Phương pháp giảng dạy sinh học
GIÁO ÁN
Trường: ĐHSP Huế
GVHD: TS. Đặng Thị Dạ Thủy
Tên : Lê Hoàng Cảnh Hưng
Bài 26 : CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu
- Phân biệt được cảm ứng ở động vật với cảm ứng ở thực vật.
- Trình bày được các hình thức cảm ứng ở động vật liên quan đến mức độ
cấu trúc của tổ chức thần kinh.
- Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh lưới, hệ thàn kinh chuỗi hạch và khả năng
cảm ứng của các ĐV có cấu tạo các hệ thần kinh như trên.
- Trình bày cảm ứng ở ĐV chưa có hệ thần kinh.
- Rèn kỹ năng suy luận, kỹ năng hoạt động nhóm nhỏ, kỹ năng phân tích
tranh ảnh, phim.
- Thấy được cảm ứng phụ thuộc chặt chẽ vào tiến hóa của tổ chức thần kinh.
II. Nội dung cần lưu ý
1.Nội dung trọng tâm.
-Phân biệt cảm ứng ở động vật và thực vật
-Sự tiến hóa của tổ chức thần kinh và hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật từ
thấp đến cao trên bậc thang tiến hóa.
2.Thông tin bổ sung
a) Cảm ứng là một trong những đặc trưng cơ bản của các cơ thể sống, đó là sự
cảm nhận những tác động, kích thích của môi trường và phản ứng lại các tác động, kích
thích đó.
b)-Cảm ứng ở thực vật chủ yếu là các phản ứng thường diễn ra châm, biểu hiện
bằng hướng động và ứng động.
Lê Hoàng Cảnh Hưng - Sinh 4B
Phương pháp giảng dạy sinh học
-Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn. Hiện tượng cảm ứng xảy ra ở mọi cơ thể
động vật có tổ chức thần kinh đều là phản xạ. Tuy nhiên, một bộ phận cơ thể tách rời vẫn
trả lời lại các kích thích, đó cũng là cảm ứng nhưng không phải là phản xạ vì cảm ứng là
đặc tính chung của mọi tổ chức sống. Phản xạ chỉ xảy ra khi còn đầy đủ các thành phần
của một cung phản xạ ( cơ quan thụ cảm, dây thần kinh hướng tâm, trung ương, dây thần
kinh li tâm và cơ quan trả lời ), như vậy không phải mọi hình thức cảm ứng đều là phản
xạ. Chẳng hạn kích thích vào một chế phẩm cơ thần kinh, cơ cũng co; kích thích trực tiếp
vào bắp cơ, cơ cũng co. Những cơ cũng có thể co khi kích thích vào cơ quan thụ cảm,
trường hợp này phản ứng co cơ là một phản xạ; còn khi co cơ bằng kích thích trực tiếp
vào bắp cơ hoặc kích thích chế phẩm cơ thần kinh, cơ co là do cơ hoặc thần kinh có khả
năng hưng phấn, nghĩa là tế bào cơ và thần kinh có tính cảm ứng.
Cảm ứng là chung cho sinh giới, tuy nhiên đối với các sinh vật có cấp tổ chức
khác nhau thì có những hình thức cảm ứng khác nhau.
c) Sự tiến hóa của tổ chức thần kinh thể hiện ở mỗi dạng cấu trúc kể từ khi hình
thành tổ chức thần kinh chính thức. Đó là:
-Dạng thần kinh lưới, đặc trưng cho ruột khoang
-Dạng thần kinh chuỗi, đặc trưng cho giun, sán
-Dạng thần kinh hạc, đặc trưng cho sâu bọ, giáp xác, thân mềm
-Dạng thần kinh ống, đặc trung cho động vật có xương sống.
III.Phương tiện dạy học
-Tranh, ảnh về cấu tạo hệ thần kinh của các nhóm động vật
-Tranh, ảnh về các hình thức cảm ứng ở động vật và thực vật
- Phim về cảm ứng ở cơ ếch và ở sâu.
IV. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp làm việc với sách giáo khoa.
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi bộ phận.
-Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề.
V. Tiến trình tổ chức dạy học
Lê Hoàng Cảnh Hưng - Sinh 4B
Phương pháp giảng dạy sinh học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra vì tiết trước thực hành )
3. Tổ chức hoạt động dạy học
a. Đặt vấn đề
Ở hai tiết trước, thầy và các em đã đi sâu vào nghiên cứu các hình thức cảm ứng ở
thực vật, biết được sự cảm ứng biểu hiện bằng hướng động và ứng động với nhiều hình
thức khác nhau. Như các em đã biết, cảm ứng là một phản ứng chung của sinh vật đối với
các kích thích, vậy sự phản ứng đó ở động vật diễn ra như thế nào, có gì giống và khác so
với thực vật? Để tìm hiểu những vấn đề này, thầy và các em cùng đi vào tìm hiểu bài 26 :
CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
b.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khái niệm về cảm ứng ở động vật
Mục tiêu:
-Học sinh nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật
-Thấy được cảm ứng ở động vật khác với cảm ứng ở thực vật
Lê Hoàng Cảnh Hưng - Sinh 4B
Phương pháp giảng dạy sinh học
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học
Lê Hoàng Cảnh Hưng - Sinh 4B
Phương pháp giảng dạy sinh học
GV:Hãy cho vài ví dụ về
cảm ứng ở động vật?
GV:Nhận xét, phân tích ví
dụ
( PowPoint – 2)
GV: Qua các ví dụ trên, hãy
cho biết cảm ứng ở động vật
là gì?
GV: Các em xem tranh, so
sánh cách biểu hiện và tốc
độ phản ứng giữa cảm ứng
ở thực vật và cảm ứng ở
động vật ( PowPoint – 3)
GV: nhận xét, đưa ra thêm
ví dụ
HS: Bằng kiến thức thực
tế cho một vài ví dụ về
cảm ứng ở động vật
-Chim sẻ xù lông khi trời
lạnh
-Giun co người khi bị
kích thích
HS:thông qua ví dụ trả lời
được câu hỏi.
HS:xem tranh, quan sát,
đưa ra câu trả lời.
HS: lắng nghe, tiếp thu
kiến thức
I.Khái niệm về cảm
ứng ở động vật
1.Định nghĩa
Cảm ứng là khả năng
cơ thể động vật phản
ứng lại các kích thích
của môi trường ( bên
trong và bên ngoài của
cơ thể) để tồn tại và
phát triển.
2.Đặc điểm
-Cảm ứng ở động vật
Lê Hoàng Cảnh Hưng - Sinh 4B
Phương pháp giảng dạy sinh học
Hoạt động 2: Cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau
Mục tiêu:
-Trình bày được cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh.
-HS mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới, dạng chuỗi hạch và khả năng cảm
ứng của động vật có dạng hệ thần đó.
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học
GV: Càng lên cao trên thang
tiến hóa, cấu tạo cơ thể sinh
vật càng tiến hóa, mức độ,
tính chính xác của cảm ứng
và hình thức cảm ứng cũng
có những biến đổi tùy thuộc
vào mức độ tổ chức của hệ
thần kinh. Sự biến đổi đó ở
các nhóm động vật khác
nhau có những đặc điểm gì,
chúng ta cùng nghiên cứu
mục II. Cảm ứng ở các
nhóm động vật khác nhau.
GV:Dựa vào kiến thức đã
học hãy sắp xếp các nhóm
động vật sau theo thứ tự tiến
hóa của hệ thần kinh
( PowPoint – 6)
GV: nhận xét,đồng thời đưa
ra sơ đồ phân chia về sự cảm
HS: bằng kiến thức sinh
học 8 thực hiện yêu cầu
của giáo viên
II.Cảm ứng ở các
nhóm động vật khác
nhau
Lê Hoàng Cảnh Hưng - Sinh 4B
Phương pháp giảng dạy sinh học
ứng ở các nhóm động vật
khác nhau thông qua sự tiến
hóa của hệ thần kinh
( PowPoint – 7,8)
GV: Quan sát hình ảnh và
trả lời câu hỏi: Động vật đơn
bào phản ứng với các kích
thích như thế nào?
( PowPoint – 9,10)
GV: Kiểu cảm ứng này được
gọi là hướng động, chuyển
động tới các kích thích có
lợi gọi là hướng động
dương, tránh các kích thích
có hại gọi là hướng động
âm.
HS: quan sát tranh, kết
hợp nghiên cứu sách giáo
khoa trả lời câu hỏi.
HS: tiếp thu kiến thức.
1.Ở động vật chưa có
tổ chức thần kinh.
-Đại diện: trùng giày,
amip
-Hình thức cảm ứng:
chuyển động cả cơ thể
nhờ co rút chất nguyên
sinh hoặc nhờ không
bào co rút
Ví dụ: trung roi bơi tới
nơi giàu ánh sáng,
amip tránh ánh sáng
Lê Hoàng Cảnh Hưng - Sinh 4B
Phương pháp giảng dạy sinh học
GV: Xem tranh, kết hợp
SGK trả lời câu hỏi: cấu tạo
hệ thần kinh dạng lưới?
( PowPoint – 11)
GV: nhận xét, chính xác hóa
kiến thức, đưa ra ví dụ về
một số động vật có hệ thần
kinh dạng lưới.
GV: Khi bị kích thích, thủy
tức phản ứng như thế nào?
Giải thích?( PowPoint – 12)
GV: nhận xét, chính xác hóa
kiến thức.
Cơ thể thủy thức mới bắt
HS:quan sát tranh, nghiên
cứu sách giáo khoa trả lời
được:
-Các tế bào thần kinh
nằm rải rác trong cơ thể,
liên hệ với nhau qua các
sợi thần kinh tạo thành
mạng lưới thần kinh. Các
sợi thần kinh liên hệ với
tế bào cảm giác và tế bào
biểu mô cơ.
HS kết hợp kiến thức đã
học cùng với quan sát cấu
tạo hệ thần kinh của động
vật có hệ thần kinh dạng
lưới trả lời được câu hỏi
-Chúng co rúm toàn thân
khi bị kích thích
2.Ở động vật có tổ
chức thần kinh
a.Cảm ứng ở động
vật có hệ thần kinh
dạng lưới
Lê Hoàng Cảnh Hưng - Sinh 4B
Phương pháp giảng dạy sinh học
đầu có sự phân hóa thành tế
bào thần kinh mà chưa có
trung tâm thần kinh để phân
tích các kích thích nên phản
ứng chưa chuẩn xác.
GV: phản ứng toàn cơ thể
nên tiêu tốn nhiều năng
lượng.
GV:Quan sát hình vẽ, hãy
cho biết hệ thần kinh dạng
chuỗi hạch có gì khác so với
hệ thần kinh dạng lưới?
( PowPoint – 13)
Sự khác nhau đó đã dẫn đến
HS:quan sát tranh kết hợp
nghiên cứu sách giáo
khoa trả lời được câu hỏi:
-Hệ thần kinh dạng chuỗi
đã có sự phân hóa, có
hạch thần kinh, dây thần
-Đại diện: thủy tức,
sao biển
-Hình thức cảm ứng:
Khi bị kích thích,thông
tin truyền đến tế bào
cảm giác rồi đến toàn
bộ mạng lưới thần
kinh, thông tin trả lời
kích thích được truyền
tới toàn bộ biểu mô cơ
làm cả cơ thể co lại
-Ví dụ: thủy tức có
rúm lại khi bị kích
thích.
b.Cảm ứng ở động
vật có hệ thần kinh
dạng chuỗi hạch.
Lê Hoàng Cảnh Hưng - Sinh 4B
Phương pháp giảng dạy sinh học
điều gì trong hiệu quả phản
xạ? ( PowPoint – 14)
GV:nhận xét, chính xác hóa
kiến thức.
GV: cho học sinh xem phim
về cảm ứng ở động vật có hệ
thần kinh dạng chuỗi hạch
( PowPoint – 15)
kinh.
-Do mỗi hạch điều khiển
một vùng xác định trên
cơ thể nên khi bị kích
thích tại một điểm nào
đó, hạch thần kinh phụ
trách vùng bị kích thích
đó sẽ xử lí thông tin nhận
được và đưa lệnh đến bộ
phận trả lời tương ứng.
HS quan sát phim, củng
cố kiến thức vừa học.
-Đại diện: giun tròn,
giun dẹp,chân khớp
-Hình thức cảm ứng:
Phản ứng định khu ở
chuỗi hạch
-Ví dụ: sâu co người
khi bị kích thích.
4. Củng cố
-Trong hai dạng hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạc, dạng nào có ưu điểm
hơn, vì sao?
+Dạng chuỗi hạch
+Dạng chuỗi hạch có số lượng tế bào thần kinh tăng, phân hóa rã ràng hơn, đã
xuất hiện não. mỗi hạc thần kinh điều khiển một vùng nên phản ứng định khu chính xac,
tiết kiệm năng lượng
Lê Hoàng Cảnh Hưng - Sinh 4B
Phương pháp giảng dạy sinh học
-Hoàn thành bảng hệ thống lại kiến thức bài học ( PowPoint – 16,17)
5. Bài tập về nhà
-Trả lời các câu hỏi 1,2 ,3 ,4 trang 104 SGK
-Học và ôn lại bài cũ
Lê Hoàng Cảnh Hưng - Sinh 4B