Chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài
Thủ tục Hải quan điện tử đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản
xuất hàng xuất khẩu tại chi cục Hải quan Hà Tây
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ
Danh mục các chữ viết tắt
Chương 1: Thủ tục Hải quan điện tử đối với nguyên vật liệu nhập khẩu sản
xuất hàng xuất khẩu 7
1.1- Khái quát chung về thủ tục Hải quan điện tử: 7
1.1.1- Khái niệm về thủ tục Hải quan truyền thống: 7
1.1.2- Khái niệm thủ tục Hải quan điện tử và những điều liên quan 8
1.1.3- Lợi ích thiết thực của việc áp dụng Thủ tục Hải quan điện tử 11
1.2- Khái quát về nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu 15
1.3- Thủ tục Hải quan điện tử đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng
xuất khẩu 16
1.3.1- Thủ tục đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng
xuất khẩu 16
1.3.2- Sửa đổi, bổ sung danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng
xuất khẩu 17
1.3.3- Thủ tục hải quan điện tử nhập khẩu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản
hàng xuất xuất khẩu 18
1.3.4- Thủ tục thanh khoản tờ khai nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: 22
Chương 2: Thực trạng hoạt động của chi cục Hải quan Hà Tây 25
2.1- Giới thiệu lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Hà Tây 25
2.1.1- Lịch sử hình thành 25
2.1.2- Cơ cấu tổ chức 27
2.2- Khái quát về hoạt động quản lý Hải quan tại chi cục Hải quan Hà Tây 31
2.2.1- Kết quả hoạt động các năm 2008, 2009,2010,2011 31
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
1
Chuyên đề tốt nghiệp
2.2.3- Phương hướng nhiệm vụ năm 2012: 40
2.3- Thực trạng về thực hiện thủ tục Hải quan điện tử đối với nguyên liệu vật tư sản
xuất xuất khẩu tại chi cục Hải quan Hà Tây: 44
2.3.1- Thực trạng về việc thực hiện HQĐT đối với nguyên vật liệu sản xuất hàng
xuất khẩu tại chị cục Hải quan Hà Tây 44
2.4- Những nhân tố ảnh hưởng trong việc áp dụng Thủ tục HQĐT đối với nguyên liệu
vật tư SXXK: 53
2.4.1- Thuận lợi: 53
2.4.2- Khó khăn: 54
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của việc áp dụng
thủ tục Hải quan điện tử 56
3.1- Định hướng phát triển của việc áp dụng Thủ tục HQĐT đối với nguyên liệu vật tư
SXXK: 56
3.1.1- Định hướng phát triển của việc áp dụng Thủ tục HQĐT đối với toàn ngành
Hải quan: 56
3.1.2- Định hướng phát triển của việc áp dụng Thủ tục HQĐT đối với nguyên liệu vật
tư SXXK tại Chi cục HQHT: 58
3.2- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng Thủ tục HQĐT đối với
nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng xuất khẩu. 58
3.2.1: Nhóm giải pháp đối với DN thực hiện thủ tục HQĐT đối với nguyên liệu, vật tư
sản xuất hàng hóa xuất khẩu 58
3.2.2: Nhóm giải pháp đối với cơ quan hải quan và công chức hải quan 63
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
2
Chuyên đề tốt nghiệp
Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ.
Sơ đồ 1.1: Quy trình thủ tục Hải quan Điện tử
Sơ đồ 2.1 : Bộ máy quản lý chi cục HQ Hà Tây
Bảng 2.1 : Nhiệm vụ cụ thể của từng công chức tại đội Thủ tục Khu CNC
Hòa Lạc
Bảng 2.2: Kết quả đạt được năm 2008
Bảng 2.3: Kết quả đạt được năm 2009
Bảng 2.4: Kết quả đạt được năm 2010
Bảng 2.5: Kết quả đạt được năm 2011
Bảng 2.6: Chi tiết số lượng DN đã tham gia và được cấp giấy chứng nhận
tham gia thủ tục HQĐT.
Bảng 2.7: Số lượng tờ khai xuất nhập khẩu nguyên liệu vật tư SXXK
Bảng 2.8 :Bảng số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu nguyên liệu vật tư SXXK.
Biểu đồ 2.1: Chi tiết số lượng DN tham gia thủ tục HQĐT
Biểu đồ 2.2: Số lượng tờ khai xuất nhập khẩu thực hiện thủ tục HQĐT đối
với nguyên liệu vật tư SXXK.
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch XNK nguyên liệu vật tư SXXK, thành phẩm.
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Danh mục chữ viết tắt
HQĐT: Hải quan điện tử
SXXK: Sản xuất xuất khẩu
DN, HQ: Doanh nghiệp, Hải quan.
TNHH TM DV CNTT: Trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ công nghệ
thông tin.
XNK: Xuất nhập khẩu
HT XLDL DTHQ: Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan
QLRR: Quản lý rủi ro.
C-VAN là dịch vụ truyền, nhận thông điệp dữ liệu điện tử hải quan giữa
người khai hải quan và cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện
tử (HQĐT)
XKMD: Xuất khẩu mậu dịch
XKPMD: Xuất khẩu phi mậu dịch
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
4
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt nam ngày càng phát triển, trong xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế
nước nhà cũng đưa ra những đòi hỏi hết sức thiết thực về hoạt động của ngành
Hải quan trong việc kiểm tra, giám sát các loại hàng hóa xuất nhập khẩu,
phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Xuất phát từ tình hình trên,
ngành Hải quan cũng cần có sự đổi mới theo hướng phát triển, hiện đại hóa, tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, nỗ lực hết mình
nâng cao và hoàn thiện thủ tục Hải Quan, hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức và cho
chính ngành Hải Quan nước nhà, nhằm nâng cao hiệu quả của thủ tục Hải Quan,
để các cá nhân có một cái nhìn tích cực sâu sắc hơn về ngành Hải Quan trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu thời đại mới.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Tài Chính ngành
Hải quan Việt Nam đã có nhiều cố gắng và đạt nhiều kết quả trong quá trình
hiện đại hóa thủ tục Hải quan và hiện đại hóa ngành Hải quan. Rất nhiều biện
pháp đã được ngành Hải quan áp dụng triển khai, các quy trình thủ tục Hải quan
luôn được cải tiến sao cho minh bạch, đơn giản hơn, thuận lợi hơn, tạo điều kiện
cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày một gia tăng rất nhanh và
mạnh mẽ. Để đáp yêu cầu quản lý lượng hàng hóa XNK lớn, trong môi trường
kinh tế hội nhập, Hải quan Việt Nam đứng trước yêu cầu phải ngày càng hiện
đại hoá thủ tục để đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa XNK của DN. Và việc
triển khai áp dụng thủ tục Hải quan điện tử để quản lý, thông quan nhanh chóng
hàng hóa XNK, tạo thuận lợi cho DN là một nhu cầu thiết yếu. Chính vì thế,
năm 2005, Tổng cục Hải quan đã triển khai thí điểm TTHQĐT tại Cục Hải quan
TP.HCM và Cục Hải quan Hải Phòng theo Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
5
Chuyên đề tốt nghiệp
ngày 20-6-2005 của Thủ tướng Chính phủ, và đến ngày 28/10 chính thức áp
dụng tại chi cục Hải quan Hà Tây.
Bên cạnh những ưu điểm, những lợi ích thiết thực mà thủ tục Hải quan
điện tử mang lại, việc áp dụng thủ tục Hải quan điện tử tại chi cục Hải quan Hà
Tõy cũn gặp nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện và phát triển
hơn trong giai đoạn tới. Xuất phát từ lý do cơ bản trên, em nhận thấy vấn đề
nâng cao tính hiệu quả của Thủ tục Hải quan điện tử là một vấn đề có ý nghĩa và
rất thực tiễn trong bối cảnh hiện tại. Do đó, em đã chọn cho mình đề tài là:
“Thủ tục Hải quan điện tử đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất
hàng xuất khẩu tại chi cục Hải quan Hà Tây”
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương 1: Thủ tục Hải quan điện tử đối với nguyên vật liệu nhập
khẩu sản xuất hàng xuất khẩu
1.1- Khái quát chung về thủ tục Hải quan điện tử:
1.1.1- Khái niệm về thủ tục Hải quan truyền thống:
Để hiểu rõ về thủ tục HQĐT là gì trước tiên ta cần hiểu khái niệm về
thủ tục Hải quan và làm rõ sự khác biệt giữa thủ tục HQ truyền thống và
thủ tục HQĐT.
Theo điều 4, điều 16 luật Hải quan Việt Nam có xác định rõ khái
niệm về thủ tục Hải quan và những việc cần thực hiện của người khai Hải
Quan và công chức Hải Quan.
Theo đó, “Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải
quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải
quan đối với hàng hoá, phương tiện vận tải”. Cụ thể:
Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải:
a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải
quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải
quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử của Hải quan;
b) Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho
việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải;
c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật.
Khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan phải:
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
7
Chuyên đề tốt nghiệp
a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ
tục hải quan điện tử, việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan được thực
hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan;
b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận
tải;
c) Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
d) Quyết định việc thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải.
1.1.2- Khái niệm thủ tục Hải quan điện tử và những điều liên quan
Thông tư 222-2009/TT-BTC nêu rõ khái niệm của Thủ tục hải quan
điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông
tin khai hải quan, ra quyết định được thực hiện thông qua Hệ thống xử lý
dữ liệu điện tử hải quan.
Ngoài ra trong thông tư 222-2009/TT-BTC cũng nêu rõ các khái niệm
cần sáng tỏ liên quan đến Thủ tục Hải quan điện tử. Trong đó:
Thông điệp dữ liệu điện tử hải quan là thông tin được tạo ra, gửi đi,
được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo định dạng chuẩn
để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Chứng từ điện tử là chứng từ tạo ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 3
Chương I Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện
tử trong lĩnh vực tài chính được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện
tử.
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan là hệ thống thông tin do
Tổng cục Hải quan quản lý tập trung, thống nhất, sử dụng để thực hiện thủ
tục hải quan điện tử.
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Hệ thống khai hải quan điện tử là hệ thống thông tin do người khai
hải quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Ngày 21/8/2007, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số
1447/TCHQ/QĐ quy định về định dạng một số chứng từ điện tử khai Hải
quan từ xa. Trên cơ sở Quyết định 1447/TCHQ/QĐ, các công ty Cổ phần
công nghệ phần mềm Đà Nẵng – SOFTECH đã đăng ký xây dựng phần
mềm khai báo hải quan SOFTECH-ESC, công ty TNHH TM DV CNTT
G.O.L đã đăng ký xây dựng phần mềm khai hải quan CDS và công ty
TNHH phát triển công nghệ Thái Sơn đã đăng ký xây dựng bộ phần mềm
khai báo hải quan ECUS để cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp.
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ 1.1
SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT: QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
10
TẠO LẬP
TỜ KHAI
ĐIỆN TỬ
CHẤP NHẬN
THÔNG TIN KHÁC
KIỂM TRA
CHỨNG TỪ
KIỂM TRA
HÀNG HÓA
KIỂM TRA
CHỨNG TỪ
GIẤY
KIỂM TRA
THỰC TẾ
HÀNG HÓA
(Do chi cục Hải
quan điện tử
thực hiện)
In tờ khai/ mang chứng
từ theo yêu cầu
Yêu cầu kiểm tra thực
tế hàng hóa( nếu cần)
Mang bộ hồ sơ đến chi
cục Hải quan điện tử
TIẾP NHẬN
THÔNG TIN
PHÂN LUỒNG
Gửi thông tin
khai báo
Gửi kết quả xử
lý cho DN
XÁC NHẬN THÔNG
QUAN TẠI CỤC HẢI
QUAN ĐIỆN TỬ HOẶC
TẠI HẢI QUAN CỬA
KHẨU
Quyết định thông quan/ DN mang tờ khai đã
có xác nhận HQĐT để nhận hàng
Quyết định thông quan/ Miễn kiểm tra hàng
hóa, DN mang tờ khai đã có xác nhận để
nhận hàng
Miễn kiểm tra hàng hóa/ DN in tờ khai từ hệ
thống để nhận hàng
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.3- Lợi ích thiết thực của việc áp dụng Thủ tục Hải quan điện tử.
Thủ tục hải quan điện tử là bước phát triển tất yếu trong quá trình
thực hiện cải cách, hiện đại hoá Hải quan, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh thương mại hoá toàn
cầu và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Khi tham gia thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan sẽ sử
dụng máy tính của mình đểtạo thông tin khai hải quan điện tử theo đúng
các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định cho từng chứng từ thuộc hồ sơ
hải quan điện tử và thông qua phương tiện điện tử truyền số liệu khai hải
quan đến cơ quan hải quan. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải
quan tiếp nhận thông tin khai hải quan điện tử, kiểm tra, phản hồi thông tin
hướng dẫn người khai hải quan thực hiện theo quy trình thủ tục hải quan
hải quan điện tử.
Hải quan điện tử đi vào hoạt động đã mang đến nhiều hiệu quả lớn
cho cơ quan hải quan trong công tác quản lý cũng như mang lại nhiều lợi
ích cho cộng đồng doanh nghiệp: Giảm thiểu số lượng giấy tờ phải nộp
hoặc xuất trình; Thời gian thông quan hàng hóa trung bình được rút ngắn.
Điển hình như đối với thông quan luồng xanh, luồng vàng thời gian thông
quan từ 03-05 phút. Như vậy, hải quan điện tử đã giảm được chi phí không
cần thiết cho việc đi lại làm thủ tục cho hàng hóa XNK của doanh nghiệp;
Giảm tiếp xúc trực tiếp giữa công chức Hải quan và người khai hải quan,
từ đó hiệu quả rõ nhất chính là hạn chế phiền hà, tiêu cực; lệ phí hải quan
được thu, nộp định kỳ hàng tháng và những quy định về thủ tục hải quan
được minh bạch hóa do cán bộ xử lý thông tin không phải nhập số liệu,
chất lượng thông tin được tăng cường, có độ chính xác cao.
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
11
Chuyên đề tốt nghiệp
So với thủ tục hải quan thủ công truyền thống, việc triển khai thủ tục
hải quan điện tử sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan hải quan và cộng
đồng doanh nghiệp, cụ thể:
1.1.3.1- Lợi ích đối với Doanh nghiệp thực hiện thủ tục Hải quan điện tử
Doanh nghiệp không phải đến trụ sở của cơ quan Hải quan mà
có thể khai hải quan tại bất cứ địa điểm nào có máy tính kết nối mạng
internet và được thông quan ngay đối với lô hàng thuộc diện được miễn
kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Doanh nghiệp được sử dụng tờ khai điện tử in từ hệ thống của
doanh nghiệp, có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp thay cho tờ khai
giấy và các chứng từ kèm theo để đi nhận hàng và làm chứng từ vận
chuyển hàng húa trờn đường (nếu lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra
hồ sơ giấy và miễn kiểm tra hàng hóa).
Doanh nghiệp có thể khai báo hải quan bất kì lúc nào thay cho
việc chỉ có thể khai trong giờ hành chính như trước đây và được cơ quan
hải quan tiếp nhận khai báo trong giờ hành chính.
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ được quyền
ưu tiên thứ tự kiểm tra đối với các lô hàng pahỉ kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc
kiểm tra thực tế hàng hóa.
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ được cơ
quan hải quan cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ hải quan điện tử
thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ được cơ
quan hải quan hỗ trợ đào tạo, cung cấp phần mềm khai báo hải quan điện
tử và tư vấn trực tiếp miễn phí.
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức nộp lệ phí (theo tháng
hoặc theo từng tờ khai) thay vì chỉ có thể nộp theo từng tờ khai như thủ tục
hải quan truyền thống.
Hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công và nhập nguyên liệu sản
xuất xuất khẩu đơn giản hơn, thay vì phải nộp hoặc xuất trình tờ khai, báo
cáo thanh khoản và chứng từ bằng giấy thì doanh nghiệp được sử dụng hồ
sơ điện tử để thanh khoản.
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử giúp thông tin giữa hệ thống
của hải quan và doanh nghiệp được quản lý đồng bộ trên máy tính, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin.
Doanh nghiệp có thể đăng ký thủ tục hải quan điện tử tại bất kì
Chi cục Hải quan điện tử nào và được chấp nhận làm thủ tục hải quan điện
tử ở các Chi cục khác thay vì việc phải làm đăng ký tại từng Chi cục hải
quan điện tử như trước đây.
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử giúp doanh nghiệp giảm thời
gian, chi phí làm thủ tục hải quan do doanh nghiệp có thể chủ động trong
quá trình khai báo hải quan và sắp xếp thời gian đi nhận hàng và xuất
hàng.
Nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp chế xuất ưu tiên, còn được
hưởng thêm những lợi ích sau:
- Được khai báo hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài
và xuất khẩu ra nước ngoài trên tờ khai điện tử rút gọn theo mẫu “Tờ khai
điện tử rút gọn/ tờ khai điện tử thỏng”.
- Được ưu tiên đăng ký định mức nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản
phẩm xuất khẩu đối với các nguyên liệu quản lý theo định mức.
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
13
Chuyên đề tốt nghiệp
- Được cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan tiếp nhận đăng ký, kiểm tra hải quan và chấp nhận ngay trên cơ sở tờ
khai điện tử đơn giản, tờ khai tháng, định mức nguyên liệu, vật tư đăng ký.
- Được ưu tiên kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa tại trụ sở
của doanh nghiệp hoặc tại địa điểm khác do doanh nghiệp đăng ký và được
cơ quan hải quan chấp nhận.
- Được sử dụng Lệnh thông quan in ra từ hệ thống khai hải quan điện
tử theo Mẫu Phiếu giải phóng hàng hóa đã đăng ký với cơ quan hải quan
(không cần đóng dấu, chữ ký của đại diện doanh nghiệp) đối với lô hàng
đã được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan.
- Được sử dụng hóa đơn in ra từ hệ thống, đóng dấu, ký tên của đại
diện doanh nghiệp để thông quan hàng hóa trường hợp Hệ thống xử lý dữ
liệu điện tử hải quan có sự cố, tạm dừng hoạt động.
1.1.3.2- Lợi ích từ việc áp dụng thủ tục Hải quan điện tử đối với cơ quan
Hải quan:
Việc đưa phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại, từ xử lý thủ tục hành
chính chủ yếu là thủ công trên giấy tờ sang xử lý trên hệ thống máy tính giúp
thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức hải quan và khẳng định việc cải
cách hiện đại hóa là xu thế tất yếu để phát triển, hiện đại hoá cơ quan hải
quan nói riêng, bộ máy nhà nước nói chung.
Cùng với phương thức quản lý hiện đại thông qua áp dụng các phương
thức kiểm tra, đối chiếu và xử lý tự động một số bước trong quy trình thủ tục,
một số giấy tờ thuộc bộ hồ sơ hải quan điện tử mà vẫn bảo đảm quản lý giúp
ngành thực hiện tốt nhiệm vụ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo
Nghị quyết của Chính phủ đề ra; giảm được áp lực về thời gian, nhân lực và
các chi phí quản lý phát sinh; đồng thời tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả quản
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
14
Chuyên đề tốt nghiệp
lý, đảm bảo tính chính xác trong công tác quản lý, điều hành, thống kê, nâng
cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, hạn chế phát sinh tiêu cực…
1.1.3.3- Lợi ích đối với cơ quan, tổ chức khác liên quan,
Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử góp phần đẩy nhanh tiến độ cải
cách, hiện đại hoá, điện tử hoỏ cỏc thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý
nhà nước được giao; thúc đẩy việc phối hợp, phân công, phân cấp chặt chẽ
hơn giữa các cơ quan quan nhà nước trong quản lý hoạt động thương mại,
xuất nhập khẩu. Từ đó góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ hiện đại hoá
nền hành chính Nhà nước.
1.2- Khái quát về nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu
Thông tư 194/2010/TT-BTC, có ghi rõ tại điều 30, khái quát chung về
nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu:
Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất
khẩu bao gồm:
• Nguyên liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia
vào quá trình sản xuất để cấu thành sản phẩm xuất khẩu.
• Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm
xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành sản phẩm hoặc không
cấu thành thực thể sản phẩm.
• Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm
xuất khẩu, óng chung v i s n ph m xu t kh u c s n xu t tđể đ ớ ả ẩ ấ ẩ đượ ả ấ ừ
nguyên li u, v t t nh p kh u ho c óng chung v i s n ph m xu tệ ậ ư ậ ẩ ặ để đ ớ ả ẩ ấ
kh u c s n xu t t nguyên li u, v t t mua trong n cẩ đượ ả ấ ừ ệ ậ ư ướ thành mặt
hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài.
• Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu.
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
15
Chuyên đề tốt nghiệp
• Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm
xuất khẩu.
• Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn
thành hợp đồng phải tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài.
1.3- Thủ tục Hải quan điện tử đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản
xuất hàng xuất khẩu
1.3.1- Thủ tục đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất
hàng xuất khẩu
1.3.1.1- Thời điểm đăng ký
Người khai hải quan phải khai Danh mục nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên.
Tất cả các tiêu chí về tên gọi nguyên liệu, vật tư; mã HS; mã nguyên
liệu, vật tư; đơn vị tính đăng ký trong Danh mục phải khai thống nhất từ
khi nhập khẩu nguyên liệu đến khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu theo loại hình này.
1.3.1.2- Thủ tục đăng kí
Cách thức thực hiện: Gửi, nhận thông tin hệ thống máy tính
của doanh nghiệp đã được nối mạng qua C-VAN.
Người khai hải quan thực hiện:
Khai thông tin về Danh mục nguyên liệu, vật tư theo đúng các
tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại Bảng danh mục nguyên liệu, vật
tư nhập khẩu tại mẫu số 1,2 Phụ lục XII ban hanh kèm theo Quyết định
QĐ52/2007/QĐ- BTC trên hệ thống khai hải quan điện tử.
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Gửi thông tin đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải
quan;
Tiếp nhận Thông báo chấp nhận đăng ký hoặc Thông báo từ
chối đăng ký và thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin theo hướng dẫn của
cơ quan hải quan. Sau khi sửa đổi, bổ sung thông tin, tiếp tục gửi đến cơ
quan hải quan.
Cơ quan Hải quan thực hiện:
Kiểm tra, tiếp nhận thông tin khải Hải quan điện tử về danh mục
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Phản hồi thông tin về khai Hải quan điện tử.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Ngoài các chứng từ thuộc bộ hồ sơ HQ, cú thờm cỏc chứng từ sau :
+ Bảng danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo mẫu số 01, Phụ lục
XII ban hành kèm theo Quyết định QĐ52/2007/QĐ- BTC.
+ Bảng danh mục sản phẩm xuất khẩu theo mẫu số 02, Phụ lục XII ban
hành kèm theo Quyết định QĐ52/2007/QĐ- BTC.
+ Các chứng từ khác khi cơ quan HQ có yêu cầu.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ
1.3.2- Sửa đổi, bổ sung danh mục nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất
hàng xuất khẩu
Người khai hải quan được quyền sửa đổi tất cả các thông tin danh mục
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng
nguyên liệu, vật tư đầu tiên hoặc trước khi đăng ký định mức có liên quan,
tùy theo thời điểm nào có trước.
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
17
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường hợp phát hiện sai sót trong khai báo Danh mục nguyên liệu, vật
tư nhập khẩu, ngoài thời điểm quy định ở trên, người khai hải quan được
phép sửa đổi nội dung đã khai nếu có lý do hợp lý và được cơ quan hải quan
chấp nhận, nhưng không được phép sửa đổi mã nguyên liệu, vật tư và đơn vị
tính nguyên liệu, vật tư.
Việc khai thông tin sửa đổi, bổ sung Danh mục nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu được thực hiện như thủ tục đăng ký danh mục nguyên liệu, vật tư
1.3.3- Thủ tục hải quan điện tử nhập khẩu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản
hàng xuất xuất khẩu
Cách thức thực hiện:
Gửi, nhận thông tin hệ thống máy tính của doanh nghiệp đã được nối
mạng qua C-VAN
Trình tự thực hiện:
1.3.3.1 Đối với tổ chức, cá nhân:
Thủ tục hải quan khi nhập khẩu lô hàng nguyên vật liệu từ nước
ngoài theo quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo
hợp đồng mua bán quy định tại Chương IV Quyết định 52/2007/QĐ-
BTC.Cụ thể:
Bước 1: Khai hải quan điện tử, người khai hải quan thực hiện:
Tạo thông tin khai hải quan điện tử trên máy tính theo đúng các
tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục VIII Quy định
52/2007/QD-BTC và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã
khai.
Trường hợp người khai hải quan là đại lý thủ tục hải quan phải khai
rõ nội dung uỷ quyền.
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
18
Chuyên đề tốt nghiệp
Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan.
Bước 2. Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan:
Nhận “Thụng bỏo từ chối tờ khai hải quan điện tử” và sửa đổi,
bổ sung tờ khai hải quan điện tử theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
Nhận “Thụng bỏo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử” và
thực hiện các công việc dưới đây, nếu tờ khai hải quan điện tử được chấp
nhận:
a. Thực hiện các yêu cầu tại “Thụng bỏo hướng dẫn làm thủ tục hải
quan điện tử”;
b. In tờ khai (02 bản) theo Mẫu số 5a đối với hàng xuất khẩu hoặc
Mẫu số 5b đối với hàng nhập khẩu Phụ lục XIV Quy định 52/2007/QĐ-
BTC dựa trên tờ khai hải quan điện tử đã được cơ quan hải quan chấp nhận
(sau đây gọi là tờ khai hải quan điện tử in); Phụ lục tờ khai hải quan điện
tử in theo Mẫu 6a đối với hàng xuất khẩu hoặc Mẫu số 6b đối với hàng
nhập khẩu Phụ lục XIV Quy định 52/2007/QĐ-BTC, nếu hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu có từ 4 mặt hàng trở lên; bản kê số công ten nơ theo Mẫu
số 15 Phụ lục XIV nếu có; ký, đóng dấu vào tờ khai hải quan điện tử in,
phụ lục tờ khai, bản kê số công ten nơ.
c. Đối với hàng hóa được Chi cục hải quan điện tử cho phép thông
quan ngay trên cơ sở tờ khai hải quan điện tử thì người khai hải quan mang
tờ khai hải quan điện tử in đến cơ quan hải quan để xác nhận “Đó thông
quan điện tử”;
d. Đối với hàng hóa Chi cục hải quan điện tử yêu cầu phải xuất
trình, nộp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan thì doanh
nghiệp nộp, xuất trình tờ khai hải quan điện tử in cựng cỏc chứng từ thuộc
hồ sơ hải quan theo yêu cầu;
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
19
Chuyên đề tốt nghiệp
đ. Đối với hàng hóa Chi cục hải quan điện tử yêu cầu phải xuất trình
chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa thì doanh
nghiệp nộp, xuất trình tờ khai hải quan điện tử in cựng cỏc chứng từ thuộc
hồ sơ hải quan và xuất trình hàng hóa để Chi cục hải quan điện tử kiểm tra
theo yêu cầu;
e. Đối với hàng hóa được Chi cục hải quan điện tử chấp nhận giải
phóng hàng hoặc cho phép mang hàng hoá về bảo quản thì người khai hải
quan mang tờ khai hải quan điện tử in đến cơ quan hải quan để xác nhận
"Giải phóng hàng" hoặc "Hàng mang về bảo quản". Sau khi được chấp
nhận giải phóng hàng hoặc cho phép mang hàng hoá về bảo quản người
khai hải quan phải tiếp tục thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan để
hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa;
g. Việc xác nhận đã thông quan điện tử, giải phóng hàng, hàng mang
về bảo quản, được thực hiện tại Chi cục hải quan điện tử nơi đăng ký tờ
khai hải quan hoặc bộ phận thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại cửa khẩu.
1.3.3.2. Đối với cơ quan hải quan :
i. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động kiểm tra, tiếp nhận
đăng ký tờ khai hải quan điện tử.
Trường hợp hệ thống yêu cầu, công chức hải quan trực tiếp kiểm tra sơ
bộ nội dung khai của người khai hải quan cụ thể:
• Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa tên hàng và mã số hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu;
• Kiểm tra việc khai đủ các tiêu chí của tờ khai hải quan điện tử.
• Công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra căn cứ kết quả kiểm
tra để quyết định việc đăng ký thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan.
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
20
Chuyên đề tốt nghiệp
ii. Trường hợp không chấp nhận, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan sẽ gửi “Thụng bỏo từ chối tờ khai hải quan điện tử” trong đó nêu rõ
lý do.
iii. Trường hợp chấp nhận, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
cấp số tờ khai hải quan điện tử và phân luồng theo một trong các hình thức
sau:
• Chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử;
• Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông
quan hàng hóa. Công chức hải quan kiểm tra chứng từ giấy cập nhật kết
quả kiểm tra vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; in 02 “Phiếu ghi
kết quả kiểm tra chứng từ giấy” theo Mẫu số 7 Phụ lục XIV Quy định
52/2007/QĐ-BTC, ký tên, đóng dấu công chức và yêu cầu người khai hải
quan ký lên “Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy”; giao người khai
hải quan 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
• Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế
hàng hóa trước khi thông quan hàng hóa.
• Công chức hải quan kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan
thực hiện theo quy định.
• Công chức hải quan kiểm tra thực tế cập nhật kết quả kiểm tra
vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; in 02 “Phiếu ghi kết quả kiểm
tra hàng húa” theo Mẫu số 8 Phụ lục XIV Quy định 52/2007/QĐ-BTC, ký
tên, đóng dấu công chức và yêu cầu người khai hải quan ký lên “Phiếu ghi
kết quả kiểm tra hàng húa”; giao người khai hải quan 01 bản, 01 bản lưu
hồ sơ.
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
21
Chuyên đề tốt nghiệp
1.3.4- Thủ tục thanh khoản tờ khai nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:
Nơi làm thủ tục thanh khoản, không thu thuế (hoàn thuế): Chi
cục Hải quan điện tử nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu,
vật tư.
Nguyên tắc thanh khoản, không thu thuế (hoàn thuế)
Tất cả nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình NSXXK đều
phải được thanh khoản, kể cả nguyên liệu, vật tư có thuế suất thuế nhập
khẩu 0%;
Tờ khai nhập khẩu trước, tờ khai xuất khẩu trước phải được
thanh khoản trước; trường hợp tờ khai nhập khẩu trước nhưng do
nguyên liệu, vật tư của tờ khai này chưa đưa vào sản xuất hàng xuất
khẩu nên chưa thanh khoản được thì doanh nghiệp phải khai báo thông
tin nguyên vật liệu chưa đưa vào thanh khoản theo đúng các tiêu chí và
khuôn dạng chuẩn quy định tại Mẫu số 6.6 Phụ lục XII Quy định
52/2007/QĐ-BTC.
Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải có trước tờ khai xuất
sản phẩm;
Một tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư được thanh khoản
nhiều lần;
Một tờ khai xuất khẩu chỉ được thanh khoản một lần tại mỗi Chi
cục hải quan điện tử. Trường hợp tờ khai xuất khẩu được dùng thanh
khoản tại nhiều Chi cục hải quan điện tử cho nhiều tờ khai nhập khẩu thì
phải đảm bảo nguyên tắc tờ khai xuất khẩu này không được thanh khoản
trùng số lượng nguyên phụ liệu đã thanh khoản (trừ trường hợp có quy
định khác);
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
22
Chuyên đề tốt nghiệp
Trường hợp một sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguồn
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình NSXXK và nguồn nguyên
liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu theo hợp đồng mua bán thì
phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu theo hợp
đồng mua bán được hoàn thuế theo quy định đối với nguyên liệu, vật tư
nhập khẩu để sản xuất hàng tiêu thụ nội địa sau đó tìm được thị trường
xuất khẩu dưới dạng sản phẩm xuất khẩu nếu đã khai báo cung ứng
nguyên vật liệu theo quy định tại Phần VI của Phụ lục 52/2007/QĐ-BTC.
Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình
NSXXK được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu cho hợp đồng gia
công thì phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình NSXXK được
thanh khoản bằng tờ khai xuất khẩu gia công.
Phế liệu, phế phẩm thu được sau quá trình sản xuất nếu doanh
nghiệp đưa tiêu thụ nội địa, biếu tặng đều phải khai đầy đủ trong hồ sơ
thanh khoản để làm cơ sở cho việc quyết toán thuế nhập khẩu nguyên liệu,
vật tư.
Thời hạn thanh khoản
Chậm nhất 275 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhập
khẩu nguyên liệu, vật tư, người khai hải quan phải gửi “Hồ sơ thanh
khoản” trong đó giải trình xử lý số nguyên liệu, vật tư không đưa vào sản
xuất tới cơ quan hải quan theo các thông tin tại Mẫu số 6 Phụ lục XII Quy
định 52/2007/QĐ-BTC
Hồ sơ thanh khoản
Ngoài hồ sơ theo quy định được không thu thuế (hoàn thuế) theo
quy định của pháp luật về thuế, doanh nghiệp còn phải khai các thông tin
theo các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại Mẫu số 6 Phụ lục XII
Quy định 52/2007/QĐ-BTC gồm:
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
23
Chuyên đề tốt nghiệp
Danh sách các tờ khai nhập khẩu thanh khoản (bao gồm cả các
tờ khai nhập khẩu theo hợp đồng mua bán) theo Mẫu số 6.1 Phụ lục XII
Quy định 52/2007/QĐ-BTC.
Danh sách các tờ khai xuất khẩu thanh khoản (bao gồm cả các tờ
khai xuất khẩu ở cửa khẩu khác nơi nhập khẩu và tờ khai xuất gia công)
theo Mẫu số 6.2 Phụ lục XII Quy định 52/2007/QĐ-BTC.
Thông tin chứng từ thanh toán hàng NSXXK theo Mẫu số 6.3
Phụ lục XII Quy định 52/2007/QĐ-BTC.
Các thông tin giải trình chi tiết lượng nguyên liệu, vật tư nhập
khẩu thuộc các tờ khai nhập khẩu đưa vào thanh khoản sử dụng vào các
mục đích dưới đây (nếu có phát sinh):
a. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình NSXXK nhưng xuất
khẩu theo loại hình gia công theo Mẫu số 6.4, Phụ lục XII Quy định
52/2007/QĐ-BTC;
b. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chưa sử dụng thanh khoản (trong
trường hợp doanh nghiệp chỉ sử dụng một phần nguyên liệu, vật tư để sản
xuất mà không sử dụng toàn bộ nguyên liệu, vật tư trên tờ khai nhập khẩu
này, sau đó dùng nguyên liệu, vật tư của tờ khai nhập khẩu tiếp theo để thanh
khoản) theo Mẫu số 6.5 Phụ lục XII Quy định 52/2007/QĐ-BTC;
c. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu không xuất khẩu xin nộp thuế vào
ngân sách theo Mẫu số 6.6 Phụ lục XII Quy định 52/2007/QĐ-BTC.
Thời hạn tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản của cơ quan hải
quan
Chi cục Hải quan điện tử tiếp nhận “Hồ sơ thanh khoản” quy định tại
Khoản 4 Phần này kèm theo giải trình xử lý số nguyên liệu, vật tư không đưa
vào sản xuất do doanh nghiệp khai và tiến hành làm thủ tục thanh khoản,
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
24
Chuyên đề tốt nghiệp
không thu thuế (hoàn thuế) cho doanh nghiệp trong thời hạn quy định của
pháp luật Thuế.
Chi cục Hải quan điện tử phản hồi “Thụng báo chấp nhận kết quả
thanh khoản” hoặc “Thụng bỏo từ chối kết quả thanh khoản” theo Mẫu sô 7
Phụ lục XII Quy định 52/2007/QĐ-BTC kèm theo lý do từ chối kết quả thanh
khoản cho người khai hải quan.
Thủ tục không thu thuế, hoàn thuế nhập khẩu cho nguyên liệu, vật tư đã
sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc đã xuất trả: thực hiện theo
quy định của pháp luật Thuế.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của chi cục Hải quan Hà Tây
2.1- Giới thiệu lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan
Hà Tây
2.1.1- Lịch sử hình thành
Chi cục HQ Hà Tây (tiền thân là HQ thị xã Hà Đông) được thành lập
theo quyết định 703/QĐ – TCHQ ngày 20/11/1996 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan, đơn vị chính thức đi vào hoạt động ngày 18/03/1997.
Chi cục HQ Hà Tây là đơn vị trực thuộc Cục HQ thành phố Hà Nội, có
chức năng giúp Cục trưởng Cục HQ thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện
quản lý Nhà nước về quản lý HQ đối với hàng hóa XK, NK của các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn hoạt động HQ theo quy định của pháp luật (trên thực tế
đơn vị còn làm thủ tục cho hàng hóa XK, NK trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và
các vùng lân cận).
Nhiệm vụ :
Sinh viên: Nguyễn Khánh Hoàng Líp: CQ/46.05.02
25