Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì hi lạp cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 25 trang )

Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC
THỜI KÌ HI LẠP CỔ ĐẠI
ở thời kì Nguyên Thuỷ, cùng với sự phát triển về nhiều mặt, con người đã có
những bước sáng tạo trong nghệ thuật. Tuy mới dừng lại ở những tác phẩm đơn giản
nhưng các loại hình nghệ thuật như tranh vẽ trên tường, vách hang, các tác phẩm
điêu khắc đã có mặt trong đời sống nguyên thuỷ. Sang thời kì cổ đại, Mĩ thuật đã
phát triển rực rỡ để lại nhiều tác phẩm vô giá và chứng tỏ sự sáng tạo của con người
đã đạt tới đỉnh cao về mét số mặt, một số lĩnh vực.Trong những lĩnh vực đó, không
thể không kể đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thời
kì Hi Lạp. Nó đã để lại cho con người những tác phẩm đồ sộ cả về tinh thần cũng
nh giá trị của chúng nh: Đền Pác-tê-nông, nhà hát Epidause, Nhóm tượng Lao - Cun,
tượng ở Xni - dơ, tượng Người ném đĩa, tượng Vệ nữ mi-lô,…
Sự phát triển về mọi mặt đó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nh lịch sử, địa lí,
con người,…Quá trình phát triển của nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu
khắc thời kì Hi Lạp cũng chịu ảnh hưởng của những yếu tố trên.
Khi chế độ chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã cũng là lúc nhà nước xuất hiện.
Xã hội loài người đã tiến lên thêm một bước. Điều kiện xã hội thay đổi, tôn giáo tín
ngưỡng thay đổi, cuộc sống con người thay đổi. Loài người bước vào một thời kì
mới, thời kì cổ đại. Mọi sự thay đổi tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi của mĩ thuật.
Cùng với sự ra đời của những nhà nước đầu tiên nh Lưỡng Hà, Ai Cập, Hi Lạp, La
Mã, rất nhiều phát minh, nghiên cứu về toán học, thiên văn học, văn học, sử học…
con người đã có nhiều phương tiện để giao tiếp. Chữ viết xuất hiện đã đánh dấu một
bước phát triển lớn của con người thời kì cổ đại. Đó là phương tiện giúp con người
trở lại lịch sử để tìm hiểu nghệ thuật nhanh hơn, rõ ràng hơn. Hơn nữa, khi xã hội
phát triển nó sẽ kéo theo sự phát triển của mĩ thuật. Điều đó được chứng minh là các
công trình kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ còn lại cho nhân loại ngày nay thấy được
sự sáng tạo tuyệt vời của con người thời cổ đại, sự tuyệt vời đó
không thể không kể đến sự đóng góp vô cùng to lớn của nghệ thuật điêu khắc và
kiến trúc thời kì Hi Lạp … Và những thành tựu đó được hình thành với nền văn
minh Hi Lạp như thế nào?


1
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
Khác với nền văn minh Hi Lạp:
Có một quốc gia cổ đại đã ra đời vào khoảng năm 3100 tr. CN. Đây là một quốc
gia được hình thành gần như sớm nhất và là một vùng đất rất Ýt mưa. Bởi vậy,
dòng sông Nin trở nên vô cùng quan trọng trong đời sống ở đây. Dòng sông mang
nước cho ruộng đồng, bùn đất để làm gạch, làm đồ gốm. Và là con đường giao thông
quan trọng chạy suốt đất nước. Có lượng phù sa màu mỡ, kinh tế nông nghiệp rất
phát triển. Lịch sử Ai Cập chải qua ba giai đoạn phát triển hoàng kim, văn hoá nghệ
thuật có điều kiện phát triển. Nền văn minh Ai Cập được hình thành và phát triển
ngay từ thời kì đầu tiên. Giai đoạn này, mọi yếu tố như chữ viết, tôn giáo, văn hoá
nghệ thuật, khoa học của nền văn minh Ai Cập đã phát triển và hoàn thiện. Trong
đó, nghệ thuật Ai Cập đã có những đóng góp rất lớn, đã để lại nhiều công trình kiến
trúc, điêu khắc đồ sộ cho nhân loại, mở đầu cho nghệ thuật thời kì Cổ Đại rực rỡ,
cùng với đó là thời kì nền văn minh Hi Lạp.
Sự xuất hiện nền văn minh Hi Lạp tiền đề cho nghệ thuật kiến trúc và điêu
khắc phát triển:
Vào khoảng thế kỉ VIII trước công nguyên, một nhà nước chiếm hữu nô lệ ra đời
và tồn tại ở phía bên kia Địa Trung Hải đến thế kỉ thứ II trước Công Nguyên. Đó là
nhà nước Hi Lạp cổ đại. Vị trí địa lí của Hi Lạp không thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, nhưng rất thuận lợi trong việc giao thông đường biển. Ai Cập rất dồi dào về
tài nguyên thiên nhiên nh: vàng, bạc, đồng, sắt,…đã tạo điều kiện cho sự phát triển
thủ công nghiệp. Hi Lạp là một trung tâm công nghiệp lớn nhất của Châu Âu về sản
xuất thủ công nghiệp và ngoại thương. Đây là cơ sở lớn góp phần thúc đẩy sự phát
triển củ nền văn minh Hi lạp, trong đó nghệ thuật điêu khắc và nghệ thuật kiến trúc.
Khi nói đến Hi Lạp là chúng ta đang nói đến những công trình kiến trúc và những
công trình điêu khắc vĩ đại của cả nhân loại. Đó là: Đền Pác-tê-nông, nhà hát
Epidause, Nhóm tượng Lao-Cun, tượng ở Xni-dơ, tượng Người ném đĩa, tượng Vệ
nữ mi-lô,… “trên một phương diện nào đó, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Hi
Lạp được coi là tiêu chuẩn và những kiểu mẫu không thể bắt trước được”.

Nghệ thuật Hi Lạp nói chung, nghệ thuật kiến trúc nói riêng đã đạt được những
thành tựu to lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của văn hoá
thế giới. Thành tựu của nghệ thuật tạo hình vừa biểu hiện sự sáng tạo tuyệt vời của
người Hi Lạp vừa chứng tỏ đỉnh cao về sự mẫu mực của Hi Lạp về trí tuệ. Các
2
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
chuẩn mực về tỉ lệ con người đến nay vẫn là chuẩn mực, là sự khâm phục đối với
con người thười kì Phục Hưng họ đã tìm thấy trong nền nghệ thuật cổ đại Hi Lạp
một tư tưởng nhân văn cao cả một nền nghệ thuật hiện thực, ca ngợi giá trị vẻ đẹp
con người . Vai trò của nghệ thuật Hi Lạp đối với sự phát triển văn hoá và nghệ
thuật nhân loại là rất lớn. “Không có các cơ sở đó, cơ sở do Hi Lạp và La Mã xây
nên, thì không thể có Châu Âu hiện đại”- Ăng-ghen . Sự phát triển của nghệ thuật
Hi Lạp không giống với sự phát triển của Ai Cập của các nước khác. Bên cạnh đó,
chế độ dân chủ đã tạo điều kiện cho các tài năng nghệ thuật phát triển. ở Hi Lạp cổ
đại tên tuổi các vị vua hay người đứng đầu thành bang không được biết đÕn. Xã hội
Hi Lạp cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ. Nhưng bên trong xã hội Êy lại chứa dựng
những tư tưởng dân chủ tiến bộ. Chế độ đó mở đường cho các nhà khoa học, các nhà
nghệ thuật được phát triển tài năng, sáng tạo. Hơn thế nữa, mảnh đất Hi lạp-ngườn
gốc của các thần thoại Hi Lạp. Mọi câu chuyện thần thoại ra đời đều muốn giải thích
các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Quan niệm củ thế giới thần linh cung giống thế
gới con người “thần nhân đồng hình”. Nó đã chi phối việc xây dựng các công trình
kiến trúc, điêu khắc rất riêng. Ngoài ra thần thoại Hi Lạp còn là những câu chuyện
hay, hấp dẫn tạo nguồn cảm hứng cho người nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm nghệ
thuật bất hủ, đầy tính nhân văn. Trong đó không thể không kể đến những tác phẩm
điêu khắc và kiến trúc bậc nhất thế giới cổ đại.
Nghệ thuật Hi Lạp (kiến trúc và điêu khắc) được chia làm ba thời kì:
- Thời kì cổ sơ: Từ thế kỉ VII (T.CN) đến thế kỉ VI (T.CN).
- Thời kì cổ điển: Từ thế kỉ V (T.CN) đến thế kỉ IV (T.CN).
- Thời kì Hi Lạp hóa: Từ thế kỉ III (T.CN) đến thế kỉ II (T.CN).
Tương ứng với ba thời kì đó, trong kiến trúc có ba kiểu cột chính đó là:

• Thức Doric : Ra đời sớm nhất và được phát triển ở Penoponnese miền nam nước
ý. Cột Doric đơn giản bằng những đường thẳng, những rãnh sâu.Thức cột Doric,
cú hậu thân là thức cột Toscan, là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ
thống các thức cột cổ điển. Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng
phình to ở đáy. Nói chung, thức cột này không có phần đế cột lẫn không có
phần đầu cột. Vẻ đẹp thức cột này thường được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh
của người đàn ông cường tráng, do nó được sử dụng ở tầng dưới cùng của đấu
trường Coliseum và có khả năng chịu lực cao nhất. Tỷ lệ đường kính cột trên
chiều cao cột khoảng 1:4.
3
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
• Thức Inonic : Là sù kết hợp giữa đường cong và đường thẳng, vừa khoẻ khoắn
vừa mềm mại. Phần thân cột là những rãnh thẳng, phần đầu cột được trang trÝ
bằng những đường cong mềm mại, duyên dáng hơn. Thức cột Ionic mang dáng
dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang trí hơn cột Doric. Nguồn gốc cột Inonic
là Ionia, thuộc địa của Hy Lạp. Cột Ionic có 24 gờ sống đứng trong khi cột Doric
chỉ có 20 gờ, tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9. Ngoài ra, cột này cú
thờm đế cột ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc
loe ra rồi cuộn vào trong. Các dầm ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều
ngang thành ba dải. Cỏc ngụi đền có cột này là đền Artemis ở Ephesus, đền thờ
Apollo Epikourios ở Bassae, đền Erecteyon ở Athena.
• Thức Coranhtieng : Thức cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ
thứ 5 trước Công nguyên, có đường nét mảnh mai, giàu trang trí, đầu cột có
nhiều chi tiết hoa lệ, giống như một lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên
thảo diệp. Thức cột này do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra. Cột này có ưu
điểm hơn hai cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong
không gian. Có thể thấy công trình sử dụng loại cột này tại đền Olympeion ở
Athena và đền Apollo ở Bassae.
Các loại cột trên sau này được người La Mã cổ đại kế thừa và phát triển, đồng
thời sáng tạo thêm hai loại thức cột mới là Toscan và Composite.

Thức kiến trúc Hi Lạp

Thức kiÕn tróc trong đó tương quan giữa các bộ phận của hệ “dầm-cột” đạt tới mức
độ hoàn mĩ có nhiệu quả nghệ thuật cao.
Các nhà kiến trúc sư đã nghiên cứu tìm tòi, phát minh ra nhứng thức cột đạt đến
độ chắc chắn về cấu trúc, thẩm mĩ về hình thể tạo nên một kiến trúc có một không
4
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
hai, và đã để lại cho nhân loại một kho báu kiến thức về kến trúc và những di sản
nghệ thuật của nhân loại.
Nhữn g
nghiên cứu thức cột của các kiến trúc sư
Quá trình phát triển đền đài Hy Lạp cổ đại
Đền thờ Hy Lạp cổ đại có đặc điểm là nhiều cột chạy vòng
phía bên ngoài. Các loại hình đền đài được phân theo mức độ
phức tạp của cách thiết kế những cột đó như sau:
• Loại đền cổ nhất có dạng hình chữ nhật, lối vào chính ở
cạnh ngắn và có hai cột ở chính cạnh ngắn này, gọi là dạng
cột đôi ở hiên (Distyle); ví dụ như ngôi đền thờ thần Themis ở Rhamnus.
Thần Themis ở Rhamnus.
• Loại đền cổ thứ hai có dạng như trên, nhưng
cú thờm hai cột ở cạnh ngắn phía sau nữa,
gọi là dạng cột đôi ở hiên cả hai đầu ; ví dụ
đền thờ Artemis ở Eleusina .
5
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp

Đền thời Artemis ở Eleusina
• Loại đền giống loại đền thứ nhất, nhưng thay vì hai cột mà là bốn cột ở phía
trước, gọi là dạng hàng cột mặt trước hay hàng cột hiên; vớ dụ ngôi đền ở

Selinus.
• Loại đền giống loại đền thứ hai, nhưng có bốn cột ở cạnh ngắn phía trước và bốn
cột ở cạnh ngắn phía sau, gọi là loại hàng cột cả hai đầu (Amphi-Prostyle) (tiền tố
"amphi" có nghĩa là "cả hai phía").
• Loại đền hình tròn, vành ngoài có hàng cột vòng
quanh gọi là nhà trũn cú hàng cột bao quanh.
• Loại đền hình chữ nhật có tường chịu lực là chính,
nhưng mặt ngoài tường ghộp thờm cỏc cột, gọi là
loại đền cú cỏc hàng cột giả bao quanh hay bổ trụ
bao quanh (Pseudo-Peripteral); ví dụ đền thờ thần
Zeus ở Olympia.
Đền thờ thần Zeus ở Olympia.
• Loại đền hình chữ nhật có một hàng cột chạy ở vành ngoài chu vi công trình, gọi
là loại đền cú cỏc hàng cột bao quanh (Peripteral); ví dụ đền Hephaestos và đền
Parthenon ở Athena, đền Paestum
• Loại đền hình chữ nhật, có hai hàng cột chạy bao xung quanh công trình, có tên
gọi là đền Dipteral; ví dụ đền Olympeion ở Athena,…
Mặt bằng đền thờ dạng
Distyle
Mặt bằng đền thờ dạng
Distyle cột ở hai phía
Mặt bằng đền thờ dạng
Prostyle
Mặt bằng đền thờ dạng Peripteral
Mặt bằng đền thờ dạng Amphi-prostyle
6
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
Mặt bằng đền thờ Hy Lạp cổ đại được tạo thành bởi ba thành phần chính: pronaos
(tiền sảnh), naos (gian thờ) và pathenon (phòng để châu báu). Ngoài ra, trong một số
đền cũn cú thờm opisthodomos (hậu sảnh).

Vẻ đẹp của đền đài Hy Lạp cổ đại gắn liền với sự ra đời và phát triển của các loại
thức cột.
Kiến tróc Hi Lạp cổ đại là kiểu kiến trúc phòng cột, chủ yếu là các dãy cột cao đồ
sộ, không có tường, thường là kiến trúc đền thờ với ba kiểu cột đặc trưng cho ba thời
kì của nghệ thuật Hi Lạp cổ đại.
Nghệ thuật kiến trúc Hi Lạp cổ đại cùng với đời sống xã hội của Hi Lạp chịu ảnh
hưởng lớn của tôn giáo. Họ thờ nhiều vị thần,và mỗi nơi khác nhau thì thờ một thần
bảo trợ khác nhau. Bởi vậy có nhiều nhà thờ ra đời với các kiểu kiến trúc nhà thờ
khác nhau phát triển. Đó là điều kiện tạo nên sự đồ sộ của kiến trúc Hi Lạp cổ đại.
Điển hình nhất có thể kể đến đền thê Pác-tê-nông mét trong bảy kì quan của thế
giới cổ đại.
Đền thờ Pác-tê-nông nhìn xiên Đền thờ Pác-tê-nông nhìn chính diện
Đền thờ Pác-tê-nông(447 – 432 T.CN)
Đền thời Đền thờ Pác-tê-nông là sự kết hợp hài hoà giữa sự khoẻ khoắn bằng
những đường thẳng của thức Đô- ríc và sự nhẹ nhàng uyển chuyển giữa đường thẳng
và đường cong của thức I-nô-níc. Pác-tê-nông được xây dùng vào năm 443 trước
công nguyên. Đền thờ nữ thần A-tê-na, vị thần bảo vệ thành A-ten. Vẻ đẹp của Pác-
tê-nông thể hiện trong sự cân đối, hài hoà về tỉ lệ toàn bộ công trình và giữa các bộ
phận kiến trúc. Vẻ đẹp của Pác-tê-nông còn được thể hiện, bộc lộ trong sự đơn giản,
7
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
trang nhã mà khoẻ khoắn, mạnh mẽ của khối kiến trúc chủ yếu dựa trên những
đường thẳng với sù trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc và phù điêu dạng trụ
ngang. Pác-tê-nông do hai nhà kiến trúc sư Calicrats và Ichtinots. Nền đền được xây
dựng cân đối với tầm vóc của đền. Các tác phẩm điêu khắc của Phi-di-át đã làm đẹp
thêm, lộng lẫy thêm. Tất cả các yếu tố đó đã đưa công trình này lên một tầm nhìn
cao, trở thành một công trình sáng tạo đẹp nhất của thế giới cổ đại, là kì quan trong
tốp 7 kì quan nổi tiếng nhất thế giới. Công trình có mặt bằng hình chữ nhật kích
thước 31m x 70m cao 14m. Có hành lang cột bao quanh: Mặt chính 8 cột, mặt bên
gồm 17 cột, các cột được tạo thành hình thức Doric cao 10,4m làm bằng đá Cẩm

thạch trắng có tỉ lệ và đường nét rất thanh thoát, đỡ bộ mái và hai chiều dốc tạo nên
phía mặt trước bộ đầu mái hình tam giác với nhiều điêu khắc trang trí đẹp. Những
diềm trang trí vong quanh theo thức Inonic nhẹ nhành, sang trọng. Toàn bộ công
trình đặt trên một nền cao có nhiêu bậc. Không gian bên trong bao gồm một phòng
lớn, phía trước có đặt tượng thờ nữ thần Atena cao 6m và phòng bé phía sau dùng
làm kho chứa báu vật.vẻ đẹp của kiến trúc đền Pác-tê-nông coi là mẫu mực cho các
kiến trúc sư thế hệ sau học tập.
Không chỉ có Pác-tê-nông, ở Hi Lạp còn rất nhiều đền thờ nổi tiếng nh: Đền thờ
Thần Dớt, đền thờ Actemits, đền Erechteon, đền Erechteon mang tên người anh
hùng Athen.


Đền thê Actemits Đền Erechteon.
Artemis không chỉ đơn thuần không chỉ là ngôi đền mà còn là công trình kiến
trúc đẹp nhất thế giới theo đánh giá của các triết gia cổ đại. ĐÒn đuệoc xây dựng
để tôn vinh nữ thần săbn bắn và thiên nhiên hoang dã của của Hi Lạp, vị trí nằm tại
thành phố Ephesus gần thị trấn đương đại Selcuk.
8
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
Dù ngôi đền có từ thế kỉ thứ II Trước công nguyên, Atemis chỉ mới được xây
dựng sau đó 150 năm. công trình đặt dưới sự bảo trợ của vua Croésus và do kến trúc
sư Hi Lạp Chersiphon. Artemis được làm bằng đá cẩm thạch, trang trí bằng nhiều
tượng đồng.Trong nhiều năm nó là nơi tụ hội của các thương buôn, du khách, nghệ
sĩ và các vị vua đến để bày tỏ lòng tôn kính đối với nữ thần.

Đền thê Actemits(bị phá huỷ theo thời gian)
9
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp

Nghệ thuật Hy Lạp và sự giàu có của châu Á đã kết hợp tạo dựng nên một công trình

kiến trúc thần thánh và nguy nga. Đền thờ nữ thần Artemiss nằm trong số Bảy
kỳ quan bởi tớnh trỏng lệ về kiến trúc và kích thước khác thường.
Đền thờ này rất lớn, đây là một trong số những ngôi đền đồ sộ nhất do người Hy
Lạp cổ đại xây dựng từ trước đến nay. Tọa lạc gần Ephesus bên bờ biển Ionia
thuộc Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, cả hai ngôi đền và thành phố đều trở nên thịnh
vượng do số người hành hương đến viếng ngôi đền tráng lệ này, là nơi thờ
tượng vị nữ thần huyền bí “Nữ thần đi săn của người Ephesia”, thường được
đồng nhất với vị nữ thần Hy Lạp Artemis, trong thực tế được xem như là vị
thần của người Anatolia thời cổ đại.
Đền thờ nữ thần Artemis không những là một trong số những ngôi đền Hy Lạp
đồ sộ nhất, mà còn là một trong những công trình được xây dựng toàn bằng đá
cẩm thạch lâu đời nhất. Đền được xây dựng ở địa điểm gồm cỏc ngụi đền xây
dựng đầu tiên vào khoảng năm 550 TCN với sự giúp đỡ tài chính của Croesus,
một vị vua nổi tiếng giàu có thuộc vương quốc Lydia lân cận. Thế nhưng, vào
năm 356 TCN, công trình kiến trúc nguy nga này bị thiêu huỷ. Trong vòng vài
thập niên sau, người ta dựng tại địa điểm cũ ngôi đền mới, theo hình dáng của
ngôi đền ban đầu.

Ngôi đền mới trùng tu vẫn còn tồn tại dưới thời kỳ La Mã, khi ấy nhà văn La Mó đó
ngạc nhiên trước kích thước và việc xây dựng ngôi đền. Ba cửa sổ lớn được
trổ thẳng xuyên qua mái, cửa sổ ở giữa tạo ra một khoang hở giúp những
người viếng đền có thể nhìn thấy vị nữ thần Artemis trên bàn thờ. Chính bàn
thờ cũng là một công trình cú dóy cột thật tráng lệ ở bờn phía, đặt ở phía trước
ngôi đền.
10
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
Đền thờ nữ thần Artemiss.(550 tr.CN)
11
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
Đền nguyên thuỷ cú kích thước 55 x 110 m tính ở bậc thang phía trên, ba phía là

một dãy cột gồm hai hàng bao quanh, một chiếc cổng có mái che với hàng cột
sõu phớa trước lối ra vào. Khi ngôi đền được trùng tu vào thế kỷ 4 TCN, thì
nền móng của một số kiến trúc thượng tầng của ngôi đền nguyên thuỷ được
tận dụng, nhưng ngày nay chỉ cao khỏi mặt đất khoảng 2m, tấm móng được
một hàng cầu thang bao quanh. Ba mươi sáu cột nằm ở phía trước lối ra vào
đều trang trí bằng cỏc tỏc phẩm chạm nổi, một đặc điểm khác thường đối với
cỏc ngụi đền Hy Lạp, chính bản thõn cỏc cột đều chạm trổ từ 40 đến 48 đường
rónh mỏng khoét sâu ở thân cột. Quanh ngôi đền phía trên cỏc cõy cột, có một
trụ gạch, trong khi cỏc mỏng xối đều chạm hình đầu sư tử. Với khoảng cách
giữa các cột không có trụ đỡ thường vượt quá 6,5 m, bao gồm các tảng đá dài
đến 8,75m, công trình đã buộc những người thợ xây thể hiện khả năng cao
nhất của mình.
Đá cẩm thạch dùng trong công trình được lấy từ mỏ đỏ cỏch cụng trường 11 km (7
dặm), khoảng cỏch khỏ xa khiến việc vận chuyển những tảng đá nặng đến 40
tấn trở thành một thử thách .
Kích thước đáng kinh ngạc của ngôi đền và các tảng đá sử dụng trong công trình
đòi hỏi những kỹ thuật mới trong vận chuyển và dựng đá đứng thẳng. Trong khi
phương pháp của Chersiphron chưa từng áp dụng ở nơi khỏc, thỡ ngụi đền đồ sộ này
quả thật là chứng cứ cho sự khéo léo, tài tình của ông. Nhưng tiếc thay, chỉ một phần
rất ít của công trình còn tồn tại cho đến nay, người ta chỉ bảo quản được bục đài
vòng của đền vừa khai quật và một cột đền duy nhất được gia cố bằng bê tông.
Nghệ thuật kiến trúc Hi Lạp cổ đại phát triển rực rỡ, họ đã tìm ra nhiều chất liệu
xây dựng khác nhau tạo nên quần thể kiến trúc độc đáo và đa dạng… Cho tới thế kỉ
VI tr.CN, các đền thờ của Hi Lạp đều được làm bằng gỗ hoặc gạch. Đến thế kỉ thứ V
tr.CN người Hi Lạp chuyển sang các kiến trúc đá cẩm thạch sang trọng và lộng lẫy
với bốn mặt là các hàng cột đá. Kiến trúc tôn giáo là thể loại biểu hiện tài năng của
người Hi Lạp. Tuy vậy người cổ đại Hi Lạp không dừng ở đây. Họ đã sáng tạo ra
nhiều thức kiến trúc với nhiều kiểu dáng phong phú. Điều đó phải kể đến viếc quy
hoạch đô thị, xây dựng các nhà hát, các thành luỹ, các quảng trường,… và thời kì từ
thế kỉ thứ VI tr.CN đến thế kỉ II tr.CN. Người Hi Lạp đã tiến hành quy hoạch trung

12
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
tâm thành Pecgam to lớn, đồ sộ vượt qua cả thành Aten. Có những lăng mộ lớn được
xếp vào một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại nh lăng Mausole ở Halicanasse.
.

Nhà hát
Epidause(giữa thế kỉ IV tr.CN)
Nghệ thuật Hi Lạp nói chung, nghệ thuật kiến trúc nói riêng đã đạt được những
thành tựu to lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của văn hoá
thế giới. Thành tựu của nghệ thuật tạo hình vừa biểu hiện sự sáng tạo tuyệt vời của
người Hi Lạp vừa chứng tỏ đỉnh cao về sự mẫu mực của Hi Lạp về trí tuệ.
Thế vận hội đầu tiên được tổ chức tại Hi Lạp vào năm 776 tr. CN nhằm tôn vinh
thần Zeus. Đây là một đại hội thể dục thể thao quan trong nhất. Đó là phong trào rèn
luyện mang nhiều ý nghĩa lớn lao, thể thao giúp rèn luyện sức khoẻ để có thể trở
thành các chiến binh dũng mãnh, đồng thời còn tạo ra những cơ thể đẹp, thân hình
cân đối. Đây là nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ Hi Lạp nghiên cứu và sáng tạo ra
những tỉ lệ “vàng” cho hình tượng con người. Đó chính là nguồn gốc của những tác
phẩm điêu khắc có một không hai cho đến bây giê, nh: Tượng vệ nữ Milo, tượng
người ném đĩa, nhóm tượng Lacun,…
Nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp giống như kiến trúc, cũng được phát triển qua
ba giai đoạn:
13
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
• Giai đoạn 1: Thời kì cổ sơ (thế kỉ thứ VII-VI tr.CN): có đặc điểm là các tượng
nam khoả thân, nữ mặc áo dài có hình dáng thẳng đứng và trong dáng tĩnh, hai
tay buông theo thân, cân đối. Mặt tạo hình chưa chuẩn về giải phẫu. Phần lớn là
các tượng nhỏ bằng đất nung, hoặc ngà voi, hoặc bằng gỗ thể hiện một cách sơ
lược hình tượng các con vật, con người, hay hình người kết hợp với con vật,…
hay diẽn tả các vị thần, được gắn liền tôn giáo. Sang thế kỉ thứ VI tr.CN phong

cách làm tượng đã có sự chuyển biến. Các tượng thẳng đứng, tĩnh đần được thay
thế bằng những pho tượng có dáng động từ đơn giản đến phức tạp dần. Nửa đầu
thế kỉ V tr. CN điêu khắc Hi lạp được đánh dấu bằng các tác phẩm trạm nổi ở
các đền thờ. Con người được diễn tả ở nhiều tư thế vận động khác nhau, sinh
động hơn.

(Tượng nam
thanh niên)
• Giai
đoạn 2:
Thời kì
cổ điển
(thế kỉ V-
IV
tr.CN):
Là giai đoạn lí tưởng hoá. Người đứng đầu về điêu khắc thời kì này là Phidias,
còn có Polyclete, Myzon,…với những tượng đáng động. Tỉ lệ chuẩn cân đối
giữa đầu-thân-tay-chân, hài hoà của cơ thể nam giới, mềm mại sống động của hệ
thống cơ, chất liệu đá dường như đã làm
người xem hình dung như những nếp vải,
như những bó cơ, như chất da thịt mịn
màng,…ở tượng Doripho, làm cho ta có
cảm nhận được sự vững của cơ thể, sự
chuẩn xác về giải phẫu tạo hình kết hợp
với cái đẹp của đường nét, hình khối.
14
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp




Tượng Nữ Thần Chiến Thắng
Gggggg Tượng Đorifor (440 tr.CN)
15
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
Hình ảnh đàn ông khỏa thân rất phổ biến trong nghệ thuật Hy Lạp, mặc dự cỏc sử
gia vẫn khẳng định rằng người Hy Lạp cổ đại hầu như không hở phần nào trên
cơ thể. Nay một nghiên cứu cho thấy, nền nghệ thuật tân tiến đú đó mụ phỏng
sát thực tế.
Khỏa thân là một công cụ của nghệ sĩ để minh họa các vai trò khác nhau của người
đàn ông, từ chủ nghĩa anh hùng tới kẻ chiến bại.
"Trong nghệ thuật Hy Lạp cổ, có rất nhiều kiểu khỏa thân khác nhau mang những
ý nghĩa khác nhau", Jeffrey Hurwit, lịch sử gia nghệ thuật cổ đại tại Đại học Oregon,
Mỹ, nói. "Đôi khi chỳng cũn mõu thuẫn nhau".
Nghiên cứu mới của Hurwit cho thấy người Hy Lạp đúng là cú lừa thể trong một
số trường hợp. Đàn ông đi lại không mặc gì trong buồng ngủ và tại những bữa tiệc
rượu đêm mà ở đó họ vui chơi, ăn uống. Tình trạng khỏa thân cũng phổ biến ở
những nơi thi đấu thể thao và các kỳ Olympic games.
Tuy nhiên, không mặc gì cũng là điều mạo hiểm cho người Hy Lạp. "Nhìn chung,
không có chuyện đàn ông đi lại trên đường phố mà ở trần, họ cũng không cưỡi ngựa
trần truồng và tất nhiờn khụng tham chiến mà lừa lồ", Hurwit nói, "Trong hầu hết
cỏc mụi trường công cộng, mặc quần áo là bắt buộc, và trong chiến đấu khỏa thân có
nghĩa là tự sát".
Tuy nhiên, các chiến binh và anh hùng vẫn thường được miêu tả trần trụi trong cỏc
tỏc phẩm nghệ thuật. Theo Hurwit, các nghệ sĩ muốn lột tả sức mạnh thể chất của
người đàn ông khi chiến thắng quân địch. Nhưng thực tế, nếu bạn có thể ra chiến
trường mà không mặc gỡ thỡ bạn phải cực kỳ tài ba. Ngoài ra, các anh hựng khụng
phải là đối tượng duy nhất bị các nghệ sĩ cổ đại lột trần. Nghiên cứu của Hurwit
cũng tìm thấy hình ảnh của những đàn ông trần truồng bị đánh chết. Trong trường
hợp này, sự lừa thể nhằm miêu tả sự yếu ớt của con người.
Trong khi đó, những người lao động được vẽ không mặc gì, làm rõ cơ bắp và mồ

hụi trên người nhằm chứng tỏ họ lao động mệt nhọc thế nào. Các vị thần và những
người thuộc tầng lớp cao quý cũng đôi khi khụng khoỏc gỡ trờn người để thể hiện vị
thế của họ trong xã hội.
Khác với Polyclete, Myzon nghiên cứu dáng động của hình tượng con người
16
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
Tượng người ném đĩa là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. Đây là một
lực sĩ cường tráng đang vật động hết sức mình để ném đĩa thi đấu trong thế vận hội
Olimpic tổ chức ở Olimpia bốn năm một lần. Ông đã bắt được vẻ đẹp của sức mạnh,
vẻ đẹp của cơ bắp. Để đặc tả được hết vẻ đẹp của cơ thể, tác giả đã tạo ra dáng vặn
hợp lí, trong sự phối hợp phần chân nghiêng và thân nhìn chính diện. Sự kết hợp này
của hình khối đã tạo ra sự chuyển động và vẻ đẹp hoàn mĩ cho tác phẩm.Phidias là
một nhà điêu khắc có tên tuổi ở Hi Lạp trong thế
kỉ V tr. CN. Tác phẩm của ông chủ yếu là tượng
và phù điêu trang tríở đền thờ nữ thần Atena.



Tượng người ném đĩa (450tr.CN) bảo tàng Roma
Tượng thần Zeus được xếp vào một trong bảy kì
quan của thế giới cổ đại. Đó là pho tượng ngồi trên
ngai vàng, tay trái cầm cây gậy vương trượng, tay
phải cầm tượng thần chiến thắng. Phần trên của
17
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
Tượng thần Zeus (450 tr.CN) hình mô phỏng.
tượng được khảm ngà voi, nửa thân dưới được phủ một tấm vải bằng vàng dát máng,
dép cũng được làm bằng vàng. Ngai vàng được làm bằng ngà voi. .
Đây là bức tượng của vị thần mà các cuộc thi tài thể thao Olympic cổ
được tổ chức để tôn vinh ông. Tượng đặt tại thành phố cổ Olympia, nằm ở

bờ biển phía tây Hy Lạp hiện nay, cách thủ đô Athens 150 km. Theo lịch Hy
Lạp cổ bắt đầu từ năm 776 TCN thỡ cỏc cuộc thi đấu cũng bắt đầu từ năm
đó. Bức tượng Zeus kỳ vĩ do kiến trúc sư Libon thiết kế và được xây dựng
vào năm 450 TCN. Vào thời điểm nước Hy Lạp đang hùng mạnh, ngôi đền
kiểu Doric quá tầm thường đơn giản nên cần cú cỏc sửa đổi lớn. Giải pháp
là đặt một bức tượng khổng lồ trong đền. Điêu khắc gia Athens được giao
nhiệm vụ "thiêng liêng” này. Nhiều năm sau đó, ngôi đền thu hút số du
khách và người hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới. Bước sang thế
kỷ II TCN, bức tượng được tu sửa chút ít rồi đến thế kỷ I SCN, hoàn đế La
Mã Caligula tìm cách đưa bức tượng về Rome nhưng giàn giáo do các nhân
công của Caligula xây dựng bị đổ sụp. Sau khi các cuộc thi đấu Olympic bị
cấm năm 391 SCN, Hoàng đế Theodosius cũng ra lệnh đóng cửa đền Zeus. Sau
đó thành phố Olympia bị động đất, trượt đất và ngập lụt tấn công. Đến thế kỷ V
18
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
S.CN, đền lại bị lửa làm hư hại. Nhưng trước đó, bức tượng đã dược những
người Hy Lạp giàu có chuyển đến Constantinople và tượng đứng vững tại đây cho
đến khi nó bị lửa làm thiệt hại nặng vào năm 462 SCN. Hôm nay bức tượng không
còn lại gì ở ngôi đền cũ, trừ đá và vụn cỏt cựng nền và những chiếc cột bị gãy của ngôi
đền. .
Điêu khắc gia Pheidias bắt đầu xây dựng bức tượng vào năm 440 TCN. Vài
năm trước đú, ụng đó phỏt triển một kỹ thuật đặc biệt dùng cho việc xây dựng
các bức tượng bằng vàng và ngà. Kỹ thuật này sử dụng các khung gỗ lắp ghép
như giàn giáo để phủ những tấm kim loại quý hoặc ngà voi lên mặt ngoài công
trình. Hiện di tích nhà xưởng của Pheidias ở Olympia vẫn tồn tại. Nó bằng kích cỡ
và theo đúng hướng với ngôi đền Zeus cũ. Tại xưởng này, Pheidias cho đẽo, khắc
những phần khác nhau của tượng
trước khi mang đến đền lắp ghép.
Nhưng khi bức tượng hoàn tất,
ngôi đền lại quá nhỏ so với nó.

Một số người cho rằng bức tượng
không cân xứng với chiều cao
đền. Thần Zeus ở trong tư thế
ngồi, nếu ông đứng lên ngôi
đền sẽ bị bung mái. Nhưng cũng
có người khen ngợi ý đồ của
Pheidias. Chính nguy cơ ngôi
đền bị bung mái khi "vua các vị
thần" đứng lờn đó tạo cảm
hứng cho nhiều nhà thơ và sử
gia. Bệ của tượng có bề rộng 6,5
m cao 1 m. Tượng cao 13 m
tương đương với ngôi nhà bốn
tầng. Bức tượng cao đến nỗi các
du khách chỉ có thể mô tả về
chiếc ngai vàng thần Zeus ngồi,
không thấy rõ chi tiết cơ thể
ông. Phần chân của chiếc ngai được trang trí bằng các tượng nhân sư và những
vị thần chiếc thắng có cánh. Thần Apollo, Artemis và con gái của thần Niobe đều
có mặt. Theo ghi chép của sử gia Hy Lạp Pausanias thỡ trờn đầu của thần Zeus là
19
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
chùm tia Olive. Tay phải ông giữ biểu tượng chiến thắng làm bằng vàng và ngà voi.
Tay trỏi ông giữ một quyền trượng có con ó đậu ở đỉnh.
Tượng Apollo ở belvedere

Sang thế kỉ thứ IV tr.CN, điêu khắc hi lạp lại tiến thêm một bước nữa. Không chỉ
về hình khối, tỉ lệ, về tạo dáng động, ở thế kỉ này các nhà điêu khắc còn tăng
thêm chất liệu thực cho tượng, bớt chất biểu cảm sâu sắc hơn, tiêu biểu là các
tác giả:

Tượng vệ nữ Milô
20
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
Prasitile: Thích vẻ đẹp mềm mại duyên dáng khác với vẻ đẹp tráng kiện,
uy nghêm của thế kỉ trước; Vẻ đẹp khoả thân của cơ thể nữ. Đây là sự thay đổi
lớn trong trong nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp cổ đại. Các nghệ sĩ đã phô diễn vẻ
đẹp tuyệt mĩ mà tạo hoá đã ban tặng cho người phụ nữ qua những pho tượng
nữ khoả thân: Vệ nữ Milo, Vệ nữ Xnidơ của Praxiten.
Lixip: VÒ tỉ lệ nam giới lại có sựu thay đổi, ở Policlet có tỉ lệ 7 đầu thì ở
tượng A-po-xi-o-men có chuẩn mực về tỉ lệ là 8 đầu, một vẻ đẹp thanh mảnh
hơn, đầu nhỏ thân dài,…
Giai đoạn 3: Thời kì Hi Lạp hoá (thế kỉ V-IV tr.CN): giai đoạn này bớt chất lí
tưởng hoá, tăng thêm chất hiện thực. Tìm đến một phong cách mới. Hoặc đẩy cao
hơn về mặt biểu hiện những tình cảm đau thương, bi thảm. Hoặc diễn tả phức tạp
hơn, hoặc cường diệu hoá. Thể loại thường gặp trong điêu khắc thời kì Hi Lạp hoá là
nhóm tượng và phù điêu lớn. Tiêu biểu là nhóm tượng Lao-cun:

Nhóm tượng đẹp và mang nhiều
chất bi tráng, diến tả một cảnh tượng
khủng khiếp về số phận con
người.nhốm tượng diễn tả ba nhân vật,
mỗi người mang một nét đẹp riêng.
Ngoài cái lí tưởng về thể hình, tác giả
còn muốn nhấn mạnh vẻ đẹp về tính
cách , về sự bộc lộ nội tâm. Cụ thể ở
đây qua các hình dáng,
thái độ khác nhau của ba nhân vật đã
bộc lộ nỗi khiếp sợ, đau đớn kiệt sức
của ba cha con Lao-cun. Sức căng vặn
của ba cơ thể, kết hợp với đường cong phức tạp uốn Ðo của hai con rắn đã tạo

Nhóm tượng Lao-cun.
Đá cẩm thạch (bảo tàng Vaticang)
nên một nhóm tượng có bố cục chặt chẽ, gắn bó thể hiện nội dung một cách sâu sắc.
Phù điêu trên diềm mũ cột đèn thờ Pec-gam diễn tả cộc sống giao chiến giũă các
thần linh và những người khổng lồ. Được diễn tả một cách điêu luyện, hình khối
mạnh mẽ, động tác, thế dáng có sức mạnh,…
21
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
Người Hi Lạp cổ đại đã để lại rất nhiều tượng và đền đài. Tuy nhiên, ngày nay
người ta vẫn chưa biết hết các công trình này vì một số tượng bị thất lạc, bị
chìm xuống biển bởi những lí do nào đó. Nhưng những gỡ cũn lại cũng đã đủ
làm cho người đời sau ngỡ ngàng và khâm phục. .
Đó là những tượng nhỏ, tượng bán thân vốn được dựng ở các quảng trường.
Lại có những tượng thần lớn dựng ở đền, như tượng nữ thần A-tờ-na đội mũ
chiến binh, hoặc những tượng nhiều người biết qua phiên bản như Lực sĩ ném
đĩa, Thần Vệ nữ Mi-lụ v.v… Tượng bằng đá cẩm thạch trắng, được tạo dáng
đến mức hoàn hảo, với những đường nét mềm mại, tinh tế lạ lùng, với tư thế
và vẻ mặt sống động, có thần. Phần lớn là tượng thần, nhưng ở đây lại được
thể hiện là người và rất đẹp. Giá trị hiện thực và nhân đạo cũng là ở đó. Tượng
Hi Lạp đã trở thành một kiểu mẫu nghệ thuật, một vật chiêm ngưỡng của đời
sau. .
Các công trình kiến trúc cũng đạt tới trình độ tuyệt mĩ. Hầu hết các công trình
này là đền thờ thần. Đền là một nền nhà rộng để làm lễ, phía trong là bệ thờ,
xung quanh có tường và có cửa vào. Thông thường có một hành lang rộng
chạy xung quanh đền, được viền bằng một hàng cột có cạnh. Phía trên hàng
cột, dưới mái, ở hai đầu hồi thường kết bằng những tấm phù điêu được trang
trí rất sinh động, tất cả bằng đá. .
Dưới bầu trời trong xanh Địa Trung Hải, những ngôi đền nổi bật lờn khụng
phải bằng chiều cao đồ sộ, bằng màu sắc thâm trầm bí ẩn, mà bằng đá cẩm
thạch trắng, bằng hàng cột duyên dáng, bằng vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát, tươi

tắn, gần gũi, có sức thu hút, làm say mê lòng người. Dường như đõy không
phải là nơi thâm nghiêm linh thiêng thờ cúng mà như được xây dựng làm nhà
bảo tàng nghệ thuật. .
Giá trị nghệ thuật cao và giá trị hiện thực sinh động của các kiến trúc cổ đại
Hi Lạp chính là chỗ đó. .
Ở A-ten có một khu thờ cỳng xõy trờn một quả nỳi nhỏ ở ngoại vi thành
phố. Ở đây người ta được thấy một số đền đẹp nhất của Hi Lạp, trong đó có
ngôi đền Pỏc-tờ-nụng, mặc dù ngày nay đã bị vỡ lở khá nhiều, vẫn đứng đó
như muốn khoe cùng Vũ Trụ một tài năng nghệ thuật kiến trúc của con
người, một kiệt tác của muôn đời. .
Nghệ thuật Hy Lạp và sự giàu có của châu Á đã kết hợp tạo dựng nên một
công trình kiến trúc thần thánh và nguy nga. Đền thờ nữ thần Artemiss nằm
22
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
trong số Bảy kỳ quan bởi tớnh trỏng lệ về kiến trúc và kích thước khác
thường.
Hội tụ tất cả các yếu tố trên là điều kện tuyệt vời cho sự phát triển của văn hoá,
nghệ thuật Hi Lạp. Nghệ thuật tạo hình Hi Lạp nhất là kiến trúc và điêu khắc đã đạt
tới đỉnh cao chỉ sau hơn 200 năm, từ thế kỉ VII đến thế kỉ Vtr.CN.
Từ giữa thế kỉ IV tr.CN, Hi Lạp đã có nhêìu biến động lớn. Hi Lạp đã xâm chiếm
Ba Tư, Tiểu á, Ai Cập , Ân độ …Đây là giai đoạn Hi lạp hoá trong nghệ thuật Hi
Lạp.Đến thế kỉ II tr. CN Hi Lạp bị La Mã chinh phục. Đây là giai đoạn kết thúc của
nền văn hoá văn minh Hi Lạp cổ đại. Nhưng đã để lại cho nhân loại một di sản
khổng lồ về văn hoá nghệ thuật.
Nền nghệ thuật từ thế kỉ 12 tr.CN. đến thế kỉ 1 tr.CN. của vùng đất Hi Lạp, các
đảo lân cận và miền duyên hải Tiểu Á. Cho đến nay, nghệ thuật Hi Lạp vẫn được
tôn vinh là nghệ thuật kinh điển, ảnh hưởng của nó lan rộng toàn thế giới. Điêu
khắc: bộ phận quan trọng nhất của nghệ thuật Hi Lạp, biểu hiện rõ nét lí tưởng về
cái đẹp và sự nghiên cứu sâu sắc cơ thể con người. Giai đoạn sơ kì (từ thế kỉ 7
tr.CN.), điêu khắc mang nhiều chất nguyên thuỷ, tượng người thường ở thế đứng

thẳng, đàn ông ở dạng khoả thõn, miêu tả hình tượng chiến sĩ và các anh hùng.
Cuối giai đoạn sơ kì, xuất hiện nhiều phù điêu và tượng trang trí ở các đền thờ.
Giai đoạn cổ điển của điêu khắc Hi Lạp (từ thế kỉ 5 tr.CN.) thể hiện lí tưởng và
những quy chuẩn mĩ thuật của chủ nghĩa anh hùng, đặc điểm chung của tượng là
cơ thể tráng kiện, tinh thần cao thượng. Myrụng (Myron) là một đại biểu của thời
kì này, chuyên tạc tượng đồng, tác phẩm “Người ném đĩa” là sự kết hợp cao độ
giữa động tác mạnh mẽ và tinh thần sung mãn (x. Myrụng). Phiđiat (Phidias)
thường làm tượng cú kớch cỡ lớn và dùng vật liệu quý như vàng, ngà voi (nay chỉ
còn những bản sao chép nhỏ), tác phẩm quan trọng nhất của ông là cỏc điờu khắc
ở đền Pactờnụng (Parthộnon - thành Aten; x. Phiđiat). Đỉnh cao của NTHL và
cũng là một đỉnh cao của nghệ thuật thế giới là Pụlyclet (Polyclốte), chuyờn tạc
tượng chiến binh và võ sĩ; bức “Người cầm giỏo”, một tượng nam có tỉ lệ giữa đầu
và thân là 1/7, được coi là tỉ lệ chuẩn mực của điêu khắc cổ điển (x. Pụlyclet). Ở
cuối giai đoạn cổ điển, phong cách nghệ thuật mang chất lí tưởng được thay thế
bằng cách biểu hiện mang tính thế tục, có nhiều nét cá tính hơn, chứa đậm tư
tưởng và tình cảm của tác giả. Đại biểu cuối cùng của giai đoạn này là nhà điêu
khắc Lyxip (Lysippe), tương truyền ụng cú đến 1500 tác phẩm, hầu hết bằng
23
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
đồng. .
Giai đoạn “Hi Lạp hoỏ” (323 tr.CN - thế kỉ 1 tr.CN.) điêu khắc phát triển
khuynh hướng thế tục, nhưng ở một số tác phẩm xuất sắc vẫn giữ được tinh thần
cổ điển, tiêu biểu là tượng “Nữ thần chiến thắng” (đầu thế kỉ 2 tr.CN. “Nữ thần
chiến thắng Xamụtơrat“. Tượng thần Vệ nữ ở đảo Milụ (Milo) và các
tượng nữ thần ở giai đoạn này cho thấy ý nguyện của các nhà điêu khắc
không phải là đúc tạothiờn thần, mà là diễn tả vẻ đẹp thân hình của người
phụ nữ, phục vụ cho sự hưởng thụ cái đẹp nhân tính. Trung tâm mĩ thuật
của giai đoạn này là tiểu Vương quốc Pecgam (Pergam; Pecgamụn), nơi có
đàn tế thần Zơt (Zeus) xây dựng năm 180 tCn., với những phù điêu trang
trí mô tả cuộc chiến giữa người khổng lồ với thần, nhóm tượng Laocụn

không còn tinh thần cổ điển mà mang tính khoa trương ( “Laocụn và các
con”).
Nghệ thuật Hi Lạp nói chung, nghệ thuật kiến trúc nói riêng đã đạt được những
thành tựu to lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của văn hoá
thế giới. Thành tựu của nghệ thuật tạo hình vừa biểu hiện sự sáng tạo tuyệt vời của
người Hi Lạp vừa chứng tỏ đỉnh cao về sự mẫu mực của Hi Lạp về trí tuệ.
“Trên một phương diện nào đó, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Hi Lạp
được coi là tiêu chuẩn và những kiểu mẫu không thể bắt trước được”.
“Không có các cơ sở đó, cơ sở do Hi Lạp và La Mã xây nên, thì không thể có
Châu Âu hiện đại”- Ăng-ghen .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử mĩ thuật thế giới, tác giả: Phạm Thị Chỉnh
2. Câu chuyện nghệ thuật, tác giả: Lê Sĩ Tuấn biên dịch
3. Câu chuyện nghệ thuật hội hoạ thế giới từ tiền sử đến hiện đại, tác giả:
24
Lịch sử mĩ thuật thế giới – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời kì Hi Lạp
Sister, Wendi, Beckett
4. Báo mạng: Báo xây dựng; Việt báo,…
25

×