Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
1
Tập đoàn Truyền thông đa phƣơng tiện VTC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC DOANH NGHIỆP
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 2
CHƢƠNG I: MỤC ĐÍCH NHIÊN CỨU ..................................................................... 7
1. Mục đích nghiên cứu và lý do lựa chọn đề tài: ....................................................... 7
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 8
3. Kết quả dự kiến: ...................................................................................................... 9
4. Bố cục của đề án: ..................................................................................................... 9
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................. 12
1. Khái niệm, Vai trò của quản trị chiến lược ........................................................... 12
2. Quá trình quản trị chiến lược ................................................................................. 12
3. Hoạch định chiến lược kinh doanh ........................................................................ 14
3.1. Phân tích môi trường ...................................................................................... 14
3.1.1. Môi trường vĩ mô .................................................................................... 14
3.1.2. Môi trường vi mô .................................................................................... 15
3.2 Công ty ............................................................................................................ 16
3.3 Sản phẩm dịch vụ: ........................................................................................... 16
4. Các công cụ nghiên cứu quản trị chiến lược ......................................................... 16
4. 1 Bản đồ chiến lược ........................................................................................... 16
4.2 Mô hình Delta .................................................................................................. 17
4.3 Công cụ SWOT ............................................................................................... 18
4. 4 Các công cụ khác: ........................................................................................... 19
CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 20
1. Trình tự nghiên cứu ............................................................................................... 20
2. Cơ sở lý luận – thực tiễn và phương pháp nghiên cứu .......................................... 20
2.1 Thu thập dữ liệu: ............................................................................................. 20
2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................... 21
CHƢƠNG IV: PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC CỦA TẬP ĐOÀN VTC .................. 23
1. Khái quát về Tập đoàn VTC ................................................................................. 23
1.1 Vị trí của Tập đoàn VTC trong hệ thống truyền thông Việt Nam: ................. 23
1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn VTC .......................................... 26
2. Phân tích các nguồn lực của VTC ......................................................................... 28
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
3
2.1 Nguồn nhân lực ............................................................................................... 28
2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật: ................................................................................... 29
2.3. Tiềm lực Tài chính ......................................................................................... 30
3. Mục tiêu và sứ mạng của công ty .......................................................................... 31
3.1 Mục tiêu chiến lược dài hạn của Tập đoàn Truyền thông Đa phương tiện VTC
2010 – 2020 ........................................................................................................... 31
3.2 Xác định các khả năng vượt trội và hoạt động tạo giá trị của công ty ............ 33
4. Định vị chiến lược của tập đoàn VTC .................................................................. 34
4.1 Lựa chọn chiến lược: ....................................................................................... 34
4.2 Tầm nhìn 2020 ................................................................................................. 34
4.3 Mục tiêu chiến lược ......................................................................................... 34
5. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty ....................................................... 35
5.1 Môi trường Vĩ mô............................................................................................ 35
5.2 Môi trường Vi mô............................................................................................ 38
6. Vận dụng các công cụ trong việc phân tích chiến lược cho tập đoàn: .................. 39
6.1. Mô hình Delta và Bản đồ chiến lược ............................................................. 39
6.2. Ma trận các yếu tố bên ngoài và bên trong .................................................. 43
6.2.1 Ma trận yếu tố bên ngoài .............................................................................. 43
6.2.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ......................................................................... 44
6.2.3 Ma trận SWOT ......................................................................................... 45
6.3 Các công cụ khác. (Mô hình cạnh tranh 5 áp lực) ........................................... 46
CHƢƠNG V: BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ QUẢN TRỊ CHIẾN LƢỢC CỦA TẬP
ĐOÀN ........................................................................................................................... 51
1 Sự gắn kết giữa sứ mệnh và chiến lược của VTC .................................................. 51
2 Tính hiệu quả của chiến lược phát triển của tập đoàn ............................................ 51
3 Khó khăn phát sinh ................................................................................................. 52
CHƢƠNG VI: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CHO
TẬP ĐOÀN VTC ......................................................................................................... 54
1. Tích cực phân tích và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh
của Công ty ................................................................................................................ 54
2. Cải tiến quy trình và ban hành kế hoạch chiến lược đã được xây dựng tới các
thành viên của Công ty .............................................................................................. 55
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
4
CHƢƠNG VII: KẾT LUẬN ....................................................................................... 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN .................................... 58
DANH MỤC THUẬT NGỮ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Thuật ngữ và viết tắt
1. CNTT: Công nghệ thông tin
2. TT: Truyền thông
Hình vẽ:
Hình 1: Quản trị chiến lược ..................................................................................... 12
Hình 2: Mô hình PEST ............................................................................................. 15
Hình 3: Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.PORTER .......................................... 15
Hình 4: Bản đồ chiến lược ....................................................................................... 17
Hình 5: Mô hình Delta ............................................................................................. 18
Hình 6:Trình tự nghiên cứu ..................................................................................... 20
Hình 7:Cơ cấu tổ chức của VTC .............................................................................. 23
Hình 8: Bản đồ địa chỉ VTC (1) ............................................................................... 25
Hình 9: Bản đồ địa chỉ VTC (2) ............................................................................... 26
Hình 10: Mô hình PEST được sử dụng để phân tích môi trường vĩ mô .................. 36
Hình 11: Môi trường ................................................................................................ 38
Hình 12: Mô hình Delta xây dựng chiến lược VTC hiện tại .................................... 40
Hình 13: Bản đồ chiến lược ..................................................................................... 41
Hình 14:Tốc độ phát triển ngành ............................................................................. 47
Bảng biểu:
Bảng 1:Bảng phân tích SWOT ................................................................................. 18
Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của VTC năm 2006
2008.......................... 27
Bảng 3:Cơ cấu lao động của công ty ....................................................................... 28
Bảng 4:Biểu tài sản cố định của Tập đoàn VTC năm 2008 .................................... 29
Bảng 5:Cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 2006-2009 .................................... 30
Bảng 6: Các điểm mốc ............................................................................................. 35
Bảng 7:Ma trận yếu tố bên ngoài ............................................................................ 43
Bảng 8:Ma trận hình ảnh cạnh tranh ...................................................................... 44
Bảng 9:Tốc độ phát triển ngành .............................................................................. 47
Bảng 10:Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp ................................................................ 48
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
5
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quan điểm xem xét doanh nghiệp như là một hệ thống thì môi trường kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp đều chứa đựng những thời cơ và nguy cơ nhất định. Mỗi
doanh nghiệp cần xác định rõ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tận dụng
phát huy thế mạnh đồng thời khắc phục những yếu kém để tồn tại và phát triển. Là một
người chơi trong một môi trường mới phát triển, để giành được chỗ đứng có tác động
đến thị trường là một vấn đề khó song cũng là yếu tố quyết định sự sống còn của Tập
đoàn VTC trong công cuộc phát triển tổng thể công nghệ thông tin và truyền thông của
đất nước và đối mặt với các đối thủ cạnh tranh như VDC, FPT.... Vì vậy ngay từ khi
hoạt động Tập đoàn VTC khá thận trọng trong việc phân tích môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp để xây dựng chiến lược phát triển bám sát với chiến lược CNTT và
truyền thông Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2020.
Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, tôi xin chọn đề tài “Phân tích chiến
lược kinh doanh cho Tập đoàn Truyền thông đa phương tiện VTC” vì tính hữu ích
khi đi sâu phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh tập đoàn trên quan điểm hệ thống
từ thực trạng hoạt động kinh doanh; những kết quả đã đạt được; những tồn tại, vướng
mắc cần khắc phục và những nguyên nhân chủ yếu. Từ đó định hướng những giải pháp
thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh một cách hệ thống, hiệu quả. Những giải
pháp sẽ góp phần giúp tập đoàn phát triển bền vững hơn trong môi trường cạnh tranh
khốc liệt như hiện nay.
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
6
SƠ LƢỢC
Với mục đích nghiên cứu và phân tích chiến lược kinh doanh của công ty, đề tài
tập trung nghiên cứu vào những nội dung như sau:
- Lý thuyết: Trên cơ sở lý thuyết mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược và các
công cụ khác vận dụng vào nghiên cứu chiến lược của Tập đoàn truyền thông đa
phương tiện VTC.
- Khảo sát thực tiễn: Tập trung vào các số liệu hiện có của VTC (Số liệu tại phòng
tài chính – kế toán, phòng marketing…). Và, có tiến hành tự khảo sát, phỏng vấn
các cá nhân là người có quyết định chủ chốt trong công ty để phục vụ cho bài luận
của mình. Trên cơ sở đó có những đánh giá khách quan và tổng thể về chiến lược
kinh doanh của VTC.
- Đề xuất các ý kiến cải tiến: căn cứ vào kết quả nghiên cứu các số liệu giữa chiến
lược và kết quả kinh doanh để đưa ra các gợi ý, đề xuất xây dựng chiến lược trong
tương lai.
Các kết quả mong muốn đạt được:
- Chỉ ra chiến lược kinh doanh từ việc vận dụng lý thuyết quản trị và khảo sát số liệu
thực tiễn.
- Hiệu quả và tầm quan trọng của chiến lược quản trị tại VTC.
- Đề xuất hoàn thiện chiến lược quản trị kinh doanh tại VTC.
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
7
CHƢƠNG I: MỤC ĐÍCH NHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu và lý do lựa chọn đề tài:
Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực
của hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trên
thương trường thì việc quan trọng và cần thiết nhất là phải hướng công ty đi trên một
con đường đúng đắn, phù hợp với sự thay đổi thường xuyên và đột ngột của môi
trường kinh doanh, nhằm đạt được sự thích nghi cao độ, đảm bảo sự bền vững cho
doanh nghiệp. Để đạt được điều này, không gì khác hơn, các doanh nghiệp phải xác
định và xây dựng một chiến lược kinh doanh thật đúng đắn cho chính doanh nghiệp
mình, bởi vì chiến lược kinh doanh chính là cơ sở, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động
của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, cùng với xu hướng phát triển chung vào một “thế giới phẳng”, lĩnh
vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT và TT) mỗi nước (trong đó có Việt
Nam) ngày càng được quan tâm, phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin đa dạng,
phong phú, kịp thời, chính xác của công chúng. CNTT và TT ngày càng tỏ rõ vai trò
quan trọng của mình trong sự phát triển kinh tế xã hội.
Với vai trò quan trọng của ngành là dịch vụ, kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã
hội và là tiền đề cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Công nghệ thông tin và
Truyền thông Việt Nam cần tiếp tục phát triển theo hướng cập nhật công nghệ hiện
đại, “đi tắt đón đầu”, bảo đảm kết nối thông tin thông suốt giữa các nền kinh tế, nâng
cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, cao về trình độ
và chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.
Bản quy hoạch là bức tranh tổng thể của truyền thông và Internet Việt Nam đến
năm 2010 bao gồm số doanh nghiệp tham gia thị trường; cấu trúc mạng lưới; công
nghệ; dịch vụ.... Từ đó cho thấy mức cầu về dịch vụ truyền thông trong nước chắc
chắn sẽ tăng cao. Đó cũng chính là những cơ hội đặt ra cho các doanh nghiệp đang
hoạt động trên lĩnh vực truyền thông, trong đó có Tập đoàn Truyền thông đa phương
tiện VTC – là “con đẻ” của Bộ Thông tin và truyền thông, cánh chim đầu đàn về phát
triển truyền thông Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội trước mắt như thế,
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
8
VTC có gặp phải những mối đe doạ, nguy cơ hay bản thân công ty có những điểm
yếu nào cần khắc phục cũng như những điểm mạnh nào cần phát huy mạnh mẽ hơn
nữa để công ty có thể tồn tại và phát triển bền vững trong cuộc chiến đầy gay go trên
thương trường hiện nay hay không? Để nhận ra điều đó và đạt được kết quả như mong
muốn không gì khác hơn là phải xây dựng cho VTC một chiến lược kinh doanh thật
đúng đắn và phù hợp trong giai đoạn trước mắt, giai đoạn 2010 - 2020.
Xuất phát từ thực trạng của môi trường kinh doanh đầy biến động, cũng như từ
thực tiễn cuộc sống và do sự cuốn hút bởi vai trò quan trọng không thể thiếu của chiến
lược kinh doanh trong doanh nghiệp, tôi quyết định chọn chuyên đề “Phân tích chiến
lược kinh doanh cho Tập đoàn Truyền thông đa phương tiện VTC”.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về Chiến lược quản trị kinh doanh của Tập đoàn Truyền thông
đa phương tiện VTC – Một doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực CNTT và TT tại
Việt Nam. Ngoài ra, việc thực hiện nghiên cứu chiến lược kinh doanh sẽ giúp cho
doanh nghiệp hoàn thiện những yếu điểm của việc kinh doanh hiện tại, giúp gia tăng
lợi nhuận và đồng thời mở rộng thị trường.
Trên tinh thần đó, việc chọn chuyên đề “Phân tích chiến lược kinh doanh cho Tập
đoàn Truyền thông đa phương tiện VTC” nhằm đạt được mục tiêu sau:
- Hệ thống hoá một số nội dung cơ bản về dịch vụ viễn thông và những lý luận cơ
bản về chiến lược của doanh nghiệp viễn thông như:
+ Phân tích tác động của yếu tố môi trường đến hoạt động kinh doanh của VTC.
+ Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và nguy cơ từ môi trường mang lại.
+ Xây dựng một chiến lược phù hợp cho hoạt động kinh doanh của VTC trong
giai đoạn 2010 – 2020, trên cơ sở hạn chế, khắc phục các điểm yếu và phát huy
các điểm mạnh hiện có để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả mà công ty đã đạt
được như hiện nay nhằm duy trì sự phát triển một cách liên tục và bền vững.
- Giới thiệu và vận dụng một số mô hình kinh tế để phân tích, đánh giá những cơ sở
hoạch định, nội dung, kết quả và ảnh hưởng của chiến lược ngành kinh doanh dịch
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
9
vụ viễn thông của Tập đoàn truyền thông đa phương tiện trong môi trường kinh
doanh biến động hiện nay.
- Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược ngành kinh
doanh dịch vụ viễn thông của tập đoàn VTC, góp phần đảm bảo cho sự thành công
của chiến lược.
Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng khảo sát: các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của Tập đoàn VTC.
- Thời gian nghiên cứu: trong giai đoạn từ 1/2/2009 đến 15/12/2010.
- Không gian nghiên cứu: Tập đoàn VTC.
- Giới hạn nghiên cứu: Tập đoàn VTC hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh các sản
phẩm Internet như: gameonline ở nhiều thị trường khác nhau nhưng luận văn này
chỉ tập trung vào phân tích chiến lược kinh doanh tại thị trường sản phẩm internet.
Bên cạnh đó, do thời gian nghiên cứu và khả năng tiếp cận đến các doanh nghiệp
kinh doanh là có giới hạn nên đề tài chỉ có thể nghiên cứu và phân tích các đối thủ
cạnh tranh của VTC là hai công ty điển hình là Công ty cổ phần FPT và Công ty
Công ty Điện toán và Truyền Số liệu (VDC).
3. Kết quả dự kiến:
Bằng các công cụ cơ bản: Mô hình Delta Project, Bản đồ chiến lược và các
công cụ hỗ trợ mô tả được thực trạng chiến lược của tập đoàn VTC.
Phân tích quả chiến lược của VTC qua các công cụ Quản trị chiến lược đã
nghiên cứu.
Đề xuất những giải pháp xây dựng để hoàn thiện chiến lược của Tập đoàn.
4. Bố cục của đề án:
Đề án được xây dựng theo cấu trúc như sau:
Lời mở đầu
Sơ lược
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
10
Chƣơng I: Mục đích nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu và lý do lựa chọn một công ty nào đó.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
3. Kết quả dự kiến
4. Bố cục của đồ án
Chƣơng II: Tổng quan lý thuyết
1. Khái niệm, vai trò của quản trị chiến lược.
2. Quá trình quản trị chiến lược
3. Hoạch định chiến lược kinh doanh
4. Các công cụ nghiên cứu quản trị chiến lược.
Chƣơng III: Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Trình tự nghiên cứu
2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chƣơng IV: Phân tích chiến lƣợc của tập đoàn VTC
1. Khái quát về tập đoàn VTC
2. Phân tích các nguồn lực của VTC
3. Mục tiêu và sứ mạng của tập đoàn
4. Định vị chiến lược
5. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty
6. Vận dụng các công cụ trong việc phân tích chiến lược cho tập đoàn
Chƣơng V: Bình luận, đánh giá quản trị chiến lƣợc của tập đoàn VTC
1. Sự gắn kết giữa sứ mệnh và chiến lược của VTC
2. Tính hiệu quả của chiến lược phát triển của tập đoàn
3. Khó khăn phát sinh
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
11
Chƣơng VI: Đề xuất hoàn thiện chiến lƣợc kinh doanh cho tập đoàn VTC
1. Tích cực phân tích và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đén chiến lược kinh doanh của
tập đoàn
2. Cải thiện quy trình và ban hành kế hoạch chiến lược đã được xây dựng tới các thành
viên của tập đoàn
Chƣơng VII: Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
12
CHƢƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1. Khái niệm, Vai trò của quản trị chiến lƣợc
Theo Alfred chandler “Chiến lược là sự xác định các mục đích và mục tiêu cơ bản
lâu dài của doanh nghiệp, xác định các hành động và phân bổ các nguồn lực cần thiết
để thực hiện các mục tiêu đó.”
Theo Fred David: “quản trị chiến lược là khoa học và nghệ thuật nhằm thiết lập,
thực hiện và đánh giá các chiến lược cho phép tổ chức đạt được các mục tiêu dài hạn
của nó”.
Các nhiệm vụ đặt ra cho việc xây dựng chiến lược sẽ được đặt ra sau khi tập đoàn
trả lời được những câu hỏi như sau:
- Vị trí của tổ chức trong bối cảnh kinh tế cụ thế?
- Nơi mà tập đoàn cần/ muốn đến?
- Cách mà chúng ta sẽ đi đến đó? Một câu trả lời của công ty về cách thức mà
chúng ta đến đó chính là chiến lược của nó.
2. Quá trình quản trị chiến lƣợc
Hình 1: Quản trị chiến lược
Bước 1: Thiết lập mục tiêu
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
13
Xây dựng các mục tiêu hoặc là mục đích mà tổ chức mong muốn đạt được trong
tương lai. Các mục tiêu đó phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính
xác những gì công ty muốn thu được. Trong quá trình hoạch định chiến lược, các mục
tiêu đặc biệt cần là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư.
Những yếu tố cần cân nhắc khi thiết lập mục tiêu là:
- Nguyện vọng của cổ đông.
- Khả năng tài chính
- Cơ hội
Bước 2: Đánh giá vị trí hiện tại.
Có hai lĩnh vực cần đánh giá: đánh giá môi trường kinh doanh và đánh giá nội lực:
- Đánh giá môi trường kinh doanh: Đánh giá môi trường vĩ mô và vi mô.
- Đánh giá nội lực: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty
về các mặt sau: Quản lý, Marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu
và phát triển (R & D).
Bước 3: Xây dựng chiến lược.
Sau khi hoàn thành bước đánh giá, nhà hoạch định sẽ chuyển sang giai đoạn lựa
chọn. Để có được lựa chọn, cần cân nhắc các biến nội lực cũng như các biến khách
quan. Sự lựa chọn thông thường là rõ ràng từ tất cả những thông tin có liên quan trong
các phần đánh giá của quá trình hoạch định. Tuy nhiên, để có được sự lựa chọn, mỗi
dự án phải được xem xét theo các phần chi phí, sử dụng các nguồn lực khan hiếm, thời
gian - tiến độ và liên quan tới khả năng chi trả.
Bước 4: Chuẩn bị và thực hiện một kế hoạch chiến lược.
Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch chiến lược gồm hai quá trình khác nhau nhưng lại
liên quan với nhau: giai đoạn tổ chức và giai đoạn chính sách.
Giai đoạn tổ chức: là quá trình thực hiện gồm: việc tổ chức con người và các nguồn
lực để củng cố sự lựa chọn.
Giai đoạn chính sách: là việc phát triển các chính sách có tính chất chức năng để
củng cố, chi tiết hơn chiến lược đã chọn.
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
14
Bước 5: Đánh giá và kiểm soát kế hoạch
Ở giai đoạn này của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý
cao cấp xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù
hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý
thông thường nhưng bổ sung thêm vê quy mô.
3. Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh
Để hoạch định chiến lược kinh doanh ta cần nghiên cứu những nội dung như sau:
3.1. Phân tích môi trƣờng
Các yếu tố môi trường có một tác động to lớn đối với doanh nghiệp. Vì chúng ảnh
hưởng đến các tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược. Chiến lược được lựa chọn
phải được hoạch định trên cơ sở các điều kiện môi trường đã nghiên cứu.
Môi trường của tổ chức là những yếu tố, những lực lượng, những thể chế ... nằm
bên ngoài doanh nghiệp mà nhà quản trị không kiểm soát được nhưng chúng ảnh
hưởng đến hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh của doanh nghiệp.
Môi trường của tổ chức bao gồm: môi trường vĩ mô hay còn gọi là môi trường tổng
quát, môi trường vi mô hay còn goi là môi trường đặc thù. Mục đích xác định và hiểu
rõ các điều kiện môi trường nào có nhiều khả năng ảnh hưởng đến các việc ra quyết
định của doanh nghiệp. Đó có thể chỉ đơn giản là những danh mục những ảnh hưởng
chủ yếu đối với tổ chức. Danh mục này xác định những yếu tố môi trường nào mà
doanh nghiệp thực sự thay đổi.
3.1.1. Môi trƣờng vĩ mô
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
15
Hình 2: Mô hình PEST
Môi trường vĩ mô bao gồm những yếu tố tác động đến đơn vị một cách toàn diện,
đặc điểm hoạt động của đơn vị đó. Nó được xác lập bởi các yếu tố như: các điều kiện
kinh tế, chính trị xã hội, văn hoá tự nhiên, dân số, công nghệ và kỹ thuật. Mỗi yếu tố
của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập hoặc trong liên
kết với các yếu tố khác Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời câu
hỏi: doanh nghiệp đang trực diện với những gì ?
3.1.2. Môi trƣờng vi mô
Hình 3: Mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.PORTER
Những người gia nhập
tiềm tàng
Các doanh nghiệp
cạnh tranh
Những sản phẩm thay
thế
Những người
mua
Những nhà
cung cấp
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
16
Cần phải nghiên cứu các yếu tố vi mô để tập đoàn VTC nắm rõ được ưu, nhược
điểm của các yếu tố tác động lên VTC như nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm
thay thế, khách hàng …khi xây dựng chiến lược để phù hợp với tình hình thực tế của
thị trường.
3.2 Công ty
Xác định mục đích kinh doanh của công ty và đối tượng khách hang mà sản phẩm
phục vụ sẽ hướng tới. Cần chú ý đến lĩnh vực hoạt động, loại hình kinh doanh cũng
như người đứng đầu và kinh nghiệm của người đứng đầu công ty… để xác định công
ty sẽ hướng đến thị trường nào và hệ thống hỗ trợ nào sẽ được tận dụng…
3.3 Sản phẩm dịch vụ:
Cần nghiên cứu sản phẩm hoặc dịc vụ và tập trung vào việc khách hàng sử dụng
sản phẩn đó như thế nào. Lợi thế của sản phẩm so sánh với các sản phẩm cùng loại
hoặc tương đương trên thị trường.
4. Các công cụ nghiên cứu quản trị chiến lƣợc
4. 1 Bản đồ chiến lƣợc
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
17
Hình 4: Bản đồ chiến lược
Nguyên tắc chủ yếu của bản đồ chiến lược:
- Chiến lược cân bằng các nguồn mâu thuẫn
- Chiến lược khách hàng với các giá trị khác nhau
- Các giá trị được tạo ra nhờ nội lực của Doanh nghiệp
- Chiến lược bao gồm các đề tài bổ sung nhau và đồng thời
- Sự liên kết chiến lược xác định giá trị của những tài sản vô hình
- Với bản đồ chiến lược, tất cả các thông tin (về 4 phương diện: tài chính, khách
hàng, nội bộ, đào tạo và phát triển) sẽ được tổng hợp trên một trang giấy, điều
này giúp quá trình giao tiếp trao đổi dễ dàng hơn. Theo bản đồ trên, câú trúc
của bản đồ chiến lược phụ thuộc vào yếu tố tài chính vì yếu tố này thu hút giá
trị cổ đông dài hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến các chiến lược dài hạn.
4.2 Mô hình Delta
Mô hình Delta phản ánh 3 định vị chiến lược của doanh nghiệp bao gồm: Giải pháp
khách hàng; Chi phí thấp; Khác biệt hóa.
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
18
Mục tiêu: Mở ra một cách tiếp cận chiến lược mới cho doanh nghiệp trên cơ sở xác
định sản phẩm tốt (Chi phí thấp hay Khác biệt hóa) không phải con đường duy nhất
dẫn đến thành công.
Mô hình Delta
4 quan điểm khác nhau
Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ, Học hỏi & Tăng trƣởng
Mô hình Delta
Sơ đồ chiến lược
Các thành phần cố định
vào hệ thống
Sản phẩm tốt nhất
Các giải pháp khách
hàng toàn diện
Sứ mệnh kinh doanh
Xác định vị trí cạnh tranh
Cơ cấu ngành
Công việc kinh doanh
Lịch chiến lƣợc
Đổi mới, cải tiến Hiệu quả hoạt động
Xác định khách hàng mục tiêu
Lịch trình chiến lƣợc cho quá trình thích ứng
Ma trận kết hợp và ma trận hình cột
Thử nghiệm và Phản hồi
Hình 5: Mô hình Delta
4.3 Công cụ SWOT
Để tổng hợp quá trình phân tích chiến lược thì việc sử dụng mà trận SWOT là hợp
lý và cần thiết.
Ma trận SWOT (mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ)
Ma trận SWOT Cơ hội (O) Nguy cơ (T)
Mặt mạnh (S) Phối hợp S/O Phối hợp S/T
Mặt yếu (W) Phối hợp W/O Phối hợp W/T
Bảng 1:Bảng phân tích SWOT
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
19
Để xây dựng ma trận SWOT, trước tiên cần kể ra các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và
nguy cơ được xác lập bằng ma trận phân loại theo thứ tự ưu tiên. Tiếp đó tiến hành so
sánh một cách có hệ thống từng cấp tương ứng giữa các yếu tố để tạo ra cấp phối hợp.
4. 4 Các công cụ khác:
Mô hình PEST để phân tích môi trường vĩ mô.
Phân tích môi trường ngành (Mô hình PORTER)
Khảo sát thực tế, thông qua tài liệu thứ cấp lập bảng – quy điểm, ma trận.
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
20
CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Trình tự nghiên cứu
Hình 6:Trình tự nghiên cứu
2. Cơ sở lý luận – thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược cùng các công cụ
phân tích chiến lược khác để vận dụng vào chiến lược của Tập đoàn truyền thông VTC
phạm vị hoạt động tại thị trường Việt Nam và nước ngoài.
2.1 Thu thập dữ liệu:
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Phương pháp quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra hàng ngày trong Công ty, chủ
yếu là quá trình làm việc, tiếp xúc với các đối tác của nhân viên trong Tập đoàn
- Phỏng vấn các lãnh đạo và nhân viên trong công ty (phòng Kinh doanh, Phòng Kế
toán, Phòng Hành chính) để tìm hiểu rõ về đối tượng khách hàng, nhà cung cấp,
các đối tác khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như các
chính sách về nhân sự mà Công ty đang thực hiện. Ngoài ra, có thể phỏng vấn ngay
các kỹ thuật viên của công ty để hiểu được thái độ của họ đối với công ty hiện nay
như thế nào.
- Phỏng vấn đối thủ cạnh tranh: Với cỡ mẫu là 2 (do đề tài đã giới hạn và xác định
chỉ phân tích 2 đối thủ điển hình là FPT và VDC), phương pháp chọn mẫu là
phương pháp thuận tiện – là phương pháp chọn mẫu đơn giản, dựa vào tính dễ tiếp
Khảo sát thực
trạng chiến lược
của VTC qua
mô hình Delta
Project, bản đồ
chiến lược và
Swot
Đánh
giá và
kết
luận
Cơ sở lý thuyết
QTCL và các
công cụ hỗ trợ
thực hiện
nghiên cứu
chiến lược kinh
doanh của
VTC
Bình luận, đánh
giá chiến lược
hiện tại và đề
xuất chiến lược
của VTC qua
mô hình phân
tích đã nghiên
cứu.
Phác thảo
kế hoạch
và lịch
trình thực
hiện chiến
lược kinh
doanh đến
năm 2020
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
21
cận với đối tượng được phỏng vấn). Trong đó, các đối tượng được phỏng vấn chủ
yếu là giám đốc bộ phận và nhân viên quản lý của các Công ty. Cuộc phỏng vấn
được thực hiên trong thời gian từ ngày 01/09/2010 – 15/12/2010 nhằm thu thập
thông tin về hoạt động của các Công ty này (về sản phẩm, hệ thống phân phối, địa
bàn hoạt động,…) cũng như những nhận định của họ về các tác động ảnh hưởng
đến lĩnh vực xây dựng trên địa bàn hiện nay…
- Phỏng vấn khách hàng: Với cỡ mẫu 20 (vẫn được chọn theo phương pháp thuận
tiện), số lượng mẫu được phân phối đều đến những khách hàng đã mua sản phẩm
của công ty Cuộc phỏng vấn được thực hiện trong thời gian từ ngày 15/11/2010 –
15/12/2010 nhằm khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm (chất lượng, giá cả,….)
cũng như các chính sách quan tâm đến khách hàng mà VTC đang áp dụng,…
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Bằng cách ghi nhận từ các nguồn:
- Các báo cáo, tài liệu của Tập đoàn VTC và các đối thủ cạnh tranh của công ty. Các
phòng ban cung cấp gồm: phòng Kế hoạch, phòng Kinh doanh, phòng Kế toán và
phòng Marketing của Công ty.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005 – 2010, báo cáo chi tiết về các
yếu tố có liên quan đến các tỷ số tài chính, như: cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn
vốn,…(Phòng Kế toán).
- Các tài liệu về đối tác của công ty, như nhà cung cấp, khách hàng, đơn vị cho
vay,…(Phòng Kinh doanh).
- Tham khảo tài liệu sách báo, giáo trình học tập trước đây cũng như trên mạng
Internet.
2.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp so sánh, tổng hợp: So sánh các chỉ tiêu đạt được của Công ty với các
chỉ tiêu mà đối thủ cạnh tranh đạt được trong cùng những điều kiện như sau: không
gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, qui mô và
điều kiện kinh doanh.
Phương pháp quy nạp: Nhận định từ những vấn đề nhỏ, chi tiết rồi mới đi đến kết
luận chung của vấn đề cần phân tích.
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
22
Phương pháp phân tích theo mô hình Delta, Bản đồ chiến lược và Swot: là phương
pháp then chốt trong xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm tìm ra các điểm mạnh,
điểm yếu bên trong doanh nghiệp cũng như các cơ hội, nguy cơ thuộc môi trường bên
ngoài nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, phương pháp phân tích còn được sử dụng trong các ma trận khác. Các
phương pháp này sẽ được trình bày trong phần Cơ sở lý thuyết của việc xây dựng
chiến lược cho doanh nghiệp.
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
23
CHƢƠNG IV: PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC CỦA TẬP ĐOÀN VTC
1. Khái quát về Tập đoàn VTC
Tập đoàn Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là
Vietnam Multimedia Corporation hay Vietnam Television Corporation - VTC) là
doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
Việt Nam.
Tập đoàn Truyền thông đa phương tiện là công ty nhà nước, được hình thành trên
cơ sở tổ chức lại Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam thuộc
Bộ Bưu chính, Viễn thông, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông; có mô hình tổ chức
quản lý do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định theo quy định của pháp luật.
Tập đoàn hoạt động theo mô hình mẹ con, công ty mẹ có chức năng trực tiếp sản
xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác; có cơ cấu quản lý theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
Hình 7:Cơ cấu tổ chức của VTC
1.1 Vị trí của Tập đoàn VTC trong hệ thống truyền thông Việt Nam:
Đầu tháng 12/2009, VTC đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án chuyển đổi mô hình
tổ chức thành Tập đoàn Truyền thông đa phương tiện VTC trong năm 2010. Trong
Tầm nhìn và Chiến lược đến năm 2020, riêng khối công nghệ và nội dung số đặt ra
chiến lược sẽ khai thác thị trường 10 nước ASEAN và các nước Trung Quốc, Hàn
Quốc và Nhật Bản (ASEAN + 3). Với chiến lược này, VTC kỳ vọng sẽ trở thành Nhà
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
24
cung cấp dịch vụ CNTT và nội dung số số 1 ASEAN, tạo đà đưa Việt Nam nằm trong
Top 10 quốc gia trên thế giới về nội dung số.
Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT". Theo đó, đến năm
2020, tỷ trọng CNTT-TT đóng góp vào GDP đạt từ 8 - 10%; tốc độ tăng trưởng doanh
thu hằng năm đạt gấp 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên. Đề án này được xây
dựng trên các cơ sở về nguồn nhân lực CNTT, công nghiệp CNTT, hạ tầng viễn thông
băng rộng, phổ cập tin học, ứng dụng CNTT, xây dựng doanh nghiệp và phát triển thị
trường CNTT-TT. VTC đã phát triển một cách ngoạn mục, chỉ tiêu tăng trưởng năm
sau gấp ba lần năm trước. Năm 2006 – năm đầu tiên tham gia thị trường dịch vụ nội
dung số với dịch vụ chủ đạo là dịch vụ gia tăng cho mạng di động, VTC đạt doanh thu
100 tỷ đồng. Năm 2007 khi bắt đầu đưa thêm dịch vụ game online vào khai thác,
doanh thu tăng lên 300 tỷ đồng, năm 2008 đạt 1.000 tỷ đồng, năm 2009 doanh thu đã
tăng lên 3.000 tỷ đồng. Từ năm 2009, VTC đã chuẩn bị phát triển thị trường ở nước
ngoài. Chỉ trong một thời gian ngắn, VTC đã hiện diện ở 5 trong số 13 quốc gia
ASEAN + 3.
VTC sẽ trở thành Tập đoàn Truyền thông Đa phương tiện với mũi chủ công là
công nghiệp phần mềm và nội dung số, thông tin và truyền thông, từng bước vươn ra
thị trường quốc tế".
Nguyễn Minh Tuấn – Lớp MBA – EV3 – HN
25
“Dấu chân” của Tập đoàn trên bản đồ Việt Nam và Thế giới
Hình 8: Bản đồ địa chỉ VTC (1)
Văn phòng VTC Online tại Hà Nội
(Thành lập tháng 5/2008)
Địa chỉ: Tòa nhà VTC3, 14 Tam Trinh,
Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
ĐT: 04-39877985 Fax: 04-39877984
Văn phòng VTC Online tại Vinh –
Trụ sở chính (Thành lập tháng
4/2008)
Địa chỉ: Km2, khối Yên Sơn, Đại lộ
Lênin, phường Hà Huy Tập, Thành
phố Vinh, Nghệ An.
ĐT: 0383 588407 Fax: 0383-588406
Văn phòng VTC Online tại TP. Đà
Nẵng (Thành lập tháng 4/2010)
Địa chỉ: 57 Nguyễn Hữu Thọ, Phường
Hòa Thuận Tây, Quận Hải Châu, Đà
Nẵng.
ĐT: 05-113614768 Fax: 05-113614758
Văn phòng VTC Online tại Cần
Thơ (Thành lập tháng
10/2009)
Địa chỉ: 119 Xô Viết Nghệ Tĩnh,
Quận Ninh Kiều, Cần Thơ.
ĐT:0710-7308406
Fax: 0710-7308406
Văn phòng VTC Online tại TP.Hồ Chí
Minh(Thành lập tháng 10/2008)
Địa chỉ: Lầu 2, nhà thi đấu Quân khu 7,
202 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận
Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh.
ĐT: 08-38462853 Fax: 08-38444640