Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

nhu cầu học tập các môn chuyên ngành của sinh viên ngành quản lý kinh tế tại học viện báo chí và tuyên truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.03 KB, 34 trang )

Đề tài: Nhu cầu học tập các môn chuyên ngành của
sinh viên ngành quản lý kinh tế tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền
Phần I: Đề cương nghiên cứu
1. Lý do lựa chọn đề tài
Học viện Báo chí Tuyên truyền, được thành lập ngày 16/01/1962 theo Nghị quyết
số 36/NQ-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng trên cơ sở hợp nhất 3 trường:
Trường Tuyên huấn TW, trường Đại học Nhân dân và trường Nguyễn Ái Quốc
phân hiệu II. Suốt 50 năm tồn tại và phát triển, nhiệm vụ của Học viện Báo chí và
Tuyên truyền là đào tạo cán bộ lý luận chính trị và cán bộ báo chí truyền thông.
Trong đó lĩnh vực đào tạo cán bộ, giảng viên lý luận chính trị là nhiệm vụ vô cùng
quan trọng trên mặt trận tư tưởng của Đảng. Nhận thức được vai trò của mình Học
viện Báo chí và tuyên truyền hiện nay đã có tới 11 ngành đào tạo lý luận chính trị.
Trong đó, ngành Quản lý kinh tế (thuộc khoa Kinh tế) cũng trở thành một trong
những ngành đào tạo lý luận quan trọng của Học viện. Mục tiêu đào tạo của ngành
Quản lý kinh tế được chia ra thành 2 mục tiêu sau: mục tiêu tổng quát và mục tiêu
cụ thể:
- Mục tiêu tổng quát
Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ đại học để giảng dạy và nghiên cứu Quản
lý kinh tế ở các trường chính trị tỉnh, thành phố, trung tâm giáo dục lý luận chính
trị các quận, huyện, thị xã và các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề, ngoài ra còn có khả năng làm việc trong các cơ quan, ban, ngành
của Đảng và Nhà nước ở trung ương và địa phương đối với chuyên ngành được
đào tạo; đồng thời có thể tự học để nâng cao trình độ hoặc tiếp tục được đào tạo ở
trình độ sau đại học.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Về phẩm chất chính trị, đạo đức:
Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; có dũng khí đấu tranh chống các biểu hiện của chủ nghĩa cơ


hội, chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều; chống các quan điểm sai lầm, phản
động và các tệ nạn xã hội.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Trung thực và thẳng thắn, khiêm tốn, giản dị,
lời nói đi đôi với việc làm. Có quan điểm quần chúng đúng đắn. Có ý thức tổ chức kỷ
luật và tinh thần trách nhiệm trong công tác, có tình yêu nghề nghiệp.
+ Về trình độ lý luận chính trị và tri thức khoa học:
Được đào tạo cơ bản, hệ thống về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Có sự hiểu biết nhất định về những quan điểm, tư tưởng khác nhau và cách
thức, phương pháp đấu tranh với quan điểm tư tưởng sai trái, thù địch, đi ngược
lợi ích dân tộc và đối lập với hệ tư tưởng Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có kiến thức văn hoá tổng hợp, nhất là kiến thức về khoa học xã hội và nhân
văn, về thế giới hiện đại, về đất nước và con người Việt Nam trên các phương
diện: lịch sử, truyền thống, tâm lý, văn hoá…
Có trình độ ngoại ngữ và tin học theo yêu cầu đào tạo.
+ Về năng lực:
Có tri thức khoa học, đặc biệt là tri thức chuyên sâu về quản lý kinh tế, đồng
thời am hiểu rộng các khoa học có liên quan, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ
giảng dạy lý luận chính trị theo mục tiêu tổng quát đã nêu.
Có trình độ nghiệp vụ sư phạm cơ bản, vững chắc để giảng dạy quản lý kinh tế
đáp ứng yêu cầu cụ thể.
Có năng lực nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy và hoạt động thực tiễn.
Có khả năng tham gia vào hoạt động tư tưởng của Đảng và các nhiệm vụ chính
trị xã hội của Đảng và Nhà nước.
+ Có đủ sức khoẻ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Thời gian đào tạo của ngành Quản lý kinh tế (thuộc khoa kinh tế) là 4 năm với
khối lượng kiến thức toàn khóa là 195 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về
Giáo dục Quốc phòng (165 tiết). Tuy nhiên, trên thực tế, khối lượng các kiến thức
và hình thức giảng dạy của khoa chính trị học được sinh viên tiếp thu và đánh giá
ra sao vẫn là một ẩn số. . Khi mà tư duy và quản điểm học tập của các thế hệ sinh

viên ngày một thay đổi theo thời gian còn hình thức và tổ chức đào tạo vẫn được
giữ nguyên thì liệu có còn phù hợp và hiệu quả đối với việc học tập của sinh viên
nữa hay không ? Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ngành Quản
lý kinh tế cần có những đánh giá chính xác, cụ thể, chi tiết từng môn học của
ngành học này, mới có thể đưa ra được những phương pháp đào tạo phù hợp. Và
muốn phù hợp với nhu cầu học tập của sinh viên thì cần thiết phải có đánh giá của
sinh viên về các môn học được đào tạo trong khoa. Ngoài ra qua quá trình học tập
có lẽ chỉ có sinh viên mới hiểu học mong muốn một môi trường học tập và phương
pháp giảng dạy như thế nào mới đạt được hiệu quả học tập tốt nhất. Đó là lý do tại
sao cần có một đề tài nghiên cứu Nhu cầu học tập các môn chuyên ngành của
sinh viên ngành quản lý kinh tế tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để có thể
có được cái nhìn chính xác nhất về quan điểm và mong muốn của sinh viên đối với
ngành học . Trên cơ sở đó phân tích này đề xuất một số khuyến nghị cho nhà
trường thay đổi xây dựng chương trình đào tạo phù hợp cho sinh viên ngành Quản
lý kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu
• Đánh giá về thực trạng đào tạo của sinh viên ngành Quản Lý Kinh tế về
chương trình đào tạo cử nhân tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
• Tìm hiểu nhu cầu đào tạo của sinh viên ngành Quản Lý Kinh Tế về chương
trình đào tạo cử nhân tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
• Trên cơ sở phân tích này đề xuất một số khuyến nghị cho nhà trường thay
đổi/ xây dựng chương trình đào tạo phù hợp cho đào tạo cử nhân của ngành
Quản Lý Kinh Tế.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá về tổng thể chương trình học của ngành Quản Lý Kinh Tế, cấu
trúc sắp xếp/ trật tự các môn học theo lộ trình đào tạo 4 năm. Số lượng
môn học cần thiết/ không cần thiết. Đặc biệt đánh giá các môn học phục
vụ cho giảng dạy lí luận chính trị (lí thuyết và thực tập giảng dạy)
- Đánh giá về các môn cụ thể được giảng dạy: nội dung, thời lượng, thời
gian, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá sinh viên

- Nhu cầu về tổng thể chương trình học của ngành quản lý kinh tế, cấu trúc
sắp xếp/ trật tự các môn học theo lộ trình 4 năm. Số lượng môn học cần
thiết/ không cần thiết. Đặc biệt tìm hiểu nhu cầu cuả sinh viên về các
môn học phục vụ cho giảng dạy lí luận chính trị (lí thuyết và thực tập
giảng dạy: thực tập trên lớp và thực tập tại địa phương, đánh giá của nơi
đi thực tập)
- Nhu cầu về các môn cụ thể được giảng dạy: nội dung, thời lượng, thời
gian, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá sinh viên về các
môn của ngành Quản lý kinh tế
3. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu học tập các môn chuyên ngành của sinh viên ngành quản lý kinh tế
tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
4. Khách thể nghiên cứu
Các sinh viên khoa kinh tế năm thứ 4 và năm thứ 3, ưu tiên sinh viên năm
thứ 4.
5. Phạm vi, thời gian nghiên cứu
• Phạm vi về nội dung: Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những điểm
sau:
Đánh giá chung về nhu cầu học tập của sinh viên đối với các môn chuyên ngành
được đào tạo cho khối cử nhân ngành quản lý kinh tế tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền:
- Nhu cầu đối với nội dung các môn học (nhu cầu với tỷ lệ lý thuyết/ thực
hành, nội dung các môn học).
- Nhu cầu đối với hình thức học các môn học (nhu cầu đối với cấu trúc sắp
xếp, thời lượng các môn, phương pháp giảng dạy, tỷ lệ các phương pháp,
hinh thức đi thực tế năm 3&4)
- Nhu cầu đối với mức độ tiếp thu (tăng/giảm tốc độ giảng dạy, khối lượng
kiến thức so với khả năng tiếp thu của sinh viên).
- Nhu cầu đối với hình thức đánh giá sinh viên (giữ nguyên/ thay đổi các
hình thức kiểm tra học trình, hình thức kiểm tra điều kiện, hình thức thi học

phần, nội dung thi tốt nghiệp…)
• Phạm vi về thời gian khảo sát:
- Bảng hỏi Anket: Trong vòng 1 tuần từ 28/3/2012 – 05/4/2012
- Nhập dữ liệu: Trong vòng 4 ngày từ 6/4/2012 -9/4/2012
- Làm sạch CSDL: trong vòng 2 ngày 10/4/2012-11/4/2012
- Viết báo cáo: từ 12/4/2012-27/4/2012
• Phạm vi không gian :khoa kinh tế học viện báo chí tuyên truyền.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
- Phương pháp luận chung : Đề tài thực hiên trên cơ sở phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác –Lênin là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch
sử.
- Phương pháp luận chuyên biệt: Đề tài vận dụng lý thuyết xã hội học.
6.2. Phương pháp thu thập và sử lý số liệu
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phỏng vấn bảng hỏi Ankét
- Kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu: Xử lý số liệu định lượng (bảng mã định
lượng phân tích nội dung) bằng phần mềm xử lý số liệu định lượng SPSS
- Dung lượng mẫu nghiên cứu: 60 sinh viên, được tiến hành với ngành đào tạo
cử nhân chính trị học
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân chăm
7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
7.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Đa số sinh viên đều có nhu cầu không thay đổi về nội dung , thời lượng
học các môn chuyên ngành.
- Đa số sinh viên có nhu cầu giữ nguyên các hình thức kiểm tra, thi cử và
phương pháp giảng dạy.
- Đa số sinh viên có nhu cầu đi thực tế trong quá trình học tập các môn
chuyên ngành.
7.2. Khung lý thuyết
Biến số

* Biến số độc lập
Đặc điểm của đối tượng phỏng vấn
-Giới tính
Nhu cầu học tập
của sinh viên
ngành quản lý
kinh tế về các
môn chuyên
ngành giảng dạy
tại Học viện Báo
chí và Tuyên
truyền
Nhu cầu đối
với nội
dung các
môn học
(nhu cầu
với tỷ lệ lý
thuyết/ thực
hành).
Nhu cầu đối với
hình thức học
các môn học
( cấu trúc sắp
xếp, thời lượng
các môn,
phương pháp
giảng dạy, tỷ lệ
các phương
pháp, hinh thức

đi thực tế năm
3&4)
Nhu cầu đối
với mức độ
tiếp thu
Đặc điểm của đối
tượng phỏng vấn
-Giới tính
-Năm học
-Kết quả học tập kì
gần nhất
Nhu cầu đối với hình thức đánh giá sinh viên
(giữ nguyên/ thay đổi các hình thức kiểm tra học
trình, hình thức kiểm tra điều kiện, hình thức thi
học phần, nội dung thi tốt nghiệp…)
- Năm học
- Kết quả học tập kì gần nhất
* Biến số phụ thuộc
- Nhu cầu đối với nội dung các môn học (nhu cầu với tỷ lệ lý thuyết/ thực
hành, nội dung các môn học).
- Nhu cầu đối với hình thức học các môn học (nhu cầu đối với cấu trúc sắp
xếp, thời lượng các môn, phương pháp giảng dạy, tỷ lệ các phương pháp,
hinhg thức đi thực tế năm 3&4)
- Nhu cầu đối với mức độ tiếp thu (tăng/giảm tốc độ giảng dạy, khối lượng
kiến thức so với khả năng tiếp thu của sinh viên).
- Nhu cầu đối với hình thức đánh giá sinh viên (giữ nguyên/ thay đổi các
hình thức kiểm tra học trình, hình thức kiểm tra điều kiện, hình thức thi học
phần, nội dung thi tốt nghiệp…)
8. Ý nghĩa của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận.

Đề tài góp phần cung cấp dữ liệu, thông tin khoa học để bổ xung vào những
nghiên cứu về vấn đề đào tạo lý luận cho cử nhân ở bậc đại học mà hiện nay
mới chỉ có những đề tài mang tính tổng quát.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Vấn đề đánh giá chương trình đào tạo rất quan trọng và từ lâu đã được thực
hiện song việc đánh giá từ góc độ sinh viên về một ngành học thì vẫn còn
thiếu, vì vậy đề tài cung cấp một số cơ sở khoa học nhằm giúp nhà giáo dục
từ đó đưa ra những phương pháp đổi mới trong chương trình đào tạo thực sự
phù hợp với nhu cầu của sinh viên và được sinh viên đánh giá tốt hơn.
Phần II: Nội dung nghiên cứu.
I. Nhu cầu học tập các môn chuyên ngành của sinh viên
ngành quản lý kinh tế.
1. Nhu cầu đối với nội dung các môn học
Ngành quản lý kinh tế có chương trình giảng dạy theo 2 nội dung là lý thuyết và
thực hành, có 26 môn học chuyên ngành quản lý kinh tế, nhu cầu của sinh viên
khoa quản lý kinh tế đối với từng môn học về tỷ lệ lý thuyết và thực hành được thể
hiện ở bảng sau:
Tỷ lệ nhu cầu lý thuyết so với thực hành của sinh viên đối với các môn chuyên
ngành
STT Môn học chuyên ngành %Lý
thuyết
ít hơn
thực
hành
%Lý
thuyết
bằng
thực
hành
%Lý

thuyết
nhiều
hơn
thực
hành
%Hầu
hết là

thuyết
1 Kinh tế chính trị Mác – Lenin (giai
đoạn TBCN)
0.0 6.7 10.0 83.3
2 Kinh tế chính trị Mác – Lênin (thời
kỳ quá độ lên CNXH)
0.0 6.7 10.0 83.3
3 Lịch sử các học thuyết kinh tế 0.0 6.7 0.0 93.3
4 Lịch sử kinh tế quốc dân 0.0 6.7 3.3 90.0
5 Địa lý kinh tế 0.0 6.7 10.0 83.3
6 Kinh tế quốc dân 0.0 3.3 10.0 86.7
7 Kinh tế học phát triển 0.0 6.7 16.7 76.7
8 Khoa học quản lý 0.0 6.7 10.0 83.3
9 Nguyên lý quản lý kinh tế 0.0 6.7 13.3 80.0
10 Kinh tế vi mô 0.0 13.3 6.7 80.0
11 Kinh tế vĩ mô 0.0 13.3 6.7 80.0
12 Lý thuyết tài chính tiền tệ 0.0 6.7 6.7 86.7
13 Kinh tế học công cộng 0.0 10.0 10.0 80.0
14 Luật kinh tế 0.0 6.7 6.7 86.7
15 Kinh tế lượng 0.0 13.3 10.0 76.7
16 Thống kê kinh tế 0.0 13.3 10.0 76.7
17 Kế toán tài chính 0.0 13.3 10.0 76.7

18 Kiểm toán 0.0 13.3 3.3 83.3
19 Quản trị tài chính công 0.0 6.7 13.3 80.0
20 Quản trị doanh nghiệp 0.0 6.7 16.7 76.7
21 Nguyên lý Marketing và quản trị
Marketing
0.0 10.0 6.7 83.3
22 Phân tích hoạt động kinh doanh 0.0 6.7 6.7 86.7
23 Lập và quản trị dự án đầu tư 0.0 13.3 3.3 83.3
24 Thị trường chứng khoán 0.0 13.3 6.7 80.0
25 Phương pháp nghiên cứu và giảng
dạy QLKT (lý thuyết)
0.0 6.7 3.3 90.0
26 Phương pháp nghiên cứu và giảng
dạy QLKT (thực hành)
10.0 6.7 6.7 76.7
Tỷ lệ trung bình 0.4 8.8 8.4 82.4
Để có được số liệu như trên ta lấy số % nhu cầu của sinh viên về lý thuyết các môn
chuyên ngành để chia ra các mức độ nhu cầu khác nhau: từ 0-49% được xếp là lý
thuyết ít hơn thực hành, từ 50-59% là lý thuyết bằng thực hành, từ 60-79% là lý
thuyết nhiều hơn thực hành, hơn 80% thì được coi là hầu hết là lý thuyết. Từ đó ta
có thể thấy rằng nhìn chung các tỷ lệ mong muốn về nội dung các môn học đại
cương có sự chênh lệch khá lớn và nổi bật hơn cả là hầu hết nhu cầu và mong
muốn của sinh viên đối với các môn chuyên ngành là học lý thuyết nhiều hơn (tỷ lệ
% hầu hết là lý thuyết chiếm đa số:82.4% so với các mức nhu cầu còn lại, lần lượt
là các mức lý thuyết nhiều hơn thực hành: 8.4% và mức lý thuyết bằng thực
hành:8.8%). Điều đáng nói là tỷ lệ lý thuyết ít hơn thực hành ở mức độ rất thấp:
0.4%. Sở dĩ lại có kết quả này là bởi ngành quản lý kinh tế là một ngành có khổi
kiến thức khá lớn, bao gồm rất nhiều những khái niêm, lý thuyết, phạm trù lớn nhỏ,
chính vì vậy sinh viên thường có nhu cầu được tiếp cận với các lý thuyết nhiều
hơn, hiểu được rõ lý thuyết họ mới có thể tiếp cận nội dung bằng các phương pháp

thực hành khác nhau, chính vì vậy nhu cầu của sinh viên với các môn học là họ
mong muốn được học lý thuyết nhiều hơn, ví dụ cụ thể như môn Lịch sử các học
thuyết kinh tế, tỉ lệ hầu hết là lý thuyết chiếm tới 93.3% trong khi tỉ lệ lý thuyết
bằng thực hành chỉ là 6.7%, hay như môn Lịch sử kinh tế quốc dân, tỉ lệ hầu hết là
lý thuyết chiếm tới 90% và chỉ có 6.7% tỉ lệ lý thuyết bằng thực hành, 3.3% tỉ lệ lý
thuyết nhiều hơn thực hành. Thực tế cho thấy hầu hết những môn học này đều có
đầy đủ những quyển sách lý thuyết cũng như giáo trình tham khảo chính bởi vậy
hầu hết sinh viên đều cho thấy việc nghiên cứu, học tập qua những cuốn sách như
thế này là đủ. Tuy nhiên ở môn học phương pháp nghiên cứu và giảng dạy QLKT
(thực hành) có thể thấy tỉ lệ lý thuyết ít hơn thực hành cũng tăng lên đáng kể, còn
tỷ lệ hầu hết là lý thuyết vẫn ở mức cao dẫn đến sự mâu thuẫn kết quả. Điều này có
thể lý giải qua quá trình phỏng vấn, có thể sinh viên chưa hiểu rõ bản chất của câu
hỏi, nhầm lẫn giữa nhu cầu đối với môn học và thực tế nội dung môn học họ đang
học dẫn tới sự sai sót trong kết quả.
Nhìn chung thì nhu cầu của sinh viên đối với khối lượng lý thuyết và thực hành có
sự chênh lệch khá rõ rệt, chủ yếu vẫn là mong muốn được tiếp thu khối lượng kiến
thức với nội dung nặng về lý thuyết. Song bên cạnh đó nhu cầu về việc được thực
hành nhiều hơn trong các môn học chuyên ngành cũng không hề ít điều này cho
thấy chương trình học cần có sự kết hợp hợp lý giữa lý thuyết và thực hành sao cho
các bộ môn chuyên ngành trở nên hấp dẫn và thiết thực hơn
2. Nhu cầu đối với hình thức học các môn chuyên
ngành
Hình thức học các môn chuyên ngành nhu cầu của sinh viên được thể hiện ở các
mặt đó là: nhu cầu về cấu trúc sắp xếp các môn học, thời lượng học các môn
chuyên ngành, phương pháp giảng dạy cũng như tỷ lệ các phương pháp giảng dạy
được áp dụng và hình thức đi thực tế năm thứ 3 và năm thứ 4. Trong bảng hỏi thứ
tự các môn học được phân chia và sắp xếp như sau:
- Nhóm 1:các môn thuộc nhóm Khoa học Mác-Lênin
- Nhóm 2&3: Khoa học xã hội và nhân văn
- Nhóm 4: khoa học tự nhiên

- Nhóm 5: Ngoại ngữ
- Nhóm 6: các học phần cốt lõi
Tất cả bao gồm 22 môn học đại cương được chia làm 6 nhóm, câu hỏi ở
bảng phỏng vấn đề cập đến việc sắp xếp các môn học đại cương, tuy
nhiên dựa vào đấy có thể thấy được cả nhu cầu của sinh viên đối với cả
các môn học chuyên ngành.
Nhu cầu sắp xếp cấu trúc các môn học chuyên ngành (%)
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy nhu cầu sắp xếp cầu trúc các môn học chuyên
ngành của sinh viên là chủ yếu ở thứ tự như bảng hỏi: 40%, tức là sinh viên có nhu
cầu học theo trình tự lần lượt các môn học đại cương trước sau đó mới học tới các
môn chuyên ngành. Điều này cho thấy rằng hầu hết các sinh viên được phỏng vấn
đều muốn giữ thói quen với cơ cấu sắp xếp các môn học từ trước đến nay và họ
không thay đổi cơ cấu đó. Sở dĩ có kết quả này là bởi sinh viên đã quen với việc
sắp xếp các môn học như vậy, họ ngại thay đổi mà họ chỉ muốn chú tâm vào nội
dung cũng như phương pháp học. Tuy nhiên cũng có 33.3% tỷ lệ sinh viên có nhu
cầu học xen kẽ các môn học chuyên ngành với các môn học nhóm 1,2,3 (các môn
thuộc nhóm Khoa học Mác-Lênin, Khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự
nhiên) với nhóm các môn học 4, 5 (khoa học tự nhiên, Ngoại ngữ) và sau đó là các
môn học nhóm 6,7 (các học phần cốt lõi), hầu hết các sinh viên chọn cấu trúc này
đều giải thích rằng họ muốn có sự đa dạng trong việc sắp xếp các môn học, các
môn chuyên ngành được sắp xếp xen kẽ với các môn đại cương sẽ giúp cho họ có
thể liên hệ được các nội dung học với nhau, tạo nên sự đa dạng, giúp họ phải chịu
khó tư duy, tìm tòi và phát triển các kỹ năng học tập của mình. Ngoài ra, có 3.3%
là ý kiến khác, đây cũng là một tỉ lệ rất nhỏ nhưng khi được hỏi thì nhu cầu của các
sinh viên lựa chọn là được học các môn chuyên ngành trước so với các môn học
đại cương. Đây là một ý kiến của tập hợp thiểu số nhưng nó cũng đã thể hiện là
không phải không có nhu cầu được tổ chức lại cơ cấu môn học của sinh viên đối
với các môn chuyên ngành.
Vấn đề thứ hai cần phải xem xét đến đó là nhu cầu về thời lượng học tập các môn
chuyên ngành của sinh viên khoa chính trị học. Thời lượng học quyết định rất

nhiều đến khả năng tiếp thu, khối lượng kiến thức được sinh viên đón nhận cũng
như hiệu quả học tập. Thời lượng học tập các môn chuyên ngành quá dài hay quá
ngắn đều không đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên, vì vậy, thông qua
bảng phỏng vấn đã thu được kết quả như sau:
Thời lượng học các môn chuyên ngành theo mong muốn của sinh viên (%)
Stt Các môn học chuyên ngành Giảm Giữ
nguyên
Tăng Không
nhận
xét
1 Kinh tế chính trị Mác – Lenin
(giai đoạn TBCN)
10 83.3 1.7 0
2 Kinh tế chính trị Mác – Lênin
(thời kỳ quá độ lên CNXH)
11.7 86.7 1.7 0
3 Lịch sử các học thuyết kinh tế 11.7 86.7 1.7 0
4 Lịch sử kinh tế quốc dân 1.7 88.3 10 0
5 Địa lý kinh tế 1.7 85 13.3 0
6 Kinh tế quốc dân 0 88.3 11.7 0
7 Kinh tế học phát triển 0 88.3 16.7 0
8 Khoa học quản lý 0 88.3 11.7 0
9 Nguyên lý quản lý kinh tế 5 90 5 0
10 Kinh tế vi mô 0 71.7 28.3 0
11 Kinh tế vĩ mô 0 73.3 26.7 0
12 Lý thuyết tài chính tiền tệ 0 83.3 16.7 0
13 Kinh tế học công cộng 0 81.7 18.3 0
14 Luật kinh tế 0 90 10 0
15 Kinh tế lượng 0 83.3 16.7 0
16 Thống kê kinh tế 0 85 15 0

17 Kế toán tài chính 0 83.3 16.7 0
18 Kiểm toán 0 71.7 28.3 0
19 Quản trị tài chính công 0 81.7 18.3 0
20 Quản trị doanh nghiệp 0 93.3 6.7 0
21 Nguyên lý Marketing và quản
trị Marketing
0 86.7 13.3 0
22 Phân tích hoạt động kinh doanh 0 83.3 16.7 0
23 Lập và quản trị dự án đầu tư 0 85 15 0
24 Thị trường chứng khoán 0 86.7 13.3 0
25 Phương pháp nghiên cứu và
giảng dạy QLKT (lý thuyết)
0 95 5 0
26 Phương pháp nghiên cứu và
giảng dạy QLKT (thực hành)
1.7 96.7 1.7 0
Tỷ lệ trung bình 1.5 85.4 13.1 0
Quan sát vào kết quả của bàng trên có thể thấy rằng tỷ lệ nhu cầu của sinh viên về
thời lượng các môn học chuyên ngành khá rõ rệt và có sự chênh lệch lớn ở mong
muốn giữ nguyên số tiết giảng dạy (85.4%) đối với các nhu cầu tăng giảm khác, tỷ
lệ mong muốn giảm số tiết giảng dạy là 1.5% còn tăng là 13.1% Như vậy có thể
thấy hầu hết sinh viên đều có mong muốn giữ nguyên thời lượng các môn học
chuyên ngành. Họ cho rằng khối lượng kiến thức như hiện tại là vừa đủ và cho
rằng sự phân bố như vậy là hợp lý nhất. Tuy nhiên không phải tất cả sinh viên đều
có mong muốn giữ nguyên thời lượng các môn học như hiện tại. Có 13.1% tỷ lệ
sinh viên có mong muốn tăng số tiết các môn học lên, điển hình các môn học như
Kinh tế vi mô có tỷ lệ nhu cầu tăng số tiết là 28.3 %, Kinh tế vĩ mô có tỷ lệ nhu cầu
tăng số tiết là 26.7% và Kiểm toán có tỷ lệ nhu cầu tăng số tiết là 28.3%. Cú thể
nói rằng sinh viên khối lý luận và đặc biệt là ngành quản lý kinh tế là những sinh
viên có ý thức học tập rất tốt, chuyên ngành đào tạo sẽ giúp họ tương lai sẽ trở

thành những cán bộ chính trị hoặc giảng viên giảng dạy nên nhu cầu được tìm hiểu,
học hỏi các kiến thức là rất cao trong khi thời lượng trên lớp là quá ít để họ có thể
đạt được hiệu quả tối đa trong việc tiếp thu kiến thức. Hơn nữa những môn học có
nhu cầu tăng thời lượng học tập đều là những môn học khá hấp dẫn. Sinh viên khi
tiếp cận với những môn học này có hứng thú học tập và muốn được tăng số tiết
hơn so với các môn học khác. Ngoài ra đối với một số môn học như Kinh tế chính
trị Mác – Lênin (thời kỳ quá độ lên CNXH), Lịch sử các học thuyết kinh tế lại có
tỷ lệ sinh viên có nhu cầu giảm thời lượng các môn học với tỷ lệ là 11.7%. Điều
này có thể lý giải rằng có thể sinh viên cho rằng hời lượng của 2 môn học này như
hiện tại là không cần thiết, cũng có thể nói 2 môn học trên là 2 môn học thiên về lý
thuyết chính vì vậy rất dễ gây ra sự nhàm chán cho sinh viên, khiến họ không có
nhiều hững thú với môn học này dẫn đến việc họ có xu hướng muốn cắt giảm thời
lượng 2 môn học này
Về hình thức đi thực tế đối với sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4, cụ thể là kiến tập
và thực tập có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên. Thông
qua việc đi thực tế sinh viên có thể áp dụng những kiến thức mình đã học vào thực
tiễn. Hiện nay các chuyên ngành đào tạo lý luận nói chung và ngành chính trị học
nói riêng cũng đã tổ chức đi thực tập cho sinh viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để sinh viên có thể hoàn thành tốt việc đi thực tế. Trong quá trình phỏng vấn sinh
viên của cả năm thứ 3 và năm thứ 4, tác giả đã thu được rất nhiều những ý kiến
khác nhau về quá trình kiến tập và thực tập:
Nội dung 1: Ý kiến về tổ chức đi thực tế
qua bảng trên có thể nhận thấy đối với hình thức kiến tập của sinh viên năm thứ 3
thì do đây là lần đầu tiên sinh viên có cơ hội đi thực tế nên còn gặp nhiều điều mới
mẻ và lạ lẫm chưa có kinh nghiệm thực hành do vậy tỉ lệ mong muốn có giáo viên
hướng dẫn và cùng đi thực tập là cao nhất (51.7%) và tỷ lệ giáo viên hướng dẫn là
(31%). Tỷ lệ sinh viên có mong muốn tự đi TT chiếm 17.2% đây cũng có thể coi là
con số không nhỏ. Điều này cũng có thể lý giải rằng với nhóm sinh viên năm thứ 3
thì đây là lần đầu tiên đi kiến tập chính bởi vậy có thể các bạn chưa có nhiều kinh
nghiệm lựa chọn hình thức thực tập, cũng có thể có một bộ phận không nhỏ sinh

viên (chiếm 1/3) muốn được tự tìm hiểu và thực hành trong cơ cấu tổ chức đi thực
tế. Có thể bởi vì thời gian đi kiến tập được các bạn sinh viên đánh giá chưa
cao.Mặt khác, sinh viên cho rằng việc tự tổ chức đi kiến tập tạo cảm giác thoải mái
hơn và không bị chịu áp lực điểm số hay thời gian đối với là có giáo viên hướng
dẫn hoặc đi cùng.Tương tự với việc tổ chức thực tập cũng vậy, đại đa số sinh viên
đều lựa chọn có giáo viên hướng dẫn trong đợt thực tập (48.3%) dự đây không phải
là lần đầu sinh viên được tham gia đi thực tế. Lý giải điều này là do sinh viên nhận
thấy thời gian thực tập mang yếu tố quyết định và quan trọng đối với kết quả học
tập nhất là vào gia đoạn sắp ra trường. So sánh việc tổ chức kiến tập và thực tập có
thể nhận thấy tỷ lệ mong muốn của hai hình thức đi thực tế này không có sự chênh
lệch lớn tuy nhiên đối với kiến tập như đã nêu ở trên thì nhu cầu của sinh viên về
tổ chức đi thực tế có giáo viên hướng dẫn cao hơn hẳn so với thực tập.
Nội dung 2: Ý kiến về hình thức đi thực tế tại cơ sở
Đối với hình thức đi thực tế tại cơ sở, qua bảng trên ta có thể thấy rõ tỷ lệ sinh viên
có mong muốn đi thực tế tại cơ sở nhiều nhất là tại học viện báo chí:46.7% đối với
sinh viên năm thứ 3 và tại các trường Đảng tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính
trị:33.3% đối với sinh viên năm thứ 4. Sở dĩ sinh viên năm thứ 3 hầu hết mong
muốn được đi thực tế ngay tại học viện báo chí là bởi các bạn đều chưa có nhiều
kinh nghiệm đi thực tế chính bởi vậy việc thực tế ngay tại trường sẽ hỗ trợ rất
nhiều cho các bạn, việc đi kiến tập không đòi hỏi yêu cầu chuyên môn quá cao và
nó làm tiền đề cho việc đi thực tập sau này nên nếu thực tập ở trường sẽ diễn ra
thuận lợi hơn, tiết kiệm cả thời gian và công sức. Đối với nhóm sinh viên năm thứ
4, sở dĩ hầu hết các bạn mong muốn được thực tập tại các trường Đảng tỉnh, trung
tâm bồi dưỡng chính trị là bởi hầu hết sinh viên ngành quản lý kinh tế đều mong
muốn được thực hành chuyên môn của mình ở những nơi có khả năng phát huy
năng lực tối đa hay tổ chức đào tạo chuyên nghiệp và có cơ hội thăng tiến. Hơn thế
nữa, ngành quản lý kinh tế là một ngành đòi hỏi các bạn sinh viên phải liên tục học
hỏi, trau dồi cũng như liên hệ những kiến thức mình đã được học với thực tế cho
nên hầu hết các bạn sinh viên muốn đi thực tế các các cơ quan, trung tâm để có thể
học hỏi, cọ xát và lấy kinh nghiệm phục vụ việc sau này ra trường. Còn phương

thức đi thực tế tại các trường trung cấp, cao đẳng đại học lại được sinh viên lựa
chọn khá khiêm tốn trong đợt kiến tập (16.7%) và trong đợt kiến tập là (26.7%).
Có lẽ vì những sinh viên cho rằng năm thứ 3 vẫn chưa hoàn thành xong chương
trình học vì vậy mà chưa nắm đầy đủ được các kiến thức chuyên môn để có thể
giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học nên hình thức kiến tập này
chưa thực sự phù hợp.
Nội dung 3: Ý kiến về việc liên hệ đi thực tế
Quan sát bảng trên có thể thấy ý kiến về việc liên hệ đi thực tế của sinh viên năm
thừ 3 là khác hoàn toàn so với ý kiến về việc liên hệ đi thực tế của sinh viên năm
thứ 4. Đối với sinh viên năm thứ 3, tỷ lệ sinh viên có nhu cầu tự đi liên hệ chiếm
tới 50%. Dù là kiến tập nhưng có vẻ sinh viên lại muốn mình chủ động hơn trong
việc liên hệ đi thực tế, nhu cầu tự liên hệ cũng lớn hơn với việc giáo viên hay khoa
liên hệ kiến tập:10%. Còn đối với sinh viên năm thứ 4, tỷ lệ sinh viên có nhu cầu
về việc phối hợp với khoa chọn địa điểm lại chiếm tới 50% %) bởi lẽ sinh viên là
những người vẫn còn chưa đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, dự muốn chủ
động trong việc liên hệ đi thực tế song bên cạnh đó vẫn cần có sự tham vấn từ các
thầy cô những người có kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn cao để lựa
chọn địa điểm thực tế cho phù hợp. Tuy nhiên cũng có một số không nhỏ các bạn
sinh viên lại muốn được giáo viên liên hệ giúp mình (10% đối với kiến tập và
16.7% đối với thực tập) đó là bởi sinh viên tin tưởng vào kinh nghiệm cũng như uy
tín của giáo viên khi liên hệ đi thực tế. Trên thực tế thì nếu giáo viên hay khoa liên
hệ với địa điểm đi kiến tập hay thực tập cũng sẽ thuận lợi hơn so với tự sinh viên đi
liên hệ do họ có uy tín, địa vị cũng như trình độ chuyên môn cao có thể định
hướng cho sinh viên một cách hiệu quả.
Nội dung 4: Ý kiến về cách thức tổ chức thực hiện đi thực tế
Về cách thức tổ chức thực hiện đi thực tế, ta cũng có thể thấy được sự khác biệt về
ý kiến giữa sinh viên năm thứ 3 và sinh viên năm thứ 4. Tỷ lệ sinh viên có mong
muốn được thực hiện dưới sự giám sát, kiểm tra của giảng viên và khoa là 36.7%
đối với năm thứ 3 và 40% đối với năm thứ 4. Điều này cho thấy sinh viên thực sự
muốn chủ động trong việc đi thực tế và chỉ muốn được tham khảo và chịu sự giám

sát ở một mức độ nhất định. Đối với sinh viên năm thứ 3, tỷ lệ sinh viên mong
muốn được tự tổ chức thực hiện thoe kế hoạch chiếm khá cao 23.3%. điều này có
thể do đây là lần đầu tiên sinh viên đi thực tế, chính vì vậy, họ xem nhẹ nhiệm vụ
này và muốn tự nghiên cứu cũng như tự tổ chức các kế hoạch
3. Nhu cầu đối với mức độ tiếp thu
Ngành quản lý kinh tế có khối lượng kiến thức với 26 môn chuyên ngành
cộng thêm với 22 môn đại cương. Đây có thể coi là một lượng kiến thức khá
lớn chính vì vậy việc tìm hiểu mức độ tiếp thu của sinh viên đối với lượng
kiến thức như thế này là rất cần thiết. Tiến độ giảng dạy của giảng viên trên
lớp cũng góp phần vào việc hấp thụ kiến thức của sinh viên rất nhiều.Qua
quá trình tìm hiểu, phỏng vấn sinh viên, tác giả đã thu được rất nhiều những
ý kiến trái chiều về vấn đề này, qua đó phần nào thấy được mức độ tiếp thu
của sinh viên ngành quản lý kinh tế đối với các môn học này cũng như tiến
độ giảng dạy của giáo viên so với khả năng tiếp thu của họ từ đó rút ra họ có
mong muốn như thế nào về khối lượng kiến thức cũng như việc tăng hay
giảm tốc độ giảng dạy sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của mình.
Đánh giá về khối lượng kiến thức các môn chuyên ngành so với khả năng (%)
Quá ít (0) 0
Ít (1) 9.5
Vừa đủ (3) 81
Khó trả lời (9) 9.5
Có thể nhận thấy rằng đa số sinh viên đều cho rằng khối lượng kiến thức là vừa đủ
so với khả năng tiếp thu với tỷ lệ lên đến 81%. Điều này cho thấy nhu cầu của sinh
viên đối với khối lượng kiến thức được học được giữ nguyên, không tăng mà cũng
không giảm bởi đó là khối lượng kiến thức hợp lí. Tuy nhiên không phải tất cả sinh
viên đều cho rằng khối lượng kiến thức các môn chuyên ngành so với khả năng
tiếp thu là vừa đủ khi có 9.5% tỷ lệ sinh viên cho rằng khối lượng kiến thức như
hiện nay so với khả năng tiếp thu của họ là ít. Điều đó cũng cho thấy tỷ lệ sinh viên
này có mong muốn được tăng khối lượng kiến thức đó lên để họ có thể tiếp thu và
học tập một cách tốt nhất

Đánh giá về tiến độ giảng dạy các môn chuyên ngành (%)
Quá chậm (0) 0
Chậm (1) 6.7
Vừa đủ (3) 73.3
Nhanh (5) 13.3
Khó trả lời (9) 6.7
Cũng như với tỷ lệ sinh viên cho rằng khối lượng kiến thức các môn chuyên ngành
so với khả năng là vừa đủ chiếm ưu thế thì tỷ lệ sinh viên cho rằng tiến độ giảng
dạy các môn chuyên ngành cũng tương tự như vậy, khi có tới 73.3% tỷ lệ sinh viên
cho rằng tiến độ giảng dạy như hiện nay là vừa đủ, hợp lý và không có nhu cầu
muôn tăng hay giảm bớt tiến độ giảng dạy. Tuy nhiên vẫn có 13.3% ý kiến cho
rằng tiến độ giảng dạy như vậy là nhanh và họ có mong muốn giảm bớt tiến độ
giảng dạy lại để có thể kịp thời nắm bắt được chương trình học và tiếp thu kiến
thức các môn chuyên ngành tốt hơn. Ngoài ra có 6.7% ý kiến khó trả lời tổng hợp
của các mong muốn tăng giảm khác nhau đối với từng môn học. tiến độ giảng dạy
nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giáo viên, khả năng tiếp thu
của sinh viên đối với từng môn học hay do cả khối lượng kiến thức cũng ảnh
hưởng đến việc đánh giá tiến độ giảng dạy vì vậy khó để nhận xét cũng là điều dễ
hiểu. Tóm lại, mong muốn chủ yếu vẫn là một tiến độ giảng dạy vừa phải, không
nhanh, không chậm như đánh giá hiện tại để sinh viên có thể nắm bắt trọn vẹn
được những kiến thức chuyên ngành.
4. Nhu cầu đối với hình thức đánh giá sinh viên
Hình thức đánh giá sinh viên bao gồm các hình thức kiểm tra trình, kiểm tra
học phần,thi tốt nghiệp và thi tuyển vào ngành. Để biết được nhu cầu cũng
như mong muốn của sinh viên cần tìm hiểu xem các hình thức có phù hợp
với yêu cầu hay mong muốn của sinh viên hay không. Những ý kiến cũng
như đóng góp của sinh viên cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc
chỉnh sửa, thay đổi chương trình giảng dạy sao cho chính xác, hợp lý nhất
Ý kiến về cách thức công nhận thi tốt nghiệp(%)
Tất cả các SV viết khóa luận 37.9

Có SV thi tốt nghiệp và 1 số viết khóa luận 55.2
Tất cả SV thi tốt nghiệp 6.9
Khó trả lời 0
Đối với hình thức thi tốt nghiệp được lựa chọn nhiều hơn cả là hình thức có
SV thi tốt nghiệp và 1 số viết khóa luận (55.2%) tức là nhu cầu của sinh
viên về cách thức thi tốt nghiệp không có gì thay đổi so với hình thức thi
vốn đang được áp dụng này. Tuy nhiên vẫn có đến 37.9% ý kiến cho rằng tất
cả sinh viên đều được viết khóa luận khi tốt nghiệp. có thể thấy rằng sinh
viên bộc lộ mong muốn rằng không có sự phân biệt giữa sinh viên viết khóa
luận và sinh viên thi tốt nghiệp, cơ hội được viết khóa luận và thể hiện năng
lực viết khóa luận là hoàn toàn ngang nhau giữa các sinh viên. Còn lại, chỉ

×