Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề thi và đáp án học sinh giỏi cấp huyện tây trà 2004 môn sinh học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.49 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT
TÂY TRÀ
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN. NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: SINH HỌC-Lớp 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
( Đề thi gồm 02 trang)
Cho sơ đồ truyền máu sau:
Câu 1 (2 điểm): Ở người có mấy nhóm máu? Đó là những nhóm nào? Em
hãy hoàn thành các nhóm máu vào sơ đồ trên đúng nguyên tắc truyền máu.
Câu 2 (2 điểm): Khi truyền máu phải tuân thủ theo các nguyên tắc khi
truyền. Đó là những nguyên tắc nào và tại sao phải tuân thủ theo những nguyên tắc
đó?
Câu 3 (4 điểm): Có 4 lọ máu bị mất nhãn chứa 4 nhóm máu: A, B, AB và O.
Hãy sử dụng huyết thanh của nhóm máu A và B để xác định đúng 4 lọ máu trên.
Câu 4 (2 điểm): Tại bệnh viện Đa khoa huyện Tây Trà, có một ca cấp cứu
bệnh nhân mất máu nặng. Bác sĩ đã quyết định truyền máu ngay mà không qua thử
máu. Vậy, bác sĩ đã quyết định truyền máu nào cho bệnh nhân? Vì sao? Trong thực
tế bác sĩ có làm vậy không? Tại sao?
Trên đường đi học về, bạn Hạnh đã vô tình chạm vào lá cây trinh nữ làm
cho một số chiếc bị cụp lại. Hôm sau, bạn đến trường kể lại cho bạn Lan nghe
và bạn cho rằng lá cây trinh nữ đã có phản xạ.
Câu 5 (2 điểm): Phản xạ là gì? Cho ví dụ minh họa.
Câu 6 (2 điểm): Bằng kiến thức của mình, em hãy giúp bạn Lan phân tích và
giải đáp ý kiến của bạn Hạnh.
Tiến hành thí nghiệm như hình sau: Lấy một xương đùi ếch đặt ở vị trí
nằm ngang, để lên đĩa treo ở giữa xương các quả cân. Bắt đầu là quả nặng 2 kg
rồi lần lượt thêm vào các quả cân nhỏ hơn cho tới 3,5 kg, xương vẫn chưa gãy
1
Đề thi
Câu 7 (2 điểm): Thí nghiệm trên chứng tỏ xương có tính chất gì? Em hãy
cho biết thành phần hóa học của xương giúp xương có tính chất đó.


Câu 8 (4 điểm): Trong một chuyến đi tham quan, bà và Nam bị tai nạn phải
nhập viện vì bị gãy xương cánh tay và phải bó bột. Sau gần 1 tháng, Nam đã tháo
bột còn bà Nam thì chưa tháo được do xương chưa phục hồi. Bằng hiểu biết của
mình, em hãy giải thích nguyên nhân trên.
Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
2
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG
MÔN SINH HỌC 8
Năm học 2014-2015
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1
2 điểm
* Ở người có 4 nhóm máu: A, B, AB và O
* Hoàn thành sơ đồ:
1 điểm
1 điểm
Câu 2 2 điểm
Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu:
- Thử máu (người cho và người nhận) trước khi truyền để:
+Tránh gây hiện tượng đông máu khi truyền.
+ Không nhiễm các tác nhân gây bệnh.
- Truyền từ từ để cơ thể người nhận dần thích ứng với các thành
phần của máu người cho và tránh bị “nhiễm lạnh” từ máu người
cho.
1 điểm
1 điểm
Câu 3 4 điểm
Nhận biết các nhóm máu:
Khi có huyết thanh của nhóm máu A và B, để xác định nhóm

máu ta làm như sau:
Lấy một giọt máu nhỏ vào huyết thanh của hai nhóm trên.
- Nếu máu không đông ở cả hai nhóm huyết thanh, thì máu đó
thuộc nhóm máu O (vì nhóm máu O trong hồng cầu không có cả
kháng nguyên A và B)
- Nếu máu đông ở cả hai nhóm huyết thanh, thì máu đó thuộc
nhóm máu AB (vì nhóm máu AB trong hồng cầu có cả kháng
nguyên A và B)
- Nếu máu chỉ đông với huyết thanh nhóm A, thì máu đó thuộc
nhóm máu B (vì nhóm máu B trong hồng cầu có kháng nguyên
B, mà huyết tương nhóm máu A có β nên gây kết dính).
- Nếu máu chỉ đông với huyết thanh nhóm B, thì máu đó thuộc
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
3
A
A
O O
AB AB
B
B
B
nhóm máu A (vì nhóm máu A trong hồng cầu có kháng nguyên
A, mà huyết tương nhóm máu B có α nên gây kết dính).
Câu 4
2 điểm
* Nếu không qua thử máu phải truyền máu ngay, bác sĩ sẽ quyết
định truyền máu nhóm O Vì nhóm máu O có thể truyền cho

nhóm máu O, A, B, AB nên bệnh nhân có nhóm máu nào cũng
nhận được.
* Trong thực tế bác sĩ không làm vậy Vì để bệnh nhân tránh bị
nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh.
1 điểm
1 điểm
Câu 5 2 điểm
* Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường
thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.
* Tay chạm vào vật nóng rụt tay lại, đèn chiếu sáng vào mắt thì
đồng tử co lại,
1 điểm
1 điểm
Câu 6 2 điểm
- Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ là hiện tượng cảm ứng ở thực
vật, không được coi là phản xạ, bởi vì phản xạ có sự tham gia
của tổ chức thần kinh và được thực hiện nhờ cung phản xạ.
- Phân tích:
- Điểm giống nhau: đều là hiện tượng cảm ứng, nhằm trả lời kích
thích môi trường.
- Điểm khác nhau: không có sự tham gia của tơ chức thần kinh
(hiện tượng cụp lá); có sự tham gia của tổ chức thần kinh (hiện
tượng rụt tay).
1 điểm
1 điểm
Câu 7 2 điểm
* Xương có tính bền chắc và mềm dẻo.
* Chất hữu cơ (chất cốt giao): Là chất có khả năng kết dính đảm
bảo cho xương có tính đàn hồi và mềm dẻo. Chất vô cơ (muối
khoáng): Chủ yếu là muối canxi làm cho xương có tính bền chắc.

1 điểm
1 điểm
Câu 8
4 điểm
* Nam khi bị gãy xương nhanh phục hồi hơn xương bà vì: Trong
xương xảy ra hai quá trình tạo xương và hủy xương, tỉ lệ này ở
các lứa tuổi khác nhau có sự khác nhau:
- Ở Nam: Quá trình tạo xương diễn ra mạnh hơn quá trình hủy
xương do đó khi các tế bào của lớp màng xương phân chia sẽ tạo
ra các tế bào mới nối các phần xương gãy với nhau nên xương
nhanh chóng phục hồi.
- Bà Nam: Quá trình tạo xương diễn ra yếu hơn quá trình hủy
xương nên khả năng phục hồi của xương chậm hơn.
2 điểm
1 điểm
1 điểm
PHÒNG GD&ĐT TÂY TRÀ MA TRẬN ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN
4
TRƯỜNG PTDTBT THCS MÔN: SINH HỌC KHỐI 8
TRÀ THANH NĂM HỌC 2014-2015
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Cấp độ
Chủ đề
Các mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng cấp
thấp
Vận dụng cấp cao
TL TL TL TL

Phản xạ Hiện tượng phản xạ
Cơ chế của hiện
tượng phản xạ
Số câu
2
Câu 5 Câu 6
Số điểm
4
2 điểm=50% 2 điểm=50%
Bộ
xương
và cơ
Cấu tạo và tính chất
của xương
Khả năng phục hồi
của xương
Số câu
2
Câu 7 Câu 8
Số điểm
6
2 điểm=33,3% 4 điểm=66,7%
Tuần
hoàn
Các nhóm máu ở
người
Nguyên tắc truyền
máu
- Nhận biết các
nhóm máu.

- Nguyên tắc khi
truyền máu
Số câu
4
Câu 1 Câu 2 Câu 3+ Câu 4
Số điểm
10
2 điểm=20% 2 điểm = 20% 6 điểm = 60%
Tổng
6 câu
20 điểm
2 câu
4 điểm = 20 %
2 câu
4 điểm= 20%
4 câu
12 điểm = 60%
5

×