy
tìm kiếm. Nó bao gồm ô để gõ từ khóa và ra lệnh tìm kiếm. Bộ máy tìm kiếm sẽ
đưa ra những trang web phù hợp, liên quan đến từ khóa của bạn. Tuy vậy, thực
chất thì phần mềm query không trực tiếp tìm kiếm các trang web, nó chỉ lấy ra các
dữ liệu đã được phần mềm index lưu trữ, đánh giá và sắp xếp.
Đó là tất cả những gì bạn cần biết về công cụ tìm kiếm. Một cách ngắn gọn nhất,
nó làm mọi công việc khó khăn là tập hợp, phân tích và sắp xếp các trang web.
Bạn chỉ việc gõ từ hoặc cụm từ cần tìm và ra lệnh tìm kiếm, các công cụ tìm kiếm
sẽ đưa ra danh sách kết quả phù hợp với yêu cầu của bạn.
FILE ROBOT :
File Robots.txt là gì?
Khi một search engine tìm đến Website nào đó, nó sẽ tìm đến file robots.txt đầu
tiên. File robots.txt cho search engine đó biết rằng, Website này có thể index hoặc

không (tùy theo lệnh được viết trong file robots.txt).
Thực chất, file robots.txt là một tập tin văn bản đơn giản (không chứa mã HTML)
được đặt trong thư mục gốc của web site, ví dụ
* />Sau đây là cách tạo ra file robot
Các dòng lệnh trong file này có cấu trúc như sau:
User-agent: googlebot
Disallow: /cgi-bin/
Trong đó User-agent: là đại diện của một search engine, Googlebot là spider của
Google. Trong ví dụ này, chỉ các spider của Google là được phép index web site.
Disallow: là không cho phép thực hiện điều gì đó. ở ví dụ trên là không cho phép
các spider index thư mục "cgi-bin" trong web site.
Một ví dụ nữa:
User-agent: googlebot
Disallow: /images
Tất cả các trang nằm trong thư mục images sẽ không được index.
Nếu bạn muốn tất cả các search engine có thể index web site của bạn, nhưng
không được index các trang trong thư mục "cgi-bin" thì sử dụng lệnh sau:
User-agent: *
Disallow: /cgi-bin/
Những điều nên tránh:
+ Không sử dụng các chú thích trong file robots.txt, nó có thể làm cho các spider
của search engine bị lầm lẫn. Ví dụ:
"Disallow: support # Don't index the support directory" might be misinterepreted
as
"Disallow: support#Don't index the support directory".
+ Không được để khoảng trắng ở đầu dòng lệnh, ví dụ:

User-agent: *
Disallow: /cgi-bin/
+Không thay đổi trật tự của các dòng lệnh. Ví dụ:

Disallow: /support
User-agent: *
+ Không sử dụng quá một thư mục trong dòng lệnh Disallow. Ví dụ:
User-agent: *
Disallow: /support /cgi-bin/ /images/
các search engine không hiểu định dạng trên. bạn nên viết thế này:
User-agent: *
Disallow: /cgi-bin/
Disallow: /images/
+Phải chắc chắn các mệnh đề, từ sử dụng trong lệnh là đúng. Ví dụ, thư mục của
bạn là "cgi-bin" (viết thường, không viết hoa), nhưng khí vào lệnh, bạn lại viết là
"Cgi-Bin" thì các spider sẽ không hiểu.
+ Không nên dùng lệnh Allow trong file robots.txt, bởi vì trong web site của bạn
chắc chắn sẽ có một số trang hoặc một số thành phần bạn không muốn bị người
khác "nhòm ngó". nếu bạn sử dụng lệnh Allow, tất cả mọi ngóc ngách trong
website của bạn sẽ được index toàn bộ!
Index – bộ lập chỉ mục:
Index là cập nhật dữ liệu vào chỉ mục của bộ máy tìm kiếm, Nói cách khác là
website đã được bộ máy tìm kiếm lưu trữ lại thông tin, nghe thì có vẻ dễ dàng
nhưng các bộ máy tìm kiếm có quá trình index rất phức tạp.
SE có một phụ trách đi lấy dữ liệu này được gọi là robot hay còn gọi là spider.
Các robot sử dụng một quy trình dựa trên thuật toán xác định các trang web để thu
thập dữ liệu, tần số và số lượng trang để tìm nạp từ mỗi trang web.
SE cập nhật dữ liệu nhanh hay chậm phụ vào website của chúng ta, một website
muốn được index nhanh cần phải up bài thường xuyên, lượng truy cập đều…
HỆ THỐNG RANK:
Hệ thống rank giống như thang điểm để các công cụ tìm kiếm đánh giá chất lượng
của website mà nó thu thập, tôi xin liệt kê 2 hệ thống rank thông dụng đó là google
pagerank và alexa pagerank.
Google PageRank :

Google PageRank là hệ thống kiểm định giá trị liên kết nhận được, dựa vào số
lượng và chất lượng liên kết, để quyết định tầm quan trọng của trang web. Ngoài
ra PageRank còn tính dựa trên những yếu tố khác mà Google không công khai.
Ngoài ra, đối với Google, PageRank là một trong những yếu tố then chốt (then
chốt, không phải duy nhất và quan trọng nhất) ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng trang
web trên các trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Tuy nhiên trang A có PageRank cao
chưa chắc xếp hạng tốt hơn trang B có PageRank thấp hơn nếu trang A có chủ đề
và nội dung không khớp với từ khóa người dùng gõ vào ô tìm kiếm Google.
PageRank có giá trị 0-10 và có thể nhìn thấy thông qua add-on SEOquake.
Google sẽ cập nhật PR 3 tháng 1 lần, ấn định vào 1 ngày nào đó.
PageRank của từng trang trong website độc lập nhau gọi là Internal PageRank
(thay đổi thường xuyên, có thể là một tuần vài lần và không nhận thấy qua
SEOquake).
Alexa rank:
Alexa Rank là thước đo mức độ phổ biến của các website. Chỉ số thứ hạng của
mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố là số trang web người dùng
xem (Page Views) và số người truy cập website (traffic).
Các số liệu thống kê của Alexa dựa trên những dữ liệu thu thập từ người dùng cài
đặt Alexa Toolbar.
Alexa Toolbar là một tiện ích giúp người dùng lướt web, hiện có khoảng hơn 10
triệu người dùng internet trên thế giới sử dụng công cụ này.
Làm thế nào để xem thứ hạng Alexa?
Bạn có thể sử dụng Alexa Toolbar – thanh công cụ hỗ trợ người dùng duyệt web:
>>tải Alexa Toolbar
Hoặc có thể kiểm tra trực tiếp tại Alexa.
Làm thế nào để tăng thứ hạng Alexa cho website?
Bạn nên tiến hành các chiến dịch quảng bá website định kỳ nhằm thường xuyên
thu hút khách truy cập website, tăng cao chỉ số Reach.
Trong website, nên có các phần thông tin có giá trị cao, cập nhật để thu hút khách
hàng thường xuyên quay lại website, tăng Page views.

Bạn cần bố trí nội dung, cấu trúc website sao cho thu nhận được thật nhiều cú
nhấp chuột của khách truy cập để tăng Page views nhưng vẫn mang lại cảm giác
thoải mái, tiện lợi.
TÌM HIỂU VỀ SEO:
SEO là gì?
SEO viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm). SEO là một tập hợp các phương thức nhằm nâng cao thứ hạng của một
website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là
một phương pháp tiếp thị trực tuyến.
Thuật ngữ SEO cũng được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa
công cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các
website của khách hàng. Các công cụ tìm kiếm hiển thị một số dạng danh sách
trong trang kết quả tìm kiếm (SERP) bao gồm danh sách kết quả có trả tiền (danh
sách quảng cáo, danh sách trả tiền theo click và thường được hiển thị dưới dạng
quảng cáo của nhà tài trợ) và danh sách kết quả ngẫu nhiên(tìm kiếm miễn phí),
được xếp hạng và đánh giá bởi máy tìm kiếm. Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng
tới việc nâng cao thứ hạng của danh sách tìm kiếm ngẫu nhiên(miễn phí) theo một
số từ khóa nhằm tăng số lượng và chọn lọc về nhu cầu tìm hiểu thông tin của
khách truy cập đến trang web.Hiện trên mạng Internet có 3 công cụ tìm kiếm hữu
hiệu nhất và phổ biến nhất:
Google (Google Inc)
Yahoo (Yahoo! Inc)
Bing (Microsoft Corporation).
Tại sao cần SEO?
Với mục tiêu của SEO là đạt được thứ hạng tìm kiếm cao trên danh sách các kết
quả được tìm thấy bới máy tìm kiếm trực tuyến dựa theo một nội dung (đại diện
bởi từ khóa) tìm kiếm nào đó, một website được SEO thành công sẽ mang lại giá
trị rất lớn cho công việc kinh doanh cũng như quảng cáo thương hiệu trực tuyến
của doanh nghiệp bạn. Rất đơn giản hãy so sánh tỉ lệ phù hợp về nhu cầu của
người sử dụng dịch vụ tìm kiếm web với một hình thức quảng cáo bất kỳ: Bạn

quan tâm, bạn muốn tìm hiểu thông tin về một vài loại sản phẩm bạn có ý định
mua và bạn Search. Trong khi các cách thức triển khai quảng cáo khác tới số
đông quần chúng, bạn đều mang hi vọng một số lượng người xem quảng cáo nào
đó đang có ý định sử dụng loại sản phẩm đang được quảng cáo.
3.1 KHẢO SÁT THÔNG TIN NGƯỜI DÙNG.
Hiện nay, đa số người dùng tìm kiếm các thông tin gì đều lên công cụ tìm kiếm
Google . Vì vậy SEO Google là một lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp
quảng bá thương hiệu , hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp mình hiện nay.

Việc đưa các từ khóa về thương hiệu, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp lên top
của Google để người dùng có thể tìm thấy trên công cu tìm kiếm không phải là
một chuyện dễ. Việc SEO Google cần phải có từng bước chi tiết thì mới có thể
SEO hiệu quả nhất. Công việc đầu tiên của SEO Google là khảo sát website .
Dưới đây là các bước để khảo sát một website trước khi SEO Google.
Domain đang sử dụng là gì? Website sử dụng công nghệ nào? Máy chủ đặt ở đâu?
Tốc độ nhanh hay chậm?
Kiểm tra tính tối ưu của website: tốc độ truy cập, cache dữ liệu, băng thông….
Kiểm tra khả năng SEO hiện tại: check lại các thẻ meta, title, description, content,
footer, xem đã đặt đúng chưa, có hiệu quả hay không?
Kiểm tra tốc độ load trang, số lượng ảnh, file flash… và các dữ liệu nặng khác
Xác định Rank hiện tại: rank Google, Alexa
Xác định vị trí website khi search trên Google với các từ khóa là domain, từ khóa
là tên công ty, từ khóa theo lĩnh vực hoạt động
Kiểm tra sitemaps hiện tại của trang, có sitemap hay không, sitemap có hiệu quả
không?
Số lượng page đã được Google, Yahoo, Bing index trên trang
Số lượng Backlink (link trên trang khác) tìm thấy trên Google
Kết thúc bước này, có thể biết được khả năng hiện tại của website, từ đó có
phương án sửa chữa, tối ưu, nâng cấp website phù hợp cho việc SEO.
3.1.1 Thành phần người sử dụng.

Trước khi SEO một website nào đó ta cần phải phân tích người sử dụng website
này là ai, phải biết được khách hàng đến với website với mục đích gì.
Ví dụ: website truyentranhtiachop.com là 1 website cho người dùng đọc truyện
online thành phần người sử dụng website này chủ yếu là thiếu niên, từ đó ta có thể
biết hướng phát triển nội dụng cho website theo hướng thích hợp với đối tượng
khách hàng đó nhất. Vì trong SEO phát triển nội dung rất quan trọng vì vậy phần
này ta cần phải phân tích kỹ và chính xác nếu không có thể đối mặt với khả năng
website hoạt động nhưng không có người nào truy cập hoặc truy cập chỉ vài phút
rồi thoát ra ngoài. Đối với website muabansaigon.net là website giới thiệu về nhà
hàng Camvi nên chúng ta sẽ phát triển theo hướng xây dựng thương hiệu uy tín,
tiếp đó ta sẽ tập trung viết những bài viết mang tính chất quảng bá về sản phẩm
của nhà hàng này. Vì SEO là một phần của marketing nên kết quả SEO có thành
công hay không nó còn phụ thuộc vào yếu tố chất lượng của sản phẩm nữa, vì nếu
sản phẩm đã tốt thì không cần phải quảng cáo quá nhiều thì khách hàng cũng tự
động tìm đến có câu “hữu xạ tự nhiên hương” mà.
3.1.2 Đối thủ cạnh tranh và hướng đi của muabansaigon.net.
I. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các
đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức
tranh về chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó họ có thể xác định những cơ
hội và thách thức. Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập tất cả các nguồn thông
tin phân tích về đối thủ vào một hệ thống, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển
khai và điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả nhất.
Dưới đây là một số bước để bạn có thể phân tích sự cạnh tranh trong việc làm Seo
1. Xác định đối thủ cạnh tranh
Điều tất yếu là bạn không thể phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn khi bạn không
biết họ là ai. Trong một số trường hợp thì việc xác định đối thủ cạnh tranh rất dễ
dàng – ví dụ: Nếu bạn có một doanh nghiệp off và bạn biết đối thủ cạnh tranh của
bạn có website. Thì bạn chỉ cần kiểm tra trang web của họ.
Trong một số trường hợp thì việc xác định đối thủ cạnh tranh không phải là dễ.

Đối thủ cạnh tranh của bạn có thể là các trang web trong danh sách niche của bạn,
các web đứng top với các từ khóa chính hoặc là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
cho các từ khóa đuôi dài.v v. Danh sách cạnh tranh này có thể rất nhiều và bạn
không thể giám sát hết hoặc phân tích hết các website này. Bạn có thể tìm kiếm
danh sách các từ khóa mục tiêu website bạn và liệt kê danh sách các website có
thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Bạn có thể xem đó là đối thủ cạnh tranh của
bạn.
2. Xem website đối thủ và bắt đầu phân tích những yếu tố cơ bản
Sau khi xác định được đối thủ cạnh tranh – bạn vào các website đó và bắt đầu
phân tích chúng. Bạn nên xem website của họ được thiết kế như thế nào, chất
lượng nội dung của họ, cách họ sử dụng các URL tỉnh hoặc động v v Các bước
xem xét cơ bản này có thể giúp bạn có thể định hướng được sự chuyên nghiệp khi
xây dựng website để cạnh tranh với họ.
3. Phân tích các từ khóa mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng
Từ khóa luôn luôn là yếu tố quan trọng để đánh giá cho sự thành công của Seo.
Nếu bạn đang gặp khó khăn về việc sử dụng từ khóa để Seo thì qua sự phân tích
các website đối thủ với những từ khóa mà họ đã sử dụng để lên top thì bạn có thể
sử dụng những từ khóa đó để xác định danh sách từ khóa làm seo cho website bạn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số công cụ gợi ý từ khóa để để xác định them
những từ khóa có thể đem lại traffic cho website của bạn. Bạn sẽ tìm thấy được
nhiều từ khóa hữu ích mà bạn đã bỏ qua.
Bạn cũng nên kiểm tra mật độ từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử
dụng. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra các vị trí của các từ khóa – trong title, Des,
MetaTags, Alt Img, trong URL, v…v
4. Kiểm tra backlink của đối thủ
Backlink cũng là một trong những yếu tố quyết định việc xếp hạng từ khóa. Bạn
nên kiểm tra kỹ tất cả các backlink của đối thủ cạnh tranh. Xác định số lượng,
nguồn gốc backlink đó, các anchor text được họ sử dụng, v v Bạn có thể dựa vào
đó để lên kế hoạch xác định số lượng và chất lượng backlink mà bạn cần phải tạo
để làm Link Building cho website bạn. Các bạn có thể sử dụng các công cụ trong

bài viết sau để kiểm tra.
5. Kiểm tra các yếu tố Seo khác
Ngoài từ khóa và backlink thì bạn cũng cần kiểm tra các yếu tố khác. Xem thứ
hạng đối thủ cạnh tranh của trang đối thủ trên Google và cả trên Ping và Yahoo.
Và xem xét thêm số lượng trang được Index trên các công cụ tìm kiếm.
6. Đánh giá sự hiện diện của đối thủ cạnh trạnh trên các trang Social Media
Social Media là một xu hướng mà hiện tại được rất nhiều website áp dụng rất
nhiều. Nó thực sự rất hiệu quả với việc đưa rất nhiều lưu lượng truy cập đến
website bạn. Đó là một lý do để bạn không thể bỏ qua việc kiểm tra những việc
mà các website đối thủ cạnh tranh đang làm trên các kênh Social Media.
Twitter, Google Plus và Facebook là các kênh Social có thể đem lại traffic rất lớn
cho 1 website. Và bạn có thể kiểm tra xem những công việc mà họ đã và đang làm
trên các kênh này như thế nào. Lúc đó bạn có thể lên kế hoạch để liệt kê ra những
công việc mà bạn phải làm trên các kênh này sẽ như thế nào. Bạn có thể Follow
hoặc kết bạn với các trang đối thủ để biết chính xác hơn những gì họ làm.
7. Phân tích việc quảng cáo của đối thủ
Một điều quan trọng cuối cùng trong việc phân tích đối thủ là việc xem xét các
website đó đã hoặc đang chạy quảng cáo của google và các quảng cáo từ các
nguồn khác. Chất lượng traffic từ các nguồn này đều rất chất lượng và đó là điều
rất tốt cho một chiến dịch Seo. Google adwords là một sự lựa chọn tối ưu nhất cho
việc kéo traffic về website của bạn khi bạn bắt đầu một chiến dịch Seo.
Phân tích đối thủ cạnh tranh là một công việc không bao giờ kết thúc. Tuy việc
phân tích đối thủ tốn khá nhiều thời gian nhưng đó là một công việc có thể giúp
bạn đánh giá được năng lực cạnh tranh của bản thân cũng như website bạn với họ.
Bạn có thể nhận ra nhiều điều hay từ đối thủ và sẽ giúp bạn làm Seo có thể hiệu
quả hơn.
II, Hướng đi của muabansaigon.net
Để có kết quả trong SEO thì ta phải có chiến lược SEO đúng đắn, bước đầu tiên là
lựa chọn từ khoá, bước lựa chọn từ khoá là bước quan trọng nhất trong SEO vì nếu
ta chọn từ khoá không có nghĩa hoặc là từ khoá không có ai tìm kiếm thì kết quả

SEO của chúng ta sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. để lựa chọn từ khoá
hiệu quả ta nên sử dụng các công cụ như google adwords, google trend để phân
tích độ cạnh tranh cũng như số người dùng tìm kiếm từ khoá đó trên internet và xu
hướng tìm kiếm một từ khoá nào đó.
Tiếp theo chúng ta sẽ tối ưu mã nguốn của website hay còn được gọi là SEO
onpage, nếu như chúng ta làm tốt bước này tỉ lệ thành công của chiến dịch SEO
coi như đã chắc ăn được 40% rồi.
Các thành phần trong SEO onpage
Tiếp theo một hoạt động của SEO mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là
SEO offpage, SEO offpage nói nôm na đó là SEO bên ngoài, thuật ngữ này nói về
các thủ thuật hay kỹ thuật mà SEOer sử dụng ở bên ngoài trang web như viết bài
quảng bá trên blog hay diễn đàn …
Cả 3 bước trên ta phải thực hiện đúng trình tự và làm đúng theo một khoảng thời
gian được vạch ra sẵn một cách nghiêm ngặt, mỗi bước phải làm thật kỹ càng nếu
không sẽ ảnh hưởng đến các bước tiếp theo và làm ảnh hưởng toàn bộ đến kết quả
của chiến dịch mà mình đang SEO.
3.2 XÂY DỰNG WEBSITE.
Để xây dựng một website đầu tiên chúng ta phải nắm vững những ngôn ngữ cơ
bản tạo thành một trang web như HTML(Hyper), CSS (style sheet ), javascript,
nhưng để tạo ra một trang web động(có thể cho người sử dụng tuỳ biến trên nội
dung của trang web như thêm xoá sửa nội dung) thì chúng ta phải sử dụng các
ngôn ngữ cao cấp hơn như java, ASP.net, PHP …
Nhưng nói chung cấu trúc của website được chia làm 2 phần.
Phần 1 các đoạn mã trong thẻ <head></head>,phần 2 các đoạn mã trong
thẻ<body></body>, phần 1 các đoạn mã này là các đoạn mã thêm vào nhằm hỗ trợ
cho website như thêm vào style cho website ta thêm vào đoạn sau:
<style>
Body
{
Background: black;

}
</style>
Đoạn mã ở trên có nghĩa là ta đang đổi màu nền cho body thành màu đen.
Còn phần 2 của trang web là phần hiển thị ra ngoài website, ví dụ ta có đoạn mã
<body>
<h1>Đồ án tìm hiểu SEO</h1>
</body>
Đoạn mã này có nghĩa là hiển thị chữ “Đồ án tìm hiểu SEO” ra ngoài website với
cỡ chữ heading 1.
3.2.1 Chọn tên miền.
Tên miền “noithatdepsg.com” được cung cấp bởi nhà cung cấp tên miền công ty
SPT
3.2.2 Chọn Hosting.
Hosting linux với băng thông 4GB và dung lượng 400MB.
3.2.3 Mã nguồn phát triển.
Website muabansaigon.net được phát triển bởi mã nguồn thuần PHP,PHP
(Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ lập trình script rất thông dụng, được dùng để
phát triển website và các ứng dụng mã nguồn mở, hoạt động ở trên máy chủ.Ngôn
ngữ lập trình PHP được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn,
cú pháp giống C và Java. PHP rất dễ học nên đã nhanh chóng trở thành ngôn
ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới.
Ứng dụng web viết bằng PHP có thể triển khai trên hầu hết các chủng loại máy
chủ hiện có, trên nhiều hệ điều hành khác nhau (Windows, Linux, ) và các phần
cứng khác nhau. PHP có thể được sử dụng kết hợp với nhiều hệ quản trị dữ liệu
quan hệ khác nhau, như: MySQL, MS SQL Server, PHP được phân phối miễn
phí và nhóm phát triển PHP cung cấp các mã nguồn hoàn chỉnh để người dùng có
thể tùy biến và mở rộng theo mục đích sử dụng riêng.
3.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP TỐI ƯU HÓA WEBSITE.
Tối ưu hoá website nhằm giúp cho các trang của website thân thiện nhất với các
công cụ tìm kiếm. Chúng ta ứng dụng các bước sau:

- Hãy sử dụng những từ khóa trong tiêu đề trang của bạn.
- Hãy đặt ngữ từ khoá quan trọng nhất gần đầu tiêu đề trang.
- Đừng đặt tiêu đề website của bạn trên mỗi trang của site trừ khi bạn đang
thực sự cố gắng quảng bá tên đó. Khi đó, nên tốt nhất để đặt tên website ở cuối các
tiêu đề trang.
- Viết tiêu đề cố gắng phải ngắn gọn, súc tích, không được viết dài.
- Thỉnh thoảng tôi chồng chéo những ngữ từ khoá liên quan trong tiêu đề
trang.
- Các Meta tag không quan trọng lắm, nhưng chúng có thể giúp ích một
chút. Meta description nên là một câu cho một đoạn mô tả các nội dung trang. Thẻ
Meta description có thể được thấy trong một số kết quả tìm kiếm , vì vậy bạn nên
tóm tắt tốt nội dung bạn muốn đem đến cho mọi người trong trang đó.
Các từ khóa trong thẻ Meta không đáng thời gian để làm, nhưng nếu bạn làm, nó
nên chứa từ khoá chính của các bạn đang muốn hướng đến, cùng với các từ khóa
liên quan. Mỗi ngữ từ khoá trong thẻ từ khoá nên được chia bởi dấu phẩy.
Dùng header H1 để chứa từ khóa chính của trang, trong trang của bạn chứa những
ngữ từ khoá tương tự những cái bạn nhắm đến trong tiêu đề trang. Điều này giúp
củng cố tiêu đề trang. Nâng cao vị trí từ khóa.
Hãy sử dụng những subheader H2 hay H3,…trước mỗi đoạn hay mỗi một số đoạn,
nhằm tóm tắt chính nội dung của cả đoạn đó( câu chốt trong văn bản).
Tất nhiên các bạn hãy nhớ rằng bạn đang viết web cho người ta xem, chứ không
phải viết cho các bộ máy tìm kiếm, cho nên phải chú trọng vào nội dung, lượng
người xem cũng rẩt ảnh hưởng đến vị trí ưu tiên xếp hạng của các bộ máy đấy.
Tối ưu hoá trang chủ
Thêm vào sự tối ưu hoá trang con cho các bộ máy tìm kiếm, tối ưu hoá trang chủ
của website của bạn cho khách hàngcũng quan trọng để bảo đảm hiệu quả.
Chắc chắn trang chủ của bạn xây dựng hướng thẳng người tiêu dùng đến những
phần quan trọng nhất của website của bạn. Nhắm đến từ khoá cạnh tranh nhất của
bạn với trang chủ hay với một trang được kết nối trực tiếp từ trang chủ .
- Kết nối đến những trang đề tài chủ yếu từ trang chủ của bạn.

Kết nối trang chủ của bạn từ mọi trang trong website. Bao gồm cả tên site của bạn
và / hoặc ngữ từ khoá chủ chốt của trang chủ trong các liên kết văn bản đến nó.
Nếu bạn nghĩ site của bạn đạng bị lọc ra khỏi các kết quả tìm kiếm vì quá tập
trung vào một từ hay một ngữ, thì khi đó, liên kết đến trang chủ bạn chỉ nên đề
kiểu như: Home, trang chủ, tên miền của bạn….( từ khóa chung mà website nào
cũng thường dùng để mô tả trang chính của người ta)
Tối ưu hoá tổng thể toàn website
Homepage của bạn chỉ là điểm bắt đầu cho một website đa diện và đa tầng. Theo
đúng nghĩa, nó quan trọng để nhìn vào mỗi trang mà website của bạn chứa để bảo
đảm một đồ án được sắp xếp hợp lý và chặt chẽ làm việc tốt với các cỗ máy tìm
kiếm cũng như khách hàng. Lưu ý những đều sau:
Sử dụng điều hướng dựa trên text văn bản
Nếu bạn sử dụng điều hướng đồ hoạ, hãy dùng văn bản miêu tả cho các đường
link hình ảnh của bạn, trong trang đó liên kết đến trang chính bằng text ở phần
footer của website. Sử dụng điều hướng miêu tả giàu từ khoá để giúp các cỗ máy
tìm kiếm hiểu cấu trúc site của bạn.Ví dụ, đường link homepage (dùng các từ
khoá)>cấp 1>cấp 2>trang hiện tại.
Dùng sitemap để giúp các spider bộ máy tìm kiếm qua site của bạn nhanh hơn, vì
thời gian vào site của spider rất hạn chế. Bất cứ nơi nào có thể, hãy dùng đoạn mô
tả ở link về nội dung sẽ link liên kết khi kết nối giữa các website của bạn.
Kết nối đến các nguồn tham khảo, nhằm giúp người xem có cái nhìn toàn diện
hơn. Nếu bạn tham chiếu nghiên cứu và các nguồn đáng tin trong nội dung của
bạn, người đọc sẽ nghĩ về nội dung của bạn như nguồn thông tin, hơn là chỉ đơn
giản hướng đến việc bán hàng.
Hãy kết nối sâu đến các bài viết liên quan trong site và nội dung từ trong phần nội
dung của website. Nếu bạn thay đổi cấu trúc website, hãy hướng dẩn người dùng
cũ hiểu được cấu trúc mới của site bằng các mô tả thích đáng. Dùng CSS đển làm
làm styles làm cho site tải về nhanh hơn và đặt nó vào 1 file riêng.
3.3.1 Tối ưu hóa từ khóa (keyword).
Meta Keyword chứa 1 danh sách các từ khóa, được cách nhau bởi dấu phẩy “,”.

Ngày nay các Search Engine không quan tâm nhiều đến Meta Keyword, nhưng
bạn cũng không nên bỏ phần Meta Keyword này vì một số công cụ tìm kiếm khác
vẫn sử dụng thẻ này để tìm kiếm như Bing
Thẻ này được đặt trong thẻ heade:
<HEAD>
<META NAME=”keywords” CONTENT=”Nha hang cam vi, camvi center”>
</HEAD>
Mỗi trang web bạn chỉ nên liệt kê khoảng 10 keyword, các keyword này cách nhau
bởi dấu phẩy “,”. Đừng nên lập lại quá nhiều lần các keyword, ban cũng nên chắc
chắn rằng danh sách các keyword giữa các web page là hoàn toàn khác nhau. Nếu
danh sách các keyword của bạn hoàn toàn giống nhau giữa các web page, bạn sẽ
bị Google cho vào lỗi Duplicate Content, như vậy bạn sẽ bị giảm hạng trong kết
quả tìm kiếm.
3.3.2 Tiêu đề(title): chính xác và duy nhất.
Thẻ title là thẻ rất quan trọng trong SEO. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách tối ưu thẻ title
sao cho chuẩn SEO.
Title còn được gọi là tiêu đề của trang web. Title sẽ giúp người truy cập và search
engine biết rằng trang web đó đang có nội dung gì. Bạn có thể nhìn thấy thẻ
<title> trong khi xem source html của trang web đó. Chúng ta cùng view sousce ta
sẽ thấy thẻ <title> như sau :
<title>thiết kế nội thất phòng khách, thiết kế nội thất showroom, thiết kế nội thất
phòng karaoke</title>
Khi search trên Google từ khoá “thiết kế nội thất phòng khách” ta sẽ thấy kết quả
hiển thị theo title (từ khoá liên quan được in đậm):
Trong lúc tạo thẻ <title> trên website của bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Các thẻ title giữa các trang, URL khác nhau không nên trùng lặp nhau.
- Thẻ <title> phải diễn tả chính xác nội dung của URL chứa nó.
- Không nên lặp keyword quá nhiều trong title.
- Title không nên quá dài hoặc quá ngắn. Khi title quá dài Google sẽ tự động
cắt đi phần nội dung phía sau.

- Title nên có chứa từ khoá trong đó.
- Mỗi title không nên chứa hơn 5 từ khoá trong đó.
- Title được viết hấp dẫn để thu hút người xem trên search engine.
Tạo ra các thẻ title là cả một nghệ thuật trong SEO vì làm sao để search engine có
thể đánh giá cao từ khoá chứa trong thẻ title mà còn thân thiện và thu hút người sử
dụng. Thẻ title cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong SEO
onpage (tối ưu hoá các yếu tố trên trang web).
3.3.3 Meta Description.
Đúng như tên gọi của nó, description trong tiếng Việt có nghĩa là mô tả hay miêu
tả, thẻ meta description dùng để mô tả một cách khái quát, ngắn gọn nội dung
trang Web.
Google rất “quan tâm” đến thẻ meta description bởi vì nó muốn những snippet
(đoạn trích ngắn) phải thể hiện chính xác trên trang kết quả.
Thẻ này giúp người đọc hiểu rõ về nội dung của trang Web, Google sẽ “ưu tiên”
sử dụng thẻ Meta Description.
- Đầu tiên là độ dài của thẻ meta description bao nhiêu là vừa?
Cũng như ở title chúng ta nên chú ý đo độ dài của phần mô tả khi tìm kiếm google
thì nó có độ dài khoảng [170-180] ký tự, hãy tối ưu nội dung mô tả sao cho vừa đủ
khoảng đó là chuẩn SEO.
- Cũng như thẻ title nếu mô tả dài 180 ký tự vẫn chưa đủ để mô tả phần còn lại thì
ta có thể chấp nhận độ dài từ [180-250] sau đó mới sử dụng code để cut [ ]
- Mô tả cũng có nội dung liền mạch, hướng đến thông tin người đọc. Từ khoá cũng
nên đưa lên đầu, và độ lặp khéo léo của từ khoá chấp nhận khoảng [2-3] lần.
Thẻ meta description có thể được xem là phần mô tả tóm tắt về nội dung trang
web. So với thẻ title các thẻ meta được xem là không quan trọng bằng. Tuy nhiên,
đôi khi meta description có thể thu hút người xem hơn là title. Do đó khi tối ưu
chúng ta không thể bỏ qua lợi thế của meta description.Trong kết quả khi tìm kiếm
“camvi center”
Không phải lúc nào snippet cũng hiện đúng theo meta description. Đôi khi
Google cảm thấy description của bạn không liên quan hoặc không phù hợp,

Google sẽ lấy bất kỳ nội dung nào trong trang web mà nó cho là tốt nhất để làm
snippet. Hoặc cũng có trường hợp snippet sẽ hiển thị theo description mà bạn đăng
ký trong ODP (Open Directory Project – Dmoz : là một thư mục tập hợp các
website theo các ngành nghề, khu vực…).
Trong lúc tạo meta description cần lưu ý một số điều như sau :
- Meta description giữa các trang không được trùng lặp nhau.
- Meta description phải diễn tả đúng nội dung tóm tắt của trang.
- Meta description không nên quá ngắn hoặc quá dài. Tốt nhất khoảng 120 đến
160 ký tự.
- Không nên lặp quá nhiều từ khoá trong meta description.
- Meta description nên chứa từ khoá trong đó.
- Meta description nên được viết hấp dẫn để thu hút người tìm kiếm thông tin.
3.3.4 Cải tiến cấu trúc URL .
Url là địa chỉ của một trang web, nó cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến việc Seo
website. Trong phần này chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn những kĩ thuật nhằm
tối ưu hóa url của mình để thân thiện với SEO.
Lý do đơn giản vì sao phải tối ưu url
- Lý do đầu tiên phải tối ưu URL đó là sẽ giúp bạn tăng thứ hạng trên bảng SERPs
- Lý do thứ 2 là khi người dùng đọc được URL của bạn, tỷ lệ nhấp chuột sẽ cao
hơn
- Lý do thứ 3 khi URL được tối ưu hóa, người dùng có thể nhớ và gõ lại URL đó
nếu họ muốn quay trở lại(ít khi xảy ra).
1, Chuyển URL động thành URL tĩnh
Chuyển dạng url từ động sang tĩnh: />category=media&title=xyz
Từ ví dụ trên bạn có thể thấy, URL động khi nó chứa các ký tự đặc biệt như : “?”,
“=”, “%”, “$”, “@”, “%”, “#” trong URL. Nhìn chung, URL động sẽ gây khó
khăn cho Search Engine, làm giảm tốc độ index của website, và với một số Search
Engine sẽ có trục trặc khá lớn. Ngược lại, URL tĩnh lại được đọc khá dễ dàng, tốc
độ index website nhanh hơn, tỷ lệ người dùng click nhiều hơn. Dưới đây là một ví
dụ về URL tĩnh:

/>2, Sử dụng dấu gạch ngang (-) để phân cách giữa các từ khóa
Phân cách nhiều từ khóa trong URL bằng dấu “-” sẽ làm cho công cụ tìm kiếm dễ
dàng hiểu được cấu trúc URL của bạn là gì, và hiểu được chính xác từ khóa được
bắt đầu và kết thúc như thế nào.
3, Giới hạn số lượng ký tự trong URL
Công cụ tìm kiếm sẽ giới hạn tìm kiếm nếu URL của trang quá dài và có quá
nhiều từ khóa. Nói chung là các URL không nên vượt qua 10 từ hoặc 96 ký tự.
Search Engine luôn thích URl ngắn và có tính mô tả.
4, Giữ cấu trúc URL không thay đổi
Đây là điều quan trọng, bạn không nên thay đổi cấu trúc URL kể từ khi Google
index cấu trúc URL đó. Điều này có nghĩa là bạn nên chuẩn bị sẵn kế hoạch và
chiến lược cho URL ngay từ đầu. Nếu bắt buộc phải thay đổi, bạn nên dùng
redirect 301 để chuyển URL cũ sang URL mới. Điều này sẽ giúp Search Engine
chuyển Pagerank, độ ưu tiên, thứ hạng… từ URL cũ sang URL mới và không gây
ảnh hưởng nhiều tới website của bạn.
5, Giữ trong URL của bạn có 1 từ khóa chính
Với mỗi URL chúng ta nên đưa 1 từ khóa chính vào. Và loại bỏ các từ không cần
thiết để tránh làm tăng chiều dài URL và pha loãng mật độ từ khóa trong URL.
6, Sử dụng 1 định dạng URL duy nhất
Nếu bạn không khắc phục lỗi này, Search Engine sẽ phạt bạn vì Duplicate
Content. Mỗi định dạng URL là một nội dung độc lập. Mặc dù 2 URL này đều trỏ
về trang chủ, nhưng Search Engine sẽ đối xử 2 URL này khác nhau.
Bạn có thể sử dụng redirect 301 để chuyển hướng 2 định dạng làm 1, hoặc sử dụng
Google Webmaster Tool để xác định sự ưu tiên với tên miền www hay non-www
7, Giữ độ sâu của URL
Điều này ảnh hưởng bởi số cấp độ danh mục trong trang web.
Như ví dụ là chúng ta đang sử dụng 5 cấp độ liên kết. Đây thực sự là 1 ý tưởng
không tốt trong SEO. Hãy giữ cấu trúc URL của bạn khoảng 2-3 cấp độ con. Đây
là độ sâu hợp lý giành cho cả người dùng lẫn search Engine
8, Nên để từ khóa chính được xuất hiện ngay đầu URL

Ở trong trường hợp này, chúng ta tùy thuộc vào chiến lược seo mà sẽ phân bổ từ
khóa như thế nào, tuy nhiên chiến lươc nào cũng nên nhớ, từ khóa nào quan trọng
nên xuất hiện ngay ở đầu URL, nên hạn chế thay đổi url khi google index xong, vì
như vậy khi google quét lại url của bạn sẽ chi cho là lỗi.
3.3.5 Điều hướng.
Điều hướng trang web rất quan trọng trong việc giúp người dùng nhanh chóng tìm
thấy nội dung họ muốn. Nó cũng giúp công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung nào
webmaster cho là quan trọng. Mặc dù kết quả tìm kiếm của Google chỉ cung cấp ở
cấp độ trang, nhưng Google cũng muốn biết trang đó đóng vai trò thế nào trong
website của bạn.
3.3.6 Cung cấp nội dung và dịch vụ chất lượng.
Để có thể thu hút được nhiều người truy cập vào trang web của mình thì chúng ta
cần chuẩn bị biên tập nội dung phong phú và có ích cho người dùng, nếu website
của chúng ta thuộc vào loại website cung cấp dịch vụ thì cần phải chú ý đến chất
lượng của dịch vụ, lấy ví dụ như website thegioididong.com, admin của trang
website này không sử dụng bất kỳ một phương pháp SEO nào nhưng website vẫn
có số lượng lớn người truy cập, lý do là vì chất lượng của sản phẩm rất tốt và có
uy tín nên người sử dụng đã bị thu hút truy cập vào website mà không phải sử
dụng bất kỳ một thủ thuật nào cả.
3.3.7 Chuỗi kí tự liên kết(Anchor text).
Anchor Text Là Gì?
Anchor text là đoạn văn bản được dùng để hiển thị link và được mọi người sử
dụng để link tới site của bạn. Nói một cách khác, chính là đoạn text link cụ thể mà
người dùng nhấp vào.
VD: Chúng ta có một textlink như sau dịch vụ seo, thì cụm từ “dịch vụ seo” chính
là anchor text.
Và Tại Sao Anchor Text Lại Quan Trọng?
Anchor text thường cung cấp cho khách truy cập thông tin hữu ích về nội dung của
trang mà bạn liên kết tới, và là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xếp hạng
website trên các công cụ tìm kiếm nếu được sử dụng một cách khôn ngoan, đặc

biệt là Google.

Vì, giả sử chúng ta trở lại với VD trên: Nếu bạn sử dụng anchor text là “click
here”,thì bạn đang thông báo với mọi người rằng, trang được liên kết tới sẽ có chủ
đề là “click here” chứ không phải “dịch vụ seo”. Và liệu người dùng nghĩ rằng họ
sẽ tìm thấy thông tin bổ ích nào đó với trang có chủ đề là “click here” trong khi họ
đang muốn tìm cho mình một nơi có thể cung cấp dịch vụ seo chuyên nghiệp? Tôi
chắc chắn rằng bạn cũng có câu trả lời cho riêng mình khi đọc đến đây.

Ngạc nhiên thay, anchor text quan trọng không như bạn nghĩ. Nó còn có thể giúp
trang web của bạn nằm trong top 10 Goolge với một cụm từ nào đó, mà cụm từ
này có thể hoàn toàn không hề xuất hiện trong trang web của bạn.
3.3.8 Tiêu đề cho nội dung.
Để tối ưu tiêu đề cho nội dung thì thường trong tiêu đề này ta sẽ đặt từ khoá vào
đó, với mỗi tiêu đề trên các trang khác nhau phải khác nhau hoàn toàn vì nếu
không các SE sẽ đánh giá là duplication(trùng nhau).
3.3.9 Tối Ưu Hóa Hình Ảnh.
Để tối ưu hoá hình ảnh trên website thì ta quan tâm đến 3 yếu tố đó là thẻ alt, title
và tên của tập tin hình ảnh, vì 3 yếu tố này ảnh hưởng đến SEO nên trước khi đưa
hình ảnh lên chúng ta cần chú ý thay đổi alt, title, tên file ảnh phải có chứa từ khoá
cần SEO.
Nếu không có thẻ alt cho hình ảnh, trình duyệt Internet Explorer hay Firefox sẽ
hiển thị một biểu tượng rỗng lỗi. Năm 2011, Google đã chính thức tuyên bố rằng
máy tìm kiếm sẽ tập trung vào phân tích văn bản trong thẻ alt để hiểu rõ hơn nội
dung của tệp tin ảnh.
Title image công cấp thông tin bổ sung (additional information) và tuân theo các
chỉ dẫn về tiêu đề : phải ngắn gọn, miêu tả chính xác, hợp lý. Ví dụ trong Internet
Explorer hay Firefox, bạn sẽ thấy hiển thị như sau khi lướt chuột qua file hình ảnh:
Khi hover chuột qua sẽ hiện thị tiêu đề của ảnh.
Qua các thông tim trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng:

Cả hai thẻ alt và title đề quan trọng đối với người dùng mặc dù thẻ alt có tỏ ra
quan trọng hơn đối với máy tìm kiếm. Chúng đều cung cấp thông tin về hình ảnh
nhằm khuyến khích người dùng hiển thị chúng.
Theo chuẩn W3C thì thẻ title không bắt buộc, trong khi đó thẻ alt được khuyến
nghị. Thẻ alt còn góp phần giúp tăng khả năng truy cập cho người dùng khiếm thị
(accessibility) bao gồm cả các máy tìm kiếm như đã nói ở trên.
Hãy thêm các từ khóa liên quan tới hình ảnh trong cả hai thẻ nhưng văn bản trong
cả hai thẻ phải khác nhau. Việc nhồi nhét từ khóa và trong thẻ alt và Title sẽ
không mang lại lợi ích gì, hãy tìm các từ khóa chính xác phản ảnh đúng nội dung
hình ảnh.
3.3.10 Tối ưu hoá file Robot.
Khi một SE tìm đến website nào đó trước tiên nó phải kiếm tập tin robots.txt. Vậy tối ưu
hoá tập tin robot là rất quan trọng.
Tập tin robots.txt là một file dạng text bình thường (có thể dùng trình soạn thảo Notepad
để tạo ra) nó chứa nội dung quy định các seach engine được phép hay không được phép
truy cập vào một file hay một thư mục của một website.

×