Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính tại chi cục hải quan bưu điện hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.24 KB, 73 trang )

Hoc viờn Tai chinh Luõn vn tt nghiờp
Bộ TàI CHíNH
Học viện tài chính

Trần thị thêm
Lớp: CQ47/05.01
LUậN VĂN TốT NGHIệP
Đề t à i :
Quản lý Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu gửi qua dịch vụ bu chính tại Chi cục
Hải quan Bu điện Hà Nội
Chuyên ngành : hải quan
Mã số : 05
Giáo viên hớng dẫn
Th.s. thái bùi hải an
SV : Trn Th Thờm 1 Lp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hµ Néi - 2013
SV : Trần Thị Thêm 2 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả Luận văn

Trần Thị Thêm
SV : Trần Thị Thêm 3 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


CPN Chuyển phát nhanh
CCT Chi cục trưởng
ĐT Đội trưởng
EU Liên minh Châu Âu
NK Nhập khẩu
UPU Liên minh Bưu chính thế giới
TTHHXNk Thủ tục hàng hoá xuất nhập khẩu
TTHQ Thủ tục hải quan
XHCN Xã hội chủ nghĩa
XNK Xuất nhập khẩu
XK Xuất khẩu
WTO Tổ chức thương mại thế giới
WCO Tổ chức Hải quan thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SỐ LIỆU
SV : Trần Thị Thêm 4 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Trần Thị Thêm 5 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
TRANG BÌA i
SV : Trần Thị Thêm 6 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại và
thị trường quốc tế. Ngày nay, vai trò của Hải quan đã được mở rộng sang cả
vấn đề an ninh, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc gia, tạo thuận lợi thương mại
phát triển và đối phó với nguy cơ khủng bố, tội phạm có tổ chức, tội phạm
xuyên quốc gia, gian lận thương mại. Với vai trò đó, quản lý hải quan đối với
hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng to

lớn đến việc thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế nhờ môi trường thương
mại an toàn hơn.
Việt nam hiện nay đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại
thế giới ( WTO) nên quan hệ giao thương, ngoại thương với các nước thành
viên và các nước khác trên thế giới ngày càng mở rộng. Điều này đồng nghĩa
với lực lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng, trong đó, hàng hóa,
vật phẩm chuyển qua dịch vụ bưu chính cũng không là ngoại lệ. Bởi vậy công
tác làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và hàng hoá
vận chuyển qua dịch vụ bưu chính nói riêng cần phải được chú trọng hơn để
đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy thương mai phát triển và thắt chặt mối
quan hệ với các nước và khu vực trên thế giới nhưng cũng không được đề xảy
ra bất cứ sai sót nào làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và uy tín quốc gia.
Qua quá trình thực tập tại Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu liên tỉnh
thuộc Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội được tìm hiểu về thực tế về hàng
hóa xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính em đã quyết định chọn đề tài
luận văn cuối khóa là: “Quản lý Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
gửi qua dịch vụ bưu chính tại Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội”. Đây là
một trong những chuyên đề hiếm và có ít tư liệu tham chiếu, vì thế em rất
SV : Trần Thị Thêm 7 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
mong nhận được những lời góp ý, hướng dẫn của thầy cô cùng các bạn để bài
viết có thể hoàn thiện hơn.
2. Mục đích nghiên cứu:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thủ tục hải quan đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính.
+ Đánh giá việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hải
quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính tại
Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác quản lý hải quan đối với
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu về thực trạng quản lý hải
quan đối với hàng hoá gửi qua dịch vụ bưu chính tại Chi cục Hải quan Bưu
điện Hà Nội giai đoạn 2010 – 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng những phương pháp như:
Phương pháp thống kê, thu thập số liệu, xử lý và trình bày các số liệu liên
quan; Phương pháp phân tích tổng hợp; Các phương pháp nghiên cứu về xã
hội; Phương pháp khảo sát thực tiễn; Phương pháp chuyên gia…
5. Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính
SV : Trần Thị Thêm 8 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Chương 2: Tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính tại chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác làm thủ tục Hải
quan cho hàng hóa hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính tại
chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội.
SV : Trần Thị Thêm 9 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VÀ HÀNG HOÁ XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU GỬI QUA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VÀ HÀNG
HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU GỬI QUA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
1.1.1. Các khái niệm

Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi
bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận
qua mạng bưu chính.
Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hoá được chấp nhận, vận chuyển
và phát hợp pháp qua mạng bưu chính.
Mạng bưu chính là hệ thống cơ sở khai thác bưu gửi, điểm phục vụ bưu
chính được kết nối bằng các tuyến vận chuyển và tuyến phát để cung ứng dịch
vụ bưu chính.
Mạng bưu chính công cộng là mạng bưu chính do Nhà nước đầu tư và
giao cho doanh nghiệp được chỉ định quản lý và khai thác.
Doanh nghiệp được chỉ định là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu
chính được nhà nước chỉ định để thực hiện nghĩa vụ bưu chính công ích và
tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, các dịch vụ khác
trong khuôn khổ điều ước quốc tế của Liên minh Bưu chính thế giới, điều
ước quốc tế khác trong lĩnh vực bưu chính mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
Người sử dụng dịch vụ bưu chính là tổ chức, các nhân sử dụng dịch vụ
bưu chính, bao gồm người gửi và người nhận.
SV : Trần Thị Thêm 10 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Người gửi là tổ chức, cá nhân có tên tại phần ghi thông tin về người gửi
trên bưu gửi, trên hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
Người nhận là tổ chức, các nhân có tên tại phần ghi thông tin về người
nhận trên bưu gửi, trên hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
1.1.2 Phạm vi dịch vụ bưu chính
Phạm vi dịch vụ bưu chính là nội dung cơ bản của dịch vụ bưu
chính.Trừ khi bản thân người gửi hàng hoặc người nhận hàng muốn tham gia
vào bất kì khâu thủ tục nào đó, thông thường các doanh nghiệp bưu chính sẽ
thay mặt người gửi hàng hoặc người nhận hàng lo liệu quá trình vận chuyển
hàng hoá qua các công đoạn từ tay người gửi cho đến tay người nhận cuối

cùng. Các doanh nghiệp bưu chính có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp
hoặc thông qua đại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
Những dịch vụ mà doanh nghiệp bưu chính tiến hành là:
- Chuẩn bị hàng hoá để chuyên chở
- Tổ chức chuyên chở trong phạm vi ga, cảng
- Tổ chức sắp dỡ hàng hoá
- Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hoá
- Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước
- Làm thủ tục gửi hàng, nhận hàng
- Làm thủ tục hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch
- Mua bảo hiểm hàng hoá
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng, thanh
toán.
- Thanh toán thu đổi ngoại tệ
- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng, thanh
toán
SV : Trần Thị Thêm 11 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
- Thanh toán thu đổi ngoại tệ
- Nhận hàng từ chủ hàng giao cho người chuyên chở và giao cho người
nhận
- Thu xếp chuyển tải hàng hoá
- Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải và người chuyên chở thích
hợp
- Đóng gói bao bì, phân loại tái chế hàng hoá
- Lưu kho, bảo quản hàng hoá
- Nhận và kiểm tra chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của
hàng hoá
-Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi.
- Thông báo tình hình đi, đến của các phương tiện vận tải

- Thông báo tổn thất với người chuyên chở
- Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại, bồi thường
1.1.3 Hàng hoá vận chuyển qua dịch vụ bưu chính
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính là hàng hoá
được phép đưa ra, đứa vào lãnh thổ hải quan Việt Nam thông qua hoạt động
nhận, gửi và vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, túi thư quốc tế do doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ bưu chính thực hiện.
Hàng hoá vận chuyển qua dịch vụ bưu chính có các đặc điểm sau:
- Hàng hoá XK, NK gửi qua dịch vụ bưu chính rất đa dạng về chủng
loại, chất lượng, giá trị, mẫu mã và xuất xứ (hàng nhập khẩu có xuất xứ từ
nhiều nước trên thế giới do Việt kiều ở nước ngoài gửi cho người thân ở Việt
Nam, do người quen gửi biếu, tặng nhau, do các tổ chức quốc tế gửi việc trợ
nhân đạo…), đa dạng về người gửi và người nhận (có thể là cơ quan, tổ chức,
cá nhân hoặc doanh nghiệp…), đa dạng về khối lượng và giá trị (từ hàng hoá
SV : Trần Thị Thêm 12 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
có khối lượng lớn, cồng kềnh như ti vi, xe đạp đến hàng nhỏ lẻ như quần áo,
thốc tân dược, mỹ phẩm, đồ trẻ em…).
- Hàng hoá XK, NK gửi qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát
nhanh bao gồm cả 2 loại là hàng hoá XK, NK thương mại (hàng hoá mậu
dịch) và hàng hoá XK, NK phi thương mại (hàng hoá phi mậu dịch). Nhìn
chung so với các loại hình khác thì hàng hoá XK, NK gửi qua dịch vụ bưu
chính thường ít xảy ra gian lận hơn vì nó có quy trình thủ tục hải quan khá
chặt chẽ, hàng hoá có sự quy định khắt khe về khối lượng nên hải quan cũng
khá dễ dàng phát hiện ra những bất thường trong quá trình nhận, gửi hàng hoá
và chủ yếu là hàng hoá phi mậu dịch, ít có thuế.
- Mặt khác, chính sách quản lý đối với loại hình này thay đổi theo từng
thời kì (ví dụ như mặt hàng quà biếu, quà tặng quản lý bằng định mức miễn
thuế, tuy nhiên định mức miễn thuế của loại mặt hàng này lại thay đổi theo
từng thời kì phụ thuộc vào chính sách và mục tiêu quản lý nhà nước trong

từng thời kì…), từng nội dung nhận, gửi cụ thể, nhiều mặt hàng có tính nhạy
cảm cao (như văn hoá phẩm, hàng của các tổ chức nước ngoài, hàng của cơ
quan ngoại giao…)
Nhìn chung có nhiều cách khác nhau để phân loại hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu gửi quan dịch vụ bưu chính. Dựa vào một số tiêu chí đơn giản ta
có thể phân loại hàng hoá xuất khẩu (XK), nhập khẩu (NK) gửi qua dịch vụ
bưu chính như sau:
- Căn cứ vào mục đích xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thì có thể chia
thành hàng hoá XNK mậu dịch và hàng hoá XNK phi mậu dịch.
Hàng hoá XK, NK mậu dịch là hàng hoá XK, NK nhằm mục đích
thương mại, kinh doanh buôn bán kiếm lời.
SV : Trần Thị Thêm 13 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hàng hoá XK, NK phi mậu dịch là hàng hoá XK, NK không nhằm mục
đích thương mại, không mang tính kinh doanh buôn bán kiếm lời và chủ yếu
phục vụ cho nhu cầu riêng của từng khách hàng, từng đối tượng khác nhau.
Hàng hoá gửi qua dịch vụ bưu chính chủ yếu là loại hàng này. Hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch không nằm trong kế hoạch của nhà nước, chủ
yếu điều chỉnh bằng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là chính nhưng cũng tuỳ
từng thời kì mà áp dụng chính sách quản lý như định mức trị giá nhập khẩu
hay quy định các tiêu chuẩn nhập khẩu.
- Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá có thể phân loại thành
nhiều loại khác nhau như : Qùa biếu, quà tặng; hàng hoá của cơ quan ngoại
giao, tổ chức quốc tế; hàng hoá tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập; hành
lý; hàng công ty; hàng cá nhân…
- Căn cứ vào chính sách thuế thì có thể chia thành 2 loại: hàng hoá có
thuế (hàng hoá chịu thuế XK, NK) và hàng hoá miễn thuế (là hàng hoá chịu
thuế nhưng được nhà nước cho phép không phải nộp toàn bộ số thuế đó).
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp bưu chính thì hàng hoá
gửi qua dịch vụ bưu chính có thể chia thành ba loại: bưu phẩm, bưu kiện và

túi thư. Trong đó, trong từng loại có thể chia thành từng nhóm nhỏ dựa trên
đặc điểm về hình thức, công dụng và phương thức vận chuyển của từng loại.
+ Bưu phẩm: gồm thư, bưu thiếp, ấn phẩm, học phẩm người mù và gói nhỏ.
Thư là bản chữ viết hoặc in mang nội dung thông tin riêng hiện thời
giữa người gửi và người nhận. Thư được bỏ vào phong bì hoặc gói được dán
kín và được đảm báo bí mật. Trong thư không được đựng vật phẩm, hàng hoá,
bưu thiếp, ấn phẩm, học phẩm người mù và gói nhỏ.
SV : Trần Thị Thêm 14 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Bưu thiếp được làm bằng bìa cứng hoặc thứ giấy có đủ độ dai, bền
thuận tiện cho việc khai thác. Bưu thiếp có thể gửi ngoài hoặc bỏ trong phong
bì nhưng không được dán kín.
Ấn phẩm là các bản chữ viết, bản in trên giấy hoặc trên những vật liệu
thường dùng cho ấn loát và được in hoặc sao chụp thành nhiều bản giống
nhau.
Học phẩm người mù là thư in chữ nổi gửi ngỏ hoặc những bản in chữ
nổi dành cho người mù. Băng, đĩa ghi âm dành cho người mù cũng được coi
là học phẩm người mù nếu băng, đĩa đó do trường dành riêng cho người mù
gửi đi hoặc gửi cho các trường đó.
Gói nhỏ là bưu phầm có chứa vật phẩm, hàng hoá.
+ Bưu kiện: các bưu phẩm hoặc gói nhỏ mà sô lượng đơn chiếc không
vượt quá quy định về kích thước theo thông lệ quốc tế gửi qua Bưu điện.
Căn cứ theo khối lượng bưu kiện gồm: Bưu kiện nặng (có khối lượng
trên 31,5kg) và bưu kiện nhẹ ( có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 31,5kg).
+ Túi thư: là túi đặc biệt chứa báo, tạp chí, sách vở, ấn phẩm của một
người gửi, gửi cho cùng một người nhận ở cùng một địa chỉ.
1.2. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU GỬI QUA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
1.2.1 Khái niệm về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính

Theo công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan:
“Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nhiệp mà bên liên quan và Hải
quan phải thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ Luật Hải quan”.
SV : Trần Thị Thêm 15 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Theo Luật Hải quan Việt Nam: “Thủ tục hải quan là các công việc mà
người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của
pháp luật đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Thủ tục hải quan là một bộ phận của nghiệp vụ hải quan nhằm thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan. Thủ tục hải quan cụ thể hóa,
chi tiết hóa những yêu cầu đề ra cho các đối tượng chịu sự quản lý nhà nước
về hải quan. Các đối tượng đó chỉ được thông quan khi đã hoàn thành thủ tục
hải quan. Thể lệ thủ tục hải quan được đặt ra vừa có tính chất hướng dẫn, vừa
có tính chất bắt buộc phải thi hành đối với các cá nhân, tổ chức tiến hành các
hoạt động xuất nhập khẩu.
Do thủ tục hải quan là một bộ phận của hành chính hải quan, chịu sự
chi phối của các qui phạm pháp luật hải quan và được thực hiện bởi hệ thống
nhân sự hải quan tổ chức theo cơ cấu nhất định do nhà nước đặt ra, nên việc
thực hiện chức năng quản lý hải quan thông qua thủ tục hải quan phụ thuộc
vào ba yếu tố : hệ thống văn bản pháp luật qui định, điều chỉnh và có liên
quan đến thủ tục hải quan; cơ cấu tổ chức bộ máy hải quan; đội ngũ nhân sự
hải quan.
“Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu gửi qua dịch
vụ bưu chính là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan
phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hoá gửi qua dịch vụ
bưu chính.
1.2.2. Đối tượng thi hành thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập
khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính
Đối tượng thi hành thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu
gửi qua dịch vụ bưu chính bao gồm:

SV : Trần Thị Thêm 16 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính đối với hàng hoá xuất
nhập khẩu theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Tổ chức, các nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua
dịch vụ bưu chính và các cơ quan, tổ chức, các nhân liên quan theo quy định
của pháp luật.
Cơ quan hải quan.
1.2.3. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Hàng hoá xuất nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính làm thủ tục hải
quan tại Chi cục Hải quan Bưu điện quốc tế hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu
sân bay quốc tế.
1.3. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VÀ YÊU CẨU QUẢN LÝ VỀ HẢI QUAN
ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU QUA DỊCH VỤ BƯU
CHÍNH
1.3.1 Nguyên tắc quản lý đối với hàng hoá xuất khâu, nhập khẩu qua
dịch vụ bưu chính
Công tác quản lý hàng hoá XK, NK qua dịch vụ bưu chính phải tuân
theo một số nguyên tắc sau:
- Cấm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm
xuất khẩu, nhập khẩu; Hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh
mục hàng hóa không khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu.
- Phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan và kiểm tra chi tiết hàng hóa.
- Ký thông quan: Do công chức hải quan cuối cùng thực hiện, nếu hàng
hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện thì do lãnh đạo chi
cục hải quan quyết định
SV : Trần Thị Thêm 17 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
1.3.2. Yêu cầu quản lý với hàng hoá xuất khâu, nhập khẩu qua dịch vụ
bưu chính

1.3.2.1. Yêu cầu đối với thư xuất khẩu, nhập khẩu
Thư xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính chịu sự giám sát
hải quan theo hình thức niêm phong hải quan đối với bao bì chuyên dụng
hoặc xe chuyên dụng của doanh nghiệp để đóng chuyến thư quốc tế.
Thư xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính phải được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giám sát thư bằng các biện pháp
nghiệp vụ để đảm bảo quy định của pháp luật.
Về khối lượng, Thư có khối lượng tối đa là 2kg.
1.3.2.2. Yêu cầu đối với túi ngoại giao, túi lãnh sự xuất khẩu, nhập khẩu
Túi ngoại giao, túi lãnh sự khi xuất khẩu, nhập khẩu được miễn làm thủ
tục hải quan (bao gồm miễn khai hải quan, miễn kiểm tra hải quan).
Khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự vi phạm chế độ
ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan quyết định việc kiểm tra, xử lý các đối tượng này.
1.3.2.3. Yêu cầu đối với bưu phẩm, bưu kiện
- Doanh nghiệp Bưu chính không nhận gửi, chuyển phát bưu phẩm, bưu
kiện có chứa hàng hoá nằm trong danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập
khẩu. Đối với vật phẩm hàng hoá gửi trong bưu phẩm, bưu kiện sử dụng dịch
vụ máy bay phải tuân theo những quy định về an ninh hàng không.
- Bưu phẩm, bưu kiện có khối lượng và kích thước không vượt quá tiêu
chuẩn theo thông lệ quốc tế.
SV : Trần Thị Thêm 18 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
- Đối với bưu phẩm, bưu kiện gửi ra nước ngoài phải làm thủ tục hải
quan và chuyển về Bưu cục Ngoại dịch theo quy định về phân luồng và khai
thác. Còn đối với bưu phẩm, bưu kiện từ nước ngoài gửi đến thì bưu điện thay
mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác.
Việc nhận gửi và chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện phải đảm bảo đầy đủ các
chứng từ theo quy định.
1.3.2.4. Yêu cầu đối với doanh nghiệp nhận hàng hóa xuất khẩu và phát

hàng hóa nhập khẩu
Doanh nghiệp tự tổ chức việc nhận hàng hóa xuất khẩu từ chủ hàng và
phát hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan cho chủ hàng; Địa điểm làm thủ
tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa và thông quan hàng hóa nhập khẩu thực
hiện theo quy định.
Doanh nghiệp căn cứ quy định hiện hành về chính sách quản lý hàng
hóa xuất nhập khẩu và lý do mà cơ quan có thẩm quyền đã thông báo bằng
văn bản có trách nhiệm thông báo, giải thích cho chủ hàng biết những trường
hợp hàng hóa không được xuất khẩu, nhập khẩu và phải xử lý theo quy định
của pháp luật.
Doanh nghiệp bưu chính không nhận, gửi dịch vụ chuyển phát nhanh
đối với những bưu phẩm, bưu kiện đã sử dụng dịch vụ lưu ký và phải đóng
dấu “Express” lên phong bì đựng bưu phẩm, bưu kiện gửi ra nước ngoài theo
đường chuyển phát nhanh.
1.4. QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU GỬI QUA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi
qua dịch vụ bưu chính tuân theo quy trình cụ thể như sau:
SV : Trần Thị Thêm 19 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
1.4.1. Trước khi chuyển hàng đến
Trách nhiệm của doanh nghiệp:
- Tiếp nhận bản luợc khai hàng hoá; chuyển bản lược khai hàng hoá cho
Chi cục hải quan chậm nhất 02 giờ trước khi hàng được vận chuyển đến địa
điểm làm thủ tục hải quan.
- Tiến hành phân luồng hàng hoá
- Khai hải quan:
Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, các nhân là người khai hải quan.
Đối với hàng hoá không có thuế, hàng hoá được miễn thuế thì việc khai
hải quan được áp dụng hình thức khai theo từng ca làm việc của doanh nghiệp

trên 01 (một) tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch cho nhiều
chủ hàng kèm bản kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu / nhập khẩu không có thuế.
Loại hàng này kiểm tra thực tế 100% qua thiết bị máy soi hàng. Trong trường
hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác
suất theo tỷ lệ từ 3% đến 5% của toàn bộ số hàng đã khai hải quan trên bản kê
chi tiết hàng hóa xuất khẩu / nhập khẩu không có thuế và thực hiện kiểm tra
thủ công đối với số hàng hóa này.
Doanh nghiệp thay mặt chủ hàng trực tiếp làm thủ tục hải quan cho
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (trừ túi ngoại giao, túi lãnh sự), chịu trách
nhiệm thực hiện chính sách về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chính
sách thuế, lệ phí, thu khác theo quy định của pháp luật và thực hiện các quyền
và nghĩa vụ sau đây của chủ hàng :
- Khai hải quan;
- Xuất trình hàng hoá để công chức hải quan kiểm tra;
SV : Trần Thị Thêm 20 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
- Nộp thuế, lệ phí, các khoản thu khác theo quy định hiện hành
(nếu có);
- Nhận hàng xuất khẩu để xuất ra nước ngoài, nhận hàng nhập khẩu để
chuyển trả cho chủ hàng.
Đối với hàng hóa phải nộp thuế, hàng hóa thuộc mặt hàng quản lý
chuyên ngành, kiểm tra chất lượng nhà nước, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh an
toàn thực phẩm, hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh thì thực hiện khai hải
quan riêng trên từng tờ khai hải quan cho từng lô hàng, gói hàng. Biên lai thu
tiền thuế được lập riêng cho từng lô hàng, gói hàng (trường hợp nộp tiền mặt).
Doanh nghiệp thực hiện khai hải quan cho từng chuyến hàng được vận
chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan. Doanh nghiệp căn cứ nội dung bản
lược khai hàng hóa (không áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu) và các chứng
từ kèm theo lô hàng (nếu có) để khai hải quan. Nội dung khai hải quan gồm
nội dung tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch, nội dung bản

kê chi tiết hàng hóa nhập khẩu theo từng luồng hàng và bản kê chi tiết hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Điều chỉnh lại việc phân luồng hàng hoá theo yêu cầu của hải quan
(nếu có).
- Nộp hồ sơ hải quan giấy (đã điều chỉnh theo yêu cầu của hải quan)
cho Chi cục hải quan chậm nhất 01 giờ trước khi hàng đến gồm:
+ Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
+ Bản kê chi tiết hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: mỗi loại 02 bản in;
+ Bản lược khai hàng hoá: 02 bản chính (đối với chuyến hàng xuất
khẩu) hoặc bản in (đối với hàng hoá nhập khẩu có kí tên, đóng dấu của lãnh
đạo doanh nghiệp.
SV : Trần Thị Thêm 21 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
+ Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật đối với từng loại hàng hóa
(nếu có): 01 bản chính.
- Trường hợp chủ hàng yêu cầu trực tiếp làm thủ tục hải quan thì chủ
hàng trực tiếp khai hải quan trên tờ khai hải quan. Trường hợp chủ hàng yêu
cầu tờ khai hải quan riêng cho hàng hoá của mình thì doanh nghiệp khai trên
tờ khai hải quan riêng. Doanh nghiệp tiếp nhận quyết định của Chi cục Hải
quan về nội dung khai hải quan phải điều chỉnh (nếu có).
- Đối với doanh nghiệp sử dụng hệ thống mạng vi tính giữa doanh
nghiệp với Chi cục Hải quan thì doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các
nội dung tiếp nhận, phân luồng, khai Hải quan ở trên trên hệ thống mạng vi
tính và gửi nội dung khai hải quan cho Chi cục Hải quan.
1.4.2. Khi chuyến hàng đến
1.4.2.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp
- Căn cứ quyết định của Chi cục Hải quan đối với nội dung khai hải quan
để thực hiện phân luồng thực tế hàng hóa. Từng luồng hàng hóa nhập khẩu được
đánh dấu bằng việc dán giấy màu khác nhau lên từng kiện hàng, gói hàng để
phân luồng hàng hóa. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định cụ thể về

từng loại giấy màu dán vào từng kiện hàng, gói hàng trước khi kết thúc việc
phân luồng thực tế hàng hóa. Cụ thể: Hàng hóa luồng 1 dán màu xanh; Hàng
luồng 2 dán giấy màu vàng; Hàng luồng 3 dán giấy màu đỏ.Doanh nghiệp tự in
và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng các loại giấy màu này.
- Nộp hồ sơ hải quan, gồm các giấy tờ sau đây:
+ Bản kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu / nhập khẩu không có thuế (đối
với hàng hóa không phải nộp thuế): 02 bản (in từ máy tính).
+Tờ khai hải quan: 02 bản chính (đối với hàng hóa khác hàng hóa
không phải nộp thuế).
SV : Trần Thị Thêm 22 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
+ Nộp và xuất trình các giấy tờ liên quan đến từng loại hình hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.
- Xuất trình hàng hóa phải kiểm tra thực tế cho công chức hải quan. Cụ
thể:
+ Hàng luồng 1 (dán giấy màu xanh) phải xuất trình kiểm tra khi cơ
quan Hải quan xét thấy cần thiết.
+ Hàng luồng 2 (dán giấy màu vàng) phải xuất trình kiểm tra bằng thiết
bị máy soi, trường hợp cần thiết kiểm tra xác xuất theo tỉ lệ bằng biện pháp
thủ công.
+ Hàng luồng 3 (dán giấy màu đỏ) phải xuất trình kiểm tra thực tế bằng
phương pháp thủ công.
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không phát được cho chủ hàng thì
trước khi chuyển hoàn nước gốc, doanh nghiệp có trách nhiệm xuất trình hàng
hoá đó cho công chức hải quan kiểm tra lại trước khi xuất khẩu hàng hóa.
- Đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế (hàng hóa từ nước này lạc tuyến
sang nước khác) thì doanh nghiệp có văn bản gửi Chi cục Hải quan đề nghị
được chuyển hoàn hàng hóa lạc tuyến đến nước gửi (nước xuất khẩu) hoặc
chuyển hàng hóa lạc tuyến đến nước có địa chỉ được ghi trên bao bì sau khi
được lãnh đạo Chi cục Hải quan chấp thuận.

1.4.2.2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan
- Giám sát việc thực hiện phân luồng thực tế hàng hóa của doanh
nghiệp.
- Thực hiện thủ tục hải quan: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy
định cụ thể về thủ tục hải quan đối với mỗi luồng hàng hóa. Cụ thể:
+ Hàng hóa luồng xanh: Hàng hóa luồng này được miễn kiểm tra thực
tế hàng hóa. Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan
SV : Trần Thị Thêm 23 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa
bằng thiết bị máy soi hàng. Nếu phát hiện lô hàng có dấu hiệu vi phạm thì
hành kiểm tra thực tế hàng hóa bằng biện pháp thủ công đối với toàn bộ lô
hàng.
+ Hàng hóa luồng vàng: Hàng hóa luồng này đều phải thực hiện kiểm
tra thực tế hàng hóa bằng thiết bị máy soi hàng. Trường hợp xét thấy cần thiết
thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ của cả
luồng hàng bằng biện pháp thủ công.
+ Hàng hóa luồng đỏ: Hàng hóa luồng này đều phải thực hiện kiểm tra
thực tế hàng hóa bằng biện pháp thủ công.
- Công chức hải quan kiểm tra lại hàng hóa nhập khẩu đã thông quan
mà doanh nghiệp không phát được cho chủ hàng trước khi doanh nghiệp xuất
khẩu hàng hóa chuyển hoàn nước gốc. Trường hợp hàng hoá không đủ điều
kiện xuất khẩu thì Chi cục Hải quan thông báo lý do để doanh nghiệp làm thủ
tục hoàn trả cho chủ hàng (riêng hàng hoá là mặt hàng cấm xuất khẩu phải xử
lý theo quy định hiện hành của pháp luật).
- Niêm phong hải quan đối với bao bì chuyên dụng hoặc xe chuyên
dụng chứa hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan để chuyển tới
cửa khẩu xuất.
- Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp theo quy định để xem
xét giải quyết việc doanh nghiệp chuyển hoàn hàng hóa lạc tuyến đến nước

gửi (nước xuất khẩu) hoặc chuyển hàng hóa lạc tuyến đến nước có địa chỉ
được ghi trên bao bì và Chi cục Hải quan thực hiện giám sát hải quan đối với
trường hợp này.
1.4.3. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu
SV : Trần Thị Thêm 24 Lớp : CQ47/05.01
Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa xuất khẩu đã hoàn
thành thủ tục hải quan được vận chuyển từ Chi cục Hải quan Bưu điện quốc
tế, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế đến Chi cục Hải quan cửa khẩu
xuất để xuất khẩu hàng hóa.
Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa nhập khẩu chưa làm
thủ tục hải quan được vận chuyển từ Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập (nơi
hàng hóa đến Việt Nam) đến Chi cục Hải quan Bưu điện quốc tế, Chi cục Hải
quan cửa khẩu sân bay quốc tế.
Hàng hóa nhập khẩu gửi nhầm chuyến (còn gọi là bưu gửi nhập khẩu
lạc hướng) chuyển cửa khẩu là hàng hóa được vận chuyển từ Chi cục Hải
quan Bưu điện quốc tế, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế nơi bưu
gửi nhập khẩu lạc hướng đến Chi cục Hải quan Bưu điện quốc tế, Chi cục Hải
quan cửa khẩu sân bay quốc tế theo địa chỉ người nhận ghi trên bao bì chứa
hàng hóa.
Sơ đồ 1. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu
Chi cục hải quan Chi cục hải quan
1 phiếu chuyển
SV : Trần Thị Thêm 25 Lớp : CQ47/05.01

×