Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Tuyển tập đề thi chính thức vào lớp 10 (năm 2013 2014) môn Văn các tỉnh thành (có đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.5 MB, 159 trang )

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Khóa ngày 18 tháng 06 năm 2013 tại Hà Nội
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần I: (6 điểm)
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một
cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai – NXB Giáo dục, 2012)
1. Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp
các từ loại ấy có tác dụng gì?
2. Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng gì? Điều đó góp phần thể hiện ước
nguyện nào của tác giả?
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo
cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ,
trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những
từ ngữ dùng làm phép thế).

Phần II (4 điểm)
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
“- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa?
Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương
Bắc chia nhau mà cai trị.(…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy
nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?


2. Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc
chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ Sông
núi nước Nam có nội dung tương tự.
3. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng
nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo
thiêng liêng của dân tộc.

BÀI GIẢI GỢI Ý
Phần I :
1. Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ được cấu tạo bởi hai từ loại : “mùa xuân” là danh từ và
“nho nhỏ” là tính từ. Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng miêu tả rõ đặc điểm của
danh từ (mùa xuân).
2. Nốt nhạc trầm theo nghĩa hiện thực là nốt nhạc có cao độ thấp. Trong bài thơ nó là
một hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ sử dụng để nói lên cái khát vọng muốn được khiêm
tốn cống hiến cho cuộc đời. Đó là một khát vọng cao thượng và chân thành.
3. Câu hỏi yêu cầu thí sinh phải viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách
lập luận tổng hợp – phân tích - tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử
dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép
thế). Thí sinh phải đáp ứng những yêu cầu căn bản nói trên: viết một đoạn văn nghị
luận; khoảng 12 câu; theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp; nội dung
làm rõ tâm niệm của nhà thơ Thanh Hải trong bốn câu thơ; câu văn phải có loại câu bị
động và phép thế (chú ý phải gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép
thế). Mỗi thí sinh sẽ có nội dung cụ thể khác nhau, tuy nhiên đoạn văn phải đáp ứng
những yêu cầu căn bản nói trên.
Đây chỉ là một đoạn văn mang tính chất gợi ý tham khảo :
(Sau khi đã chép bốn câu thơ trên)
Câu một: Khổ thơ thể hiện tâm nguyện của nhà thơ muốn được cống hiến cho cuộc
đời.
Câu hai: Khát vọng đó được thể hiện qua hình ảnh mùa xuân nho nhỏ.
Câu ba : Đó là một hình ảnh khái quát xuyên suốt bài thơ có ý nghĩa biểu hiện cái đẹp

của thiên nhiên, đất nước và cuộc sống.
Câu bốn : Trong khổ thơ này, mùa xuân được xây dựng thành hình ảnh ẩn dụ nói lên
khát vọng cống hiến của nhà thơ cho cuộc đời.
Câu năm : Ý thức rằng cá nhân chỉ là một phần tử nhỏ bé, nhà thơ mong ước mình là
một mùa xuân nho nhỏ.
Câu sáu : Hơn nữa, lại lặng lẽ dâng cho đời.
Câu bảy : Khiêm tốn biết bao là ước nguyện cống hiến của nhà thơ Thanh Hải.
Câu tám : Bởi lẽ, con người ta rất dễ trở nên tự đắc, tự kiêu trước những đóng góp của
mình.
Câu chín : Thông thường, người ta quan niệm còn trẻ còn làm việc, già thì nghỉ ngơi
an hưởng.
Câu mười: Thậm chí có khi còn đòi hỏi người khác phải phục vụ, phải tưởng nhớ cho
những cống hiến của mình.
Câu mười một : Nhưng nhà thơ Thanh Hải lại quan niệm hoàn toàn khác: Nhà thơ
khao khát cống hiến không chỉ là lúc tuổi hai mươi mà cả khi tóc bạc.
Câu mười hai : Cả khổ thơ là tâm nguyện chân thành cao đẹp của nhà thơ, là một lời
nhắc nhở sâu sắc với mọi người về lẽ sống đáng để ghi nhớ và học tập.

Phần II:
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Tác giả là nhóm
Ngô Gia Văn Phái, gồm có Ngô Thì Chí (1758-1788) và Ngô Thì Du (1772-1840).
2. Lời nói của nhà vua “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam,
phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và kín
đáo bày tỏ niềm tự hào về chủ quyền đất nước và sự bình đẳng giữa phương Bắc với
phương Nam. Trong bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt có hai câu mang
nội dung tương tự :
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành đã định tại sách trời
(Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư)

3. Câu hỏi yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm
bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau. Sau đây chỉ là một
số gợi ý để tham khảo :
- Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải
đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền,
trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo
vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
- Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ :
sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, …
- Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền : thiếu
nước ngọt, thiếu sách báo,…
- Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ
nhà,…
- Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết
tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là
những ngư dân trên biển cả.
- Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em
được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển
cả,… nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hy sinh thầm lặng của các anh.
- Hình ảnh của các anh chiến sĩ ngoài biển đảo là những hình ảnh hào hùng ẩn chứa
vẻ đẹp của sự hy sinh vì nghĩa lớn.

Nguyễn Hữu Dương
(TT Luyện thi Đại học Vĩnh Viễn – TP.HCM)



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013-2014

MÔN THI: NG
Ữ VĂN


Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 12 tháng 7 năm 2013 (Đợt 1)
Đề thi gồm: 01 trang


Câu 1 (2,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
(Theo Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam)
a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả.
b. Đoạn thơ là dòng hồi tưởng của nhân vật nào? Về ai?
c. Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ được khơi nguồn từ hình ảnh
nào? Đó là cảm xúc gì?
Câu 2 (3,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập.
Câu 3 (5,0 điểm)
Truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình
cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

(Theo Ngữ văn 9, tập 1, trang 202, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013)
Hãy phân tích đoạn trích đã học trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn
Quang Sáng để làm rõ ý kiến trên.

HẾT


Họ và tên thí sinh: ………………………………… Số báo danh: ………………

Chữ ký của giám thị 1: ………………Chữ ký của giám thị 2: …………… …









Đ
Ề CHÍNH THỨC




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013-2014

MÔN THI: NGỮ VĂN


Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 12 tháng 7 năm 2013 (Đợt 1)

HƯỚNG DẪN CHẤM

A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá
được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm,
nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm
xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ
bản của đề , diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.

B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (2 điểm):
a. Đoạn thơ trích trong bài thơ “Bếp lửa” (0,25đ) của tác giả Bằng Việt. (0,25đ)
b. Đoạn thơ là dòng hồi tưởng của nhân vật người cháu (0,25đ) về người bà kính yêu
của mình. (0,25đ)
c. Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa.
(0,5đ)
Đó là nỗi niềm hoài niệm về tuổi thơ; tình yêu thương với bà. (0,5đ)

Câu 2 (3 điểm)
a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bố cục 3 phần rõ ràng; lập luận
chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản
sau:
Nội dung Điểm
tối đa

1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận: tính tự lập 0,25
2. Giải thích 1,0
- Tự lập là khả năng tự đứng vững, tự định hướng tương lai cho bản thân,
không lệ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác.
- Biểu hiện của tính tự lập: xác định rõ mục đích, lí tưởng của đời mình,
chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, không ỷ lại hoặc trông
chờ vào sự giúp đỡ của người khác. (Dẫn chứng minh họa)
0,5

0,5
3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề 1,25
- Tự lập là một phẩm chất quan trọng giúp chúng ta thành công trong cuộc
sống. Bởi:
0,25

ĐỀ CHÍNH THỨC
+ Khi có tính tự lập, ta sẽ sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình
và xã hội; vững vàng khi đối mặt với khó khăn thử thách; phát huy được
năng lực, phẩm chất của bản thân, từ đó có thể đạt được thành công. (Dẫn
chứng minh họa)
+ Khi thiếu tính tự lập, con người sẽ sống thiếu trách nhiệm, dễ gục ngã
trước những trở ngại, khó có thể thành công; cản trở sự phát triển của xã
hội. (Dẫn chứng minh họa)
- Cần phê phán những người thiếu tính tự lập, sống ỷ lại, dựa dẫm vào
người khác… (Dẫn chứng minh họa)

- Tuy nhiên, tự lập không đồng nghĩa với việc khước từ mọi sự giúp đỡ
chân thành, đúng đắn của mọi người xung quanh.
0,25



0,25


0,25

0,25
4. Liên hệ bản thân 0,5
- Nhận thức được tầm quan trọng của tính tự lập đối với mỗi người.
- Có ý thức và hành động cụ thể rèn luyện tính tự lập trong học tập, cuộc
sống.
0,25
0,25
Chú ý: Nếu bài làm của học sinh đưa ra ý kiến khác nhưng phân tích, lí giải
thuyết phục vẫn cho đủ điểm.

Câu 3 (5 điểm)
a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; dẫn
chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản
sau:
Nội dung Điểm
tối đa

1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu ý kiến 0,5
2. Phân tích để làm sáng tỏ ý kiến 4,0
- Hoàn cảnh éo le bộc lộ tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu:
+ Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa được biết mặt
đứa con gái của mình – bé Thu.
+ Tám năm sau, một lần về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới,
ông được gặp con. Nhưng, bé Thu nhất định không chịu nhận ông là cha.
Đến lúc em nhận ra cha và và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại
phải ra đi.

0,25

0,25
- Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu:
+ Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con,
Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, lạnh nhạt, thậm chí ngang ngạnh, bướng
bỉnh với ông Sáu.
+ Khi nhận ra ông Sáu chính là cha mình, bé Thu muốn nhận ba nhưng
không dám vì trót làm ba giận. Trước khi ông Sáu lên đường, cô bé cất
tiếng gọi “Ba…a…a…ba!” như xé ruột và thể hiện tình cảm yêu quý
mãnh liệt với ba.

0,5


0,75
- Tình cảm ông Sáu dành cho con:
+ Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông Sáu hết sức vui mừng.
+ Trước thái độ lạnh nhạt của con, ông rất đau khổ, cảm thấy bất lực, ân


0,5
0,25
hận vì đã đánh con.
+ Khi con đã nhận mình, ông vô cùng xúc động, vui sướng, hạnh phúc.
+ Điều cảm động nhất là việc ông tự tay làm chiếc lược ngà và gửi lại
cho con trước lúc hi sinh. Chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử
mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa.

0,5
0,5
-

Ngh
ệ thuật thể hiện
: xây dựng tình huống éo le, kịch tính; miêu tả tâm
lí nhân vật tinh tế; lựa chọn hình ảnh, chi tiết tiêu biểu; ngôn ngữ giàu
sức biểu cảm.
0,5
3. Đánh giá 0,5
- Tình cha con sâu nặng đó làm bừng sáng vẻ đẹp tâm hồn của các nhân
vật, khiến người đọc cảm động và thấm thía một sự thật: những tình cảm
cao đẹp, thiêng liêng của con người sẽ mãi bất tử trước sự tàn khốc của
chiến tranh.



Chú ý: Nếu học sinh có những ý sáng tạo so với đáp án thì sẽ cho điểm
khuyến khích (tùy theo mức độ) nhưng điểm của bài làm không vượt quá tổng
điểm của câu hỏi này.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013-2014

MÔN THI: NG
Ữ VĂN


Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 14 tháng 7 năm 2013 (Đợt 2)
Đề thi gồm: 01 trang


Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím
tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi
thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
(Theo Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam)
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả.
b. Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn là ai?
c. Qua đoạn văn, em cảm nhận được những vẻ đẹp gì ở nhân vật đó?
Câu 2 (3,0 điểm)
Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 3 (5,0 điểm)
Bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái
độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

(Theo Ngữ văn 9, tập 1, trang 157, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013)
Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để làm rõ nhận định trên.


HẾT


Họ và tên thí sinh: ………………………………… Số báo danh: ………………

Chữ ký của giám thị 1: ………………Chữ ký của giám thị 2: …………








Đ
Ề CHÍNH THỨC


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN THI: NGỮ VĂN



Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 14 tháng 7 năm 2013 (Đợt 2)


HƯỚNG DẪN CHẤM

A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá
được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm,
nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm
xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ
bản của đề , diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.

B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (2 điểm):
a. Đoạn văn trích trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (0,25đ) của tác giả Lê
Minh Khuê. (0,25đ)
b. Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn là Phương Định (0,25đ), cô thanh niên xung
phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ. (0,25đ)
c. Qua đoạn văn trên, ta cảm nhận được vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn, tính cách của
nhân vật:
- Ngoại hình: xinh đẹp, trẻ trung. (0,5đ)
- Tính cách, tâm hồn: tự tin, kiêu hãnh về vẻ đẹp của mình; có tâm hồn mơ mộng, lãng
mạn. (0,5đ)

Câu 2 (3 điểm)
a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bố cục 3 phần rõ ràng; lập luận
chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản
sau:
Nội dung Điểm

tối đa
1. Giới thiệu được ý kiến: Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống
của chúng ta.
0,25
2. Giải thích 0,75
- Môi trường là toàn bộ thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta như đất,
nước, không khí, … Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với
cuộc sống con người.
- Bảo vệ môi trường là ý thức, hành động giữ gìn, cải tạo để môi trường
ngày càng trong sạch, không bị ô nhiễm (bảo vệ, cải tạo nguồn nước;
0,25


0,25

ĐỀ CHÍNH THỨC
giảm khói bụi, khí thải; trồng cây gây rừng, …)
- Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta: Môi trường
có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến cuộc sống con người. Bảo vệ môi
trường là một việc làm rất cần thiết, quan trọng.

0,25
3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề 1,5
- Đây là một ý kiến đúng đắn, bởi:
+ Khi môi trường được bảo vệ, con người sẽ có những điều kiện thuận lợi

để tồn tại và phát triển. (Dẫn chứng minh họa)
+ Nếu môi trường bị ô nhiễm, hủy hoại, cuộc sống con người sẽ bị tổn hại
(sức khỏe, kinh tế…), đứng trước những mối đe dọa lớn. (Dẫn chứng
minh họa)
- Để bảo vệ môi trường, nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền tăng
cường quản lí, có chính sách, quy định phù hợp; cộng đồng cần nâng cao
ý thức, chung tay hành động bảo vệ môi trường.
- Cần phê phán: thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường;
hành vi tàn phá môi trường. (Dẫn chứngminh họa)
0,25
0,25

0,25


0,5


0,25

4. Liên hệ bản thân 0,5
- Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với con người, bảo
vệ môi trường là trách nhiệm của mọi người.
- Có việc làm cụ thể, tích cực bảo vệ môi trường xung quanh.
0,25

0,25
Chú ý: Nếu bài làm của học sinh đưa ra ý kiến khác nhưng phân tích, lí giải
thuyết phục vẫn cho đủ điểm.


Câu 3 (5 điểm)
a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; dẫn
chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản
sau:
Nội dung Điểm
tối đa

1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu ý kiến 0,5
2. Phân tích để làm sáng tỏ ý kiến 4,0
- Trong quá khứ, trăng gắn bó với người suốt những năm tháng tuổi thơ và
những năm tháng chiến tranh gian khổ. Con người với thiên nhiên, với
trăng hài hòa trong mối kết giao chân tình, tri kỉ. Con người tâm niệm sẽ
mãi mãi gắn bó, thủy chung với vầng trăng tình nghĩa. (Hồi nhỏ … tình
nghĩa.)
- Khi chiến tranh kết thúc, con người trở về với cuộc sống nơi thị thành.
Cái hiện đại, hào nhoáng đã khiến con người vô tình quên đi người bạn
thâm tình xưa. (Từ hồi về thành phố … người dưng qua đường.)
- Nhưng, khi cái hiện đại vụt biến mất, con người mới vội vã tìm đến với
vẻ đẹp tự nhiên bình dị. Trăng đột ngột xuất hiện trong sự ngỡ ngàng của
con người. (Thình lình đèn điện tắt … vầng trăng tròn.)
- Đối diện với trăng, con người như đối diện với chính mình, với lương
tâm, đạo lí. Trăng trở thành nhịp cầu nối đưa người trở về với những kỉ
0,75





0,75


0,5


0,5

niệm, ân tình xưa. Trăng khiến người rưng rưng xúc động, day dứt, ăn năn.
(Ngửa mặt … là rừng.)
- Sau những lỗi lầm của con người, trăng vẫn vẹn nguyên, tròn đầy, vẫn
bao dung, độ lượng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Trăng khiến người phải
giật mình thức tỉnh lẽ sống thủy chung, “uống nước nhớ nguồn”. (Trăng cứ
tròn vành vạnh … giật mình.)


1,0
- Nghệ thuật: Bài thơ có sự kết hợp hài hòa tự nhiên giữa tự sự và trữ tình,
giọng điệu tâm tình có sức truyền cảm sâu sắc; sáng tạo hình ảnh thơ nhiều
tầng ý nghĩa (vầng trăng).
0,5
3. Đánh giá, liên hệ bản thân: 0,5
- Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái
độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với
thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Đó là đạo lí sống thủy chung, trở
thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.





Chú ý: Nếu học sinh có những ý sáng tạo so với đáp án thì sẽ cho điểm
khuyến khích (tùy theo mức độ) nhưng điểm của bài làm không vượt quá tổng
điểm của câu hỏi này.
ÁNH TRĂNG
(Nguyễn Duy)

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng


Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
1978


1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH NINH BÌNH


ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn
Ngày thi: 21/6/2013

Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề)


Đề thi gồm 03 câu trong 02 trang


Câu 1 (2,0 điểm).
Cho hai câu thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
- Hai câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai?

- Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của những biện pháp tu từ được sử dụng ở hai
câu thơ đó?
Câu 2 (3,0 điểm).
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa
một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu vết nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa
đựng bao nỗi cơ nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi
qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội - 1983)
Từ ý nghĩa văn bản trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 02 trang giấy thi) trình
bày suy nghĩ của em về nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống.
Câu 3 (5,0 điểm).
Cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Văn bản: Bếp lửa
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu


Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Đ
Ề THI CHÍNH THỨC


2
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
"Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
(Bằng Việt, trong Hương cây - Bếp lửa
NXB Văn học, Hà Nội, 1968)



HẾT



Họ và tên thí sinh : Số báo danh:

Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:

Giám thị 2:




3


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn
Ngày thi: 21/6/2013
(Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang)
I. Hướng dẫn chung
1. Do đặc thù của bộ môn Ngữ văn, giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm,
tránh cách đếm ý cho điểm.
2. Có thể thưởng điểm cho những bài viết độc đáo, sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt
tối đa.
3. Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) so với thang điểm trong hướng dẫn phải đảm bảo
không sai lệch và được thực hiện thống nhất trong toàn hội đồng chấm.
4. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25.
II. Hướng dẫn chi tiết
Câu 1 (2,0 điểm).
- Hai câu thơ trên được trích từ tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá (0,25đ), của nhà thơ Huy Cận
(0,25đ)
- Hai câu thơ sử dụng các biện pháp tu từ:
+ So sánh: Mặt trời xuống biển với hòn lửa. (0,25đ)
+ Nhân hóa: Sóng có hành động cài then, đêm có hành động sập cửa.(0,25đ)
=> Ý nghĩa: Việc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa đã giúp người đọc hình dung được cảnh
hoàng hôn trên biển với hình ảnh mặt trời sắp lặn đẹp, rực rỡ như một hòn lửa (0,5đ); vũ trụ như
một ngôi nhà lớn đang vào đêm có các động tác như con người: tắt lửa, cài then, sập cửa. Màn
đêm là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cài. Thiên nhiên như đang dọn dẹp, chuẩn bị
nghỉ ngơi sau một chu trình hoạt động. (0,5đ)

Câu 2 (3,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh nắm vững được phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận )
- Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, trình bày rõ ràng. Không
mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu kiến thức:
* Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận
* Giải quyết vấn đề nghị luận
- Ý nghĩa văn bản
+ Để sinh tồn, người đàn bà là nơi dựa của cậu bé còn người chiến sĩ là nơi dựa cho bà cụ;
nhưng về mặt tinh thần, cậu bé đang lẫm chẫm kia lại là nơi dựa tinh thần cho người đàn bà sống,
bà cụ là nơi dựa cho người chiến sĩ đi qua những thử thách.
+ Nơi dựa là nơi để mỗi người nương tựa, là nơi trực tiếp cho họ sức mạnh, niềm tin, kinh
nghiệm, động lực sống, nơi mang lại cảm giác ấm áp, bình yên, hạnh phúc
- Bàn luận
+ Có những nơi dựa khác nhau: những người thân yêu, những kỉ niệm, những giá trị thiêng
liêng; những không gian, vật chất cụ thể; những ưu điểm, mặt mạnh của bản thân
+ Nơi dựa giúp con người cảm thấy bình yên, thanh thản, vượt qua mọi khó khăn, thử
thách, có động lực phấn đấu vươn lên
+ Ai cũng cần có nơi dựa và mỗi người đều có thể là nơi dựa cho người khác.
+ Phê phán những người chỉ biết dựa dẫm, lệ thuộc vào người khác hoặc những người
không biết tìm nơi dựa, chọn nhầm nơi dựa.
* Kết thúc vấn đề.

4
Cần trân trọng những nơi dựa tốt đẹp mà mình có được, đồng thời cũng là nơi dựa ý nghĩa
cho người khác.
3. Thang điểm:

- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 2: Đáp ứng được khoảng 2/3 các yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1: Viết sơ sài, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Câu 3 (5,0điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm kiểu bài nghị luận văn học, cảm nhận về hình ảnh một nhân vật
trong tác phẩm thơ trữ tình. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát có cảm xúc, ngôn
ngữ có chọn lọc, không mắc các loại lỗi.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, dẫn dắt vấn đề nghị luận.
* Giải quyết vấn đề.
- Hình ảnh người bà được khắc hoạ thông qua dòng hồi tưởng nhớ thương của đứa cháu nơi xa
hiện lên rất chân thực và xúc động.
- Bà giữ gìn tổ ấm, cưu mang, yêu thương, nuôi cháu suốt những năm tháng gian khó trong kháng
chiến (Lên bốn tuổi, tám năm ròng…); bà chăm sóc dạy dỗ cháu (bảo cháu nghe, dạy cháu làm,
chăm cháu học) => Bà đã dạy cho cháu biết bao điều về cuộc sống, về lẽ sống làm người.
- Bà kiên gan vững vàng trong khó khăn thử thách (giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi), trở thành hậu
phương vững chắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp để người đi xa công tác được yên lòng =>
Tấm lòng bà bao la không chỉ dành cho con cháu mà cho cả mọi người, cho đất nước; bà đã nhen
nhóm trong cháu tình yêu thương, niềm tin tưởng.
- Bà sống chịu thương, chịu khó nhưng giàu lòng yêu đời (lận đận đời bà biết mấy nắng mưa, mấy
chục năm rồi…) => Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn
lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp (nhóm bếp lửa, nhóm niềm yêu thương, nhóm nồi
xôi gạo, …)
=> Đánh giá: Bà là hiện thân của biết bao người bà, người mẹ, người phụ nữ Việt Nam trong
những năm kháng chiến: yêu nước, tảo tần, nhẫn nại, giàu đức hi sinh và đầy lòng yêu thương.
- Nghệ thuật:
+ Phương thức biểu đạt kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả và bình luận
+ Hình ảnh người bà không được khắc hoạ trực tiếp mà bằng dòng hồi tưởng, suy ngẫm,

bằng tình yêu, lòng biết ơn vô hạn của người cháu.
+ Cách lựa chọn hình ảnh, ngôn ngữ vừa gần gũi, giản dị vừa có ý nghĩa biểu tượng cao, hình
ảnh bếp lửa và người bà gắn bó mật thiết, vừa tách bạch, vừa nhoè lẫn trong nhau, toả sáng trong
nhau.
+ Giọng thơ tâm tình, thiết tha, sâu lắng, xúc động chân thành.
(Giám khảo linh hoạt khi chấm điểm phần này, thí sinh có thể phân tích nghệ thuật lồng trong khi
phân tích nội dung)
* Kết thúc vấn đề: đánh giá, khẳng định lại vấn đề nghị luận.
3. Thang điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo trong cấu trúc bài, có hiểu biết sâu
sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thấu đáo, cách bày tỏ chân thành, có cảm xúc.
- Điểm 4: Đáp ứng khá tốt những yêu cầu trên, có sự hiểu biết và lập luận chặt chẽ, diễn đạt có
cảm xúc, có mắc một số lỗi nhưng không đáng kể.

5
- Điểm 3: Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, có thể thiếu ý hoặc một vài chỗ chưa hoàn thiện.
- Điểm 2: Bài sơ sài, thiếu nhiều ý, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi các loại.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.


KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Khóa ngày 18 tháng 06 năm 2013 tại Hà Nội
Môn thi : VĂN
Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần I: (6 điểm)

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một
cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai – NXB Giáo dục, 2012)
1. Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp
các từ loại ấy có tác dụng gì?
2. Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng gì? Điều đó góp phần thể hiện ước
nguyện nào của tác giả?
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo
cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ,
trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những
từ ngữ dùng làm phép thế).

Phần II (4 điểm)
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
“- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa?
Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương
Bắc chia nhau mà cai trị.(…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy
nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc
chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ Sông
núi nước Nam có nội dung tương tự.
3. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng
nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo
thiêng liêng của dân tộc.


BÀI GIẢI GỢI Ý
Phần I :
1. Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ được cấu tạo bởi hai từ loại : “mùa xuân” là danh từ và
“nho nhỏ” là tính từ. Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng miêu tả rõ đặc điểm của
danh từ (mùa xuân).
2. Nốt nhạc trầm theo nghĩa hiện thực là nốt nhạc có cao độ thấp. Trong bài thơ nó là
một hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ sử dụng để nói lên cái khát vọng muốn được khiêm
tốn cống hiến cho cuộc đời. Đó là một khát vọng cao thượng và chân thành.
3. Câu hỏi yêu cầu thí sinh phải viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách
lập luận tổng hợp – phân tích - tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử
dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép
thế). Thí sinh phải đáp ứng những yêu cầu căn bản nói trên: viết một đoạn văn nghị
luận; khoảng 12 câu; theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp; nội dung
làm rõ tâm niệm của nhà thơ Thanh Hải trong bốn câu thơ; câu văn phải có loại câu bị
động và phép thế (chú ý phải gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép
thế). Mỗi thí sinh sẽ có nội dung cụ thể khác nhau, tuy nhiên đoạn văn phải đáp ứng
những yêu cầu căn bản nói trên.
Đây chỉ là một đoạn văn mang tính chất gợi ý tham khảo :
(Sau khi đã chép bốn câu thơ trên)
Câu một: Khổ thơ thể hiện tâm nguyện của nhà thơ muốn được cống hiến cho cuộc
đời.
Câu hai: Khát vọng đó được thể hiện qua hình ảnh mùa xuân nho nhỏ.
Câu ba : Đó là một hình ảnh khái quát xuyên suốt bài thơ có ý nghĩa biểu hiện cái đẹp
của thiên nhiên, đất nước và cuộc sống.
Câu bốn : Trong khổ thơ này, mùa xuân được xây dựng thành hình ảnh ẩn dụ nói lên
khát vọng cống hiến của nhà thơ cho cuộc đời.
Câu năm : Ý thức rằng cá nhân chỉ là một phần tử nhỏ bé, nhà thơ mong ước mình là
một mùa xuân nho nhỏ.
Câu sáu : Hơn nữa, lại lặng lẽ dâng cho đời.

Câu bảy : Khiêm tốn biết bao là ước nguyện cống hiến của nhà thơ Thanh Hải.
Câu tám : Bởi lẽ, con người ta rất dễ trở nên tự đắc, tự kiêu trước những đóng góp của
mình.
Câu chín : Thông thường, người ta quan niệm còn trẻ còn làm việc, già thì nghỉ ngơi
an hưởng.
Câu mười: Thậm chí có khi còn đòi hỏi người khác phải phục vụ, phải tưởng nhớ cho
những cống hiến của mình.
Câu mười một : Nhưng nhà thơ Thanh Hải lại quan niệm hoàn toàn khác: Nhà thơ
khao khát cống hiến không chỉ là lúc tuổi hai mươi mà cả khi tóc bạc.
Câu mười hai : Cả khổ thơ là tâm nguyện chân thành cao đẹp của nhà thơ, là một lời
nhắc nhở sâu sắc với mọi người về lẽ sống đáng để ghi nhớ và học tập.

Phần II:
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Tác giả là nhóm
Ngô Gia Văn Phái, gồm có Ngô Thì Chí (1758-1788) và Ngô Thì Du (1772-1840).
2. Lời nói của nhà vua “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam,
phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và kín
đáo bày tỏ niềm tự hào về chủ quyền đất nước và sự bình đẳng giữa phương Bắc với
phương Nam. Trong bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt có hai câu mang
nội dung tương tự :
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành đã định tại sách trời
(Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư)
3. Câu hỏi yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm
bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau. Sau đây chỉ là một
số gợi ý để tham khảo :
- Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải
đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền,

trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo
vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
- Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ :
sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, …
- Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền : thiếu
nước ngọt, thiếu sách báo,…

×