Bình luận Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu
những người thân, từ tình yêu nơi chôn rau cắt
rốn
Đề bài: Viết một bài văn bình luận nhận định: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những người
thân, từ tình yêu nơi chôn nhau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên.
Lòng yêu nước là một khái niệm tinh thần trừu tượng nhưng biểu hiện của nó thì lại rất rõ ràng, cụ thể. Có
ý kiến cho rằng: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những người thân, từ tình yêu nơi chôn nhau cắt
rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên
Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi, bờ sóng,
Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy.
Hoặc:
Ôi Tổ quốc! Ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng.
Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết,
Cho mỗi ngôi nhà, đỉnh núi, con sông.
Mỗi người đều có một gia đình, một quê hương, một Tổ quốc. Tất cả những cái đó dệt nên đời sống tình
cảm phong phú và đa dạng. Khi ta oa oa cất tiếng khóc chào đời, những người thân yêu hân hoan đón
nhận sự xuất hiện của một thành viên mới trong gia đình, dòng tộc. Ta sẽ được sống giữa tình yêu thương
trìu mến của ông bà, cha mẹ, anh em. Ca dao có câu :
Con người có tổ có tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Quan hệ gia đình là máu thịt thiêng liêng, ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ sánh ngang núi cao, biển
rộng. Tình anh em gắn bó như chân với tay. Tay đứt ruột xót, máu chảy ruột mềm. Môi hở răng lạnh… Vì
thế nên yêu nước trước hết là yêu thương những người ruột thịt của mình, biết kính trên nhường dưới để
gia đình hòa thuận, yên vui: Chị ngã em nâng; Một giọt máu đào hơn ao nước lã…
ágsgsgdgsdgsdgd
Có yêu thương người thân thì ta mới thấy gia đình thực sự là một mái ấm, là bến đỗ an lành trong suốt
cuộc đời, để sau này dù sống ở bất cứ phương trời nào ta cũng thương, cũng nhớ. Dẫu ngôi nhà của ông
bà, cha mẹ chỉ là mái rạ đơn sơ nhưng nó chính là nhân chứng không lời, chứng kiến tuổi thơ ta với bao
kỉ niệm vui buồn. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết nên những câu thơ xúc dộng lòng người:
Mái tranh ơi hỡi mái tranh,
Trải bao sương nắng mà thành quê hương.
Xuân Quỳnh, một nhà thơ nữ nổi tiếng trong bài thơ Tiếng gà trưa cũng đã cụ thể hóa lòng yêu nước qua
nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ người bà kính yêu một đời tẩn tảo, lo toan cho con, cho cháu… của một người
lính trẻ đang trên đường hành quân ra trận. Những kỉ niệm thời thơ ấu bất chợt ùa về, sống dậy, làm rung
động tâm hồn anh:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta"
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống nơi quê nghèo đã in sâu vào tâm khảm người lính trẻ: Này con
gà mái mơ, Khắp mình hoa đốm trắng, Này con gà mái vàng, Lông óng như màu nắng… Rồi chiếc Ổ rơm
hồng những trứng đã gắn liền với hình ảnh Tay bà khum soi trứng, lo cho gà ấp, gà nở, săn sóc đàn gà để
Tết đến bán gà mua cho cháu bộ quần áo mới. Giản dị, mộc mạc thế mà xúc động biết bao! Người cháu
trưởng thành lên đường ra trận, mang theo hình ảnh quê hương và anh nhận thức rất rõ rằng:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tổ tiên chúng ta xưa kia đã khuyên nhủ con cháu hãy sống đúng với đạo lí được xây dựng trên nền tảng
là lòng nhân ái: Thương người như thể thương thân. Tình giai cấp, nghĩa đồng bào tạo nên sức mạnh để
dân tộc ta dựng nước và giữ nước suốt bốn ngàn năm lịch sử. Bài học về tinh thần đoàn kết, sức mạnh
đoàn kết được gửi gắm vào những câu ca dao lưu truyền từ đời này sang đời khác:
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Thiêng liêng thay là hai tiếng “đồng bào”, vì tất cả các dân tộc sống trên dải đất Việt Nam này đều là con
của mẹ Âu Cơ sinh ra từ bọc trăm trứng, là dòng giống Rồng Tiên. Bài học về tình yêu thương giai cấp,
yêu thương giống nòi luôn luôn được nhắc nhở:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Hay:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam đi đôi với truyền thống yêu nước chống xâm lăng. Chính vì
thiết tha yêu cuộc sống nên dân tộc ta không sợ gian khổ, hi sinh, sẵn sàng đem xương máu để giữ gìn Tổ
quốc.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, toàn Quân, toàn dân ta đã phát huy cao độ tinh thần yêu nước, tự nguyện cống hiến sức lực, của cải
và tính mạng cho sự nghiệp đấu tranh chống xâm lăng, thống nhất đất nước. Lòng yêu nước cao cả ấy bắt
nguồn từ tình yêu thương gia đình, quê hương của mỗi con người. Hầu như bất cứ người dân Việt Nam
nào cũng thấm thía câu : Nước mất thì nhà tan, cho nên có những người mẹ chỉ có một con trai cũng cho
ra trận. Không ít mẹ cống hiến tới năm, bảy đứa con cho cách mạng. Các con hi sinh, mẹ đứt từng khúc
ruột nhưng vẫn cố nuốt nước mắt vào trong, tiếp tục tiễn con cháu lên đường. Không có những bà mẹ anh
hùng như thế thì không thể có những người con anh hùng đã làm nên chiến thắng vẻ vang cho đất nước
Việt Nam.
Nói về lòng yêu nước, nhà báo, nhà văn Xô viết I-li-a Ê-ren-bua đã có một nhận định thật sâu sắc và cảm
động: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng
yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Điều đó không chỉ đúng với người dân
Nga mà đúng với tất cả những con người thiết tha yêu mến quê hương, đất nước của mình trên khắp thế
giới này.
Theo: Thái Bảo